CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN

 

Danh mục vần NG

NGA

·         Nga mi

 

NGÃ

·         Ngã

·         Ngã chấp

·         Ngã mạn

·         Ngã tướng

 

NGẠ

·         Ngạ quỉ vô thường

 

NGẠN

·         Ngạn uyển

·         Ngạn vân

 

NGANG

·         Ngang Thiên nghịch Địa

 

NGAO

·         Ngao du

·         Ngao đầu

 

NGẠO

·         Ngạo mạn

 

NGÂN

·         Ngân hà

·         Ngân kiều

 

NGẪU

·         Ngẫu

·         Ngẫu nhiên

·         Ngẫu phát

·         Ngẫu tượng

 

NGHỆ

·         Nghệ

·         Nghệ độc chúc sở

·         Nghệ hương án tiền

·         Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền

·         Nghệ tửu tôn sở

 

NGHI

·         Nghi

·         Nghi dung

·         Nghi gia nghi thất

·         Nghi hoặc

·         Nghi huynh nghi đệ

·         Nghi nhân vật dụng, dụng nhân vật nghi

·         Nghi tâm sanh ám quỉ

·         Nghi thức

·         Nghi tiết Đại đàn và Tiểu đàn

·         Nghi trưởng

·         Nghi trượng

·         Nghi vân tiêu tán

 

NGHĨ

·         Nghĩ nghị

 

NGHỊ

·         Nghị

·         Nghị án

·         Nghị định

·         Nghị lực cang tâm

·         Nghị nhi bất luận

·         Nghị trình

·         Nghị trưởng

·         Nghị trường

·         Nghị viên

 

NGHĨA

·         Nghĩa

·         Nghĩa địa - Nghĩa trang

·         Nghĩa lý

·         Nghĩa nhân

·         Nghĩa phụ - Nghĩa tử

·         Nghĩa thục

·         Nghĩa trọng

·         Nghĩa vụ

 

NGHỊCH

·         Nghịch

·         Nghịch đức giả vong

·         Nghịch lý

·         Nghịch mạng

·         Nghịch Thiên giả bại.

 

NGHIÊM

·         Nghiêm

·         Nghiêm chánh

·         Nghiêm đường

·         Nghiêm huấn

·         Nghiêm luật

·         Nghiêm nghị

·         Nghiêm tịnh

·         Nghiêm trừng

·         Nghiêm túc

·         Nghiêm từ

 

NGHIỆM

·         Nghiệm cổ suy kim

 

NGHIÊN

·         Nghiên

·         Nghiên cứu

·         Nghiên thạch thành sa

 

NGHIỆP

·         Nghiệp

·         Nghiệp

·         Nghiệp cảm

·         Nghiệp căn

·         Nghiệp chướng

·         Nghiệp hồng - Nghiệp cả

·         Nghiệp lực

·         Nghiệp quả

 

NGHIỆT

·         Nghiệt

·         Nghiệt báo

·         Nghiệt căn

·         Nghiệt cảnh đài - Tòa nghiệt cảnh

·         Nghiệt chướng

·         Nghiệt trần

 

NGHIÊU

·         Nghiêu - Thuấn

 

NGHINH

·         Nghinh

·         Nghinh Phong đài

·         Nghinh tân tống cựu

·         Nghinh xuân tiếp phước

 

NGOA

·         Ngoa truyền

 

NGỌA

·         Ngọa tân thường đảm

 

NGOẠI

·         Ngoại

·         Ngoại bang

·         Ngoại Càn Khôn

·         Ngoại đạo

·         Ngoại giáo

·         Ngoại lệ

·         Ngoại nghi

·         Ngoại xướng

 

NGOAN

·         Ngoan

·         Ngoan cố

·         Ngoan đạo

·         Ngoan ngạnh

 

NGOẠN

·         Ngoạn mục

 

NGỌC

·         Ngọc

·         Ngọc bất trác bất thành khí

·         Ngọc các

·         Ngọc cơ

·         Ngọc cung

·         Ngọc diệp kim chi

·         Ngọc Đế

·         Ngọc Hoàng Thượng Đế

·         Ngọc Hư Cung

·         Ngọc lầu

·         Ngọc nữ

 

NGÔ

·         Ngô Văn Chiêu (1878-1932)

 

NGỖ

·         Ngỗ nghịch

 

NGỘ

·         Ngộ biến tùng quyền

·         Ngộ hóa vi chơn

·         Ngộ kiếp

 

NGÔN

·         Ngôn

·         Ngôn bất tận ý

·         Ngôn dị hành nan

·         Ngôn giả bất tri

·         Ngôn luận

·         Ngôn ngữ bất đồng

·         Ngôn quá kỳ thực

 

NGU

·         Ngu

·         Ngu giả thiên lự tất hữu nhứt đắc

·         Ngu huynh - Ngu ý

·         Ngu muội

·         Ngu trung

·         Ngu xuẩn

 

NGŨ

·         Ngũ

·         Ngũ âm

·         Ngũ bá A-La-Hán

·         Ngũ châu

·         Ngũ Chi Đại Đạo

·         Ngũ Chi Minh Đạo

·         Ngũ Chi phái Ngọc

·         Ngũ Chi phục nhứt

·         Ngũ cốc

·         Ngũ Đế

·         Ngũ giới cấm

·         Ngũ Hành

·         Ngũ huân - Ngũ uẩn

·         Ngũ Kinh

·         Ngũ Lôi tru diệt

·         Ngũ luân

·         Ngũ nguyện

·         Ngũ Nương

·         Ngũ phúc lâm môn

·         Ngũ phục

·         Ngũ tạng - Lục phủ

·         Ngũ thập nhi tri Thiên mệnh

·         Ngũ thường

 

NGỤ

·         Ngụ

·         Ngụ đạo ư văn

·         Ngụ ngôn

·         Ngụ ý

 

NGUỒN

·         Nguồn

·         Nguồn đào

·         Nguồn Thánh

·         Nguồn trong

 

NGUƠN

·         Ngươn (Xem: Nguyên)

 

NGUY

·         Nguy

·         Nguy nga

·         Nguy nguy

 

NGỤY

·         Ngụy

·         Ngụy bất yểm chân

·         Ngụy biện

 

NGUYÊN (NGUƠN)

·         Nguyên

·         Nguyên bản (Nguyên bổn)

·         Nguyên căn

·         Nguyên chất (Nguơn chất)

·         Nguyên (Nguơn) - Chuyển

·         Nguyên đán - Nguyên nhựt

·         Nguyên Hanh Lợi Trinh

·         Nguyên hồn

·         Nguyên khí (Nguơn khí)

·         Nguyên lão

·         Nguyên linh (Nguơn linh)

·         Nguyên lý

·         Nguyên nguyên bản bản

·         Nguyên nhân

·         Nguyên nhơn - Hóa nhơn - Quỉ nhơn

·         Nguyên sanh - Hóa sanh - Quỉ sanh

·         Nguyên niên

·         Nguyên tánh

·         Nguyên thể

·         Nguyên tiêu

·         Nguyên tội

·         Nguyên ủy

 

NGUYỆN

·         Nguyện hải

 

NGUYỆT

·         Nguyệt

·         Nguyệt chiếu minh

·         Nguyệt cúc

·         Nguyệt để

·         Nguyệt hoa

·         Nguyệt kỵ

·         Nguyệt minh hoa biểu

·         Nguyệt phách

·         Nguyệt san

·         Nguyệt Tâm Chơn Nhơn

 

NGƯ

·         Ngư thủy tương phùng

·         Ngư tiều canh mục

 

NGỰ

·         Ngự

·         Ngự ban

·         Ngự giáng

·         Ngự Mã Thiên Quân

·         Ngự triều

 

NGỪA

·         Ngừa

 

NGỰA

·         Ngựa vàng - Thỏ ngọc

 

NGƯNG

·         Ngưng thần định trí

 

NGƯỠNG

·         Ngưỡng

·         Ngưỡng nghĩa

·         Ngưỡng nguyện

·         Ngưỡng vọng

 

NGƯU

·         Ngưu đầu mã diện

 

 

 

 

NGA

Nga mi

娥眉

A: The beautiful girl.

P: La belle fille.

Nga: đẹp, con gái đẹp. Mi: lông mày.

Nga mi là lông mày đẹp của phụ nữ, chỉ con gái đẹp.

TNHT: Trau giồi cho xứng phận nga mi.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGÃ

NGÃ

NGÃ: Ta, tiếng tự xưng.
Td: Ngã chấp, Ngã tướng.

 

Ngã chấp

我執

Ngã: Ta, tiếng tự xưng. Chấp: cầm giữ, cố chấp.

Ngã chấp là cố chấp cái ta của mình, cố chấp vào cái thân thể của mình.

Ngã chấp là nguồn gốc của phiền não. Người giác ngộ, không chấp vào cái ta nữa thì được an vui.

Chúng ta nên biết rằng, cái thân thể của ta chỉ là giả tạm nên mới gọi là giả thân, chỉ tồn tại nhiều lắm là trăm năm rồi phải chết, thể xác tan rã biến thành đất.

Linh hồn của ta mới là vĩnh viễn. Linh hồn nầy tạm mượn thể xác một thời gian để học hỏi và tiến hóa. Khi thể xác già nua, không còn hoạt động đắc lực nữa thì phải để cho nó chết, rồi linh hồn sẽ tái kiếp, ở vào một xác thân khác để tiếp tục tiến hoá, nhà đạo gọi đó là luân hồi. Do đó, chúng ta không nên cố chấp vào cái xác thân của ta, vì nó là giả chớ không phải thiệt, để rồi phải chịu phiền não khổ đau.

Đức Chí Tôn ban cho chúng ta một cách phá chấp triệt để là Dâng Tam bửu lên Đức Chí Tôn. Mỗi khi cúng Đức Chí Tôn, chúng ta dâng cả thể xác, chơn thần và linh hồn lên cho Đức Chí Tôn dùng phương nào thì dùng. Đây là cách vô cùng hữu hiệu để phá tan cái Ngã chấp của mỗi tín đồ, bởi vì chúng ta đã dâng hết cho Đức Chí Tôn rồi, thì đâu còn gì của chúng ta mà phải Ngã chấp. Sự dâng hiến nầy phải thực sự chí thành trọn vẹn thì mới đạt kết quả. Chúng ta chỉ còn có một việc là vâng theo Thánh ý của Đức Chí Tôn thực hiện đầy đủ bổn phận của một tín đồ, tức là làm đúng theo 5 câu nguyện trong bài Ngũ Nguyện mà chúng ta thường đọc trong mỗi lần cúng.

 

Ngã mạn

我慢

A: Proud.

P: Orgueilleux.

Ngã: Ta, tiếng tự xưng. Mạn: khinh lờn.

Ngã mạn là tự cho mình tài giỏi cao hơn người mà khinh lờn người khác.

Người có tánh Ngã mạn thì tự đắc, kiêu ngạo, khoe khoang và chủ quan, nên thường cô đơn và thất bại.

 

Ngã tướng

我相

A: The physiognomy of mine.

P: La physionomie de moi.

Ngã: Ta, tiếng tự xưng. Tướng: hình dạng.

Ngã tướng là hình dạng của ta.

Cái hình dạng nầy của ta là vật chất, là giả tạm, đừng nên cố chấp nó mà sa vào sự Chấp ngã rất tai hại.

TĐ ĐPHP: Đức Chí Tôn cho biết, trí thức và linh hồn trọng yếu, do căn nguyên của sự sanh hoạt của nó định cái Ngã tướng cho ta.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

NGẠ

Ngạ quỉ vô thường

餓鬼無常

Ngạ: đói. Quỉ: ma quỉ. Vô: không. Thường: hằng có.

Ngạ quỉ là loài quỉ đói. Vô thường là không thường có như vậy, tức là luôn luôn biến hóa.

Ngạ quỉ vô thường là loài quỉ đói có hình dạng luôn luôn biến hóa.

Theo Phật giáo, một hạng người có lòng dạ rất nhỏ nhen, keo kiệt bỏn xẻn, thấy người đói khát mà không động lòng giúp đỡ, đến khi chết, linh hồn bị đọa làm ngạ quỉ, có hình dáng gầy còm xấu xí, tóc rối bù, mình đầy lông lá, đặc biệt cái bụng to như cái trống, còn cái miệng thì nhỏ như lỗ kim, không ăn uống chi được, luôn luôn chịu đói khát rất khổ sở.

Ngạ quỉ là một hạng chúng sanh bị đọa trong tam ác đạo của Lục đạo luân hồi, nhưng bị đọa làm ngạ quỉ còn khá hơn là bị đọa vào địa ngục hay súc sanh, bởi vì, ngạ quỉ nếu biết nghe lời kinh mà tỉnh ngộ, hoặc được thân nhân cầu siêu thì ngạ quỉ thoát đọa, được đi tái kiếp làm người.

Trái lại, nếu ngạ quỉ tiếp tục giữ tánh ác độc nóng giận thì họ sẽ bị đọa xuống cảnh thấp kém hơn nữa, tức là bị đọa vào địa ngục hay làm súc sanh.

TNHT: Hồn ma bóng quế cũng lên ngồi, ngạ quỉ vô thường cũng xẩn bẩn, đó là phương đem đường cho Quỉ vương, chẳng một ai tránh được nghe.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGẠN

Ngạn uyển

岸苑

A: Sacred park.

P: Parc sacré.

Ngạn: cái bờ. Uyển: vườn hoa. Chữ "ngạn" ở đây là chỉ Bỉ ngạn, là bờ bên kia của biển khổ, thuộc cõi TLHS.

Ngạn uyển là cái vườn hoa nơi cõi TLHS của Đức Phật Mẫu, do Nhứt Nương DTC cai quản.

Ngày 12-10-1934 (âl 5-9-Giáp Tuất), Phò loan: Hộ Pháp - Tiếp Đạo, Nhứt Nương DTC giáng cơ nói về vườn Ngạn Uyển như sau:

NHỨT NƯƠNG DTC

"Em khép nép mừng mấy anh và mấy em.

Hèn lâu Em không đến đặng, khi thì nghe Lục Nương, khi thì nghe Bát Nương nói: Đạo nay thì vầy, mai thì khác, lộn xộn quá chừng. Em nghe vậy thì hay vậy, chớ phận sự Ngạn Uyển Chưởng Hồn đâu có giờ nào rảnh rang đặng đến trò chuyện cùng mấy anh cho thỏa tình hoài vọng.

Đức Hộ Pháp hỏi:

- Em cắt nghĩa Ngạn Uyển Chưởng Hồn là sao cho Qua rõ.

- Dạ, Ngạn Uyển Chưởng Hồn là vườn Ngạn Uyển trồng hoa, mỗi cái hoa là một chơn hồn của cả kẻ nguyên nhân, thạnh suy, thăng đọa, chi cũng do nơi khối sanh hoa khi ấy, định sanh mạng của mỗi người, nên phải chăm nom từ tuổi. Em không rảnh đặng là vì vậy."

Trong vườn Ngạn Uyển có trồng đủ 12 thứ hoa, tượng trưng 12 con giáp (thập nhị Địa chi) là tuổi của những người nơi cõi trần. Mỗi một sanh mạng nguyên nhân nơi cõi trần đều có tượng hình một bông hoa nở trong vườn Ngạn Uyển. Khi bông hoa ấy héo tàn thì nguyên nhân ấy chết. Nói chết là nói theo từ ngữ của cõi trần, tức là chết cái thể xác, chớ linh hồn và chơn thần không bao giờ chết; chết ấy như thay cái áo cũ đã rách để mặc một cái áo mới, tức là linh hồn rời bỏ thể xác cũ để đầu kiếp vào một xác thân mới, thích hợp với trình độ tiến hóa mới.

Khi chơn linh tái kiếp xuống trần thì cái bông hoa ấy nơi vườn Ngạn Uyển nở ra. Khi người ấy làm điều đạo đức thì sắc hoa tươi thắm đẹp đẽ, nếu làm điều gian ác thì sắc hoa ủ dột xấu xí. Khi người ấy chết thì hoa ấy héo tàn.

Đức Phạm Hộ Pháp, thuyết đạo trong con đường TLHS, mô tả vườn Ngạn Uyển như sau:

"Trước mắt chúng ta hiện tượng hào quang chiếu diệu, một vườn hoa đẹp đẽ đủ màu. Vườn hoa ở cảnh thiêng liêng ấy không phải như vườn hoa ở cõi thế gian nầy đâu. Bông hoa thiêng liêng ấy sẽ sống một triệu lần, do nơi huyền năng biến hóa của nó, và nó sẽ hiện tượng biến hóa trước mặt ta vô cùng tận vậy. Bởi vì nó thay đổi màu sắc rực rỡ vô biên, cho nên mỗi phen kiếp sanh tại thế nầy, đường tiến hóa trên con đường trí thức tinh thần, mỗi khi nhơn loại tấn triển lên thì vườn Ngạn Uyển nó sẽ đổi hình đổi tướng một cách đẹp đẽ vô ngần."

KĐ1C:

Vườn Ngạn Uyển sanh hoa đã héo,

Khối hình hài đã chịu rã tan.

TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.

DTC: Diêu Trì Cung.

 

Ngạn vân

諺云

A: Adage.

P: Adage.

Ngạn: Câu tục ngữ do người xưa truyền lại. Vân: rằng.

Ngạn vân là câu tục ngữ nói rằng.

 

NGANG

Ngang Thiên nghịch Địa

昂天逆地

Ngang: cất cao lên, không chịu thua ai. Nghịch: đối kháng. Thiên: Trời. Địa: đất.

Ngang Thiên nghịch Địa là không chịu thua Trời, chống lại Đất.

Ý nói: Người bướng bỉnh, làm việc táo bạo, không sợ quỉ thần gì cả.

 

NGAO

Ngao du

遨遊

A: To travel as a tourist.

P: Voyager en touriste.

Ngao: đi rong chơi. Du: đi chơi xa.

Ngao du là đi dạo chơi xa.

KTKVQL: Bước Tiên nàng đã ngao du.

KTKVQL: Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu.

 

Ngao đầu

鼇頭

A: The first laureate.

P: Le premier lauréat.

Ngao: một loại rùa lớn ở biển. Đầu: cái đầu, đứng đầu.

Ngao đầu là cái đầu của con ngao, chỉ sự đi thi đậu đầu, tức là đỗ thủ khoa.

Do câu:

Ngao đầu trúng tuyển quí chơn quí,

Nhạn tháp đề danh vinh cánh vinh.

Nghĩa là:

Lựa chọn trúng đầu con ngao, thật là quí,
Đề tên trên tháp nhạn, thật là vinh hiển.

 

NGẠO

Ngạo mạn

傲慢

A: Proud.

P: Orgueilleux.

Ngạo: kiêu căng, nhìn một cách vô lễ. Mạn: khinh lờn.

Ngạo mạn là tỏ vẻ kiêu căng, khinh lờn mọi người.

 

NGÂN

Ngân hà

銀河

A: The milky way: The river of pain.

P: La voie lactée: Le fleuve de douleur.

Ngân: trắng và sáng như bạc. Hà: dòng sông.

Ngân hà là dòng sông có màu trắng sáng như bạc.

Khi nhìn lên bầu trời vào những đêm trong xanh, ta thấy một dải sáng bạc nằm vắt ngang bầu trời, gồm vô số vì sao lấp lánh, người xưa gọi đó là sông Ngân hà.

Theo sách Kinh Sở Tuế Thời Ký của người Tàu, ở cõi trời có Chức Nữ làm nghề dệt rất khéo léo và siêng năng, có chồng là Ngưu Lang (chàng chăn trâu). Hai vợ chồng quá âu yếm nhau, bê trễ công việc, bị Trời phạt, đày mỗi người ở một bên sông Ngân hà. Mỗi năm Trời chỉ cho phép hai vợ chồng gặp nhau một lần vào đêm thất tịch, mùng 7 tháng 7 âm lịch, do một cái cầu được tạo thành bởi các con chim ô thước đậu sát liền nhau. Hai vợ chồng gặp nhau mừng rỡ rồi khóc than cho cảnh biệt ly, nước mắt chứa chan rơi xuống cõi trần tạo thành mưa dầm gọi là mưa Ngâu.

Dòng sông Ngân hà chia cắt tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ, nên nó là dòng sông đau khổ, nó thông đồng với biển khổ.

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo con đường TLHS, nói về sông Ngân hà và thuyền Bát Nhã, trích ra như sau:

"Khi dòm lại thế gian phía sau lưng, hiện ra trước mặt chúng ta dường như con sông đại hải, thấy bờ bên nây người ta đứng muôn trùng thiên số, không thể đếm được. Còn phía xa mù tít bên bờ kia, số người cũng đông đảo vô cùng, nhưng họ đang khóc than đau khổ. Ở mé bên nây, thiên hạ hào quang chiếu diệu đẹp đẽ vô cùng, còn mé bên kia sông thấy hình thể họ khô khan đau thảm, tiều tụy buồn rầu. Hỏi vậy, bên nầy làm gì mà dòm bên kia lại khóc?

Đó là những người trước kia đã có tình yêu thương với nhau, mà khi trắc trở, họ tự tử. Người đàn ông hay người đàn bà nào đã tự tử rồi, có lòng thương yêu chơn thật, trước đã xuống Uổng Tử Thành để đầu kiếp mà trở lại căn quả, vì không trọn căn số của mình, dù niên kỷ bao nhiêu cũng phải trở lại đầu kiếp, vừa đến tuổi cặp kê nam nữ, đôi bên vừa có tình dục phát ra thì chết, làm cho chết, dầu hai đàng đứng trước mặt nhau cũng không khi nào làm chồng vợ với nhau đặng.

Chừng ấy, người trọn lòng thương yêu chơn thật thì Đức Phật Mẫu siêu độ, cầu rỗi Đức Chí Tôn đem vào cảnh TLHS, còn người nào không biết tình thương, thương bằng tình giả dối xảo trá, phải đầu kiếp trở lại làm người.

Chúng ta dòm bên kia thấy họ đau khổ, họ chỉ mong cái ước vọng của họ đoạt thành, nhưng tuyệt vọng, họ cũng đành chịu vậy. Chúng ta thấy tình trạng nầy làm cho kẻ ấy ngày đêm mơ mộng, họ ước mong sao qua khỏi con sông ấy.

Bần đạo tưởng là Ngân hà sông đó vậy.

Bên bờ sông kia có một chiếc thuyền Bát Nhã của Đức Quan Âm Bồ Tát đã vâng lịnh Đức Di-Lạc Vương Phật đi độ sanh, thuyền ấy thường qua qua lại lại để đưa rước những người phước đức."

Vậy dòng sông Ngân hà chỉ là một nhánh của biển khổ.

KGO: Chèo thuyền Bát Nhã Ngân hà độ sanh.

TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.

KGO: Kinh Giải Oan.

 

Ngân kiều

銀橋

A: The bridge of the painful river.

P: Le pont du fleuve douloureux.

Ngân: sông Ngân hà. Kiều: cây cầu bắc qua sông.

Ngân kiều là cây cầu bắc qua sông Ngân hà.

Trên dòng sông Ngân hà có chiếc thuyền Bát Nhã của Đức Quan Âm Bồ Tát qua qua lại lại để rước người phước đức qua sông, vào cõi TLHS, thì việc nầy tỉ như làm một cây cầu bắc qua sông Ngân hà để người phước đức theo đó qua sông. Người không đủ phước đức mà cố lên cầu để vượt qua sông Ngân hà, thì khi đến giữa cầu sẽ bị té xuống sông, phải bị trầm luân trong biển khổ.

KĐ2C: Cổi giác thân lên đạp Ngân kiều.

TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.

KÐ2C: Kinh Ðệ Nhị cửu.

 

NGẪU

NGẪU

NGẪU: Thình lình, pho tượng, số chẵn, sánh đôi.
Td: Ngẫu nhiên, Ngẫu tượng.

 

Ngẫu nhiên

偶然

A: Accidental.

P: Accidentel.

Ngẫu: Thình lình, pho tượng, số chẵn, sánh đôi. Nhiên: như thế.

Ngẫu nhiên là tình cờ xảy ra như thế.

TĐ ĐPHP: Chẳng biết ngẫu nhiên hay tiền định mà Bà Nữ Đầu Sư (Hương Thanh) qui liễu nhằm ngày vía Đức Phật Thích Ca.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

Ngẫu phát

偶發

A: To produce spontaneously.

P: Produire spontanément.

Ngẫu: Thình lình, pho tượng, số chẵn, sánh đôi. Phát: phát sinh, xảy ra.

Ngẫu phát là tình cờ xảy ra.

 

Ngẫu tượng

偶像

A: Idol.

P: Idole.

Ngẫu: Thình lình, pho tượng, số chẵn, sánh đôi. Tượng: cái hình tượng làm bằng gỗ hay đất.

Ngẫu tượng là pho tượng bằng gỗ hay bằng đất để thờ.

 

NGHỆ

NGHỆ

NGHỆ: Tới, đến, bước tới, bước đến.
Td: Nghệ hương án tiền.

 

Nghệ độc chúc sở

詣讀祝所

Nghệ: Tới, đến, bước tới, bước đến. Độc: xem chữ mà đọc thành tiếng. (Chữ hán là Độc, chữ nôm là Đọc). Chúc: bài sớ văn. Sở: nơi, chốn.

Nghệ độc chúc sở là đến chỗ đọc sớ.

Đây là câu xướng của Lễ sĩ trong Nghi tiết Đại đàn thời xưa, để cặp Lễ đăng và vị đọc sớ đi lên đứng trước Nội nghi.

 

Nghệ hương án tiền

詣香案前

Nghệ: Tới, đến, bước tới, bước đến. Hương án: bàn để thắp hương. Tiền: trước.

Nghệ hương án tiền là bước đến đứng trước bàn hương.

Trong Thánh Thất, hương án là chỉ cái bàn Ngoại nghi.

Đây là câu xướng của Lễ sĩ để cho hai cặp Lễ sĩ đăng và đài bước vào đứng trước ở hai bên Ngoại nghi.

 

Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền

詣香獻,詣香前

Nghệ: Tới, đến, bước tới, bước đến. Hương: cây nhang. Hiến: dâng. Tiền: trước.

Nghệ hương hiến: bước tới để dâng hương.

Nghệ hương tiền: bước tới đứng trước bàn hương.

Bài thài hiến lễ hàng Thánh:

Nghệ hương hiến, nghệ hương tiền,

Trầm đoàn khói tỏa năm mây.

 

Nghệ tửu tôn sở

詣酒樽所

Nghệ: Tới, đến, bước tới, bước đến. Tửu: Rượu. Tôn: cái chén rượu. Sở: chỗ.

Nghệ tửu tôn sở là đến đứng tại chỗ đặt chung rượu.

 

NGHI

NGHI

1.    NGHI: Dáng dấp bên ngoài, phép tắc để tỏ lòng kính trọng, lễ phép.
Td: Nghi dung, Nghi lễ, Nghi tiết.

2.    NGHI: Nên, thích đáng.
Td: Nghi gia, Nghi huynh.

3.    NGHI: Ngờ vực, nghi ngờ.
Td: Nghi hoặc.

 

Nghi dung

儀容

A: Physiognomy.

P: Physionomie.

Nghi: Dáng dấp bên ngoài, phép tắc để tỏ lòng kính trọng, lễ phép. Dung: dung mạo, vẻ mặt.

Nghi dung là vẻ mặt và dáng dấp bên ngoài.

KTKVQL: Mảnh tàn y dường nhắc nghi dung.

KTKVQL: Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu.

 

Nghi gia nghi thất

宜家宜室

Nghi: Nên, thích đáng. Gia: tiếng vợ gọi chồng. Thất: tiếng chồng gọi vợ. Gia thất là chỉ vợ chồng, việc lập gia đình.

Nghi gia nghi thất là nên vợ nên chồng, xứng hợp nhau.

 

Nghi hoặc

疑惑

A: To be in doubt.

P: Se douter.

Nghi: Ngờ vực, nghi ngờ. Hoặc: mơ hồ.

Nghi hoặc là ngờ vực vì thấy có việc mờ hồ.

TNHT: Xứ nầy mới tiếp Thầy lần đầu tiên nên có nhiều đứa còn để lòng nghi hoặc.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghi huynh nghi đệ

宜兄宜弟

Nghi: Nên, thích đáng. Huynh: anh. Đệ: em.

Nghi huynh nghi đệ là đáng anh đáng em, tức là anh thì xứng đáng làm anh, còn em thì xứng đáng làm em.

Như vậy, anh em đều xứng đáng, hòa hợp với nhau.

 

Nghi nhân vật dụng, dụng nhân vật nghi

疑人勿用,用人勿疑

Nghi: Ngờ vực, nghi ngờ. Nhân: người. Vật: đừng, chớ. Dụng: dùng.

Nghi nhân vật dụng: nghi ngờ người ta thì chớ nên dùng.

Dụng nhân vật nghi: dùng người ta thì chớ nên nghi ngờ.

Đây là lời khuyên của cổ nhân trong cách dùng người. Hễ nghi ngờ người ta thì chớ nên dùng người ta, mà đã dùng người ta thì chớ nên nghi ngờ người ta mà có hại.

 

Nghi tâm sanh ám quỉ

疑心生暗鬼

Nghi: Ngờ vực, nghi ngờ. Tâm: lòng dạ. Ám: tối tăm. Quỉ: quỉ ma.

Nghi tâm sanh ám quỉ là lòng nghi ngờ thì sanh ra tối tăm như bị quỉ ám.

Đã có thành kiến nghi ngờ ai rồi thì mỗi việc chi xấu xa đều nghi cho người đó gây ra. Giống như người sợ ma đi đêm, thấy cái gì cũng nghi là con ma cả.

 

Nghi thức

儀式

A: The protocol.

P: Le protocole.

Nghi: Dáng dấp bên ngoài, phép tắc để tỏ lòng kính trọng, lễ phép. Thức: cách thức.

Nghi thức là cách thức làm lễ cho đúng phép.

 

Nghi tiết Đại đàn và Tiểu đàn

儀節大壇小壇

Nghi: Dáng dấp bên ngoài, phép tắc để tỏ lòng kính trọng, lễ phép. Tiết: có đoạn mạch trật tự.

- Nghi tiết là các chi tiết thứ tự để thực hành trong một lễ cúng tế cho được trang nghiêm và long trọng.

ĐLMD: Hội Thánh phải bổ đến mỗi Quận Đạo: Lễ sĩ, Cai Nhạc, và Giáo Nhi có cấp bằng của Hội Thánh đặng chỉnh đốn về mặt nghi tiết nơi các Thánh Thất và các cuộc quan hôn tang tế.

Đại đàn là đàn cúng tế lớn, tức là Đại lễ.

Tiểu đàn là đàn cúng tế nhỏ, tức là Tiểu lễ.

- Nghi tiết Đại đàn là các tiết mục trong Đại lễ cúng Đức Chí Tôn tại Tòa Thánh hay Thánh Thất, hoặc cúng Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ hay Điện Thờ Phật Mẫu.

Sau đây là các nghi tiết Đại đàn và Tiểu đàn nơi Tòa Thánh và Báo Ân Từ theo tài liệu của Bộ Nhạc Trung Ương:

Nghi tiết Đại đàn và Tiểu đàn

A. Cúng Đức Chí Tôn tại Tòa Thánh

I. Nghi tiết Đại đàn

II. Nghi tiết Tiểu Đàn

B. Nghi tiết Đại Đàn cúng Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ


A. Cúng Đức Chí Tôn tại Tòa Thánh.

I. Nghi tiết Đại đàn:

Đúng 12 giờ khuya, Lôi Âm Cổ khởi, dứt 4 câu kệ thì vị Tả Phan Quân cầm phướn Thượng Sanh hướng dẫn Lễ Sanh và Giáo Thiện nam nữ đi vào Tòa Thánh, lên lầu, nam tả nữ hữu, đứng từ ngang Cung Đạo ra tới ngang HTĐ. Phần Văn nhạc và Võ nhạc cùng Giáo Nhi và đồng nhi nữ lên Nghinh Phong Đài; một ban Văn nhạc và đồng nhi nam lên lầu BQĐ.

Bạch Ngọc Chung minh, tức là khởi dộng chuông Bạch Ngọc, vị Hộ Đàn Pháp Quân cầm cờ Đạo lịnh và vị Hữu Phan Quân cầm phướn Thượng Phẩm đi ra rước các Chức sắc HTĐ, CTĐ đi vào Tòa Thánh hoán đàn, Chức việc và Đạo hữu đi nối theo sau. Khi vào Tòa Thánh thì hai tay phải bắt ấn Tý đặt nơi ngực.

Hoán đàn xong, Chức sắc HTĐ lập vị mình nơi chỗ dành cho Chức sắc HTĐ, còn các Chức sắc CTĐ, Chức việc và Đạo hữu thì lập vị mình theo phẩm cấp.

Ba vị Chánh Phối Sư nam và vị Nữ Chánh Phối Sư vào đứng trước Nội nghi (tại Cung Đạo), một vị Phối Sư nam đứng ngang chỗ Ngoại nghi. Một vị Giáo Sư phái Ngọc lên đứng ở Giảng đài nam phái để xướng lễ, vị Tiếp Lễ Nhạc Quân lên đứng trên Giảng Đài nữ để điều khiển Nhạc Lễ và đồng nhi.

1.    Nội nghi Ngoại nghi tựu vị: ba vị Chánh phối sư nam và vị Nữ Chánh Phối Sư đồng xá đàn rồi bước vào giữa, đứng hướng mặt lên bửu điện. Vị Phối Sư ở Ngoại nghi cũng xá đàn rồi bước vào đứng trước Ngoại nghi, ngó vô bửu điện.

2.    Thiên phong dĩ hạ các tư kỳ vị: Chức sắc, Chức việc, Đạo hữu đồng xá đàn một xá, bước vô, xoay người đứng hướng mặt vào bửu điện.

3.    Nhạc tấu Quân Thiên: nhạc đánh trống Tiếp Giá, rồi ban nhạc đờn 7 bài (hoặc 5 bài tùy theo Đại lễ), đàn tới lớp xề, Tiếp Lễ Nhạc Quân ra hiệu, vị Giáo Sư đứng trên Giảng đài xướng:

4.    Chỉnh sát cúng phẩm: vị Tiếp Pháp HTĐ đi lên lầu Hiệp Thiên Đài đặng trấn thần Tam bửu, 3 cặp lễ ba phái và vị Ngọc Giáo Sư phò tráp Tam bửu từ lầu HTĐ đi xuống, vào đường giữa đi thẳng lên Ngoại nghi, rồi tẽ ra đứng hai bên Ngoại nghi. Nhạc đờn tới bài Vạn Giá (còn đờn 5 bài thì tới nửa bài Long Đăng) thì vị Giám Đạo HTĐ lên BQĐ thỉnh hương đem xuống. 4 Lể sĩ và Giám Đạo cầm hương đồng đến đứng hai bên Ngoại nghi chờ xướng lễ.

5.    Nghệ hương án tiền: (đèn chớp 1): vị Tiếp Lễ Nhạc Quân ra hiệu lịnh bằng đèn chớp 1 cái cho ban nhạc trên Nghinh Phong Đài biết. Nhạc xây đờn bài Hạ.

6.    Giai quì: (đèn chớp 3) chuông khắc 3 tiếng để mọi người xá 3 xá, nhạc đổ 3 hồi, tất cả đồng quì xuống, Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu không trách nhiệm thì ngồi xếp bằng.

7.    Phần hương: (đèn chớp 1) nhạc gài trống thét, vị Giám Đạo đưa hương cho vị Phối Sư quì nơi Ngoại nghi đốt, cầm hương xá 3 xá rồi trao cho Lễ sĩ.

(Đèn chớp 3) nhạc đổ 3 hồi, Lễ sĩ đứng lên, lui ra hai bên, day vào Nội nghi, chuẩn bị điện hương, nhạc dứt.

8.    Điện hương: (đèn chớp 3) nhạc gài đờn xuân để Lễ sĩ cung tay chầu 4 lái, điện tới Nội nghi.

9.    Quì: (đèn chớp 3) nhạc đổ 3 hồi, Lễ sĩ quì xuống.

10.  Nguyện hương: (đèn chớp 1) chuông khắc thỉnh Thánh và năm câu niệm (Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng, Nam mô Cao Đài... ... ...)

11.  Thành kỉnh tụng Niệm hương chú: (đèn chớp 1) nhạc gài đờn Nam ai, Giáo Nhi và nữ đồng nhi nơi Nghinh Phong Đài tụng kinh Niệm hương, dứt bài (đèn chớp 1)

12.  Thượng hương: (đèn chớp 3) nhạc gài thét đổ 3 hồi, Lễ sĩ đứng lên, thét luôn cho Lễ sĩ đi xuống tới Ngoại nghi (đèn chớp 1), dứt thét.

13.  Cúc cung bái: (đèn cháy) toàn thể lạy 3 lạy 12 gật.

Nhạc đánh trống lập ban (đèn tắt)

14.  Thành kỉnh tụng Khai kinh chú: (đèn chớp 1) nhạc gài đờn Nam ai, Giáo Nhi và nữ đồng nhi nơi Nghinh Phong Đài tụng bài Khai kinh, hết bài (đèn chớp 1), dứt đờn.

15.  Thành kỉnh tụng Ngọc Hoàng kinh: (đèn chớp 1) nhạc gài đờn Nam xuân, đồng nhi nam ở lầu BQĐ tụng kinh, hết bài (đèn chớp 1), dứt.

16.  Cúc cung bái: (đèn cháy) nhạc đánh lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 12 gật, (đèn tắt) dứt trống.

17.  Thành kỉnh tụng Phật giáo Tâm kinh: (đèn chớp 1) nhạc gài đờn xuân, đồng nhi nam ở lầu BQĐ tụng kinh, hết (đèn chớp 1) dứt đờn.

18.  Cúc cung bái: (đèn cháy) nhạc đánh lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 9 gật (đèn tắt) dứt trống.

19.  Thành kỉnh tụng Tiên giáo Tâm kinh: (như số 16).

20.  Cúc cung bái: (như số 17).

21.  Thành kỉnh tụng Thánh giáo Tâm kinh: (như số 16).

22.  Cúc cung bái: (như số 17)

23.  Cung hiến Tiên hoa: (đèn chớp 1) nhạc xây đờn bài Hạ, 4 Lễ sĩ và vị Ngọc Giáo Sư phò tráp Tambửu bước vô Ngoại nghi.

24.  Quì: (đèn chớp 3) nhạc đổ 3 hồi, Lễ sĩ quì xuống.

25.  Chỉnh Tiên hoa: (đèn chớp 1) nhạc đánh thét, vị Phối Sư Ngoại nghi chỉnh hoa quả, (đèn chớp 3) nhạc đổ 3 hồi, Lễ sĩ đứng dậy, lui ra hai bên, (đèn chớp 1) dứt thét.

26.  Điện Tiên hoa: (đèn chớp 1) nhạc gài đờn Đảo ngũ cung, đổ 3 hồi, Lễ cung tay, chầu 8 lái, Lễ điện, Giáo Nhi và nữ đồng nhi ở Nghinh Phong Đài thài cho Lễ điện tới Nội nghi.

27.  Quì: (đèn chớp 3) nhạc đổ 3 hồi, Lễ quì, vị Ngọc Chánh Phối Sư thỉnh hoa đi lên bàn, xây mặt ra ngoài, trình hoa cầu nguyện, rồi trở về chỗ quì.

28.  Thượng Tiên hoa: (đèn chớp 3) nhạc đổ 3 hồi, Lễ đứng lên, nhạc trở bụa, Lễ xuống Ngoại nghi (đèn chớp 1), dứt. Hai tiếp lễ đem bình hoa và dĩa trái cây lên đặt trên bàn thờ.

29.  Cúc cung bái: (đèn cháy) nhạc đánh lập ban, toàn thể lạy 1 lạy 4 gật, (đèn tắt) dứt trống.

30.  Cung hiến Tiên tửu: (hành y như từng Hoa)

(Xin lưu ý: Ba từng Dâng Tam bửu, Nhạc Lễ và Thiên phong hành lễ thể thức y như từng Hoa, chỉ có ba vị Chánh Phối Sư nam mỗi vị một lần nguyện dâng Tam bửu).

31.  Quì: (đèn chớp 3) (hành lễ y như từng Hoa)

32.  Chước tửu: (đèn chớp 1) (như trên)

33.  Điện Tiên tửu: (đèn chớp 1) (như trên)

34.  Quì: (đèn chớp 3) vị Thượng Chánh Phối Sư thỉnh rượu đi lên bàn trình rượu cầu nguyện, rồi trở xuống quì.

35.  Thượng Tiên tửu: (đèn chớp 3) (như trên)

36.  Cúc cung bái: (đèn cháy) (như trên)

37.  Cung hiến Tiên trà: (đèn chớp 1) (y như từng Hoa)

38.  Quì: (đèn chớp 3) (như trên)

39.  Điểm trà: (đèn chớp 1) (như trên)

40.  Điện Tiên trà: (đèn chớp 1) (như trên)

41.  Quì: (đèn chớp 3) vị Thái Chánh Phối Sư thỉnh trà đi lên bàn, trình trà cầu nguyện, rồi trở xuống quì.

42.  Thượng Tiên trà: (đèn chớp 3) (như trên)

43.  Cúc cung bái: (đèn cháy) (như trên)

44.  Sớ văn thượng tấu: (đèn chớp 1) nhạc xây đờn bài Hạ, vị Đại Thiên phong có trách nhiệm vô dâng sớ đi trước, có hai Lễ sĩ đi theo sau.

45.  Quì: (đèn chớp 3) nhạc đổ cho Lễ quì, vị Đại Thiên phong cầm sớ cầu nguyện, rồi trao cho người đọc sớ.

46.  Thành độc sớ văn: (đèn chớp 1) nhạc đánh thét, (đèn chớp 1) dứt, khởi đọc sớ.

47.  Cung phần Sớ văn: (đèn chớp 1) vị Đại Thiên phong đốt sớ, nhạc đánh lớp chày sau trống phần thét luôn cho Lễ sĩ đi xuống Ngoại nghi trở về chỗ (đèn chớp 1) mới dứt.

48.  Cúc cung bái: (đèn cháy) nhạc đánh lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 12 gật, (đèn tắt), dứt trống.

49.  Thành tâm tụng Ngũ Nguyện: (đèn chớp 1) nhạc gài lớp trống xuân, Giáo Nhi và đồng nhi nữ ở Nghinh Phong Đài tụng Ngũ Nguyện, hết (đèn chớp 1) nhạc dứt.

50.  Cúc cung bái: (đèn cháy) nhạc đánh lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 12 gật (đèn tắt), dứt trống.

51.  Hiệp Thiên Đài Chức sắc nhập Nội nghi: nhạc đánh thét, khi Chức sắc HTĐ vô tới Nội nghi, dứt thét, nhạc nghe tiếng chuông mà đánh lập ban, trở thét, dứt.

52.  Hộ Đàn Pháp Quân, Tả Hữu Phan Quân nhập Nội nghi: nhạc hành y như lúc Chức sắc HTĐ nhập Nội nghi. Sau khi lạy xong, nhạc vẫn trổi thét cho đến khi Chức sắc HTĐ trở về tới vị trí cũ, nhạc dứt. Đến đây, nhạc xem chừng có Chức sắc Đại Thiên phong lên Giảng Đài thuyết đạo hay không.

Khi xong, nhạc đánh thét rồi dứt, để nghe tiếng kiểng, đứng dậy, xá 3 xá, day ra xá chữ Khí 1 xá, phân lưỡng ban, kệ chuông bãi đàn, nghe 3 tiếng chuông bãi đàn, xá đàn 1 xá, nhạc đánh thét, qua tán điệu rồi tiền bần hậu phú, dứt tịch. Hết.

II. Nghi tiết Tiểu Đàn:

Đúng 12 giờ khuya, Lôi Âm Cổ khởi, dứt trống thì tiếp Bạch Ngọc Chung minh. Dộng chuông dứt một hồi thì vị Hộ Đàn PQ lãnh cờ lịnh rồi trở ra đứng trước Tòa Thánh làm hiệu lịnh cho Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu đi vào Tòa Thánh.

Các Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu nam nữ nhập đàn, đứng lưỡng ban đúng theo phẩm vị mình, Hộ Đàn PQ và chư vị Kiểm Đàn sắp đặt cho toàn thể đứng ngay hàng, xong vị Hộ Đàn PQ cầm cờ lịnh đưa lên cao làm hiệu cho vị Ngọc Giáo Sư nơi Giảng Đài khởi xướng lễ. Ban nhạc ngồi vào ghế bán nguyệt, Giáo Nhi đồng nhi đứng tại lầu HTĐ.

1.    Nội nghi tựu vị: một Chánh Phối Sư nam và Nữ Ch. Phối Sư xá đàn rồi bước vô Cung Đạo đứng trước Nội nghi.

2.    Thiên phong dĩ hạ các tư kỳ vị: kiểng đánh, toàn thể đồng xá đàn rồi bước vô đứng, hướng lên BQĐ.

3.    Nhạc tấu Quân Thiên: nhạc đánh TiếpGiá, đờn 3bài.

4.    Nghệ hương án tiền: nhạc xây tá đờn bài Hạ, 4 Lễ sĩ cầm đăng và đài đi suông lên Nội nghi.

5.    Giai quì: người hầu chuông khắc 3 tiếng, nhạc đổ trống, tất cả đều xá 3 xá rồi quì xuống hay ngồi xuống.

6.    Phần hương: vị Chức sắc chứng đàn đốt hương, tất cả lấy dấu thỉnh Thánh theo tiếng chuông đánh đủ năm câu niệm, dứt đờn.

7.    Thành kỉnh tụng Niệm hương chú: nhạc gài trống đờn Nam ai, đồng nhi tụng kinh Niệm hương, hết, dứt đờn.

8.    Thượng hương: nhạc đánh trống thét để cho Lễ sĩ đứng lên trở xuống tới chỗ, nhạc dứt.

9.    Cúc cung bái: nhạc đánh trống lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 12 gật.

10.  Thành kỉnh tụng Khai Kinh chú: nhạc gài trống đờn Nam ai, đồng nhi tụng kinh, dứt kinh, trống để nhẹ một hồi dót.

11.  Thành kỉnh tụng Ngọc Hoàng kinh: nhạc gài trống vô đờn Nam xuân, đồng nhi tụng kinh giọng xuân.

12.  Cúc cung bái: nhạc đánh trống lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 12 gật.

13.  Thành kỉnh tụng Phật giáo Tâm kinh: nhạc gài trống vô đờn Nam xuân, đồng nhi tụng kinh giọng xuân.

14.  Cúc cung bái: nhạc đánh trống lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 9 gật.

15.  Thành kỉnh tụng Tiên giáo Tâm kinh: (như trên)

16.  Cúc cung bái: (như trên)

17.  Thành kỉnh tụng Thánh giáo Tâm kinh: (như trên)

18.  Cúc cung bái: (như trên)

19.  Cung hiến Tiên hoa: nhạc xây tá đờn bài Hạ, Lễ sĩ cầm đăng đài có Hoa Quả, đi suông vào Nội nghi.

20.  Quì: nhạc đổ trống cho Lễ quì, vị Chánh Phối Sư nam thỉnh hoa đi lên bàn, xây ra ngoài trình để toàn thể cầu nguyện dâng hoa, rồi trở về chỗ quì.

21.  Điện Tiên hoa: nhạc gài trống vô đờn Đảo, đồng nhi thài giọng Đảo, hết bài.

22.  Thượng Tiên hoa: nhạc đổ trống cho Lễ đứng lên, nhạc trở thúc bụa, Lễ đi trở về chỗ.

23.  Cúc cung bái: nhạc đánh trống lập ban, toàn thể lạy 1 lạy 4 gật.

24.  Cung hiến Tiên tửu: (hành lễ y như từng Hoa)

25.  Quì: (như trên)

26.  Điện Tiên tửu: (như trên)

27.  Thượng Tiên tửu: (như trên)

28.  Cúc cung bái: (như trên)

29.  Cung hiến Tiên trà: (như trên).

30.  Quì: (như trên)

31.  Điện Tiên trà: (như trên)

32.  Thượng Tiên trà: (như trên)

33.  Cúc cung bái: (như trên)

34.  Sớ văn thượng tấu: nhạc xây tá đờn bài Hạ, cặp đăng đi lên Nội nghi.

35.  Quì: nhạc đổ trống cho Lễ sĩ quì xuống, vị Chức sắc đứng sớ cầu nguyện, xong, nhạc dứt.

36.  Thành độc Sớ văn: nhạc đổ trống thét ngắn, dứt, vị Chức sắc có phận sự đọc sớ khởi đọc.

37.  Cung phần Sớ văn: nhạc đánh lớp chày, đốt sớ, qua thét, Lễ đứng lên sang tam bộ, thối quay về chỗ.

38.  Cúc cung bái: nhạc đánh trống lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 12 gật.

39.  Thành tâm tụng Ngũ Nguyện: nhạc gài trống vô đờn xuân, đồng nhi tụng Ngũ Nguyện.

40.  Cúc cung bái: nhạc đánh trống lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 12 gật.

41.  Hiệp Thiên Đài Chức sắc nhập Nội nghi: nhạc đánh trống thét, xem chừng Chức sắc HTĐ vô tới Nội nghi, xá, quì, lạy, nhạc đánh trống lập ban.

42.  Hộ Đàn Pháp Quân, Tả Hữu Phan Quân nhập Nội nghi: nhạc đánh trống thét cho ba vị vào Nội nghi, xá, quì, lạy, nhạc tiếp đánh lập ban.

Lạy xong, nhạc vẫn thét luôn cho các Chức sắc HTĐ trở về đứng ở vị trí cũ thì dứt.

Xem chừng có Chức sắc Đại Thiên phong thuyết đạo hay không.

Nghi lễ đánh kiểng, toàn thể đứng lên, nghe chuông xá 3 xá, day ra ngoài xá chữ Khí 1 xá, rồi phân lưỡng ban.

Nghi lễ kệ chuông bãi đàn xong, nhạc đánh trống thét, tán điệu gài tiền bần hậu phú, dứt tịch. Hết.

B. Nghi tiết Đại Đàn cúng Đức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ.

Cúng Đức Phật Mẫu chỉ có một Nghi tiết Đại Đàn, không có Nghi tiết Tiểu Đàn.

Gần tới 12 giờ trưa, nam nữ sắp đàn trước.

Đúng 12 giờ, kệ chuông nhứt.

Xong, Lễ sĩ xướng:

1.    Tịnh túc thị lập:  

2.    Chấp sự giả các tư kỳ sự: kế tiếp kệ chuông nhì.

3.    Cung thành thứ tự nam nữ nhập đàn:

4.    Nhạc tấu Quân Thiên: nhạc đánh TiếpGiá, đờn 5bài.

5.    Nghệ hương án tiền: trống xây đờn bài Hạ, hai cặp Lễ sĩ đăng đài đến đứng hai bên chúng sanh quì Ngoại nghi.

6.    Giai quì: nhạc đổ trống, Lễ quì, cả nam nữ đồng xá 3 xá rồi quì xuống.

7.    Phần hương: một vị Chức sắc HTĐ quì ở Ngoại nghi đốt nhang rồi giao cho Lễ sĩ.

8.    Điện hương: nhạc vô mặt trống đờn Nam xuân, chầu 4 lái, Lễ điện chữ Tâm, không thài.

9.    Quì: nhạc đổ trống, Lễ quì, vị chứng đàn cầm hương, toàn thể niệm 3 câu niệm theo tiếng chuông điểm, nhạc dứt.

10.  Thành kỉnh tụng Niệm hương chú: nhạc gài trống đờn Nam ai, đồng nhi tụng kinh giọng ai.

11.  Thượng hương: nhạc dứt đờn, gài thét để Lễ sĩ lên sang về Ngoại nghi.

12.  Cúc cung bái: nhạc đánh trống lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 9 gật.

13.  Thành kỉnh tụng Khai Kinh chú: nhạc gài đờn Nam ai, đồng nhi tụng kinh giọng ai.

14.  Thành kỉnh tụng Phật Mẫu Chơn Kinh: nhạc gài trống đờn Nam xuân, đồng nhi tụng kinh, giọng xuân.

15.  Cúc cung bái: (giống như mục số 12)

16.  Cung hiến Tiên hoa: nhạc xây tá đờn bài Hạ.

17.  Quì: nhạc đổ, Lễ quì, dứt đờn.

18.  Chỉnh Tiên hoa: vị Chức sắc quì Ngoại nghi chỉnh hoa và quả, nhạc đánh thét rồi đổ, Lễ đứng lên lui ra, day mặt vào bửu điện, dứt thét.

19.  Điện Tiên hoa: nhạc gài trống vô đờn Đảo ngũ cung, đổ cho Lễ cung tay chầu 8 lái, đi chữ Tâm vào Nội nghi, đồng nhi thài bài Dâng Hoa.

20.  Quì: nhạc đổ để Lễ quì xuống nơi Nội nghi.

21.  Thượng Tiên hoa: nhạc đổ trống cho Lễ đứng lên, nhạc thúc bụa, Lễ đi xuống.

22.  Cúc cung bái: nhạc đánh lập ban, lạy 3 lạy 9 gật.

23.  Cung hiến Tiên tửu: (hành lễ y như từng Hoa)

24.  Quì:

25.  Chước tửu:

26.  Điện Tiên tửu:

27.  Quì:

28.  Thượng Tiên tửu:

29.  Cúc cung bái:

30.  Cung hiến Tiên trà: (hành lễ y như từng Hoa)

31.  Quì:

32.  Điểm trà:

33.  Điện Tiên trà:

34.  Quì:

35.  Thượng Tiên trà:

36.  Cúc cung bái:

37.  Sớ văn thượng tấu: nhạc xây tá đờn bài Hạ.

38.  Quì: nhạc đổ, Lễ quì, vị chứng đàn nguyện dâng sớ.

39.  Thành độc sớ văn: nhạc đánh thét ngắn rồi dứt.
Khởi đọc sớ, nhạc nghe theo câu sớ và tiếng điểm chuông, chầu trống cúi đầu.

40.  Cung phần Sớ văn: nhạc đánh trống đốt sớ (lớp chày) qua thét luôn, Lễ sang đi xuống.

41.  Cúc cung bái: nhạc đánh lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 9 gật.

42.  Thành tâm tụng Ngũ Nguyện: nhạc tệt vô đờn lớp trống xuân, đồng nhi tụng kinh Ngũ Nguyện.

43.  Cúc cung bái: nhạc đánh trống lập ban, toàn thể lạy 3 lạy 9 gật.

44.  Hưng bình thân: nhạc đánh trống thét, toàn thể đứng lên, xá 3 xá, day ra xá 1 xá, dứt.

45.  Cung thành thứ tự phân lập tam ban: nhạc đánh thét rồi dứt. Kệ chuông bãi đàn.

46.  Lễ thành: nhạc đổ trống rồi thét, đánh tán điệu rồi qua tiền bần hậu phú, dứt tịch. Hết.

ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).

BQÐ: Bát Quái Ðài.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Nghi trưởng

儀長

Nghi: Dáng dấp bên ngoài, phép tắc để tỏ lòng kính trọng, lễ phép. Trưởng: lớn.

Nơi cõi thiêng liêng, Nghi trưởng là một vị Tiên Trưởng hay một vị Đại Tiên.

TNHT:

Sắm nghiệp trần gian còn phải khó,

Lựa là nghi trưởng tại Bồng sơn.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghi trượng

儀仗

A: The cortege.

P: Le cortège.

Nghi: Dáng dấp bên ngoài, phép tắc để tỏ lòng kính trọng, lễ phép. Trượng: các đồ binh khí để chưng bày.

Nghi trượng là các đồ binh khí bày ra nơi chỗ thờ phượng hay trong đám rước để làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm và oai quyền của Thần Thánh.

Các đồ Nghi trượng nầy còn gọi là đồ Lỗ Bộ.

 

Nghi vân tiêu tán

疑雲消散

Nghi: Ngờ vực, nghi ngờ. Vân: đám mây. Tiêu tán: tiêu tan mất hết.

Nghi vân tiêu tán là đám mây ngờ vực tiêu tan hết.

 

NGHĨ

Nghĩ nghị

擬議

A: To think over.

P: Réfléchir muârement.

Nghĩ: Suy nghĩ. Nghị: nghị luận, bàn cãi.

Nghĩ nghị là suy nghĩ và bàn bạc với nhau cho ra lẽ.

TNHT: Cái tình cảm hóa của con người là tình thường ứng hiệp Trời Đất, cho nên khi tâm tịnh thường cảm hoài, hằng tìm nơi u huyền mà nghĩ nghị trong trí khôn,....

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGHỊ

NGHỊ

1.    NGHỊ: Bàn bạc, thảo luận.
Td: Nghị định, Nghị trình.

2.    NGHỊ: Quả quyết.
Td: Nghị lực.

 

Nghị án

議案

A: To deliberate.

P: Délibérer sur un jugement.

Nghị: Bàn bạc, thảo luận. Án: một vụ thưa kiện.

Nghị án là bàn bạc, thảo luận để quyết định xử lý một vụ thưa kiện cho công bình và đúng pháp luật.

TL: Tòa Tam Giáo có Đức Giáo Tông làm đầu, ba vị Chưởng Pháp nghị án,....

TL: Tân Luật.

 

Nghị định

議定

A: To decree.

P: Décréter.

Nghị: Bàn bạc, thảo luận. Định: quyết chắc.

Nghị định là bàn bạc để quyết định trong một hội nghị.

Những Nghị định trong Đạo được gọi là Đạo Nghị định.

TNHT: Mỗi việc nghị định đều biên chép để lại đành rành, sau khỏi điều dị nghị.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghị lực cang tâm

毅力剛心

Nghị: Quả quyết. Lực: sức. Cang: Cương: cứng rắn.

Nghị lực là cái sức quả quyết bền vững.

Cang tâm là lòng dạ cứng cỏi, không yếu hèn.

TNHT: Thế tục là nét dìu dắt cho mất tánh thiêng liêng, phải lấy nghị lực cang tâm mà kềm chế.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghị nhi bất luận

議而不論

Nghị: Bàn bạc, thảo luận. Nhi: mà. Bất luận: không bình luận.

Nghị nhi bất luận là bàn bạc mà không bình luận.

 

Nghị trình

議程

A: The order of the day.

P: L'ordre du jour.

Nghị: Bàn bạc, thảo luận. Trình: chương trình.

Nghị trình là chương trình hội nghị.

 

Nghị trưởng

議長

A: President of Parliament.

P: Président du Parlement.

Nghị: Bàn bạc, thảo luận. Trưởng: đứng đầu.

Nghị trưởng là người đứng đầu điều khiển hội nghị.

·         Trong Hội Nhơn Sanh, Nghị trưởng là Thượng Chánh Phối Sư.

·         Trong Hội Thánh, Nghị trưởng là Thái Chánh Phối Sư.

·         Trong Thượng Hội, Nghị trưởng là Đức Giáo Tông.

·         Trong Đại Hội Phước Thiện, Nghị trưởng là vị Chưởng quản Phước Thiện Nam phái.

 

Nghị trường

議場

A: Parliament.

P: Parlement.

Nghị: Bàn bạc, thảo luận. Trường: nơi có nhiều người tụ tập.

Nghị trường là chỗ hội họp để bàn luận.

 

Nghị viên

議員

A: Member of Parliament.

P: Membre de Parlement.

Nghị: Bàn bạc, thảo luận. Viên: người.

Nghị viên là người có chân trong hội nghị, có quyền bàn cãi và bỏ thăm quyết nghị các công việc của hội nghị.

■ Trong Hội Nhơn Sanh, Nghị viên là những người đại diện cho ba phẩm chức việc Bàn Trị Sự trong một Tộc Đạo.

ĐẠO LUẬT: Luật công cử Nghị viên thì phải hội hiệp tất cả chức việc trong Quận bỏ thăm để tuyển chọn: 1 vị Chánh Trị Sự, 1 vị Phó Trị Sự, và 1 vị Thông Sự. Nam nữ cũng vậy.

Như vậy, một Tộc Đạo cử ra 3 Nghị viên nam và 3 Nghị viên nữ. (Nam nữ y nhau)

·         1 Nghị viên là Chánh Trị Sự đại diện các Chánh Trị Sự.

·         1 Nghị viên là Phó Trị Sự đại diện các Phó Trị Sự.

·         1 Nghị viên là Thông Sự đại diện các Thông Sự.

■ Trong Đại Hội Phước Thiện, Nghị viên là người đại diện cho các vị Hành Thiện trong Tộc Đạo.

Theo Thể lệ Đại Hội Phước Thiện thì:

"Về phần công cử Nghị viên của hạng Hành Thiện, tức là hạng Chủ sở và Chức việc Bàn Cai Quản nhà Sở PT chánh.

Mỗi Quận Đạo nào có lập cơ sở Lương điền, Công nghệ, Thương mãi thuộc về PT, thì cả Chủ sở nơi ấy và Chức việc Bàn Cai Quản hiệp nhau công cử Nghị viên:

·         Cả Chủ sở Lương điền, Công nghệ, Thương mãi thì đặng chọn cử một Nghị viên thay mặt.

·         Cả Chức việc Bàn Cai Quản nhà Sở PT chánh thì đặng chọn cử một Nghị viên thay mặt."

Như vậy, mỗi Quận Đạo PT có tất cả 2 Nghị viên thay mặt để về Tòa Thánh tham dự Đại Hội PT.

PT: Phước Thiện, Cơ Quan Phước Thiện.

 

NGHĨA

NGHĨA

NGHĨA:

·         Đường lối cư xử theo lẽ phải.

·         Việc hào hiệp nên làm.

·         Cái ý nghĩa của một từ ngữ.

 

Nghĩa địa - Nghĩa trang

義地 - 義莊

A: Cemetery.

P: Cimetière.

Nghĩa: Đường lối cư xử theo lẽ phải. Việc hào hiệp nên làm. Địa: đất. Trang: cơ sở lập ở ngoại thành.

Nghĩa địa, đồng nghĩa Nghĩa trang, là khu đất ở xa vùng dân cư, dành riêng dùng để chôn cất người chết.

ĐLMD: Mỗi Họ cũng nên lập một nghĩa địa riêng.

ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).

 

Nghĩa lý

義理

A: The meaning.

P: La signification.

Nghĩa: Cái ý nghĩa của một từ ngữ. Lý: lẽ.

Nghĩa lý là ý nghĩa và lý lẽ.

TNHT: Đạo, nghĩa lý rất sâu xa.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghĩa nhân

義仁

A: Loyal and affection.

P: Fidélité et affection.

Nghĩa: Đường lối cư xử theo lẽ phải. Việc hào hiệp nên làm. Nhân: lòng thương người mến vật.

Nghĩa nhân là điều nghĩa và điều nhân.

TNHT: Nghĩa nhân tích trữ để muôn đời.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghĩa phụ - Nghĩa tử

義父 - 義子

A: Foster father - Foster son.

P: Père adoptif - Enfant adoptif.

Nghĩa phụ là cha nuôi. Nghĩa mẫu là mẹ nuôi.

Nghĩa tử là con nuôi. Nghĩa nữ là con gái nuôi.

Nghĩa huynh là người anh kết nghĩa.

 

Nghĩa thục

義墊

A: School free of change.

P: École à l'enseignement gratuit.

Nghĩa: Đường lối cư xử theo lẽ phải. Việc hào hiệp nên làm. Thục: cái nhà để con em học, trường học.

Nghĩa thục là trường học vì việc nghĩa mà lập nên, không thâu học phí.

Đạo Đức Học Đường trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh là một nghĩa thục do Đạo Cao Đài lập ra để dạy con em trong Đạo, các giáo sư và giáo viên đều dạy học công quả.

 

Nghĩa trọng

義重

A: The important duty.

P: Le devoir important.

Nghĩa: Đường lối cư xử theo lẽ phải. Việc hào hiệp nên làm. Trọng: nặng.

Nghĩa trọng là tình nghĩa nặng nề.

KTKVQL: Nối tông tổ biết bao nghĩa trọng.

KTKVQL: Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu.

 

Nghĩa vụ

義務

A: Duty.

P: Devoir.

Nghĩa: Đường lối cư xử theo lẽ phải. Việc hào hiệp nên làm. Vụ: việc.

Nghĩa vụ là bổn phận phải làm tròn đúng theo đạo đức hay đúng theo luật pháp.

Nghĩa vụ và quyền lợi luôn luôn đi đôi với nhau. Nếu có nghĩa vụ thì đương nhiên phải có quyền lợi, hay ngược lại.

TNHT: Nếu các con không biết nghĩa vụ của Đạo thì sao cho xứng đáng.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGHỊCH

NGHỊCH

NGHỊCH: Trái ngược, chống cự, bội phản.
Td: Nghịch lý, Nghịch mạng.

 

Nghịch đức giả vong

逆德者亡

Nghịch: Trái ngược, chống cự, bội phản. Đức: đạo đức. Giả: ấy là. Vong: mất.

Nghịch đức giả vong là trái đạo đức thì phải bị tiêu diệt.

 

Nghịch lý

逆理

A: The paradox.

P: Le paradoxe.

Nghịch: Trái ngược, chống cự, bội phản. Lý: lẽ thường.

Nghịch lý là trái với lẽ thường.

 

Nghịch mạng

逆命

A: To disobey.

P: Désobéir.

Nghịch: Trái ngược, chống cự, bội phản. Mạng: Mệnh: lịnh của cấp trên.

Nghịch mạng là chống lại lịnh của Hội Thánh, hoặc làm trái lịnh của Hội Thánh.

Đây là tội thứ nhứt trong Thập hình của Đức Lý Giáo Tông. Vị nào phạm vào thì bị trục xuất ra khỏi Hội Thánh.

 

Nghịch Thiên giả bại.

逆天者敗

Nghịch: Trái ngược, chống cự, bội phản. Thiên: Trời. Giả: ấy là. Bại: thất bại.

Nghịch Thiên giả bại là trái với lẽ Trời thì phải thất bại.

Cũng như thành ngữ: Thuận Thiên giả tồn, nghịch Thiên giả vong.

 

NGHIÊM

NGHIÊM

NGHIÊM: dùng với hai nghĩa sau đây:

1.    NGHIÊM: đoan trang, đúng đắn, chặt chẽ, gắt gao.
Td: Nghiêm chánh, Nghiêm trừng.

2.    NGHIÊM: chỉ người cha.
Td: Nghiêm đường.

 

Nghiêm chánh

嚴正

A: Severe and righteous.

P: Sévère et droit.

Nghiêm: đoan trang, đúng đắn, chặt chẽ, gắt gao. Chánh: ngay thẳng.

Nghiêm chánh là đúng đắn và ngay thẳng.

TNHT: Muốn lập thành tất phải có điều nghiêm chánh thưởng phạt.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghiêm đường

嚴堂

A: Father.

P: Père.

Nghiêm: chỉ người cha. Đường: nhà.

Nghiêm đường là cha.

 

Nghiêm huấn

嚴訓

A: Paternal teaching.

P: Enseignement paternel.

Nghiêm: chỉ người cha. Huấn: dạy dỗ.

Nghiêm huấn là lời dạy dỗ của cha.

 

Nghiêm luật

嚴律

A: Strict rule.

P: Règle sévère.

Nghiêm: đoan trang, đúng đắn, chặt chẽ, gắt gao. Luật: luật pháp.

Nghiêm luật là luật pháp chặt chẽ, gắt gao.

TĐ ĐPHP: Mấy em có cử chỉ do tâm lý không được chững chạc và đúng theo nghiêm luật của Hội Thánh.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

Nghiêm nghị

嚴毅

A: Austere.

P: Austère.

Nghiêm: đoan trang, đúng đắn, chặt chẽ, gắt gao. Nghị: quả quyết.

Nghiêm nghị là đoan trang và quả quyết.

TNHT: Đi lễ cho có vẻ nghiêm nghị.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghiêm tịnh

嚴淨

A: Severe and pure.

P: Sévère et pur.

Nghiêm: đoan trang, đúng đắn, chặt chẽ, gắt gao. Tịnh: trong sạch.

Nghiêm tịnh là nghiêm trang và trong sạch.

BĐNĐ: Xin chỉnh đàn cho nghiêm tịnh đặng tiếp rước Đức Lý Giáo Tông.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghiêm trừng

嚴懲

A: To punish severely.

P: Punir sévèrement.

Nghiêm: đoan trang, đúng đắn, chặt chẽ, gắt gao. Trừng: trừng phạt.

Nghiêm trừng là trừng phạt một cách nghiêm khắc.

KSH:nghiêm trừng mấy kẻ tôi đòi.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghiêm túc

嚴肅

A: Grave and respectful.

P: Grave et respectueux.

Nghiêm: đoan trang, đúng đắn, chặt chẽ, gắt gao. Túc: cung kính.

Nghiêm túc là nghiêm chỉnh và cung kính.

 

Nghiêm từ

嚴慈

A: The severe father and kind mother.

P: Le père sévère et la mère douce.

Nghiêm: chỉ người cha. Từ: chỉ mẹ hiền.

Nghiêm là tánh đức của cha, từ là tánh đức của mẹ.

Nghiêm từ là chỉ sự nghiêm nghị của người cha và sự hiền từ của bà mẹ. Nghiêm từ là chỉ cha mẹ.

Đối với người ngoài, khi nói về cha mình thì dùng chữ: Gia nghiêm, khi nói về mẹ mình thì dùng chữ: Gia từ.

 

NGHIỆM

Nghiệm cổ suy kim

驗古推今

Nghiệm: suy xét căn cứ vào thực tế. Suy: đoán ra. Cổ: xưa. Kim: nay.

Nghiệm cổ suy kim là ngẫm nghĩ chuyện đời xưa mà suy đoán ra việc đời nay.

Đồng nghĩa với: Ôn cố tri tân.

 

NGHIÊN

NGHIÊN

A: Inkstand.

P: Encrier.

Nghiên là đồ dùng mài và đựng mực tàu hay mực son để viết chữ Nho màu đen hay màu đỏ.

 

Nghiên cứu

揅究

A: To examine thoroughly.

P: Examiner à fond.

Nghiên: tìm xét. Cứu: tra xét.

Nghiên cứu là tìm tòi tra xét để hiểu cho tường tận.

 

Nghiên thạch thành sa

研石成沙

Nghiên: nghiền nát ra. Thạch: đá. Sa: cát.

Nghiên thạch thành sa là nghiền đá thành cát.

 

NGHIỆP

NGHIỆP

NGHIỆP: có hai nghĩa sau đây:

1.    NGHIỆP: Tiếng nhà Phật, chỉ con đường đi từ Nhân tới Quả. (Xem chi tiết bên dưới).
Td: Nghiệp chướng, Nghiệp quả.

2.    NGHIỆP: Nghề nghiệp, sự nghiệp, tài sản.
Td: Nghiệp cả, Nghiệp hồng.

 

Nghiệp

Sancrit: Karma.

A: Action considered as a cause of a previous existence.

P: Acte causé par des existences antérieures.

Nghiệp là từ ngữ rất được thường dùng trong tôn giáo, có nguồn gốc từ Phật giáo, dịch chữ Phạn: Karma, nghĩa là: tạo tác, những cái sở tác thiện ác của thân, khẩu, ý.

Nghiệp là con đường đi từ Nhân tới Quả, Nhân Quả xảy ra trong một kiếp hay trong nhiều kiếp.

Có hai thứ Nghiệp: Thiện nghiệp và Ác nghiệp.

■ Nếu kiếp trước mình làm nhiều việc lành, nhiều việc phước thiện thì các việc đó tạo cho mình Thiện nghiệp. Cái Thiện nghiệp nầy sẽ theo ủng hộ mình trong suốt kiếp sống hiện tại, nó nâng đỡ và che chở mình, tạo ra nhiều điều may mắn, hạnh phúc.

■ Nếu kiếp trước mình làm nhiều việc gian ác, thiếu đạo đức thì các việc ấy tạo thành Ác nghiệp. Cái Ác nghiệp nầy sẽ theo báo hại mình trong suốt kiếp sống hiện tại, bằng cách gây ra cho mình những điều rủi ro, đau bịnh hoặc tai họa khổ sở.

Những người nghèo hèn đói khổ, làm ăn thất bại liên miên, đừng nên đổ thừa cho Trời Đất đã gây ra cho mình như thế, mà phải hiểu rõ rằng đó chỉ là sự quả báo của Nghiệp ác mà mình đã tạo ra từ kiếp trước. Trời Đất chí công vô tư, không bao giờ tự nhiên đem họa hay đem phước tới cho người nào, tất cả đều do mình gây tạo, hễ mình trồng dưa thì được dưa, trồng đậu được đậu. Luật Nhân Quả là Luật công bình thiêng liêng.

Chính nhờ quan niệm về NGHIỆP mà người ta giải thích được tại sao trong xã hội loài người có người ngu kẻ khôn, người giàu kẻ nghèo, người giỏi kẻ dở, người đẹp kẻ xấu, người làm quan kẻ làm dân,.... Rồi tại sao những người cùng sanh ra trong một giờ, một ngày, một nơi, lại có người làm Tổng Thống, có kẻ làm dân mà chưa tròn bổn phận? Đó chẳng qua là do cái Nghiệp khác nhau của mỗi người. Nhưng cái Nghiệp cũng chỉ là sự thể hiện của Luật Nhân Quả.

Quan niệm về Nghiệp bổ túc và làm sáng tỏ thuyết Định mệnh của Nho giáo. Thuyết Định mệnh cho rằng, bất cứ việc gì ở thế gian nầy cũng đều do Trời định, nên có câu nói: Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định. Nghĩa là: một cái uống, một miếng ăn cũng đều do Trời định trước.

Nhờ hiểu về Nghiệp mà ta biết không phải do Trời định. Trời chỉ cầm cây cân công bình thiêng liêng thúc đẩy Luật Nhân Quả thị hiện, và cái Nghiệp của mỗi người sẽ định đoạt tương lai của người đó.

Như vậy thì chỉ có ta định cho ta, chớ không ai có thể định cho ta được. Những việc làm trong kiếp sống hiện tại sẽ định cho ta kiếp sống tương lai, nhưng vì nó không thị hiện ra liền, một cách nhãn tiền, mà phải trải qua từ kiếp sống nầy sang kiếp sống sau, nên ta vô minh không rõ nên mới nói là Trời định. Trời Đất vô tư công bình, đứng ở giữa làm chứng để không ai có thể gian dối được.

Cái nghiệp của ta do ta tạo ra, không ai tạo giùm ta, cũng không ai lãnh giùm cái nghiệp cho ta. Tự ta tạo nghiệp và chính ta phải thọ lãnh kết quả của nó, không thể chối cãi được.

Đã mang lấy nghiệp vào thân,

Thì đừng trách lẫn Trời gần Trời xa. (Kiều)

Nếu chúng ta muốn cho kiếp sau của mình được giàu sang sung sướng, làm quan quyền hiển hách, thì nhứt định ta có thể thực hiện được điều đó, chắc chắn như vậy, với điều kiện là chúng ta xem nó là cái kết quả hái được của những cây lành mà chúng ta phải trồng ngay trong kiếp sống nầy.

Nói như thế có nghĩa là ngay trong kiếp nầy, chúng ta phải tích cực lo làm điều lành, làm nhiều việc phước thiện, dù việc nhỏ hay việc lớn đều làm tất cả. Công việc làm lành nầy sẽ có hai tác dụng: - Một là để hóa giải những Nghiệp ác còn tồn đọng trong kiếp trước. - Hai là tạo nên cái nhân lành, để gieo xuống mảnh đất lành, sẽ mọc lên cây lành, và cho chúng ta quả lành để chúng ta hưởng trong kiếp sau.

Nhờ nghiệp mà ta hoàn toàn định được tương lai của ta.

Mỗi người có ba tác nhân để tạo nghiệp. Đó là Thân, Khẩu, Ý, tạo ra ba nghiệp là: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp.

Thân nghiệp: nghiệp do thân tạo ra, tức là do tay, chân, thân thể tạo ra. Td: Trộm cướp, dâm dục, bố thí, cứu người hoạn nạn, giúp kẻ tật nguyền,....

Khẩu nghiệp: nghiệp do lời nói từ miệng thốt ra.

Td: Chửi rủa, nói đâm thọc, dùng lời nói khuyên người bỏ dữ theo lành, hay an ủi người đang cơn sợ hãi, đau khổ,....

Ý nghiệp: cái ý do cái tâm khởi ra. Có ý rồi mới có hành động. Cái ý thì tạo ra Ý nghiệp. Nếu cái ý nóng giận thì tạo nghiệp nóng giận, cái ý nhơn từ thì tạo nghiệp nhơn từ.

Thân, Khẩu, Ý, có thể tạo ra nghiệp thiện hay nghiệp ác do việc làm của ta. Thân Khẩu Ý lành thì tạo nghiệp lành, còn Thân Khẩu Ý dữ thì tạo nghiệp dữ.

Ba cái nghiệp nầy sẽ định cái số kiếp tương lai của ta.

Con người cứ mãi ở trong vòng lẩn quẩn: Sanh ra, sống lớn lên, trả nghiệp cũ, vay nghiệp mới, trả vay vay trả, cứ thế mà luân hồi mãi mãi.

Sự luân hồi có được là do nghiệp. Nếu trả hết nghiệp cũ mà không vay nghiệp mới thì dứt nghiệp, dứt luân hồi.

Muốn trả dứt các nghiệp cũ thì chúng ta phải làm sao? Mình biết mình thiếu nợ ai mà trả? vì cái nghiệp nầy là ở tiền kiếp tạo nên. Cái bí mật ấy không bao giờ các Đấng thiêng liêng nói cho ta biết. Do đó, ta chỉ có một cách duy nhứt để trả nghiệp cũ là Phụng Sự nhơn sanh, vì chắc chắn trong số nhơn sanh nầy có người chủ nợ của ta. Phụng Sự nhơn sanh là cách tốt đẹp nhứt và hiệu quả nhứt để ta trả dứt nghiệp cũ.

Không vay nghiệp mới là không làm điều ác gây thương tổn người khác, không làm điều gì khiến người khác đau khổ phiền trách.

Đạo Cao Đài mở ra kỳ nầy để đón nhận những vị nào muốn trả dứt nghiệp cũ và không vay nghiệp mới, đồng thời tạo ra được một số công đức để có thể bước lên các địa vị cao thượng là Thần, Thánh, Tiên, Phật nơi cõi thiêng liêng.

Đạo Cao Đài lập ra những cơ quan để Phụng Sự nhơn sanh như: Cửu Trùng Đài, Cơ Quan Phước Thiện.

Đạo Cao Đài lập ra luật pháp tu hành để người tín đồ tuân theo đó thực hành thì không tạo ra nghiệp ác tức là không vay nghiệp mới.

Đạo Cao Đài lập ra một trường thi công quả để người tín đồ lập công bồi đức mà đạt được những phẩm vị cao trọng nơi cõi thiêng liêng.

Muốn giàu có thì phải tìm cách làm ra của cải tiền bạc cho nhiều, còn muốn thành Tiên Phật thì phải làm sao cho có công quả nhiều. Không thể có cách nào khác, vì đó là chơn lý.

 

Nghiệp cảm

業感

A: The reaction of Karma.

P: La réaction de Karma.

Nghiệp: Tiếng nhà Phật, chỉ con đường đi từ Nhân tới Quả. Cảm: hiện tượng từ ngoài xâm nhập vào trong con người mình để tạo ra một hậu quả.

Nghiệp cảm là sự cảm ứng do cái nghiệp tạo ra.

Nếu là thiện nghiệp thì nó cảm ứng tạo ra sự vui vẻ, sung sướng; còn ác nghiệp thì trái lại.

 

Nghiệp căn

業根

A: The origin of Karma.

P: L'origine de Karma.

Nghiệp: Tiếng nhà Phật, chỉ con đường đi từ Nhân tới Quả. Căn: gốc rễ.

Nghiệp căn là cái gốc rễ của nghiệp, tức là những việc làm lành dữ trong kiếp trước.

Từ ngữ "Nghiệp căn" thường dùng với ý nghĩa là những việc làm hung dữ, thiếu đạo đức trong kiếp trước.

TNHT: Tiền khiên đã mãn nghiệp căn xưa.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghiệp chướng

業障

A: The obstacle of Karma.

P: L'obstacle de Karma.

Nghiệp: Tiếng nhà Phật, chỉ con đường đi từ Nhân tới Quả. Chướng: ngăn trở.

Nghiệp chướng là sự ngăn trở của nghiệp.

Những việc làm xấu xa trong kiếp sống trước tạo thành Nghiệp ác, làm ngăn trở bước đường tiến thân của mình trong kiếp sống hiện tại, vì nó gây cho mình nhiều rủi ro hay tai nạn.

DLCK: Tri khổ nghiệp chướng, luân chuyển hóa sanh....

DLCK: Di Lạc Chơn Kinh.

 

Nghiệp hồng - Nghiệp cả

業洪

A: Great work.

P: Grande oeuvre.

Nghiệp: Nghề nghiệp, sự nghiệp, tài sản. Hồng: to lớn. Cả: lớn.

Nghiệp hồng là sự nghiệp to lớn.

Nghiệp cả là sự nghiệp lớn.

PMCK: Nghiệp hồng vận tử hồi môn.

TNHT: Nghiệp cả khuyên con lửa nhúm nhen

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Nghiệp lực

業力

A: The force of Karma.

P: La force de Karma.

Nghiệp: Tiếng nhà Phật, chỉ con đường đi từ Nhân tới Quả. Lực: sức.

Nghiệp lực là cái sức mạnh của nghiệp.

Nghiệp lành có sức mạnh đưa con người đến cảnh an vui hạnh phúc; nghiệp dữ có sức mạnh đưa con người đến nơi khổ não, hoạn nạn.

 

Nghiệp quả

業果

A: Consequence of Karma.

P: Conséquence de Karma.

Nghiệp: Tiếng nhà Phật, chỉ con đường đi từ Nhân tới Quả. Quả: kết quả.

Nghiệp quả là cái kết quả của nghiệp, là cái trái sanh ra do việc trồng cây nghiệp.

Cái nghiệp diễn tiến qua hai giai đoạn:

• Giai đoạn đầu: khi mới tạo nghiệp thì gọi là nghiệp duyên hay nghiệp nhân, tức là cái hột giống nghiệp.

• Giai đoạn sau: Hột giống nghiệp được gieo mọc thành cây nghiệp, rồi có trái gọi là nghiệp quả, cũng gọi là nghiệp báo vì nó báo đáp các việc làm tạo nghiệp trước đây.

Hễ làm điều đạo đức thì tạo nghiệp lành, sanh quả lành.

Nếu làm điều hung dữ thì tạo nghiệp dữ, sanh quả dữ.

Con người được sanh ra nơi cõi trần nầy thì không bao giờ không có nghiệp, bởi vì con người còn trong vòng luân hồi. Sống là để trả nghiệp trước, đồng thời tạo nghiệp mới. Trả vay, vay trả, không biết bao giờ mới dứt.

Nghiệp là thể hiện của Luật Nhơn Quả, nên không ai có thể trốn thoát được.

Không trên trời dưới biển,

Không lánh vào động núi,

Không chỗ nào trên đời,

Trốn được quả các nghiệp. (Kinh Pháp Cú)

TNHT: Lọc lừa nghiệp quả kẻ may duyên.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGHIỆT

NGHIỆT

NGHIỆT: Mầm ác, việc ác, nghiệp ác.
Td: Nghiệt báo, Nghiệt cảnh đài.

 

Nghiệt báo

孽報

A: Retribution.

P: Rétribution.

Nghiệt: Mầm ác, việc ác, nghiệp ác. Báo: đáp lại.

Nghiệt báo là báo đáp lại cái nghiệp ác đã tạo khi trước.

Sự báo đáp nầy có thể xảy ra nhãn tiền hay trong một kiếp, hay phải chờ đợi đến kiếp sau.

KSH:

Làm cho chồng vợ lìa xa,

Cả đời nghiệt báo, oan gia chẳng rời.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Nghiệt căn

孽根

Nghiệt: Mầm ác, việc ác, nghiệp ác. Căn: gốc rễ.

Nghiệt căn là cái gốc rễ của nghiệp ác.

KVH: Nương gươm thần huệ đặng trừ nghiệt căn.

 

Nghiệt cảnh đài - Tòa nghiệt cảnh

孽鏡臺 - 座孽鏡

A: The palace of the divine Psyche (divine cheval-glass).

P: Le palais du Psyché divine.

Nghiệt: Mầm ác, việc ác, nghiệp ác. Cảnh: còn đọc là Kính: tấm kiếng làm gương để soi. Đài: cái đài, tòa nhà.

Nghiệt cảnh đài hay Tòa Nghiệt cảnh là tòa án nơi cõi thiêng liêng, để định phân tội phước. Nơi đây có đặt một tấm kiếng lớn huyền diệu để làm gương soi lại cuộc đời.

Chơn hồn khi đứng trước tấm kiếng nầy thì trong tấm kiếng sẽ hiện ra tất cả lời nói và việc làm thiện ác của chơn hồn trong suốt kiếp sanh nơi cõi trần, đứng nhìn vào như coi chiếu phim vậy, để cây Cân công bình thiêng liêng cân phân tội phước, quyết định cho thăng hay đọa.

Toà Nghiệt cảnh nầy cũng là nơi được lấy phước đức chuộc lại tội tình, và cũng là nơi khiếu nại hay kiện cáo những điều nào mình còn cho là oan ức.

Đức Chí Tôn dạy:

TNHT: "Ai giữ trọn bực phẩm thì đặng Tòa Nghiệt cảnh tương công chiết tội, để vào địa vị cao hơn địa cầu 68 nầy, ai chẳng trọn trách nhậm nhơn sanh, phải bị đọa vào nơi U Minh Địa, để trả cho xong tội tình căn quả, cho đến lúc trở về nẻo chánh đường ngay mà phục hồi ngôi cũ, bằng chẳng biết sửa mình thì luật Thiên điều chồng chập, khổ A-Tỳ phải vướng muôn muôn đời đời mà đền tội ác. Bậc nhơn sanh vì đó mà phải chịu thiên niên chìm đắm vào số luân hồi: vay trả, trả vay, căn quả chẳng bao giờ tiêu đặng,"

Trong bài Thánh Ngôn Đức Chí Tôn dạy về Bất Tà dâm, có đoạn như sau:

TNHT: "Vì vậy một giọt máu là một khối chơn linh, như các con dâm quá độ thì sát mạng chơn linh ấy.

Khi các con thoát xác, thì nó đến Nghiệt Cảnh đài mà kiện các con, các con chẳng hề chối tội đặng. Phải giữ gìn giới cấm ấy cho lắm."

"Đài Nghiệt cảnh là nơi rọi sáng các việc lỗi lầm, bước luân hồi sẽ dẫn vào nơi u khổ cùng sầu mà đọa đày đời đời kiếp kiếp."

Trong sách Hồi Dương Nhơn Quả, có đoạn nói Nghiệt cảnh đài, nơi ấy chiếu lại tất cả việc làm của mỗi chơn hồn, nên không ai có thể chối tội được.

"Trong phiên xử 15 vị Hòa Thượng phạm tội dữ, các Hòa Thượng đều chối tội. Vua Tần Quảng Vương ở Nhứt Điện truyền chỉ cho Phán Quan dẫn các sãi đến Đài Nghiệt cảnh để chiếu thử. Nguyên tại Nhứt Điện là cửa Đền thứ nhứt, Tần Quảng Vương có lập một cái Đài Nghiệt cảnh ở phía bên hữu Điện chánh. Đài ấy cao 11 thước, trên đài có treo một cái mặt kiếng Nghiệt Cảnh, lớn 10 ôm mới giáp vòng bề tròn, treo chiếu qua hướng Đông. Trên giá treo mặt kiếng có đề 7 chữ: Nghiệt Cảnh Đài tiền vô hảo nhân. Nghĩa là: trước Đài Nghiệt Cảnh không có người tốt.

Các hồn chối án, quỉ sứ dẫn lên đài, ngó vô mặt kiếng, thì thấy hiện nguyên hình từ lúc nhỏ tới lúc chết, làm những việc chi đều ứng hiện hình thù như hát bóng, đủ lớp, nên chối không đặng.

Vua Tần Quảng Vương mới y luật mà xử, hoặc giải tội nhơn từ từ qua 9 cửa Đền khác."

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nghiệt chướng

孽障

A: Obstacle of retribution.

P: Obstacle de rétribution.

Nghiệt: Mầm ác, việc ác, nghiệp ác. Chướng: ngăn trở.

Nghiệt chướng là sự ngăn trở của nghiệp ác.

KCHKHH: Dầu nghiệt chướng số căn quả báo.

KCHKHH: Kinh cầu hồn khi hấp hối.

 

Nghiệt trần

孽塵

A: The retribution of world.

P: La rétribution du monde.

Nghiệt: Mầm ác, việc ác, nghiệp ác. Trần: cõi trần.

Nghiệt trần là những nghiệp ác mà con người đã tạo ra nơi cõi trần.

TTCĐDTKM: Giờ nay gặp lối nghiệt trần giảm tiêu.

TTCÐDTKM: Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.

 

NGHIÊU

Nghiêu - Thuấn

-

Nghiêu - Thuấn là vua Nghiêu và vua Thuấn, hai vị vua hiền vào thời thượng cổ nước Tàu, mà sử sách đời sau ca tụng là hai vị Thánh vương, dùng đức trị dân khiến cho dân chúng hưởng được thái bình an lạc. Cho nên có câu nói: Nghiêu Thiên Thuấn nhựt, nghĩa là Trời Nghiêu ngày Thuấn, để chỉ đời tháibình hạnhphúc dưới hai trào vua: Nghiêu và Thuấn.

Vua Nghiêu lên ngôi năm 2356 trước Tây lịch kỷ nguyên, làm vua được 70 năm, rồi truyền ngôi lại cho vua Thuấn năm 2255 trước Tây lịch.

I. Đường Nghiêu (-2356):

Vua Nghiêu họ Đường, làm tới chức Hầu, nên gọi là Đường Hầu, sau lên làm vua, đóng đô ở đất Đào, nên lập quốc lấy hiệu là Đào Đường.

Đức tính của vua Nghiêu thì cung kính, thông minh, văn chương rõ rệt, ý tứ sâu xa, tự nhiên mà không miễn cưỡng, lại hay kính cẩn khiêm nhường, đức trạch khắp bốn cõi, đến cả trên Trời dưới đất.

Vua Nghiêu ở ngôi được 70 năm thì một hôm vua Nghiêu gọi quan Tứ Nhạc đến bảo rằng: (Tứ Nhạc là chức quan đại thần coi tất cả chư Hầu bốn phương)

- Hỡi quan Tứ Nhạc! Trẫm ở ngôi được 70 năm, ngươi có thể theo mệnh lệnh của Trẫm, Trẫm nhường ngôi cho.

Quan Tứ Nhạc thưa rằng:

- Hạ thần đức kém, không xứng ngôi vua.

Vua Nghiêu lại nói:

- Các ngươi tiến cử một người đã hiển đạt hay là con nhà ti tiện, quí hồ có đức vọng là hơn.

Các quan đồng ý tâu rằng:

- Ở dân gian có người tên Ngu Thuấn.

- Phải, Trẫm cũng có nghe nói, nhưng người ấy thế nào?

Quan Tứ Nhạc thưa rằng:

- Người ấy là con của một người lòa, cha ngoan cố, mẹ ghẻ lắm điều, người em dị bào tên là Tượng có tánh ngạo ngược, thế mà Thuấn một lòng hiếu thảo, khiến cho họ biết hối lỗi, quay trở lại làm thiện, không xảy ra sự gian ác gì.

Vua Nghiêu nói:

- Ta thử xem sao, gả hai con gái ta cho người ấy xem cách tề gia đối với hai con gái ta thế nào?

Nói rồi sửa soạn hành trang, đưa cả hai con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh đến sông Vị (một nhánh của sông Hoàng Hà) để làm vợ Ngu Thuấn. Vua Nghiêu răn hai con gái:

- Phải kính cẩn giữ cho trọn đạo.

Sau ba năm dò xét, vua Nghiêu kêu ông Thuấn bảo:

- Lại đây, ngươi Thuấn, ta hỏi công việc và xét lời nói của ngươi đều có thành tích. Đến giờ đã ba năm, ngươi đáng lên ngôi vua thay ta.

Ông Thuấn tự khiêm là người đức kém, chưa đáng lên ngôi vua, xin nhường cho người đức tốt, nhưng vua Nghiêu không chịu.

Ngày mùng 1 tháng giêng, vua Thuấn nhận mệnh lên ngôi vua ở miếu thờ Đức Văn Tổ.

Vua Nghiêu dặn vua Thuấn:

- Doãn chấp quyết trung (hãy giữ cái đạo Trung).

Như vậy, vua Nghiêu lên làm vua năm 16 tuổi, ở ngôi 70 năm, thử tài đức của ông Thuấn 3 năm, tuổi già không thính chính 28 năm, thọ 117 tuổi.

II. Ngu Thuấn (- 2255):

Vua Thuấn ở đất Ngu nên lấy họ là Ngu, nối ngôi vua Nghiêu.

Vua Thuấn định lại 4 mùa, tháng ngày cho đúng nhau, đặt lại luật âm nhạc, cách đo chiều dài, cách đong, cách cân đều theo một luật, sửa lại Ngũ Lễ.

Rồi vua Thuấn đi tuần thú bốn phương, thăm viếng các nước chư Hầu, tế lễ các Thần núi. Vua Thuấm đặt ra lệ, cứ 5 năm, vua đi tuần thú bốn phương một lần.

Các vua chư Hầu ở bốn phương, lần lượt mỗi năm một nước lại chầu, tâu bày việc cai trị trong nước mình. Vua Thuấn theo đó mà xét công trạng, chư Hầu nào xứng đáng thì thưởng xe lộ xa và áo huyền cổn.

Vua Thuấn lên ngôi năm 30 tuổi, nay vua được 93 tuổi, làm vua được 63 năm, nay bắt chước vua Nghiêu, muốn nhường ngôi lại cho người hiền là ông Vũ.

Ông Vũ nói:

- Tôi đức trạch không khắp, chắc dân không theo. Thầy Cao Dao gây nhiều đức vọng khắp dân gian, dân đều cảm phục. Dám xin nhà vua nghĩ lại. Tôi thường nghĩ chỉ có ông Cao Dao.

Vua Thuấn nói:

- Thầy Cao Dao! Bầy tôi và dân bây giờ không có ai phạm đến chánh trị của ta, ấy là vì có ngươi làm quan Sĩ Sư, xử 5 tội hình rất minh xác, để giúp về sự giáo hóa trong 5 bậc thường mà mong cho được thạnh trị. Xử việc hình mà vẫn mong cho dân không bị hình phạt, nên nhân dân hòa hiệp theo đạo trung. Thực là cái công của nhà ngươi.

Vua Thuấn lại nói thêm với ông Vũ:

- Lại đây thầy Vũ! Trời ra tai nước lụt, có ý răn ta. Nay tin giữ được lời nói, làm được thành công, ấy là tài của ngươi, chăm chỉ việc nước, tiết kiệm việc nhà, bụng không tự mãn, ấy là đức tốt của ngươi. Ngươi không khoe tài, không khoe công, thiên hạ ai cùng ngươi tranh công. Ta quí các đức tốt của ngươi, khen cái công to của ngươi. Lịch số của Trời nay đến lượt nhà ngươi. Ngươi đáng lên ngôi vua.

Sáng ngày mùng 1 tháng Giêng, vua Vũ chịu mệnh ở miếu thờ Đức Thần Tông (vua Nghiêu), tổng xuất các quan, lên ngôi vua, nối ngôi vua Thuấn, mở ra nhà Hạ,

Vua Thuấn theo lời dặn dò của vua Nghiêu, dặn lại vua Vũ: Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh, duy nhứt, doãn chấp quyết trung. Nghĩa là: Cái tâm của người thì hiểm nghèo, cái tâm của đạo thì kín nhiệm, phải giữ cái tâm mình cho tinh thuần và chuyên nhất, mới giữ được đạo Trung.

Nơi mặt ngoài của cái bao lơn tròn trước Tòa Thánh Tây Ninh, có một bức tranh tạc hình vua Nghiêu và ông Thuấn đang cày ruộng, đề tựa là: Vua Nghiêu - Vua Thuấn, lấy tích ông Thuấn cày ruộng ở Lịch Sơn, để tượng trưng chữ CANH.

Theo Nho giáo, ba vị vua: Nghiêu, Thuấn, Vũ là ba vị Thánh vương có công lao vĩ đại đối với dân chúng, nên được dân chúng tôn lên làm ba vị Đại Đế, được cúng tế rất long trọng vào ngày rằm của ba nguơn trong một năm, kể ra:

- Rằm tháng Giêng, Thượng Nguơn, tôn vua Nghiêu là: Thượng Nguơn Tứ Phước Thiên Quan Đại Đế Thắng Hội, gọi tắt là: Thượng Nguơn Thiên Quan Tứ Phước.

- Rằm tháng Bảy, Trung Nguơn, tôn vua Thuấn là: Trung Nguơn Xá Tội Địa Quan Đại Đế Thắng Hội, cũng gọi là: Trung Nguơn Địa Quan Xá Tội.

- Rằm tháng Mười, Hạ Nguơn: tôn vua Hạ Vũ là: Hạ Nguơn Giải Ách Thủy Quan Đại Đế Thắng Hội, cũng gọi là: Hạ Nguơn Thủy Quan Giải Ách.

 

NGHINH

NGHINH

NGHINH: Tiếp rước, tiếp đón.
Td: Nghinh phong đài, Nghinh tân.

 

Nghinh Phong đài

迎封臺

A: Dome of Canonisation.

P: Dôme de Canonisation.

Nghinh: Tiếp rước, tiếp đón. Phong: vua ban phẩm tước cho bề tôi. Đài: cái đài cất cao lên.

Nghinh Phong đài là cái đài để tiếp rước các Chức sắc được phong vào hàng Thánh.

Chúng ta lưu ý rằng: Nghinh Phong đài ở đây không có nghĩa là cái đài để hứng gió, bởi vì bên dưới đài nầy là cấp dành cho phẩm Giáo Hữu nơi CTĐ.

Nơi Tòa Thánh Tây Ninh, phần Cửu Trùng Đài, trên nóc và ngay chính giữa, có cất một kiến trúc đặc biệt, gọi là Nghinh Phong đài.

Kiến trúc Nghinh Phong đài gồm 3 phần:

■ Phần dưới hình vuông, tượng trưng Đất.

■ Phần giữa có hình trụ tròn, tượng trưng Trời, bởi vì người xưa quan niệm Trời tròn Đất vuông (Thiên viên Địa phương).

■ Phần trên là một bán cầu úp xuống, có vẽ bản đồ các lục địa và đại dương của địa cầu, tượng trưng địa cầu của nhơn loại chúng ta đang ở. Trên bán cầu nầy là hình một con Long Mã mà trên lưng có mang Bát Quái và cây gươm, gọi là Long Mã phụ Hà đồ, đang bỏ vó chạy về hướngTây nhưng ngoái đầu lại nhìn về hướng Đông. (Xem ý nghĩa nơi chữ: Long Mã, vần L)

Phía dưới Nghinh Phong đài là cấp thứ năm của CTĐ, ngay hai bên cửa hông của Tòa Thánh, là cấp dành cho Chức sắc phẩm Giáo Hữu chầu lễ Đức Chí Tôn. Phẩm Giáo Hữu đối phẩm Địa Thánh, đứng vào hàng Thánh Thể của Đức Chí Tôn.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Nghinh tân tống cựu

迎新送舊

A: To welcome the something new and to see the old out.

P: Accueillir le nouveau et reconduire l'ancien.

Nghinh: Tiếp rước, tiếp đón. Tân: cái mới. Tống: tiễn đưa. Cựu: cái cũ.

Nghinh tân tống cựu là đón tiếp cái mới, tiễn đưa cái cũ.

Thành ngữ nầy dùng để nói về lễ cúng trong giờ Giao thừa: Đón năm mới, tiễn năm cũ.

 

Nghinh xuân tiếp phước

迎春接福

A: To welcome the Spring and to receive the good luck.

P: Accueillir le Printemps et recevoir le bonheur.

Nghinh: Tiếp rước, tiếp đón. Xuân: mùa Xuân. Tiếp: rước vào.

Nghinh Xuân tiếp phước là đón mùa Xuân và rước vào nhà điều tốt lành.

 

NGOA

Ngoa truyền

訛傳

A: To propagate the false news.

P: Propager des nouvelles fausses.

Ngoa: bịa đặt để lừa dối. Truyền: chuyển đi.

Ngoa truyền là truyền đi những tin tức thất thiệt hay những điều sai lạc để lừa dối mọi người với mục đích xấu.

 

NGỌA

Ngọa tân thường đảm

臥薪嘗膽

Ngọa: nằm. Tân: củi. Thường: nếm. Đảm: mật.

Ngoạ tân thường đảm là nằm trên củi và nếm mật, thường dịch là: Nằm gai nếm mật, hay Ăn mật nằm gai.

(Xem điển tích và ý nghĩa nơi chữ: Ăn mật nằm gai, vần Ă)

 

NGOẠI

NGOẠI

NGOẠI: Bên ngoài, ở ngoài.
Td: Ngoại đạo, Ngoại giáo, Ngoại nghi.

 

Ngoại bang

外邦

A: Foreign country.

P: Pays étranger.

Ngoại: Bên ngoài, ở ngoài. Bang: nước, quốc gia.

Ngoại bang là nước ngoài, đồng nghĩa: Ngoại quốc.

 

Ngoại Càn Khôn

外乾坤

A: On the out of Earth.

P: En dehors de la Terre.

Ngoại: Bên ngoài, ở ngoài. Càn Khôn: Trời Đất, Càn khôn Vũ trụ.

Ngoại Càn Khôn: Ngoài Càn Khôn, tức là bên ngoài địa cầu của chúng ta đang ở, để đi vào CKVT.

KTHĐMP: Nương mây thoát tục ra ngoài Càn Khôn.

KCTPĐQL: Dầu oan gia ở ngoại Càn khôn

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

KTHÐMP: Kinh Tụng Huynh Ðệ Mãn Phần.

KCTPÐQL: Kinh cầu Tổ Phụ đã qui liễu.

 

Ngoại đạo

外道

A: On the out of my religion.

P: En dehors de ma religion.

Ngoại: Bên ngoài, ở ngoài. Đạo: tôn giáo.

Ngoại đạo là người ở bên ngoài tôn giáo của mình, có thể người đó không có tín ngưỡng, có thể người đó theo một tôn giáo khác hơn tôn giáo mình.

Đối nghĩa với Ngoại đạo là Bổn đạo. Bổn đạo là người ở trong cùng một tôn giáo với mình.

TNHT: Quanh năm cứ mang lấy thói mờ hồ nên phải thua kẻ ngoại đạo.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ngoại giáo

外敎

Ngoại: Bên ngoài, ở ngoài. Giáo: tôn giáo, dạy.

Có 3 trường hợp sau đây:

1. Ngoại giáo là người hay tôn giáo ở ngoài tôn giáo của mình. Trong trường hợp nầy, Ngoại giáo đồng nghĩa Ngoại đạo.

CG PCT: Chẳng phải nói các kinh điển của người trong Đạo làm ra mà thôi, dầu cho người ngoại giáo làm ra đi nữa, nếu có thương phong bại tục, thì buộc Hội Thánh phải vùa giúp Chưởng Pháp mà lo trừ diệt cho đặng.

2. Ngoại giáo là giáo đạo ở ngoại quốc, tức là truyền đạo và dạy đạo cho người ngoại quốc ở các nước ngoài.

Đó là nhiệm vụ của Hội Thánh Ngoại giáo. (Xem chi tiết nơi chữ Hội Thánh Ngoại Giáo, vần H)

3. Ngoại giáo là phần Công Truyền, thường gọi là Ngoại giáo Công Truyền, dạy về Giáo lý, Kinh kệ, Luật pháp, và Triết lý của Đạo, cho tất cả những người nào nhập môn vào Đạo.

Đây là phần Phổ Độ thuộc về Thể pháp của Đạo.

Đối lại với Ngoại giáo Công truyền là phần Nội giáo Vô vi, hay Tâm pháp Bí truyền, thuộc về phần Bí pháp của Đạo, chỉ dạy cho những người tu luyện trong Tinh Thất. (Xem chi tiết nơi chư: Nội giáo Vô vi)

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Ngoại lệ

外例

A: Exception

P: Exception.

Ngoại: Bên ngoài, ở ngoài. Lệ: luật lệ, qui tắc.

Ngoại lệ là những điều ngoài luật lệ, tức là không nằm trong luật lệ.

 

Ngoại nghi

外儀

A: The exterior table.

P: La table extérieure.

Ngoại: Bên ngoài, ở ngoài. Nghi: cái bàn hương án dùng làm nghi thức.

Ngoại nghi là nghi ngoài, tức là cái bàn hương án đặt phía ngoài của chánh điện để giới hạn phạm vi tế lễ từ ngoại nghi vô tới nội nghi mà thôi.

Nội nghi là bàn thờ đặt bên trong, trên đó thờ Thiên Nhãn của Đức Chí Tôn, Tam giáo Đạo chủ, Tam Trấn Oai Nghiêm và các Đấng trong Ngũ Chi Đại Đạo.

Ngoại nghi chỉ là một cái bàn hương án, không có thờ ai hết, nhưng trên Ngoại nghi cũng chưng đủ các món: hương, đăng, hoa, quả, trà, rượu, cần nhứt là phải có một cặp chân đèn và một cái lư hương.

Nơi Thánh Thất, cặp Lễ sĩ xướng đứng ở hai bên Ngoại nghi. Ngoại nghi đặt trước bàn thờ Đức Hộ Pháp và cách bàn thờ nầy chừng ba hay bốn thước.

 

Ngoại xướng

外唱

Ngoại: Bên ngoài, ở ngoài. Xướng: cất tiếng hô to.

Ngoại xướng là cặp Lễ sĩ ở Ngoại nghi xướng lễ.

TNHT: Như ngoại xướng: Điện trà, Quì, Chức sắc đồng quì dưng trà lên khỏi đầu.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGOAN

NGOAN

1.    NGOAN: Không biết mà làm càn, cứng đầu.
Td: Ngoan cố, Ngoan ngạnh.

2.    NGOAN: (nôm) có nết na, dễ bảo.
Td: Ngoan đạo.

CHÚ Ý: Chữ Ngoan (nôm) trái nghĩa với chữ Ngoan (hán văn).

 

Ngoan cố

頑固

A: Obstinate.

P: Obstiné.

Ngoan: Không biết mà làm càn, cứng đầu. Cố: cố chấp.

Ngoan cố là bướng bỉnh, cứng đầu, không chịu nghe theo lời dạy dỗ của bề trên.

 

Ngoan đạo

A: Pious.

P: Pieux.

Ngoan: có nết na, dễ bảo. Đạo: tôn giáo.

Ngoan đạo là hoàn toàn tin tưởng tôn giáo, vâng theo các luật đạo một cách nghiêm chỉnh và vui vẻ.

TNHT: Thơ! Con đã ngoan đạo, mà sự ngoan đạo của con đó còn độ lắm kẻ.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ngoan ngạnh

頑梗

A: Stubborn.

P: Têtu.

Ngoan: Không biết mà làm càn, cứng đầu. Ngạnh: có gai có ngạnh, trở ngại.

Ngoan ngạnh là cứng đầu, bướng bỉnh.

KSH: Tánh ngoan ngạnh không vì cô bác.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

NGOẠN

Ngoạn mục

玩目

A: Pleasant to see.

P: Agréable à voir.

Ngoạn: ngắm nghía thưởng thức. Mục: con mắt, thấy.

Ngoạn mục là trông thấy đẹp mắt.

 

NGỌC

NGỌC

 NGỌC: Thứ đá quí có màu rất đẹp, là vua của loài đá, chỉ sự quí báu, cao quí.
Td: Ngọc các, Ngọc cơ, Ngọc cung.

 

Ngọc bất trác bất thành khí

玉不琢不成器

Ngọc: Thứ đá quí có màu rất đẹp, là vua của loài đá, chỉ sự quí báu, cao quí. Trác: mài dũa. Khí: dụng cụ.

Ngọc bất trác bất thành khí: Ngọc mà chẳng mài dũa thì không thành một món trang sức đẹp quí.

Lễ Ký vân:

Ngọc bất trác bất thành khí,

Nhân bất học bất tri Đạo.

Sách Lễ Ký viết rằng:

Ngọc không mài không thành món đồ quí,

Người không học không biết Đạo lý.

 

Ngọc các

玉閣

A: Rich and noble family.

P: Famille riche et noble.

Ngọc: Thứ đá quí có màu rất đẹp, là vua của loài đá, chỉ sự quí báu, cao quí. Các: cái lầu.

Ngọc các là lầu ngọc, chỉ nhà giàu có sang trọng.

TNHT: Những ngỡ trao duyên vào ngọc các.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ngọc cơ

玉機

P: La corbeille à bec.

Ngọc: Thứ đá quí có màu rất đẹp, là vua của loài đá, chỉ sự quí báu, cao quí. Cơ: cái máy.

Ngọc cơ, nghĩa đen là cái máy quí báu, nghĩa thường dùng là dụng cụ để cầu các Đấng thiêng liêng. Nhờ Ngọc cơ, các Đấng có thể giáng viết ra bài văn dạy Đạo cho nhơn sanh.

Có hai loại Ngọc cơ:

·         Tiểu Ngọc cơ: dùng để cầu các Đấng thiêng liêng.

·         Đại Ngọc cơ: dùng để cầu Đức Chí Tôn.

(Xem chi tiết nơi chữ: Cơ bút, vần C)

 

Ngọc cung

玉宮

A: Palace of Immortals.

P: Palais des Immortels.

Ngọc: Thứ đá quí có màu rất đẹp, là vua của loài đá, chỉ sự quí báu, cao quí. Cung: cung điện.

Ngọc cung là cung điện bằng ngọc, chỉ cõi Tiên, nơi ở của các vị Tiên.

TNHT: Trước có căn duyên ở Ngọc cung.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ngọc diệp kim chi

玉葉金枝

A: Gold branches and jade leaves: Noble family.

P: Branches d'or et feuilles de jade: Famille noble.

Ngọc: Thứ đá quí có màu rất đẹp, là vua của loài đá, chỉ sự quí báu, cao quí. Diệp: lá. Kim: vàng. Chi: nhánh, cành cây.

Ngọc diệp kim chi là lá ngọc cành vàng, chỉ con cháu của các vua chúa, hay của các gia đình quí tộc.

 

Ngọc Đế

玉帝

A: Jade Emperor.

P: Empéreur de Jade.

Ngọc Đế là nói tắt của từ ngữ: Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Ngọc Đế là Đấng Tạo Hóa, tạo ra CKVT và vạn vật.

Đạo Cao Đài Ngọc Đế: Đạo Cao Đài của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế lập nên. (Lời Minh thệ)

CKVV: Càn Khôn Vạn vật.

 

Ngọc Hoàng Thượng Đế

玉皇上帝

A: The Jade Imperor.

P: L'Empéreur de Jade.

Ngọc: Thứ đá quí có màu rất đẹp, là vua của loài đá, chỉ sự quí báu, cao quí. Hoàng: vua. Thượng: cao. Đế: vua.

Nhờ hiện tượng thông linh bằng cơ bút, Đạo Cao Đài biết chắc chắn rằng, trong CKVT nầy, có một Đấng duy nhứt tuyệt đối, tối cao tối đại, chí tôn chí linh, tạo hóa ra Càn khôn Vũ trụ và vạn vật. Đấng ấy ngày nay giáng cơ dạy Đạo, xưng là: "Ngọc Hoàng Thượng Đế kim viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, giáo Đạo Nam phương."

Danh xưng nầy có nghĩa là: Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế nay gọi là Đấng Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, dạy Đạo cho nước Việt Nam.

Đấng ấy giáng cơ dạy Đạo, xưng mình là Thầy, gọi các tín đồ là môn đệ.

Từ xưa đến nay, có rất nhiều người phủ nhận Thượng Đế, không nhìn nhận có sự hiện hữu của Đấng Thượng Đế, hay nhìn nhận có Thượng Đế nhưng họ lại hủy báng Thượng Đế, lại cũng có nhiều người, nhiều tôn giáo tôn sùng Thượng Đế, thờ phụng Thượng Đế, nhưng tựu chung, họ không biết gì về Thượng Đế, hay có biết thì cũng chỉ biết chút ít và rất mơ hồ.

Ngày nay, nhờ hiện tượng thông linh bằng cơ bút, Đấng Thượng Đế giáng trần mở Đạo Cao Đài, nhờ đó nhơn loại mới biết được khá nhiều về Đấng Thượng Đế.

Bài Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế mà chúng ta thường tụng hằng ngày cho chúng ta biết một số nét chính về Đấng Thượng Đế, xin ghi ra sau đây:

·         Đấng Thượng Đế còn được gọi là Đại La Thiên Đế, hay Đấng Thái Cực Thánh Hoàng.

·         Đấng ấy tạo ra và nuôi dưỡng vạn vật.

·         Phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, biến Tứ Tượng, hóa Bát Quái mà tạo thành CKVT và vạn vật.

·         Trên thì chưởng quản 36 từng Trời và 3000 thế giới,

·         Dưới chưởng quản 72 Địa cầu và Tứ Đại Bộ Châu.

·         Đó là Đại Từ Phụ.

·         Là vua của Nhựt, Nguyệt, Tinh, và thời gian,

·         Là chủ của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

·         Là Đấng Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng

·         Là Đấng Đại Thiên Tôn.

Sau đây, chúng ta tìm hiểu thêm chi tiết về Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Nguyên căn của Đấng Thượng Đế

Sự Tạo hóa ra CKVT và vạn vật

Bản chất của Đấng Thượng Đế

  1. Thượng Đế là chơn lý tuyệt đối, hằng hữu, bất biến.
  2. Thượng Đế toàn tri toàn năng, toàn thiện toàn mỹ
  3. Thượng Đế là Đại Từ phụ của Vạn linh
  4. Giải đáp hai câu hỏi liên quan đến Thượng Đế

I. Nguyên căn của Đấng Thượng Đế:

TNHT: "Khí Hư Vô sanh có một Thầy, còn mấy Đấng Thầy kể đó, ai sanh? Ấy là Đạo. Các con nên biết.

Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn Khôn Thế giới nầy, mà nếu không có Hư Vô chi Khí thì không có Thầy."

TNHT: "Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn khôn Thế giới thì khí Hư Vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực.

Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn khôn Thế giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm, gọi là chúng sanh.

Các con đủ hiểu rằng, chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra. Hễ có sống ắt có Thầy, Thầy là cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy vô cùng tận."

Với hai đoạn Thánh ngôn trên, chúng ta biết rằng: Khí Hư Vô sanh ra một Đấng duy nhứt là Thượng Đế, hay Ngọc Hoàng Thượng Đế, mà ngôi của Ngài là Thái Cực. Thái Cực là khối chơn linh của Thượng Đế, được gọi là: Đại Linh quang, Đại chơn linh, Đại hồn, Thiên hồn.

Vậy nguyên căn của Đấng Thượng Đế là Khí Hư Vô.

II. Sự Tạo hóa ra CKVT và vạn vật:

TNHT: "Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một chơn thần mà biến Càn khôn Thế giới và cả nhơn loại.

Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.

Các con là chư Phật, chư Phật là các con.

Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn khôn Thế giới nên mới gọi là PHÁP, Pháp có mới sanh ra Càn khôn Vạn vật, rồi mới có người, nên gọi là TĂNG.

Thầy là PHẬT chủ cả PHÁP và TĂNG lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy."

TNHT: "Bởi vậy, một chơn thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong Càn khôn Thế giới, nên chi: Các con là Thầy, Thầy là các con."

Qua các đoạn Thánh ngôn trên của Đức Chí Tôn, chúng ta có một quan niệm về vũ trụ và nhân sinh như sau:

Khí Hư Vô sanh ra một Đấng duy nhứt là Ngọc Hoàng Thượng Đế, mà chơn linh của Ngài là Thái Cực.

Ngài phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi: Âm quang và Dương quang, rồi Lưỡng Nghi biến ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái. Sự biến hóa đi từ đơn giản đến phức tạp, càng biến hóa càng thêm phức tạp. Từ Bát Quái mới biến hoá để tạo ra Càn khôn Thế giới gồm 3000 quả Tinh cầu và 72 Địa cầu. Ngũ khí ngưng kết tạo thành Ngũ hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ), cho nên Thảo mộc là loài sanh vật được tạo ra trước hết, rồi nhờ sự tiến hóa Thảo mộc tiến hóa thành Thú cầm, Thú cầm tiến hoá lên Nhơn loại. Nhơn loại dần dần tiến hoá thành chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Đến Phật rồi, còn phải tiếp tục tiến hóa thành Thượng Đế thì mới hiệp nhứt vào Thượng Đế.

Cho nên, Đức Chí Tôn mới nói:

- Có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

- Các con là chư Phật, chư Phật là các con.

- Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.

- Các con là Thầy, Thầy là các con.

Đây là những vấn đề triết lý rất mới mẻ mà chỉ có Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn sáng lập mới biết được mà thôi.

Đức Phạm Hộ Pháp khi xuất chơn thần lên cõi TLHS, vào Bạch Ngọc Kinh, gặp được Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, có thuật lại như sau:

"Khi Bần đạo vô trong, Đại Từ Phụ, muốn biết Ổng là ai? Ông nầy có phải là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế? Ổng có phải là một người không? Làm sao cho tôi được biết Ổng với. Tôi vừa tưởng nghĩ thì xa lắm, thấy cái gì bao phủ như tấm màn che vậy, vô gặp rồi, biết Ổng ở trỏng, có tấm màn che, ý muốn cái màn nầy vạch ra đặng thấy Ổng, vừa muốn thì thấy cái màn ấy hé vạch ra, dường như có từng có nấc xa lắm, không thế gì tả đặng, kế đó thấy Ổng bước ra, mặc áo trắng, bịt khăn trắng, cũng có một hai miếng vải lòng thòng sau lưng, râu bạc trắng, coi đẹp lắm, thấy thương làm sao đâu!

Trong bụng nói, Ổng ngồi tại Linh Tiêu Điện mình ngó thấy Ổng măc bộ đồ khác, không lẽ hai người, chắc không phải Ổng. Vừa nói rồi thì thấy Ổng bước ra, đứng ngay chính giữa, ngó ngay Bần đạo, dường như thể biểu con coi đây, ngó ngay lên Ổng thấy đạo hào quang chiếu diệu ra, tay cầm cây gậy coi đẹp lắm, cây gậy của Ổng quảy cái bầu, bên mình Ổng mang một cái bị, mặc bộ đồ Ngọc Hoàng Thượng Đế, nắm ngang cây gậy trên tay, thành cây đòn cân, Ổng kéo cái bầu ra thành cái giá cân, Ổng kéo cái bị ra thành trái cân. Ba món báu ấy hiệp lại thành cây Cân thiêng liêng mà chính mình đã thấy Ổng nơi Linh Tiêu Điện, không còn ai xa lạ nữa, cũng Đại Từ Phụ, nhưng thiên biến vạn hóa của Ổng mà tạo ra CKVT."

(Xem tiếp: Nhơn sinh quan Vũ trụ quan).

III. Bản chất của Đấng Thượng Đế:

1. Thượng Đế là chơn lý tuyệt đối, hằng hữu, bất biến.

Chơn lý tuyệt đối: vì chỉ có MỘT mà thôi. "Khí Hư Vô sanh có MỘT Thầy." Chỉ có một Đấng Thượng Đế, chỉ có một ngôi Thái Cực, nên gọi là tuyệt đối.

Chơn lý hằng hữu và bất biến: Chơn lý ấy thường có đời đời, mãi mãi là như thế, từ vô thỉ đến vô chung. Càn khôn Vũ trụ có thể bị tiêu diệt nhưng Thượng Đế thì bất diệt, tức là không sinh không diệt hay nói khác hơn Ngài sinh ra ngay khi diệt. CKVT phải chịu luật Thành Trụ Hoại Diệt, và khi Vũ trụ bị diệt thì Thượng Đế sẽ tái tạo một CKVT mới tiến hóa tốt đẹp hơn. Nói là diệt chớ thật sự nó không diệt, mà chỉ thay đổi hình dạng để thích hợp với sự tiến hoá mới.

2. Thượng Đế toàn tri toàn năng, toàn thiện toàn mỹ:

■ Toàn tri là hiểu biết tất cả, không có gì mà Thượng Đế không biết, mà lại biết đến cùng tận, khắp các phương diện.

■ Toàn năng là làm được tất cả và làm giỏi hơn tất cả.

Nếu chỉ biết thiện mà không biết ác thì có chỗ chưa biết, tức là chưa toàn tri. Nếu chỉ biết làm điều thiện mà không biết làm ác thì có chỗ chưa làm được tức là chưa toàn năng.

Thượng Đế là Đấng toàn tri toàn năng, nghĩa là biết tất cả và làm được tất cả, từ ác tới thiện, từ trược tới thanh, từ Quỉ ma đến Tiên Phật, mà lại biết làm đến chỗ cùng tột, từ đại ác đến đại thiện, từ tối trược cho đến tối thanh, từ Quỉ vương đến Phật cao siêu. Tiên hay Phật chỉ biết làm thiện chớ không biết làm ác, cho nên chưa thể gọi Tiên Phật là toàn tri toàn năng. Còn Quỉ vương chỉ biết làm ác chớ không biết làm thiện cho nên cũng không phải là toàn tri toàn năng.

Thượng Đế sử dụng cái toàn tri toàn năng đó để thúc đẩy cơ tiến hoá của CKVT và vạn vật trong sự minh triết tối cao của Ngài, nên cái đại ác tối trược ấy trở thành đại từ bi vì nó giúp Càn khôn tiến hoá. Tiến hóa là sống, không tiến hóa là diệt.

Điều quan trọng số một của Đấng Thượng Đế là Tiến hoá, CKVT và vạn vật phải tiến hóa. Cho nên điều gì làm cho CKVT và vạn vật tiến hóa thì đó là thiện lành, là từ bi.

Muốn thúc đẩy sự tiến hóa thì phải có hai lực đối kháng nhau:

·         1 lực kéo lên và 1 lực trì xuống, tạo thành một ngẫu lực vận chuyển bánh xe tiến hóa xoay tròn lăn tới.

·         Lực kéo lên là của Tiên Phật,

·         Lực trì xuống là của Quỉ Ma.

Đức Thượng Đế dùng 2 thế lực nầy để thúc đẩy sự tiến hóa.

■ Toàn thiện toàn mỹ là hoàn toàn lành và tốt đẹp. Nếu trọn lành mà không trọn dữ thì chưa phải là toàn thiện, nếu trọn tốt mà không trọn xấu thì cũng chưa phải là toàn mỹ.

Tiên Phật do đâu mà có? Nhờ con người chí công tu hành nên mới đắc đạo thành Tiên Phật. Ma quỉ do đâu mà có? Con người hung ác, phản bội, bị đọa trở thành Ma quỉ.

Cho nên, Tiên Phật hay Ma quỉ đều do con người mà ra, mà con người là con của Thượng Đế, thì Tiên Phật hay Quỉ ma cũng đều là con của Thượng Đế, nhưng trình độ tiến hóa của mỗi phẩm cấp rất khác biệt nhau, trình độ tiến hoá của Ma quỉ thì cực thấp nên xấu xa, còn trình độ tiến hoá của Tiên Phật thì cực cao nên tốt đẹp. Hai cái thái cực nầy được Thượng Đế sử dụng trong minh triết của Ngài để thúc đẩy bánh xe tiến hóa của Càn khôn luôn luôn xoay chuyển, nên Thượng Đế mới là Đấng toàn thiện toàn mỹ.

Thầy là các con, các con là Thầy. Trong các con của Thầy có đủ các hạng: Thần, Thánh, Tiên, Phật và Quỉ Ma. Cho nên trong Thượng Đế có đủ các trạng thái vừa Tiên Phật vừa Quỉ ma, tức là Thượng Đế là Tiên Phật mà không phải Tiên Phật; là Quỉ ma mà không phải Quỉ ma. Các trạng thái đối ngược nầy đồng thể hiện ra cùng một lúc trong sự minh triết của Thượng Đế, khiến chúng dung hợp hài hòa với nhau để thúc đẩy sự tiến hóa của CKVT và vạn vật.

Nhưng tại sao, trong tôn giáo, Thượng Đế lại ca ngợi Tiên Phật, khuyến khích thiện lành, lên án nặng nề đám Quỉ ma, hăm he trừng phạt điều ác trược? Bởi vì Đấng Thượng Đế thấy sắp đến kỳ thi cuối cùng tuyển lựa người có đủ trình độ để lập đời Thượng nguơn Thánh đức, mà số nhơn loại con cái của Ngài vẫn đang trì trệ trên đường tu tiến, chưa đủ số người có trình độ đạo đức để lập đời Thượng nguơn, nói chi đến việc dự Hội Long Hoa, nên Đấng Thượng Đế phải sử dụng khía cạnh thiện thanh là lên án điều ác trược một cách gắt gao, để giúp nhơn sanh tu tiến cấp tốc, đồng thời ban rải ơn huệ cho người tu bớt bị khảo đảo mà lui chân thối bước.

Khi con người còn ở trong chỗ ác trược vì vô minh, Đấng Thượng Đế cần phải lên án ác trược là xấu xa tội lỗi, là phiền não khổ đau, để con người sợ hãi ác trược mà sớm từ bỏ, để tiến lên thiện thanh, thuận dòng tiến hóa của Càn khôn. Trong giai đoạn nầy, lên án ác trược, lên án quỉ ma, hăm he trừng phạt, là điều rất cần thiết để thúc đẩy con người tiến hoá nhanh hơn. Sự lên án ấy, sự hăm he ấy nằm trong minh triết của Thượng Đế và trong tình thương yêu vô tận đối với con cái của Ngài.

3. Thượng Đế là Đại Từ phụ của Vạn linh:

Mỗi một chơn linh trong CKVT nầy đều là một chiết linh của khối Thái Cực tức là Đại Linh quang của Đấng Thượng Đế, nên mỗi chơn linh nầy được gọi là: Tiểu linh quang, Tiểu hồn, hay cũng được gọi là Tiểu Thượng Đế.

Tất cả các chơn linh trong Vạn linh đều là chiết linh của Thượng Đế, nên Thượng Đế là Đấng Cha chung của Vạn linh, tức là Đại Từ Phụ của Vạn linh.

Vạn linh đầu kiếp xuống trần làm chúng sanh. Nhờ sự tiến hoá liên tục nên trong Vạn linh có đủ Bát hồn: - Kim thạch hồn, - Thảo mộc hồn, - Thú cầm hồn, - Nhơn hồn, - Thần hồn, - Thánh hồn, - Tiên hồn, - Phật hồn.

Như thế, chúng ta thấy, chẳng những nhơn loại là con cái của Thượng Đế, mà cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật cũng đều là con của Thượng Đế, cả đến thảo mộc, côn trùng, thú cầm cũng đều là con của Thượng Đế.

Tất cả chơn linh trong CKVT nầy đều là con cái của Thượng Đế, nhưng trình độ tiến hóa của mỗi loài có cao thấp khác nhau: Trình độ tiến hoá thấp nhất là Kim thạch, dần dần Kim thạch tiến hóa lên Thảo mộc, Thảo mộc tiến hoá lên Thú cầm, rồi Thú cầm tiến hóa lên thành Nhơn loại; từ Nhơn loại mới tiến hóa lên thành Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Nhơn loại chúng ta ở mức tiến hoá trung bình. Chúng ta phải coi Thú cầm Côn trùng là đàn em kém tiến hoá, và coi chư Thần, Thánh, Tiên, Phật là đàn anh có mức tiến hóa cao hơn, tất cả đều là anh em một nhà mà Đấng Cha Chung thiêng liêng (Đại Từ Phụ) là Thượng Đế.

4. Giải đáp hai câu hỏi liên quan đến Thượng Đế:

1. Phật giáo cho rằng Thượng Đế là vị Phạm Thiên Vương nên nhỏ hơn Phật, không tôn kính bằng Phật.

Chúng ta biết rằng Phạm Thiên Vương là vị Thiên Đế chưởng quản địa cầu 68 của nhơn loại chúng ta. Mỗi một địa cầu hay tinh cầu đều có một vị Thiên Đế (hay Phạm Thiên Vương) chưởng quản. Có tất cả tam thiên thế giới và thất thập nhị địa nên có tất cả 3072 vị Thiên Đế chưởng quản. Các vị Thiên Đế nầy là những hóa thân của Thượng Đế, giúp Thượng Đế chưởng quản toàn thể CKVT. Do đó, Thượng Đế là chủ của các vị Thiên Đế nên gọi Thượng Đế là Đại La Thiên Đế.

Giáo lý của Phật giáo còn thiếu sót ở điểm nầy, làm cho các tín đồ của Phật giáo mang tội thất kính đối với Thượng Đế, hay đôi khi có người lại còn hủy báng Thượng Đế nữa. Đó là một điều hết sức mê muội và sai lầm. Họ chỉ biết làm Phật tử là con của Phật chớ không biết làm con của Thượng Đế, họ chỉ biết tôn kính Phật mà không tôn kính Thượng Đế. Họ có biết đâu rằng, Phật cũng là con của Thượng Đế, nhưng người con nầy đã đạt được trình độ tiến hóa tâm linh rất cao. Nhơn sanh là con của Thượng Đế chớ không phải là con của Phật. Phật chỉ là người anh cả của nhơn sanh mà thôi.

Chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ để nhận định rõ về vấn đề nầy, đừng mê muội sai lầm mà đắc tội cùng Đại Từ Phụ. Chúng ta không nên vướng mắc vào vấn đề nhỏ hay lớn, thấp hay cao, mà chỉ làm sáng tỏ chỗ đúng sai, chơn giả.

Chơn lý vẫn có một, Thượng Đế là Đại Từ Phụ, là Cha chung của Vạn linh, tức là Đấng Cha lành thiêng liêng của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, và của toàn cả chúng sanh.

2. Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế có lúc vui, có lúc buồn, có lúc thịnh nộ. Vậy Thượng Đế chưa dứt được thất tình, nên Thượng Đế không bằng Phật.

Chúng ta suy nghĩ lại xem, Phật có diệt hết thất tình không? Phật còn muốn làm Phật, muốn giữ sự sáng suốt, nên Phật vẫn còn dục; Phật ưa thích sự thanh tịnh và an lạc nơi cõi Niết Bàn nên Phật cũng có mê; Phật thương yêu chúng sanh như mẫu ái tử nên Phật cũng còn ái; khi có chúng sanh nào chống đối hay phỉ báng Phật thì Phật cũng nổi giận bằng sự thương hại, và ban rải cho kẻ ấy một chút ân điển để giúp nó sớm giác ngộ. Như vậy, Phật cũng còn có thất tình, nhưng thất tình của Phật đã được chuyển hóa thành những tình cảm cao thượng, giúp chúng sanh tiến hoá và thoát khổ.

Nói diệt hết thất tình, ấy là cách nói đối với bậc sơ cơ. Trong thất tình có 3 tình tốt: Hỷ, Ái, Lạc, cần phải nuôi dưỡng và phát triển; 4 tình xấu là: Ố, Ai, Nộ, Dục, cần phải kềm chế và chuyển hóa nó từ những tình cảm thấp kém xấu xa thành những tình cao thượng tốt đẹp.

Phật đã diệt hết phần xấu xa của thất tình, chỉ còn phần tốt đẹp cao thượng, chớ không phải Phật không có thất tình.

Thượng Đế bao hàm mọi trạng thái thanh trược, thiện ác, Phật ma, nên thất tình của Thượng Đế cũng bao hàm mọi trạng thái xấu tốt, thanh trược, và ở trạng thái nào Thượng Đế cũng đứng nhứt vì Thượng Đế là chơn lý tối thượng, nếu Thượng Đế mà còn thua kém thì không thể gọi là tối thượng được.

Trong CKVT nầy, không ai dục bằng Thượng Đế, vì Ngài chiếm hữu hết Vũ trụ, không ai si mê bằng Thượng Đế vì Ngài si mê cả trược lẫn thanh tức là si mê làm Tiên Phật mà cũng si mê làm Quỉ ma, còn Phật chỉ biết mê làm Phật chớ không biết làm Ma; còn cái Nộ của Thượng Đế thì cũng đứng thứ nhứt, vì Ngài chính là khối lửa nóng giận vô biên, thịnh nộ nhứt Càn khôn, ở khía cạnh thanh, thấy ai làm trược thì Ngài thịnh nộ; ở khía cạnh trược, thấy ai làm thanh thì chống đối.

Sự thịnh nộ ấy, sự chống đối ấy diễn ra cùng một lúc trong Thượng Đế, khiến cho chúng dung hợp hài hòa, tạo thành cái minh triết sinh động vô cùng của Thượng Đế có tác dụng duy nhứt là thúc đẩy sự tiến hóa của Càn khôn.

Phân tích như thế để chúng ta thấy rằng, Phật tuy đã tiến hóa rất cao, nhưng còn phải tiếp tục tiến hóa một giai đoạn chót nữa, để cùng một lúc đạt hai trạng thái thanh và trược giống như Thượng Đế, thì trở thành Thượng Đế, hòa nhập vào Thượng Đế, và như vậy là đi giáp một chu kỳ tiến hóa của một chơn linh.

Chu kỳ tiến hóa ấy khởi đầu từ Thượng Đế, Tiểu hồn tách ra khỏi Đại hồn, đi xuống trần làm Kim thạch, dần dần tiến hóa lên làm Thảo mộc, Thú cầm, Nhơn loại. Nhơn loại tu hành tiến hóa lên thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Rồi Phật còn phải tu để tiếp tục tiến hóa thành Thượng Đế, nhập vào khối Đại Linh quang của Thượng Đế. Ấy là giáp một chu kỳ tiến hóa.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.

 

Ngọc Hư Cung

玉虛宮

A: The Court of God, The Counsel of God.

P: La Cour de Dieu, Le Conseil de Dieu.

Ngọc Hư Cung hay Cung Ngọc Hư là nơi họp triều đình của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, cầm quyền cai trị toàn cả CKTG.

Ngọc Hư Cung ở từng Trời thứ 10 là Hư Vô Thiên, ở ngay bên trên Cửu Trùng Thiên, dưới quyền Chưởng quản của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật. Trong Ngọc Hư Cung có Linh Tiêu Điện và Cung Hiệp Thiên Hành Hóa.

■ Linh Tiêu Điện là nơi Đức Chí Tôn họp Thiên triều của Ngài, gồm các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật, tạo định Thiên thơ, cầm quyền điều khiển CKVT.

■ Cung Hiệp Thiên Hành Hóa là Tòa Tam Giáo thiêng liêng, nơi làm việc của Tam Trấn Oai Nghiêm cầm quyền Tam Giáo thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Trong đề tài Con đường TLHS, Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo giảng về Ngọc Hư Cung như sau:

"Đó là một thế giới đẹp đẽ vô cùng, lầu đài nguy nga chớn chở, làm toàn bằng ngọc, có màu như pha lê, hào quang chiếu diệu, mà màu sắc ấy biến đổi luôn, rất huyền diệu.

Khi chúng ta lên đến đó, chơn thần của chúng ta phải biến hóa theo những màu sắc ấy thì mới nhập được vào Ngọc Hư Cung, còn nếu biến đổi không được thì bị đuổi ra.

Trong Ngọc Hư Cung không dùng lời nói, chỉ nói chuyện với nhau bằng tư tưởng, nên không có vấn đề ngôn ngữ bất đồng, và nơi đó có trùng trùng điệp điệp muôn người mà không có một tiếng ồn ào.

Trong Ngọc Hư Cung có một nơi gọi là Cung Nam Tào Bắc Đẩu, đặt một quyển Thiên thơ không chữ gọi là Vô Tự Kinh. Khi ta đến đứng trước quyển kinh ấy, dở ra xem thì thấy tên họ của mình hiện ra, cả kiếp sanh của mình đã làm gì thì nó hiện ra đủ hết, để ta quan sát trở lại kiếp sanh của ta, tự ta làm Tòa xử lấy ta. Chẳng những nó hiện ra những việc làm trong kiếp sanh vừa qua, mà nó còn hiện ra tất cả các kiếp sanh của chúng ta từ lúc chúng ta đầu kiếp xuống cõi trần, bao nhiêu kiếp ghi lại đủ hết. Bởi vì chính chơn thần của ta ghi lại tất cả các kiếp sanh, như là quay phim lưu giữ lại đó, mỗi một kiếp sanh là một cuồn phim, đến chừng chơn thần đến trước Vô Tự Kinh thì chơn thần chiếu trở lại các phim ấy. Cái huyền diệu của Vô Tự Kinh là ở chỗ đó."

"Cung Ngọc Hư là nơi cầm quyền chánh trị CKVT, không có một ngôi sao nào, không có một mặt trời nào đứng trong CKVT mà không chịu dưới quyền điều khiển của Ngọc Hư Cung.

Trên cung Hiệp Thiên Hành Hóa, cốt yếu chỉ cho người tội nhơn ấy làm Tòa xử lấy họ, họ biết tự tỉnh lấy họ, đặng ngó thấy quả kiếp bớt oai quyền mà quyết định tội mình. Trái lại, người cầm quyền là để giảm bớt tội tình cho ta.

Cầm quyền chánh trị CKVT là vậy đó, cầm để tác phước giảm tội, chớ không phải để buộc tội, không phải để định án, định chăng là do nơi mình, mình làm Tòa xử lấy mình.

Cung Hiệp Thiên Hành Hóa là cung để cho mình định tội lấy mình, không qua không đặng.

Nền chánh trị của CKVT là vậy. Cho nên khi chúng ta vô tới Cung Hiệp Thiên Hành Hóa, rủi chúng ta có làm tội tình, thì dường như các Đấng ngự nơi Cung ấy hồi hộp lo sợ cho mình, sợ mình kêu án mình quá nặng.

Thành thử, Ngọc Hư Cung là nơi an ủi các chơn linh trong CKVT, chính nơi ấy cầm quyền cai trị CKVT để dìu dắt, binh vực chớ không phải để trị. Các chơn linh tự trị lấy mình."

CKTG: Càn Khôn Thế giới.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.

 

Ngọc lầu

A: The palace of fairyland.

P: Le palais du séjour des immortels.

Ngọc: Thứ đá quí có màu rất đẹp, là vua của loài đá, chỉ sự quí báu, cao quí. Lầu: cái lầu, lầu đài.

Ngọc lầu là lầu đài bằng ngọc, chỉ nhà cửa, cung điện nơi cõi Tiên.

KĐ1C: Ánh Hồng Quân đương chói ngọc lầu.

KÐ1C: Kinh Ðệ Nhứt cửu.

 

Ngọc nữ

玉女

Ngọc: Thứ đá quí có màu rất đẹp, là vua của loài đá, chỉ sự quí báu, cao quí. Nữ: con gái.

Ngọc nữ là con gái nhỏ theo hầu các Tiên Nữ.

Thường nói: Kim đồng Ngọc nữ.

Kim đồng là con trai nhỏ theo hầu các Tiên Ông.

 

NGÔ

Ngô Văn Chiêu (1878-1932)

Tiểu sử

Quá trình ngộ Đạo Cao Đài

1.     Đấng Cao Đài Tiên Ông giáng cơ xưng danh lần đầu tiên

2.     Thời gian tùng sự tại Hà Tiên

3.     Lúc làm Chủ Quận Phú Quốc

a.     Đàn cơ mùng 1-1-Tân Dậu (dl 8-2-1921) tại Chùa Quan Âm, Phú Quốc

b.    Thờ Thiên Nhãn

c.     Cảnh Bồng Lai

4.     Thời kỳ làm việc ở Sài Gòn

5.     Đức Chí Tôn lập thêm một nhóm Phò cơ khác

6.     Sự hợp tác giữa hai nhóm

7.     Đức Chí Tôn dự bị phong Ngài Ngô Văn Chiêu vào chức Giáo Tông

8.     Ngài Ngô Văn Chiêu tách riêng

9.     Lập Cơ Tuyển Độ Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi

10.  Những cuộc du lịch

11.  Liễu đạo trên sông Cửu Long Tiền Giang

12.  Đám tang Ngài Ngô Minh Chiêu

Ngài Ngô Minh Chiêu giáng cơ

Phần kết


TIỂU SỬ

Ngài Ngô Văn Chiêu, sanh ngày 7 - Giêng - Mậu Dần (dl 8-2-1878) tại Bình Tây, Chợ Lớn, thân mẫu là bà Lâm Thị Quí và thân phụ là ông Ngô Văn Xuân thuộc dòng dõi quan Thị Lang của triều đình Huế.

Khi Ngài Chiêu được 6 tuổi, ông bà thân của Ngài tìm được việc làm ở Hà Nội nên đem Ngài gởi cho người em ruột là bà Ngô Thị Đây ở Mỹ Tho. Bà Đây có chồng là người Hoa, mở tiệm thuốc Bắc tại xã Điều Hòa, cạnh nhà việc, thuộc Mỹ Tho.

Ngài Chiêu ở với cô ruột và được cô cho đi học, đến năm 12 tuổi thì nhờ người quen cũ của cha bảo lãnh xin vào học nội trú tại Collège Mỹ Tho. Sau đó Ngài lên Sài Gòn học tại trường Chasseloup Laubat, và đậu bằng Thành Chung năm Ngài được 21 tuổi.

Ngày 23-3-1899, Ngài Ngô Văn Chiêu được nhận vào làm Thơ ký tại Sở Tân Đáo Sài Gòn.

Ngài theo sự hướng dẫn của người cô ruột, kết hôn với bà Bùi Thị Thân, người làng Thạnh Trị, đang làm nghề buôn bán tại chợ Mỹ Tho. Ông Bà sanh được cả thảy 9 người con, cả trai lẫn gái.

Ngày 1-1-1903, Ngài Ngô Văn Chiêu được đổi về tùng sự tại Dinh Thượng Thơ (Bureau du Gouvernement de Cochinchine).

Ngày 1-5-1909, Ngài được đổi xuống làm việc tại Tòa Hành Chánh tỉnh Tân An.

Ngày 1-1-1917, Ngài đậu Tri Huyện, vẫn tiếp tục làm công chức tại Tân An. Ngài mua một căn nhà lá tại thị xã Tân An, sửa lại thành ba gian lợp ngói, và đưa cả gia đình gồm vợ con về sống nơi căn nhà nầy.

Đầu năm 1920, Ngài Chiêu buồn rầu vì thân mẫu mới mất nên Ngài xin đổi đi Hà Tiên.

Ngày 1-3-1920, Ngài được đổi xuống Hà Tiên, làm việc tại Tòa Hành Chánh tỉnh Hà Tiên được 8 tháng thì Ngài được chuyển ra làm Chủ Quận Phú Quốc ngày 26-10-1920, và làm việc tại đây được 4 năm.

Ngày 1-1-1924, Ngài được thăng lên ngạch Tri Phủ.

Ngày 30-7-1924, Ngài được đổi về Sài Gòn, làm việc tại Phòng Thương Mại trong Dinh Thống Đốc Nam Kỳ.

Ngài Ngô Văn Chiêu mướn nhà ở nhiều nơi, nhưng sau rốt Ngài đến ở lầu 2 nhà số 110 đường Bonard (nay là đường Lê Lợi) Sài Gòn.

Năm 1931, Ngài Ngô Văn Chiêu 54 tuổi, Ngài xin nghỉ làm công chức, lui về an dưỡng ở Cần Thơ.

Trên bước đường làm quan cho nhà cầm quyền Pháp lúc bấy giờ đang cai trị Nam Kỳ, Ngài Ngô Văn Chiêu nổi tiếng là vị quan thanh liêm, chánh trực, công bình. Đối với bạn đồng liêu, Ngài rất khiêm tốn, ôn hòa. Đối với dân chúng, Ngài rất thân dân, hết lòng giúp đỡ, nhưng không bao giờ thọ lãnh lễ vật hay tiền bạc đền ơn đáp nghĩa. Lúc làm Chủ Quận, khi gặp nghi án thì Ngài chẳng nề khó nhọc, điều tra cho ra manh mối để tránh cho người dân bị hàm oan hay bị ức hiếp.

Lúc Ngài ở Phú Quốc, Ngài đã biết Đạo rồi, nên khi gặp những vụ thưa kiện, Ngài thường khuyên giải cả đôi bên giải hòa cùng nhau, khi hai bên chẳng chịu thì Ngài làm tờ giải lên tỉnh Hà Tiên.

QUÁ TRÌNH NGỘ ĐẠO CAO ĐÀI:

Khi Ngài Ngô Văn Chiêu từ Sài Gòn được đổi đến làm việc ở Tòa Hành Chánh tỉnh Tân An thì phong trào cầu cơ thỉnh Tiên cũng đang chớm nở tại đó. Ngài rất ngưỡng mộ, nên hợp tác với các bạn thân gồm quí ông: Đoàn Văn Kim (Một Kim), Lê Kiển Thọ (Bộ Thọ), Trần Phong Sắc, Nguyễn Văn Vân, tạo thành một nhóm cầu cơ, xin những bài thuốc chữa bịnh. Trong nhóm chọn ông Trần Phong Sắc làm Pháp đàn, ông Thọ làm đồng tử, Ngài Chiêu làm độc giả, ông Vân làm điển ký (ghi chép bài cầu cơ). Nhà Ngài Chiêu có thờ Đức Quan Thánh và Quan Âm Bồ Tát, nhà ông Thọ thì thờ Bát Tiên.

Vào ngày rằm âm lịch mỗi tháng, Ngài Ngô Văn Chiêu đều tổ chức cầu cơ tại nhà của Ngài. Bài kinh cầu cơ lấy trong kinh Vạn Pháp Qui Tông, nhờ mấy đứa trẻ nhỏ, tắm rửa sạch sẽ, quần áo tươm tất, làm đồng nhi tụng kinh.

Cuối năm 1917, thân mẫu của Ngài Chiêu lâm trọng bịnh, Ngài phải xuống đàn Cái Khế ở Cần Thơ để cầu xin thuốc cho mẹ uống. Ơn Trên giáng cơ cho bài thuốc, Ngài đem về cho mẹ uống thì mẹ Ngài hết bịnh, mạnh được vài năm. Sau đó thì mẹ Ngài bị bịnh trở lại, Ngài Chiêu trở xuống đàn Cái Khế cầu xin thuốc cho mẹ nữa, Ơn Trên chỉ giáng dạy đạo lý chớ không cho thuốc. Ngài vì quá thương mẹ nên đi lên đàn cơ ở Thủ Dầu Một xin thuốc một lần nữa.

Ông Trần Hiển Vinh chủ đàn Minh Thiện ở Thủ Dầu Một có thuật lại rằng: Bữa ấy, Ngài Ngô Văn Chiêu cùng ông Phủ Kim đến hầu đàn. Ông Kim quì ở trong, Ngài Chiêu quì ở góc ngoài. Khi Đức Quan Thánh giáng cơ, liền gọi tên Ngài Ngô Văn Chiêu và cho 4 câu thi, đại ý nói vườn thuốc của Phật Tổ đã bị trốc gốc. Qua bài thi nầy, Ngài Chiêu biết số mệnh của mẹ Ngài không qua khỏi. Đến cuối năm 1919 thì Bà từ trần.

1. Đấng Cao Đài Tiên Ông giáng cơ xưng danh lần đầu tiên:

Đầu năm 1920, vài tháng trước khi Ngài Chiêu có lịnh đổi xuống Hà Tiên, Ngài được lịnh bề trên bảo chỉnh đốn việc cầu cơ thỉnh Tiên.

Ông Trần Phong Sắc vẫn làm Pháp đàn, hai đồng tử là: ông Nguyễn Văn Vân ngồi đồng dương và ông Lê Kiển Thọ (Bộ Thọ) ngồi đồng âm, Ngài Chiêu làm độc giả, ông Đoàn văn Kim làm điển ký.

Đồng nhi đọc bài kinh cầu cơ đến câu:

Ngũ chơn bửu khí lâm triều thế,

Giá hạc đằng vân xiển tự nguyên.

Liền có một vị Tiên Ông nhập cơ viết xưng là Cao Đài Tiên Ông, cơ gõ mạnh bảo ông Trần Phong Sắc sửa lại hai câu ấy. Ông Sắc vốn là nhà Nho sành sỏi, liền trả lời một cách ngang ngang có vẻ bất kính: "Bài thỉnh cơ nầy đã có cả trăm năm nay từ Trung quốc truyền qua, ai dám cho là sái, nay Tiên Ông bảo sửa, vậy trật hay sao?"

Tiên Ông quơ cần cơ đập vào đầu ông Sắc vì tội vô lễ, ông Sắc sụt lẹ xuống né khỏi, kế Cao Đài Tiên Ông kêu Ngài Chiêu bảo sửa. Ngài Chiêu liền sửa và bạch rằng:

Bửu chơn Ngũ khí lầm triều thế.

Tiên Ông khen Ngài Chiêu sửa trúng.

Kể từ đó, ông Sắc không làm Pháp đàn nữa. Cả nhóm không biết Cao Đài Tiên Ông là ai, nhưng Ngài Chiêu thì đoán rằng, Đấng ấy là Thượng Đế, nên mới dám sửa kinh đời xưa.

2. Thời gian tùng sự tại Hà Tiên:

Vừa làm tuần bá nhựt (100 ngày) cho thân mẫu xong thì Ngài Ngô Văn Chiêu được giấy đổi đi Hà Tiên.

Lúc đó, ở Hà Tiên cũng có quí ông: Đốc phủ Sự, Lâm Tấn Đức, Nguyễn Thành Diêu, ông Phán Ngàn, lập thành nhóm cầu cơ thỉnh Tiên, nhưng năm lần bảy lượt mới có Tiên giáng. Khi Ngài Ngô Văn Chiêu xuống tới đó, Ngài liền gia nhập nhóm cầu cơ nầy, thì lạ thay, khi Ngài Chiêu nguyện vái, đọc bài cầu cơ, thì có Tiên giáng liền. Những buổi cầu cơ lúc đó tổ chức trên núi Thạch Động.

Một vị Tiên Cô xưng là Ngô Kim Liên giáng cho Ngài hai bài thi tứ tuyệt có ý khuyên Ngài tu hành:

Văng vẳng nhạn kêu bạn giữa thu,

Rằng Trời cùng Đất vẫn xa mù.

Non Tây ngảnh lại đường gai góc,

Gắng chí cho thành bực trượng phu.

Ngần trăng tỏ rõ giữa trời thu,

Cái cảnh Tây phương vẫn mịt mù.

Mắt tục nào ai trông thấy đấy,

Lắm công trình mới đúng công phu.

3. Lúc làm Chủ Quận Phú Quốc:

Trong thời gian làm Chủ Quận Phú Quốc, Ngài Ngô Văn Chiêu thường lên núi Dương Đông cầu cơ thỉnh Tiên.

Trước nhứt Ngài cầu ở Chùa Quan Âm. Ngài thường đi với cô Ba Lan là em bạn dì, và mấy người hầu đàn như: Hương Hào Khâu, ông giáo Mẫn, ông Hương Đa, Biện Tý, Ba Đồng, bà năm Vàng, bà phủ Phẩm, Hội Đồng Phanh, với năm ba đứa nhỏ sạch sẽ theo làm đồng tử. Độc giả thì có: Hai Huỳnh, Tư Xuân, Tư Ngưng, Ba Nguơn, Năm Nhơn, Mười Đức, v.v...

Ngài Chiêu đã cầu Tiên nhiều lần, nhưng có một vị Tiên Ông giáng cơ chẳng chịu xưng tên, biểu Ngài Chiêu làm đệ tử thì Tiên Ông sẽ dạy Đạo cho, và bảo đừng tụng kinh Minh Thánh nữa.

Bữa kia, Tiên Ông giáng bảo Ngài lo tu và ăn chay thêm cho đủ 10 ngày trong một tháng. Ngài nghĩ bụng: Mình đang làm quan, nay người nầy mời, mai người kia thỉnh, nếu chịu ăn chay 10 ngày rồi, sau rủi quên ăn mặn thì có tội với Trời Phật. Nhưng nếu theo lời dạy của Tiên Ông mà có kết quả thì cũng ráng ăn. Nếu ăn chay 10 ngày mà chết cũng bị luân hồi thì thà ăn chay 2 ngày trong tháng còn hơn, miễn là mình lo tu nhơn tích đức, chẳng làm gì trái lương tâm thì thôi. Ngài nghĩ trong trí như vậy, định khi gặp Tiên Ông giáng cơ thì bạch rõ.

a) Đàn cơ mùng 1-1-Tân Dậu (dl 8-2-1921) tại Chùa Quan Âm, Phú Quốc.

Tiên Ông giáng cơ. Ngài Chiêu chưa kịp bạch hỏi Tiên Ông điều chi thì cơ viết: "Chiêu! tam niên trường trai."

Tiên Ông bảo như thế làm cho Ngài rất bối rối, bởi vì Ngài chưa chịu ăn chay 10 ngày, mà nay Tiên Ông bảo ăn chay trường ba năm thì lâu quá, chẳng biết có chịu nổi không. Ngài Chiêu liền bạch với Tiên Ông, xin Tiên Ông bảo lãnh, nếu đệ tử vâng theo lời dạy thì phải có ấn chứng chi mới được.

Tiên Ông bảo cứ giữ y lời dạy thì đệ tử sau sẽ hiểu rõ.

Ngài Ngô Văn Chiêu bắt đầu ăn trường chay và học đạo kể từ ngày đó: Mùng 1 Tết năm Tân Dậu (1921).

b) Thờ Thiên Nhãn:

Một bữa kia, Tiên Ông dạy Ngài Ngô Văn Chiêu phải tạo ra một dấu hiệu chi để thờ. Ngài bèn chọn chữ Thập.

Tiên Ông nói: Chữ Thập cũng được, song đó là dấu hiệu riêng của một nền đạo đã có rồi. Phải suy nghĩ tìm cho ra, có Tiên Ông giúp sức.

Ngài xin hoãn lại một tuần lễ để suy nghĩ. Mãn tuần rồi mà Ngài vẫn chưa tìm ra.

Một buổi sáng lối 8 giờ, Ngài đang ngồi trên võng sau dinh quận, bỗng Ngài thấy trước mặt, cách chừng 2 thước, hiện ra một con Mắt thiệt lớn, rất tinh thần, chói ngời như mặt trời. Ngài lấy làm sợ hãi hết sức, lấy hai tay đậy mắt lại không dám nhìn, đợi chừng nửa phút, Ngài mở mắt ra thì vẫn thấy con Mắt ấy mà lại càng chói sáng hơn nữa. Ngài bèn chấp tay vái rằng:

- Bạch Tiên Ông, đệ tử biết rõ huyền diệu của Tiên Ông rồi, đệ tử xin Tiên Ông đừng làm vậy, đệ tử sợ lắm. Như phải Tiên Ông bảo thờ Thiên Nhãn thì xin cho biến mất tức thì.

Vái xong thì con Mắt lu dần và biến mất.

Thấy như vậy rồi, nhưng Ngài Ngô Văn Chiêu vẫn chưa thiệt tin, nên chưa vẽ hình Thiên Nhãn để thờ.

Cách vài ngày sau, Ngài Chiêu cũng thấy Thiên Nhãn hiện ra y như trước. Ngài vái sẽ tạo Thiên Nhãn mà thờ thì con Mắt tự nhiên biến mất.

Sau khi thấy Thiên Nhãn hai lần rồi, Ngài cầu cơ xin Tiên Ông dạy cách thờ phượng. Tiên Ông dạy vẽ con Mắt như đã thấy để thờ và Tiên Ông xưng là: "CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT."

Tiên Ông dạy Ngài Chiêu gọi Tiên Ông bằng Thầy và kể từ ngày đó, Ngài Ngô Văn Chiêu chánh thức làm đệ tử đầu tiên của Đấng Thượng Đế.

Ngài nguyện với Đấng Cao Đài: "Nếu độ cho tôi thành đạo thì tôi sẽ độ lại chúng sanh tùy theo phước đức của mỗi người."

c) Cảnh Bồng Lai:

Lúc ấy Ngài Ngô Văn Chiêu đã tu theo Cao Đài Tiên Ông đã được 3 năm. Một bữa kia, Đấng Cao Đài Tiên Ông giáng cơ khen Ngài tu kỹ và ban cho đặc ân muốn chi thì Thầy ban cho.

Ngài Ngô Văn Chiêu bạch rằng:

- Bạch Thầy, nghe nói cảnh Bồng Lai xinh đẹp vô cùng, Thầy có thể cho đệ tử thấy cảnh ấy không?

Cơ gõ mạnh một cái chớ không viết câu trả lời.

Cách ít lâu sau, vào một buổi chiều cuối tháng Giêng năm Giáp Tý (1924), Ngài Chiêu ra hứng mát ở mé biển, Ngài trèo lên một hòn đá lớn ngoài Dinh Cậu, ngồi ngó ra biển, sóng dợn ba đào. Bỗng Ngài thấy giữa chỗ trời nước giáp nhau, lộ ra một cảnh thật là xinh đẹp, cảnh nầy vừa khuất thì hiện ra cảnh khác cũng xinh đẹp không kém. Sau cùng Ngài thấy một cảnh rất đặc biệt, trên có Thiên Nhãn, sổ ngay xuống một hàng có Nhựt, Nguyệt, Tinh đẹp đẽ vô cùng. Ngài ngồi xem mê mẩn, được chừng 15 phút thì cảnh ấy mờ dần rồi biến mất.

Sau đó, Ngài Chiêu cầu cơ thì Đức Cao Đài Tiên Ông cho biết, đó là cảnh Bồng Lai theo như lời Ngài ước nguyện muốn thấy để nung chí tu hành.

Khi Ngài Chiêu sắp đổi về Sài Gòn, Đức Cao Đài Tiên Ông giáng cơ ban cho Ngài bài thi sau đây:

Kín ngoài rồi lại kín trong,

Đường xa phong cẩn thưởng lòng để vui.

Công đầu chịu cực đừng lui,

Thiên tào thăng thưởng đạo mùi ngọt ngon.

Ba năm lòng sáng như son,

Trèo non xuống biển vuông tròn công phu.

Chớ phiền mỏi mệt lòng tu,

Trăng kia mây vẹt, Đường Ngu gặp hiền.

Mựa toan vụ thấy Thanh Thiên,

Các đào rõ biết mối truyền chánh tông.

Giờ nầy Thầy điểm thâm công,

Ngày sau con sẽ cỡi rồng về nguyên.

Ngoài trong sạch tợ bạch liên,

Khá lòng gìn giữ mối giềng chớ xao.

Chiêu chiêu nguyệt thấu thanh thao,

Trên đầu cũng có Thiên Tào xét xem.

Thấm mùi con biết lân nem,

Đề hồ con uống Thầy xem ân cần.

Đạo luyện khắc kỷ phục thân,

Chiêu con khá giữ, Thầy phân cạn lời.

Thầy lại dạy rằng: - Con đổi về Sài Gòn, đồng tử không theo con được. Vậy con phải rót một ly rượu, con uống phân nửa, còn phân nửa thì cho đồng tử uống, gọi là lễ tiễn biệt nhau.

Ngài làm y theo lời dạy. Lúc đó đồng Ngưng đang mê mà đôi hàng nước mắt chảy tuôn tỏ nỗi đau lòng kẻ ở người đi. Thấy vậy, Ngài Chiêu cũng khó cầm giọt lệ.

4. Thời kỳ làm việc ở Sài Gòn:

Ngài Ngô Văn Chiêu được lịnh đổi về Sài Gòn, Ngài rời đảo Phú Quốc ngày 29-7-1924, và Ngài về đến Sài Gòn vào chiều ngày hôm sau 30-7-1924 (âl 30-6-Giáp Tý).

Ngài thuê nhà ở lầu 2 số nhà 110 đường Bonard (nay là đường Lê Lợi) Sài Gòn. Mỗi ngày đi làm việc hai buổi tại Dinh Thống Đốc Nam Kỳ, Ngài thường lui tới Chùa Ngọc Hoàng ở Dakao, ít giao thiệp với người ngoài, dành thì giờ công phu.

Cuối năm Ất Sửu (1925), Đức Cao Đài Tiên Ông dạy Ngài Chiêu đem mối đạo truyền ra. Ngài độ được 4 vị:

·         Quan Phủ Vương Quan Kỳ

·         Ông Phán Nguyễn Văn Hoài

·         Ông Phán Võ Văn Sang

·         Đốc học Đoàn Văn Bản.

Ông Vương Quan Kỳ sau khi vào Đạo lại khuyên được 5 ông sau đây cùng vào Đạo:

·         Ông Nguyễn Thành Cương

·         Ông Nguyễn Thành Diêu

·         Ông Nguyễn Hữu Đắc

·         Ông Lê Văn Bảy, tự Tý.

·         Ông Võ Văn Mân.

5. Đức Chí Tôn lập thêm một nhóm Phò cơ khác.

Trong lúc đó, vào hạ tuần tháng 7 năm Ất Sửu (1925), một nhóm công chức tại Sài Gòn, do sự thúc đẩy của thiêng liêng, đã họp nhau xây bàn thỉnh các vong linh để tìm hiểu về thế giới vô hình. Nhóm nầy gồm quí Ngài:

·         Cao Quỳnh Cư

·         Phạm Công Tắc

·         Cao Hoài Sang

·         Cao Quỳnh Diêu.

Quí ông khởi xây bàn tại nhà Ngài Cao Hoài Sang ở phố Hàng Dừa gần chợ Thái Bình Sài Gòn. Có nhiều Đấng vô hình giáng bàn để tạo cho quí ông niềm tin. Sau đó, Đấng Thượng Đế tá danh A Ă Â giáng bàn độ được 4 ông vào Đạo, gọi Đấng A Ă Â bằng Thầy và Đấng ấy gọi quí ông là môn đệ.

Thất Nương DTC giáng dạy quí ông dùng Ngọc Cơ để cầu Đức Phật Mẫu và các Đấng thiêng liêng cho được dễ dàng và mau lẹ hơn.

Đêm Trung Thu năm Ất Sửu (dl 1-10-1925) quí Ngài thiết lễ Hội Yến DTC tại nhà Ngài Cao Quỳnh Cư, số nhà 134 đường Bourdais Sài Gòn, có Đức Phật Mẫu cùng với Cửu vị Tiên Nương DTC giáng chứng lễ, và mỗi Đấng cho một bài thi 4 câu làm kỷ niệm.

Đến ngày 16-12-1925 (âl 1-11-Ất Sửu) Đức Phật Mẫu dạy ba Ngài: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang vọng Thiên cầu Đạo. (Xem chi tiết: Vọng Thiên cầu Đạo, vần V)

Đêm Noel năm 1925 (âl 10-11-Ất Sửu) Đấng A Ă Â mới cho biết Ngài là Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Ngày 18-1-1926 (âl 5-12-Ất Sửu) Đức Chí Tôn dạy hai Ngài Cư, Tắc đem Ngọc cơ đến nhà Ngài Cựu Hội Đồng Thượng Nghị Viện Lê Văn Trung để Thầy độ ông Trung.

Lúc bấy giờ, nhóm phò cơ nầy được 7 vị: Cư, Tắc, Sang, Diêu, Ngài Lê Văn Trung, Ngài Nguyễn Trung Hậu và Trương Hữu Đức. Nhóm nầy chưa biết gì về nhóm của Ngài Ngô Văn Chiêu, nên chưa có liên lạc hay tiếp xúc.

6. Sự hợp tác giữa hai nhóm:

Ngày 22-1-1926 (âl 9-12-Ất Sửu) Đức Chí Tôn dạy quí Ngài: Cư, Tắc, Sang, Trung, Hậu, Đức, phải đến chung hiệp với Quan Phủ Ngô Văn Chiêu mà lo mở Đạo. Ngài còn dạy thêm rằng: Mỗi mỗi việc chi phải do nơi Chiêu là Anh Cả.

Khi hai nhóm hợp lại thì tổng cộng được 13 vị, kể ra:

1. Ngô Văn Chiêu.

2. Lý Trọng Quí.

3. Lê Văn Giảng.

4. Võ Văn Sang.

5. Nguyễn Văn Hoài.

6. Đoàn Văn Bản.

7. Vương Quan Kỳ.

 

8. Lê Văn Trung.

9. Cao Quỳnh Cư

10. Phạm Công Tắc.

11. Cao Hoài Sang.

12. Nguyễn Trung Hậu.

13. Trương Hữu Đức.

Đêm 30-12- Ất Sửu là đêm giao thừa, sắp bước qua năm mới Bính Dần, Đức Chí Tôn khiến quí Ngài trong hai nhóm đến thăm từng tư gia của mỗi môn đệ. Tại mỗi nhà, Đức Chí Tôn giáng ban cho một bài thi, tới khuya, gần đúng giao thừa thì đến nhà Ngài Lê Văn Trung ở Chợ Lớn.

Tại nhà Ngài Lê Văn Trung, Đức Chí Tôn giáng dạy:

"Chư đệ tử nghe!

Chiêu, buổi trước hứa lời truyền Đạo cứu vớt chúng sanh, nay phải y lời mà làm chủ mối Đạo, dìu dắt cả môn đệ Ta vào đường đạo đức đến buổi chúng nó lập thành, chẳng nên tháo trút. Phải thay mặt Ta mà dạy dỗ chúng nó.

Ông Chiêu bạch hỏi Đức Chí Tôn:

- Qua đến năm 1933 thì Đạo mới lập thành?

Đức Chí Tôn đáp: - Phải.

Trung, Kỳ, Hoài, ba con phải lo thay mặt cho Chiêu mà đi độ người. Nghe và tuân theo.

Bản, Sang, Giảng, Quí, lo dọn mình đạo đức đặng truyền bá cho chúng sanh. Nghe và tuân theo.

Đức, Hậu, tập cơ, sau theo mấy anh con mà độ người. Nghe và tuân theo."

Đó là lời Thánh giáo đầu tiên của Đức Chí Tôn tại đàn cơ nơi nhà Ngài Lê Văn Trung, kỷ niệm ngày Khai Cơ Phổ Độ của Đạo Cao Đài. Đó là giờ Tý ngày 1-Giêng-Bính Dần [mùng 1 Tết Bính Dần] (dl 13-2-1926).

Đêm mùng 8 rạng mùng 9 tháng Giêng năm Bính Dần (đêm thứ bảy rạng Chúa nhựt 21-2-1926), Lễ Vía Đức Chí Tôn được tổ chức tại nhà Ngài Vương Quan Kỳ ở đường Lagrandière, các môn đệ đầu tiên của Đức Chí Tôn hiện diện đầy đủ, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy Đạo.

Nhân dịp nầy, Ngài Ngô Văn Chiêu bạch xin Đức Chí Tôn lấy tên của mấy môn đệ mà cho một bài thi làm kỷ niệm.

Đức Chí Tôn liền cho một bài thi tứ tuyệt:

CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh,

BẢN đạo khai SANG, QUÍ, GIẢNG, thành.

HẬU ĐỨC TẮC CƯ Thiên Địa cảnh,

Huờn Minh Mân đáo thủ đài danh.

Đức Chí Tôn có 13 môn đệ đầu tiên nhưng Đức Chí Tôn chỉ điểm danh 12 vị, vì chữ SANG là tên của hai ông: Cao Hoài Sang và Võ Văn Sang.

7. Đức Chí Tôn dự bị phong Ngài Ngô Văn Chiêu vào chức Giáo Tông:

Thánh giáo ngày 17-4-1926 (âl 6-3-1926), Đức Chí Tôn dạy như sau:

"Thầy,

Trung, Cư, Tắc, ba con lập tức lên Chiêu, biểu nó phải sắm sửa liền một bộ Thiên phục màu trắng, trên đầu chẳng phải bịt khăn mà đội mão trắng, có chữ CÀN thêu bằng chỉ vàng, dặn nó mua thứ hàng thiệt tốt. Mão cũng vậy, áo cũng vậy.

Hiếu lại phải nhọc công nữa, Thầy giao phần may sắm cho con, con liệu cho kịp, rằm phải có nghe con.

Hiếu lấy chén nước lạnh, Thầy vẽ kiểu mão cho con coi.

Madame Cư bạch Thầy: Mitre (mão Giáo Tông).

Trước ngực, ngay trán phải để chữ cung CÀN chữ vàng, chữ Bát Quái, còn cái áo, con phải tái cầu Thầy trong lúc may đặng Thầy chỉ sắp mấy cung kia trên áo.

Nghe và tuân theo nghe con." (ĐS. I. 106)

Ngày 22-4-1926 (âl 11-3-Bính Dần), tức là 5 ngày sau khi Đức Chí Tôn ra lịnh cho Bà Hương Hiếu (hiền thê của Ông Cư, nên gọi là Madame Cư) may Thiên phục Giáo Tông cho Ngài Ngô Văn Chiêu, Bà Hương Hiếu dâng mão Giáo Tông lên cho Đức Chí Tôn xem kiểu vở may như vậy có đúng không.

Đức Chí Tôn giáng cơ nói:

"Hiếu dâng mão Giáo Tông may xong rồi cho Thầy xem. Trúng, mà ai đội, con phòng lật đật."

Đức Chí Tôn giáng cơ nói như thế, tức nhiên chúng ta ngầm hiểu là Ngài Ngô Văn Chiêu đã mất chức Giáo Tông.

Tại sao chỉ trong vòng 5 ngày từ 17 đến 22-4-1926 mà lại có sự thay đổi nhanh chóng như vậy? Đức Chí Tôn không cho biết tại sao, làm cho nhiều người phân vân, nghĩ rằng Ngài Ngô Văn Chiêu cải lịnh Đức Chí Tôn, muốn ở nhà tu tịnh, không muốn tham gia vào cơ phổ độ đông người làm mất sự yên tịnh của Ngài, hay còn lý do nào khác nữa?

Mãi đến gần 3 tháng rưỡi sau, Đức Chí Tôn mới tiết lộ cho biết trong đàn cơ ở Tân Định, tại nhà Ngài Nguyễn Ngọc Thơ, lý do tại sao Ngài Ngô Văn Chiêu mất chức Giáo Tông.

Xin chép bài Thánh giáo quan trọng nầy ra sau đây:

Ngày 3-8-1926 (âl 25-6-Bính Dần).

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ viết CAO ĐÀI
Giáo Đạo Nam Phương.

Chư môn đệ nghe dạy:

Vốn từ trước trong Thiên thơ Tam Kỳ Phổ Độ nầy, nền Chánh giáo phải có: Nhứt Phật, Tam Tiên, Tam thập lục Thánh, Thất thập nhị Hiền, Tam thiên đồ đệ, chưởng quản thâu Tam giáo hiệp nhứt.

CHIÊU, thiệt là Nhứt Phật đó.

Vậy, trước ngày định lập Thiên phong đặng tôn chức Giáo Tông cho nó, thì Chúa Quỉ sai tam thập lục động địa giái kêu nài với Ta rằng: Cựu phẩm nó chẳng xứng ngôi ấy, và kiện rằng: Nó chẳng nhứt tâm thờ phượng Ta.

Ta có cãi lẽ, Quan Thánh Đế và Quan Âm giúp lời, Ta nhứt định phong chức Giáo Tông cho nó.

Chúa Quỉ xin lịnh Ta mà khảo nó, và phải để cho tam thập lục động hành xác nó. Ta không nỡ nên cho khảo mà không cho hành xác.

Rủi thay! Đau đớn thay! Buổi khảo nó phải bị Tà quái áp chế nên phải mất ngôi, song Ta cũng còn thương yêu chẳng nỡ, nhưng mà có mặt chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thì khó bề bào chữa đặng.

Đại lụy! Ta phải dùng quyền Chí Tôn mà tha thứ, song buộc nó phải tịnh thất.

Ta vừa muốn tha nó, lại bị tam thập lục động khảo nữa thì mới liệu sao? Ta phải giáng cơ biểu nó.

Con Thơ! con phải tuân nơi lịnh Thầy đã dạy khi Thầy giáng cơ mà thôi, còn mọi sự khác thì đừng nghe. Kẻ bị tù còn có thế rỗi ai chăng?

Chư môn đệ khá nghe lịnh dạy, từ đây, ai còn phạm đến thì Thầy buộc trục xuất cho khỏi rối loạn nền Đạo của Thầy.

Thầy thăng.

(Trích trong tập Thánh Ngôn chép tay của Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh, trang 237)

Qua bài Thánh Ngôn nầy của Đức Chí Tôn, chúng ta biết được là Ngài Ngô Văn Chiêu bị Quỉ Vương thử thách trước khi được lên ngôi Giáo Tông. Ngài bị thử thách và chỉ trong 5 ngày, Ngài không thắng nổi các thử thách của Quỉ Vương bày ra, nên đành chịu mất ngôi Giáo Tông.

Sự thử thách của Quỉ Vương là cần thiết đối với phẩm vị số 1 của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nếu thắng nổi Quỉ Vương thì bọn chúng mới chịu phục, còn không thắng nổi thì phải chiụ mất ngôi.

Việc nầy cũng không khác chi thời Đức Chí Tôn sai Đức Chúa Jésus mở Thiên Chúa giáo nơi nước Do Thái để cứu độ các sắc dân Âu Châu.

Sau khi Đức Chúa Jésus thọ phép Giải oan nơi bờ sông Jourdain với Thánh Jean Baptiste, Thượng Đế đưa Đức Chúa Jésus đến nơi đồng vắng, đặng chịu cho ma quỉ cám dỗ trong 40 ngày đêm (trong 40 ngày nầy Ngài kiêng ăn, sau thì đói). Quỉ Satan tìm mọi cách thử thách Chúa, cám dỗ Chúa, nhưng không lay chuyển nổi tâm ý của Chúa. Chúng ma quỉ thất bại bèn bỏ đi. Liền đó có Thiên sứ đến hầu Đức Chúa.

Chúa Jésus chiến thắng Quỉ Vương, nên Chúa trở thành Đấng Giáo chủ, đi giảng đạo và thâu nhận tín đồ, mở ra Thánh đạo ngót hai ngàn năm nay.

8. Ngài Ngô Văn Chiêu tách riêng:

Sau khi Ngài Ngô Văn Chiêu không thắng nổi các thử thách của Quỉ Vương thì 2 ngày sau, tức là ngày 24- 4-1926, Ngài Chiêu tự ý tách ra khỏi nhóm.

Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, trong quyển Đại Đạo Căn Nguyên, nơi trang 18, thuật lại như sau:

"Ông Trung vẫn vâng theo Thánh ý lo thiết đàn giảng Đạo. Ông Chiêu lại ở nhà lo bề tự giác, ý ông không muốn truyền bá mối Đạo ra cho nhiều người. Ông vẫn lấy câu Ngô thân bất độ hà thân độ mà làm tôn chỉ. Vì vậy mà ông tách riêng ra kể từ ngày 14 tháng 3 năm Bính Dần (dl 24-4-1926). Đồng một ý kiến ấy thì có mấy ông: Nguyễn Văn Hoài, Võ Văn Sang, Lý Trọng Quí.

Từ đây, tuy đôi bên chủ nghĩa khác nhau, vì một đàng (Ông Lê Văn Trung) thì lo phổ thông mối Đạo, một đàng (Ông Ngô Văn Chiêu) lại chuyên bề tự giác, nhưng về phương diện tín ngưỡng thì cũng đồng thờ kỉnh Đức Cao Đài Thượng Đế."

9. Lập Cơ Tuyển Độ Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi:

Đầu năm Đinh Mão (1927), Ngài Ngô Văn Chiêu cho những người bạn cũ của Ngài biết là Ngài đã xong nhiệm vụ trong Cơ Phổ Độ, và Ngài còn đảm đang một sứ mạng quan trọng khác là lập Cơ Tuyển Độ Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, gọi tắt là Chiếu Minh Vô Vi. Ngài đổi chữ lót trong tên Ngài thành chữ Minh, và kể từ đây gọi Ngài là Ngô Minh Chiêu.

Cách tu của Ngài Ngô Minh Chiêu thật là khổ hạnh. Ngài đi làm công chức ngày hai buổi, hết giờ làm việc thì lo công phu tứ thời, vì vậy mà Ngài không có thời giờ rảnh.

Số người tìm học Đạo Vô Vi cũng khá đông, nhưng Ngài chỉ lựa vài chục người đệ tử chánh thức thôi, bởi vì việc tu hành của Ngài rất khó, phải có can đảm và bền chí lắm mới theo nổi. Người tu phải trường chay, tuyệt dục, lập đại thệ đại nguyện với Đấng Thượng Đế. Chừng nào Thượng Đế cho phép (xin keo) thì Ngài mới dạy Đạo cho. Hễ tu thì phải có gan chịu khảo (!), vô ma khảo bất thành Đại Đạo (!).

10. Những cuộc du lịch:

a) Du lịch núi Tà Lơn và Đế Thiên Đế Thích:

Tháng 4 năm Mậu Thìn (1928), Ngài Ngô Minh Chiêu xin phép nghỉ làm việc 6 tháng. Ngài tổ chức một cuộc du lịch lên núi Tà Lơn và Đế Thiên Đế Thích ở nước Cao Miên. Số đệ tử đi theo Ngài khá đông, chừng 30 người, có các ông: Hội Đồng Huy, Tư Huỳnh, Phán Quí,.... Trước khi đi, Ngài ghé Cần Thơ. Ngày khởi sự đi là 13-6-1928, hai ngày sau thì tới Hà Tiên, ghé chùa Tiên Sơn Tự ở Thạch Động để nghỉ ngơi.

Hôm sau Ngài đi qua núi Tà Lơn nước Cao Miên.

Ngày 18-6-1928, Ngài tới chùa Kim Cang ở Đế Thiên Đế Thích. Đi du lịch Đế Thiên Đế thích xong thì phái đoàn trở về Sài Gòn.

Khi hết hạn nghỉ 6 tháng, Ngài Ngô Minh Chiêu trở lại làm việc trong Dinh Thống Đốc Nam Kỳ như trước.

b) Đi du lịch Lục tỉnh:

Chuyến thứ nhứt, Ngài Ngô Minh Chiêu đi qua các tỉnh Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre.

Chuyến thứ nhì Ngài đi các tỉnh: Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu. Chuyến đi nầy có Ông Bà Tư Huỳnh, Bà Hai Ngữ, Cô Ký Út, Ông Bà Hội Đồng Huy, đồng Ngưng.

c) Du lịch núi Tà Lơn lần thứ hai:

Cuối năm 1931, Ngài bị mệt nhiều nên xin phép Chánh phủ cho nghỉ ở nhà dưỡng bịnh.

Ngày 30-3-1932, Ngài đi núi Tà Lơn với ý định bỏ xác nơi đây, nên không muốn trở về. Các đệ tử đi theo hết sức khẩn khoản, Ngài mới chịu trở về.

Bận đi về, Ngài ghé Cần Thơ vào ngày 10-4-1932 (âl 5-3-Nhâm Thân) và Ngài ở luôn tại Cần Thơ cho tới ngày liễu đạo. Tại Cần Thơ, Ngài không chịu ở nhà của ai hết, các đệ tử cất cho Ngài một thảo lư cách Châu Thành Cần Thơ chừng 3 cây số để cho Ngài ở. Ngài dạy phải làm bằng cây, lợp lá đơn sơ thôi, vì chỉ tạm dùng chừng một tuần nhựt. Trong lúc cất thảo lư, Ngài tạm ở tại cái am của Bà Tư Huỳnh kế bên.

11. Liễu đạo trên sông Cửu Long Tiền Giang:

Ngài Ngô Minh Chiêu thường nói rằng, Đức Chí Tôn đã định cho Ngài bỏ xác trên sông Cửu Long, nên mới có câu:

Giờ nầy Thầy điểm thâm công,

Ngày sau con sẽ cỡi rồng về nguyên.

Ngày 18-4-1932 (âl 13-3-Nhâm Thân), sáng ra, Ngài nhắc chừng bà Tư Huỳnh lo giùm xe cộ để Ngài về Tân An, và cứ nói hoài câu: Sợ trễ giờ. Bà Tư Huỳnh (tức là bà Trần thị Hường) rất kính mến Ngài nên cứ dần dà muốn lưu Ngài ở lại.

Thấy vậy, Ngài biểu mời ông Hội Đồng Võ Văn Thơm vô. Ngài nói với ông Thơm bằng tiếng Pháp để mấy Bà nghe lén không hiểu, chỉ thấy ông Thơm vâng dạ luôn. Đến khi ông Thơm về đem xe hơi vô thì các bà bàn tán xôn xao. Ngài nói: Đi quanh đây rồi trở lại chớ không đi đâu xa.

Lúc ấy cô năm Ngô Thị Nguyệt, con gái của Ngài Chiêu, hỏi Ngài:

- Cha muốn đi về Tân An phải không?

Ngài cười rồi bảo: - Cha đi bí mật.

Đúng giờ Ngọ ngày 13-3-Nhâm Thân, Ngài triệu tập tất cả đệ tử hiện diện công phu. Sau giờ công phu, anh đồng Ngưng cõng Ngài ra xe, đi theo có Bà Thơm, Bà Tư Huỳnh, Cô năm Nguyệt và anh đồng Ngưng. Ngài ngồi một mình ở giữa băng sau, Bà Tư Huỳnh và Bà Thơm ngồi sụt xuống dưới chân Ngài. Da mặt và mình mẩy của Ngài Chiêu từ từ đổi ra màu vàng như nghệ.

Xe chạy đến bến phà Cần Thơ. Qua phà, rồi chạy qua Vĩnh Long đến bến phà Mỹ Thuận. Bà Tư Huỳnh vào mua vé qua phà, xe xuống phà Mỹ Thuận xong, phà chạy ra gần đến giữa sông thì Ngài Ngô Minh Chiêu xuất thần thoát xác một cách êm ái, các đệ tử đi cùng xe hầu Ngài không ai hay cả. Tới chừng công nhân trên phà Mỹ Thuận nhìn vào xe thấy biết, tri hô lên thì mấy Bà mới hay, vội yêu cầu phà quay trở lại.

Thế là Ngài Ngô Minh Chiêu liễu đạo trên sông Cửu Long y như lời Đức Chí Tôn tiên tri, lúc 3 giờ chiều ngày 13-3-Nhâm Thân (dl 18-4-1932), hưởng được 55 tuổi.

Xe hơi chở Ngài quay trở lại, vừa lên khỏi phà thì gặp xe của ông Tư Huỳnh và Hội Đồng Huy vừa đến. Tất cả đều quay trở lại thảo lư tại Cần Thơ, đem xác Ngài đặt ngồi tại thảo lư. Lúc bấy giờ da thịt của Ngài trở lại trắng và con mắt trái của Ngài bắt đầu mở to ra, có đủ tinh thần như khi còn sống, còn con mắt bên mặt thì nhắm lại như thường.

Các đệ tử mới nghiệm lại thấy rằng, Ngài Ngô Văn Chiêu biết rõ ngày giờ liễu đạo của Ngài, nên Ngài bảo cất Thảo lư tạm bằng cây lá dùng trong một tuần nhựt, rồi Ngài nói đi quanh đây rồi trở lại chớ không đi đâu xa.

12. Đám tang Ngài Ngô Minh Chiêu:

Nguyên lúc sanh tiền, Ngài Chiêu có dặn các đệ tử, khi Ngài liễu đạo rồi, phải dùng cái áo quan hình lục giác mà liệm ngồi. Lục giác là theo lục tự Cao Đài: NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG. Áo quan lục giác có bề kính tâm lối 8 tấc, cao lối 1 thước 2 tấc. Tất cả công việc khâm liệm đều do các đệ tử thân tín tự tay đảm nhiệm. Tháp của Ngài được xây ngay phía sau thảo lư, và miếng đất nầy về sau trở thành Nghĩa Địa của phái Chiếu Minh tại Cần Thơ.

Có rất đông tín đồ Cao Đài đến viếng tang. Quan khách đời đến viếng tang khá đông. Báo chí ở Sài Gòn cũng có xuống chụp hình làm phóng sự đăng báo, thông tin đại chúng.

Đám tang của Ngài Ngô Minh Chiêu rất đơn giản, an tịnh, không có nhạc lễ, cũng không đọc kinh chi hết, vì Ngài đã dạy trước rằng: "Lúc sanh tiền, mỗi ngày đều có cầu cho Ngài rồi, Ngài đã biết Ngài là ai, khi chết Ngài sẽ đi đâu, nên khỏi đọc kinh cầu nguyện cho Ngài."

NGÀI NGÔ MINH CHIÊU GIÁNG CƠ:

Sau khi Ngài Ngô Minh Chiêu thoát xác về Tiên được 17 ngày, Ngài giáng cơ tại đàn Thất Bửu Sơn ở Châu Đốc, đêm 30-3-Nhâm Thân (dl 5-5-1932).

NGÔ kỳ huỳnh liễu đắc thành công,

VĂN thượng Thiên đình lý luật đồng.

CHIÊU dắt nhơn sanh cơn kiếp khổ,

GIÁNG tường cho rõ hiểu hồn vong.

Chào các hiền đệ. Hiểu ai chăng?

Nay tôi đã từ trần, trong lúc Đạo còn đang nghịch lẫn nhau là bởi nơi đâu? Các hiền đệ có hiểu chi chăng?

Cũng bởi vì tiền tài nó hại nhơn sanh.

Thầy có ban cho tôi làm một vị Tiên đồng độ chúng. Nay tôi vâng lịnh Thầy giáng đàn mà dạy anh em lúc khổ nầy.

KỆ:

Qui liễu cõi trần đặng thảnh thơi,

Gẫm trong sự thế ngán cho đời.

Kiếp nầy lao khổ sau chung hưởng,

Trời Đất hết lòng giáng khắp nơi.

Tôi kính lời thăm huynh Nguyện, và Bần đạo Lắm đặng an vui nền Chánh Lý mà hiểu rõ Thiên cơ.

Tôi mới học được bài phú vắn, nên tôi để lại cho chư Hiền hữu rõ biết:

PHÚ:

Trời xoay chuyển nên lương tâm người giục khiến,

Cho nhơn sanh thuyết diễn trần lao.

Chung trí Đạo Thầy mà giúp kẻ đồng bào,

Nay tôi đặng kết giao cùng Tiên, Thánh, Phật.

Sao chư hiền không lo bồi công âm chất,

Giúp cho Thầy, cất Thất cho Thầy,

Tôi qui liễu là bởi như vầy,

Hết kiếp trần oan dây theo ràng buộc.

Tôi tuổi nầy mà đi xem cõi hồng trần soi đuốc,

Dẫn nhơn sanh dắt tuốt Thiên đình,

Công mở Đạo là tại tỉnh Tây Ninh,

Người bởi quấy nên nhơn tình không đầu phục.

Thương Tổ đình nên theo một lúc,

Hại nhơn sanh cui cút tu hành.

Kính ít lời thăm Nguyện và Lắm,

Gắng chí Đạo cho thành,

Tôi dời bước lưu danh cho anh em hậu thế.

Tôi chào Hiền huynh, cho tôi kiếu.

THĂNG.

Sau đây là trích một đoạn trong bài giáng cơ của Ngài Ngô Minh Chiêu ngày 1-3-Bính Ngọ (dl 22-3-1966) trong quyển Thánh Giáo Sưu Tập (1966 - 1967) trang 43, của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo VN:

"Chư Hiền đệ, Hiền muội,

Thuở sanh tiền, Bần đạo quyết xuất thế để tìm đến bực siêu đẳng pháp môn, hầu giúp vào cơ Đại Đạo để cứu cánh dân tộc trong khi còn bị đô hộ. Nhưng ước vọng chẳng hoàn toàn vì Thiên số dĩ định, nên chưa đoạt đến mục đích, đã vô tình rời bỏ anh em, nên để lại một ảnh hưởng rất lớn cho phái Chiếu Minh là kỳ thân độc thiện.

Đó chẳng phải Bần đạo cố tâm, cũng bởi kiếp nạn chúng sanh nên chịu nhiều cảnh chia ly, từ đời tới Đạo, chớ điều xuất thế hay nhập thế của Bần đạo đều là một lòng trung kiên với Đạo, vì nước non dân tộc, vì chí hướng quảng độ quần sanh.

Đến ngày nay, những giáo lý của Bần đạo còn roi lại một công trình dở dang thiếu sót, nên hiện tình, Bần đạo cũng trông vào hướng đạo hiện tại và tương lai, nối tiếp công nghiệp của tiền bối đã qua, hầu thanh minh cho tấm lòng của đệ huynh tiền bối và Bần đạo. Điều ấy rất mong."

Phần kết:

Ngài Ngô Văn Chiêu là vị môn đệ đầu tiên của Đức Chí Tôn, được Đức Chí Tôn yêu ái nhứt. Đức Chí Tôn đã để ra một khoảng thời gian dài, suốt 5 năm, từ năm 1921 đến năm1925 để dạy đạo cho Ngài, truyền Bí pháp luyện đạo cho Ngài. Ngài thường được Đức Chí Tôn khen là chăm chỉ công phu, rồi Đức Chí Tôn cho Ngài thấy cảnh Bồng Lai theo lời yêu cầu của Ngài để khích lệ việc tu hành.

Chưa có một môn đệ nào được Đức Chí Tôn yêu mến đến mức ấy. Mục đích của Đức Chí Tôn là rèn luyện Ngài trở nên người đạo đức hoàn toàn, đắc đạo thành Tiên, Phật tại thế, để giao chức Giáo Tông cho Ngài làm Anh Cả nhơn sanh, thay mặt Đức Chí Tôn đứng ra mở đạo và dìu dắt nhơn sanh.

Công ơn của Đức Chí Tôn đối với Ngài Ngô Văn Chiêu thật vô cùng to tát.

Thế mà kỳ vọng của Đức Chí Tôn sụp đổ, vì Ngài không vượt qua được cơ thử thách của Quỉ vương, nên Đức Chí Tôn không thể giao chức Giáo Tông cho Ngài được.

Có một điều đáng tiếc là Ngài Ngô Văn Chiêu không dám tiết lộ cho bạn Đạo biết là Ngài vượt qua không nổi các cuộc thử thách khảo đảo của Quỉ vương, khiến nên nhiều người không biết, tưởng lầm là Ngài Ngô Văn Chiêu chống lại mạng lịnh của Đức Chí Tôn, không chịu nhận chức Giáo Tông.

Đức Chí Tôn đặt trọn vẹn sự tin tưởng nơi Ngài Ngô Văn Chiêu, nên không dự bị một vị nào khác để thay thế. Do đó, khi Ngài Chiêu bị rớt trong cuộc khảo đảo của Quỉ vương, thì Đức Chí Tôn phải chuyển pháp, giao chức Giáo Tông cho Đức Lý Thái Bạch Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm nhiệm.

Việc mở chi phái Chiếu Minh là một lối thoát cho tinh thần của Ngài Ngô Văn Chiêu lúc đó, chắc chắn không phải là do ý muốn tiền định của Ngài, nhưng việc đó lại mở đường cho một số Chức sắc khác bất mãn Hội Thánh, tách ra lập chi phái như quí ông: Phối Sư Ca, Giáo Hữu Chính,.... Có lẽ vì những lý do đó mà Ngọc Hư Cung rút Ngài Ngô Văn Chiêu về thiêng liêng khá sớm (Ngài Chiêu qui liễu năm 1932), khiến nên Ngài giáng cơ than rằng: Giáo lý của Ngài truyền lại cho phái Chiếu Minh còn dở dang thiếu sót, làm cho tín đồ phái Chiếu Minh đi vào con đường độc thiện kỳ thân, tách rời khỏi Trường thi công quả phụng sự nhơn sanh, do Đức Chí Tôn lập ra.

Đạo Cao Đài không có một Giáo Tông mang xác phàm. Đức Chí Tôn buộc lòng giao cho Đức Lý Thái Bạch kiêm nhiệm chức Giáo Tông Đại Đạo. Do đó, sự điều hành việc Đạo của Đức Lý phải nhờ nơi cơ bút của HTĐ, nên không được nhanh chóng và kịp thời. Cho nên, Đức Lý Giáo Tông, trong Đạo Nghị Định thứ nhì ngày 3-10-Canh Ngọ (1930), ban cho Đầu Sư Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung) cầm quyền Giáo Tông tại thế, để điều hành cơ Đạo hữu hình, còn nhiệm vụ Giáo Tông Vô Vi vẫn do Đức Lý Giáo Tông nắm giữ.

Do đó, toàn Đạo Cao Đài gọi Ngài Thượng Trung Nhựt là Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung.

Kể từ đó tới nay, Đạo Cao Đài chỉ có một Giáo Tông là Đức Lý Thái Bạch và một Quyền Giáo Tông tại thế là Ngài Lê Văn Trung. Tất cả những vị nào khác xưng danh là Giáo Tông, hay Đệ nhứt Giáo Tông, Đệ nhị Giáo Tông, v.v... đều là tiếm xưng cả. Và chúng ta thấy rõ, Ngài Ngô Văn Chiêu khi về cõi thiêng liêng, trở lại giáng cơ, chỉ xưng tên họ của Ngài, chớ không bao giờ Ngài dám xưng là Giáo Tông.

DTC: Diêu Trì Cung.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

NGỖ

Ngỗ nghịch

忤逆

A: Undisciplined.

P: Indiscipliné.

Ngỗ: làm trái. Nghịch: chống lại.

Ngỗ nghịch là ngang ngược, làm trái lẽ phải, chống lại lời dạy bảo của bề trên.

TNHT: Ôi! Con ngỗ nghịch! trách sao chẳng vướng Thiên điều khổ nạn.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGỘ

Ngộ biến tùng quyền

遇變從權

Ngộ: gặp. Biến: có việc nguy hiểm xảy tới. Tùng: theo. Quyền: cách xử sự thay đổi cho thích hợp.

Ngộ biến tùng quyền là khi gặp việc nguy hiểm thình lình xảy đến thì phải thay đổi cách xử sự cho thích hợp với tình thế, chớ không câu nệ theo lề lối cũ.

Thường nói: Xử thường chấp kinh, ngộ biến tùng quyền, nghĩa là: Lúc bình thường thì giữ theo đạo thường mà xử sự, lúc biến thì tùy tình thế mà đối xử.

 

Ngộ hóa vi chơn

誤化為眞

Ngộ: lầm lẫn. Hóa: biến thành. Vi: làm. Chơn: thật.

Ngộ hóa vi chơn là lầm lẫn mà thành ra có thật.

Ý nói: Thời vận rất tốt, gặp may.

 

Ngộ kiếp

悟劫

Ngộ: giác ngộ. Kiếp: một kiếp sống nơi cõi trần.

Ngộ kiếp là giác ngộ trong một kiếp sống.

Ngộ kiếp một đời tu là trong một kiếp tu hành mà đạt được sự giác ngộ thì đắc đạo.

Niệm trước còn mê tức là phàm phu, niệm sau được ngộ tức là Phật. Niệm trước còn mắc vào cảnh, tức là phiền não, niệm sau lìa cảnh tức là bồ đề. Chẳng ngộ thì Phật tức là chúng sanh, một niệm mà ngộ ra thì chúng sanh tức là Phật.

TNHT: Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn loại Càn khôn thế giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGÔN

NGÔN

NGÔN: Lời nói, nói.
Td: Ngôn luận, Ngôn ngữ.

 

Ngôn bất tận ý

言不盡意

Ngôn: Lời nói, nói. Bất: không. Tận: hết. Ý: tư tưởng.

Ngôn bất tận ý là nói không hết ý.

 

Ngôn dị hành nan

言易行難

Ngôn: Lời nói, nói. Dị: dễ. Hành: làm. Nan: khó.

Ngôn dị hành nan là nói thì dễ, làm thì khó.

 

Ngôn giả bất tri

言者不知

Ngôn: Lời nói, nói. Giả: thì, ấy là. Bất: không. Tri: biết.

Trong Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử có viết rằng:

Ngôn giả bất tri, Tri giả bất ngôn.

Nghĩa là: Nói thì không biết, biết thì không nói.

Thông thường chúng ta thấy: kẻ dốt thì hay nói chữ, bậc thức giả thì thường làm thinh, thận trọng giữ gìn lời nói, vì cái biết của mình chưa chắc là đủ, nói ra e có điều sơ sót.

Trong Sách Trang Tử, chương Trí Bắc Du, có một câu chuyện sau đây:

"Trí đi chơi phương Bắc, tới Huyền Thủy, lên núi Ẩn Phần, gặp Vô Vi Vị. Trí hỏi Vô Vi Vị:

- Tôi muốn hỏi ông ba điều: - Nghĩ làm sao, lo làm sao mà biết được Đạo? - Dựa vào đâu, làm cách nào mà hiểu được Đạo? - Theo đâu và đi đường nào mà tìm được Đạo?

Vô Vi Vị làm thinh, không đáp, vì khôngbiết đáp ra sao.

Hỏi không được, Trí trở về BạchThủy, lên núi Hồ Quyết gặp Cuồng Khuất. Trí đem ba câu hỏi trên ra hỏi Cuồng Khuất.

Cuồng Khuất đáp:

- Ồ! tôi biết, để tôi nói cho nghe.

Nói tới đó thì Cuồng Khuất ấp úng mãi, như vừa định nói thì đã quên mất mình định nói gì.

Trí không hỏi ai được, bèn quay lại Đế cung, ra mắt Hoàng Đế, hỏi cho ra lẽ.

Hoàng Đế đáp:

- Không nghĩ, không lo mới biết Đạo. Không dựa vào đâu, không làm gì mới hiểu Đạo. Không theo đâu, không đi đường nào cả mới tìm được Đạo.

Trí lại hỏi: - Tôi và ông biết Đạo chăng? Còn hai người kia không biết Đạo chăng? Ai đúng? Ai sai?

Hoàng Đế đáp:

- Vô Vi Vị mới thật là đúng, Cuồng Khuất cũng vậy, chỉ có tôi và ông là chưa gần được Đạo. Vả chăng, người biết thì không nói, người nói thì không biết, nên bực thánh nhân thực hành cách dạy không cần đến lời." (Theo Nguyễn Tôn Nhan)

 

Ngôn luận

言論

A: Opinion.

P: Opinion.

Ngôn: Lời nói, nói. Luận: bàn cãi.

Ngôn luận là phát biểu ý kiến để bàn cãi về một vấn đề có tánh cách thời sự.

Trường ngôn luận là nơi diễn ra các hoạt động sôi nổi về xã hội, chánh trị, hay tôn giáo, trong đó mọi người đều bày tỏ ý kiến phê phán, ủng hộ hay chống đối một cách côngkhai, tự do.

TNHT: Sự biến xảy ra đến nay đã thành một trường ngôn luận, có khi cũng náo nhiệt đến nền Đạo, kẻ gọi Tà, người nói Chánh.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ngôn ngữ bất đồng

言語不同

A: No commun languages.

P: Languages différents.

Ngôn: Lời nói, nói. Ngữ: lời nói. Nói ra là Ngôn, đáp lại là Ngữ. Bất đồng: không giống nhau.

Ngôn ngữ bất đồng là tiếng nói không giống nhau, nên không nói chuyện với nhau được.

 

Ngôn quá kỳ thực

言過其實

A: The speeches passed the reality.

P: Les paroles dépassant la réalité.

Ngôn: Lời nói, nói. Quá: ra ngoài định mức. Thực: thật.

Ngôn quá kỳ thực là nói quá sự thật, tức là nói thêm thắt quá trớn nên không đúng sự thật.

 

NGU

NGU

NGU: Ngu dại, ngu dốt, tiếng tự khiêm.
Td: Ngu muội, Ngu trung.

 

Ngu giả thiên lự tất hữu nhứt đắc

愚者千慮必有一得

Ngu: Ngu dại, ngu dốt, tiếng tự khiêm. Giả: người. Thiên: ngàn. Lự: lo nghĩ. Tất: ắt là. Hữu: có. Nhứt: một. Đắc: được.

Ngu giả thiên lự tất hữu nhứt đắc: Người ngu nghĩ ngàn điều ắt có một điều hay.

Trí giả thiên lự tất hữu nhứt thất: Người khôn nghĩ ngàn điều ắt có một điều dở.

 

Ngu huynh - Ngu ý

愚兄 - 愚意

A: Your modest elder - My humble opinion.

P: Moi, votre aiâné - Mon humble avis.

Ngu: Ngu dại, ngu dốt, tiếng tự khiêm. Huynh: anh. Ý: ý kiến.

Ngu huynh là tiếng tự xưng của người anh với ý khiêm tốn. Còn em thì xưng là Ngu đệ.

Ngu ý là nói về ý kiến của mình một cách tự khiêm.

 

Ngu muội

愚昧

A: Ignorant.

P: Ignorant.

Ngu: Ngu dại, ngu dốt, tiếng tự khiêm. Muội: tối tăm.

Ngu muội là ngu dốt tối tăm.

CG PCT: Trong nhơn sanh, hạng trí thức thì ít, hạng ngu muội thì nhiều.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Ngu trung

愚忠

A: Stupid loyality.

P: Fidélité stupide.

Ngu: Ngu dại, ngu dốt, tiếng tự khiêm. Trung: lòng trung thành.

Ngu trung là trung thành một cách mù quáng.

Ngu trung thường để chỉ lòng trung thành của kẻ bề tôi ngu muội đối với một ông vua hôn ám, vô đạo đức. Hôn quân ra lịnh làm điều gian ác mà bề tôi không can gián, cứ nhắm mắt tuân theo là ngu trung.

 

Ngu xuẩn

愚惷

A: Stupid.

P: Stupide.

Ngu: Ngu dại, ngu dốt, tiếng tự khiêm. Xuẩn: ngu si, dại dột.

Ngu xuẩn là ngu ngốc dại dột.

TNHT: Hễ trả lời phù hạp là dễ biết Đạo, còn ngu xuẩn thì cũng huờn ngu xuẩn.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGŨ

NGŨ

NGŨ: Năm, thứ năm.
Td: Ngũ âm, Ngũ châu, Ngũ chi.

 

Ngũ âm

五音

A: Five essential notes of the oriental music.

P: Cinq notes fondamentales de la musique orientale.

Ngũ: Năm, thứ năm. Âm: âm thanh, cung bậc của âm thanh.

Ngũ âm là năm bậc âm thanh của âm nhạc cổ điển đông phương.

Ngũ âm gồm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ.

1. CUNG:

tiếng thổ (đất),

tương ứng nốt FA.

2. THƯƠNG:

tiếng kim (đồng, sắt),

tương ứng nốt SOL.

3. GIỐC:

tiếng mộc (gỗ),

tương ứng nốt LA.

4. CHỦY:

tiếng hỏa (lửa),

tương ứng nốt ĐÔ.

5. VŨ:

tiếng thủy (nước),

tương ứng nốt RÉ.

Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là Ngũ Hành.

Âm nhạc Tây phương có 7 bậc âm thanh: Do, Ré, Mi, Fa, Sol, La, Si.

 

Ngũ bá A-La-Hán

五百阿羅漢

A: Five hundred Arahats

P: Cinq cent Arahats.

Ngũ: Năm, thứ năm. Bá: trăm. A-La-Hán: nói tắt là La-Hán: bực Thánh thứ tư của Phật giáo. Khi đắc quả A-La-Hán

thì có đủ Lục Thông. Bực A-La-Hán tu lên thành Bồ Tát.

Ngũ bá A-La-Hán là 500 vị La Hán. Đây là 500 đệ tử đầu tiên của Đức Phật Thích Ca đắc quả La Hán.

Nhứt Tổ Ma Ha Ca Diếp triệu tập 500 vị La-Hán nầy hội lại tại động núi Tất Ba La, gần thành Vương Xá, cử hành lễ Kết Tập Kinh điển Phật giáo lần đầu tiên, chép lại thành Tam Tạng Kinh của Phật giáo.

KCK: Chư Đại Bồ Tát, Ngũ bá A-La-Hán cứu hộ....

KCK: Kinh Cứu Khổ.

 

Ngũ châu

五洲

A: Five continents.

P: Cinq continents.

Ngũ: Năm, thứ năm. Châu: phần đất lớn trên địa cầu, có biển bao bọc chung quanh.

Ngũ châu là năm châu lớn trên địa cầu, gồm: Á châu, Âu châu, Phi châu, Mỹ châu, Úc châu.

TNHT: Ngày nào Đạo đã truyền bá toàn trong nhơn loại, trọn khắp ngũ châu mới sao nữa?

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ngũ Chi Đại Đạo

五支大道

A: Five religious branches of the Great Way.

P: Cinq branches religieuses de la Grande Voie.

Ngũ: Năm, thứ năm. Chi: chia ra, nhánh. Đại: lớn. Đạo: tôn giáo.

Đại Đạo là một nền tôn giáo lớn, chỉ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do Đức Chí Tôn Thượng Đế mở ra vào thời Tam Kỳ Phổ Độ, với tôn chỉ: Qui nguyên Tam giáo, Phục nhứt Ngũ chi, tức là bao gồm tất cả nền tôn giáo đã có từ trước đến nay.

Ngũ Chi Đại Đạo là năm nhánh của nền Đại Đạo.

Đức Chí Tôn có dạy rằng:

TNHT: "Vốn từ trước, Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo.

Tùy theo phong hóa của nhơn loại mà gầy Chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi.

Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng, Càn Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau. Nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục nhứt."

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo nói về Ngũ Chi Đại Đạo như sau:

"Vì năm đạo phân chia làm nhơn tâm bất nhứt, nhơn loại nghịch lẫn nhau. Chí Tôn đến đặng hiệp lại một nhà, ước cho con cái của Người biết thương yêu hòa thuận.

Khi khai Thánh giáo bên Thái Tây thì Chí Tôn đã nói trước rằng: Còn nhiều chuồng chiên, Người sẽ đến đem về làm một. Lời tuyên ngôn ấy, nghĩa là còn nhiều đạo đương nuôi nấng un đúc tinh thần của con cái Chí Tôn, đặng chờ ngày Người đến hiệp chung lại một, lời ấy ngày nay đã quả.

Các chuồng chiên thiêng liêng của Chí Tôn là:

- Phật đạo thì có Bà-La-Môn, Thích Ca Mâu Ni, Pythagore giáo.

- Tiên đạo thì có Lão giáo, Dương Châu, Mặc Địch, Vạn Pháp, Bàng Môn, cho tới thầy pháp thầy phù, bóng chàng đồng cốt, vv . . .

- Thánh đạo thì Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo.

- Thần đạo thì Trung Huê Phong Thần, Hy Lạp Phong Thần, Ai Cập Phong Thần.

- Nhơn đạo thì Socrate, Esope, Platon, v.v.... ở Hy Lạp, Khổng Tử, Mạnh Tử, Nhị Trình giáo, v.v.... chung cộng cùng cả Hớn Phong, Đường Thi, Tấn Tục tại Trung Huê từ trước.

Phật vì thương đời mà tìm cơ giải khổ,

Tiên vì thương đời mà bày cơ thoát khổ,

Thánh vì thương đời mà dạy cơ thọ khổ,

Thần vì thương đời mà lập cơ thắng khổ,

Hiền vì thương đời mà đạt cơ tùng khổ."

Trong Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn chọn các Đấng đại diện cho Ngũ Chi Đại Đạo có trách nhiệm trong thời ĐĐTKPĐ, có vẽ hình thờ trên Thánh Tượng Ngũ Chi, kể ra như sau:

·         Đức Phật Thích Ca, đại diện Phật đạo,

·         Đức Lý Thái Bạch, đại diện Tiên đạo,

·         Đức Chúa Jésus, đại diện Thánh đạo,

·         Đức Khương Thượng, đại diện Thần đạo,

·         7 cái ngai (1 Giáo Tông, 3 Chưởng Pháp, 3 Đầu Sư) đại diện Nhơn đạo.

THI BÀI:

Trong Tam giáo ba ngôi như một,

Hình thức riêng chỉ cốt bề ngoài.

Suy ra chơn lý không hai,

Độ người lánh dữ, lành rày nên lo.

Tôn giáo tợ con đò rước khách,

Ai sang qua chẳng trạch giàu nghèo.

Miễn là chí quyết noi theo,

Đặng xa bể khổ, lên đèo thung dung.

Muốn Tây Thiên trùng phùng ngôi vị,

Thì trần gian lập ý vị tha.

Từ bi theo hạnh Di-Đà,

Công bình, bác ái hải hà bao dung.

NHƠN ĐẠO dạy Tam tùng Tứ đức,

Ngũ thường lo đúng mực thuần phong.

Gia đình xã hội cũng đồng,

Noi gương mỹ tục, giống dòng Nghiêu vương.

THẦN ĐẠO lập con đường phải lối,

Phận công dân sớm tối lo tròn.

Quan trường Tể Tướng, tôi con,

Vẹn tròn hiếu nghĩa lòng còn thanh liêm.

THÁNH ĐẠO chuộng một niềm ngay thẳng,

Chí công bình, trong trắng tâm thành.

Không thiên chẳng vị em anh,

Lời ngay lẽ phải phân rành quang minh.

TIÊN ĐẠO chỉ xử tình xử thế,

Bác ái trau tập thể hòa thương.

Yêu cùng nhơn loại bốn phương,

Thanh nhàn thỏa chí, dặm trường ngao du.

PHẬT ĐẠO dụng đường tu thanh tịnh,

Từ bi hành nhường nhịn lẫn nhau.

Không chê kẻ thấp người cao,

Chẳng vì chức tước nghèo giàu phân tranh.

ĐẠI ĐẠO gồm năm nhành tôn giáo,

Kể trên đây đào tạo lọc lừa.

Hợp thời độ thế tùy ưa,

Hạ, trung, thượng, đủ đều vừa ý chung.

Giờ Bổn sư trùng phùng đồ đệ,

Dạy đôi điều ráng để vào tâm.

Chung lo cứu thế lạc lầm,

Trở về đạo đức lo tầm non Tiên.

Chung sức nhau chèo thuyền Đại Đạo,

Dầu cam go tần tảo đừng than.

Lý chơn dặm thẳng một đàng,

Ngày thành Đại Đạo, Thiên Hoàng điểm công.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

Ngũ Chi Minh Đạo

五支明道

Ngũ: Năm, thứ năm. Chi: chia ra, nhánh. Minh: sáng, cũng có nghĩa là nhà Minh bên Tàu. Đạo: tôn giáo.

Ngũ Chi Minh Đạo là năm nhánh Đạo có tên khởi đầu bằng chữ MINH, có nguồn gốc từ nhà Minh bên Tàu.

Ngũ Chi Minh Đạo gồm: Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân.

Ngài Định Pháp Nguyễn Minh Thiện, Chủ trưởng chi Minh Lý (Tam Tông Miếu) có viết bài giới thiệu như sau:

"Trong năm chi, hai chi đầu: Minh Sư và Minh Đường đã ra đời trước năm 1924 có đến mấy trăm năm.

Chi Minh Sư xuất hiện ở Trung Hoa vào khoảng năm 1650 hoặc 1670, nghĩa là sau khi nhà Minh bị nhà Thanh (gốc Mãn Châu) lật đổ. Các cựu thần nhà Minh vì thất bại trong cuộc vận động khôi phục nhà Minh, đã từ hẳn cuộc đấu tranh chánh trị, mà đi vào con đường tu hành, êm đẹp hơn, an toàn hơn, và lại hiệp với Thiên cơ hơn (nhờ phò cơ thỉnh Tiên, biết được vận số nhà Minh đã hết, nhà Thanh còn dài). Các cựu thần ấy được gọi là di thần nhà Minh, bèn khoát áo đi tu, dựng lên một mối đạo tu Tiên (tu đơn) mệnh danh là Minh Sư.

Sau khi du nhập vào Việt Nam, các vị Lão Sư đạo nầy, vì nhu cầu địa phương, và cũng để tránh sự nghị kỵ của nhà cầm quyền Pháp-Việt thời đó, đã lấy tên Minh Đường (có nghĩa là phái tu tại gia), phái ấy cũng được người nước ta gọi là phái Phật Đường.

Nên nhớ rằng, danh từ Minh Sư ngầm chỉ mối đạo của các di thần nhà Minh, mà mối đạo ấy, theo nhà cầm quyền Pháp-Việt thời đó là một cuộc vận động phản "Thanh phục Minh" trá hình.

Như vậy, Minh Sư có tánh cách chánh trị, khi được gọi là Minh Đường thì phái tu Tiên nầy khỏi bị nghi ngờ nữa và đã truyền cách thức phò cơ thỉnh Tiên cho người Việt Nam khắp ba Kỳ: Bắc, Trung, Nam.

Vậy, trước năm 1924, có gần mấy trăm năm, một thiểu số người nước ta, nhứt là các đạo sĩ tu Tiên và các Nho sĩ, thỉnh thoảng thiết đàn phò cơ thỉnh Tiên, hoặc để học đạo, hoặc để xin thuốc trị bịnh nan y, hoặc để hỏi về tiền đồ của thí sinh trong các cuộc thi cử theo lối xưa.

Từ năm 1918-1919 trở về sau, phong trào cầu cơ đã lan tràn ra khắp nơi trong toàn quốc. Tại Sài Gòn, một số người mộ điệu thường tụ nhau lại để lập đàn cầu cơ thỉnh Tiên, hoặc ở chùa Ngọc Hoàng (Đakao) hoặc ở Miểu Nổi (Gò Vấp).

Sau vì có Cụ Lê Văn Trung, Cựu Nghị Viên Hội Đồng Quản Hạt và Hội Nghị Tư Vấn Nam Kỳ Soái Phủ dự vào phong trào nầy, vì thế mà có sự nghi kỵ, và nhóm cầu cơ duy nhất nói trên đã chia làm ba: chi Minh Lý, chi Minh Thiện, và chi Minh Tân, có những sắc thái riêng biệt tùy xu hướng của mỗi chi."

Sau đây là bài sưu khảo về Ngũ Chi Minh Đạo trích trong bài nói chuyện của Huệ Nhẫn tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo:

1. Minh Sư:

Vào thời vua Tự Đức, Ngài Đông Sơ Tổ Sư, từ bên Tàu sang VN, lập tại Hà Tiên một ngôi Quảng Tế Phật Đường. Ngôi chùa nầy do ông Ngô Cẩm Tuyền đứng ra xây dựng. Ông Tuyền tu hành đến bậc Đại LãoSư (đạo hiệu Ngô Đạo Chương).

Năm 1905, Ngài Ngô Đạo Chương về Sài Gòn tạo dựng ngôi Ngọc Hoàng Điện (Đakao), công việc chưa hoàn tất nhưng vì lý do kinh tế nên phải sang nhượng đi.

Một vài năm sau, bổn đạo Minh Sư tại đây lập ngôi Quang Nam Phật Đường. Ngài Thái Lão Sư Trần Đạo Minh qua VN cầm mối đạo một thời gian, sau đó trở về La Phù Sơn (Hồng Kông). Thái Lão Sư Vương Đạo Thâm thay mặt Ngài Trần Tây Lâm Tổ Sư điều hành mối đạo tại đây.

Quang Nam Phật Đường (số 17 đường Trần Quang Khải, Quận I) hằng năm vẫn lấy ngày giỗ Thái Lão Sư Vương Đạo Thâm (30 tháng 4 âl) làm ngày kỷ niệm.

Ở Việt Nam hiện nay còn tồn tại 3 chi nhánh đạo Minh Sư, tạm gọi là 3 tông:

- Tông Đức Tế: Nhánh của Thái Lão Sư Vương Đạo Thâm, có một số chùa như: Quang Nam Phật Đường, Khánh Nam Đường (Bình Thạnh), Nam Nhã Đường (Bình Thủy, Cần Thơ), Mỹ Nam Đường (Mỹ Tho), Vận Bửu Đường (Gò Công), Nam Tôn Đường (Hội An), Hòa Nam Đường (Đà Nẵng),....

- Tông Phổ Tế: Nhánh của Thái Lão Sư Trần Đạo Quang, có một số chùa như: Linh Quang Đường (Hốc Môn), Long Hoa Đường (Cai Lậy), Phổ Hòa Đường (Mỹ Tho),....

- Tông Hoằng Tế: Nhánh của Thái Lão Sư Lâm Đạo Nguơn (thường được biết với bút danh Lâm Xương Quang), có một số chùa như: Quan Âm Đường (Thâm Nhiên, Long An), Quang Âm Đường (Thị xã Tân An), Trọng Văn Đường (Bình Điền),....

Toàn nước Việt Nam có trên 50 ngôi chùa Minh Sư. Ngôi chùa được kể đầu tiên (bên trên) là Tổ đình của Tông ấy.

Chánh điện chùa Minh Sư thờ Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và chư Phật, chư Tiên (hoặc thờ tượng, hoặc bài vị, tùy nghi), tụng kinh Ngọc Hoàng Tâm Ấn, Bắc Đẩu Chơn Kinh, Địa Mẫu Chơn Kinh.

Pháp tu Minh Sư rất nghiêm mật, muốn tu tiến, hành giả phải khép mình trường trai tuyệt dục.

* Bên phái nam có 9 bậc tu, từ thấp lên:

- Nhất thừa gồm 3 bậc: Nhất, Nhị, Tam Bộ.

- Nhị thừa gồm 4 bậc: Thiên Ân, Chứng Ân (chữ Minh), Dẫn Ân (chữ Xương), Bảo Ân (chữ Vĩnh).

- Tam thừa gồm 2 phẩm: Lão Sư (chữ Vận) và Đại Lão Sư (chữ Đạo).

Tất cả các vị Lão Sư và Đại Lão Sư đồng công cử một vị làm Chưởng môn gọi là Thái Lão Sư.

* Bên phái nữ có 7 bậc, đạo danh được ban từ đầu không đổi. Phẩm cao nhất có chữ Thái, nhưng pháp tu chỉ cở bậc Bảo Ân ở phái nam.

Đệ tử Minh Sư mặc đạo phục màu đen.

GHI CHÚ:

- Quan Âm Đường ở Phú Quốc, nơi Ngài Ngô Văn Chiêu thọ giáo pháp Cao Đài thuộc Tông Hoằng Tế. Đại Lão Sư Nguyễn Đạo Ngưỡng (năm nay 83 tuổi) hiện trụ trì Quan Âm Đường (Tân An) cho biết khi ông còn nhỏ, có lần đã ra Phú Quốc hộ tịnh cho Thái Lão Sư Lâm Đạo Nguơn (Lâm Xương Quang).

- Một số bài Kinh nhật tụng của Đạo Cao Đài và ngay của chi Minh Lý có gốc từ Minh Sư như: Bài Ngọc Hoàng Kinh và ba bài xưng tụng Tam Giáo Đạo Tổ, bài Niệm Hương (Đạo gốc bởi ...) và bài Khai Kinh (Biển trần khổ ...) của Minh Lý cũng do Đức Thái Thượng và Nam Cực Chưởng Giáo tả lại quốc ngữ theo kinh Minh Sư.

2. Minh Đường:

Nhiều sách viết rằng tên Minh Đường là do viết gọn từ "Minh Sư Phổ Tế Phật Đường", nhưng chưa rõ mức chính xác của các tài liệu nầy. Các vị tu Minh Sư hiện nay hầu như không biết đến chi Minh Đường.

Danh hiệu Minh Đường được tìm thấy trong TNHT và sử liệu do chư tiền khai Đạo Cao Đài để lại, dùng để chỉ bổn đạo nơi Vĩnh Nguyên Tự thuở mới qui nhập Đạo Cao Đài.

Một số Thánh Ngôn và sử liệu điển hình như:

1. Trong TNHT, quyển 1 trang 29 có đoạn:

Vĩnh Nguyên Tự (Cần Giuộc) Samedi, 21 Aouât 1926.

Lịch, mời chư môn đệ Minh Đường của Thầy ra nghe dạy......

(Lịch là Ngài Lê Văn Lịch, Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt, chủ chùa Vĩnh Nguyên)

2. Trong quyển Thánh Ngôn (viết tay) do Ngài Đầu Sư Thái Thơ Thanh lưu lại có đoạn Thánh ngôn ngày 16-3-1926:

Trung, Cư, Tắc, Thầy dặn ba con nội hạ tuần tháng 2 phải xin nghỉ một tuần lễ, xuống ở chùa Minh Đường của Lịch mà học Đạo thêm.....

3. Ngày 4-3-1926 (âl 20-1-Bính Dần) trong buổi lập đàn đầu tiên tại Vĩnh Nguyên Tự, Đức Thái Lão Sư Lê Đạo Long giáng điển báo tin chư môn đệ biết, Ngài đã đắc vị: Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn. Ngài khuyên bổn đạo địa phương và gia đình qui nhập Cao Đài. Xin trích ra một đoạn Thánh giáo trên:

LÊ VĂN TIỂNG.

Lịch thính ngã, Ngã thị nễ phụ, thọ mạng Cao Đài Tiên Ông viết Cao Đài Thượng Đế giáo đạo nam phương.

Tiên nhựt, Ngã thọ giáo Minh Đường. Đại Đạo thị chi nhứt dã. Ngọc Đế cảm xúc công quả thậm đa, bất lưu luân hồi tái thế, phú Thái Ất Chơn Quân độ dẫn, thọ sắc Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn tại Tây Phương Cực Lạc.

4. Thân mẫu của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu mãn phần ngày 28-8-1926, lúc nầy Đạo mới mở, chư tiền khai chưa rõ cách làm lễ tang Đạo hữu nên thiết lập đàn cơ cầu Ơn Trên chỉ dẫn. Hôm ấy, Thầy giáng dạy:

Trung, con tức cấp xuống Cần Giuộc biểu Tương về, và cả chư môn đệ Thầy hội lại cho đủ mặt. Phải nhớ biểu Lịch lên, nói với nó, Thầy cần 4 vị Chức sắc Minh Đường cầu kinh cho Mẹ Hậu.

Bốn Thánh giáo trên, Ơn Trên đều dùng tên Minh Đường để chỉ Vĩnh Nguyên Tự. Và do tôn chỉ, pháp tu, kinh kệ, phẩm trật,.... của chư vị Lão Sư Minh Đường tại Vĩnh Nguyên Tự đều không khác Minh Sư, cho nên, không nghi ngờ gì nữa, Minh Đường là một phân nhánh của Minh Sư. Có lẽ sự khác biệt là do gốc Đạo truyền qua VN vì rằng Đức Di Minh Tử Ngô Đạo Chánh, người truyền đạo Minh Đường cho Ngài Lê Văn Tiểng (Thái Lão Sư Lê Đạo Long) năm 1876 không thấy có tên trong các tiền bối Minh Sư truyền đạo buổi đầu.

Nay Vĩnh Nguyên Tự là một ngôi Thánh Thất của Đạo Cao Đài, tên Minh Đường không còn nghe nói nữa.

3. Minh Lý:

Ngài Âu Minh Chánh (1896-1941) thế danh là Âu Kiệt Lâm, khoảng năm 1920, muốn tìm hiểu về nhân điện nên đã gởi mua tài liệu bên Pháp. Ngài nghiên cứu và học được cách chữa bịnh, giúp bá tánh địa phương. Nhiều bệnh nhân trong cơn hiểm nghèo được trị lành, lúc ấy, Ngài đang ở đường Barbier (nay là Thạch Thị Thanh), hợp tác với nhiều thân hữu làm từ thiện, dần dần chư vị phát tâm tin tưởng thiêng liêng. Ngài Âu Kiệt Lâm cùng vài người bạn tìm đến một vị cao tăng bên Tàu qua, đang giảng pháp tại chùa Minh Hương Phước An Hội Quán (đường Hùng Vương), học cách cầu Huyền cơ hầu tiếp xúc với cõi Thiên. Do cách cầu Huyền cơ đòi hỏi phải thật nghiêm cẩn nên ít thành công, chư vị chuyển sang tìm học cách cầu Đại Ngọc cơ.

Từ năm 1922, Ơn Trên hướng dẫn quí vị đi dần vào đường tu. Buổi đầu ấy, chư tiền khai Minh Lý Đạo gồm 6 vị:

Nguyễn Văn Miết

(Minh Thiện)

(1897-1972)

Nguyễn Văn Xứng

(Minh Giáo)

(1891-1957)

Lê Văn Ngọc

(Minh Truyền)

(1887-1965)

Võ Văn Thạnh

(Minh Trực)

(? - 1976)

Nguyễn Văn Đề

(Minh Đạo)

(? - 1961)

Âu Kiệt Lâm

(Minh Chánh)

(1896-1941).

Các vị luân phiên nhau tổ chức cúng tại nhà vào các kỳ sóc vọng, tạm dùng vài bài kinh Minh Sư (Niệm Hương, Khai Kinh, Ngọc Hoàng Kinh,...) bằng chữ Hán Việt. Một lần chư vị có than cùng nhau: "Nghĩa lý chữ Nho rất cao sâu, lời Thần Tiên để lại trong kinh sách bấy lâu nay, người đời ít ai thông hiểu những điều mầu nhiệm. Chớ chi Ơn Trên cho kinh bằng chữ quốc âm, dầu bực nào cũng dễ hiểu và thực hành được."

Chẳng ngờ Ơn Trên chấp nhận lời cầu xin nầy.

Đức Thái Thượng Đạo Quân trong lần giáng cơ sau đó dạy rằng: "Chư nhu tụng kinh chữ không thông nghĩa lý, nên ta cho kinh nôm, kinh nầy vắn tắt, cũng tiện cho chư nhu đọc."

Đêm 27-11-Giáp Tý (dl 23-12-1924) [năm, tháng, ngày, giờ đều thuộc Tý] Minh Lý Đạo khai minh.

Trước đó một ngày, vào ngày 22-12-1924, nhằm ngày Đông chí, nhứt dương sơ phục, Đức Thái Thượng giáng tả bài "Tặng Thiên Đế" (diễn nôm từ bài Đại La Thiên Đế). Nhiều bài kinh khác (gốc Minh Sư hay Kinh mới) đều được chư Thiên tiếp tục ban cho bằng quốc ngữ, thí dụ như:

- Ngày 11-1-1925, Đức Thái Thượng Đạo Tổ cho bài Thông Minh Chú (gốc là bài Cửu Thiên Đại La: Thân phi bạch y.... của Minh Sư).

- Ngày 21-6-1925, Lý Thiết Quả cho Kinh Thái Dương.

- Từ ngày 19-4-1925 đến 21-11-1925, qua nhiều buổi đàn, Đức Đạo Tổ, Phật Nhiên Đăng, Phật Quan Âm, Nam Cực Chưởng Giáo, v.v.... tả bài Kinh Sám Hối.

Sau khi Kinh Sám Hối ban xong, Đức Văn Tuyên Vương dạy chư Minh Lý môn sanh rằng, trong khi chưa tạo dựng được nơi cúng lễ riêng, cần tạm mượn một ngôi chùa để làm chỗ tụ tập lễ bái, tu học, tụng các bài kinh mà Ơn Trên đã ban.

Chư vị sau đó được vị Giáo Thọ trụ trì chùa Linh Sơn Tự (đường Cô Giang) vui lòng cho mượn chùa làm nơi lễ bái Trời Phật, tụng Kinh Sám Hối. Cũng chính do mượn chùa, các Đạo hữu phải tránh các ngày Sóc Vọng, nhường cho gia chủ, nên lệ cúng hằng tháng vào các ngày 14 và 30 âm lịch.

Từ đó, Minh Lý môn sanh quyết tâm xây dựng một ngôi chùa riêng. Nhờ ông Trần Kim Ký hiến đất vùng Bàn Cờ, (lúc ấy trước chùa chỉ là con hẻm đất, sau mới mở thành đường Cao Thắng) cùng quí Bà: Ba Ngỡi, Huỳnh Thị Ngôn,.... giúp một phần tài chánh.

Ngày 10-8-1926, chùa đặt viên đá đầu tiên. Chùa gác đòn dông ngày 15-9-1926 và đến cuối tháng 1 năm 1927 thì việc xây dựng hoàn tất.

Ngày 2-2-1927 khai buổi cúng đầu tiên tại chùa mới.

Như vậy, Minh Lý môn sanh đã mượn chùa Linh Sơn Tự từ tháng 9-1925 đến tháng 2-1927.

Chùa cất xong, Đức Diêu Trì Kim Mẫu giáng ban hiệu chùa là Tam Tông Miếu. Qua hai đợt trùng tu năm 1941 và 1957, Tam Tông Miếu có dáng như ngày nay.

·         Tam: là Tam thể đồng nhứt, Tam giáo đồng nguyên.

·         Tông: là thừa kế, tiếp nghiệp của Tổ truyền.

·         Miếu: là tòa ngự của các Đấng thiêng liêng tại thế.

Chánh điện của Tam Tông Miếu thờ Tam Cực:

·         Vô Cực (Diêu Trì Kim Mẫu)

·         Thái Cực (Ngọc Hoàng Thượng Đế)

·         Hoàng Cực (Hồng Quân Lão Tổ)

Cấp thứ nhì thờ Tam Giáo Đạo Tổ.

·         Cấp thứ ba thờ Tứ Đại Bồ Tát.

·         Cấp thứ tư thờ Ngũ Vị Tinh Quân,

·         cùng nhiều bàn thờ khác từ trong ra ngoài.

Năm 1972, bổn đạo Minh Lý phát triển thêm ngôi Bát Nhã Tịnh Đường ở Long Hải (chuyên để luyện tu).

Đến nay, chư Minh Lý môn sanh, với đạo phục màu đen truyền thống, tiếp tục hành đạo theo giáo lý và giáo pháp đã được truyền dạy từ xưa. Nhiều môn sanh mới đã gia nhập Minh Lý Thánh Hội, kế thừa mối đạo Tam Tông. (Xem thêm chi tiết nơi chữ: Minh Lý, vần M)

4. Minh Thiện:

Từ trước năm 1915, một nhóm nhân sĩ thường họp mặt tại chùa Quan Đế, thị xã Thủ Dầu Một (nay trên đường Hùng Vương) để cầu cơ thỉnh Tiên. Cách thức cầu cơ theo Minh Sư (phò Đại Ngọc cơ). Tại đây, chư Thiên giáng dạy về thời cuộc và cho thuốc trị bệnh, có nhiều lời tiên tri rất linh hiển.

Điều lạ là ông Nguyễn Văn Trượng làm đồng tử thường ngày không biết chữ, nhưng mỗi khi phò ngọc cơ, ông viết ra toàn chữ Nho, chữ viết rất thông thái, càng làm cho đạo tâm quanh vùng thêm tin.

Đến khoảng năm 1915, ông Trần Hiển Vinh (1884-1962) được Tổ phụ truyền lại ngôi chùa nầy. Do chùa đã xưa cũ, trên 100 năm, nhiều chỗ hư mục, nên ông cho tu sửa lại, mở rộng chánh điện ra phía trước, xây dãy nhà ngang, lót gạch toàn bộ nền chùa (phần gạch tàu cũ đem lót ngoài sân) và làm con ngựa Xích Thố đặt trước cổng. Do vậy, dân chúng gọi đây là chùa Ông Ngựa.

Xen lẫn những buổi hầu cơ có luận việc đời, việc đạo, thiêng liêng thường ban ơn chữa bịnh cho bá tánh, nên tên đàn Minh Thiện có từ lúc nầy.

Nhiều vị đạo tâm tích cực hành đạo như các ông: Trần Phát Đạt (anh ông Vinh), Lê Văn Hơn, Trần Duy Khánh, Lê Ngọc Lăng, Phan Văn Tý (1888-1962).

Chùa Minh Thiện thờ Đức Quan Thánh Đế Quân, tụng Minh Thánh Kinh, nhưng tại đây cũng có rất nhiều tượng chư Bồ Tát, Phật Tổ,...

Sau khi đồng tử Nguyễn Văn Trượng mất, cơ bút đã bế, nhưng khách hành hương vẫn tấp nập và rất thành tín.

Tiếp đến năm 1963-1964, khi ông Trần Hiển Vinh qua đời, do đã tham gia tích cực và có nhiều uy tín, ông Trương Kế An làm quản lý chùa. Ông cho thượng Thánh Tượng Thiên Nhãn và dùng kinh Cao Đài cúng thường ngày, lấy tên là Thanh An Tự. Được vài năm, ông bị bệnh và giao chùa cho bổn đạo địa phương quản lý, thờ Đức Quan Thánh lại như xưa.

Có một số sự tích liên quan giữa Minh Thiện và Cao Đài:

a) Với Ngài Ngô Minh Chiêu:

Năm 1902, Ngài Ngô còn trẻ (25 tuổi) chưa biết đạo nhưng đã có tâm thành. Nghe đồn Tiên gia linh hiển, lại muốn cầu thọ cho thân mẫu, Ngài Ngô lên hầu đàn Minh Thiện. Hôm ấy, Ngài được Ơn Trên ban cho 4 câu thơ:

Thủ bôi vị lễ diệt khả thông,

Trung dung hữu đạo thị tâm không.

Đắc vọng kỳ sự giả thân du,

Minh phong khả đối dữ thành công.

Đến năm 1919, do thân mẫu lâm bệnh nặng, Ngài Ngô có lên đàn Minh Thiện cầu thuốc, nhưng Ơn Trên lộ cho biết bà cụ vận số sắp hết. Ngày 15-11 năm ấy, bà cụ từ trần.

Nhờ nhiều lần hầu đàn Minh Thiện, biết rõ cách cầu cơ, nên khi thiêng liêng dạy chư vị ở Tân An thay đổi từ chấp bút qua Đại Ngọc cơ, Ngài Ngô dễ dàng chấp hành.

b) Với nhóm Xây bàn:

Buổi đầu thông công với các Đấng thiêng liêng, quí Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang dùng phương pháp xây bàn theo sách Pháp. Cũng như nhóm chấp bút của Ngài Ngô Văn Chiêu, Ơn Trên đã ban lệnh cho quí Ngài chuyển qua sử dụng Đại Ngọc cơ cho được nghiêm túc và thông linh hơn.

Khiến sao ông Phan Văn Tý (một vị trong Ban Cai quản đàn Minh Thiện) là bạn Ngài Cao Quỳnh Cư, lại ở gần nhà. Ông Phán Tý đã cho mượn và hướng dẫn nhị vị Phạm Công Tắc và Cao Quỳnh Cư phò Đại Ngọc cơ thuần thục. Buổi phò cơ đầu tiên của chư vị nhằm Lễ Hội Yến Bàn Đào (rằm tháng 8 năm Ất Sửu).

c) Với chi Minh Tân:

Ông Lê Minh Khá là Xã trưởng Vĩnh Hội. Do bệnh ngặt nghèo, ông lên hầu đàn Minh Thiện, được Ơn Trên ban thuốc uống lành. Sau đó, thiêng liêng hướng dẫn ông vào đường đạo đức, lập chi Minh Tân (sẽ nói rõ hơn ở phần sau).

Như vậy, có thể nói, chi Minh Thiện có nhiều căn duyên trong buổi đầu khai nền tôn giáo Cao Đài. Tuy vậy, đàn Minh Thiện (Thanh An Tự) trở lại thờ Đức Quan Thánh như nếp xưa và không còn cơ bút.

GHI CHÚ:

- Ông Trần Hiển Vinh (1884-1962) có vợ là Đặng Thị Hường (1900-1948), nhị vị có một gái là Trần Ngọc Anh. Cô Anh lập gia đình với Phan Văn Bổn, con trai của Phan Văn Tý và bà Cao Thị Nhiều. Bà Trần Ngọc Anh hiện ngụ tại Cư Xá Lữ Gia và kế tục quản lý Thanh An Tự.

- Nhiều người kể lại rằng, khoảng năm 1964-1965, khi ông Trương Kế An xây Cao Đài Tự ở núi Cấm, có định chở tượng Ba Ông (hiện đặt trước chánh điện Thanh An Tự) về, nhưng không thể nào khiêng đi được. Thế nhưng sau nầy, lúc bổn đạo Minh Thiện sửa chùa, thay cột gỗ bằng cột bê tông, xê dịch tượng rất dễ dàng.

5. Minh Tân:

Trong Ngũ Chi Minh đạo, Minh Tân được lập cuối cùng, sau các Chi khác.

Nguyên khoảng năm 1917, ông Lê Minh Khá (1868-1946) làm Xã trưởng Vĩnh Hội, đồng thời là một doanh gia buôn bán gạo và phân bón khắp Nam Trung Bắc. Ông bị bệnh nặng, thuốc thang nhiều nhưng không khỏi. Nhờ thân hữu mách bảo, ông lên đàn Minh Thiện cầu xin và được Ơn Trên ban cho bài thuốc uống lành bệnh.

Đến năm 1920, lại có một cơn bệnh khác, và như lần trước, ông Lê Minh Khá lên hầu đàn MinhThiện xin thuốc. Lần nầy, Đức QuanThánh Đế Quân cũng ban bài thuốc trị bệnh cho ông nhưng thêm lời khuyên lo tu hành. Năm ấy ông 52 tuổi.

Tuân lời dạy của Đức Quan Thánh, ông Lê Minh Khá lập tại tư gia, số 236 quai de la Marne (nay là Nhà Văn Hóa Quận 4) một bàn thờ chư Tiên chư Phật.

Trong thời gian nầy, khiến sao thỉnh thoảng những vị khuất mặt nhập điển vào mấy em nhỏ là con cháu của ông và dạy nhiều việc linh ứng, tạo niềm tin cho cả gia đình.

Qua năm sau, 1921, ông Lê Minh Khá thọ lệnh thiêng liêng, lập ngôi Cao Thâm Đàn tại sở vườn cao su rộng trên 100 mẫu tại xã Gia Lộc, Trảng Bàng, lệnh cũng giao cho hai con trai của ông là Lê Minh Sanh và Lê Văn Trân coi sóc.

Cao Thâm Đàn thờ Tam Giáo Đạo Tổ và chư Tiên, Phật. Nơi đây thường thiết lập đàn cơ (2 đồng tử âm dương phò Đại Ngọc cơ) trị bệnh và dạy đạo đức cho dân chúng địa phương.

Năm 1922, ông Lê Minh Khá nhận lệnh Ơn Trên lập Cao Minh Đàn tại tư gia (236 Bến Vân Đồn). Cách thức thờ phượng nơi đây nghiêm túc hơn, với vòng Thái Cực, bài vị Tam Giáo Đạo Tổ và chư Phật Tiên Thánh Thần. Lúc nầy, sự tin tưởng thiêng liêng trong toàn gia đình ông Lê Minh Khá thăng tiến rõ rệt. Hầu hết mọi người đều tham gia hầu lễ Ơn Trên.

Qua năm 1923, tiếp tục có chuyển biến: Ơn Trên khuyến khích ông Lê Minh Khá mua lô đất gần nhà (cạnh bên phải số 221 Bến Vân Đồn, chùa Minh Tân hiện tại) để chuyển Cao Thâm Đàn ở Trảng Bàng về đây, lập thành ngôi Cao Tân Đàn. Lúc nầy, Cao Tân Đàn thờ đủ bài vị: Đức Diêu Trì Kim Mẫu, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, và chư Tiên, Phật, có thêm bàn thờ Đức Lê Sơn Thánh Mẫu. Sau khi xây dựng ổn định Cao Tân Đàn thì Cao Thâm Đàn chấm dứt nhiệm vụ.

Không lâu sau đó, Ơn Trên chuyển lệnh sáp nhập hai Đàn Cao Minh và Cao Tân thành Minh Tân Đàn. Đàn Minh Tân tạm đặt tại Cao Tân Đàn. Riêng Cao Minh Đàn trở lại thành nơi thờ phụng riêng của gia tộc họ Lê.

Như vậy, đến năm 1924 qua 1925, Đàn Minh Tân đã hình thành. Nơi đây, chư thiêng liêng giáng điển qua cơ bút, dạy đạo cho tín hữu địa phương, thâu nhận rất nhiều tín đồ vùng Khánh Hội, nhứt là người nhà và số nhân công làm việc cho gia đình ông Lê Minh Khá.

Ngày 26-9-Bính Dần (1-11-1926), tức là cận lễ Khai minh Đại Đạo ở chùa Gò Kén, Đức Thái Thượng Đạo Quân giáng tại Minh Tân Đàn dạy:

"Còn chẳng bao lâu nữa thì Tam Giáo Đạo đã ngưng lại hết, hễ ai có duyên phần thì Thầy độ lúc nầy. Vậy chư nhu phải truyền bá ra, như người nào mộ đạo thì phải cầu đạo sớm đi. Nếu muộn thì đừng trách."

Tiếp đến, Tề Thiên Đại Thánh giáng dạy phái nam:

"Mấy lời Thầy dạy con, con có nhớ chăng?... Nếu nay con hồi đầu tỉnh ngộ, chừa bớt tánh nóng thì bịnh con lần lần thuyên giảm. Thầy định ngày mồng 6 tháng 10 phải kêu hầu cả các người cho đủ mặt." (chữ Thầy ở đây là chỉ Tề Thiên Đại Thánh)

Và như vậy, vào ngày mùng 6 tháng 10 năm Bính Dần, toàn thể nam nữ tín đồ Minh Tân qui tụ về chùa cùng làm lễ Minh Thệ nhập môn vào Đạo Cao Đài. Từ đây Minh Tân trở thành một Thánh Thất của Đạo Cao Đài.

Cũng từ đây, ông Lê Minh Khá càng tăng tiến tu hành.

Sau khi mua thêm khu đất cạnh bên tổng cộng 601 thước vuông (số 221 Bến Vân Đồn hiện nay), ông tiến hành việc xây dựng ngôi chùa khang trang hơn.

Ngày 15-12-1928, ông nhận được giấy phép, ông Lê Minh Khá cho khởi công xây dựng ngôi Tam Giáo Điện Minh Tân, đến năm 1930 thì hoàn tất, khánh thành.

Lúc nầy, trên chánh điện, ngoài các bàn thờ như trước, còn có thêm bàn thờ Tề Thiên Đại Thánh (bên nam phái). Xây cất xong ngôi chùa mới, Minh Tân Đàn chấm dứt nhiệm vụ. Các bài vị thờ đưa qua lưu giữ tại Tam Giáo Điện Minh Tân.

Ông Lê Minh Khá liễu đạo ngày rằm tháng Giêng năm Bính Tuất (1946) thọ 79 tuổi, mộ phần tại Linh Xuân, quận Thủ Đức, cạnh sân banh.

GHI CHÚ:

- Ông Lê Minh Khá phối ngẫu với bà Nguyễn Ngọc Tâm (1876-1937), nhị vị có 5 người con là: - Bà Lê Ngọc Ý (1895-1941), - ông Lê Văn Vị (1898- 1945), - cô Lê Ngọc Trinh (1902-1941), - ông Lê Minh Sanh (1906-1988), - ông Lê Văn Trân (1908-1966).

Với người vợ sau tên Huỳnh Thị Cấm, có các người con là: Lê Ngọc Sương, Lê Thị Nữ, Lê Thị Liên và Lê Minh Chánh.

Riêng cô Lê Ngọc Trinh có tâm đạo từ nhỏ, không lập gia đình. Khoảng năm 1934, cô được Ơn Trên chọn vào trách nhiệm Nữ Chung Hòa, liễu đạo năm 1941, thọ Thiên phong Liên Hoa Tiên Nữ.

- Ông Lê Minh Khá và Ngài Vương Quan Kỳ (một vị tiền khai Đại Đạo) là thông gia với nhau (ông Lê Văn Trân cưới cô Vương Thanh Chi) và cùng hành đạo tích cực đến cuối đời.

- Sau khi lập thành Tam Giáo Điện Minh Tân, cách thức thờ phượng vẫn giữ nguyên như trước (lúc nầy đã qui nhập về Cao Đài), chỉ thêm Thánh Tượng Thiên Nhãn đặt phía trên cao.

Chính vì Minh Tân có thờ Tề Thiên Đại Thánh, rồi đến chuyên biến "quỉ nhập tràng" tại Gò Kén, nên các bản Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ấn hành trong khoảng 1930 đến 1950 đều cắt bỏ ba bài Thánh Giáo dạy ở Minh Tân, gần đây mới in trở lại.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ngũ Chi phái Ngọc

五支派玉

A: Five branches of the Confucian Sect.

P: Cinq branches de la Secte Confucienne.

Ngũ: Năm, thứ năm. Chi: nhánh. Phái Ngọc: thuộc đạo Nho.

Ngũ Chi phái Ngọc là năm nhánh của Đạo Nho. Đó là Ngũ Chi Minh Đạo: Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân.

Những Chức sắc trong Ngũ Chi Minh Đạo gia nhập vào Đạo Cao Đài, được Đức Chí Tôn Thiên phong phần lớn vào những phẩm tước Chức sắc cao cấp trong phái Ngọc:

·         Ngài Trần Văn Thụ (Thái Lão Sư, Minh Đường): Ngọc Chưởng Pháp.

·         Ngài Lê Văn Lịch (Dẫn Ân, Minh Đường): Ngọc Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.

·         Ngài Trần Đạo Quang (Thái Lão Sư, Minh Sư): Ngọc Chưởng Pháp.

·         Ngài Nguyễn Văn Kinh (Minh Sư): Ngọc Giáo Sư.

Chỉ có Ngài Nguyễn Văn Tương (Lão Sư, Minh Sư) được Đức Chí Tôn phong là Thượng Chưởng Pháp, nhưng Ngài chỉ hành đạo có mấy tháng thì đăng Tiên.

CG PCT: Bởi cớ ấy nên Chí Tôn đã cấm Ngũ Chi phái Ngọc dùng cổ luật mà mê hoặc nhơn sanh nữa.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Ngũ Chi phục nhứt

五支復一

Ngũ: Năm, thứ năm. Chi: nhánh. Phục: trở lại. Nhứt: một.

Ngũ Chi ở đây là Ngũ Chi Đại Đạo.

Phục nhứt là trở lại hiệp làm một.

Ngũ Chi phục nhứt là đem năm nhánh gom trở lại hiệp thành một, tức là đem: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo hiệp lại làm một gọi là Đại Đạo.

Đạo Cao Đài tức là ĐĐTKPĐ do Đức Chí Tôn mở ra có nhiệm vụ: qui nguyên Tam Giáo và phục nhứt Ngũ Chi.

Đức Chí Tôn có dạy:

TNHT: "Vốn từ trước, Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là: Nhơn đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Tùy theo phong hóa của nhơn loại mà gầy Chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi. Còn nay, nhơn loại đã hiệp đồng, Càn khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên Thầy mới nhứt định qui nguyên phục nhứt."

Theo lời Thánh ngôn trên đây của Đức Chí Tôn thì ngày nay, Đức Chí Tôn phục nhứt năm nhánh đạo, lập thành nền Đại Đạo do Đức Chí Tôn đích thân chưởng quản, vì 3 lý do sau đây:

1. Ngày xưa, nhơn loại chưa văn minh tiến bộ, sự đi lại từ nơi nầy đến nơi khác rất khó khăn và mất nhiều thời gian, sự thông tin liên lạc giữa dân tộc nầy với dân tộc khác cũng rất khó khăn. Do đó, Đức Chí Tôn mở ra cho mỗi một địa phương một mối đạo để độ rỗi nhơn sanh vùng đó. Vì vậy mà có nhiều mối đạo khác nhau trên thế giới.

2. Ngày nay, nhơn loại rất văn minh tiến bộ, chế tạo được những phương tiện đi lại rất nhanh như máy bay, xe hơi, tàu thủy, và chế tạo được một hệ thống thông tin liên lạc rất nhanh chóng, lại chế tạo được các máy điện tử có thể dịch tiếng nói của nước nầy sang tiếng nói của nước khác.

Cho nên Đức Chí Tôn nói rằng, ngày nay Càn Khôn dĩ tận thức, Đức Chí Tôn không cần mở nhiều mối đạo như xưa nữa, mà chỉ cần mở một nền Đại Đạo duy nhứt, bằng cách qui hiệp các đạo đã lập từ trước, thống nhứt tín ngưỡng, rồi nhờ hệ thống thông tin liện lạc của thời đại văn minh hiện nay mà truyền bá nền Đại Đạo ấy ra khắp hoàn cầu.

Đức Chí Tôn có tiên trị rằng: Ngày sau, người Trung hoa sẽ thờ phụng Đạo Cao Đài đáo để và người Mỹ sẽ truyền bá Đạo Cao Đài khắp hoàn cầu.

3. Thời xưa, mỗi một mối Đạo thì có một Giáo chủ, khi vị Giáo chủ ấy thoát xác trở về cõi thiêng liêng thì mối đạo ấy lần lần bị người phàm canh cải, trở nên phàm giáo. Các phàm giáo đấu tranh chống báng nhau, đạo mình chánh, đạo kia tà, gây nên nhiều cuộc chiến tranh tôn giáo tàn khốc.

Ngày nay Đức Chí Tôn qui hiệp tất cả tôn giáo trong Ngũ Chi vào một nền Đại Đạo duy nhứt, thống nhứt tín ngưỡng, do Đức Chí Tôn làm Giáo chủ, lập thành năm nấc thang tiến hóa cho nhơn sanh đắc đạo.

Năm nấc thang tiến hóa đó là: Nhơn, Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người tu có công đức ngang bằng với nấc thang tiến hóa nào thì sẽ được Đức Chí Tôn ban cho phẩm vị tương ứng trong năm nấc ấy.

Lại nữa, kỳ nầy, Đức Chí Tôn không đầu thai xuống phàm để mang xác phàm, mà Đức Chí Tôn vẫn ngự trên Bạch Ngọc Kinh, dùng huyền diệu cơ bút, giáng điển xuống trần mở đạo và nắm giữ mối đạo. Nhờ vậy, nền Đại Đạo sẽ mãi mãi giữ được Chánh truyền, không bao giờ bị phàm hóa.

Bài Diễn văn của Đức Phạm Hộ Pháp đọc tại Tòa Thánh ngày 14-2-Mậu Thìn (dl 5-3-1928), Đức Ngài thuyết giảng về Ngũ Chi Đại Đạo phục nhứt, xin trích ra sau đây:

"Với các nguyên nhân thì Ngũ Chi tỉ như một cái thang năm nấc bắc cho mình leo lên một địa vị ngang bực cùng Thầy, tức là Phật phẩm đó vậy. Chưa ai nhảy một nhảy mà lên cho tới tầng lầu 5 thước bề cao, mà như ai để sẵn một cái thang năm nấc, mình có thể lần lần mà leo lên đặng.

Thầy hiệp Ngũ Chi đặng làm một trường học năm lớp cho mình tu luyện, chẳng khác một trường học phàm kia vậy, lần lần bước đến đặng đoạt thủ địa vị của mình. Hễ ngồi đặng phẩm nào thì địa vị mình nơi ấy, chẳng ai còn tranh giành ngược ngạo không nhìn nhận cho được.

- Mình là người tức có sẵn Nhơn phẩm, mình mới luyện Nhơn hồn theo gương của chư Thần mà chúng ta thờ phụng đó, thì tức nhiên cũng đoạt đặng đức tánh của chư Thần mà làm Thần vị của mình.

- Đặng Thần vị rồi, lại xem gương của các Thánh mà tu luyện Thần hồn của mình cho đặng Thánh đức, tức nhiên cũng đoạt được Thánh vị vậy.

- Đặng Thánh vị rồi, cũng luyện Thánh hồn mình theo tánh đức của chư Tiên mà đoạt đặng Tiên vị.

- Khi biết mình đã vững nơi Tiên vị rồi thì mình cũng cứ đào luyện Tiên hồn của mình theo gương chư Phật mà gấm ghé vào Phật vị.

Tưởng như có kẻ hỏi: Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật xa cách với người như Trời với Đất, khác nhau kẻ tục người thanh thì thế nào mà người phàm mong mỏi leo lên phẩm vị ấy cho xứng đáng?

Ta lại đáp như vầy:

·         Những Vật chất có một điểm Thảo mộc hồn. Như cây bông đá đó vậy.

·         Thảo mộc có một điểm Thú hồn, như cây mắc cở.

·         Thú hồn có một điểm Nhơn hồn, như loài cầm điểu thì có: két, cưởng, nhồng; tẩu thú thí có: chó, ngựa, khỉ; còn ngư thú có: cá ông đó vậy.

·         Nhơn hồn có Thần hồn đã đành, chẳng cần phải giải.

·         Thần hồn có Thánh hồn, Thánh hồn có Tiên hồn, Tiên hồn có Phật hồn.

Ấy vậy, nơi mình chúng ta đã có sẵn một điểm Thần, Thánh, Tiên, Phật hồn. Nếu ta biết làm cho chơn hồn tăng tiến lên hoài cho tới phẩm vị Tiên, Phật thì phải tập luyện tu hành và đắc kỳ truyền mới đặng."

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

Ngũ cốc

五穀

A: The five cereals.

P: Les cinq céréales.

Ngũ: Năm, thứ năm. Cốc: gọi chung các loại hạt dùng làm lương thực nuôi sống con người.

Ngũ cốc là 5 thứ hạt dùng làm lương thực cho con người.

Ngũ cốc gồm: - Đạo (lúa gạo), - Mạch (lúa mì), - Lương (nếp), - Tắc (kê), - Thúc (đậu).

KVĂC:

Từ Bi ngũ cốc đã ban,

Dưỡng nuôi con trẻ châu toàn mảnh thân.

KVĂC: Kinh vào ăn cơm.

 

Ngũ Đế

五帝

A: The five emperors of the antique China.

P: Les cinq empéreurs de la Chine antique.

Ngũ: Năm, thứ năm. Đế: vua.

Ngũ Đế là năm vị vua vào thời thượng cổ nước Tàu, gồm: Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn. (Xem chi tiết nơi chữ: Tam Hoàng Ngũ Đế, vần T).

 

Ngũ giới cấm

五戒禁

A: Five interdictions.

P: Cinq interdictions.

Ngũ: Năm, thứ năm. Giới: răn cấm. Cấm: không cho làm.

Ngũ giới cấm là năm điều răn không cho làm.

Ngũ giới cấm gồm: - Nhứt bất sát sanh, - Nhì bất du đạo, - Tam bất tà dâm, - Tứ bất tửu nhục, - Ngũ bất vọng ngữ.

Ngũ giới cấm được ghi rõ trong Tân Luật, Chương IV.

Đức Chí Tôn cũng có giải rõ Ngũ giới cấm trong 5 bài Thánh ngôn từ bài số 140 đến 144 trong TNHT. I & II hợp nhứt.

Ngũ giới cấm tương ứng với Ngũ thường của Đạo Nho:

1. Bất Sát sanh,

tức là Nhân.

2. Bất Du đạo,

tức là Nghĩa.

3. Bất Tà dâm,

tức là Lễ.

4. Bất Tửu nhục,

tức là Trí.

5. Bất Vọng ngữ,

tức là Tín.

Đối với Phật giáo, đây là năm điều răn cấm mà người cư sĩ tu tại gia phải gìn giữ.

Trong Tứ thập nhị chương kinh có nói rằng: Đem đồ ăn dâng cho một ngàn người hiền, cái phước không bằng đem đồ ăn dâng cho một người trì Ngũ giới.

Do đó, Ngũ giới cấm rất là quan trọng. Người không giữ được Ngũ giới cấm thì không thể gọi là người tu hành.

"Mà tại sao Thầy lại buộc các con luyện đạo đều phải giữ tròn Ngũ giới cấm? Tại phép luyện đơn không phải dễ. Nếu các con phạm qui điều, không giữ giới thì không bao giờ các con tu đắc quả đặng.

Sự ăn chay là bổ cho Tiên Thiên, còn ăn mặn lại bổ cho Hậu Thiên. Các con nếu ăn mặn mà luyện đạo thì chơn thần bị khí Hậu Thiên làm cho nhơ bẩn nặng nề, khó thể xuất ra cho khỏi vùng trung giới được.

Còn sự dâm dục là một điều quan hệ nhứt cho người tu. Thầy đã nói một nhểu tinh dịch của các con tức là một khối tinh thần, nên nếu các con để nó chảy lọt ra ngoài chừng trong một nhểu thì cũng đủ cho các con phải hư hại đến hình hài thể phách rồi. Huống chi mấy nhểu tinh rớt lọt ra đó là mấy điểm Tiểu linh quang. Sau, các con chết, chúng nó sẽ kéo đến Nghiệt Đài mà bắt thường Thiên mạng.

Cười . . . Các con phải biết Thiên mạng chớ không phải là Nhơn mạng đâu nghe!" (ĐTCG)

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

ÐTCG: Ðại Thừa Chơn Giáo.

 

Ngũ Hành

Ngũ Hành

Ngũ Hành theo Hà Đồ

Ngũ Hành theo Lạc thư

Định luật tương sanh tương khắc

Phân loại sự vật và hiện tượng theo Ngũ Hành


 

五行

A: Five primary elements, Five elements of nature.

P: Cinq éléments primaires, Cinq éléments de la nature.

Ngũ: Năm, thứ năm. Hành: làm, đi, hoạt động, chuyển vận.

Ngũ Hành nghĩa đen là năm hoạt động hay năm tác nhân, người ta cũng gọi là Ngũ Đức, nghĩa là năm thế lực.

Vậy Ngũ Hành là năm thế lực hoạt động tự nhiên, có ảnh hưởng tương sanh tương khắc với nhau để giải thích về cơ cấu của CKVT và vạn vật.

Thuyết Âm Dương giải thích về nguồn gốc của CKVT, thuyết Ngũ Hành thì giải thích cơ cấu của vũ trụ.

Trời có Ngũ Khí, Đất có Ngũ Hành.

Ngũ Khí của Trời ngưng kết tạo ra Ngũ Hành:

·         Khí đen tụ trên không sanh ra Nước (Thủy),

·         Khí đỏ rực ở trên không, sanh ra Lửa (Hỏa),

·         Khí xanh ở trên không sanh ra Cây cỏ (Mộc),

·         Khí trắng ngáng ở trên không sanh ra loài Kim (Kim),

·         Khí vàng rộp ở trên không sanh ra Đất (Thổ).

Ngũ Khí là năm sắc khí: Đen, Đỏ, Xanh, Trắng, Vàng.

Ngũ Hành là: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. Đây là năm yếu tố căn bản tạo thành vạn vật.

Theo Triết gia Đổng Trọng Thư, Khí Trời Đất hợp lại chỉ là một, chia ra thành Âm Dương, tách ra thành bốn mùa, bày giăng thành Ngũ Hành. Hành có nghĩa là đi, chuyển vận. Ngũ Hành được chú thích trong các sách xưa là: Năm Khí vận hành thuận theo đạo Trời.

Ngũ Hành được nói rõ trong Kinh Thư, thiên Hồng Phạm Cửu Trù, tức là chín loại phép tắc lớn để cai trị, mà phép tắc lớn đầu tiên là Ngũ Hành.

Giữa Âm Dương và Ngũ Hành có sự liên hệ mất thiết với nhau. Khí Dương thịnh, gộp hành Mộc thành mùa Xuân, gộp hành Hỏa thành mùa Hạ. Khí Âm thịnh, gộp hành Kim thành mùa Thu, gộp hành Thủy thành mùa Đông.

Âm Dương chuyển vận luôn luôn ảnh hưởng lên Ngũ Hành, khiến thời tiết biến đổi. Cùng với hai Khí Âm Dương, Ngũ Hành cũng biến chuyển không ngừng, trong CKVT.

I. Ngũ Hành theo Hà Đồ:

Hà đồ là bức vẽ do vua Phục Hy ghi lại khi thấy các vết chấm đen trắng trên lưng của con Long Mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà. Hà đồ được ghi tóm tắt bằng hình vẽ dưới đây:

Từ Hà đồ biến ra Ngũ Hành được giải thích như sau:

- Số 1 là căn bản của muôn sự biến hóa, nên số Trời là 1 biến sanh Thủy (Nước). Tại sao?

Phàm vật chi, khi sơ sanh, hình thể là Nước. Nước là thể chất có trước nhứt của mọi vật hữu sanh. Nước sanh ở Dương và thành ở Âm. Khi Khí động thì Dương sanh, khi Khí tụ và tĩnh thì biến thành Nước. Cho nên, Trời 1 biến sanh Thủy; Đất 6 hóa thành Nước. Đó là lấy lúc đầu sanh Thủy thì 1, đến khi thành Thủy thì 6. Thủy (Nước) được Trời Đất Âm Dương sanh thành trước tiên, rồi sau mới có: Hỏa, Mộc, Kim, Thổ.

Vừa hết chu kỳ từ 1 đến 10 của Hà đồ thì Ngũ Hành thành hình. Như vậy:

·         Số Trời 1 hiệp cùng số Đất 6 ở Bắc mà sanh Thủy,

·         Số Đất 2 hiệp cùng số Trời 7 ở Nam mà sanh Hỏa,

·         Số Trời 3 hiệp cùng số Đất 8 ở Đông mà sanh Mộc,

·         Số Đất 4 hiệp cùng số Trời 9 ở Tây mà sanh Kim,

·         Số Trời 5 hiệp cùng số Đất 10 ở trung ương sanh Thổ.

Bảng tóm tắt Hà đồ sanh Ngũ Hành 

II. Ngũ Hành theo Lạc thư:

Lạc thư là sách do vua Hạ Vũ ghi lại các chấm trên lưng con Thần qui xuất hiện ở sông Lạc khi nhà vua trị thủy nơi đó.

Lạc thư mô phỏng theo hình lưng rùa nên có hình vuông, gồm 9 con số. Bố trí theo hình chữ Tỉnh

Nhờ Lạc thư mà vua Hạ Vũ đặt ra Hồng Phạm Cửu Trù.

 Hồng Phạm Cửu Trù là phép tắc lớn gồm chín Trù, mà đệ nhứt Trù là Ngũ Hành.

SÁCH VIẾT:

DỊCH NGHĨA:

Nhất viết Thủy,

Một là Thủy (nước),

Nhị viết Hỏa,

Hai là Hỏa (lửa),

Tam viết Mộc,

Ba là Mộc (cây),

Tứ viết Kim,

Bốn là Kim (kim loại),

Ngũ viết Thổ.

Năm là Thổ (đất).

Thủy nhuận hạ,

Nước thấm ướt đi xuống,

Hỏa viêm thượng,

Lửa cháy đi lên,

Mộc khúc trực,

Cây thì cong và thẳng,

Kim tòng cách,

Kim thì theo và đổi,

Thổ viên giá sắc.

Đất dùng gieo lúa và gặt.

Nhuận hạ tác hàm,

Nước thấm xuống tạo nên vị mặn,

Viêm thượng tác khổ,

Cháy bốc lên tạo vị đắng,

Khúc trực tác toan,

Cong và thẳng làm vị chua,

Tòng cách tác tân,

Theo và đổi tạo vị cay.

Giá sắc tác cam.

Gieo và gặt lúa tạo vị ngọt.

III. Định luật tương sanh tương khắc:

Mỗi Hành trong Ngũ Hành có tương quan mật thiết với nhau, hoặc Hành nầy sanh ra Hành kia, hoặc Hành nầy chế ngự hay phá hủy Hành kia, căn cứ theo đặc tánh thiên nhiên của mỗi Hành.

Triết gia Đổng Trọng Thư đã sắp xếp thứ tự các Hành là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy, trên một vòng tròn. Hai Hành đứng liền nhau thì tương sanh, hai Hành đứng cách nhau thì tương khắc. Xem hình vẽ:

1. Định luật tương sanh:

Mộc sanh Hỏa.

Hỏa sanh Thổ.

Thổ sanh Kim.

Kim sanh Thủy.

Thủy sanh Mộc.

 

·         Khoan gỗ thì tạo ra sức nóng biến thành lửa.

·         Lửa đốt cháy mọi vật, tạo ra tro hòa vào đất.

·         Đất sanh ra Kim loại, Kim loại ở trong đất.

·         Kim loại nấu chảy thành chất lỏng (nước)

·         Nước sanh ra cây cỏ và nuôi dưỗng cây cỏ.

2. Định luật tương khắc:

Thổ khắc Thủy.

Thủy khắc Hỏa.

Hỏa khắc Kim.

Kim khắc Mộc.

Mộc khắc Thổ.

 

·         Đất thấm nước và ngăn chận dòng nước.

·         Nước thì dập tắt lửa.

·         Lửa thì làm cho Kim loại biến hình.

·         Kim loại làm thành dao chặt đứt gỗ.

·         Cây cối làm cho đất nứt nẻ.

IV. Phân loại sự vật và hiện tượng theo Ngũ Hành:

Xem Bảng dưới đây:

 

THỦY

HỎA

MỘC

KIM

THỔ

Vật chất

Nước

Lửa

Cây, gỗ

Kim loại

Đất

Hướng

Bắc

Nam

Đông

Tây

Tr. ương

Mùa

Đông

Hạ

Xuân

Thu

Tháng cuối
mỗi mùa

Màu

Đen

Đỏ

Xanh

Trắng

Vàng

Mùi vị

Mặn

Đắng

Chua

Cay

Ngọt

Ngũ tạng

Thận

Tim

Gan

Phổi

Lá lách

Lục phủ

Bàng qg

Ruột non

Mật

Ruột già

Dạ dày

Ngũquan

Tai

Lưỡi

Mắt

Mũi

Miệng

Ngũ âm

Chủy

Giốc

Thương

Cung

Thập can

Nhâm Quý

Bính Đinh

Giáp Ất

Canh Tân

Mậu Kỷ

Loài vật

Mai cứng

Lông vũ

Có vẫy

Lông mao

Da trơn

Giữa Âm Dương và Ngũ Hành luôn luôn có sự liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, Ngũ Hành bao gồm cả tánh cách của vật thể, các hiện tượng lẫn năng lượng, nên Ngũ Hành có mặt khắp nơi.

Người ta có thể phân loại sự vật, các hiện tượng trong vũ trụ theo Ngũ Hành. Bảng phân loại trên đây là một số trường hợp thường gặp.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Ngũ huân - Ngũ uẩn

五蕈 - 五蘊

Ngũ: Năm, thứ năm. Huân: loài rau có mùi hôi, nồng, vị cay.

Ngũ huân là năm thứ rau có mùi hôi, vị cay, nên còn gọi là Ngũ tân hay Ngũ vị tân.(tân là cay).

Uẩn: chất chứa, tích tụ.

Ngũ uẩn là năm thứ tích tụ hòa hiệp tạo thành thân tâm của con người.

I. NGŨ HUÂN:

A: Five hot flavours.

P: Cinq saveurs bruâlants.

Ngũ huân hay Ngũ vị tân gồm:

1. Hành: cách thông.

2. Hẹ: từ thông.

3. Tỏi: đại toán.

4. Kiệu: lan thông.

5. Nén: hưng cừ.

 

Bốn thứ: Hành, hẹ, tỏi, kiệu đều có ở Việt Nam, Trung hoa, Ấn Độ. Chỉ có nén (hưng cừ) thì không có ở VN và Trung hoa, chỉ có ở Ấn Độ.

1. Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì:

"Những người tu Phật, nhằm những ngày chay, không nên ăn năm món ấy, cũng không nên gia vị vào đồ ăn, vì dùng năm món ấy thì hỏa dộng và bay hơi hôi hám. Ấy là những vị, những món không thanh tịnh.

Trong Bồ Tát Giái Kinh, ở khoản Giái Khinh Cấu thứ tư, có khuyên Phật tử không nên ăn Ngũ tân.

Trong Địa Tạng Kinh có dạy: Những người trì niệm danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát, trong thời kỳ trì niệm và tụng kinh, phải cữ Ngũ tân, và gìn giữ Ngũ giới cấm.

Thủ Lăng Nghiêm Kinh, quyển tám: Năm món cay nồng ấy , nếu ăn chín thì phát dâm, bằng ăn sống thì sanh nóng giận, những kẻ ăn những món ấy, dẫu có tài giảng thuyết 12 Bộ Kinh (Thập nhị Bộ Kinh) nhưng chư Thiên Tiên trong 10 phương đều xa lánh họ vì mùi hôi thúi của những món ấy. Còn những bọn quỉ đói thì nhơn họ ăn mấy món ấy, đến liếm mép họ, thành ra họ thường ở chung với quỉ, phước đức của họ càng ngày càng tiêu."

2. Theo Đại Thừa Chơn Giáo thì:

Người luyện đạo cần phải kiêng cữ Ngũ huân.

"Phải cữ Ngũ huân: Lại tu cũng cần phải cữ kiêng vật thức hàng ngày cho chính mới nên.

Đã biết ăn cho ngon miệng mới nuôi được thân phàm, song nuôi thân tuy béo mà hại đến linh hồn thì sao?

Bởi vậy, như loại Ngũ huân là loại ăn vô có thể làm cho yếu ớt linh hồn thì lẽ nào không cữ?"

3. Theo Tiên giáo thì:

Trong Đạo Sử I của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, trang 40, bài giáng cơ của ông Quí Cao ngày 16-1-1926:

"Ngũ Kỵ: Hành, Tỏi, Sản, Ớt, Tiêu.

Theo Phật giáo thì kỵ, Tiên giáo thì không.

Phật vì tích Thanh Đề Mục Liên gọi là uế vật, là phi.

Tiên đạo cho dùng các thảo mộc, chẳng kỵ vật chi."

Trong Tân Luật, phần Tịnh Thất, không có điều nào nói về Ngũ huân hay Ngũ vị Tân.

II. NGŨ UẨN:

"Ngũ uẩn, còn được gọi là Ngũ ấm (ấm là tích lập).

Ngũ uẩn là 5 món tích tụ hòa hiệp làm thành thân tâm của con người. Chúng che khuất chơn lý khiến chúng sanh luân hồi, thọ khổ.

Ngũ uẩn gồm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

1. Sắc uẩn (Forme): chỉ chung mọi thứ vật chất hữu hình như năm căn, năm cảnh, v.v....

2. Thọ uẩn (Sensation): chỉ tác dụng của thọ sự vật của tâm đối với cảnh, cảm thấy buồn khổ hay vui sướng.

3. Tưởng uẩn (Perception): chỉ tác dụng tưởng tượng sự vật của tâm đối với cảnh.

4. Hành uẩn (Impression): tác dụng về mọi thứ thiện ác như: tham, sân, si,.... của tâm đối với cảnh, tức là đối với cảnh vật đem lòng ham muốn hay ghét giận.

5. Thức uẩn (Conscience): bản thể hiểu biết, phân biệt sự vật của tâm đối với cảnh.

Trong Ngũ uẩn, Sắc uẩn là thân, còn 4 uẩn kia là tâm.

Kinh Tăng Nhứt Hàm: Sắc như bọt nước tụ lại, Thọ như bong bóng nổi phập phồng, Tưởng như hơi bốc vật vờ, Hành như cây chuối, Thức như huyễn pháp.

Khi đã đạt được trí huệ, soi lại thì thấy Ngũ uẩn đều Không, Sắc tức là Không, mà Tưởng, Thọ, Hành, Thức cũng đều Không."

"Trong đoạn đầu bài 'Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh' có nói rằng: Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, trong khi Ngài thi hành Bát Nhã Ba La Mật Đa, tức nền Trí huệ sâu xa đưa đến bờ giác, thì Ngài soi thấy rằng Ngũ uẩn đều là Không. Sự soi thấy như vậy độ thoát khỏi các sự khổ não tai ương.

Cái Sắc có khác gì cái Không, và cái Không có khác gì cái Sắc đâu? Sắc tức là Không và Không tức là Sắc vậy.

Cho đến cái Thọ, cái Tưởng, cái Hành và cái Thức cũng đều như vậy cả.

 

Ngũ Kinh

五經

A: The five classical books of the Confucian doctrine.

P: Les cinq livres classiques de la Doctrine confucienne.

Ngũ: Năm, thứ năm. Kinh: sách do các bậc Thánh Hiền viết ra để giáo hóa dân chúng.

Ngũ Kinh là năm quyển sách thời xưa làm nền tảng cho Nho giáo. Ngũ Kinh gồm: Dịch, Thư, Thi, Lễ, Xuân Thu.

Ngoài Ngũ Kinh, Nho giáo còn có Tứ Thư: bốn quyển sách, cũng rất quan trọng của Nho giáo. Tứ Thư gồm: Đại học, Luận Ngữ, Trung Dung, Mạnh Tử. (Xem: Tứ Thư, vần T)

Nguồn gốc của Ngũ Kinh:

"Cái đạo của Thánh Hiền đời xưa ghi chép ở cả trong những sách: Dịch, Thư, Thi, Lễ, Nhạc. Đức Khổng Tử, Ngài xem kỹ những sách ấy, rồi giải thích những chỗ khó hiểu, để phát minh cái nghĩa sâu xa ra, hoặc xếp đặt lại cho rõ ràng. Ngài lại làm ra bộ sách Xuân Thu để bày tỏ những quan niệm của Ngài về đường chánh trị. Sách của Ngài soạn ra, tất cả có 6 bộ, đời sau gọi là Lục Kinh.

Sau khi Đức Khổng Tử mất, những sách ấy đã mất mát đi ít nhiều, rồi đến đời nhà Tần, lại có việc đốt sách chôn học trò, thành thử các sách của Ngài, phần thì lâu ngày mất đi, phần thì bị đốt hại, không còn được bao nhiêu.

Đến đời nhà Hán, Đạo Nho hưng thịnh lên, vua nhà Hán sai tìm nhặt các sách, thì không tìm được quyển nào còn nguyên nữa, nhất là Kinh Nhạc thì mất gần hết, chỉ còn lại có một thiên, sau đem ghép vào bộ Lễ Ký, đặt là thiên Nhạc Ký. Kinh Lễ cũng thiếu nhiều, các vị Hán Nho mới phụ họa thêm vào, để làm ra bộ Lễ Ký.

Hiện nay, những sách ấy, tuy có sai lạc đi nhiều, nhưng Hậu Nho đã góp nhặt và phụ họa vào thành ra được Ngũ Kinh là: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch và Kinh Xuân Thu." (Nho giáo Trần Trọng Kim)

1. Kinh Dịch:

Dịch là sách tượng số để bói toán, xem cát hung và lại là bộ sách Lý học, giải thích lẽ biến hóa của Trời Đất và sự hành động của vạn vật.

Nguyên người Tàu thời thượng cổ tin rằng ở trong Trời Đất có lẽ Âm Dương, lúc ẩn lúc hiện, biến hóa không lường.

Vua Phục Hy, nhân có được Hà đồ, mới vạch ra thành tám quẻ gọi là Tiên Thiên Bát Quái, rồi lấy 8 quẻ ấy cho chồng lên nhau từng đôi một, tạo thành 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, và 64 quẻ có tất cả là 384 hào.

Đến đời vua Hạ Vũ, nhờ được Lạc thư, vua đặt ra Hồng Phạm Cửu Trù để làm biểu lý với Bát Quái của vua Phục Hy. Những quẻ của Phục Hy là để vẽ các tượng Âm Dương, những Trù của Hạ Vũ là để tính cái số Ngũ Hành.

Những quẻ Dịch từ đời vua Phục Hy truyền lại, chỉ vẽ thành quẻ mà chưa có văn tự giải thích.

Đến đời vua Văn Vương nhà Châu, khi Ngài bị vua Trụ bắt giam nơi Dũ Lý trong 7 năm, vua Văn Vương mới nghiên cứu diễn lại các quẻ Dịch, và đặt ra Hậu Thiên Bát Quái.

Vua Văn Vương viết ra Thoán Từ để giải thích ý nghĩa của mỗi quẻ.

Đến đời con Ngài là Ông Châu Công Đán, lại đặt ra Hào Từ để giải thích ý nghĩa của từng Hào của mỗi quẻ.

Song sự học Dịch lúc đó là sự học Tâm truyền, chỉ để người nọ truyền cho người kia mà thôi, cho nên những lời Thoán Từ của vua Văn Vương và Hào Từ của Chu Công Đán rất vắn tắt, ý nghĩa xa xôi, lơ lửng, rất khó hiểu. Ấy là Kinh Dịch trước thời Đức Khổng Tử, chỉ có bao nhiêu đó thôi.

Đến đời Đức Khổng Tử, Ngài mới theo những Thoán Từ của Văn Vương và Hào Từ của Chu Công, rồi lấy cái kinh nghiệm hiểu biết riêng của Ngài về nhân sự thiết thực, mà cắt nghĩa thêm ra cho rõ, tức là Ngài làm ra Thoán Truyện và Tượng Truyện. Giải cái tượng của mỗi quẻ gọi là Đại Tượng, giải cái tượng của mỗi Hào gọi là Tiểu Tượng.

Đức Khổng Tử sợ cắt nghĩa như thế chưa đủ, Ngài lại làm thêm những thiên: Hệ Từ Truyện, Văn Ngôn Truyện, Thuyết Quái Truyện, Tự Quái Truyện, Tạp Quái Truyện, gồm tất cả 10 thiên, gọi là Thập Dực hay là Truyện.

Đức Khổng Tử lại lấy theo ý nghĩa mà phân Kinh Dịch ra làm hai phần gọi là: Thượng Kinh và Hạ Kinh.

Thượng Kinh để quẻ CÀN quẻ KHÔN lên đầu, vì Càn Khôn là bản thỉ của Âm Dương, tông tổ của vạn vật.

Hạ Kinh thì để quẻ HÀM và quẻ HẰNG lên đầu vì hai quẻ nầy là đầu mối của nam nữ, tạo thành đạo vợ chồng. Nhơn đạo do đó mà hưng thịnh lên.

Từ đó về sau, Kinh Địch có hai thiên Kinh (Thượng, Hạ) và 10 thiên Truyện (Thập Dực), cộng cả thảy là 12 thiên.

Trong những thiên Truyện, Đức Khổng Tử giải thích rõ ràng các ý nghĩa sâu xa của Kinh Dịch và phát huy những tư tưởng uyên áo về Tạo Hóa, những quan niệm đặc biệt về vũ trụ và vạn vật. Ngài lập thành nền Lý học của Nho giáo.

Đức Khổng Tử học Kinh Dịch mất rất nhiều công phu. Khi Ngài đã già, Ngài còn xem Kinh Dịch đến 3 lần đứt lề mới làm ra được các thiên Truyện. Thế mà Ngài còn nói: Gia ngã sổ niên, tốt dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại quá hỹ. Nghĩa là: giá cho ta thêm được mấy năm nữa để ta học Dịch cho trọn vẹn thì khả dĩ không có điều lầm lớn vậy.

Một bộ sách mà Thánh nhân đã phải dụng tâm đến như thế và cho là khó hiểu như thế, tất phải có bao nhiêu tư tưởng kỳ diệu trong đó, chúng ta nên biết và đừng nên khinh thường.

Vậy bộ Kinh Dịch mà chúng ta đang có hiện nay đã trải qua bốn vị Thánh nhân: vua Phục Hy, vua Văn Vương, Châu Công Đàn, và Đức Khổng Tử.

2. Kinh Thư:

Kinh Thư là bộ sách chép những Điển, Mô, Huấn, Cáo, Thệ, Mệnh của vua tôi dạy bảo răn nhau, từ đời vua Nghiêu vua Thuấn cho đến đời Đông Châu.

Sách ấy được xem là bộ sử rất có giá trị, khiến cho hậu thế có thể biết được tư tưởng của cổ nhân về Đạo lý, chế độ, phép tắc từ đời nọ qua đời kia, hiểu được sự tiến hóa của dân tộc Trung hoa.

Nhưng vì Kinh Thư đã bị Tần Thủy Hoàng đốt mất, đến đời nhà Hán, mới có quan Bác sĩ của đời nhà Tần tên là Phục Sinh (có sách chép là con gái của ông ấy) nhớ thuộc lòng mà đọc cho chép lại được 29 thiên. Sau ở nước Lỗ, lại tìm được trong vách nhà của Đức Khổng Tử một tập 25 thiên viết bằng chữ cổ. Những thiên của Phục Sinh đọc chép lại gọi là Kim Văn, những thiên tìm được trong vách nhà Đức Khổng Tử gọi là Cổ Văn.

Về sau, Khổng An Quốc đời Đông Hán, xếp cả Kim Văn lẫn Cổ Văn làm thành Kinh Thư, truyền đến ngày nay.

Xem Kinh Thư thì biết cái tánh chất phác và lối văn chương của cổ nhân. Những hành vi và tư tưởng chép trong Kinh Thư đều lấy hai chữ CHẤP TRUNG làm cốt.

3. Kinh Thi:

Kinh Thi là bộ sách chép những bài ca bài dao từ thời thượng cổ đến đời vua Bình Vương nhà Châu.

Ca là bài hát có điệu có vần, dùng vào lúc tế tự hay vào khi có việc hỷ việc hiếu. Dao là lời hát truyền khẩu của dân gian trong thôn dã.

Xem Kinh Thi thì biết những tánh tình, phong tục và chánh trị các đời và các nước chư Hầu của nước Tàu thời xưa. Như Mân Phong là nói về cái tục cần kiệm của người nước Mân. Vệ Phong là nói về cái tục dâm mỹ của người nước Vệ. Tần Phong thì nói về cái sự hối quá của người nước Tần. Đại Nhã và Tiểu Nhã nói về việc chánh trị thịnh suy đời nhà Châu.

Học Kinh Thi để di dưỡng tánh tình và mở rộng tri thức của con người.

Kinh Thi có nhiều ý tứ, nhưng khi xem sách ấy, phải giữ cái Tâm của mình cho chánh thì sự học mới có ích lợi.

Đức Khổng Tử nói: Thi tam bách nhất ngôn dĩ tế chi: Tư Vô Tà. nghĩa là: 300 bài trong Kinh Thi, lấy một lời mà nói trùm cả là: không nghĩ bậy.

4. Kinh Lễ:

Kinh Lễ là bộ sách chép những lễ nghi để hàm dưỡng những tình cảm tốt, để giữ trật tự lớn nhỏ phân minh và để tiết chế tình dục. Phàm những tình cảm của con người mà không có cái gì để bồi dưỡng luôn thì dần dần nó biến đổi hay có thể hóa dở được. Dùng Lễ là có ý gây nuôi những tình cảm tốt. Người ta ở trong xã hội có những việc quan hệ đến phong tục, tôn giáo, nếu không có phép tắc rõ ràng thì việc tế tự, việc hiếu, việc hỷ, cách ăn uống ở làng, ở nước thành ra hồ đồ hỗn độn, việc thù tiếp, cách đối đãi thành ra khó xử.

Dùng Lễ để phân biệt tôn ti, thân sơ, và để giải thích những sự hiềm nghi.

Người ở đời, ai cũng có lòng tư dục, nếu khôngcó qui củ để phòng giữ trước thì thường nó hay khiến người ta làm những điều bất nhân phi nghĩa. Dùng Lễ là để tài chế sự hành vi cho hợp lẽ phải.

Học Lễ thì phải hiểu chữ Vô bất kính, nghĩa là: không có điều gì là không kính. Đối với mình, cũng như đối với người, bao giờ cũng lấy sự kính làm chủ. Không có kính thì bao nhiêu lễ thành ra hư văn vô ích. (Xem thêm: Lễ Nhạc, vần L)

5. Kinh Xuân Thu:

Kinh Xuân Thu là bộ sách do Đức Khổng Tử làm ra. Ngài theo lối văn Sử mà chép truyện của nước Lỗ, truyện của nhà Châu và các nước chư Hầu. (Xem chi tiết nơi chữ: Khổng Tử tác Xuân Thu, vần Kh). [Theo Nho giáo của Trần Trọng Kim]

 

Ngũ Lôi tru diệt

五雷誅滅

Ngũ: Năm, thứ năm. Lôi: sấm sét. Tru: giết chết. Diệt: làm tiêu mất. Tru diệt: giết chết cho tiêu mất.

Ngũ Lôi là năm vị Lôi Thần hay năm vị Lôi Công, tức là năm vị Thần coi về sấm sét. (Xem chi tiết nơi chữ: Lôi Công).

Ngũ Lôi tru diệt là năm vị Thần sấm sét giết chết.

Hình phạt Ngũ Lôi tru diệt giống như hình phạt: Thiên tru Địa lục: Trời giết chết, Đất giết chết.

Đây là hình phạt rất nặng nề dành cho những người nào phạm Thiên điều một cách rất nặng nề hay phạm thệ.

Khi người nào bị kết án Ngũ Lội tru diệt thì năm vị Lôi Thần dùng sấm sét đánh chết người đó, làm cho:

- Thể xác người đó cháy đen.

- Chơn thần người đó bị đánh tiêu tan, làm cho chơn linh không còn nơi nương tựa, phải bị xiêu lạc vất vơ trong CKVT.

Chơn linh phải chịu vất vơ như thế một thời gian rất dài, chờ đến khi nào Đức Chí Tôn mở ra một cuộc Đại Ân Xá thì điểm chơn linh ấy mới được Đức Phật Mẫu tái tạo cho một chơn thần để đầu kiếp xuống trần trả quả và tiến hóa.

Hình phạt "Ngũ Lôi tru diệt" nặng hơn hình phạt "Tận đọa tam đồ bất năng thoát tục", bởi vì hình phạt sau không bị giết chết, nên vẫn còn giữ được chơn thần mà chịu hình phạt, khi xong thì tiếp tục tiến hóa. Trong khi bị đọa tam đồ, nếu gặp thời kỳ Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn thì được tha thứ và cho đi đầu kiếp trả quả.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Ngũ luân

五倫

A: Five cardinal relationships.

P: Cinq relations cardinales.

Ngũ: Năm, thứ năm. Luân: thứ bậc đối đãi, đạo thường.

Ngũ luân là năm thứ bực đối đãi theo đạo thường của con người đối với xã hội và gia đình.

Ngũ luân gồm:

1.    Quân thần: vua tôi. Vua phải minh, thần phải trung.

2.    Phụ tử: cha con. Cha phải từ, con phải hiếu.

3.    Phu phụ: chồng vợ. Chồng trọn nghĩa, vợ trọn trinh.

4.    Huynh đệ: anh em. Anh em như thể chân tay.

5.    Bằng hữu: bạn bè. Phải lấy tín thành mà đối đãi nhau.

Đức Khổng Tử cho Ngũ luân là Ngũ Đạt đạo, tức là năm con đường vĩnh hằng, không thay đổi.

Sách Mạnh Tử không nói Ngũ luân, mà nói Nhơn luân, tức là đạo cư xử của con người, gồm:

·         Vua tôi có đạo nghĩa.

·         Cha con có tình thân.

·         Chồng vợ phân chia nhiệm vụ: phu ngoại, thê nội.

·         Lớn tuổi nhỏ tuổi có trật tự.

·         Bạn bè có trung tín.

 

Ngũ nguyện

五願

A: Five aspirations.

P: Cinq aspirations.

Ngũ: Năm, thứ năm. Nguyện: cầu nguyện, nguyện vọng.

Ngũ nguyện là năm câu cầu nguyện.

Ngũ Nguyện:

·         Nam mô: Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai,

·         Nhì nguyện phổ độ chúng sanh,

·         Tam nguyện xá tội đệ tử ,

·         Tứ nguyện thiên hạ thái bình,

·         Ngũ nguyện Thánh Thất an ninh.

Sau mỗi thời cúng Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng, hoặc cúng Đức Phật Mẫu, chúng ta đều phải đọc Ngũ Nguyện, đó là năm điều mà chúng ta mong ước trong suốt kiếp sanh gặp Đạo tu hành.

Nếu chúng ta thực hiện được năm điều Nguyện nầy thì chúng ta có được Tam Lập: Lập đức, Lập công Lập ngôn. Trong Lập công có: Công phu, Công quả, Công trình.

1. Muốn thực hiện Nhứt nguyện thì chúng ta phải thuyết giảng giáo lý, truyền bá kinh sách của Đạo, đó là Lập ngôn.

2. Muốn phổ độ chúng sanh thì chúng ta phải phụng sự chúng sanh, đưa chúng sanh về đường đạo đức, đó là Công quả.

3. Muốn được Đức Chí Tôn tha thứ tội tình thì chúng ta phải ăn năn sám hối tội lỗi đã qua, và lập hạnh giữ gìn giới luật tu hành để không gây ra tội mới, đó là Công trình.

4. Muốn cho thiên hạ được thái bình thì chúng ta hằng ngày khi cúng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, chúng ta cầu nguyện hai Đấng ấy ban ơn huệ cho chúng sanh giữ được thiện tâm để đối xử với nhau được hòa bình, đó là Công phu.

5. Muốn cho Thánh Thất và toàn thể thế giới được an ninh thì chúng ta phải sống và hành động thế nào cho hợp lòng người, thuận đạo Trời, để nương theo đó cùng chúng sanh tiến hóa, đó là Lập đức.

Đó là ý nghĩa của Ngũ Nguyện, và chúng ta xem đây là bổn phận phải làm của một tín đồ, chớ không phải Nguyện suông rồi thôi.

 

Ngũ Nương

五娘

A: Fifth Muse.

P: Cinquième Muse.

Ngũ: thứ năm. Nương: tiếng gọi người phụ nữ quí phái.

Ngũ Nương là vị Nữ Tiên đứng hàng thứ năm trong Cửu vị Tiên Nương DTC, hầu cận Đức Phật Mẫu.

Ngũ Nương cầm bửu pháp Như Ý, tiến dẫn các chơn hồn đến từng Trời thứ năm trong Cửu Trùng Thiên là từng Xích Thiên. Nơi đây, chơn hồn được hướng dẫn đến Minh Cảnh Đài để xem trở lại các hành vi thiện ác trong suốt kiếp sanh của mình vừa qua nơi cõi trần, rồi đến Cung Ngọc Diệt Hình mở quyển Vô Tự Kinh để thấy rõ quả duyên của mình.

Trong một kiếp giáng trần ở Việt Nam, Ngũ Nương có tên là LIỄU, nên bài thài hiến lễ Ngũ Nương trong Lễ Hội Yến DTC có chữ khởi đầu là Liễu:

Liễu yểu điệu còn ghen nét đẹp,

Tuyết trong ngần khó phép so thân.

Hiu hiu nhẹ gót phong trần,

Đài sen mấy lượt gió thần đưa hương.

Vài bài thi của Ngũ Nương khởi đầu bằng chữ LIỄU:

Liễu yếu ớt những lo gió dội,

Có mảnh thân e nỗi khổ thân.

Riêng lo tài sắc hồng quần,

Không nhơ bợn tục, nợ trần lánh chân.

Liễu dựa bến lá cành dã dượi,

Hỏi buồn chi nên nỗi xơ rơ?

Trăng khuya dựa cửa đứng chờ,

Tiếng tiêu tỉnh mộng bây giờ mới rao?

Ngũ Nương không thường giáng cơ dạy Đạo. Chúng tôi sưu tầm được một bài giáng cơ của Ngũ Nương sau đây:

 

Phò loan:

Đêm 12-2-Giáp Ngọ (dl 6-3-1954)
lúc 1 giờ 30 khuya.

G.H. Khai và
Minh Liêm.

NGŨ NƯƠNG DTC

Mừng các em nam nữ.

Hồng trần luống buộc ràng thể chất,

Phải trau tâm đặng cất Cao Đài.

Thương ai ở thế sương mai,

Vì chưng tội lỗi công hoài khó nên.

Nên kiếp Thánh hằng trau tâm tánh,

Dẹp trái oan đặng lánh bụi hồng.

Thương ai những lúc thong dong,

Đường Tiên xin nhớ hướng đông qui hồi.

Hồi cảnh tỉnh chuông mơi thúc giục,

Để lánh xa hưởng phúc tạo nhà.

Thương ai bỏ kiếp trăng hoa,

Vì sao mới nhớ, chớ xa cội nguồn.

Nguồn đạo hạnh là bài thức tỉnh,

Khách trần gian phải vịn nên giồi.

Thương ai ráng giữ cao ngôi,

Đò Tiên chực sẵn lần hồi kẻo xê.

Xê bóng Đạo hơn xê tâm tánh,

Lánh tà tinh dục cảnh nên thuyền.

Thương ai cho mãi truân chuyên,

Thì ra một kiếp phụ quyền ơn sanh.

Sanh ở thế ráng gìn đạo đức,

Khép vào nơi sánh bực cùng người.

Thương ai để thảm sông mơi,

Lần qua ải khuyết mây phơi phủ chồng.

Chồng chất đống mà quên Đạo cả,

Uổng cho thân một khóa lâm trần.

Thương ai nên giữ lấy thân,

Rồi về Tiên cảnh non Bồng ngao du.

Công đức sớm chiều nao mới hả?

Phép tu thân giục giã không chờ.

Thương ai chớ có hững hờ,

Rồi đây ân hận một giờ gió trăng.

Thương người chỉ gởi đôi câu. Cười....

Các em xem mà tìm chơn lý, rồi sẽ bước đến đài vinh hạnh buổi sau nầy. Lúc nọ có một quái nhơn dám mượn danh Chị để diễn những trò mà đời cho là văn bất nhã. Đó là nhơn điển. Chúng tìm mưu mô phá rối nhơn tình, nhưng Chị không nói nhiều, ông Nhị Thiên Đường biết rồi.

Còn em Nỉ nói lại em Phấn ráng tịnh dưỡng, ráng cẩn thận, nhưng rồi mọi việc đều yên.

Chị mừng chung các em. THĂNG.

DTC: Diêu Trì Cung.

 

Ngũ phúc lâm môn

五福臨門

Ngũ: Năm, thứ năm. Phúc: phước, điều may mắn tốt lành. Lâm: tới. Môn: cửa, nhà.

Ngũ phúc lâm môn là năm điều phước đến nhà.

Đây là câu chúc tụng mà người Tàu thường dùng để chúc người cất nhà mới, ăn lễ Tân gia.

Theo Kinh Thư, Ngũ phúc ở vào Trù thứ 9 trong Hồng Phạm Cửu Trù, gồm:

·         Nhứt viết Thọ.

·         Nhị viết Phú.

·         Tam viết Khang ninh.

·         Tứ viết Du hảo đức.

·         Ngũ viết Khảo chung mệnh.

Nghĩa là:

·         Một là Thọ (sống lâu).

·         Hai là Phú (giàu).

·         Ba là Khang ninh (mạnh khỏe, an vui).

·         Bốn là Du hảo đức (yêu chuộng cái đức).

·         Năm là Khảo chung mệnh (chết già được trọn đời).

Đó là theo Kinh Thư. Ngoài ra, người ta còn nói:

Ngũ phúc gồm: Phú, Quí, Thọ, Khang, Ninh.

 

Ngũ phục

五服

A: The five kinds of mourning dress.

P: Les cinq sortes d'habillement de deuil.

Ngũ: Năm, thứ năm. Phục: quần áo tang.

Ngũ phục là năm loại quần áo tang dùng trong năm trường hợp để tang.

Theo Nho, Ngũ phục gồm có:

1.    Trảm thôi 斬衰

2.    Tư thôi 齊衰

3.    Đại công 大功

4.    Tiểu công 小功

5.    Tư ma 緦麻

Nếu căn cứ vào thời gian để tang thì có 5 bực:

1.    Tang 3 năm: Tam niên

2.    Tang 1 năm: Cơ niên 期年

3.    Tang 9 tháng: Cửu ngoạt

4.    Tang 5 tháng: Ngũ ngoạt

5.    Tang 3 tháng: Tam ngoạt

Giải thích Ngũ phục:

1. Trảm thôi: Trảm là cắt đứt, thôi là áo tang. Trảm thôi là áo tang bằng vải thô trắng thật xấu, gấu áo cắt mà không viền, bỏ xủ xuống; quần xổ lai không khâu bằng phẳng.

2. Tư thôi: Tư tức là Tề: viền lại cho bằng. Tư thôi là gấu áo tang có lên lai, khâu lại cho bằng phẳng; quần cũng lên lai bằng phẳng.

3. Đại công: Theo cổ lễ, tang phục đại công dùng loại vải bớt thô hơn Trảm thôi. Đại công có nghĩa là vải đã dệt gia công nhưng còn thô.

4. Tiểu công: Vải dệt kỹ càng tinh vi hơn đại công.

5. Tư ma: Tư hay Ti là vải gai sợi nhỏ dùng để may đồ tang. Ma là cây gai dùng để lấy sợi dệt vải thưa. Tư ma là loại vải sợi nhỏ như tơ, tinh vi hơn Tiểu công.

Theo Cổ lễ của Nho giáo, thời gian để tang và tang phục được qui định như sau:

·         Tang 3 năm và 1 năm dùng Trảm thôi hay Tư thôi.

·         Tang 9 tháng thì dùng tang phục Đại công.

·         Tang 5 tháng thì dùng tang phục Tiểu công.

·         Tang 3 tháng thì dùng tang phục Tư ma (Ti ma).

Trong Đạo Cao Đài, theo TÂN KINH, thời hạn để tang được giảm bớt, đơn giản hơn cổ lễ, chỉ phân 3 thời hạn để tang:

* Để tang 81 ngày, tới Chung cửu thì mãn. (tương ứng với để tang 3 tháng theo cổ lễ).

* Để tang 281 ngày, tới Tiểu tường thì mãn. (tương ứng với để tang 1 năm theo cổ lễ).

* Để tang 581 ngày, tới Đại tường thì mãn. (tương ứng với để tang 2 năm hoặc 3 năm theo cổ lễ).

CÁCH THỨC ĐỂ TANG

1. Tang Cha Mẹ:

- Về phần con trai:

Con thọ tang cha dùng Trảm thôi và gậy trúc (gậy bằng cây trúc hay cây tre cũng được), đến đại tường là mãn.

Con thọ tang mẹ, dùng Trảm thôi và gậy vông (bằng cây vông đồng) đến đại tường là mãn.

- Về phần con gái:

·         Con gái xuất giá thọ tang cha mẹ dùng Tư thôi, đến tiểu tường là mãn.

·         Con gái tại gia, chưa xuất giá, dùng Trảm thôi, đến đại tường là mãn.

Tang phục Trảm thôi là áo bằng vải sô, cổ trịt như áo lễ, không lên trôn, đường sống lưng may lộn ra ngoài, ở phía sau lưng, trên vai may kèm một miếng vải nhỏ gọi là phụ bản, tỏ dấu mang sự đau xót trên lưng, quần thì sổ lai, không khâu bằng phẳng. Ngang lưng quấn một sợi dây bằng rơm hay bằng bẹ chuối đánh 3 tao.

Tang cha thì con trai chống gậy trúc, tang mẹ thì chống gậy vông. Cây gậy có bề dài bằng khoảng cách từ gót chân lên tới quả tim, gốc chống xuống đất. Tục lệ giải thích việc chống gậy là để tỏ rằng, con vì quá bi ai nên yếu sức phải chống gậy mà đi. Gậy trúc tròn tượng trưng cha, người quân tử; gậy vông đẽo phía dưới cho có cạnh vuông, tượng trưng mẹ hiền.

Con trai thì đội bức cân bao trùm đầu tóc, làm bằng tấm vải vuông 8 tấc (hay 7 tấc), cổ lễ thì có đội mũ rơm (hay dùng dây chuối thay rơm) bện thành hình tròn bọc vải thô.

Con gái thì đội mấn, cũng làm bằng vải thô gấp chéo một đầu thành hình chóp nón.

2. Kế phụ:

- Đồng cư kế phụ: Kế phụ và mình ở chung, để tang 1 năm đến tiểu tường là mãn. Trước có ở chung, sau không ở chung, để tang 3 tháng, đến tuần chung cửu là mãn.

- Bất đồng cư kế phụ: không ở chung, không thọ tang.

3. Giá mẫu, Xuất mẫu, Kế mẫu, Từ mẫu:

- Giá mẫu: người mẹ, sau khi cha mình mất lại tái giá, để tang 1 năm đến tiểu tường là mãn.

- Xuất mẫu: người mẹ, mà cha mình thôi đi, để tang 1 năm đến tiểu tường là mãn. Như người mẹ không tái giá, tang Tư thôi 2 năm đến đại tường là mãn.

- Kế mẫu: mẹ mình mất, cha lấy bà kế mẫu, để tang 1 năm, đến tiểu tường là mãn.

- Từ mẫu: mẹ mình mất sớm, mình còn bé, cha mình giao cho bà mẹ kế nuôi mình lớn khôn, gọi là từ mẫu, để tang Tư thôi 2 năm đến đại tường là mãn.

4. Bác, chú, cô:

Đồng tang 1 năm, đến tiểu tường là mãn. Như có xuất giá, tang 3 tháng đến tuần chung cửu là mãn.

5. Cậu, dì: Đồng tang 3 tháng, đến chung cửu là mãn.

6. Ông Cố, bà Cố: Tang 3 tháng, đến chung cửu là mãn

7. Ông nội, bà nội: Tang Tư thôi đến đại tường là mãn.

Cháu đích tôn thừa trọng, thay thế cha, chịu tang ông nội bà nội thì dùng Trảm thôi, đến đại tường là mãn.

8. Ông ngoại, bà ngoại: Tang đến tiểu tường là mãn.

9. Tang vợ chồng:

·         Chồng thọ tang vợ, đến đại tường là mãn. Mãn tang mới được lấy vợ khác.

·         Vợ thọ tang chồng đến đại tường là mãn. Mãn tang chồng mới được tái giá.

10. Anh chị ruột: Em để tang đến tiểu tường là mãn.

11. Anh chị chung mẹ khác cha: Em để tang 3 tháng đến chung cửu là mãn.

12. Tang bên chồng:

·         Nàng dâu thọ tang cha mẹ chồng, dùng Tư thôi, đến đại tường là mãn.

·         Ông nội bà nội của chồng: tang đến tiểu tường là mãn.

13. Tang bên vợ:

Chàng rể thọ tang cha mẹ vợ đến tiểu tường là mãn.

 

14. Tang người thân tộc:

Vì ân nghĩa thầy trò, vì tình bậu bạn, trò để tang cho thầy, bạn để tang cho bạn, tùy ý, không hạn thời gian bao lâu.

Vì đại ân, kẻ thọ ân để tang người ân, không hạn kỳ.

Vì đại nghĩa, những kẻ anh hùng liệt sĩ, lập công vĩ đại, có ích cho nhơn quần xã hội, cho Đạo, cho đời, dân cảm mến để tang không hạn kỳ. (Theo quyển Quan Hôn Tang Lễ của Hội Thánh xuất bản năm 1976).

 

Ngũ tạng - Lục phủ

五臟 - 六腑

A: The five visceras - The six principal organs.

P: Les cinq viscères - Les six organes principaux.

Ngũ: Năm, thứ năm. Tạng: bộ phận trong vùng ngực và bụng. Lục: sáu. Phủ: bộ phận trong vùng bụng.

- Ngũ tạng là năm bộ phận quan trọng trong vùng ngực và bụng của con người. Ngũ tạng gồm: tâm, can, tỳ, phế, thận.

Tâm là tim, can là gan, tỳ là lá lách, phế là phổi, thận là hai quả cật.

- Lục phủ là sáu bộ phận quan trọng trong vùng bụng của cơ thể con người. Lục phủ gồm: Vị, đảm, tam tiêu, bàng quang, tiểu trường, đại trường.

Vị là bao tử, đảm là mật, bàng quang là bọng đái, tiểu trường là ruột non, đại trường là ruột già. Tam tiêu là ba tiêu: thượng tiêu là miệng trên của bao tử, trung tiêu là khoảng giữa bao tử, hạ tiêu là miệng trên của bàng quang.

Ngũ tạng và Lục phủ của con người cũng được phân ra theo Ngũ Hành:

- KIM

:

Phổi,

Ruột già.

- THUỶ

:

Thận,

Bàng quang.

- MỘC

:

Gan,

Mật

- HỎA

:

Tim,

Ruột non.

- THỔ

:

Lá lách,

Dạ dày.

TNHT: Phải hiểu rằng ngũ tạng, lục phủ cũng là khối sanh vật mà thành ra....

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ngũ thập nhi tri Thiên mệnh

五十而知天命

Ngũ: Năm, thứ năm. Thập: mười. Nhi: tiếng dùng để chuyển ý. Tri: biết. Thiên mệnh: mệnh Trời.

Ngũ thập nhi tri Thiên mệnh nghĩa là 50 tuổi mới biết được mệnh Trời.

Từ câu nói nầy, trong văn chương thường sử dụng các từ ngữ sau đây để chỉ về tuổi: Tri Thiên hay Tri Thiên mệnh để chỉ tuổi 50. (Xem chi tiết nơi chữ: Bất hoặc, vần B).

NTTP:

Thôi gần hết kiếp còn gì!

Co tay đếm tuổi quá kỳ tri Thiên.

NTTP: Nữ Trung Tùng Phận.

 

Ngũ thường

五常

A: Five cardinal virtues.

P: Cinq vertus cardinales.

Ngũ: Năm, thứ năm. Thường: hằng có, luôn luôn có.

Ngũ thường, dịch ra là: Năm hằng, là năm đức tốt cần phải có luôn luôn trong đạo làm người.

Ngũ thường gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.

(Xem chi tiết: Tam cang - Ngũ thường, vần T)

 

NGỤ

NGỤ

NGỤ: Ở nhờ, ký thác vào.
Td: Ngụ đạo ư văn, Ngụ ngôn.

 

Ngụ đạo ư văn

寓道於文

Ngụ: Ở nhờ, ký thác vào. Đạo: đạo lý. Ư: ở tại. Văn: văn chương.

Ngụ đạo ư văn là gởi đạo lý vào trong văn chương, nghĩa là dùng văn chương để diễn đạt đạo lý.

Thành ngữ nầy đồng nghĩa với: Văn dĩ tải đạo: dùng văn chương để chở đạo lý.

 

Ngụ ngôn

寓言

A: Fable.

P: Fable.

Ngụ: Ở nhờ, ký thác vào. Ngôn: lời nói.

Ngụ ngôn là lời nói mà ngoài nghĩa đen ra, tác giả còn gởi vào đó ý nghĩa sâu xa hơn nữa.

Thơ ngụ ngôn nổi tiếng nhứt là của La Fontaine, một văn sĩ Pháp. Ông mượn chuyện của loài vật mà nói về tình đời.

Ở Trung hoa có Trang Tử cũng là một nhà nổi tiếng về cách nói ngụ ngôn.

 

Ngụ ý

寓意

A: To allegorize.

P: Allégoriser.

Ngụ: Ở nhờ, ký thác vào. Ý: ý kiến.

Ngụ ý là gởi cái ý sâu kín của mình vào trong lời nói hay câu văn.

 

NGUỒN

NGUỒN

NGUỒN: Chỗ dòng nước khởi phát chảy ra, dòng suối, dòng nước.
Td: Nguồn đào, Nguồn Thánh.

 

Nguồn đào

A: The fairy land.

P: Le séjour des immmortels.

Nguồn: Chỗ dòng nước khởi phát chảy ra, dòng suối, dòng nước. Đào: hoa đào.

Nguồn đào là suối hoa đào, dịch chữ hán là Đào nguyên, chỉ cảnh Tiên hay cõi Tiên. (Xem điển tích: Đào nguyên, vần Đ)

KTKVQL:

Hay là lạc bước nguồn đào,

Để thương cho mặt anh hào đeo mang.

KTKVQL: Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu.

 

Nguồn Thánh

A: The Holy source.

P: La Source sacrée.

Nguồn: Chỗ dòng nước khởi phát chảy ra, dòng suối, dòng nước. Thánh: thiêng liêng.

Nguồn Thánh là dòng nước thiêng liêng huyền diệu để rửa sạch các oan nghiệt tội tình của kiếp sống nơi cõi trần.

Một mối Đạo mầu nhiệm do Đức Chí Tôn mở ra trong thời kỳ nầy ví như một nguồn nước Thánh giúp nhơn sanh rửa sạch các oan nghiệt tội tình của kiếp sống để được trở về cùng Đức Chí Tôn.

TNHT: Chen chơn nguồn Thánh bước lần vào.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nguồn trong

A: The pure source.

P: La source pure.

Nguồn: Chỗ dòng nước khởi phát chảy ra, dòng suối, dòng nước. Trong: trong sạch.

Nguồn trong là dòng nước trong sạch, để rửa sạch các thứ ô trược bám vào thân tâm của con người.

Nguồn trong đồng nghĩa: Nguồn Thánh.

TNHT: Đưa đến nguồn trong rửa bợn sầu.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGUƠN

NGUƠN

(Xem: Nguyên)

 

NGUY

NGUY

NGUY: Dáng núi cao lớn.
Td: Nguy nga, Nguy nguy.

 

Nguy nga

巍峨

A: Grandiose, splendid.

P: Grandiose, splendide.

Nguy: Dáng núi cao lớn. Nga: cao, dáng núi cao.

Nguy nga là cao lớn, lộng lẫy.

 

Nguy nguy

巍巍

A: Imposing.

P: Imposant.

Nguy: Dáng núi cao lớn.

Nguy nguy là to lớn và cao vòi vọi.

KNHTĐ:

Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết,

Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh.

KNHTÐ: Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế.

 

NGỤY

NGỤY

NGỤY: Giả dối, xảo trá.
Td: Ngụy bất yểm chân, Ngụy biện.

 

Ngụy bất yểm chân

偽不掩眞

Ngụy: Giả dối, xảo trá. Bất: không. Yểm: Che đậy. Chân: thật.

Ngụy bất yểm chân là cái giả dối không che đậy được cái chơn thật.

 

Ngụy biện

偽辯

A: Sophistic.

P: Sophistique.

Ngụy: Giả dối, xảo trá. Biện: bàn cãi, biện luận.

Ngụy biện là dùng những lý lẽ có vẻ như đúng để dối gạt với ý đồ xuyên tạc sự thực hay bào chữa sự sai trái của mình.

 

NGUYÊN (NGUƠN)

NGUYÊN

1.    NGUYÊN: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn.
Td: Nguyên đán, Nguyên hồn.

2.    NGUYÊN: Gốc, vốn.
Td: Nguyên bản.

3.    NGUYÊN: Nguồn nước, nguồn gốc.
Td: Nguyên nguyên, Nguyên ủy.

 

Nguyên bản (Nguyên bổn)

原本

A: The original text.

P: Le texte original.

Nguyên: Gốc, vốn. Bản: Bổn: gốc.

Nguyên bản là bổn gốc, bổn chánh, gốc của sự vật.

 

Nguyên căn

元根

A: Primitive cause.

P: Cause primitive.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Căn: gốc rễ.

Nguyên căn là có gốc rễ từ buổi ban đầu.

Nguyên căn là Nguyên nhơn. (Xem: Nguyên nhơn)

KKĐCR: Nguyên căn đẹp vẻ mỹ miều cao thăng.

KKÐCR: Kinh Khi Ðã Chết Rồi.

 

Nguyên chất (Nguơn chất)

元質

A: Constitutive element.

P: Élément constitutif.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Chất: cái chất để tạo ra vạn vật.

Nguyên chất hay Nguơn chất là cái chất ban đầu để từ đó tạo thành muôn vật.

Theo vũ trụ quan của Đạo Cao Đài thì hai nguyên chất ban đầu để tạo thành CKVT và vạn vật là: Âm quang và Dương quang.

Việc tạo hóa ra vạn vật được Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu. Đức Phật Mẫu chứa các nguơn chất trong Kim Bồn (Kim Bàn) nơi DTC.

KĐ9C:

Nơi Kim Bồn vàn vàn nguơn chất,

Tạo hình hài các bậc nguyên nhân.

CKVV: Càn Khôn Vạn vật.

DTC: Diêu Trì Cung.

KÐ9C: Kinh Ðệ Cửu cửu.

 

Nguyên (Nguơn) - Chuyển

-

A: Cycle - Manvantara.

P: Cycle - Manvantara.

Nguyên hay Nguơn và Chuyển là hai từ ngữ chỉ những khoảng thời gian rất dài trong sự hình thành CKVT, vạn vật và sự tiến hóa của nhơn loại.

Mỗi Chuyển được chia thành 3 Nguơn: Thượng Nguơn, Trung Nguơn và Hạ Nguơn.

Hiện nay, nhơn loại đang ở vào thời kỳ Hạ Nguơn Tam Chuyển, sắp bước qua Thượng Nguơn Tứ Chuyển. Tam Chuyển là Chuyển thứ ba. Tứ Chuyển là Chuyển thứ tư.

 

Thượng nguơn

Tam Chuyển

Trung nguơn

 

Hạ nguơn.

 

 

 

Thượng nguơn

Tứ Chuyển

Trung nguơn

 

Hạ nguơn.

Như vậy, địa cầu 68 của nhơn loại chúng ta hiện nay đã trải qua 3 Chuyển: Nhứt Chuyển, Nhị Chuyển và Tam Chuyển. Khi đến Đại Hội Long Hoa và lập đời Thánh được thì bắt đầu Thượng nguơn của Tứ Chuyển.

Quả địa cầu số 67 (đứng trên quả địa cầu của chúng ta một bực) đã trải qua 7 Chuyển nên tiến hóa hơn địa cầu của chúng ta rất nhiều, do đó, Đức Chí Tôn có nói: "Đứng bực đế nơi trái địa cầu nầy chưa đặng vào bực chót của địa cầu 67."

Các Đấng thiêng liêng không cho biết một Chuyển và một Nguơn có bao nhiêu năm, cũng như không cho biết còn bao nhiêu năm nữa mới hết Tam Chuyển để khởi đầu Thượng nguơn Tứ Chuyển. Đó vẫn còn là bí mật của Thiên cơ.

Tuy nhiên, sự diễn tiến của ba Nguơn có tính cách tuần hoàn và theo một thứ tự nhứt định:

Thượng nguơn: là nguơn tạo hóa, ấy là nguơn Thánh đức, tức là nguơn vô tội. Người trong đời Thượng nguơn rất hiền lành chơn chất, giữ được Thánh chất của Trời ban.

Trung nguơn: là nguơn tấn hóa, ấy là nguơn tranh đấu, tức là nguơn tự diệt. Người trong cõi đời Trung nguơn tiến hóa cao về đường vật chất nên sanh ra nhiều dục vọng, muốn chiếm đoạt làm của riêng cho mình, gây ra trường tranh đấu quyết liệt, chém giết lẫn nhau, mạnh được yếu thua, khôn còn dại mất, để cuối cùng đi đến chỗ tận diệt.

Hạ nguơn: là nguơn bảo tồn, ấy là nguơn tái tạo, tức là nguơn qui cổ. Người trong nguơn nầy nhận thấy rõ sự tranh đấu quyết liệt đưa đến sự tiêu diệt tất cả, người thắng hay kẻ bại đều diệt vong. Do đó họ lo bảo tồn lẫn nhau để cùng tồn tại và cùng tiến hóa, lập đời Thượng nguơn Thánh đức cho giai đoạn tiếp theo.

CKVV: Càn Khôn Vạn vật.

 

Nguyên đán - Nguyên nhựt

元旦 - 元日

A: The first day of the lunar year.

P: Le premier jour de l'année lunaire.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Đán: buổi sớm. Nhựt: ngày.

Nguyên đán, đồng nghĩa Nguyên nhựt, là ngày đầu tiên của năm âm lịch, tức là ngày mùng 1 tháng Giêng âm lịch. Đó là ngày Tết cổ truyền của các dân tộc Á Đông như: Trung hoa, Việt Nam, Nhựt bổn, Triều Tiên.

Thường nói: Tết Nguyên đán, để phân biệt các ngày Tết khác là: Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu.

 

Nguyên Hanh Lợi Trinh

元亨利貞

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn.

Nguyên Hanh Lợi Trinh là 4 đức của Trời.

"Đức Khổng Tử lấy bốn cái đức của Trời: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh, ở quẻ Kiền (Càn trong kinh Dịch) mà nói rõ sự sinh thành của vạn vật. Ngài nói rằng:

Nguyên giả thiện chi trưởng dã,

Hanh giả gia chi hội dã,

Lợi giả nghĩa chi hòa dã,

Trinh giả sự chi cán dã.

Nghĩa là:

Nguyên là đầu các điều thiện,

Hanh là hội họp các cái tốt đẹp,

Lợi là sự hòa hợp với điều nghĩa,

Trinh là cái gốc của mọi sự. (Dịch: Văn ngôn truyện)

Cái đức Nguyên   là cái khởi đầu sự sinh vạn vật,

Cái đức Hanh       là sự thông đạt của sự sinh vạn vật,

Cái đức Lợi           là sự thỏa thích của sự sinh vạn vật,

Cái đức Trinh        là sự thành tựu của sự sinh vạn vật.

Vậy đạo Trời Đất là chủ ở sự sinh vạn vật, mà sự sinh ấy là đầu của các điều thiện.

Đó là cái quan niệm rất trọng yếu của Khổng giáo. Mà Khổng giáo sở dĩ không giống các tôn giáo khác cũng chỉ có cái quan niệm ấy mà thôi.

Thường thì tôn giáo nào cũng cho sự sống là một cảnh khổ, cho nên cứ phải tìm cách giải thoát, như Phật giáo thì cầu lấy sự bất sinh, Lão giáo thì cầu lấy sự vô vi tịch mịch, không thích gì đến sự đời. Duy chỉ có Khổng giáo là lấy lẽ sinh hoạt ở đời làm vui thú, hợp với lẽ Trời Đất.

Vậy hợp với đức sinh là thiện, trái với đức sinh là ác. Cái quan niệm thiện ác của Khổng giáo gốc ở sự sinh." (Trích Nho giáo của Trần Trọng Kim)

Trong quyển "Kinh Dịch, đạo của người quân tử", ông Nguyễn Hiến Lê giải thích Tứ Đức: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh, của Trời như sau:

a)        

Nguyên     là đầu tiên, lớn, trùm mọi điều thiện.

Hanh         là hanh thông, thuận tiện, tập hợp các điều hay.

Lợi             là nên, thỏa thích, hòa hợp các điều phải.

Trinh          là chính, bền chặt, gốc của mọi vật.

b) Dưới đây, ghi thêm một số ý nghĩa khác.

Xét theo đạo người thì:

Nguyên     thuộc về đức Nhân,

Hanh         thuộc về đức Lễ,

Lợi             thuộc về đức Nghĩa,

Trinh          thuộc về đức Trí.

Đó là quan niệm của nhà Nho.

c) Riêng về quẻ CÀN (Trời) thì có nhà cho rằng:

Nguyên     thuộc về mùa Xuân (phát sinh vạn vật),

Hanh         thuộc về mùa Hạ (vạn vật nẩy nở),

Lợi             thuộc về mùa Thu (vạn vật thành thục),

Trinh          thuộc về mùa Đông

(vạn vật đạt tới kết thúc tốt đẹp)

Ông Phùng Hữu Lan trong Tâm Lý Học đã phát huy thêm quan niệm đó mà cho Nguyên Hanh Lợi Trinh là bốn trình tự trong sự diễn tiến của CÀN, hay là cái động lực vận hành tạo nên sinh mệnh:

Nguyên là đầu, trỏ cái khởi đoan phát động của sinh mệnh, nghĩa là cái trạngthái của vật khi bắt đầu vào cuộc sống.

Hanh là hanh thông, là thông đồng. Khi sinh mệnh của vật đã hiển nhiên trong thực tế, tương thông với ngoại giới, thì trạng thái của nó lúc đó gọi là Hanh.

Lợi là thuận lợi, là trạng thái của sinh vật khi tương thông với ngoại giới, nó đã thích ứng được với hoàn cảnh.

Trinh là thành tựu hẳn hoi, tức là trạng thái của sinh vật vì thích ứng được với hoàn cảnh một cách thuận lợi mà đã hình thành một cách tốt đẹp (Đại cương Triết học Trung quốc, thượng, trang 170, Cảo Thơm)

d) Tào Thăng trong Chu Dịch Tân giải cũng đã giải nghĩa đại khái như vậy, nhưng cho Nguyên Hanh Lợi Trinh chẳng phải chỉ là trình tự hình thành của sinh mệnh, mà của cả vũ trụ nữa. Ông bảo:

Nguyên là hồi Càn và Khôn mới giao nhau, chưa biến hóa.

Hanh là lúc Càn Khôn đã giao nhau rồi mà thông với nhau.

Lợi là lúc Càn Khôn điều hòa nhau mà biến hóa.

Trinh là giai đoạn Càn Khôn đã biến hóa xong rồi và định vị. (Càn Khôn đã có cái vị nhất định rồi, không thay đổi nữa)

e) Theo Cao Hạnh trong Chu Dịch Cổ Kinh Kim Chú thì tất cả những cách giải thích kể trên đều là của người sau cả, chứ mới đầu, Kinh Dịch chỉ dùng để bói thì ý nghĩa của Nguyên Hanh Lợi Trinh khác hẳn:

Nguyên là lớn. Hanh tức là chữ Hưởng . Người xưa khi cử hành một cuộc cúng tế lớn (đại hưởng chi tế), bốc sư gặp quẻ Càn thì chép là Nguyên Hưởng (hưởng lớn).

Lợi Trinh tức là Lợi Chiêm . Bốc sư gặp quẻ Càn thì cho là làm việc tất có lợi, cho nên chép là Lợi Trinh.

Trong 64 quẻ của Kinh Dịch, quẻ đầu tiên là quẻ CÀN (thuần Càn) có 6 hào đều là hào dương.

Thoán từ: Càn: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.

Dịch: Càn có 4 đức (đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền.

Giảng: Văn Vương cho rằng, bói được quẻ nầy thì rất tốt, hanh thông, có lợi, tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng.

Về sau, Đức Khổng Tử cho quẻ nầy một ý nghĩa về vũ trụ. Càn có 6 hào đều dương cả có nghĩa rất cương kiện, tượng trưng Trời.

Trời có đức Nguyên vì là nguồn gốc của vạn vật; có đức Hanh vì làm ra mây, mưa để vạn vật sinh trưởng đến vô cùng; có đức LợiTrinh vì biến hóa khiến cho vật gì cũng giữ được bẩm tính được nguyên khí cho thái hòa.

Càn tượng trưng người quân tử. Quân tử có 4 đức:

Nhân, đức lớn nhứt, gốc của lòng người, tức như đức Nguyên của Trời.

Lễ, là hợp đạo lý, mà hợp đạo lý thì hanh thông, tức như đức Hanh của Trời.

Nghĩa, đức nầy làm cho mọi người vui vẻ sung sướng, tức như đức Lợi của Trời.

Trí, là sáng suốt, biết rõ thị phi, nên nó là đức cốt cán, cũng như đức Trinh chính và bền của Trời.

 

Nguyên hồn

元魂

A: The original soul.

P: L'âme originelle.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Hồn: linh hồn.

Nguyên hồn là linh hồn được sanh ra từ lúc Khai Thiên. Nguyên hồn đầu kiếp xuống trần là Nguyên nhơn.

TNHT: Mầng phước nguyên hồn chẳng chút hao.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nguyên khí (Nguơn khí)

元氣

A: The constitutive elements of the living beings.

P: Les éléments constitutifs des êtres vivants.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Khí: chất khí.

Nguyên khí (Nguơn khí) đồng nghĩa Nguyên chất (Nguơn chất) là khí chất ban đầu để tạo hóa ra vạn vật.

 

Nguyên lão

元老

A: The notable.

P: Le notable.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn.  Lão: người già.

Nguyên lão là người già có đạo đức và địa vị cao.

 

Nguyên linh (Nguơn linh)

元靈

A: The original soul.

P: L'âme originelle.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Linh: linh hồn.

Nguyên linh (Nguơn linh) đồng nghĩa: Nguyên hồn, là những linh hồn được sanh ra từ lúc Khai Thiên, khi đầu kiếp xuống trần là Nguyên nhơn.

PMCK: Nguơn linh hoá chủng quỉ hồn nhứt thăng.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Nguyên lý

原理

A: Principle.

P: Principe.

Nguyên: Gốc, vốn. Lý: lẽ.

Nguyên lý là điều cơ bản dùng làm gốc để xây dựng lên một học thuyết.

 

Nguyên nguyên bản bản

源源本本

Nguyên: Nguồn nước, nguồn gốc. Bản: Bổn: gốc cội.

Nguyên nguyên bản bản là nguyên cho đến nguyên, bản cho đến bản, tức là tìm cho đến tận nguồn gốc.

 

Nguyên nhân

原因

A: The cause.

P: La cause.

Nguyên: Gốc, vốn. Nhân: cái cớ sanh ra cái quả (Nhân Quả).

Nguyên nhân là cái duyên cớ để sanh ra một việc gì.

 

Nguyên nhơn - Hóa nhơn - Quỉ nhơn

元人 - 化人 - 鬼人

A: Man of original soul - Man of impure soul - Man of perverse soul.

P: Homme de l'âme originelle - Homme de l'âme impure - Homme de l'âme perverse.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Nhơn: Nhân: người. Hóa: tiến hóa. Quỉ: ma quỉ, linh hồn bị đọa vào quỉ vị.

Nguyên nhơn là những người mà linh hồn được sanh ra từ lúc Khai Thiên.

Hóa nhơn là những người mà linh hồn do sự tiến hóa từ loài thú cầm đi lên.

Quỉ nhân là những người mà linh hồn đã bị đọa vào quỉ vị, nay đầu kiếp lên làm người.

Nhơn loại được chia ra làm ba hạng người theo nguồn gốc của linh hồn: Nguyên nhơn, Hóa nhơn và Quỉ nhơn.

I. Nguyên nhơn:

Nguyên nhơn là người mà chơn linh được Đức Chí Tôn sanh ra từ lúc Khai Thiên, tức là lúc mới tạo dựng Trời Đất, những linh hồn nầy rất trong sạch vì chưa nhiễm bụi trần.

Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, trong bài giải thích Thuyền Bát Nhã, có một đoạn nói về 100 ức Nguyên nhơn đầu kiếp xuống trần như sau:

"Đức Diêu Trì Kim Mẫu vâng lịnh Đức Thượng Đế nhóm ngự triều, đại hội nơi Kim Bàn, phòng định cho 100 ức Nguyên nhơn xuống trần, dùng Ngọc Lộ Kim Bàn trụ các Nguyên nhơn cho xuống thế.

Trước khi ấy, Đức Diêu Trì Kim Mẫu kêu toàn cả linh căn chơn tánh dự Hội Yến Bàn Đào, và ban cho mỗi vị một cái túi gọi là Vạn Bửu Nang, trong đó có 8 món báu là: Hiếu, Để, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ, và căn dặn khi xuống trần thế, rủi mất một món thì không trở về cùng Mẹ đặng.

Đức Phật Mẫu dùng Bát Nhã thuyền chở toàn linh căn và 8 món báu ấy đưa xuống lập đời. Có bài Kệ rằng:

Linh căn ngày đó xuống trần ai,

Cái cái vui mừng nhập mẫu thai.

Vì mất bửu nang, mê nghiệp hải,

Làm sao tỉnh đặng trở hồi lai?

Bên kia có Đại Tiên Cù Tán Đởm hay là Kim Quang Sứ, thấy Đức Phật Mẫu cho chơn linh xuống trần thì ông cũng xuống trần, dẫn theo năm chơn linh quỉ vị biến thành:

1.    Kim là tiền bạc,

2.    Mộc là sắc đẹp,

3.    Thủy là rượu ngọt,

4.    Hỏa là sự nóng giận,

5.    Thổ là nha phiến.

Mỗi chơn linh quỉ vị đều biến ra năm mùi vị khác nhau cho các nguyên căn say mê mà quên cả Bửu nang.

Con người lớn lên, thấy tiền thì ham, thấy sắc lịch thì mê, thấy rượu ngọt thì ưa, mà nó giục cho con người nóng giận và say mê nha phiến, chước quỉ mưu tà hằng xúi giục, bày ra muôn sự khoái lạc nơi cõi trần chẳng xiết, nên chất linh căn, vì lưu luyến hồng trần, vui say mùi vị thế gian mà quên nguồn cội.

Bởi thế cho nên Thánh nhân ra đời lập Tam Giáo đạo, cũng qui tụ căn bản trong 8 món báu để tỉnh giấc.

Phật giáo dạy phải trọn Tam qui Ngũ giới,

Tiên giáo dạy phải phải vẹn Tam bửu Ngũ hành.

Thánh giáo dạy phải gìn Tam cang Ngũ thường.

Để thức tỉnh các linh căn nhớ nguồn cội và gìn giữ 8 món báu ấy mà trở về, ai được may duyên sớm ngộ đạo mới lên thuyền Bát Nhã mà trở về cựu vị, đúng như bài thi của Đức Chí Tôn đã dạy:

Khuôn thuyền Bát Nhã chẳng hề chìm.

Nổi quá như bông, nặng quá kim.

Có Đạo trăm muôn ngồi cũng đủ,

Vô duyên một đứa cũng là chìm.

- Thời kỳ Thánh đức: Sơ khai Long Hoa Đại Hội, Đức Di-Lạc kiếp Tiên vị mệnh danh là Hoàng Cực chủ nhân, lãnh lịnh đức Diêu Trì Kim Mẫu hay là Thiên Hậu buổi nọ, Ngài làm chủ thuyền Bát Nhã chở các Nguyên nhơn xuống thế, lần đầu 24 chuyến thuyền, hai lần sau, mỗi lần 6 chuyến, đúng như quyển kinh thứ nhứt và thứ nhì của Ngọc Lộ Kim Bàn.

■ Nguơn Thánh đức gọi là Nhứt Kỳ Phổ Độ có:

1.    Giáo chủ Đạo Phật: Nhiên Đăng Cổ Phật.

2.    Giáo chủ Đạo Tiên: Thái Thượng Lão Quân.

3.    Giáo chủ Đạo Thánh: Văn Tuyên Đế Quân.

Các vị Giáo chủ đã sáng khai nền Đạo, lập thành qui điều luật pháp, an ninh trật tự cho nhơn loại tiến bước trên đường tu tỉnh. Đức Chí Tôn dạy khai Long Hoa Đại Hội Nhứt Kỳ, nên có câu:

"Sơ Hội Long Hoa Thanh Vương Đại Hội, Nhiên Đăng Cổ Phật Chưởng giáo Thiên Tôn."

Đức Nhiên Đăng làm chủ Hội, điểm đạo chỉ có 6 ức Nguyên nhơn đắc đạo.

Nhị Kỳ Phổ Độ: thời văn minh tiến hóa ấy mới nổi danh trong Tam giáo:

1.    Phật giáo thì có Đức Thích Ca làm Giáo chủ.

2.    Tiên giáo thì có Đức Lão Tử làm Giáo chủ.

3.    Thánh giáo thì có Đức Khổng Tử làm Giáo chủ.

Sau 551 năm, Đức Chí Tôn cho Đức Chúa Jésus giáng sanh, cũng thời Nhị Kỳ. Sau khi thành lập luật pháp qui điều, Đức Chí Tôn khai Long Hoa Nhị Kỳ Phổ Độ, nên có câu:

"Nhị Hội Long Hoa Hồng Vương Đại Hội Di-Đà Cổ Phật Chưởng giáo Thiên Tôn,"

Đức Di-Đà làm chủ Hội, điểm Đạo được 2 ức Nguyên nhơn, đoạt pháp phần nhiều là môn đồ của Lão Tử đắc đạo.

Còn 92 ức Nguyên nhơn luống chịu đọa trần.

■ Đến thời kỳ Hạ nguơn mạt kiếp, tức là thời kỳ qui cổ, chính mình Đức Chí Tôn giáng trần dùng huyền diệu cơ bút, để Tam Trấn Oai Nghiêm thay Tam Giáo Đạo chủ, lập Đạo Vô Vi, không hình thể như trước, gọi là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

1.    Đức Phật Quan Âm chưởng quản Phật giáo.

2.    Đức Lý Thái Bạch Đại Tiên Trưởng chưởng quản Tiên giáo.

3.    Đức Quan Thánh Đế Quân chưởng quản Thánh giáo, gọi là Nho Tông chuyển Thế.

Nhơn thời Hạ nguơn nầy, do cơ bút mà biết được số Nguyên nhơn đắc đạo trong hai kỳ trước, những Nguyên nhơn đắc đạo đến tình nguyện nơi Ngọc Hư Cung giáng trần, chịu mạng lịnh nơi Đức Di-Lạc Vương Phật lo cứu rỗi 92 ức Nguyên nhơn còn say đắm nơi cõi trần."

Đây là thời kỳ phổ độ chót, trước khi chấm dứt một chu kỳ tiến hoá của nhơn loại, nên Đức Chí Tôn đại khai Ân Xá cho toàn cả nhơn sanh, nếu ai biết ngộ kiếp một đời tu thì đủ trở về cùng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.

Nói tóm lại: Đức Phật Mẫu cho 100 ức Nguyên nhơn giáng trần để khai hóa cho nhơn loại thuở nhơn loại còn sơ khai. Số 100 ức Nguyên nhơn nhiễm trần, do Quỉ vương cám dỗ nên làm mất Vạn Bửu nang, không thể trở về cõi thiêng liêng.

Đức Chí Tôn cho mở Nhứt Kỳ Phổ Độ cứu giúp được 6 ức Nguyên nhơn trở về ngôi vị cũ.

Đức Chí Tôn mở tiếp Nhị Kỳ Phổ Độ, cứu giúp được thêm 2 ức Nguyên nhơn trở về cõi thiêng liêng.

Còn lại 92 ức Nguyên nhơn đang trầm luân nơi cõi trần.

Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu lại mở lòng đại từ đại bi, khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để cứu số 92 ức Nguyên nhơn còn lại. Đây là kỳ phổ độ chót, nếu ai không chịu tu hành để trở về thì không còn kêu nài vào đâu được nữa.

II. Hoá nhơn.

Hóa nhơn là những người do sự tiến hóa của vật loại lên đến phẩm nhơn loại mà thành.

Họ bắt đầu đi từ Kim Thạch, tiến hóa dần lên Thảo mộc, rồi lên Thú cầm, rồi sau rốt tiến hóa lên phẩm Người để thành Hóa nhân, khi đó hưởng được hồng ân của Đức Chí Tôn ban cho một điểm linh hồn để dự vào Trường thi công quả.

Phần lớn nhơn loại đều là Hóa nhân.

Nguyên nhơn và Hóa nhơn khác nhau ở điểm nào?

- Nguyên nhơn có linh hồn từ lúc Khai Thiên, có sẵn ngôi vị nơi cõi thiêng liêng, trực tiếp đi từ cõi thiêng liêng giáng sanh xuống cõi phàm trần, nên Nguyên nhân rất khôn ngoan sáng suốt, có nhiệm vụ hướng dẫn nhơn sanh (tức là hướng dẫn các Hóa nhân) tiến hóa trên đường đạo đức và văn minh, lập được nhiều công quả hầu được trở về ngôi vị cũ và gia tăng phẩm vị nơi cõi thiêng liêng.

- Hóa nhân là do Thú cầm tiến hóa đi lên phẩm Người, nên còn rất khờ ngây, và còn ít nhiều thú tánh. Nhờ Đức Chí Tôn ban cho một điểm linh hồn nên mới dần dần được khôn ngoan, từ từ tiến hóa, sau rất nhiều kiếp thì cũng được khôn ngoan như các Nguyên nhơn, và nếu giác ngộ tu hành thì cũng đắc đạo, đạt được ngôi vị cao trọng nơi cõi thiêng liêng. Khi đó, Hóa nhân cũng giống như Nguyên nhân, đều có ngôi vị.

Theo lời dạy của Bát Nương trong Luật Tam Thể thì:

Các Nguyên nhân phạm Thiên điều thì bị đọa Tam Đồ Bất Năng Thóat Tục, còn Hóa nhơn phạm tội nặng thì bị đọa vào Quỉ vị.

"Kiếp Hóa nhơn thì về quỉ vị, còn kiếp Nguyên nhơn phải bị đọa đày như vậy mới sánh với quỉ vị được chớ. Đó là Luật Thiên điều đã định, dầu cho Nguyên nhơn hay Hóa nhơn cũng đồng hình phạt, lẽ công bình là đó."

III. Quỉ nhơn:

Quỉ nhơn là quỉ hồn đầu kiếp lên làm người nơi cõi trần.

Quỉ hồn là các linh hồn của Hóa nhân phạm tội nặng bị đọa vào quỉ vị. Các quỉ hồn đều chịu dưới quyền của Quỉ vương sai khiến.

Quỉ vương cho các quỉ hồn đầu kiếp làm người đặng tạo thành các bài vở cho các Nguyên nhơn và Hóa nhơn học hỏi, đồng thời khảo đảo dữ dội để phân Thánh lọc phàm.

CG PCT: "Nhơn loại có: Hóa nhân, Quỉ nhân và Nguyên nhân, ấy là có phân đẳng cấp, nếu Thầy dùng huyền diệu thiêng liêng mà làm cho nhơn loại cả thảy đều thấy đặng cơ mầu nhiệm của Đạo, đồng đặng đắc kiếp thì phẩm vị thiêng liêng cũng không còn trật tự."

"Vật chất hữu sanh, thảo mộc hữu sanh, cầm thú hữu sanh, nhơn loại hữu sanh, tức là chúng sanh.

Trong chúng sanh có: Nguyên sanh, Hóa sanh, và Quỉ sanh. (Nguyên sanh là gốc từ khai Thiên đã có. Hóa sanh là khai Thiên rồi mới biến hóa ra. Quỉ sanh là hai phẩm kia phạm Thiên điều bị sa đọa.)

Tỷ như Nguyên nhân, là khai Thiên rồi thì đã có chơn linh ấy, còn Hóa nhân là chơn linh vật loại đoạt đến phẩm vị nhơn loại, còn Quỉ nhân là hai chơn linh kia xu hướng ác hành mà bị đọa đày vào Quỉ vị."

"Chơn linh các Nguyên nhân bị đọa trần, Quỉ nhơn chuộc tội, hay là Hóa nhân thăng cấp đều nhờ Thượng Sanh độ rỗi (ấy là Thế độ) nên Thượng Sanh làm chủ về Thế Đạo, nắm luật Thế nơi tay mà dìu dắt cả chúng sanh vào cửa Đạo."

TĐ ĐPHP: Trong Lễ Hội Yến DTC ngày 15-8-Tân Mão (dl 15-9-1951):

"Trong tám phẩm chơn hồn (Bát hồn) ấy xuất hiện nơi Kim Bàn, do theo luật thiêng liêng của Đức Chí Tôn đã định, thì họ phải từ từ tăng tiến mãi. Cái luật tăng tiến ấy nó buộc ta, mỗi kiếp sanh, đều kiếm phương tu, đặng chi? đặng tạo thiêng liêng vị cho chúng ta.

Các đẳng chơn hồn ấy, khi đạt đến nhơn phẩm rồi chia ra hai phẩm hồn đặc biệt, ở trong vật loại tăng tiến lên đạt nhơn phẩm của mình gọi là Hóa nhân; các chơn hồn ở trong Kim Bàn đã xuất hiện ra với địa vị nhơn phẩm của mình thì gọi là Nguyên nhân.

Hai phẩm hồn ấy nếu không noi theo đạo đức đặng từ từ bước lên con đường Thánh đức của mình, đặng đoạt cho tới địa vị cuối cùng là Phật vị, lại làm tội lỗi thì phải sa vào Quỉ vị.

Ấy vậy, phần người có: Nguyên nhân, Hóa nhân, Quỉ nhân. Hại thay 100 ức Nguyên nhân do Đức Chí Tôn đã để lại nơi mặt thế nầy đặng làm bạn với các đẳng chơn hồn trong vạn linh sanh chúng của Ngài đã đào tạo thì Phật vị có 6 ức, Tiên vị có 2 ức, còn 92 ức Nguyên nhân bị đọa trần.

Từ ngày Đạo bị bế, họ có lắm công tu hành mà thành thì không thành. Tội nghiệp thay! vì 92 ức Nguyên nhân ấy mà chính mình Đức Chí Tôn phải giáng trần mà lập nền chơn giáo của Ngài. Chúng ta đã ngó thấy cái Thánh ân, đặc biệt hơn hết là Đức Chí Tôn đã thấy rõ rằng: Các Nguyên nhân ấy không phương gì tự giải thoát vì quá tội tình, quá mê luyến hồng trần, hoặc đào tạo quả kiếp nặng nề quá đỗi, vì cớ cho nên tu thì có tu mà thành thì không có thành, tức nhiên từ ngày Đạo bế thì cơ siêu thoát đã mất tại mặt thế nầy. Chính Đức Chí Tôn biết rằng không thế gì các Nguyên nhân tự mình đạt cơ giải thoát đặng.

Hôm nay, Ngài đến lập nền chơn giáo của Ngài. Chúng ta đã thấy rõ lòng yêu ái vô tận của Ngài là thế nào? Chúng ta thử suy đoán, không ai nói cho mình nghe hơn Mẹ của mình, không ai dạy dỗ mình có oai quyền hơn Mẹ của mình. Cái tình trạng ấy đối với mặt thế chúng ta thế nào thì quyền năng nơi cõi TLHS như in, không mảy may chi khác.

Ngài lập giáo rồi, còn một nỗi là kêu nó không đến. Ngài dạy mà không biết chi. Chính mình Ngài đã nhiều lần hạ trần lập Đạo mà 92 ức Nguyên nhân vẫn đui và điếc, không biết chun vào lòng yêu ái vô tận của Ngài, đặng hưởng cái hạnh phúc vô biên của Ngài đã đào tạo.

Vì cớ cho nên, Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu cơ quan siêu thoát ấy, phải làm thế nào đặng tận độ 92 ức Nguyên nhân trở về cựu vị.

Muốn cho đạt đặng bí pháp siêu thoát ấy, chúng ta ngó thấy Đức Phật Mẫu đã làm gì? Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu nắm quyền hành để rước hết các chơn hồn khi đã đạt pháp, tức nhiên đạt cơ siêu thoát, lập vị mình đặng vào cái địa vị thiêng liêng, đạt đặng thì phải về Hội Yến cùng Phật Mẫu."

Đức Nguyệt Tam Chơn Nhơn giáng cơ ngày 20-3-1932, có in trong TNHT, nói rằng, trong thời kỳ Đại Ân Xá nầy của Đức Chí Tôn, dầu Nguyên nhân, Hóa nhân hay Quỉ nhân, nếu biết lo tu hành, lập công bồi đức thì nhứt định đắc đạo:

TNHT: "Bần đạo khi đắc lịnh làm Chưởng Đạo lập Hội Thánh giáo đạo tha phương thì tùng lòng bác ái của Chí Tôn, mở rộng thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị. Bần đạo chẳng kể là Nguyên nhân, Hóa nhân hay là Quỉ nhân, ví biết lập công thì thành Đạo.

Bần đạo để cho mỗi người tự do định phận, lại tùy thế khó khăn mà gầy thành công quả. Ấy vậy, nếu lấy phép công bình thì tự nhiên nên thì thâu, hư thì bỏ."

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

DTC: Diêu Trì Cung.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nguyên sanh - Hóa sanh - Quỉ sanh

元生 - 化生 - 鬼生

Nguyên sanh đồng nghĩa Nguyên nhơn.

Hóa sanh đồng nghĩa Hóa nhơn.

Quỉ sanh đồng nghĩa Quỉ nhơn.

(Xem chi tiết nơi chữ: Nguyên nhơn - Hóa Nhơn - Quỉ nhơn)

 

Nguyên niên

元年

A: The first year of the reign of a king.

P: La première année du règne d'un roi.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Niên: năm.

Nguyên niên là năm đầu tiên của một vị vua mới lên ngôi.

 

Nguyên tánh

元性

A: The original character.

P: Le caractère originel.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Tánh: cái mà Trời ban cho mỗi người.

Bên trong gọi là Tâm, thể hiện ra ngoài gọi là Tánh, nên thường nói là Tâm tánh.

Nguyên tánh là cái tánh Trời ban cho lúc ban đầu của mỗi người. Đó là cái bổn tánh vốn lành do Trời ban cho nên cũng được gọi là Thiên tánh.

Nhơn chi sơ, tánh bổn thiện: con người mới sanh ra thì tánh vốn lành.

Khi con người lớn lên mới tiêm nhiễm những thói hư tật xấu của cõi trần, trí não lần lần trở nên mờ ám vì Tham, Sân, Si, nên tánh lành ban đầu mất đi, thay vào đó là tánh ích kỷ xấu xa. Tu là để gội rửa những cái ô trược của cõi trần đã nhiễm vào tâm tánh, để cái bổn tánh trong sáng hiện ra, cũng như mài giũa lau chùi cục ngọc cho sạch sẽ bóng láng thì tất nhiên vẻ đẹp của ngọc hiện ra.

KCBCTBCHĐQL: Trụ nguyên tánh hồn linh nhàn lạc.

KCBCTBCHÐQL: Kinh cầu bà con thân bằng cố hữu đã qui liễu.

 

Nguyên thể

元體

A: The primitive body.

P: Le corps primitif.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Thể: hình thể.

Nguyên thể là hình thể lúc ban đầu.

TNHT: Thầy muốn nó được giữ nguyên thể như vậy mãi.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nguyên tiêu

Có hai trường hợp:

* Trường hợp 1: Nguyên tiêu

元宵

A: Night of the fifteenth day of the first lunar month.

P: Nuit du quinzième jour du premier mois lunaire.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Tiêu: đêm.

Nguyên tiêu là đêm trăng sáng đầu tiên của một năm âm lịch, tức là đêm rằm tháng Giêng âm lịch, cũng tức là đêm rằm Thượng nguơn.

* Trường hợp 2: Nguyên tiêu

元霄

A: The first stage of Heaven.

P: Le premier étage du Ciel.

Nguyên: Khởi đầu, thứ nhứt, cái đầu, to lớn. Tiêu: từng trời.

Nguyên tiêu là từng Trời thứ nhứt trong Cửu Trùng Thiên.

KĐ2C: Đẩu tinh chiếu thấu nguyên tiêu.

KÐ2C: Kinh Ðệ Nhị cửu.

 

Nguyên tội

原罪

A: The original sin.

P: Le péché originel.

Nguyên: Gốc, vốn. Tội: tội lỗi.

Nguyên tội là tội lỗi của thủy tổ loài người.

Theo Thiên Chúa giáo, thủy tổ loài người là Ađam và Êva, vì ăn trái cấm nên phạm tội, bị Thượng Đế đày xuống trần gian, phải làm lụng khó khọc mới có cái ăn.

Tội lỗi của Ađam và Êva, thủy tổ của loài người, được gọi là nguyên tội.

 

Nguyên ủy

源委

A: From beginning to end.

P: Commencement et fin.

Nguyên: Nguồn nước, nguồn gốc. Ủy: cái ngọn.

Nguyên ủy là đầu đuôi, gốc ngọn của sự việc.

 

NGUYỆN

Nguyện hải

願海

A: The great vow.

P: Le grand voeu.

Nguyện: mong mỏi, cầu xin. Hải: biển.

Nguyện hải là ý nguyện lớn như biển.

Đó là ý nguyện của bậc Bồ Tát muốn cứu độ chúng sanh.

 

NGUYỆT

NGUYỆT

NGUYỆT: Mặt trăng, một tháng, hằng tháng.
Td: Nguyệt để, Nguyệt san.

 

Nguyệt chiếu minh

月照明

Nguyệt: Mặt trăng, một tháng, hằng tháng. Chiếu: soi rọi. Minh: sáng.

Nguyệt chiếu minh là mặt trăng soi sáng, sáng như mặt trăng chiếu sáng.

TNHT: Gương rạng nghìn thu nguyệt chiếu minh.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Nguyệt cúc

月菊

A: The chrysanthemum of Autumn.

P: Le chrysanthème de l'Automne.

Nguyệt: Mặt trăng, một tháng, hằng tháng. Cúc: hoa cúc.

Hoa cúc tượng trưng mùa Thu vì vào tháng 8 Trung Thu, hoa cúc nở rộ, còn các hoa khác thì không, cho nên tháng 8 âm lịch được gọi là Cúc nguyệt.

Nguyệt cúc là ý nói bông cúc của mùa Thu.

BDT: Mai Xuân nguyệt cúc vị trà hương.

BDT: Bài Dâng Trà.

 

Nguyệt để

月底

A: Monthly report.

P: Rapport mensuel.

Nguyệt: Mặt trăng, một tháng, hằng tháng. Để: ở dưới đáy, cuối.

Nguyệt để là tờ báo cáo cuối mỗi tháng của cấp dưới gởi lên cấp trên, trình báo tất cả các việc xảy ra trong một tháng để cấp trên nắm vững tình hình Đạo sự ở địa phương.

Thường thì Hội Thánh có in sẵn mẫu Tờ nguyệt để giúp cho cấp dưới báo cáo nhanh, gọn, rõ ràng.

Có 3 mẫu Nguyệt để:

■ Nguyệt để Hương: để cho vị Chánh Trị Sự làm tờ báo cáo gởi lên Đầu Tộc Đạo.

■ Nguyệt để Tộc: để cho vị Đầu Tộc Đạo làm tờ báo cáo gởi lên Khâm Châu Đạo.

■ Nguyệt để Châu: để cho vị Khâm Châu Đạo làm tờ báo cáo gởi lên Hội Thánh ở Tòa Thánh .

 

Nguyệt hoa

月花

A: Moon and flower: flirt.

P: Lune et fleur: flirt.

Nguyệt: Mặt trăng, một tháng, hằng tháng. Hoa: bông hoa.

Do câu: Nguyệt hạ hoa tiền, nghĩa là: dưới trăng trước hoa. Ý nói: việc con trai và con gái rủ nhau đi ngắm trăng xem hoa mà tình tự với nhau. Đó là tình yêu lãng mạn ngoài vòng lễ giáo, người xưa ngăn cấm.

Nguyệt hoa là ý nói việc tình tự bất chánh giữa thanh niên nam nữ.

GTK:

● Thói dâm phong rù quến nguyệt hoa.

 

● Phường trăng hoa hát bội khá từ.

GTK: Giới Tâm Kinh.

 

Nguyệt kỵ

月忌

A: The three unlucky days in a lunar month.

P: Les trois jours néfastes dans un mois lunaire.

Nguyệt: Mặt trăng, một tháng, hằng tháng. Kỵ: kiêng cữ.

Nguyệt kỵ là những ngày kiêng cữ trong một tháng.

Theo sự tín ngưỡng của dân gian (mê tín) thì mỗi tháng âm lịch có 3 ngày cần phải kiêng cữ: mùng 5, 14 và 23.

 

Nguyệt minh hoa biểu

月明華表

Nguyệt: Mặt trăng, một tháng, hằng tháng. Minh: sáng. Hoa biểu: cái trụ đá có chạm hình bông sen trên đầu trụ, trồng xuống đất ở trước mộ.

Nguyệt minh hoa biểu là trăng soi trụ hoa trước mộ.

Bài Thài hiến lễ hàngvong thường: Tuần Sơ:

Nguyệt minh hoa biểu hạc qui trì.

 

Nguyệt phách

月魄

Nguyệt: Mặt trăng, một tháng, hằng tháng. Phách: ở đây có nghĩa là: phần tối trong mặt trăng hay ánh sáng lờ mờ của mặt trăng.

Nguyệt phách là phần tối trong mặt trăng.

 

Nguyệt san

月刊

A: Monthly review.

P: Revue mensuelle.

Nguyệt: Mặt trăng, một tháng, hằng tháng. San: khắc bản in.

Nguyệt san nghĩa đen là in hằng tháng, chỉ loại báo chí hay tạp chí xuất bản mỗi tháng một kỳ.

Nguyệt san còn được gọi là: Nguyệt báo.

Nếu xuất bản nửa tháng một kỳ gọi là: Bán nguyệt san.

Nếu xuất bản mỗi tuần một lần thì gọi là: Tuần san.

Trước đây, Hội Thánh có xuất bản tờ Nguyệt san của Đạo gọi là Đại Đạo Nguyệt san.

Sau nầy, Cơ Quan Phát Thanh Phổ Thông Giáo lý có ra tờ Bán nguyệt san: Thông Tin, ấn hành mỗi tháng 2 kỳ.

 

Nguyệt Tâm Chơn Nhơn

月心眞人

Nguyệt Tâm Chơn Nhơn là Đạo hiệu của một Đấng thiêng liêng ở Bạch Vân Động nơi cõi thiêng liêng.

Ngài có giáng trần một kiếp ở nước Pháp là Văn hào Victor Hugo.

Nhân ngày vía của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tại Đền Thánh, đêm 22-5-1949 (Kỷ Sửu), Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo nói về tiểu sử của Ngài như sau:

"Đức Victor Hugo, tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, là một Đấng thiêng liêng tại Quảng Hàn Cung.

Khi tái kiếp, Ngài sanh tại thành Besancon, Pháp quốc, nhằm ngày 26-2-1802. Ngài từ trần tại Paris ngày 22-5-1885, hưởng thọ được 83 tuổi.

Từ buổi Đạo khai nơi Tần quốc, thì Ngài giáng cơ với danh hiệu là Chưởng Đạo Nguyệt Tâm, Chưởng quyền Hội Thánh Ngoại Giáo.

Ngài là một nhà thi sĩ trứ danh của nước Pháp trong thế kỷ 19. Lúc còn thiếu thời, Ngài thường châu lưu ở nước Ý, ở nước Tây Ban Nha, kế trở về Paris. Khi lên 10 tuổi thì Ngài đã sẵn có tài thi văn, đến lúc trưởng thành thì những văn từ thi phú của Ngài đều là những tác phẩm lỗi lạc, tình tứ cao thâm, nên trong trường đời, Ngài đã nổi danh là thi bá, đứng đầu các bậc kỳ nhân trong thời buổi ấy. Lần hồi tên tuổi của Ngài đã nêu danh nơi Hàn Lâm Viện và Ngài trở nên một đại công thần danh dự của Pháp triều buổi ấy.

Đến sau cuộc Cách mạng 1848 tại nước Pháp, Ngài đắc cử vào Hạ Nghị Viện để bảo tồn nền chánh trị và luật pháp trong nước. Lúc Ngài lãnh trách nhiệm trọng yếu ấy, Ngài đã lắm phen trổ tài hùng biện mà binh vực quyền lợi cho dân Pháp với những lẽ công chánh, nhứt là sự tự do. Nước Pháp trong buổi ấy chưa yên, nên cách 3 năm sau, ngày 2-12-1851, lại có cuộc nội biến. Ngài phải buộc lòng từ giã Paris ra ngoại quốc, mãi đến năm 1870 ngày 4-9 Ngài mới trở lại trường chánh trị. Lúc đó Ngài đặng 68 tuổi. Từ ấy đến sau, Ngài đem hết nhiệt tâm mà chuyên lo cần mẫn vì nước vì dân cho đến ngày qui vị.

Trong kiếp sanh của Ngài rất vinh diệu cho nước Pháp, ngoài những chuyện thi văn kiệt tác đối với quê hương dân tộc Pháp, Ngài còn để dấu trong trường chánh trị một danh thể bất hủ. Vì vậy mà khi Ngài qui vị, đám táng Ngài rất long trọng, quan cữu và linh vị đặng hưởng đặc ân của nước Pháp để vào Công Thần Miếu (Panthéon). Ấy vậy, thật là một vĩ nhân và một đại công thần nước Pháp đó vậy.

Bần đạo cũng nên cho toàn đạo hiểu, rồi đừng lầm tưởng chúng ta ngày nay đương tôn sùng lễ bái kỷ niệm một vị vĩ nhân công thần của Pháp như trên đã nói, đó là tôn sùng người Pháp.

Nghĩ vì Ngài cũng có công trình khai đạo từ sơ khai, thọ mạng lịnh Đức Chí Tôn lãnh quyền Chưởng Đạo cầm đầu Hội Thánh Ngoại Giáo, Ngài thường giáng cơ giáo hóa và phong Thánh cho chư Chức sắc Ngoại giáo...."

Sau đây là Tiểu sử chi tiết của Văn hào Victor Hugo:

VICTOR HUGO (1802-1885)

Victor Hugo sanh ngày 26-2-1802 tại Besancon nước Pháp. Khi mẹ cậu sanh ra, cậu rất bé nhỏ và yếu ớt, đã tưởng khó nuôi, nhưng mẹ cậu cố gắng săn sóc và cứu được cậu.

Cha của Victor Hugo là Léopold Hugo, gốc ở Loraine, làm chức Đại Tá trong quân đội dưới triều vua Napoléon.

Mẹ là Sophie Trébuchet, gốc ở Bretagne.

Victor Hugo có 2 người anh tên là: Abel Hugo và Eugène Hugo.

Ông Léopold và bà Sophie đều là người rất tốt, săn sóc các con chu đáo, nhưng tư tưởng và tánh tình lại đối nghịch nhau, ông thì có tư tưởng cộng hòa và tánh ham vui, còn bà thì bảo hoàng và nghiêm khắc.

Ông Léopold thường ở ngoài mặt trận, chỉ huy quân đội, hết đi từ Ý đến Y Pha Nho, dắt theo một cô tình nhân là Catherine Thomas. Bà Sophie sống tại Paris với các con trong một ngôi nhà có vườn rộng, trồng nhiều hoa ở đường Feuillantines.

Một Linh mục già đã hoàn tục tên là Larivière được giao phó cho việc dạy học vỡ lòng cho cậu Victor. Ông thấy cậu đã tự học lấy và đã biết đọc rồi, nên liền dạy ngay cho cậu tiếng La tinh và cậu Victor rất thích học cổ ngữ nầy.

Năm 1811, Léopold Hugo được thăng lên cấp tướng, phong làm Công Tước, cai trị ba tỉnh ở Y Pha Nho. Bà Sophie dắt con qua ở với chồng, cũng mong cùng chồng hưởng cảnh phú quí. Nhưng hai ông bà lại bất bình với nhau, bà trở về Paris với hai con là Eugène và Victor, để Abel ở lại với cha.

Trở về nhà ở Feuillantines, Victor lại học với thầy cũ và đọc rất nhiều sách của J.J. Rousseau, Diderot, Voltaire,... rồi lại tự tập làm thơ. Chẳng cần biết vần, biết cước, cứ làm. Làm xong lại ngâm lên, nghe không êm tai thì sửa, dò dẫm như thế, cậu Victor đã tìm được những qui tắc của một loại thơ 12 cước (Alexandrin).

Năm 1814, cha của Victor trở về Pháp. Ông đưa các con vào trọ học ở một tư thục đường Saint Marguerite. Thế là chấm dứt thời kỳ vui vẻ của tuổi thơ.

Năm 1816, cậu theo học tại trường Trung học Louis Le Grand cùng với anh Eugène. Chương trình học rất nặng, học suốt từ sáng đến chiều, nhưng hễ rảnh lúc nào là cậu Victor làm thơ lúc ấy.

Đến cuối năm 1817, Victor 15 tuổi, cậu đã có một tập thơ đầu tiên: Poésies diverses gồm mấy ngàn câu thơ. Cậu cũng viết được một vở hài kịch, một vở bi kịch năm hồi, một thiên anh hùng ca.

Hàn Lâm Viện Pháp mở một cuộc thi về thơ với đề tài: Cái vui của sự học trong mọi hoàn cảnh của đời người.

Cậu Victor liền làm xong một bài thơ gồm 334 câu và nhờ một thầy Giám thị trong trường nội trú dắt học sinh đi chơi về phía Hàn Lâm Viện, rồi trong lúc các bạn đang đứng ngắm lâu đài, thì cậu và thầy Giám thị chạy vào Hàn Lâm Viện nộp bản dự thi.

Tác phẩm dự thi của cậu Victor Hugo được xếp hạng 9 và viên thư ký của Viện Hàn Lâm ghi rằng: Nên khuyến khích thi sĩ trẻ tuổi nầy nếu quả thực mới 15 tuổi.

Tập thơ không được giải thưởng, nhưng cậu Victor lại nổi danh. Các báo ở Paris đều viết bài khen cậu là thần đồng. Các vị giáo sư dạy cậu cũng có biệt nhãn đối với cậu.

Ít lâu sau, cậu viết được một truyện trung bình đặt tên là Buozargal, nói về cuộc nổi loạn ở Saint Dominique. Kỹ thuật viết đã có đoạn già dặn không kém những truyện hay nhất của Mérimée. Cậu Victor Hugo đã sớm phát triển tài năng về hai mặt: Thơ và Văn.

Tháng 2 năm 1818, hai ông bà Léopold và Sophie ly thân nhau. Abel đã đi làm có tiền, còn Eugène và Victor được cha trợ cấp đủ tiền để học môn luật. Họ chỉ ghi tên học chớ không đến lớp mà về nhà ở với Mẹ. Bà cho hai anh em được tự do vì tin rằng con mình không thể hư và chắc chắn sẽ nổi danh sau nầy.

Thi đàn Académie des Jeux floraux ở Toulouse tổ chức một cuộc thi về thơ với đầu đề là: Dựng lại tượng vua Henri IV.

Victor lao vào làm một bài dự thi: Cậu dùng thể thơ 12 cước xen lẫn 8 cước, kỹ thuật đã cao, cân đối nhịp nhàng. Bài được chấm giải nhất, thắng Lamartine, lúc đó hơn cậu 10 tuổi.

Victor gặp lại cô bạn gái thuở ấu thơ tên là Adèle Foucher rất đẹp. Họ yêu nhau ngay, nhưng mẹ của Victor Hugo không đồng ý cho Victor cưới Adèle, nên hai gia đình tuyệt giao với nhau. Victor lúc ấy 17 tuổi, đã nếm mùi đau khổ của ái tình. Để quên đau khổ, Victor vùi đầu vào nghiên cứu sách vở rồi viết lách.

Tháng 12 năm 1819, Victor cùng với hai anh quyết định cho ra một tờ Tuần báo Văn nghệ lấy tên là Conservateur littéraire.

Abel viết được ít bài, Eugène góp được vài bài thơ, còn bao nhiêu Victor lãnh hết. Cậu viết đủ thứ đề tài văn học như:

Văn, Thơ, Kịch, Truyện ngắn, phê bình, giới thiệu. Cậu làm việc rất thận trọng, tra cứu tài liệu kỹ lưỡng, suy nghĩ chính xác. Tờ báo đứng được 16 tháng. Victor viết được 112 bài báo, 22 bài thơ, ký 10 bút hiệu khác nhau.

Hơn một năm gắng sức làm việc để xây dựng tờ báo, tuy không đem lại cho gia đình một nguồn lợi vật chất đáng kể nào, nhưng lại đem đến cho Victor một cái lợi rất lớn về tinh thần. Victor có dịp suy nghĩ về mọi vấn đề: Văn nghệ, chính trị, tôn giáo và tình yêu. Victor luyện tập được cây bút của mình, tăng lòng tự tin, nhất là có dịp gắng sức tối đa để phát triển tài năng. Một cái lợi nữa là Victor có được một số bạn văn nghệ sĩ đang nổi tiếng lúc bấy giờ.

Tháng 6 năm 1821, mẹ của Victor đau nặng qua đời. Ba anh em lo chôn cất mẹ trong nỗi nhớ thương, u sầu và chán nãn.

Victor tìm đến người yêu cũ là Adèle Foucher nối lại cuộc tình. Ba anh em bây giờ rất nghèo. Victor xin cha cho cưới Adèle. Ông không ngăn cản nhưng khuyên cậu hãy đợi đến lúc làm việc có nhiều tiền.

Năm 1922, Victor Hugo xuất bản tập thơ ODES (đoản thi) được trả tác quyền là 750 quan. Kế đó, triều đình Pháp ân cấp cho Vicor một khoản tiền là 1200 quan mỗi năm để khuyến khích tài năng.

Có được khá nhiều tiền, chàng Victor cử hành lễ cưới Adèle tại nhà thờ Saint Sulpice ngày 22-10-1822, lúc đó Victor Hugo 20 tuổi.

Sau đêm tân hôn vui vẻ thì sáng lại, anh của Victor nổi điên, đập phá lung tung. Trong nhà ai cũng nghĩ rằng Eugène trước đây thầm yêu Adèle nên bây giờ thất vọng hóa điên. Victor phải đưa anh về ở chung với cha đang ở Blois, rồi sau đó đưa Eugène vào nhà thương điên và ở đó tới chết.

Năm 1823, Victor xuất bản tập truyện HAN D'ISLANDE gồm 4 quyển, tả những cảnh rùng rợn tàn ác phi nhân xen với một cuộc tình của một đôi nam nữ yêu nhau cuồng nhiệt. Trí tưởng tượng của Victor thật phong phú ghê gớm làm cho độc giả phải say mê và phát hoảng.

Victor Hugo lại được Bộ Trưởng Nội Vụ Chánh phủ ân cấp cho 2000 quan mỗi năm, nhập với ân cấp cũ của triều đình là 1200 quan, tổng cộng là 3200 quan mỗi năm. Rồi tác quyền của các tập thơ và truyện được 3000 quan nữa. Lúc đó, Victor Hugo đã khá phong lưu rồi.

Năm 1824, hai vợ chồng mướn một nhà riêng tại đường Vaugirard. Vợ Hugo sanh được một gái đặt tên là Léopoldine Hugo.

Năm 1825, Victor Hugo được ân tứ Bắc Đẩu Bội Tinh, cùng một lượt với Lamartine.

Dòng Bourbon đang làm vua nước Pháp, đối với Victor Hugo như vậy là ân hậu lắm, nhưng Victor lại ngưỡng mộ Bonaparte hơn. Victor vẫn làm thơ theo com-măn của triều đình: Bài ODE SUR LE SACRE DE CHARLES X, đã tả buổi lễ gia miện của vua Charles X với lời thơ thật trang nghiêm và hoa mỹ, được vua rất thích, liền ân tứ cho tác giả 2000 quan và cho phép vào bệ kiến vua.

Nghệ thuật làm thơ của Victor cũng tăng tiến. Chàng sáng tác ra những thể điệu mới: 3 cước xen lẫn 5 cước hoặc 10 cước, dùng nhiều chữ thích hợp để tạo nhạc cho thơ.

Victor Hugo xuất bản tập thơ: ODES et BALLADES (Đoản ca và tục dao). Lamartine thân mật góp ý: Đừng lập dị, cái đó là trò tiểu xảo không hợp với anh. Saint Breuve, một nhà phê bình, viết trên tờ báo Globe một bài phân tích tỉ mỉ thơ của Victor Hugo, khen là thơ hay, tuy tác giả có tài nhưng lại khuyên là đừng nên thái quá.

Victor say mê sáng tác, Ông dự định viết một kịch về Cromwell, Ông tìm tài liệu trong cả 100 quyển sách, rồi từ tháng 8 năm 1826, Ông bắt đầu xây dựng kịch. Viết kịch CROMWELL xong, Ông đọc cho các bạn thân nghe theo tục lệ đương thời. Các bạn đều nhận xét: Kịch vừa bi vừa hài, kỹ thuật mới mẻ, ý tứ mạnh bạo. Do đó kịch không được diễn.

Victor liền viết một Bài Tựa cho vở kịch để bênh vực ý kiến của mình, là muốn mở ra một chân trời mới cho ngành kịch. Bài Tựa nầy rất dài, đầy đủ ý nghĩa, được xem là một bản Tuyên Ngôn khai sanh một trường phái mới trong văn học Pháp: Đó là trường phái Lãng mạn (Romantisme) mà Victor Hugo là lãnh tụ.

Trong bộ ba: Lamartine, Alfred de Vigny, Victor Hugo, thì Victor nhỏ tuổi nhứt, nhưng lại uy tín nhứt.

Tiếp theo, Victor Hugo cho ra đời tập thơ LES ORIENTALES, để tả cảnh những xứ phương Đông của Âu Châu như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ.

Tập thơ nầy ra đời rất hợp thời vì lúc đó Hy Lạp đang chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ để giành độc lập. Cả Âu Châu đang hướng về cuộc chiến đó. Tập thơ rất linh động, phong phú về hình thức lẫn nội dung. Những đoạn viết rất hùng hồn như tiếng kèn tiếng trống thúc quân, những đoạn tả cảnh thật đẹp và nên thơ, cảnh hoàng hôn, thiếu nữ mơ mộng nằm đưa võng bên hồ.

Victor chưa bao giờ đến những nước phương Đông ấy, toàn là chuyện tưởng tượng thôi, nhưng lại rất hấp dẫn. Sức tưởng tượng của Victor Hugo thật kinh khủng.

Kịch bản Cromwell không diễn được, Victor Hugo viết tiếp kịch MARION DE LORME, đề tài lấy trong lịch sử đời vua Louis XIII: Một kỹ nữ được cải hóa nhờ một tình yêu trong sạch và nghiêm trang của một thanh niên. Kịch nầy cũng bị kiểm duyệt, không diễn được.

Nhưng không nãn chí, Victor soạn tiếp một bi kịch lấy tên là HERMANI (1830): Một thiếu nữ đẹp là nàng Donasol có tới ba người đàn ông theo đuổi, một ông lão, một ông vua,và một thanh niên bị đày tên Hermani. Nàng chỉ yêu Hermani. Hai người sống hoàn toàn với nhau trong một đêm rồi họ cùng tự tử để giữ mối tình chung thủy. Kịch nầy được phép diễn. Khán giả chia làm2 phe: Ủng hộ và chống đối làm náo loạn cả lên.

Nhà xuất bản Mane xin trả cho Victor 5000 quan để được in kịch. Thực may cho Hugo, trong nhà chỉ còn 50 quan.

Báo chí lúc đó cũng phê bình sôi nổi, khen chê có đủ, chỉ lợi cho ông bầu rạp hát và tác giả.

Victor Hugo ký hợp đồng với nhà xuất bản Gosselin để giao tiểu thuyết NOTRE DAME DE PARIS (Nhà thờ Đức Bà Ba-Lê), Ông mới soạn xong tài liệu nhưng chưa viết vì bận viết kịch Hermani và tập luyện các vai diễn kịch.

Chỉ còn 6 tháng nữa là tới hạn hợp đồng, nếu để trễ thì bị phạt. Victor quyết tâm hoàn thành tác phẩm đúng hạn hợp đồng. Ông chuẩn bị đầy đủ giấy mực, rồi khóa kín cửa lại, nhứt định không ra khỏi nhà để dành thời giờ hoàn toàn lo viết cho xong tác phẩm. Truyện được viết theo chủ đề là: Con người đều có số mạng an bày. Số mạng bám chặt con người như con diều hâu quắp lấy con gà, hay con nhện ôm lấy con ruồi. Truyện bắt đầu tả lại đời sống cơ cực của giới dân nghèo dưới triều vua Louis XI của nước Pháp. Trong đám người nầy, có Cô Esméralda, sống bằng nghề phù thủy, bói tướng số. Cô còn trẻ, rất đẹp và ngây thơ, trong sạch, được nhiều người yêu mến. Cô bị ông Phó Giám Mục tên là Claude Frollo ở trong Nhà thờ Đức Bà Ba-lê yêu thầm nhớ trộm. Vị Phó Giám Mục nầy lòng còn phàm tục, nên cho người bắt cóc Cô Esméralda. Một người gù lưng, vừa câm vừa điếc, tên là Quasimodo có phận sự kéo chuông nhà thờ, thấy vậy mới cứu thoát cô và đem giấu kín trong giáo đường. Sau đó, Cô Esméralda cũng không thoát nạn, bị bắt và bị đem ra xét xử. Cô bị thương nặng, sắp chết, thì Quasimodo lại hiện ra cứu thoát Cô lần thứ nhì và đem giấu vào một nơi thật kín. Một thời gian sau, người ta mới tìm được xác của Cô Esméralda nằm trong tay của xác Quasimodo chết khô bên cạnh.

Tiểu thuyết nầy không có tính cách bài xích Giáo hội Thiên Chúa giáo mà chỉ rõ rằng Nhơn hư chớ Đạo bất hư.

Toàn truyện gần như xảy ra trong bối cảnh Nhà thờ Đức Bà Ba-lê, được mô tả rất tỉ mỉ, linh động và chính xác.

Victor Hugo vẫn dùng kỹ thuật sở trường của mình là đưa ra những cái tương phản để đập vào óc độc giả: tương phản giữa Thánh tâm và dục vọng cuồng loạn của một tu sĩ cao cấp như Claude Frollo, tương phản giữa hình dáng xấu xí và tâm hồn cao quí của Quasimodo, tương phản giữa tánh tình ngây thơ trong trắng và số phận đen tối của Cô Esméralda.

Tác phẩm NOTRE DAME DE PARIS được giao cho nhà xuất bản đúng thời hạn và độc giả mọi giới đọc say mê và hoan nghinh nhiệt liệt.

Trong gia đình, Victor Hugo rất đau buồn vì vợ là Adèle lại lén lút thư từ qua lại với Saint Breuve là bạn của Victor Hugo, nhưng vì Victor là thủ lãnh của trường phái Lãng mạn nên phải giữ thái độ kẻ cả, và nỗi lòng đau khổ đó được trút vào các vần thơ tuyệt tác.

Do đó, năm 1831, tập thơ FEUILLES D'AUTOMNE ra đời, rằng hay thì thật là hay, nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào! Chính Saint Breuve cũng nhìn nhận tập thơ nầy quá hay. Nghệ thuật của Victor Hugo đã nhờ sự đau khổ trui luyện thêm già dặn, hết bồng bột cuồng nhiệt như lúc trẻ, mà lại đăm chiêu sầu muộn của người già. Lúc đó Victor 33 tuổi.

Victor Hugo trở lại viết kịch để mau có tiền nuôi gia đình đông con đã lớn rồi. Năm 1832, Ông viết bi kịch lịch sử: LE ROI S'AMUSE (Ông vua ăn chơi) tả lại đời sống trụy lạc của vua Francois I. Kịch bản nầy không hay và bị cấm.

Năm 1833, Victor Hugo bèn viết tiếp kịch: LUCRÈCE BORGIA, nội dung nói lên tình mẫu tử của một bà quí tộc tên Lucrèce Borgia đối với đứa con riêng của bà, mặc dầu đứa con nầy là Đại Úy Gennaro luôn luôn oán ghét và khinh bỉ bà.

Trong thời gian diễn kịch nầy, Victor Hugo gặp một mối tình thứ hai: Đào hát Juliette Drouet. Tài năng của nàng không hay nhưng nhan sắc của nàng rất quyến rủ. Nàng là một kỹ nữ qua tay nhiều người đàn ông giàu có, nhưng nàng luôn luôn ao ước gặp một người thực sự yêu nàng để nàng có thể sống một đời còn lại được lương thiện để nuôi nấng và dạy dỗ đứa con gái yêu quí của nàng.

Victor Hugo và Juliette gặp nhau thì yêu nhau ngay một cách tha thiết. Nàng quyết định hy sinh tất cả và chịu đựng tất cả để xây dựng cuộc đời với Victor Hugo. Bây giờ thì Victor cảm thấy rất sung sướng. Ông không còn yêu Adèle tha thiết như thuở ban đầu. Adèle cứ sống cuộc đời của Adèle với các bạn tâm tình lần lượt là Saint Breuve, và Théophile Gautier; còn Victor Hugo thì sống cuộc đời của Victor cùng với người tình Juliette. Những nghẹn ngào trong Feuilles d'automne (Lá thu) đã dứt để bắt qua những tiếng hát hoàng hôn: LES CHANTS du CRÉPUSCULE (1835). Giọng thơ trong tác phẩm nầy rất cảm động, nhạc thì tuyệt.

Năm 1836, Victor Hugo ứng cử vào Hàn Lâm Viện nhưng lại thua phiếu một nhà soạn kịch tầm thường là Mercier Dupaty. Victor đợi kỳ bầu cử sau, nhưng lại rớt nữa.

Trong lúc nầy, Victor viết vở kịch RUY BLAS (1838).

Năm 1839, hai vị trong Viện Hàn Lâm qua đời, nên bầu hai vị mới thay thế. Victor lại bị rớt hai lần nữa. Tất cả bị rớt bốn lần. Lần nào hai bậc thiên tài Chateaubriand và Lamartine đều ủng hộ và bỏ thăm cho Victor Hugo nhưng vẫn bị rớt.

Mãi đến năm 1841, Victor mới thắng cử và được vô Hàn Lâm Viện.

Năm 1843, Ông viết kịch LES BURGRAVES. Kịch nầy viết rất hay, tả tâm trạng của hai anh em ruột cùng yêu một cô gái đẹp, rồi hai anh em lại thù oán nhau. Kịch nầy có nhiều đoạn hùng tráng, nhưng khi diễn, khán giả không hoan nghinh vì họ đã chán hý khúc, họ muốn trở về với bi kịch cổ điển.

Victor Hugo buồn rầu vì kịch thất bại, lại đau buồn hơn khi hay tin con gái lớn và chàng rễ đi du lịch, tắm biển cùng bị chết đuối (1843).

Nỗi buồn nầy được ghi lại trong tập thơ bất hủ LES CONTEMPLATIONS (Trầm tư).

Năm 1848, cách mạng Pháp bùng nổ lật đổ vua Louis Philippe và thành lập chế độ cộng hòa. Victor Hugo ủng hộ rất hăng Chính phủ Cộng hòa. Ông cùng với Lamartine và Louis Napoléon Bonaparte được bầu vào Quốc hội Lập hiến để thành lập Hiến Pháp.

Gần tới ngày bầu cử Tổng Thống, Louis Napoléon Bonaparte được dân chúng ủng hộ nồng nhiệt và sau đó đã đắc cử Tổng Thống của Chánh phủ Cộng hòa.

Victor Hugo trước đây đã ủng hộ Louis Napoléon Bonaparte, nhưng lần lần thấy Napoléon lo củng cố địa vị đặng làm vua chớ không mở rộng tự do dân chủ. Victor đâm chán và trở lại chống Napoléon một cách dữ dội.

Ngày 2-12-1851 lúc 8 giờ sáng, Victor Hugo đang làm việc thì có người tới báo tin là có cuộc đảo chánh, Louis Bonaparte giải tán Quốc Hội, tự mình lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Napoléon III.

Victor Hugo vội vàng thay quần áo, nói vắn tắt cho vợ hiểu tình hình chánh trị đang đổi thay nghiêm trọng. Ông đi tìm các bạn, tập hợp lại, hô hào tranh đấu, viết tuyên ngôn, tổ chức biểu tình lật đổ Napoléon III. Nhưng dân chúng Pháp đã chán nãn cảnh hỗn loạn đổ máu, nên phong trào xẹp dần. Các bạn lần lượt bị bắt, còn Victor Hugo thì nhờ Juliette làm giấy tờ giả mạo trốn qua được Bruxelles nước Bỉ, sống lưu vong, chỉ có Juliette đi theo Ông và nàng sung sướng tưởng rằng sẽ được chung sống với Ông, nhưng Victor Hugo gạt ngang bảo nàng phải mướn nhà ở riêng gần đó.

Ông vẫn viết và hô hào chống lại Napoléon III, đồng thời Ông viết tập HISTOIRE D'UN CRIME (Lịch sử một tội ác) để kể tội Napoléon III, nhưng vì thiếu tài liệu chính xác nên Ông đành bỏ dở, rồi viết tập sách trào phúng tựa đề NAPOLÉON LE PETIT (Napoléon, thằng bé con) để mạt sát Napoléon III. Victor Hugo ngại rằng khi tập sách nầy in ra thì vợ con Ông đang sống tại Paris sẽ bị bắt giam và Chánh phủ Bỉ có thể trục xuất Ông ra khỏi Bruxelles. Do đó Ông viết thơ về bảo vợ bán hết gia sản, chuyển qua ở Saint Hélier của đảo Jersey thuộc nước Anh, gần bờ biển nước Pháp.

Tháng 8 năm 1852, cả nhà đều qua tới đảo Jersey. Ông và Juliette cũng qua đó. Juliette mướn một căn nhà gần biệt thự của Ông để ở. Xong rồi, Victor Hugo mới tung ra tập sách Napoléon Le Petit về Pháp. Dân chúng lén truyền tay nhau đọc say mê. Người ta lại dịch ra tiếng Anh và tiếng Y Pha Nho, in cả triệu bản.

Tiếp theo, Victor Hugo viết một tập thơ nhan đề LES CHÂTIMENTS (1853) cũng để mạt sát Napoléon.

Một việc lý thú xảy đến với Victor Hugo lúc ở đảo Jersey là bà bạn Delphine de Giradin từ Pháp qua thăm, bày cho Ông cầu cơ giao tiếp các chơn linh vô hình. Họ dùng một cái bàn quay và một con đồng. Cầu năm đêm liên tiếp, cơ không lên. Đến khi Victor Hugo tò mò đến xem thì cơ lên liền. Bà Giradin hỏi: Ai đó? Cái bàn trả lời: Léopoldine (tên đứa con gái lớn bị chết đuối với chồng năm 1843 khi đi du lịch). Victor Hugo rất ngạc nhiên, hỏi Léopoldine đủ thứ chuyện. Con đồng trong buổi cầu cơ đó là Vacquerie, người thân tín của gia đình Hugo.

Đêm 11-9-1853, buổi xây bàn được tổ chức, có mặt Ông Bà Victor Hugo, Cậu Charles Hugo, Cậu Francois Hugo, Cô Madelène Hugo, Đại Tá Le Flo, Bà Giradin, Ông De Tréveneuse, Ông Auguste Vacquerie. Đêm ấy, vong linh Cô Léopoldine giáng bàn thăm hỏi cha mẹ và tiết lộ nhiều điều huyền bí nơi cõi vô hình.

Đêm 13-9-1853, tiếp tục xây bàn, có vong linh xưng là Bóng Hư Linh giáng bảo Victor Hugo hãy đặt trọn đức tin vào Thượng Đế. Tiếp tục xây bàn, Victor Hugo thông công được với các Đấng như: Socrate, Luther, Mahomet, Jésus, Moise,.... và thông công với các danh nhân như: Shakespeare, Molière, Racine,... Có nhiều vong linh ẩn danh như: Sứ giả Thượng Đế, Người trong cõi mộng, Bóng dưới mồ, Thần chết,... cũng có giáng bàn.

Đêm 11-10-1853, nhận thấy những điều tiết lộ, những lời khuyên bảo, những giáo lý và triết lý nhận được từ cõi vô hình nhờ vào việc xây bàn, rất hữu ích cho loài người, nên Victor Hugo hỏi vong linh đang giáng bàn:

- Những lời vàng ngọc mà chúng tôi nhận được từ bấy lâu nay, thật đáng xem là một chơn truyền quí báu, chúng tôi có nên in thành sách để phổ biến cho mọi người cùng học đặng chăng?

Vong linh ấy đáp:

- Không, vì chưa đến ngày giờ.

- Đến bao giờ? Chúng tôi còn sống đến ngày đó không?

- Nếu không thấy nơi nầy thì sẽ được thấy ở nơi khác. Chừng đến ngày giờ, sẽ có lịnh. Hiện tại, có thể phổ biến hạn chế cho những người có đức tin.

Kể từ đó, Victor Hugo rất tin tưởng những vấn đề siêu hình, sự bất diệt của linh hồn, sự hiện hữu của Thần linh. Về sau, những Thánh giáo trong các cuộc xây bàn nói trên được ông Gustave Simon in thành sách với tựa đề là: LES TABLES TOURNANTES de JERSEY chez VICTOR HUGO. Sách này được tái bản mười lần, làm chấn động dư luận nơi nước Pháp và thế giới.

Năm 1855, Nữ Hoàng Anh Victoria và vua Pháp Napoléon III giao hảo với nhau, do đó chánh phủ Anh ra lịnh di chuyển bọn lưu vong Pháp qua đảo Guernesey ở gần đó.

Hugo và gia đình cũng phải tuân lịnh. Đảo Guernesey nhỏ và hoang vu hơn đảo Jersey, nhưng Victor lại thích hơn vì ông vốn thích cảnh biển. Ông để râu, để tóc, ăn mặc như dân chài, lân la trò chuyện với họ về đời sống của họ và về biển cả.

Lúc đó, tập thơ Les Contemplations của Ông được phép xuất bản ở Pháp (1856), nhà xuất bản Hetzel gởi đến cho Ông 20.000 quan tiền tác quyền. Victor Hugo liền dùng tiền đó mua ngay một biệt thự ở đảo Guernesey, và như vậy, theo luật nước Anh, ông khỏi bị trục xuất nữa.

Phòng làm việc của Victor Hugo trên lầu có ban công hướng về nhà của Juliette. Như lệ thường, nàng vẫn say mê chép bản thảo của Ông. Victor cảm thấy ở đây rất thảnh thơi nên Ông làm việc rất hăng. Ông viết tập thơ LA LÉGENDE DES SIÈCLES (Truyện hoang đường của các thế kỷ).

Năm 1860, Victor Hugo xem lại các tài liệu để viết tiểu thuyết LES MISÉRABLES (Những người khốn khổ). Nhà xuất bản Hetzel ngại không dám in. Nhà xuất bản Albert Lacroix ở Bỉ liền nhận in ngay và mua tác quyền trong 12 năm với số tiền là 300.000 quan. Lần đầu tiên, Victor có số tiền lớn như vậy.

Năm 1862, tác phẩm in xong, phát hành, thành công rực rỡ. Lacroix lãi được 517.000 quan. Tác phẩm nầy như một tiếng pháo vang lên thúc đẩy tầng lớp lao động nghèo khổ đứng lên làm cách mạng.

Tiếp theo sự thành công nầy, Victor viết tiếp: LES TRAVAILLEURS de LA MER (Người lao động của biển), xuất bản năm 1866. Tác phẩm nầy ngắn hơn Les Misérables, nhưng lại thành công hơn vì Victor không nói triết lý nữa, mà dùng trí tưởng tượng quái đản để viết lôi cuốn độc giả.

Lúc nầy, Victor Hugo giàu rồi, nhưng Ông không cho vợ con phung phí mà dùng tiền nầy để giúp đỡ người nghèo và những thân hữu kém may mắn.

Tháng 8 năm 1868, Bà Adèle vợ của Victor Hugo, sau một cơn bạo bịnh, đã qua đời. Victor cho đưa linh cữu của Bà về Pháp, dặn các con ghi lên mộ của Bà hàng chữ: ADÈLE - VỢ của VICTOR HUGO.

Năm 1869, chế độ của Napoléon III bắt đầu sụp đổ.

Năm 1870, Pháp đánh thua Đức luôn 3 trận. Victor Hugo cùng với Juliette xuống tàu đi Bruxelles và từ đó đi xe lửa về Paris. Rất đông dân chúng ra tận ga đón rước Ông.

Victor Hugo trở lại hoạt động chánh trị rất hăng, được bầu vào Quốc hội và làm thủ lãnh nhóm Cộng hòa, nhưng phe quân chủ vẫn còn thắng thế hơn, thương thuyết với Đức xin đình chiến và Pháp chịu bồi thường chiến tranh.

Bao nhiêu chương trình dự định thực hiện của Ông đều không thành tựu như: Bãi bỏ án tử hình, cải thiện tư pháp, thành lập Liên bang Âu châu, giáo dục miễn phí và cưỡng bách, tăng quyền lợi cho phụ nữ. Victor Hugo quá chán nãn, nên Ông quyết định rút lui khỏi Quốc hội. Ông trở về đời sống của người văn nghệ sĩ thuần túy, sáng tác thêm hai tác phẩm: L'ANNÉE TERRIBLE (Năm khủng khiếp) và QUATRE VINGT TREIZE (Chín mươi ba). Cả hai tập nầy đều bất hủ.

Năm 1877, Victor Hugo viết xong tập thơ L'ART D'ÊTRE GRAND PÈRE (Nghệ thuật làm Ông Nội). Độc giả cũng rất hoan nghinh tập thơ nầy vì nó ghi lại những cảm xúc êm đềm, những nụ cười hồn nhiên, hai mái tóc một bạc phơ một đen nhánh kề nhau. Lần đầu tiên trong thi ca, Victor Hugo đã đưa vào những nét đẹp hồn nhiên của trẻ thơ.

Hoàng đế nước Brazil là Don Pedro qua thăm nước Pháp, rồi lấy tư cách là một độc giả, nhà vua đến thăm Victor Hugo. Thật là một vinh dự cho Victor.

Năm 1882, Lễ Bát tuần của Victor Hugo được tổ chức lớn lao như Lễ Quốc Khánh. Thủ Tướng Jules Ferry, đại diện chánh phủ Pháp đến chúc thọ Ông, dân chúng và học sinh diễn hành qua trước nhà và Đại lộ trước nhà Ông mang tên Hugo. Victor Hugo đã đạt đến tột đỉnh vinh quang của người cầm bút. Chưa có văn thi sĩ nào từ xưa tới nay được như vậy.

Năm 1883, Bà Juliette bị ung thư bao tử và từ trần, thọ 77 tuổi. Victor không chánh thức cưới Bà nhưng mọi người đều xem Juliette như vợ chánh thức của Ông. Bà đã giúp Ông rất nhiều trong công việc sáng tác.

Victor Hugo tới tuổi nầy bắt đầu lẩn thẩn và viết di chúc: Tặng 40.000 quan cho người nghèo, liệm ông trong cổ quan tài của hạng người nghèo, bản thảo tặng cho Thư viện Quốc gia Paris. Những lúc tỉnh táo, Ông vẫn làm thơ. Câu thơ cuối cùng, Ông viết: C'est ici le combat du jour et la nuit. (Đây là cuộc chiến đấu của ánh sáng và bóng tối).

Ngày 22-5-1885, Ông bị sưng phổi rồi mất, thọ 83 tuổi.

Khi hay tin Victor Hugo chết, cả Thượng và Hạ Nghị Viện đều ngưng họp để tưởng niệm Ông. Nước Pháp làm lễ quốc táng cho Ông, quan tài được đặt tại Khải Hoàn Môn và được an táng trong Đền Panthéon, nơi an nghĩ của những danh nhân có công lớn với dân tộc Pháp.

PHẦN KẾT:

Victor Hugo là một Văn thi sĩ thiên tài độc đáo nhất của nước Pháp vào thế kỷ thứ 19. Ông luôn luôn chủ trương văn thi sĩ có sứ mạng chỉ đường dẫn lối cho dân chúng. Ông đã rất trung thành xứng đáng với sứ mạng đó. Chủ trương nầy giống như chủ trương của phương Đông: Văn dĩ tải Đạo.

Người văn nhân thi sĩ học được kinh sách của Thánh Hiền đời trước thì phải biết dùng văn chương thi phú mà truyền bá đạo lý cho mọi người.

Victor Hugo đã giải quyết được nhiều vấn đề băn khoăn thắc mắc của thời đại Ông:

Vấn đề nghèo đói là nguyên nhân của tội lỗi, dốt nát là nguyên nhân của sai lầm.

Vấn đề cái tốt cái xấu, cái thiện cái ác.

Vấn đề Thượng Đế và con người, Thượng Đế và vũ trụ.

Khi Victor Hugo thoát xác thì chơn linh Ngài trở về Bạch Vân Động (Quảng Hàn Cung) nơi cõi thiêng liêng, vì Ngài là một vị Thánh ở trong động đó, hiệu là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.

Khi Đức Chí Tôn mở Đạo Cao Đài tại nước VN vào năm 1926, thì qua năm 1927, Đức Phạm Hộ Pháp vâng lịnh Đức Chí Tôn sang Nam Vang, thủ đô nước Cao Miên, mở Đạo và thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo tại đó, trụ sở đặt tại Thánh Thất Kim Biên, và Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn lãnh lịnh Đức Chí Tôn làm Chưởng Đạo cầm quyền Hội Thánh Ngoại Giáo.

"Bần đạo khi đắc lịnh làm Chưởng Đạo lập Hội Thánh giáo đạo tha phương, thì tùng lòng bác ái của Chí Tôn, mở rộng thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị. Bần đạo chẳng kể là Nguyên nhân, Hóa nhân, hay là Quỉ nhân, ví biết lập công thì thành Đạo." (TNHT. II. 84)

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn thường giáng cơ điều hành Hội Thánh Ngoại Giáo và chuyện vãn cùng Đức Phạm Hộ Pháp, những điều Đức Hộ Pháp thắc mắc thường được đem ra hỏi Đức Nguyệt Tâm, được Ngài giải đáp thỏa đáng.

Chính Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn vâng lịnh Đức Chí Tôn giáng cơ lập các phẩm Chức sắc HTĐ dưới Thập nhị Thời Quân để làm tay chân cho quyền Tư Pháp của Đạo. Xin chép ra sau đây bài Thánh giáo quan trọng ấy, đăng trong Đạo Sử II của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, trang 319 chót:

 

Tòa Thánh ngày 16 tháng 2 năm Ất Hợi (dl 20 Mars 1935)

CHƯỞNG ĐẠO NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN
ou Victor Hugo

Cười khi nảy có Thượng Phẩm và Quyền Giáo Tông nơi đây, hai vị mới hộ tiếng Nữ phái ... Cười ... Quý hóa dữ ha!

Thưa Hộ Pháp, Bần đạo để lời chia vui cùng Ngài, khi hôm qua, nhờ có Thánh chỉ Chí Tôn, nên mới đặng rộng đường xuất Thánh. Bần đạo có để lời trân trọng cầu thưởng cho học tu nên mới đặng cao phong phẩm giá.

Cười  ... phẩm trật rắc rối khó nói rõ, nhưng chia ba: Pháp, Đạo, Thế, thì theo sự hiểu biết của Bần đạo như vầy:

SĨ TẢI là Secretaire Archiviste.

Lên phẩm TRUYỀN TRẠNG là Greffier.

Rồi lên phẩm THỪA SỬ là Commissaire de la justice.

Phẩm GIÁM ĐẠO là Inspecteur.

Lên phẩm CẢI TRẠNG là Avocat.

Lên phẩm CHƯỞNG ẤN là Chancelier.

Lên phẩm ấy rồi tùy phái mà lên Đại vị Hiệp Thiên Đài, nhưng phải biết rằng: Chưởng Ấn phải lên Đại vị TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN mà đắc phong phổ thông đặng một nước nào rồi mới vào Chánh vị.

Lợi và mấy vị kia là Sĩ Tải của HTĐ mà thôi. THĂNG.

Hai người con trai của Victor Hugo và Bà Adèle Foucher là: Charles Hugo và Francois Hugo, kỳ nầy đầu kiếp ở VN: Charles Hugo đầu kiếp là ông Đặng Trung Chữ, Đạo hiệu Ngạn Sơn, đắc phong Giáo Sư CTĐ Thượng Chữ Thanh (năm 1934); còn Francois Hugo đầu kiếp là ông Trần Quang Vinh, Đạo hiệu Hiển Trung, đắc phong Giáo Sư CTĐ Thượng Vinh Thanh (1934), về sau cả 2 vị đều được thăng Phối Sư.

Sau đây là bài giáng cơ của Bà Adèle Foucher nói chuyện với hai con trai là Charles Hugo và Francois Hugo:

 

Phò loan:

Nam Vang, 11 giờ đêm ngày 16-2-1933,
tại tư gia của Cao Tiếp Đạo.

Hộ Pháp
Tiếp Đạo

Hầu đàn:

GS Thượng Bảy Thanh
GS Thượng Chữ Thanh
GS Thượng Vinh Thanh. 

VICTOR HUGO

Xin chào chư Hiền Hữu và chư Hiền muội.

Charles và Francois, Mẹ của hai con đến.

Bà VICTOR HUGO, nhũ danh ADÈLE FOUCHER

Các con đứng dậy, khóc!

Suốt đời Mẹ không ngăn nổi ý chí của cha các con, đặc biệt trong những hành động nhân ái của người, luôn luôn người tranh đấu chống tàn sát. Sau khi người qua đời, người vẫn không từ bỏ ý định.

Người gởi hai con tiếp tục sự nghiệp của người, giữa những kẻ đã chối bỏ hai con. Bởi bội bạc, họ chồng chất những mưu mô xấu xa, những vu khống và bất công.

Cha hai con đã thu được kết quả gì?

Người có đủ tài năng thấu đáo trong cõi vô vi.

Không, mặc dầu Mẹ khóc, người nhứt quyết đưa các con vào thế giới khủng khiếp đó.

Vacquerie, nó cũng tái kiếp. Nó thường tự nhủ rằng địa cầu quyến rũ nó. Nó sắp làm Đại chánh khách theo dấu Léopold ở Hòa Lan.

Madelène không còn muốn đau khổ, nó từ chối đến thăm hai con. Cho rằng kỷ niệm làm đau đớn, nó không còn muốn nhìn lại cảnh trần gian. THĂNG.

(Bài giáng cơ bằng Pháp văn, Ông Nguyễn Lộc Thọ dịch ra Việt văn)

Trong Đạo Cao Đài, hằng năm đến ngày 22 tháng 5 dương lịch, tại Tòa Thánh và các Thánh Thất địa phương đều có thiết Tiểu đàn cúng Vía Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, có Chức sắc nhắc lại tiểu sử và những lời giáo huấn của Ngài khi Ngài đắc lịnh làm Chưởng Đạo cầm quyền Hội Thánh Ngoại Giáo.

Bài Thài hiến lễ Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn mỗi khi cúng tế về phần Thế đạo:

NGUYỆT rạng đông thiên đã sáng soi,

TÂM linh chiếu thấu bốn phương trời.

CHƠN truyền cứu thế xa tai ách,

NHƠN loại tuần huờn độ khắp nơi.

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn có giáng cơ ban cho Đạo Cao Đài 6 Bài Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, kể ra:

1.    Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối

2.    Kinh Khi Đã Chết Rồi

3.    Kinh Tẫn Liệm.

4.    Kinh Đưa Linh cữu

5.    Kinh Tắm Thánh

6.    Kinh Hôn Phối.

Bài Kinh xưng tụng công đức của Đức Thanh Sơn Chơn Nhơn và Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, dùng để tụng khi cúng Vía Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo, ngày 22 tháng 5 hằng năm tại Văn phòng Hội Thánh Ngoại Giáo:

Bạch Vân Động đèn hồng chói tỏa,

Thanh Sơn đài Diệu Võ Tiên Ông.

Bấy lâu tu luyện thành công,

Đắc thành chánh quả độ trong Tam Kỳ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tầm Tiên ẩn dạng,

Trình Quốc Công là trạng nhà Nam.

Sớm khuya ẩn chốn thanh am,

Tu tâm luyện tánh chẳng ham mến trần.

Tìm chân lý ngỏ gần Tiên Thánh,

Học vô vi đặng lánh phàm gian.

Thú vui hai chữ thanh nhàn,

Thong dong tự toại chẳng màng đai cân.

Dạy đệ tử ân cần mối đạo,

Truyền phép mầu Chưởng Đạo Nguyệt Tâm.

Ân ban trần thế giáng lâm,

Victor là họ tên nhằm Hugo.

Nhà văn sĩ bày phô lẽ chánh,

Nắm kinh luân nặng gánh cơ đồ.

Nhà nhà có phúc hàm phô,

Cũng như kinh sách Hugo dạy truyền.

Đầu vọng bái Tiền Hiền Chưởng Đạo,

Chứng lễ thành lòng thảo chúng sanh.

Ban ơn nhỏ phước dân lành,

Vun trồng cây Đạo, trổ nhành đơm bông.

Từ Bính Dần bóng hồng phổ độ,

Chói Càn khôn cứu khổ nhơn sanh.

Nhờ ơn các Đấng Trọn lành,

Giáng cơ chỉ bảo mối manh Đạo Trời.

Năm Đinh Mão mở nơi Tần quốc,

Đức Nguyệt Tâm đắc nhứt chỉ truyền.

Lập thành Hội Thánh Kim Biên,

Mở mang Đạo cả, ban quyền ngoại giao.

Ơn giáo hóa đồng bào kiều Việt,

Đức từ bi chi xiết gội nhuần.

Hiện nay Đạo hữu vui mừng,

Tự do tín ngưỡng nhờ chưng Đức Ngài.

Lễ Kỷ niệm phô bày nghiêm chỉnh,

Dâng tấc thành cung kính Thánh linh.

Mong nhờ lượng cả thinh thinh,

Thi ân bố đức hóa sanh cứu đời./.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

NGƯ

Ngư thủy tương phùng

魚水相逢

Ngư: con cá. Thủy: nước. Tương phùng: gặp nhau.

Ngư thủy tương phùng là cá nước gặp nhau, ý nói người gặp vận tốt, vua tôi tương đắc.

Con cá lên bờ thì không bơi lội được, chỉ chờ chết. Khi thả vào nước, con cá gặp môi trường thuận lợi của nó thì mặc sức vẫy vùng.

Thời Tam quốc, Lưu Bị ba lần đến thảo lư cầu Khổng Minh về làm Quân Sư. Trương Phi nhiều lần phản đối.

Lưu Bị nói: "Cô đắc Khổng Minh do ngư chi đắc thủy." Nghĩa là: Kẻ hèn nầy được Khổng Minh ví như con cá gặp được nước vậy.

 

Ngư tiều canh mục

漁樵耕牧

A: Fisherman, Woodsman, Flowman, Herdsman.

P: Pêcheur, Buâcheron, Laboureur, Pasteur.

Ngư: người câu cá. Tiều: ông đốn củi rừng. Canh: người cày ruộng. Mục: kẻ chăn trâu.

Ngư tiều canh mục là 4 thú vui của người ẩn sĩ, gọi là Tứ thú: Câu cá, đốn củi rừng, cày ruộng, chăn trâu.

·         Ngư: như ông Khương Thượng ngồi câu ở Bàn thạch.

·         Tiều: như ông Chung Tử Kỳ đi đốn củi rừng hằng ngày.

·         Canh: như ông Ngu Thuấn đi cày ở Lịch Sơn.

·         Mục: như ông Sào Phủ chăn trâu ở sông Dịch thủy.

Các họa sĩ thời xưa cũng thích dùng 4 cảnh nầy để vẽ tranh và làm thơ ngâm vịnh:

·         Cảnh người câu cá ngồi trên chiếc thuyền nan giữa sông nước bao la.

·         Cảnh ông tiều lên rừng đốn củi, vác bó củi trở về.

·         Cảnh nông phu cày ruộng với con trâu giữa đồng.

·         Cảnh các mục đồng ngồi lưng trâu thổi sáo.

 

NGỰ

NGỰ

NGỰ: chỉ hành động của vua, cầm cương ngựa.
Td: Ngự ban, Ngự giáng, Ngự triều.

 

Ngự ban

御頒

A: To gratify.

P: Gratifier.

Ngự: chỉ hành động của vua, cầm cương ngựa. Ban: cấp cho.

Ngự ban là vua ban cho.

KĐ2C: Chén trường sanh có lịnh ngự ban.

KÐ2C: Kinh Ðệ Nhị cửu.

 

Ngự giáng

御降

A: To descend.

P: Descendre.

Ngự: chỉ hành động của vua, cầm cương ngựa. Giáng: đi xuống.

Ngự giáng là vua đi xuống.

BXTCĐPTTT: Trên Điện ngọc vua Trời ngự giáng.

BXTCÐPTTT: Bài Xưng Tụng Công Ðức Phật Tiên Thánh Thần.

 

Ngự Mã Thiên Quân

御馬天君

Ngự: chỉ hành động của vua, cầm cương ngựa. Mã: ngựa. Thiên Quân: Phẩm tước do Đức Chí Tôn phong thưởng nơi cõi thiêng liêng.

Ngự Mã Thiên Quân là một vị Thiên Quân theo hộ vệ Đấng Thượng Đế mỗi khi Đấng Thượng Đế xuất hành.

Do đó, Đức Lý Thái Bạch mới nói với Đức Hộ Pháp rằng: Hộ giá Chí Tôn trước đến giờ.

Mở ĐĐTKPĐ lần nầy, Đấng Thượng Đế cho Ngự Mã Thiên Quân giáng trần để thay thế Thượng Đế lập Đạo. Đó là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Chưởng quản HTĐ.

Trong một bài Thánh Ngôn, Đức Chí Tôn giáng tại Báo Ân Từ, ngày 9-1-Kỷ Mão (1939) nói: "May thay! Nếu Thầy không viễn lự sai Hộ Pháp giáng trần thì cơ Đạo đã ra tiêu hủy."

TNHT: Quyền cao Ngự Mã là vinh bấy.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

 

Ngự triều

御朝

Ngự: chỉ hành động của vua, cầm cương ngựa. Triều: triều đình.

Ngự triều là vua đến chỗ họp triều đình.

Ở đây ý nói Đức Chí Tôn đến Ngọc Hư Cung để họp Thiên triều của Ngài.

KTTg: Ngọc Hư đại hội ngự triều.

KTTg: Kinh Tiểu Tường.

 

NGỪA

NGỪA

A: To wait for.

P: Attendre.

Ngừa: từ ngữ xưa, có nghĩa là: chờ, chờ đón, đón rước.

Ngày nay, người ta dùng chữ Ngừa với ý nghĩa là: Phòng giữ trước. Td: Ngừa bệnh, Phòng ngừa.

Bài thài hiến lễ Tứ Nương DTC:

 

Đằng giao khởi phụng khó ngừa Tiên thi.

(Ngừa: chờ đợi. Khó ngừa: không thể chờ).

TNHT:

- Ngừa thuyền Thầy đợi kẻ sang chơn.

 

- Ngừa thuyền ấy lúc lánh dòng sâu.

(Ngừa thuyền là chờ đợi chiếc thuyền Bát Nhã)

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

DTC: Diêu Trì Cung.

 

NGỰA

Ngựa vàng - Thỏ ngọc

A: The sun - The moon.

P: Le soleil - La lune.

Ngựa vàng: dịch chữ Kim mã, chỉ mặt Trời.

Thỏ ngọc: dịch chữ Ngọc thố, chỉ mặt trăng.

Trong văn chương, thi phú, người ta hay dùng hai từ ngữ: Ngựa vàng và Ngọc thố để chỉ mặt Trời và mặt trăng, vì ngựa và thỏ đều có đặc tính chạy nhanh, con nầy rượt con kia, hết ngày tới đêm, cũng có ý nói: thời gian đi qua rất mau.

TNHT:

Ngựa vàng ruổi vó thoi đưa sáng,

Thỏ ngọc trau gương đậm vẻ làu.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

NGƯNG

Ngưng thần định trí

凝神定智

A: To concentrate one's mind completely.

P: Concentrer tout son esprit.

Ngưng: (chữ Hán) có nghĩa là nhóm vào một chỗ, cô đọng lại. Thần: tinh thần. Định: làm cho yên ổn. Trí: trí não.

Ngưng thần là tập trung tinh thần lại.

Ngưng thần định trí là gom tụ cả tinh thần và trí não vào một chỗ để giữ cho yên ổn, không vọng động.

 

NGƯỠNG

NGƯỠNG

NGƯỠNG: Ngửa mặt nhìn lên với lòng kính mến.
Td: Ngưỡng nghĩa, Ngưỡng nguyện.

 

Ngưỡng nghĩa

仰義

A: To esteem.

P: Estimer.

Ngưỡng: Ngửa mặt nhìn lên với lòng kính mến. Nghĩa: đối xử tốt đẹp theo lẽ phải.

Ngưỡng nghĩa là ngước mặt trông chờ với sự kính mến.

TNHT: Bát Nương đến cho hay rằng mấy anh đương ngưỡng nghĩa nên vội đến hầu.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Ngưỡng nguyện

仰願

A: To implore.

P: Implorer.

Ngưỡng: Ngửa mặt nhìn lên với lòng kính mến. Nguyện: cầu nguyện.

Ngưỡng nguyện là ngửa mặt lên để cầu nguyện.

Sớ Văn: Ngưỡng nguyện Đức Từ Bi quảng bố hồng ân....

 

Ngưỡng vọng

仰望

A: To look up and beg for.

P: Regarder en haut et espérer.

Ngưỡng: Ngửa mặt nhìn lên với lòng kính mến. Vọng: trông mong.

Ngưỡng vọng là ngửa mặt trông chờ người trên chiếu cố.

BDT: Ngưỡng vọng Từ Bi gia tế phước.

Ngưỡng vọng Vô Trung Từ Phụ:

Vô Trung: trong cõi Hư Vô. Từ Phụ: Đại Từ Phụ.

Ngưỡng vọng Vô Trung Từ Phụ là ngưỡng vọng Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ ở trong cõi Hư Vô.

BDT: Bài Dâng Trà.

 

NGƯU

Ngưu đầu mã diện

牛頭馬面

A: The head of buffalo and the face of horse.

P: La tête de buffle et le visage de cheval.

Ngưu: con trâu. Đầu: cái đầu. Mã: ngựa. Diện: mặt.

Ngưu đầu mã diện là đầu trâu mặt ngựa, chỉ bọn quỉ sứ nơi cõi Âm Phủ có hình thù kỳ dị, xấu xí.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

Cập nhật ngày: 06-08-2021

NGA | NGÂ | NGHÊ | NGHI | NGO | NGÔ | NGU | NGƯ


A | B | C | CH | D | Đ | G | H | K | L | M | N | NG | NH | O | P | Q | R | S | T | TH | TR | U | V | X | Y


[ MỤC LỤC ]

Ấn bản (v.2012)

CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN
Soạn giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ĐỨC NGUYÊN
Ấn hành do theo hiệu đính 03-2003

DOWNLOAD
E-book-PDF