CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN

 

Danh mục vần H

·        

·         Hà đồ

·         Hà Ngân

·         Hà thanh hải yến

 

HẠ

·         Hạ

·         Hạ chí

·         Hạ chỉ

·         Hạ cơ

·         Hạ đẳng nhơn sanh

·         Hạ đơn điền

·         Hạ giới

·         Hạ huyệt

·         Hạ nguơn Tam chuyển

·         Hạ ốc thất thập nhị Địa

·         Hạ rộng

·         Hạ thế - Hạ trần

·         Hạ thọ - Trung Thọ - Thượng thọ

·         Hạ thừa - Thượng thừa

·         Hạ tuần

·         Hạ Võ (Hạ Vũ)

 

HẠC

·         Hạc thọ

 

HẢI

·         Hải

·         Hải hà

·         Hải ngoại

·         Hải nội chư quân tử

 

HÃI

·         Hãi kinh

 

HÀM

·         Hàm

·         Hàm huyết phún nhơn

·         Hàm oan

·         Hàm phẩm

·         Hàm phong - Hội Thánh Hàm Phong

 

HÁM

·         Hám

·         Hám lợi xu danh

·         Hám vọng

 

HÃM

·         Hãm

·         Hãm hại

·         Hãm tội

 

HÀN

·         Hàn

·         Hàn Lâm Viện

·         Hàn mặc

 

HÀNG

·         Hàng long phục hổ

 

HÀNH

·         Hành

·         Hành biến

·         Hành Chánh Đạo

·         Hành công tu luyện

·         Hành đạo

·         Hành đạo tha phương

·         Hành giả

·         Hành hài

·         Hành hình

·         Hành hóa

·         Hành hương

·         Hành khiển

·         Hành lễ

·         Hành pháp

·         Hành tàng

·         Hành thiện

·         Hành xác

 

HẠNH

·         Hạnh

·         Hạnh chất

·         Hạnh đàn

·         Hạnh đường

·         Hạnh hưởng

·         Hạnh lâm

·         Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo

 

HÀO

·         Hào phú

·         Hào quang

 

HÁO (HIẾU)

·         Háo

·         Háo danh

·         Háo sanh

 

HẢO

·         Hảo

·         Hảo quang minh

·         Hảo sự

 

HẠO

·         Hạo

·         Hạo kiếp

·         Hạo nhiên

 

HẰNG

·         Hằng

·         Hằng hà sa số

·         Hằng Nga

·         Hằng sanh

·         Hằng tâm

 

HẤP

·         Hấp hối

 

HẦU

·         Hầu

·         Hầu chung

·         Hầu đàn

·         Hầu kề

·         Hầu mãn

·         Hầu thiếp

 

HẬU

·         Hậu

·         Hậu duệ

·         Hậu đãi

·         Hậu điện

·         Hậu hậu vô chung

·         Hậu hối mạc cập

·         Hậu kế vô nhân

·         Hậu lai

·         Hậu sanh khả úy

·         Hậu sự

·         Hậu tấn (Hậu tiến)

·         Hậu thế

·         Hậu thổ

·         Hậu thuẫn

·         Hậu ý

 

HỆ

·         Hệ lụy

·         Hệ phái

 

HI, HỈ

·         Hi, Hỉ (Xem: Hy, Hỷ)

 

HIỀM

·         Hiềm

·         Hiềm nghi

·         Hiềm thù

 

HIẾM

·         Hiếm chi

 

HIÊN

·         Hiên Viên Huỳnh Đế

 

HIỀN

·         Hiền

·         Hiền đồ

·         Hiền đức

·         Hiền hiền

·         Hiền huynh - Hiền tỷ - Hiền đệ - Hiền muội

·         Hiền hữu

·         Hiền lương

·         Hiền minh Thánh trí

·         Hiền ngõ

·         Hiền Nhơn

·         Hiền nhơn quân tử

·         Hiền sĩ

·         Hiền tài

·         Hiền triết

 

HIẾN

·         Hiến

·         Hiến chương ĐĐTKPĐ

·         Hiến công

·         Hiến Đạo

·         Hiến Đạo Phạm Văn Tươi (1897-1976)

·         Hiến lễ

·         Hiến pháp

·         Hiến Pháp Trương Hữu Đức (1890-1976)

·         Hiến thân

·         Hiến Thế

·         Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh (1894-1970)

 

HIỂN

·         Hiển

·         Hiển hách

·         Hiển khảo - Hiển tỷ

·         Hiển linh

·         Hiển nhiên

·         Hiển Thánh

·         Hiển thân dương danh

 

HIẾP

·         Hiếp bức

 

HIỆP - HỢP

·         Hiệp - Hợp

·         Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh

·         Hợp cẩn (Hiệp cẩn)

·         Hiệp chưởng (Hợp chưởng)

·         Hiệp chưởng mạo (Hợp chưởng mạo)

·         Hợp đạo (Hiệp đạo)

·         Hiệp định - Hiệp ước

·         Hiệp đồng

·         Hợp đồng

·         Hợp gia (Hiệp gia)

·         Hiệp lý

·         Hợp lý

·         Hợp nhứt (Hiệp nhứt)

·         Hợp pháp

·         Hợp phố hoàn châu

·         Hiệp qui

·         Hợp tác (Hiệp tác)

·         Hiệp tuyển (Hợp tuyển)

·         Hiệp Thiên Đài

 

HIẾU

·         Hiếu

·         Hiếu đạo

·         Hiếu đễ

·         Hiếu đức trung nhơn

·         Hiếu hậu vi tiên

·         Hiếu thân

·         Hiếu thuận

 

HIỂU

·         Hiểu dụ - Hiểu thị

 

HÌNH

·         Hình

·         Hình hoa

·         Hình khổ

·         Hình nhi hạ học - Hình nhi thượng học

·         Hình sự

·         Hình thể

·         Hình tượng

 

HỌ

·         Họ Đạo

 

HOA (HUÊ)

·         Hoa

·         Hoa biểu (Huê biểu)

·         Hoa khai bất trạch bần gia địa

·         Hoa lệ

·         Hoa lợi (Huê lợi)

·         Hoa nguyệt (Huê nguyệt)

·         Hoa tình (Huê tình)

 

HÒA

·         Hòa

·         Hòa giải

·         Hòa hảo

·         Hòa ki (Hòa cơ)

·         Hòa nam khể thủ

·         Hòa thượng - Giáo thọ - Yết Ma

·         Hòa viện

 

HÓA

·         Hóa

·         Hóa công

·         Hóa dân qui thiện

·         Hóa dục quần sanh

·         Hóa duyên

·         Hóa độ

·         Hóa nhân

·         Hóa sanh

·         Hóa thân

·         Hóa trưởng

 

HỎA

·         Hỏa

·         Hỏa giáo

·         Hỏa tai

·         Hỏa táng

·         Hỏa thượng thiêm du

·         Hỏa tinh Tam muội

·         Hỏa tốc

 

HỌA

·         Họa

·         Họa Âu tai Á

·         Họa bất đơn hành

·         Họa hổ họa bì nan họa cốt

·         Họa kín

·         Họa phước vô môn

·         Họa Thiên điều

·         Họa tòng khẩu xuất

·         Họa vô đơn chí

·         Họa xà thiêm túc

 

HOẠCH

·         Hoạch tội ư Thiên vô sở đảo dã

 

HOÀI

·         Hoài

·         Hoài niệm

·         Hoài thai

·         Hoài vọng

 

HOAN

·         Hoan

·         Hoan lạc

·         Hoan tâm

 

HOÀN

·         Hoàn

·         Hoàn cầu

·         Hoàn nguyên

·         Hoàn thiện hóa

·         Hoàn tục

·         Hoàn vũ

 

HOÁN

·         Hoán

·         Hoán ác thành nhân

·         Hoán cải

·         Hoán cựu tòng tân

·         Hoán đàn

 

HOÃN

·         Hoãn huợt

 

HOẠN

·         Hoạn

·         Hoạn dưỡng

·         Hoạn đắc hoạn thất

·         Hoạn lộ

·         Hoạn nạn chi giao

·         Hoạn vô tài, hà hoạn vô vị

 

HOANG

·         Hoang

·         Hoang dâm thái thậm

·         Hoang đường

·         Hoang niên

·         Hoang phí

 

HOÀNG

·         Hoàng

·         Hoàng đồ

·         Hoàng Thiên - Hậu Thổ

·         Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhơn

 

HOÀNH

·         Hoành phi

 

HOẠNH

·         Hoạnh tài

 

HOÁT

·         Hoát nhiên đại ngộ

 

HOẠT

·         Hoạt

·         Hoạt kê

·         Hoạt Phật

·         Hoạt nhân vô số

 

HOẶC

·         Hoặc

·         Hoặc chúng

·         Hoặc thế vu dân

 

HOẰNG

·         Hoằng

·         Hoằng đạo

·         Hoằng khai

·         Hoằng nhơn Đế Quân

 

HỌC

·         Học

·         Học dã hảo

·         Học lễ học văn

·         Học nhiên hậu tri bất túc

·         Học Viện

 

HỒ

·         Hồ

·         Hồ điệp

·         Hồ giả hổ uy

·         Hồ lô

·         Hồ thỉ

·         Hồ Tiên

·         Hồ tử thố khấp

 

HỔ

·         Hổ

·         Hổ lang

·         Hổ ngươi

·         Hổ phách thập giới

 

HỖ

·         Hỗ sơn vân ám - Dĩ lĩnh vân mê

 

HỘ

·         Hộ

·         Hộ Đàn Pháp Quân

·         Hộ giá

·         Hộ Pháp

·         Hộ Pháp Phạm Công Tắc (1890-1959)

·         Hộ Pháp Đường

·         Hộ Pháp Em

·         Hộ trì

·         Hộ Viện

·         Hộ vụ

 

HỒI

·         Hồi

·         Hồi dương

·         Hồi đầu thị ngạn

·         Hồi giáo

·         Hồi hướng công đức

·         Hồi hưu dưỡng lão

·         Hồi loan

·         Hồi môn

·         Hồi phục

·         Hồi quang phản chiếu

·         Hồi tâm

·         Hồi tỉnh

·         Hồi tục thế

·         Hồi tỵ

 

HỐI

·         Hối

·         Hối cải

·         Hối chi bất cập

·         Hối ngộ

·         Hối quá

·         Hối sóc

 

HỘI

·         Hội

·         Hội ẩm

·         Hội Công Đồng

·         Hội diện

·         Hội hàng chư linh

·         Hội hiệp

·         Hội Quyền Vạn Linh

·         Hội ngộ

·         Hội nguơn

·         Hội Nguơn Thiên

·         Hội Nhơn Sanh

·         Hội Thánh

·         Hội Thánh Em

·         Hội Thánh Ngoại Giáo

·         Hội Yến Diêu Trì Cung

 

HÔN

·         Hôn

·         Hôn định thần tỉnh

·         Hôn nhân - Hôn lễ

·         Hôn phối - Hành pháp Hôn phối

·         Hôn thơ - Hôn thú

 

HỒN

·         Hồn

·         Hồn bạch

·         Hồn bất phụ thể

·         Hồn ma bóng quế

·         Hồn nhiên

·         Hồn phách

 

HỖN

·         Hỗn

·         Hỗn độn sơ khai

·         Hỗn mang

·         Hỗn nguyên (Hỗn nguơn)

 

HỒNG

·         Hồng

·         Hồng ân

·         Hồng cấu - Hồng trần

·         Hồng chung

·         Hồng hoang - Hồng mông

·         Hồng hộc

·         Hồng nhan

·         Hồng oai - Hồng từ

·         Hồng phạm cửu trù

·         Hồng Quân

·         Hồng Quân Lão Tổ

·         Hồng quần

·         Hồng thệ

·         Hồng thủy

 

HỚN (HÁN)

·         Hớn

·         Hớn Lưu Bang (Hớn Bái Công)

·         Hớn rước Diêu Trì

·         Hớn Thọ Đình Hầu

 

HỢP

·         Hợp (Xem: Hiệp)

 

HỦ

·         Hủ nho

 

HUÂN

·         Huân

·         Huân chưng

·         Huân nghiệp

·         Huân tập

 

HUẤN

·         Huấn

·         Huấn chúng

·         Huấn dụ

·         Huấn đạo bất nghiêm, sư chi đọa

·         Huấn hôn

·         Huấn lịnh

·         Huấn thị

·         Huấn từ

 

HUÊ

·         Huê (Xem: Hoa)

 

HUỆ

·         Huệ

·         Huệ

·         Huệ chiếu

·         Huệ duyên

·         Huệ đăng

·         Huệ khiếu

·         Huệ kiếm

·         Huệ lan

·         Huệ Mạng Kim Tiên

·         Huệ nhãn

·         Huệ quang

·         Huệ trạch

 

HUNG

·         Hung

·         Hung hoang

·         Hung triệu

 

HUỜN (HOÀN)

·         Huờn

·         Huờn hồn

·         Huờn hư

·         Huờn nguyên chơn thần

·         Huờn xá lợi

 

HUY

·         Huy lụy

 

HÚY

·         Húy

·         Húy kỵ

·         Húy nhựt

 

HỦY

·         Hủy báng

·         Hủy phá tiêu diệt

 

HUYÊN

·         Huyên đường

 

HUYỀN

·         Huyền

·         Huyền công

·         Huyền diệu Tiên gia

·         Huyền đồng

·         Huyền học - Huyền môn

·         Huyền khung

·         Huyền linh

·         Huyền phạm

·         Huyền pháp

·         Huyền Quan khiếu

·         Huyền Thiên

·         Huyền vi

 

HUYỄN

·         Huyễn thân

 

HUYẾT

·         Huyết

·         Huyết mạch đồng môn

·         Huyết nhục tương liên

·         Huyết thống

 

HUYNH

·         Huynh

·         Huynh đệ như thủ túc

·         Huynh đệ tương tàn

·         Huynh trưởng

 

HUỲNH (HOÀNG)

·         Huỳnh

·         Huỳnh đạo

·         Huỳnh Kim Khuyết

·         Huỳnh Lão (Hoàng Lão)

·         Huỳnh lương mộng

·         Huỳnh tuyền (Hoàng tuyền)

 

·        

·         Hư danh

·         Hư không

·         Hư linh

·         Hư sanh

·         Hư thực

·         Hư trương thanh thế

·         Hư tự

·         Hư vinh

·         Hư Vô

·         Hư Vô chi Khí

·         Hư Vô tịch diệt

 

HỨA

·         Hứa nhập - Khai môn

 

HƯNG

·         Hưng

·         Hưng - Bái

·         Hưng bình thân

·         Hưng vong

 

HƯƠNG

·         Hương

·         Hương án

·         Hương đạo

·         Hương, đăng, hoa, trà, quả, thanh chước chi nghi

·         Hương hỏa tông đường

·         Hương hồn

·         Hương lô (Hương lư)

·         Hương lửa

·         Hương lý

·         Hương nguyền

·         Hương thề

 

HƯỚNG

·         Hướng

·         Hướng đạo

·         Hướng thiện

 

HƯỞNG

·         Hưởng dương - Hưởng thọ

 

HỮU

·         Hữu

·         Hữu bằng

·         Hữu căn hữu kiếp

·         Hữu cầu tất ứng

·         Hữu chí cánh thành

·         Hữu danh vô thực

·         Hữu duyên

·         Hữu hà diện mục

·         Hữu hạp

·         Hữu hình - Vô hình

·         Hữu hư vô thực

·         Hữu lậu - Vô lậu

·         Hữu Phan Quân - Tả Phan Quân

·         Hữu phần - Vô phần

·         Hữu phước bất khả hưởng tận

·         Hữu sanh hữu tử

·         Hữu sắc vô hương

·         Hữu Thần

·         Hữu thỉ

·         Hữu vi - Vô vi

·         Hữu xạ tự nhiên hương

 

HỰU

·         Hựu tội

 

HY

·         Hy hữu

·         Hy sinh

·         Hy vọng

 

·        

·         Hý ngôn

·         Hý trường

 

HỶ

·         Hỷ

·         Hỷ hiến

·         Hỷ xả

 

 

 

 

HÀ: Sông.
Td: Hà đồ, Hà Ngân.

 

Hà đồ

河圖

A: The drawing comes from the Hoàng Hà river.

P: Le dessin sort du fleuve Hoàng Hà.

Hà: Sông. Đồ: bức họa, bức vẽ.

Hà đồ là bức vẽ có nguồn gốc là sông Hoàng Hà bên Tàu.

(Xem chi tiết nơi chữ: Bát Quái, mục Tiên Thiên Bát Quái)

 

Hà Ngân

河銀

A: The milky way.

P: La voie lactée.

Hà: Sông. Ngân: bạc, trắng như bạc.

Hà Ngân, tức Ngân Hà, là dòng sông bạc nằm vắt ngang trên bầu trời. (Xem: Dòng Ngân, vần D)

TNHT: Thiềm cung rộng mở cửa Hà Ngân.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hà thanh hải yến

河清海晏

Hà: Sông. Thanh: trong sạch. Hải: biển. Yến: yên lặng.

Hà thanh hải yến là sông trong biển lặng, ý nói đất nước thái bình, dân cư an lạc.

Trong Ấu Học Quỳnh Lâm có câu: "Hà thanh hải yến, triệu thiên hạ chi thăng bình." Nghĩa là: Sông trong biển lặng, ứng điềm thái bình trong thiên hạ .

Đời nhà Tần, năm thứ ba vua Trang Tương Vương, nhằm năm Giáp Dần, sông Hoàng Hà rất trong (Hà thanh), năm ấy Lưu Bang (Hán Cao Tổ) được sanh ra ở đất Phong Bái. Cho nên chữ Hà thanh là chỉ điềm lành, có Đế Vương ra đời.

 

HẠ

HẠ

1.    HẠ: Mùa hè, họ Hạ.
Td: Hạ chí, Hạ Võ.

2.    HẠ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống.
Td: Hạ chỉ, Hạ nguơn, Hạ thừa.

 

Hạ chí

夏至

A: Summer solstice.

P: Solstice d'été.

Hạ: Mùa hè, họ Hạ. Chí: tới, đến.

Hạ chí là một tiết trong mùa hạ có ngày dài nhất và đêm ngắn nhất. (Trái với Đông chí, có ngày ngắn nhất và đêm dài nhất).

Tiết Hạ chí vào ngày 20 hoặc 21 tháng 6 dl hằng năm.

 

Hạ chỉ

下旨

A: To issue an edict.

P: Publier un édit.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Chỉ: mệnh lệnh của vua.

Hạ chỉ là vua xuống lịnh cho bề tôi.

TTCĐDTKM: Chí Tôn hạ chỉ trước Đài Linh Tiêu.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hạ cơ

下機

A: To order by the Billet-Basket.

P: Ordonner par la Corbeille à bec.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Cơ: cây Ngọc cơ dùng để cầu các Đấng thiêng liêng giáng vào viết ra chữ.

Hạ cơ là xuống lịnh bằng cơ bút.

TNHT: Bằng chẳng thì Lão đã hạ cơ trục xuất cả thảy.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hạ đẳng nhơn sanh

下等人生

A: Men in inferior degree.

P: Hommes au degré inférieur.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Đẳng: thứ bực. Nhơn sanh: con người.

Hạ đẳng nhơn sanh là những người thuộc bực thấp trong xã hội, tức là hạng bình dân nghèo khổ, có mức sống thấp và trình độ hiểu biết kém.

CG PCT: Bực hạ đẳng nhơn sanh thường bị hiếp đáp vì mất lẽ công bình hơn hết.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Hạ đơn điền

下丹田

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Đơn điền: tên một cái huyệt ở dưới rún.

Hạ đơn điền là bên dưới huyệt đơn điền, tức là ở phía dưới rún, cách rún chừng 15 phân tây.

CG PCT: Bộ Tiểu phục (của Giáo Tông) cũng toàn bằng hàng trắng, có thêu chữ Bát Quái bằng vàng, cung Khảm ngay hạ đơn điền,...

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Hạ giới

下界

A: Here-below, the world.

P: Ici-bas, le monde.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Giới: cõi.

Hạ giới là cõi thấp, chỉ cõi của nhơn loại đang sống.

Vũ trụ được phân ra làm ba cõi: Hạ, Trung và Thượng.

·         Hạ giới là cõi của nhơn loại, ở thấp nhất.

·         Trung giới là cõi của chư Thần, Thánh, ở khoảng giữa.

·         Thượng giới là cõi của chư Tiên, Bồ Tát, Phật, ở cao hơn hết.

Thi của Đức Chí Tôn:

Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi,

Chẳng cần hạ giới vọng cao ngôi.

Sang hèn trối mặc tâm là quí,

Tâm ấy tòa sen của Lão ngồi.

(13-2-1926)

 

Hạ huyệt

下穴

A: To set down the coffin into the grave.

P: Descendre le cercueil dans la fosse.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Huyệt: cái hố đào sâu xuống đất.

Hạ huyệt là đem quan tài đặt xuống cái hố đã đào sẵn.

Kinh Hạ Huyệt là bài kinh để đồng nhi tụng cầu nguyện trước khi đem quan tài đặt xuống huyệt để chôn.

 

Hạ nguơn Tam chuyển

下元三轉

A: The last Cycle of the Third Manvantara.

P: Le dernier Cycle du Troisième Manvantara.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Nguơn và Chuyển: chỉ những khoảng thời gian rất dài, hằng vạn năm. Tam: thứ ba.

Theo lời thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp thì:

• Một Chuyển có 36 000 năm.

Một Chuyển có ba Nguơn: Thượng, Trung, Hạ.

• Mỗi Nguơn có 12 000 năm.

Địa cầu 68 của nhơn loại đã trải qua ba Chuyển:

• Chuyển thứ nhứt gọi là Nhứt Chuyển,

• Chuyển thứ nhì gọi là Nhị Chuyển,

• Chuyển thứ ba gọi là Tam Chuyển.

Mỗi Chuyển chia làm ba Nguơn (Nguyên): Thượng nguơn, Trung nguơn và Hạ nguơn.

Hạ nguơn Tam Chuyển là ở vào thời kỳ Hạ nguơn thuộc Chuyển thứ ba của Địa cầu 68 của nhơn loại.

Hết Hạ nguơn Tam chuyển thì bắt qua Thượng nguơn Tứ Chuyển. (Xem chi tiết: Tam nguơn, vần T)

TNHT: Nay là Hạ nguơn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hạ ốc thất thập nhị Địa

下握七十二地

A: To menage below the seventy two earths.

P: Ménager en bas soixante douze terres.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Ốc: còn đọc là Ác: cầm giữ, nắm lấy. Thất thập nhị Địa: 72 quả Địa cầu.

Đây là một câu kinh trong bài Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế: Hạ ốc thất thập nhị Địa, tứ Đại Bộ Châu, nghĩa là: Phần dưới của vũ trụ, Đức Thượng Đế chưởng quản 72 Địa cầu và 4 Bộ Châu lớn.

 

Hạ rộng

A: To set down the coffin into the grave.

P: Descendre le cercueil dans la fosse.

Hạ rộng, đồng nghĩa Hạ huyệt, là đem quan tài đặt xuống huyệt.

Đây là từ ngữ xưa, ngày nay không dùng.

Hạ rộng cũng được gọi là: Hạ khoáng 下壙. Khoáng là cái huyệt đào xuống đất.

Hạ khoáng đồng nghĩa Hạ huyệt.

 

Hạ thế - Hạ trần

下世 - 下塵

A: The incarnation.

P: L'incarnation.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Thế: cõi đời. Trần: cõi trần, cõi đời.

Hạ thế, đồng nghĩa Hạ trần: Đi xuống cõi trần đầu thai làm một người nơi cõi trần.

TNHT: Nếu chẳng vậy, ai còn dám ra ưng thuận hạ thế cứu đời. Mỗi phen Thầy đau thảm khóc lóc các con, phải lén hạ trần, quyết bỏ ngôi Chí Tôn xuống lập Đạo,...

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hạ thọ - Trung Thọ - Thượng thọ

下壽 - 中壽 - 上壽

A: First longevity - Second longevity - Third longevity.

P: Première longévité - Seconde longévité - Troisième longévité.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Thọ: sống lâu.

Tuổi thọ của con người được phân làm ba bực: Hạ thọ, Trung thọ và Thượng thọ.

Thông thường, sự phân chia tuổi của ba bực như sau:

• Hạ thọ: từ 61 tuổi đến 69 tuổi.

• Trung thọ: từ 70 tuổi đến 79 tuổi.

• Thượng thọ: từ 80 tuổi đến 100 tuổi.

■ Theo Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh thì:

• 60 tuổi gọi là Hạ thọ.

• 70 tuổi gọi là Trung thọ.

• 80 tuổi gọi là Thượng thọ.

■ Nhưng theo sách Ấu Học Quỳnh Lâm thì:

"Bá tuế viết Thượng thọ, bát thập viết Trung thọ, lục thập viết Hạ thọ; bát thập viết Điệt, cửu thập viết Mạo, bá tuế viết Kỳ hy."

Nghĩa là: Trăm tuổi gọi là Thượng thọ, 80 gọi là Trung thọ, 60 gọi là Hạ thọ; người 80 tuổi gọi là Điệt, 90 tuổi gọi là Mạo, 100 tuổi gọi là Kỳ Hy.

 

Hạ thừa - Thượng thừa

下乘 - 上乘

A: The inferior category - The superior category.

P: La catégorie inférieure - La catégorie supérieure.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Thừa: bực. Thượng: trên.

Hạ thừa là bực thấp, Thượng thừa là bực cao.

Đạo Cao Đài chia các tín đồ làm hai bực: Hạ thừa và Thượng thừa. Không có Trung thừa.

Tân Luật: Chương II: Về người giữ đạo.

Điều thứ 12: Nhập môn rồi gọi là Tín đồ. Trong hàng tín đồ có hai bực:

1. Một bực còn ở thế, có vợ chồng làm ăn như người thường, song buộc phải giữ trai kỳ hoặc 6 hoặc 10 ngày trong tháng, phải giữ Ngũ Giới Cấm và phải tuân theo Thế Luật của Đại Đạo truyền bá. Bực nầy gọi là người giữ đạo mà thôi, vào phẩm Hạ thừa.

2. Một bực đã giữ trường trai, giới sát và Tứ Đại Điều Qui, gọi là vào phẩm Thượng thừa.

Điều thứ 13: Trong hàng Hạ thừa, ai giữ trai kỳ từ 10 ngày sắp lên được thọ truyền Bửu pháp, vào Tịnh Thất có người chỉ luyện đạo.

Điều thứ 14: Chức sắc cai trị trong Đạo từ bực Giáo Hữu sắp lên, phải chọn trong bực người Thượng thừa mà thôi.

 

Hạ tuần

下旬

A: The last decade of the lunar month.

P: La dernière décade du mois lunaire.

Hạ: Dưới, thấp, đem xuống, truyền xuống. Tuần: khoảng thời gian 10 ngày theo âm lịch.

Một tháng âm lịch được chia làm ba tuần:

• Thượng tuần: từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 10.

• Trung tuần: từ ngày 11 đến ngày 20.

• Hạ tuần: từ ngày 21 đến ngày 30 cuối tháng.

 

Hạ Võ (Hạ Vũ)

(2205-2197 trước TL):

夏禹

Hạ Võ hay Hạ Vũ là vị vua sáng lập ra nhà Hạ vào thời thượng cổ nước Tàu.

Ngài là người hiền nên được vua Thuấn truyền ngôi vào năm 2205 trước Tây lịch kỷ nguyên.

Vua Hạ Võ là con của ông Bá Cổn, làm quan dưới triều vua Nghiêu. Vua Nghiêu sai ông Bá Cổn trị thủy để tránh cho dân nạn lụt. Ông Cổn làm việc trong 9 năm không thành công.

Sau vua Thuấn lên nối ngôi vua Nghiêu, sai con ông Bá Cổn là ông Hạ Võ trị thủy, tiếp tục công việc của cha. Ông Võ chăm lo làm việc trong 10 năm rất khẩn trương, đi qua nhà mà không có thời giờ ghé thăm gia đình, khai thông các sông ngòi, đào thêm các kinh rạch, nhờ vậy nước lưu thông rút hết ra biển.

Nhờ công nghiệp to lớn nầy, ông Hạ Võ được vua Thuấn phong làm chức Tư Không, điều khiển các quan.

Vua Thuấn ở ngôi 33 năm, lúc ấy đã già, nhận thấy con là Thương Quân bất tài, nên bắt chước vua Nghiêu, muốn truyền ngôi cho người hiền là ông Võ, gọi ông Võ nói rằng:

- Lại đây ông Võ, Ta ở ngôi đã 33 năm, già yếu mỏi mệt. Ngươi thay Ta, gắng sức lo cai trị dân.

Ông Võ xin từ chối, nhường lại cho ông Cao Dao, nói:

- Tôi, đức trạch không khắp, chắc dân không theo. Ông Cao Dao gây nhiều đức vọng khắp dân gian, dân chúng cảm phục, dám xin nhà vua nghĩ lại. Tôi thường nghĩ đến, chỉ có ông Cao Dao, ngoài ra cũng chỉ có ông Cao Dao. Xin nhà vua nghĩ đến công lao của ông ấy.

Vua Thuấn nói:

- Ông Cao Dao! Bầy tôi và dân bây giờ không có ai phạm đến chánh trị của ta, ấy là vì có nhà ngươi làm quan Sĩ Sư, xử năm tội hình rất minh xác, để giúp về sự giáo hóa trong năm bậc thường mà mong cho được thạnh trị. Xử việc hình mà vẫn mong dân không bị hình phạt, nên nhân dân hòa hiệp theo đạo trung. Thiệt đó là công của nhà ngươi. Cố gắng thêm lên.

Vua Thuấn lại phủ dụ ông Hạ Võ:

- Lại đây ông Võ! Trời ra tai họa nước lụt có ý răn Ta. Nay tin giữ được lời nói, làm được thành công, ấy là tài của ngươi, chăm chỉ việc nước, tiết kiệm việc nhà, bụng không tự mãn, ấy là đức tốt của ngươi. Ngươi không khoe tài, không khoe công, thiên hạ không ai cùng ngươi tranh công. Ta quí cái đức tốt của ngươi, khen cái công to của ngươi. Lịch số của Trời nay đến lượt nhà ngươi. Sau nầy ngươi đáng lên ngôi vua.

Lòng người dễ thiên về vật dục, rất hiểm nghèo. Lòng mến Đạo thì kín nhiệm, khó thấy, nhưng lúc nào cũng tồn tại. Cần phải xét cho tinh, giữ một mực cái công chánh của bổn tâm, đừng để nó xa lìa, rồi theo thế mà làm không gián đoạn thì Đạo tâm thường làm chủ được mình, buộc Nhân dục phải tùng phục, ắt là hiểm nghèo trở thành yên ổn, mọi việc làm đều khỏi sai lầm vì thái quá hay vì bất cập, tức giữ được đạo Trung Dung.

Những lời nói vu vơ không căn cứ, chớ nghe. Những mưu kế độc chuyên, không hỏi ý kiến công chúng, chớ dùng.

Đáng yêu chẳng phải là vua ư? Đáng sợ chẳng phải là dân ư? Dân không có vua, dân trông cậy vào đâu? Vua không có dân, vua cùng ai giữ nước? Kính vậy thay!

Ngươi nên thận trọng ngôi vua, tu tỉnh những nguyện dục của mình. Nhớ rằng, để cho dân khốn cùng thì lộc Trời sẽ hết. Lời nói ở miệng ra có khi thiện cảm, có khi gây việc binh đao. Ta không nói hai lần, ngươi đừng từ chối.

Sáng ngày mùng 1 tháng Giêng, ông Hạ Võ chịu mệnh ở miếu thờ vua Nghiêu, tổng xuất trăm quan, lên ngôi vua, nối đời vua Thuấn. Vua Hạ Võ dời đô sang An Ấp, nay thuộc Hà Đông tỉnh Sơn Tây, đổi quốc hiệu là Hạ.

Vua Hạ Võ khi trị thủy ở sông Lạc, từ núi Hùng Nhĩ cho chảy qua sông Giản, sông Chiền, sông Vị, rồi đổ vào sông Hoàng Hà, vua Hạ Võ bắt gặp một con Thần qui (Rùa Thần) nổi lên ở sông Lạc, trên lưng của nó có những chấm đen và trắng theo những vị trí rất đặc biệt, đếm được từ 1 đến 9. Nhà vua theo đó vẽ lại thành một bức đồ, ghi chú thành sách, gọi là Lạc Thư, hay Qui Thư. Vua Võ nghiên cứu Lạc Thư, đặt ra Hồng Phạm Cửu Trù. (Xem chi tiết nơi chữ: Bát Quái, vần B)

Căn cứ Hồng Phạm Cửu Trù, vua Võ chia đất đai của nước Tàu làm 9 Châu theo thế núi, định hẳn các núi to, sông lớn và đặt tên cho Cửu Châu đó là: Duyện, Ký, Thanh, Từ, Dương , Kinh, Dự, Lương và Ung Châu.

Vua Võ lấy kim loại trong 9 Châu đúc ra 9 cái đỉnh thật lớn làm vật trấn quốc gọi là Cửu Đỉnh Trấn Quốc.

Vua Hạ Võ ở ngôi được 8 năm, muốn bắt chước các vị vua đời trước để truyền ngôi cho người hiền là ông Ích, nhưng khi vua Hạ Võ băng, quần thần tôn con vua Hạ Võ là ông Khải cũng là người hiền, rất nhân đức, lên nối ngôi, gọi là Đế Khải.

Việc ngôi vua truyền hiền đến đời vua Hạ Võ là chấm dứt. Sau vua Hạ Võ, ngôi vua bắt đầu được truyền tử.

Vua Hạ Võ mở ra nhà Hạ, truyền 17 đời vua thì mất, kéo dài từ năm 2205 đến năm 1766 trước TL, được 439 năm.

Theo Nho giáo, vua Hạ Võ được người đời sau tôn là: Hạ Nguơn Giải Ách Thủy Quan Đại Đế, và chọn ngày rằm Hạ nguơn làm ngày Thánh đán của Ngài.

 

HẠC

Hạc thọ

鶴壽

A: The old age.

P: La vieillesse.

Hạc: con chim hạc, loại chim quí hiếm, cổ cao, chân cao, lông trắng, dáng rất thanh nhã, tiếng kêu to, bay cao và nhanh, sống rất lâu năm, tương truyền chim hạc sống cả ngàn năm. Thọ: Sống lâu.

Hạc thọ là ý nói sống lâu như chim hạc.

Đây là từ ngữ dùng để cầu chúc người già sống lâu như chim hạc. Từ ngữ: Tuổi hạc, cũng lấy trong ý nghĩa nầy.

 

HẢI

HẢI

HẢI: Biển.
Td: Hải hà, Hải ngoại.

 

Hải hà

海河

A: The generosity.

P: La générosité.

Hải: Biển. Hà: sông.

Hải hà là sông biển, ý nói rộng rãi mênh mông như sông biển, hoặc là lòng dạ rộng rãi khoan dung cao thượng.

BXTCĐPTTT: Từ bi Phật Tổ hải hà độ dân.

BXTCÐPTTT: Bài Xưng Tụng Công Ðức Phật Tiên Thánh Thần.

 

Hải ngoại

海外

A: Oversea, foreign country.

P: Outremer, l'étranger.

Hải: Biển. Ngoại: ngoài.

Hải ngoại, nghĩa đen là ngoài biển, chỉ những nước ở ngoài nước mình, vì thời xưa cho rằng, muốn đi ra nước ngoài thì phải đi bằng đường biển.

 

Hải nội chư quân tử

海內諸君子

A: The gentlemen in the country.

P: Les gentilhommes dans le pays.

Hải: Biển. Nội: trong. Chư: nhiều vị. Quân tử: người có trình độ về trí thức và đạo đức. Đây là tiếng nói để tôn xưng người khác trong thuật xã giao.

Hải nội: trong nước. Đối lại là Hải ngoại: ngoài nước, tức là ở ngoại quốc.

Hải nội chư quân tử là các vị trí thức ở trong nước.

 

HÃI

Hãi kinh

駭驚

A: To be afraid of.

P: Avoir peur.

Hãi: sợ sệt. Kinh: sợ.

Hãi kinh là sợ sệt lắm.

KCHKHH: Đừng hãi kinh, cầu đảo Chí Tôn.

KCHKHH: Kinh cầu hồn khi hấp hối.

 

HÀM

HÀM

1.    HÀM: Ngậm.
Td: Hàm oan.

2.    HÀM: Có phẩm tước mà không có quyền hành.
Td: Hàm phẩm, Hàm phong.

 

Hàm huyết phún nhơn

含血噴人

Hàm: Ngậm. Huyết: máu. Phún: phun ra. Nhơn: người.

Hàm huyệt phún nhơn: Ngậm máu phun người.

Trong sách Minh Tâm Bửu Giám, ông Thái Công viết:

Dục lượng tha nhân, tiên tu tự lượng;

Thương nhân chi ngữ, hoàn thị tự thương;

Hàm huyết phún nhơn, tiên ô tự khẩu.

Nghĩa là:

Muốn xét người khác, trước nên xét mình;

Nói xấu hại người, trở lại là tự hại mình;

Ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình.

 

Hàm oan

含冤

A: To suffer an injustice.

P: Subir une injustice.

Hàm: Ngậm. Oan: bị ức hiếp trái lẽ, oan ức.

Hàm oan là ngậm sự oan ức, tức là bị oan ức mà không tỏ bày ra được.

CG PCT: Khi nào có Tòa Tam Giáo CTĐ xử đoán rồi mà người bị cáo còn uất ức hàm oan thì mới kêu nài đến Tòa Tam Giáo HTĐ.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hàm phẩm

銜品

A: The honorary title.

P: Le titre honoraire.

Hàm: Có phẩm tước mà không có quyền hành. Phẩm: phẩm tước.

Hàm phẩm là phẩm tước danh dự nhưng không có quyền hành.

Những Chức sắc lớn tuổi, không còn đủ sức khỏe đi hành đạo để cầm quyền hành chánh, phổ độ nhơn sanh thì được phong vào Hàm phẩm.

ĐLMD: Những vị nào đủ công nghiệp mà quá lục tuần thì cũng đặng dự vào sổ cầu phong hàm phẩm, nhưng cũng phải chịu y theo điều kiện thuộc về hạng ân phong vậy.

ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).

 

Hàm phong - Hội Thánh Hàm Phong

       Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938):

o Về Hàm phong Chức sắc Cửu Trùng Đài

o Về Hàm phong Chức sắc Cơ Quan Phước Thiện

       Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp trong kỳ khai hội Hội Thánh Hàm Phong ngày 5-5-Kỷ Mão (1939)

       Văn phòng Hội Thánh Hàm Phong

       Thánh Lịnh ấn định hạn tuổi của Chức sắc CTĐ qua Hàm phẩm

       Nguyên do buộc Chức sắc CTĐ quá 61 tuổi phải qua Hàm phẩm

       Thánh Lịnh Thành lập điều lệ nội qui Hội Thánh hàm phong


銜封 - 會聖銜封

A: The honorary dignitaries - The Sacerdotal Counsel of honorary dignitaries.

P: Les dignitaires honoraires - Le Conseil Sacerdotal des dignitaires honoraires.

Hàm: Có phẩm tước mà không có quyền hành. Phong: vua ban phẩm tước cho bề tôi.

Chức sắc Hàm phong là những Chức sắc có phẩm vị nhưng vì tuổi già sức yếu nên xin hồi hưu dưỡng lão.

Hội Thánh Hàm phong là một tổ chức của Đạo gồm tất cả các Chức sắc Hàm phong nam nữ.

ĐLMD: Về Hàm phong Chức sắc Cửu Trùng Đài:

■ Những vị nào đủ công nghiệp mà đã quá lục tuần (61 tuổi) đặng đem vào thông qui cầu Hàm phong, nhưng phải chịu các điều kiện buộc như những vị đặng hưởng ân phong vậy.

■ Còn những Chức sắc Thiên phong trong khi hành chánh mà tuổi đã quá lục tuần, nếu còn sức lập công thêm nữa thì tùy ý, nhược bằng liệu sức mình già yếu thì đặng xin vào hạng Hàm phong. Trong lúc đã Hàm phong rồi mà có thể lập công quả xứng đáng chi khác thì đúng lệ 5 năm cũng đặng dự cầu thăng Hàm phong theo đẳng cấp.

■ Những vị Hàm phong mà còn lập nên công nghiệp vĩ đại, nhưng liễu đạo trước ngày cầu thăng thưởng cũng đặng Hội Thánh xét công nghiệp cầu truy phong thăng thưởng.

ĐLMD: Về Hàm phong Chức sắc CQPT:

■ Hạng Hàm phong cũng vậy. Những vị nào đủ công nghiệp mà quá lục tuần (61 tuổi) thì cũng đặng dự vào sổ cầu phong Hàm phẩm, nhưng cũng phải chịu y theo điều kiện thuộc về hạng ân phong vậy.

■ Những vị đắc phong Hàm phẩm, lúc còn sanh tiền, đã lập thêm công nghiệp xứng đáng mà liễu đạo trước ngày cầu phong thăng cấp thì cũng đặng đem vào sổ cầu truy phong vậy.

Tất cả các Chức sắc Hàm phong họp lại thành Hội Thánh Hàm Phong.

Hội Thánh ĐĐTKPĐ có trách nhiệm nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho các vị Chức sắc Hàm phong cho đến ngày qui liễu, cùng là việc tang lễ, chôn cất và xây mộ.

Theo Đạo Luật năm Mậu Dần thì hạn tuổi cho Chức sắc Hàm phong là quá lục tuần (61 tuổi trở lên), nhưng Đạo Luật Mậu Dần không bắt buộc Chức sắc tới 61 tuổi phải qua Hàm phong, mà để vị Chức sắc Thiên phong đó tự xem xét sức khỏe của mình, nếu sức khỏe còn tốt, còn đủ sức lập công thì cứ tiếp tục, còn nếu sức mình già yếu thì tự mình xin qua Hàm phẩm.

Nói tóm lại, đối với các Chức sắc Thiên phong, không có một sự bắt buộc nào để phải qua Hàm phẩm, chỉ hoàn toàn do tự giác mà thôi.

Hội Thánh Hàm Phong hoạt động theo Nội Qui riêng, được Đức Phạm Hộ Pháp giao phó nhiệm vụ giáo hóa và kiểm tra nền Đạo.

Trong kỳ khai hội Hội Thánh Hàm Phong ngày 5-5-Kỷ Mão (1939), Đức Ngài đến dự và giảng giải như sau:

"Trước khi mở Hội, Bần đạo xin để đôi lời tâm huyết nói cùng chư Chức sắc Hàm phong những điều làm cho Chí Tôn vui lòng hơn hết.

Từ thử đến giờ, Hội Thánh vì công nghiệp nên cho những Chức sắc niên kỷ quá lục tuần (61 tuổi trở lên) đặng vào phẩm Hàm phong, hầu an dưỡng lúc tuổi già, gọi là hồi hưu dưỡng lão.

Một điều Hội Thánh thương tâm hơn hết là thấy toàn đạo xem Chức sắc nầy dường như vô giá trị, còn kéo lẽ ngay, nhẹ thể hơn tín đồ. Bởi cớ, vì nét công bình của Chí Tôn, thấy con cái Thầy chịu khó nhọc trong buổi ban sơ, nên đến lập giá trị cho Chức sắc Hàm phong, cốt yếu là muốn cho Hội Thánh nhìn nhận các công nghiệp ấy, đặng để cho đoàn hậu tấn noi gương, kẻo chúng nó quên mấy anh mấy chị, thành ra thất nghĩa, và Hội Thánh cũng vì công lý và quyền hành Chí Tôn ban cho mấy anh mấy chị, tức là quyền sở hữu của mỗi người, nên mới lập trong Hội Thánh Hàm Phong có Ban Ủy Viên để bảo hộ cho Chức sắc Hàm phong vậy.

Trót 13 năm trường, Chí Tôn chọn mấy vị niên kỷ, hao biết bao nhiêu giọt mồ hôi chan hòa giọt lụy, khổ não với Đạo mà vào hàng phẩm Hàm phong, nói ngay ra chơn lý, thiệt là tay tạo thành chơn tướng của Đạo, là do nơi công nghiệp của mấy anh mấy chị, chớ không phải đám thanh niên sau nầy.

Ngày nào mấy anh mấy chị dựng lại đặng cả hồn phách quốc dân Nam, để đền đáp ơn sâu của Tổ phụ, rồi mới thỏa nguyện, mấy anh mấy chị có trăm tuổi, rủi phần xuống tuyền đài nhìn mặt Tổ phụ của chúng ta cũng không thẹn, vì đã trả xong mảnh hiếu tâm với Đạo.

Còn hiện giờ, cái gia nghiệp của mấy anh mấy chị tạo thành đây, biết đâu đến phiên đoàn hậu tấn, thay vì nó bảo trọng, trở lại tàn diệt tiêu tan, thời lý nào mấy anh mấy chị lại làm ngơ, ngồi xem kẻ vô cổ sau nầy mặc tình phá hủy.

Đến đỗi Đức Chí Tôn đến tạo Đạo còn lo các Đấng Chơn linh tối cổ để giao mối chơn truyền, chẳng khác chi một vị tân quan đến trấn nhậm xứ nào, cũng phải nhờ mấy ông kỳ lão thì mới rõ thông xứ ấy đặng, thời có đâu Hội Thánh chẳng coi hạng kỳ lão là trọng.

Mấy anh mấy chị nhớ ngó lại xem đoàn hậu tấn thời thấy trí não chúng nó đã đảo điên hết rồi, hình xác người Nam mà đầu óc chẳng còn mảy mún chi người Nam nữa.

Vậy Đạo nên hay chăng, thiệt tướng hay chăng, chẳng phải nhờ nơi đám tân thời, mà do nơi tay mấy anh mấy chị.

Mấy anh mấy chị tưởng mình già rồi, đã hết phận sự, nên xin nghỉ về nhà an dưỡng, rồi thử hỏi gia nghiệp hư hủy, mấy anh mấy chị có bằng lòng không? Cái gia nghiệp vĩ đại nầy, gẫm lại toàn nòi giống chúng ta chung hưởng, tận thế cũng vẫn còn, thời lý đâu lại coi nó rẻ hơn cái gia đình cỏn con của mấy anh mấy chị.

Bần đạo thay thế cho Hội Thánh xin gởi cái Đạo nhà chúng ta nơi tay mấy anh mấy chị, vì là người lịch duyệt khôn ngoan đạo đức hơn, đặng nắm giềng mối Đạo. Nếu để hư thì tội tình ấy, mấy anh mấy chị phải gánh vác.

Bây giờ, Bần đạo mới chỉ rõ, chẳng phải nói ngồi nhà mà thành ra vô dụng, tỷ như trị thế không đặng, chớ giáo hóa cũng không đặng nữa sao?

Vậy nơi nào có Chức sắc Hàm phong ở đó, chẳng cần nói một vị tín đồ, dầu Hộ Pháp hay Giáo Tông đi nữa mà thất đạo, thời phần trách cứ ấy về phần mấy anh mấy chị phải chịu. Nếu mình biết coi cái đại nghiệp nước nhà, mà người nào sẵn tay tàn phá, làm rẻ rúng nó, thời có lý đâu mình điềm nhiên tọa thị. Từ đây dầu cho Hộ Pháp hay là Giáo Tông, chẳng lựa chi là tín đồ mà thất đạo, nghịch chơn truyền, thì tội tình ấy, mấy anh mấy chị lãnh phần gánh vác. Lâu lâu, nửa tháng hoặc một tháng, hễ nghe đứa nào thất đạo thì mời nó đến để dùng lời giáo hóa. Nếu nó không nghe, mấy anh mấy chị dầu có trầu rượu lạy nó đặng đem cái hiếu nghĩa cho Tổ phụ, chúng ta tưởng cũng không phải hổ mà!

Ngày nào, dầu ngoài đời hay trong Đạo, thất đạo nhơn luân, mà Bần đạo không thấy một mảnh thơ của mấy anh mấy chị thời Bần đạo trở nên người thù nghịch của mấy anh mấy chị.

Nếu hiển nhiên trước mắt nhìn thấy một Chức sắc, dầu cơ quan nào, làm điều chi sái, phi pháp, hại danh thể Đạo, thời mình không cần nói đến, chỉ lấy đủ bằng cớ, cả hồ sơ gởi về cho Hội Thánh, hoặc là xin trục xuất, cất chức, ngưng quyền, hay đổi đi nơi khác, tùy theo tội nặng nhẹ, nhưng phải hứa với Hội Thánh rằng: Mình chấp giữ quyền hành ấy cho đến ngày nào có vị Chức sắc khác đến thế.

Nam cũng vậy, Nữ cũng vậy, kể từ nay, Bần đạo xin giao quyền kiểm soát cả nền Đạo nơi tay Hội Thánh Hàm Phong, giao cả hành trình, giao cả tinh thần đạo đức đoàn em quốc dân Nam nầy cho mấy anh mấy chị giáo hóa chúng nó.

Vậy nơi nào có nhiều vị Hàm phong thì đặng quyền cử một Ban Kiểm Viên Kỳ Lão, gồm:

·         1 vị Chủ Trưởng,

·         1 vị Phó Chủ Trưởng,

·         1 vị Từ Hàn,

·         1 vị Phó Từ Hàn,

từ Nghị viên trở lên kế dĩ hạ, tùy số Kỳ Lão nhiều ít, để giáo hóa, quan sát, điều đình trong địa phận mình."

Văn phòng Hội Thánh Hàm Phong

được xây dựng trong Nội Ô Tòa Thánh, ở đại lộ Phạm Hộ Pháp, kế Y Viện Hành Chánh. Hai bên cổng vào Văn phòng có đắp đôi liễn Hội Thánh Hàm Phong sau đây:

聖會年高顧問九重心不倦

銜封德邵執中一貫位何憂

Thánh Hội niên cao, cố vấn Cửu Trùng, tâm bất quyện,

Hàm Phong đức thiệu, chấp trung nhứt quán, vị hà ưu.

Nghĩa là:

Chức sắc lão thành của Hội Thánh, làm cố vấn cho Cửu Trùng Đài, lòng không mỏi,

Chức sắc Hàm phong đức cao, giữ đúng theo Đạo của Đức Khổng Tử, lo gì không đạt được ngôi vị.

(Quyện: mỏi, chán. Thiệu: cao. Chấp trung nhứt quán: giữ chặt đạo trung dung xuyên suốt từ đầu đến cuối. [Xem giải nghĩa chi tiết chữ nầy trong từ điển] Vị: ngôi vị. Hà ưu: lo gì.)

Ngày 11-11-1971, Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức, Quyền Chưởng quản HTĐ, có ra một Thánh Lịnh ấn định hạn tuổi của Chức sắc CTĐ qua Hàm phẩm là 61 tuổi.

Sau đây xin chép lại nguyên văn Thánh Lịnh nầy:

Thánh Lịnh ấn định hạn tuổi của Chức sắc CTĐ qua Hàm phẩm

 

Văn phòng

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ

QUYỀN CHƯỞNG QUẢN

(Tứ thập lục niên)

Hiệp Thiên Đài

TÒA THÁNH TÂY NINH

-----
Số: 17/TL


HIẾN PHÁP
QUYỀN CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI

Chiếu Tân Luật và Pháp Chánh Truyền,

Chiếu Hiến pháp và Nội Luật HTĐ ngày rằm tháng 2 năm Nhâm Thân (1932),

Chiếu Hiến pháp HTĐ ngày mùng 8 tháng Giêng Giáp Thìn (dl 20-2-1964) và Hiến pháp HTĐ bổ túc ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965),

Chiếu Thánh giáo của Đức Hộ Pháp tại Cung Đạo Đền Thánh đêm mùng 6 tháng 5 Tân Hợi (dl 29-5-1971) chấp nhận việc công cử vị Thời Quân Hiến Pháp lên cầm quyền Chưởng Quản HTĐ,

Chiếu Vi Bằng Thượng Hội sơ bộ năm Mậu Thân (1968) quyết nghị theo lời dạy của Đức Hộ Pháp, kêu gọi trong hàng Chức sắc trên 61 tuổi tự định phận xin qua Hàm phẩm, mặt khác Hội Thánh kiểm soát lại những Chức sắc nào, mặc dầu trên hay dưới 61 tuổi mà bất lực và thiếu khả năng phục vụ, nhưng họ không tự định phận thì Hội Thánh đương nhiên đưa họ qua Hàm phẩm, để khỏi choán chỗ của bậc nhơn tài,

Chiếu Vi Bằng số 6/VB phiên nhóm thâu hẹp của Hội Thánh Lưỡng Đài ngày 12-9-Tân Hợi (dl 30-10-1971) quyết nghị thể theo Vi Bằng phiên nhóm thường niên của Hội Thánh Hàm phong, có Đức Hộ Pháp dự hội ngày 5-5-Kỷ Mão (1939) cho thành lập Hội Thánh Hàm Phong để nâng đỡ các đương sự vừa nghỉ ngơi tịnh dưỡng, vừa có cơ hội lập thêm công quả, làm những việc nhẹ nhàng và thích hợp với tuổi già theo Nội Qui riêng biệt, nên:

THÁNH LỊNH:

Điều thứ nhứt: Chấp thuận cho tái thành lập Hội Thánh Hàm Phong Cửu Trùng Đài kể từ ngày ký tên Thánh Lịnh nầy.

Điều thứ nhì: Những vị Chức sắc Nam Nữ trên 61 tuổi, già yếu, bịnh hoạn hoặc kém khả năng về mặt hành chánh, nên tự định phận xin qua Hàm phẩm. Mặt khác, Hội Thánh kiểm soát lại những vị Chức sắc Nam Nữ nào, mặc dầu trên hay dưới 61 tuổi mà bất lực, thiếu khả năng phục vụ, nhưng họ không tự định phận thì Hội Thánh đương nhiên đưa họ ra Hàm phẩm, để khỏi choán chỗ của bậc nhơn tài.

Điều thứ ba: Giao cho Hội Thánh CTĐ soạn thảo Bản Nội Qui về nhiệm vụ của Chức sắc Hàm phong như thế nào cho khỏi tương khắc với quyền hành của Chức sắc hành chánh và dự trù sự cấp dưỡng cho các đương sự ở Trung ương. Bản Nội Qui sẽ đưa ra phiên nhóm của Hội Thánh Lưỡng Đài duyệt xét và biểu quyết để ban hành.

Điều thứ tư: Hội Thánh CTĐ Nam Nữ tùy nhiệm vụ thi hành và ban hành Thánh Lịnh nầy.

Tòa Thánh ngày 24 tháng 9 Tân Hợi.
(dl 11-11-1971)

Quyền Chưởng Quản HTĐ
HIẾN PHÁP

Trương Hữu Đức
(ấn ký)

Số: 110/ĐS-SL Sao nguyên văn:

Kính gởi Hiền Hữu Ngọc Chánh Phối Sư,

Ra lịnh cho Lại Viện thi hành và ban hành Thánh Lịnh trên cho toàn đạo rõ, đồng thời Hiền Hữu cho soạn thảo Bản Nội Qui theo điều thứ ba của Thánh Lịnh nầy.

Nay kính.

Tòa Thánh, ngày 25-9-Tân Hợi (dl 12-11-1971)

ĐẦU SƯ THƯỢNG SÁNG THANH

(ấn ký)

Kính tường:

• Ngài Hiến Pháp Q.CQ HTĐ

• HH. Thái Chánh Phối Sư.

• HH. Thượng Chánh Phối Sư.

• Hồ sơ.

 

Nguyên do buộc Chức sắc CTĐ quá 61 tuổi phải qua Hàm phẩm:

Bởi vì số lượng Chức sắc CTĐ Nam phái từ Giáo Hữu đổ lên, ở mỗi phẩm cấp, do Đức Chí Tôn qui định, không được thêm, không được bớt. Đó là những con số tiền định.

Nhứt Phật: Giáo Tông: 1 vị.

Chưởng Pháp: 3 vị (mỗi phái 1 vị)

Tam Tiên: Đầu Sư: 3 vị (mỗi phái 1 vị)

Tam thập lục Thánh: 36 vị Phối Sư (mỗi phái 12 vị)

Thất thập nhị Hiền: 72 Giáo Sư (mỗi phái 24 vị)

Tam thiên Đồ đệ: 3000 Giáo Hữu (mỗi phái 1000 vị).

Từ phẩm Lễ Sanh trở xuống, số lượng Chức sắc không hạn định, nghĩa là nhiều bao nhiêu cũng được.

Nếu không hạn định số tuổi để Chức sắc CTĐ Nam phái qua Hàm phẩm thì số Chức sắc cấp dưới phải chờ đợi một vị Chức sắc cấp trên qui liễu thì mới trống chỗ ấy, sau đó mới công cử một vị Chức sắc dưới lên thay thế.

Như vậy, hàng ngũ Chức sắc CTĐ càng ngày càng già nua, sức khỏe yếu kém, làm cho công việc điều hành nền Đạo kém hiệu quả và chậm phát triển, chậm tiến bộ,

Chỉ có Chức sắc CTĐ Nam phái là bị buộc qua Hàm phẩm vì tuổi tác, còn các Chức sắc của CTĐ Nữ phái, của HTĐ và CQPT thì không buộc vì số lượng Chức sắc của mỗi cấp không hạn chế, nghĩa là nhiều bao nhiêu cũng được.

Sau đây xin chép nguyên văn THÁNH LỊNH thành lập Điều Lệ và Nội Qui của Hội Thánh Hàm Phong, số 26/ĐS-TL ngày 28-3-Nhâm Tý (dl 11-5-1972) do Ngài Đầu Sư Thượng Sáng Thanh ký tên, có Ngài Hiến Pháp HTĐ phê kiến.

THÁNH LỊNH thành lập Điều Lệ và Nội Qui của Hội Thánh Hàm Phong

       CHƯƠNG I Điều kiện ấn định Chức sắc CTĐ Nam Nữ vào Hàm Phong

       CHƯƠNG II: Hệ thống tổ chức

       CHƯƠNG III: Nhiệm vụ - Quyền hạn

       CHƯƠNG IV: Kỷ Luật (Quyền Nội trị)

       CHƯƠNG V: Thăng thưởng

       CHƯƠNG VI: Châu cấp

 

CỬU TRÙNG ĐÀI

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ

Văn phòng

(Tứ thập thất niên)

ĐẦU SƯ

TÒA THÁNH TÂY NINH

-----
Số: 26/ĐS-TL


ĐẦU SƯ
CHƯỞNG QUẢN CỬU TRÙNG ĐÀI NAM PHÁI

Chiếu Tân Luật và Pháp Chánh Truyền,

Chiếu Thánh giáo đêm rằm tháng 4 năm Giáp Thìn (dl 26-5-1964) của Đức Lý Đại Tiên Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông ĐĐTKPĐ, giáng cơ tại Cung Đạo Đền Thánh tấn phong Thượng Sáng Thanh làm Đầu Sư chánh vị,

Chiếu Thánh Lịnh số 17/TL ngày 24-9-Tân Hợi (dl 11-11-1971) của Ngài Hiến Pháp Quyền Chưởng quản HTĐ định tái lập Hội Thánh Hàm Phong CTĐ Nam Nữ,

Chiếu Vi Bằng số 8/VB ngày 6 và 7-3-Nhâm Tý (dl 19 và 20-4-1972) của Hội Thánh Lưỡng Đài Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện Nam Nữ tại Giáo Tông Đường dưới quyền Chủ Tọa của Ngài Hiến Pháp, Quyền Chưởng Quản HTĐ đã cứu xét xong Bản Điều Lệ Nội Qui Hội Thánh Hàm Phong CTĐ gồm có: 6 Chương, 18 Điều, nên:

THÁNH LỊNH
Thành lập điều lệ nội qui Hội Thánh hàm phong

CHƯƠNG I
Điều kiện ấn định Chức sắc CTĐ Nam Nữ vào Hàm Phong

Điều I: Tất cả Chức sắc CTĐ Nam Nữ, tuổi quá lục tuần trở lên, được xin vào Hàm phẩm, nếu xét mình không còn đủ sức đảm đương Hành Chánh Đạo. Chư Chức sắc Hàm phong sẽ được tiếp tục lập công cùng Đạo suốt đời theo sở nguyện, được cầu thăng Hàm phẩm theo luật định (Đạo Luật) và sẽ đặt dưới quyền lãnh đạo của Hội Thánh Hàm Phong.

Điều II: Chư vị Chức sắc trên 60 tuổi, già yếu, bịnh hoạn, kém năng lực hành chánh mà không tự xét mình để xin vào Hàm phẩm, Hội Thánh đương nhiên chọn lọc những vị nầy cho qua Hàm phẩm. (Về năng lực thì do Hội Thánh CTĐ lập Ủy Ban xét định, về sức khỏe thì có giấy chứng của bác sĩ).

Điều III: Chư Chức sắc Nam Nữ, dầu tuổi chưa tới lục tuần, mà tự xét mình kém khả năng hoặc thường hay đau yếu, cũng được xin qua Hàm phẩm, hay là Hội Thánh cứu xét và quyết định theo Điều II ghi trên.

Điều IV: Chủ Trưởng Hội Thánh Hàm Phong phải là một vị Chức sắc Nam phái từ phẩm Giáo Sư hay Phối Sư.

Dưới quyền quản trị và điều hành của vị Chủ Trưởng gồm có:

·         2 vị Phó Chủ Trưởng (1 Nam, 1 Nữ) đồng phẩm với vị Chủ Trưởng hay thấp hơn, hoặc sẽ do vị Chủ Trưởng tuyển chọn và đề nghị, hoặc toàn thể Chức sắc Hội Thánh Hàm Phong bầu lên.

·         2 vị Quản Lý Nội Viện H P. (Nam chánh Nữ phó).

·         2 vị Quản Lý Giáo Huấn H P. (Nam chánh Nữ phó).

·         1 vị Tổng Quản Văn phòng.

·         1 vị Quản Văn phòng.

·         1 vị Bí thơ.

·         Nhiều Chức sắc Hàm phong và nhơn viên phụ trách.

CHƯƠNG II: Hệ thống tổ chức

Điều V: Việc tuyển chọn vị Chức sắc làm Chủ Trưởng Hội Thánh Hàm Phong sẽ do toàn thể Chức sắc Hội Thánh Hàm Phong bầu cử. Hội Thánh CTĐ Nam Nữ chấp nhận và sẽ hợp thức hóa bằng một Huấn Lịnh.

Điều VI: Hội Thánh Hàm Phong được tổ chức tại mỗi Châu Đạo, Tộc Đạo, một Ban Chức sắc Hàm phong, tùy theo hoàn cảnh và nhân số. Thành phần Ban nầy gồm có:

·         1 vị Trưởng Ban phải là một Chức sắc Hàm phong cao phẩm hơn hết trong Châu Đạo hay Tộc Đạo.

·         2 vị Phó Trưởng Ban (1 Nam, 1 Nữ)

·         2 vị Chánh Phó Từ Hàn.

·         2 vị Kiểm Soát Viên và nhiều nhơn viên chọn lựa trong hàng cựu Chức Việc và Đạo hữu lão thành, hạnh kiểm tốt,thông Đạo thạo đời và phải có Chức sắc Hành Chánh Đạo địa phương đồng ý để giúp hay cho Ban nầy, nhưng không quá 12 người.

Điều VII: Sự kiến thiết Văn phòng và Cơ sở Trung ương của Hội Thánh Hàm Phong đặt tại Nội Ô Tòa Thánh, vị trí và kiểu mẫu do Hội Thánh quyết định và đài thọ, hoặc do Hội Thánh chỉ định một nơi thuận tiện để đặt Văn phòng làm việc trong buổi đầu.

Ở địa phương, sẽ tùy hoàn cảnh và phương tiện, cũng do các cấp Hành Chánh Đạo giúp đỡ y như Trung ương TòaThánh.

Hội Thánh Hàm Phong (HP) chịu đặt dưới hệ thống Hội Thánh CTĐ Nam Nữ. 

CHƯƠNG III: Nhiệm vụ - Quyền hạn

Điều VIII: Quyền hành của Chủ Trưởng Hội Thánh Hàm Phong: Chủ Trưởng có nhiệm vụ:

·         Chủ Tọa và triệu tập các phiên họp của Chức sắc HP.

·         Trực tiếp với Hội Thánh CTĐ để tham khảo ý kiến xây dựng đại nghiệp Đạo.

·         Kiểm soát sự hoạt động của Chức sắc Hàm phong.

·         An ủi và khuyên nhủ chư Chức sắc Nam Nữ khi vi phạm luật đạo hoặc sa ngã vì nghịch cảnh.

·         Đề nghị lên Hội Thá nh CTĐ Nam Nữ thăng thưởng chư Chức sắc HP có công nghiệp phi thường và răn người có tội.

Điều IX: Quyền hành của Phó Chủ Trưởng Hội Thánh Hàm Phong:

Phó Chủ Trưởng là người thay mặt Chủ Trưởng để điều hành mọi công việc nội và ngoại dung, được thay quyền cho Chủ Trưởng khi vắng mặt, có sự ủy quyền của Chủ Trưởng và hành quyền y như Chủ Trưởng.

Điều X: Quyền hành của hai vị Quản Lý:

Trực thuộc dưới quyền điều khiển của Chủ Trưởng, có hai vị Quản Lý và Phó Quản Lý.

A. Quản Lý Nội Viện Hàm phong:

·         Giữ gìn các hồ sơ của Hội Thánh Hàm Phong.

·         Lập sổ bộ Chức sắc Hàm phong.

·         Lập lịnh, ban hành và thi hành các công văn.

·         Ghi nhận công nghiệp của Chức sắc HP hữu công cũng như người vi phạm luật đạo.

·         Phúc nghị xin thăng thưởng hay răn phạt.

B. Quản Lý Giáo Huấn Hàm phong:

·         Thiết lập chương trình Huấn luyện Chức sắc HP.

·         Cấp chứng minh trình độ của Chức sắc HP.

·         Phúc nghị các sáng kiến lên Chủ Trưởng.

·         Kiểm soát mọi sở hành của Chức sắc HP, đệ trình ý kiến lên Chủ Trưởng để tùy phương xây dựng.

·         Khuyến khích kẻ hữu công và an ủi người phạm tội.

Hai vị Phó Quản Lý sẽ trực tiếp thực hiện các kế hoạch và chương trình của vị Quản Lý do chỉ thị của vị Chủ Trưởng Hội Thánh Hàm Phong.

Chức vụ và phẩm vị của hai vị Quản Lý và Phó Quản Lý sẽ do vị Chủ Trưởng chọn bổ.

Điều XI: Tổ chức Văn phòng:

A. Phụ tá và điều hành công việc Văn phòng của Chủ Trưởng gồm có:

·         1 vị Tổng Quản Văn.

·         1 vị Quản Văn.

·         1 vị Bí thơ.

·         và nhiều vị Chức sắc HP phụ trách.

B. Phụ tá và sắp đặt Văn phòng cho hai vị Quản Lý gồm có: - 1 Quản Văn phòng.

·         1 vị Bí thơ.

·         và nhiều Chức sắc HP phụ trách tùy nhu cầu công vụ.

Điều XII: Quyền dự hội và đảnh lễ Đức Chí Tôn.

Chiếu Thánh Lịnh ngày 12-12-Giáp Ngọ (dl 5-1-1955) của Đức Hộ Pháp Chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài ấn định:

·         Ngoại trừ Đại Đàn và Tiểu Đàn, Chức sắc HP được mặc Thiên phục cúng Tứ thời (Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu) trong những ngày thường.

·         Không được mặc áo trường y (9 nút) bất luận trường hợp nào, chỉ mặc áo dài trắng đeo phẩm hiệu có 2 chữ Hàm Phong theo phẩm tước của mình.

·         Được đề cử người đại diện đưa ý kiến trong các phiên khoáng nghị Đại Hội của Hội Thánh để giúp thêm sáng kiến xây dựng nghiệp Đạo, nếu có thơ mời, nhưng không quyền biểu quyết.

Điều XIII: Ngày Đại Hội Hội Thánh Hàm Phong.

Hằng năm, đến trung tuần tháng 10 âm lịch (Kỷ niệm Đại Đạo hoằng khai), Hội Thánh Hàm Phong sẽ triệu tập một phiên nhóm Đại Hội để kiểm nhận các diễn tiến và kết quả của cả Chức sắc HP Nam Nữ từ trung ương đến địa phương trong năm qua và hoạch định chương trình hoạt động cho năm tới, cũng như đúc kết các đề nghị xây dựng nghiệp Đạo và phúc sự chung niên, chuyển qua Hội Thánh CTĐ Nam Nữ.

CHƯƠNG IV: Kỷ Luật (Quyền Nội trị)

Chức sắc HP là thành phần niên cao kỷ trưởng, đạo đức cao thâm, lịch lãm Đạo Đời, ít khi phải để vi phạm luật pháp đạo. Tuy nhiên, trong tổ chức cộng đồng, không thể tuyệt đối, nên Hội Thánh sẽ áp dụng các biện pháp dưới đây nếu có vị nào vi phạm luật đạo:

Điều XIV: Hội Đồng Kỷ Luật:

Tất cả chư Chức sắc Hàm phẩm khi có phạm các thường tội thì vị Chủ Trưởng có toàn quyền khuyên lơn hay sửa răn, nếu tái phạm thì đưa ra Hội Đồng Kỷ Luật của Hội Thánh HP, chiếu theo luật pháp Đạo để răn phạt.

Hội Đồng Kỷ Luật gồm có:

·         1 vị Chủ Tọa: Chức sắc Hàm phẩm, phẩm cấp cao hơn bị can.

·         2 vị Nghị án, phẩm cấp cao hơn bị can.

·         1 vị buộc tội, phẩm cấp cao hơn bị can.

·         1 vị biện hộ, Chức sắc Hàm phẩm đồng phẩm bị can.

·         1 vị Từ Hàn (1 Chức sắc Hàm phẩm do Chủ Tọa chọn)

Vị Quản Lý Nội Viện HP sẽ chọn cử Chức sắc HP vào thành phần của Hội Đồng Kỷ Luật để xét xử các tội, nhưng phải có sự chấp thuận của vị Chủ Trưởng.

Điều XV: Phạm trọng tội.

Nếu Chức sắc HP nào vi phạm trọng tội, Chủ Trưởng Hội Thánh HP phải đưa nội vụ qua Hội Thánh CTĐ, chiếu theo luật pháp đạo định hình phạt và tùy theo phẩm cấp mà phân xử, các án lịnh có hiệu lực như Chức sắc Hành Chánh Đạo.

CHƯƠNG V: Thăng thưởng

Điều XVI: Cả Chức sắc HP Nam Nữ được cầu thăng khi có công nghiệp phi thường.

Riêng Chức việc Nam Nữ tuổi quá lục tuần, đầy đủ công nghiệp, cũng được lập hồ sơ cầu phong Hàm phẩm, nhưng hồ sơ phải lập đủ thủ tục và theo hệ thống Hành Chánh Đạo, dâng về Hội Thánh CTĐ cứu xét.

Chư vị Chức sắc HP nào có đủ sức khỏe, muốn lập công quả nơi các cơ quan Hành Chánh Đạo, được đệ đơn xin phục vụ nơi cơ quan nào phù hợp với khả năng mình, qua sự đồng ý của vị Chủ Trưởng Hội Thánh HP và Hội Thánh CTĐ chấp thuận bổ dụng.

CHƯƠNG VI: Châu cấp

Nghĩ vì Chức sắc HP đã dày công với Đạo trong buổi đương thời, khi tuổi già sức yếu, cần được đãi ngộ xứng đáng để ghi nhớ công ơn của bậc Chức sắc lão thành, nên:

Điều XVII: Tất cả Chức sắc HP đều được hưởng sự châu cấp y như Chức sắc đương quyền Hành Chánh Đạo.

·         Đang hành sự hoặc dưỡng lão cũng được lãnh phần trợ cấp thực phẩm (nếu không dùng cơm nơi Trai đường).

·         Bịnh tật được Hội Thánh xuất tiền trợ cấp và điều trị tại các Y Viện.

·         An nghĩ tại Dưỡng Lão Đường, có người chăm nom săn sóc (ngoài ra nếu muốn về tư gia thì phải có đơn xin của gia đình, Hội Thánh mới chấp thuận).

·         Khi liễu đạo được Hội Thánh cấp táng tùy phẩm cấp y như Chức sắc đương quyền Hành Chánh Đạo.

Điều XVIII: Nội Qui nầy áp dụng chung cho cả Chức sắc Hàm phong Nam Nữ đối với tình thế hiện hữu, được tùy thời sửa đổi cho phù hợp với trào lưu tiến hóa buổi tương lai, và sẽ do Hội Thánh Hàm Phong đề nghị bổ túc, hoặc Hội Thánh đương quyền thấy cần thì tu chỉnh.

Điều XIX: Bản Nội Qui Hội Thánh Hàm Phong dẫn thượng có hiệu lực kể từ ngày ký Thánh Lịnh nầy.

Điều XX: Tam vị Quyền Thái, Quyền Thượng, Ngọc Chánh Phối Sư và Quyền Nữ Chánh Phối Sư tùy nhiệm vụ ra lịnh thi hành và ban hành Thánh Lịnh nầy.

Tòa Thánh , ngày 28-3-Nhâm Tý (dl 11-5-1972)

ĐẦU SƯ Thượng Sáng Thanh
(ấn ký)

PHÊ KIẾN:
HIẾN PHÁP Q. Chưởng quản HTĐ

(ấn ký)

 

ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

HÁM

HÁM

HÁM: còn đọc Đạm: Ham thích, ăn.
Td: Hám lợi xu danh, Hám vọng.

 

Hám lợi xu danh

噉利趨名

A: To seek honour and wealth.

P: Désirer la renommée et la richesse.

Hám: còn đọc Đạm: Ham thích, ăn. Lợi: lợi lộc. Xu: chạy theo, xua vào. Danh: tiếng tăm.

Hám lợi xu danh là ham muốn lợi lộc, xua vào chỗ có tiếng tăm.

TNHT: Tâm trí bất định, đạo hạnh không hoàn toàn, thì con đường hám lợi xu danh tới hang sâu vực thẳm đó.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hám vọng

噉望

A: To covet.

P: Convoiter.

Hám: còn đọc Đạm: Ham thích, ăn. Vọng: mong mỏi.

Hám vọng là ham muốn mong mỏi.

TĐ ĐPHP: Trong tâm có nuôi hám vọng là vui chịu bắt lưu đày để gánh khổ cho nước nhà thoát đọa.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

HÃM

HÃM

HÃM: Mưu hại, mắc vào.
Td: Hãm hại, Hãm tội.

 

Hãm hại

陷害

A: To harm.

P: Faire tort.

Hãm: Mưu hại, mắc vào. Hại: làm hao tổn.

Hãm hại là đặt mưu kế để làm hại người.

KSH: Đừng gian mưu hãm hại người hiền.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Hãm tội

陷罪

A: To imprison.

P: Emprisonner.

Hãm: Mưu hại, mắc vào. Tội: tội lỗi.

Hãm tội là bị giam cầm vì có tội.

TNHT: Em đã liệu nhiều phương thế cho từ đây mấy chơn hồn có bề dễ tránh khỏi cửa Âm Quang hãm tội.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HÀN

HÀN

HÀN: Bút, cây viết.
Td: Hàn Lâm Viện, Hàn mặc.

 

Hàn Lâm Viện

翰林院

A: The academy of Caodaism.

P: L'académie de Caodaïsme.

Hàn: Bút, cây viết. Lâm: rừng. Viện: tòa nhà lớn.

Hàn lâm là rừng bút, chỉ chỗ nghiên cứu văn học.

Thuở xưa, Hàn Lâm Viện là cơ quan văn học được thiết lập bởi các vua nhà Lý, có nhiệm vụ biên soạn các văn từ nội trị và ngoại giao, vị quan đứng đầu là Đại Học Sĩ.

Ngày nay, Hàn Lâm Viện là cơ quan tối cao về văn học và khoa học của một nước.

Trong Đạo Cao Đài, Hàn Lâm Viện là một cơ quan đặc biệt nằm ngoài CTĐ và HTĐ, do Đức Chí Tôn lập nên, dưới quyền chưởng quản của Giáo Tông và Hộ Pháp, có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy nền Văn hóa Cao Đài mà Đức Chí Tôn tạo ra cho toàn nhơn loại.

Hàn Lâm Viện Cao Đài gồm 12 Viện sĩ gọi là Thập nhị Bảo Quân, mỗi vị có chức năng chuyên môn riêng biệt đặc sắc, kể ra sau đây:

■ Theo quyển "Lời Phê của Đức Hộ Pháp", trang 25 thì Thập nhị Bảo Quân gồm:

LỜI PHÊ: Toàn thể Bảo Quân là Hàn Lâm Viện , mỗi vị có sở thức sở năng, ấy là điều khác nhau đặc biệt, tỷ như Huyền Linh Quân, nghĩa là Thần linh hồn, khác với Bảo Học Quân thuộc về khoa học hay là thực tế học.

1.    Bảo Huyền Linh Quân.

2.    Bảo Thiên Văn Quân.

3.    Bảo Địa Lý Quân.

4.    Bảo Học Quân.

5.    Bảo Cô Quân.

6.    Bảo Sanh Quân.

7.    Bảo Phong Hóa Quân.

8.    Bảo Văn Pháp Quân.

9.    Bảo Y Quân.

10.  Bảo Nông Quân.

11.  Bảo Công Quân.

12.  Bảo Thương Quân.

Thập nhị Bảo Quân dưới quyền nào của Đạo?

LỜI PHÊ: Riêng cho quyền Thượng Hội, dưới quyền chỉ huy của Giáo Tông và Hộ Pháp.

■ Theo quyển "Chánh Trị Đạo" của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, trang 69, Ngài kể Thập nhị Bảo Quân, thay vì số 7 là Phong Hóa Quân thì chỗ đó là Bảo Sĩ Quân. Như vậy có đủ 4 vị Bảo Quân: Sĩ, Nông, Công, Thương. (Xem thêm: Thập nhị Bảo Quân, vần Th)

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hàn mặc

翰墨

A: Pen and ink: The schoolars.

P: Pinceau et encre: Les lettrés.

Hàn: Bút, cây viết. Mặc: mực.

Hàn mặc là cây viết và lọ mực, ý nói người trí thức hay các văn nhân thi sĩ.

 

HÀNG

Hàng long phục hổ

降龍伏虎

Hàng: còn một âm nữa là Giáng: buộc phải tùng phục. Phục: nằm sát xuống. Long: rồng. Hổ: cọp.

Hàng long phục hổ là bắt rồng phải đầu hàng, bắt cọp phải tùng phục.

Trong phép Luyện đạo của Tiên giáo, Hàng long phục hổ là có ý nói sự tu luyện của hành giả Nam và Nữ cần phải chế phục tình dục, đi đến chỗ tuyệt dục luôn.

Hàng ma phục quỉ là buộc tà ma phải đầu hàng và buộc quỉ quái phải tùng phục.

 

HÀNH

HÀNH

1.    HÀNH: Làm, đem làm, đi.
Td: Hành biến, Hành đạo, Hành lễ.

2.    HÀNH: (nôm) Đày cho khổ sở.
Td: Hành hài, Hành xác.

 

Hành biến

行變

A: To act with liberty.

P: Agir avec liberté.

Hành: Làm, đem làm, đi. Biến: thay đổi.

Hành biến là làm việc một cách linh động, thay đổi phương lược cho thích hợp với hoàn cảnh đổi thay để đạt được kết quả tốt đẹp.

TNHT: Các con đặng tự do hành biến cho xong việc.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hành Chánh Đạo

       Mục đích của Hành Chánh Đạo

       Cứu cánh của Hành Chánh Đạo

       Hệ Thống Tổ Chức Hành Chánh Đạo


行政道

A: The body of the religious administration.

P: Le corps de l'administration religieuse.

Hành: Làm, đem làm, đi. Chánh: khuôn phép, qui tắc làm việc, việc sắp đặt trị an. Đạo: tôn giáo.

Theo nghĩa ngoài đời, Hành Chánh là thi hành chánh sách và pháp luật của nhà nước trong việc cai trị dân chúng.

Hành Chánh Đạo là một cơ quan của Đạo Cao Đài để thi hành các luật lịnh của Hội Thánh, hoặc của nhơn sanh dâng lên mà đã có Quyền Chí Tôn phê chuẩn, nghĩa là buộc chúng sanh tuân y luật pháp chơn truyền của Đạo mà đi trên con đường đạo đức cho đặng thong dong, hòa bình, trật tự, hạnh phúc, an nhàn, tức là thực hành cả khuôn viên luật pháp cho ra thiệt tướng.

"Hành Chánh Đạo là thi hành cho đúng những qui điều trong chơn pháp để dìu độ chúng sanh lánh khỏi tội tình, hiệp về cội Đạo.

Cầm quyền Hành Chánh Đạo là phận sự của CTĐ, thay mặt cho Trời mà thực thi nhơn nghĩa đạo đức, để phục vụ nhơn sanh về phần vật chất tức là phần Đời. Bảo thủ chơn truyền chẳng để cho Chánh giáo trở nên Phàm giáo là nhiệm vụ của Chức sắc HTĐ can hệ về phần tinh thần tức là phần Đạo.

Thiết nghĩ, Chức sắc CTĐ được quyền sử dụng những luật lệ do nhơn sanh lập thành, nên phải gìn giữ và nhắc nhở nhơn sanh tuân hành nghiêm chỉnh giáo điều Tân Luật, để khỏi bị vi phạm luật pháp mà thất thệ và lỗi đạo.

Vả lại, Chức sắc Hội Thánh CTĐ cũng không nên quên rằng chính mình cũng phải chịu dưới luật lệ ấy vì nó đã trở thành Thiên điều tại thế rồi. Vì thế, để xứng đáng là người hướng đạo tinh thần cho nhơn sanh, chư Chức sắc Thiên phong cần ý thức rõ vai tuồng Hành Chánh Đạo của mình, đừng vì một sơ suất hiểu lầm do phàm tâm lấn áp mà biến sự PHỤC VỤ thành QUYỀN CAI TRỊ, gây thống khổ cho nhơn sanh mà đắc tội với Đại Từ Phụ, sanh điều phản khắc với tôn chỉ và chủ nghĩa của nền Đại Đạo.

Tại sao nơi cửa Đạo Cao Đài lại có Hành Chánh Đạo mà không như các tôn giáo khác hằng ngồi yên để tịnh luyện?

Xin thưa: Đối với Đạo Cao Đài, Hành Chánh Đạo là một cơ cấu bỉnh cán các đẳng chơn linh hạ trần nương theo đó mà hồi cựu vị.

Mục đích của Hành Chánh Đạo

là phục vụ nhơn sanh trong tinh thần giáo hóa để giác ngộ, hầu hướng dẫn nhơn sanh lập công bồi đức, chuộc lỗi tiền khiên, qui hồi cựu vị.

Hành Chánh Đạo là một danh từ rất kêu đối với Đời, nhưng nó là một danh từ trống rổng ở cửa Đạo về mặt uy quyền cũng như lợi lộc. Đạo Cao Đài sở dĩ có Hành Chánh là vì muốn cho có đẳng cấp trật tự đi trong lẽ phải, thực hành chơn lý để mỗi chơn linh, dù lớn dù nhỏ, có phương tiện nương theo đó mà lập vị mình, hầu trở lại quê xưa hay là tiến hóa.

Chức sắc Hội Thánh CTĐ có phận sự thực thi Hành Chánh Đạo một cách công minh, nghĩa là chúng ta, kẻ tay sai cho tất cả chúng sanh, nhờ ta kêu gọi dìu dẫn mà họ sớm giác ngộ, cải tà qui chánh, thoát khỏi tục trần, lánh vòng phiền não.

Chúng ta nên hiểu rằng, mục tiêu chánh của Hành Chánh Đạo là giáo hóa, chớ không phải như Hành Chánh của Đời là cai trị.

Các bậc Giáo Chủ của các nền tôn giáo xưa kia đâu cần phải có hình thức quan lại trong khuôn khổ trị dân để giáo đạo đâu. Các Đấng ấy đi ta bà để khuyên dân dạy đời và thức tỉnh nhơn loại, rồi các đạo giáo ấy cũng thành hình trong sự dạy dỗ.

Vậy, chúng ta cả thảy nên nhìn vào sự giáo hóa mà tiến lên, đừng để hình thức cai trị bắt buộc phải theo Đạo thì hình thức ấy chỉ là lầu đài trên bãi cát.

Cứu cánh của Hành Chánh Đạo

là "đoạt vị tại thế" trong chiều hướng tận độ chúng sanh đưa về cựu phẩm.

Chúng ta biết rằng, Nhơn hồn có nhiều bực cấp của chơn hồn từ Nguyên nhơn đến Hóa nhơn và Quỉ nhơn. Hành Chánh Đạo chẳng phải chỉ kêu gọi hàng Nguyên nhơn mà còn độ rỗi Hóa nhơn và trừ khử Quỉ nhơn nữa. (Quỉ nhơn là tà tâm dục vọng). Bởi cớ nên Đại Từ Phụ lập ra CTĐ để sắp xếp các đẳng linh hồn đã xuống thế, tùy theo căn nguyên biết mộ đạo, tu tỉnh mà trở lại nguyên căn ở cõi vô hình hay là thượng giới.

Ngoài ra, bên Quỉ vị, vì lẽ công bình của Tạo Đoan, nên cũng có thành lập Tam thập lục Động, đối chiếu với Tam thập lục Thiên, để khảo duợt các chơn linh trước khi trở về đến Ngọc Hư Cung.

Do đó, Hành Chánh Đạo làm thế nào cho sáng tỏ chơn lý, rạng rỡ nét công, đừng còn những lẽ tà vạy trong hàng Chức sắc Thánh Thể Đức Chí Tôn, cũng như trong bổn đạo là con của Đại Từ Phụ. Nếu mỗi mỗi trong Thánh Thể của Đức Chí Tôn biết nêu ra lẽ chánh thì con đường tận độ sẽ thênh thang, cả Nguyên nhân lẫn Hóa nhơn có thể trở lại ngôi xưa hay hóa kiếp để đoạt vị một cách dễ dàng, bằng ngược lại thì sẽ bị rơi trong cái bẫy khảo duợt của Chúa quỉ, tức nhiên lọt vào tay của Kim Quang Sứ vậy." (Tài liệu Hạnh Đường, Huấn Luyện Giáo Hữu)

Hệ Thống Tổ Chức Hành Chánh Đạo

của Đạo Cao Đài bắt đầu từ dưới lên trên. Nền móng tổ chức là Hương Đạo.

Nhiều Hương Đạo lập thành Tộc Đạo, nhiều Tộc Đạo lập thành Châu Đạo, nhiều Châu Đạo lập thành Trấn Đạo. Các Trấn Đạo trực tiếp với Cửu Viện (9 Viện).

Từ Trấn Đạo trở xuống thuộc về Hành Chánh Đạo Địa phương, từ Cửu Viện trở lên thuộc về Hành Chánh Đạo Trung ương, là những cơ quan quan trọng tại Tòa Thánh cầm quyền điều hành nền đạo.

Hệ Thống Tổ Chức Hành Chánh Đạo, được tóm tắt bằng sơ đồ nơi trang 13 của quyển Cao Đài Từ Điển nầy.

Các phẩm vị: Giáo Tông, Hộ Pháp và Đầu Sư tại Trung ương thường được gọi là "HỘI THÁNH ANH".

Ba phẩm cấp nơi Hương Đạo: Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự được gọi là "HỘI THÁNH EM".

Đạo Cao Đài chỉ có một Hội Thánh Anh mà lại có vô số Hội Thánh Em. Dầu có một quyền lực mạnh mẽ nào đi nữa cũng không thể tiêu diệt được Hội Thánh của Đạo Cao Đài.

Trong Tổ chức Hành Chánh Đạo, Nam Nữ được phân quyền rõ rệt, Nam phái làm việc theo Nam phái và Nữ phái làm việc theo Nữ phái.

Sở dĩ CTĐ tổ chức Hành Chánh Đạo là nhằm mục đích phổ độ và giáo hóa nhơn sanh đạt được kết quả mau chóng và tốt đẹp. Ấy là thể hiện công việc Phụng sự nhơn sanh.

Đức Chí Tôn mở Đạo Cao Đài thời Tam Kỳ Phổ Độ là lập một trường thi công quả cho nhơn sanh đắc đạo. Bí pháp giải thoát trong thời kỳ nầy là công quả phụng sự nhơn sanh, chớ không phải tìm nơi thanh vắng hành công tu luyện, độc thiện kỳ thân. Muốn phụng sự nhơn sanh có hiệu quả thì phải tổ chức ra một guồng máy gồm nhiều cơ quan, sự điều hành phải có trật tự phân minh, nhiệm vụ lớn nhỏ rõ rệt. Sự phổ độ không phải chỉ riêng dân chúng nơi nước Việt Nam mà còn phải lan rộng ra toàn nhơn loại trên thế giới.

Đạo Cao Đài dùng từ ngữ Hành Chánh Đạo, khiến cho người đời lầm tưởng là Đạo Cao Đài lập ra một triều đình hay một Chánh phủ quân chủ để tranh giành quyền lực với Chánh quyền đời. Chính vì sự hiểu lầm như thế, mà từ khi Khai Đạo năm Bính Dần (1926) đến nay, Đạo Cao Đài luôn luôn bị Chánh quyền đời nghi ngờ, tìm cách đàn áp và tiêu diệt.

Để giải tỏa các điều hiểu lầm tai hại nói trên, mỗi Chức sắc CTĐ cầm quyền Hành Chánh Đạo phải thực hiện rõ nét nhiệm vụ phổ độ và giáo hóa nhơn sanh hành thiện, trong tình thương yêu cao cả, muốn cứu khổ ban vui.

Đừng nên có một hành động hay một cử chỉ, lời nói nào để người đời hiểu lầm Chức sắc được Hội Thánh bổ xuống địa phương như là một "Ông quan của đạo" để cai trị tín đồ trong địa phương đó, hoặc tự cho mình như là một "ông Thánh Sống" với lời nói thốt ra như là lời phán truyền buộc các tín đồ phải cúi đầu tùng phục.

Đức Chí Tôn đã từng dạy, Chức sắc là người đi phụng sự nhơn sanh, chớ đâu phải đến đó để nhơn sanh phụng sự Chức sắc. Nếu để nhơn sanh phụng sự Chức sắc thì có gì gọi là công quả của Chức sắc. Đây là điều rất tế nhị khó khăn, đòi hỏi Chức sắc phải có đủ hạnh đức của bực chơn tu, có trình độ thông hiểu giáo lý Đại Đạo, không ham quyền tước danh vọng nơi cõi trần nầy, chỉ muốn giúp đời, cứu khổ ban vui cho đời.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hành công tu luyện

行功修煉

Hành: Làm, đem làm, đi. Công: sự vất vả làm việc. Tu: sửa. Luyện: nấu đúc cho thật kỹ.

Hành công tu luyện là làm các công việc luyện đạo theo Tâm pháp bí truyền, để luyện TINH hóa KHÍ, luyện KHÍ hiệp THẦN, luyện THẦN huờn hư, tức là luyện Tam Bửu (Tinh Khí Thần) hiệp nhứt, gọi là Tam Huê tụ đảnh, Ngũ Khí triều nguơn, đắc đạo thành Tiên, Phật tại thế.

Việc hành công tu luyện phải thực hành trong Tịnh Thất, dưới sự hướng dẫn của Tịnh Chủ.

TL: Tịnh Thất, Điều 8: Phải tuân mạng lịnh của một Tịnh Chủ, phải y theo giờ khắc sẽ định mà hành công tu luyện.

TL: Tân Luật.

 

Hành đạo

行道

A: To preach.

P: Aller prêcher.

Hành: Làm, đem làm, đi. Đạo: tôn giáo.

Hành đạo, theo nghĩa thông thường, là đi truyền đạo, tức là đi truyền bá giáo lý của một nền tôn giáo để mọi người biết được chơn lý mà cầu đạo, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ, bảo vệ những tín đồ của tôn giáo mình.

Nhưng đó chỉ là mặt ngoài thôi, người hành đạo cần phải có cả hai phương diện trong và ngoài:

Thứ nhứt là Tự giác, tức là mình lo học đạo, thực hành đạo lý để bản thân mình nên đạo, làm gương cho nhơn sanh.

Thứ nhì là Giác tha, tức là mình đem sự hiểu biết đạo lý của mình truyền cho người khác để họ được giác ngộ như mình, giúp đỡ họ để cùng nhau tiến hóa trên đường đạo đức.

TNHT: Thầy khuyên hành đạo sẽ vui lòng.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hành đạo tha phương

行道他方

A: To preach in the strange land.

P: Aller prêcher dans la terre étrangère.

Hành: Làm, đem làm, đi. Đạo: tôn giáo. Tha: khác. Phương: miền.

Hành đạo tha phương là đi truyền bá giáo lý, phổ độ nhơn sanh ở những vùng đất xa xôi đối với Tổ đình trung ương là Tòa Thánh Tây Ninh.

ĐLMD: Phần châu cấp cho Thiên phong đi hành đạo tha phương thì chiếu theo Châu Tri số 9 mà thi hành.

ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).

 

Hành giả

行者

A: The initiate.

P: L'initié.

Hành: Làm, đem làm, đi. Giả: người.

Hành giả là người đang hành công tu luyện, tức là người đã thọ bí pháp tâm truyền và đang thực hành việc luyện đạo.

 

Hành hài

A: To macerate.

P: Macérer.

Hành: Đày cho khổ sở. Hài: hình hài thể xác.

Hành hài là làm cho thể xác đau đớn khổ sở.

TNHT: Nó cũng noi chước Thiên cung mà lập thành Quỉ vị, cũng đủ các ngôi các phẩm, đặng đày đọa các con, hành hài các con,...

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hành hình

行刑

A: To execute a convict.

P: Exécuter un condamné.

Hành: Làm, đem làm, đi. Hình: hình phạt.

Hành hình là thi hành hình phạt đối với một tội nhân.

KSH:

Âm đài gông tróng sẵn sàng,

Chờ khi thác xuống, cổ mang hành hình.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Hành hóa

行化

A: To teach.

P: Enseigner.

Hành: Làm, đem làm, đi. Hóa: dạy dỗ cho biến đổi từ xấu thành tốt.

Hành hóa là làm công việc dạy dỗ nhơn sanh để biến đổi kẻ hung dữ thành hiền lương đạo đức.

CG PCT: Nơi CTĐ có Đức Giáo Tông là người thay mặt cho các Đấng thiêng liêng đặng hành hóa.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hành hương

行香

A: To go on a piligrimage.

P: Aller en pèlerinage.

Hành: Làm, đem làm, đi. Hương: cây nhang đốt lên để cúng tế.

Hành hương là đi đến chùa đốt nhang lễ bái.

Hằng năm, các ngày trong tháng Giêng, những người sùng đạo nam nữ già trẻ khắp nơi tổ chức đi hành hương ở Tòa Thánh Tây Ninh và ở núi Bà Đen rất đông đảo, vì ở Tòa Thánh Tây Ninh có Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế vào ngày mùng 9 tháng giêng, và ở Chùa Bà trên núi, Lễ Vía Bà Lê Sơn Thánh Mẫu được tổ chức từ ngày mùng 10 đến rằm tháng giêng.

Tiền hành hương: là số tiền mà những người đến cúng bái đóng góp để chi phí cho việc cúng tế. Thông thường, số tiền nầy dùng để mua: hương, đăng, hoa, trà, tửu, quả.

Tủ hành hương: Cái tủ dùng để đựng tiền hành hương. Tủ nầy được khóa cẩn thận, có dán niêm, trên mặt tủ có một cái khe nhỏ để khách hành hương bỏ tiền vào.

 

Hành khiển

行遣

Hành: Làm, đem làm, đi. Khiển: phân phát, sai khiến.

Hành khiển là vị Thần coi việc nhân gian trong một năm.

Người Trung hoa tin tưởng có 12 vị Thần Hành Khiển cai quản 12 năm theo 12 con giáp, mỗi vị trách nhiệm một năm và cứ luân phiên nhau. Mỗi vị Thần Hành Khiển có một Phán quan đi theo giúp việc.

Sau đây là danh sách 12 vị Thần Hành Khiển và Phán quan trong 12 năm, theo các sách của người Tàu truyền lại:

1.    Năm Tý: Chu Vương Hành Khiển, Thiên Ôn Hành Binh chi Thần, Lý Tào Phán quan.

2.    Năm Sửu: Triệu Vương Hành Khiển, Tam thập lục phương Hành Binh chi Thần, Khúc Tào Phán quan.

3.    Năm Dần: Ngụy Vương Hành Khiển, Mộc Tinh chi Thần, Tiêu Tào Phán quan.

4.    Năm Mão: Trịnh Vương Hành Khiển, Thạch Tinh chi Thần, Liêu Tào Phán quan.

5.    Năm Thìn: Sở Vương Hành Khiển, Hỏa Tinh chi Thần, Biểu Tào Phán quan.

6.    Năm Tỵ: Ngô Vương Hành Khiển, Thiên Hải chi Thần, Hứa Tào Phán quan.

7.    Năm Ngọ: Tấn Vương Hành Khiển, Thiên Hao chi Thần, Nhân Tào Phán quan.

8.    Năm Mùi: Tống Vương Hành Khiển, Ngũ Đạo chi Thần, Lâm Tào Phán quan.

9.    Năm Thân: Tề Vương Hành Khiển, Ngũ Miếu chi Thần, Tống Tào Phán quan.

10.  Năm Dậu: Lỗ Vương Hành Khiển, Ngũ Nhạc chi Thần, Cự Tào Phán quan.

11.  Năm Tuất: Việt Vương Hành Khiển, Thiên Bá chi Thần, Thành Tào Phán quan.

12.  Năm Hợi: Lưu Vương Hành Khiển, Ngũ Ôn chi Thần, Nguyễn Tào Phán quan.

 

Hành lễ

行禮

A: To celebrate a ritual ceremony.

P: Celébrer une cérémonie rituelle.

Hành: Làm, đem làm, đi. Lễ: nghi thức cúng tế.

Hành lễ là thực hành các nghi thức cúng tế.

PCT: Chúng nó đặng phép hành lễ khi làm chủ các chùa trong mấy tỉnh nhỏ.

(Chúng nó: Đức Chí Tôn gọi các Giáo Hữu. Chùa: Thánh Thất. Trước ngày khai đạo chưa có Thánh Thất, nên Đức Chí Tôn tạm gọi là chùa.)

PCT: Pháp Chánh Truyền.

 

Hành pháp

行法

A: To administer a sacrament.

P: Administrer un sacrement.

Hành: Làm, đem làm, đi. Pháp: Phép Bí tích, như Phép Tắm Thánh, Phép Giải Oan, Phép Đoạn Căn, Phép Hôn Phối, v.v...

Hành pháp là thực hành một phép Bí tích.

Đức Phạm Hộ Pháp thọ lãnh các Phép Bí tích nơi Đức Chí Tôn để truyền lại cho các Chức sắc đi hành đạo. Các vị Chức sắc nầy trước khi thọ lãnh các Phép Bí tích, phải lập thệ trước Bàn Hộ Pháp và Bàn Ngũ Lôi.

Chức sắc muốn hành pháp cho đúng thì phải luyện tập cho thuần thục, đầy đủ các chi tiết theo đúng chơn pháp thọ truyền. Muốn hành cho đắc pháp thì bản thân vị Chức sắc phải có đủ 4 yếu tố: - Trường trai hoàn toàn, - Tuyệt dục, - Giữ tâm thanh tịnh, - Đức tin mạnh mẽ nơi Đức Chí Tôn và Phật Mẫu.

 

Hành tàng

行藏

A: The visible et hidden acts.

P: Les actes visibles et cachés.

Hành: Làm, đem làm, đi, chỉ những việc làm thấy rõ được. Tàng: ẩn kín, chỉ những việc ẩn kín, không thấy rõ.

Hành tàng là những việc làm thấy rõ hay những việc làm còn ẩn kín.

Trong sách Minh Tâm Bửu Giám, có bài thi Hán văn:

Hành tàng hư thực tự gia tri,

Họa phúc nhân do cánh vấn thùy.

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,

Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì.

Nghĩa là:

Hở kín hư thực, tự nhà mình biết,

Nguyên nhân của họa phúc có cần chi hỏi ai.

Lành dữ đến cuối cùng bao giờ cũng có báo đáp,

Chỉ tranh nhau đến sớm, cùng là đến muộn.

Máy Hành tàng: chỉ tất cả sự vận chuyển trong CKVT, có cái mắt phàm thấy được, có cái mắt phàm không thấy được (như là ẩn kín). Máy hành tàng là Thiên cơ, Máy Trời.

Đức Phạm Hộ Pháp: Hành tàng hư thiệt tại Cha Trời.

TNHT: Nhơn là đầu hết các hành tàng.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Hành thiện

行善

A: To do a good deed.

P: Faire le bien.

Hành: Làm, đem làm, đi. Thiện: lành, tốt.

1. Hành thiện là làm điều lành điều tốt, ích lợi cho người khác, thí dụ như: Cứu đói trợ nghèo, bắc cầu sửa đường,...

ĐLMD: Mỗi đẳng cấp (CQPT) phải có đủ 3 năm hành thiện mới mong bước qua đẳng cấp khác.

Sách Minh Tâm Bửu Giám:

Hành thiện chi nhơn như xuân viên chi thảo,

Bất kiến kỳ trưởng, nhựt hữu sở tăng;

Hành ác chi nhơn như ma đao chi thạch,

Bất kiến kỳ tổn, nhựt hữu sở khuy.

Nghĩa là:

Người làm lành như cỏ trong vườn xuân,

Không thấy lớn mà mỗi ngày vẫn tăng;

Kẻ làm ác như đá mài dao,

Không thấy mòn mà mỗi ngày vẫn khuyết.

2. Hành Thiện là một phẩm Chức sắc trong Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng của CQPT.

Hành Thiện là người đã nghe đã biết việc lành rồi, bây giờ phải đi làm lành, làm thế nào cho kẻ bịnh hoạn, tật nguyền, già cả, góa bụa, được hưởng điều lành, được an ủi cõi lòng, hết than thân tủi phận dở dang, bớt điều khổ não, mới xứng đáng gọi là Hành Thiện.

Hành Thiện đối phẩm Chánh Trị Sự bên CTĐ.

Đạo phục của Hành Thiện khi chầu lễ Đức Chí Tôn:

Hành Thiện mặc áo tràng trắng, choàng ngang vai một Dây Sắc Lịnh màu đỏ, bỏ mối qua tay mặt, trên Dây Sắc Lịnh có gắn khuê bài đề chữ Hành Thiện bằng quốc tự, đầu đội khăn đóng đen 7 lớp chữ Nhơn.

Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp về phẩm Hành Thiện:

"Chơn pháp bên Phước Thiện có điều nầy trọng yếu hơn hết, từ bực Hành Thiện muốn lên Giáo Thiện, phải tạo nghiệp cho đủ 12 gia đình theo chơn pháp.

Nếu thiếu một người trong số 12 người ấy thì phải dừng lại ở bực Hành Thiện mà thôi, chớ không thăng lên Giáo Thiện. Tạo nghiệp cho 12 gia đình, không phải đem bà con vào đó mà được, tạo nghiệp cho mỗi gia đình phải có bằng chứng là ngoại nhân, còn đem bà con cật ruột thì truất bỏ, chẳng kể công nghe chưa? Bởi vì bậc Hành Thiện là phải làm thiện, nhưng nếu làm cho thân nhân mình, anh em của mình, làm cho gia đình mình, thì không kể là hành thiện."

Lời phê của Đức Phạm Hộ Pháp về phẩm Hành Thiện:

"Chiếu theo chơn pháp thì cả Sở Lương điền Công nghệ chỉ có hàng Chức sắc phẩm Hành Thiện mới được lập mà thôi, vì họ phải nuôi sống và bảo vệ lập nghiệp cho 12 gia đình; còn hạng Minh Đức, Tân Dân, Thính Thiện thì làm công quả trong các cơ sở của Hội Thánh, đặng nhơn thời gian tùng sự với một Chức sắc Thiên phong hàng Giáo Thiện mà học đạo lý và tu tâm dưỡng tánh, kiên cố tâm đạo.

Vậy, hễ trọn hiến thân vào Đạo thì họ không còn gia đình nữa, hay là gia đình của họ cũng thuộc về Đạo, dưới quyền của một vị Giáo Thiện giáo huấn, bảo bọc, là cơ sở của Hội Thánh. Do đó, chư vị Giáo Thiện là riêng biệt, nạp trọn huê lợi công ích cho Hội Thánh.

Còn các cơ sở của Hành Thiện là thuộc quyền của gia tộc của họ đào tạo, phải tùng khuôn luật đặng sửa đương.

Hội Thánh Phước Thiện, trong kỳ Đại Hội nầy, Bần đạo nhứt định không cho qua khỏi mặt luật ấy nữa."

(Ngày 5 tháng 9 năm Tân Mão, 1951)

ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).

CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hành xác

A: To macerate.

P: Macérer.

Hành: Đày cho khổ sở. Xác: thể xác. Hành xác đồng nghĩa Hành hài.

Hành xác là làm cho thể xác đau đớn khổ sở.

TNHT: Quỉ vương đến trước Bạch Ngọc Kinh xin hành xác và thử thách các con.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HẠNH

HẠNH

1.    HẠNH: Tánh nết, đức hạnh.
Td: Hạnh chất, Hạnh đường.

2.    HẠNH: May mắn, có phước.
Td: Hạnh hưởng, Hạnh ngộ,

3.    HẠNH: Cây hạnh, cùng loại với cây đào.
Td: Hạnh đàn, Hạnh lâm.

 

Hạnh chất

行質

A: The conduct.

P: La conduite.

Hạnh: Tánh nết, đức hạnh. Chất: phẩm chất.

Hạnh chất là phẩm chất và đức hạnh.

TNHT: Khá kiếm hiểu cho đích xác, chớ tưởng lầm rằng dầu hạnh chất của các con dường bao, Đạo cũng thạnh hành mà dìu dắt các con đến tận chốn được.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hạnh đàn

杏壇

A: The terrace of apricot-trees.

P: La terrace des abricotiers.

Hạnh: Cây hạnh, cùng loại với cây đào. Đàn: cái nền đất đắp cao.

Hạnh đàn là cái nền đất đắp cao, trên đó có trồng nhiều cây hạnh. Đó là nơi Đức Khổng Tử cất nhà ở và dạy học.

Đến nay, Hạnh đàn vẫn còn di tích ở trước Khổng Miếu, huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn đông.

Hạnh đàn là chỉ nơi học hành và tu dưỡng của nhà Nho.

 

Hạnh đường

行堂

A: School of training of dignitaries.

P: École de l'entrainement des dignitaires.

Hạnh: Tánh nết, đức hạnh. Đường: nhà, trường học.

Hạnh Đường có nghĩa đen là trường huấn luyện về đức hạnh, nhưng nghĩa thông thường là trường huấn luyện Chức sắc và Chức việc cho có đủ đức độ và tài ba để đi hành đạo.

ĐLMD: "Phải lập Hạnh Đường nơi Tòa Thánh và Văn phòng Đầu Tỉnh Đạo đặng giáo hóa Chức sắc Thiên phong và Chức việc."

"Thiên phong Chức sắc phải vào Hạnh Đường học thêm Đạo lý, Luật Đạo và Luật đời, đặng dễ bề thân thiện cùng đời mà độ đời cho biết Đạo. Phải giữ phẩm giá của mình cho đặng thanh cao đạo đức."

Hạnh Đường nơi Tòa Thánh Trung ương huấn luyện 3 cấp Chức sắc: Giáo Hữu, Lễ Sanh và Chức việc Bàn Trị Sự.

Khóa Hạnh Đường huấn luyện Giáo Hữu được gọi là Cao Đẳng Hạnh Đường.

Các môn được đem ra huấn luyện nơi Hạnh Đường gồm:

·         Giáo lý.

·         Hành Chánh Đạo.

·         Luật pháp Đạo.

·         Lễ nghi Tế tự.

·         Ngoại giao và xã giao.

1. Môn Giáo lý Đại Đạo: giúp thấm nhuần chủ nghĩa và triết lý cao siêu của Đạo Cao Đài, hấp thụ một ý thức hệ mới, xây dựng cho mình một lập trường chánh nghĩa, một quan niệm tiến bộ trong việc khắc kỷ tu thân và phục vụ nhơn loại.

2. Môn Hành Chánh Đạo: sẽ hướng dẫn thông suốt phương pháp tổ chức, lề lối làm việc khoa học, hầu làm phương châm giáo hóa và hướng dẫn nhơn sanh đi đúng qui điều chơn pháp của Đức Chí Tôn trong nhiệm vụ thể Thiên hành hóa.

3. Môn Luật Pháp Đạo: là môn rất quan trọng, vì nó là khuôn vàng thước ngọc điều hành guồng máy Hành Chánh, hầu bảo thủ chơn truyền và công bình Thiên đạo, bắt buộc mọi người tùng Đạo, cũng như chư Thiên phong trong hàng Thánh Thể đều phải triệt để tuân hành mới mong đoạt được phẩm vị.

4. Môn Nghi lễ Tế tự: chỉ rõ cách thức thờ phượng, cũng như nghi tiết hành lễ cho chu đáo nghiêm trang, phô diễn một cách chí kỉnh chí thành, vì có lễ nghi pháp mục oai nghiêm mới ra vẻ tôn giáo và mới cảm ứng được chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

5. Môn Ngoại giao và Xã giao: giúp thông thạo cách đối nhân xử thế, sự giao hảo giữa người với người và với nhơn quần xã hội, để càng ngày càng thấu tình đạt lý hơn.

Ngày 6-5-Nhâm Tý (dl 16-6-1972), Hội Thánh khai giảng khóa Cao Đẳng Hạnh Đường, Ngài Giám Đốc Hạnh Đường là Giáo Sư Thái Tác Thanh có đọc một bài diễn văn nói về mục đích của Hạnh đường, xin trích ra một đoạn sau đây:

"Trong buổi Hạ nguơn kỳ ba khai Đạo, Đức Chí Tôn không lâm phàm như buổi trước, Đức Ngài chỉ dùng huyền diệu cơ bút để mở Đại Đạo, Đức Chí Tôn lập thành Hội Thánh để làm tai mắt cho Ngài mà lèo lái, hướng dẫn nhơn sanh giải thoát nơi trầm luân khổ hải, Đức Ngài mượn tài đức Chức sắc mang tin lành Đại Đạo truyền bá cho toàn cả chúng sanh nhập môn cầu Đạo để được cứu rỗi buổi Hạ nguơn nầy.

Như vậy, Chức sắc mặc nhiên đã lãnh một sứ mạng hết sức cao trọng do Đức Chí Tôn giao phó. Mà muốn thực thi đúng mức sứ mạng thể Thiên hành hóa, ta cần có những yếu tố nào?

Người hữu tài kém đức khó làm nên việc cả.

Người dư đức thiếu tài cũng không mong xây thế cuộc.

Hạnh Đường sẽ đáp ứng cho Chức sắc hai yếu tố trên được kết quả mỹ mãn. Bởi thế, Hạnh Đường không nhứt thiết để rèn luyện đức tin mà còn hàm súc bao ý nghĩa. Một Chức sắc đầy đủ đức hạnh chưa làm tròn sứ mạng của Đức Chí Tôn giao phó khi biết rằng mình còn thiếu tài năng. Vì lẽ đó mà Chức sắc cần bồi bổ tinh thần học rộng nghĩ xa trong các môn học tối thiểu cần thiết.

Trái lại, một Chức sắc tài ba lỗi lạc cũng khó làm tròn sứ mạng thiêng liêng, nếu nói kỳ tài mà chưa thấm nhuần Giáo lý, Tân pháp, Triết lý Đại Đạo thì sợ e trong bước hành đạo không đủ năng lực cảm hóa người.

Ấy vậy, Hạnh Đường là lò đào tạo Chức sắc khuôn mẫu, phổ biến đúng Chơn truyền Tân pháp. Chức sắc làm cây kim chỉ nam đưa đường dẫn lối cho sanh chúng, theo dõi bước đường tu đến nơi giải thoát để hội hiệp với Đức Chí Tôn ngày công viên quả mãn."

Trong Khóa Hạnh Đường huấn luyện Chức việc Bàn Trị Sự Nam Nữ năm Canh Tuất (1970), Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang ban Huấn từ, xin trích ra một đoạn sau đây:

"Thiết tưởng dầu cho trong giới nào, từ cổ chí kim, ai cũng lấy sự học tập làm phương pháp đào tạo nhân tài, nhứt là trong các tôn giáo, sự học hỏi lại càng cần thiết cho người tu sĩ, do câu: Tự giác nhi giác tha. Phải đủ sáng suốt mới có thể dìu đường cho kẻ khác. Nếu mình không sáng suốt, hoặc thông hiểu một cách mù mờ, tức nhiên tránh không khỏi sự lạc đường sai hướng và trên bước lầm lạc của mình, mình sẽ kéo theo cả một đoàn người do mình làm hướng đạo.

Đức Chí Tôn có dạy: "Dầu làm vua, làm thầy, làm công nghệ, làm đạo sĩ, cũng phải có cái chí lớn mới mong thành tựu đặng." Chúng ta nên quan niệm rằng, trước khi lập chí, chúng ta cần phải lo học hỏi để trở nên sáng suốt, tức là đem trí não ra khỏi vòng mờ tối vậy.

Hội Thánh hằng để tâm lo lắng, muốn cho quí vị trở nên những nhơn vật xứng đáng đối với mặt Đạo, cũng như mặt Đời, vì quí vị là những cộng sự viên cần yếu của Hội Thánh, đại diện cho Hội Thánh nơi địa phận mình trấn nhậm. Tuy ở vào địa vị hạ cấp của guồng máy Hành Chánh Đạo, nhưng quí vị có nhiệm vụ trọng yếu không kém gì các Chức sắc cao cấp của Hội Thánh. Hơn nữa, quí vị là những người thân cận hằng ngày với tín đồ, hòa mình với nhơn sanh, chia vui sớt nhọc với bổn đạo trong mọi trường hợp, thì quí vị chẳng nên khinh thường cái trách vụ cao đẹp của mình.

Cũng như ngoài mặt đời, nền tảng Chánh Trị quốc gia ở nơi Ấp Xã; trong Đạo Cao Đài, nền tảng Chánh Trị Đạo ở nơi Ấp và Hương Đạo, rồi kế đến là Tộc Đạo hay là Phận Đạo.

Mặc dầu ở vào hạ từng cơ sở, nhưng nếu trong Ấp hoặc Hương Đạo có điều xáo trộn, trên dưới thiếu sự êm ấm điều hòa, tín hữu có điều bất mãn, nhơn tâm ly tán, mất hẳn tình đoàn kết tương thân thì ở nơi cấp trên, Hội Thánh cũng chịu ảnh hưởng không hay, khó giữ vững uy tín đối với mặt đời và bổn đạo. Bởi thế, đem thắng lợi vẻ vang về cho Đạo hay làm Đạo thất bại, mang tai tiếng, cũng đều do nơi hành vi của quí vị.

Đã mang danh là Hội Thánh Em, quí vị nên thận trọng, giữ gìn tư cách đứng đắn, làm cho người đời kính nể, người Đạo tin cậy, đối đãi với toàn thể tín hữu nơi địa phận mình như tình huynh đệ trong gia đình, đem tình thương chan rưới khắpcả bổn đạo, giúp đỡ nương nhờ lẫn nhau, thực hành câu: Nhứt gia hữu sự bá gia ưu. Được vậy, dù cuộc đời chua cay bi đát đến mức nào, quí vị cũng không đến nỗi lâm vào cảnh khó khăn nan giải.

Điều cần nhứt là phải giữ trọn hiếu với Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ, giữ trọn trung thành với Hội Thánh, ngoài ra gắng công học hỏi, noi gương Thánh trước Hiền xưa mà rèn luyện đức tốt tánh lành.

Tiền tài châu báu có nhiều giá trị ở đời, nhưng đức tốt tánh lành có giá trị hơn nữa. Tiền tài châu báu có thể bị chúng cướp giựt, chớ đức tốt tánh lành không thể nào mất được, và khi xác thân trở về với cát bụi, những đức tốt tánh lành sẽ theo linh hồn ta để nâng cao địa vị ta nơi cõi thiêng liêng.

Đức Chí Tôn có bài thi dạy rằng:

Được vàng chớ khá gọi là may,

Vàng hết tội kia chất dẫy đầy.

Bỏ đức bỏ nhân bao kiếp đọa,

Khuyên con giữ Đạo đến cùng Thầy.

Phân biệt được lẽ cao thấp giữa tinh thần và vật chất, quí vị nên quí trọng cái Thiên chức của mình và gắng công làm tròn Thiên chức ấy. Muốn làm tròn Thiên chức, quí vị nên thực thi mấy điều sau đây:

1. Thực hành trọn vẹn Tứ Đại Điều Qui, ấn định nơi Chương 5 Tân Luật.

2. Phải giữ dạ vô tư mà cư xử với bổn đạo, không vì ai giàu mà trọng đãi, ai nghèo mà khinh khi.

3. Chỉ thi hành những việc do Hội Thánh ra lịnh bằng văn kiện chánh thức, không nên chia phe phân nhóm làm mất sự đoàn kết thân mật trong bổn đạo và gây khó khăn cho Hội Thánh.

4. Nếu có điều khó khăn không giải quyết được, phải thỉnh giáo bề trên, không nên phán định sơ suất.

5. Trong trường hợp nào cũng phải giữ uy tín của mình và nâng cao uy quyền của Hội Thánh.

Nếu quí vị tuân hành đúng theo lề lối ghi trên đây, tôi tin chắc quí vị sẽ thành công mỹ mãn và sẽ được người Đạo cũng như người đời kính phục.

Đã dấn thân vào Trường thi Công quả, quí vị phải chịu khó nhọc làm cho cái vốn đạo đức của mình ngày càng tăng lên mãi. Phải biết ưa thích công việc mình làm thì việc làm mới có thành quả tốt đẹp và sẽ đem hạnh phúc đến cho mình, vì hạnh phúc không cốt làm việc gì ta thích mà thích việc gì ta làm.

Cái vốn đạo đức mà quí vị cố gắng góp nhặt và dành dụm, ngày sau sẽ giúp quí vị được mãn nguyện, vì quí vị sẽ đạt đến địa vị trọng yếu trong hàng Thánh Thể Đức Chí Tôn và ngày đó, quí vị sẽ không tiếc công học hỏi cần cù nơi Hạnh Đường mà quí vị đang hiện diện trong cuộc lễ khai giảng hôm nay."

ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).

 

Hạnh hưởng

幸享

A: To enjoy good luck.

P: Jouir de bonne chance.

Hạnh: May mắn, có phước. Hưởng: được nhận, hưởng thụ.

Hạnh hưởng là may mắn được hưởng.

BKNKSH: Đương sanh hạnh hưởng phước duyên.

BKNKSH: Bài Khen Ngợi Kinh Sám Hối.

 

Hạnh lâm

杏林

Hạnh: Cây hạnh, cùng loại với cây đào. Lâm: rừng.

Hạnh lâm là rừng cây hạnh. Từ ngữ nầy dùng để chỉ ông thầy thuốc nhơn đức và tài giỏi.

Điển tích: Ông Đổng Phụng nước Tàu, có lòng nhơn đức, làm việc từ thiện, trị bịnh cho dân không lấy tiền. Để tỏ lòng biết ơn ông thầy thuốc đã trị cho mình hết bịnh, mỗi người đem đến một cây hạnh để trồng chung quanh nhà ông, khiến dần dần chung quanh nhà ông thầythuốc có một rừng cây hạnh.

Do đó, dùng chữ Hạnh lâm để kính xưng ông thầy thuốc trị bịnh tài giỏi và có lòng từ thiện giúp đỡ người bịnh.

Đôi liễn của Y Viện có dùng chữ Hạnh lâm:

Y nghiệp thuật Kỳ Hiên diệu dược hạnh lâm trừ vạn bệnh,

Viện đường thâm võ lộ tế nhơn công đức phục hồi xuân.

(Xem giải thích đôi liễn nầy nơi chữ: Y Viện, vần Y)

 

Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo

幸遇高臺傳大道

Hạnh: May mắn, có phước. Ngộ: Gặp. Hạnh ngộ: May mắn gặp được.

Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo: May mắn gặp được Đức Chí Tôn truyền bá nền ĐĐTKPĐ.

Khánh thờ đóng bằng gỗ, làm Thiên bàn thờ Đức Chí Tôn tại tư gia, hai bên có chạm đôi liễn:

幸遇高臺傳大道

好逢玉帝御塵間

Hạnh ngộ Cao Đài truyền Đại Đạo,

Hảo phùng Ngọc Đế ngự trần gian.

Nghĩa là:

May mắn gặp được Đức Chí Tôn truyền bá nền ĐĐTKPĐ,

Tốt đẹp gặp được Đấng Thượng Đế ngự xuống cõi trần.

Hai câu liễn trên là cặp trạng rút ra từ bài thi Hán văn của Đức Chí Tôn, có in trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, mà câu đầu là: "Hảo Nam bang! Hảo Nam bang!"

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

HÀO

Hào phú

豪富

A: The rich person.

P: Le richard.

Hào: tài trí hơn người, có thế lực. Phú: giàu.

Hào phú là giàu và có thế lực.

 

Hào quang

毫光

A: The aureola.

P: L'auréole.

Hào: cái lông dài và nhọn. Quang: ánh sáng.

Hào quang có nghĩa đen là các tia sáng phát ra chung quanh giống như các lông nhọn mọc túa ra.

Nghĩa thường dùng: Hào quang là ánh sáng phát ra từ chơn thần của những bậc tu hành đắc đạo.

Hào quang của các Đấng Tiên, Phật thì rực rỡ, chói lọi nhưng không nóng bức gay gắt mà lại mát dịu. Hào quang nầy có thể truyền đi rất xa trong không gian và có thể thâu phát tùy theo ý muốn của Đức Phật.

Mỗi người phàm chúng ta cũng đều có Hào quang phát ra từ chơn thần của chúng ta, nhưng hào quang nầy yếu ớt không rực rỡ mà lại có màu sắc tùy theo sự thanh trược của chơn thần. Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ dạy trong Luật Tam Thể như sau:

"Nói về đệ nhị xác thân (chơn thần), Chơn khí là sự tiết khí của Chơn tinh, hoặc trong sạch, hoặc ô trược, mà đổi nên hình sắc. Như Chơn khí toàn trong trắng, chí Thánh thì nó là một Hào quang sáng chói, còn chưa được Thánh chất thì nó có màu hồng, còn như ô trược thì nó lại có màu tím. Những hào quang ấy bao phủ lấy thể xác đặng tiếp điển cùng chơn linh và chơn thần."

"Chơn khí ấy có một ánh sáng riêng của nó gọi là Hào quang, mà tiếng Pháp kêu là Auréole. Nhờ Hào quang biến đổi hình sắc mà nơi cõi Hư linh thấu triệt hành tàng tâm ý của mỗi người."

KĐ7C: Hào quang chiếu diệu khai đàng thăng Thiên.

KÐ7C: Kinh Ðệ Thất cửu.

 

HÁO (HIẾU)

HÁO

HÁO: Cũng đọc là Hiếu: Ham thích.
Td: Háo danh, Háo sanh.

 

Háo danh

好名

A: To seek for glory.

P: Aimer la gloire.

Háo: Cũng đọc là Hiếu: Ham thích. Danh: tiếng tăm.

Háo danh hay Hiếu danh là ham thích chức tước để có tiếng tăm mà hãnh diện với đời.

TNHT: Mỗi đứa đều lấy sự háo danh cầu tiến mà quên cả nghĩa vụ xứng đáng của Thầy đã lắm phen phú thác.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Háo sanh

好生

A: To love the life.

P: Aimer la vie.

Háo: Cũng đọc là Hiếu: Ham thích. Sanh: sống, sự sống.

Háo sanh hay Hiếu sinh là ham thích sự sống.

Trái với Hiếu sinh là Hiếu sát: Ham chém giết.

Đức Háo sanh là bản chất của Thượng Đế.

TNHT: Chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn linh Thầy mà ra. Hễ có sự sống ắt có Thầy. Thầy là Cha của sự sống. Vì vậy lòng háo sanh của Thầy không cùng tận.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HẢO

HẢO

HẢO: Tốt, tốt lành.
Td: Hảo tâm.

 

Hảo quang minh

好光明

A: Good and clear.

P: Bon et clair.

Hảo: Tốt, tốt lành. Quang: sáng. Minh: sáng.

Quang minh là sáng sủa, rõ ràng.

Hảo quang minh là tốt đẹp và sáng sủa.

CG PCT: Còn người lương thiện thì tướng hảo quang minh.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Hảo sự

好事

A: Good affaire.

P: Belle affaire.

Hảo: Tốt, tốt lành. Sự: việc.

Hảo sự là việc tốt.

 

HẠO

HẠO

HẠO: Nhiều, lớn rộng.
Td: Hạo kiếp, Hạo nhiên.

 

Hạo kiếp

浩劫

A: Several generations.

P: Plusieurs générations.

Hạo: Nhiều, lớn rộng. Kiếp: kiếp sống, một đời sống.

Hạo kiếp là trải qua nhiều kiếp, ý nói rất lâu đời.

TG: Đạo kinh hạo kiếp, Càn khôn oát vận....

TG: Tiên Giáo, Kinh Tiên Giáo.

 

Hạo nhiên

浩然

Hạo: Nhiều, lớn rộng. Nhiên: như thế.

Hạo nhiên: To lớn như thế.

Khí Hạo Nhiên: Hạo Nhiên chi khí: Cái khí chất to lớn trong bầu Trời. Khí Hạo Nhiên cũng có nghĩa là cái ý chí to lớn và chính đại quang minh.

Mạnh Tử nói: Ngã thiện dưỡng ngô hạo nhiên chi khí. Nghĩa là: Ta nuôi dưỡng thuần thục cái khí hạo nhiên của ta.

Bài phú Kẻ Sĩ của Nguyễn Công Trứ có câu:

Khí hạo nhiên chí đại chí cương,

So chính khí đã đầy trong Trời Đất.

Hạo Nhiên Thiên: Từng Trời Hạo Nhiên. Đây là từng Trời thứ 7 trong Cửu Trùng Thiên, dưới quyền chưởng quản của hai vị Đại Bồ Tát là: Chuẩn Đề Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát.

Theo Kinh Đệ Thất Cửu và Di Lạc Chơn Kinh, từng Trời Hạo Nhiên Thiên có Cung Chưởng Pháp coi về Pháp, nên từng Trời nầy thường được gọi là: Hạo Nhiên Pháp Thiên.

 

HẰNG

HẰNG

1.    HẰNG:

·         Tên một quẻ trong Kinh Dịch, ý nói: thường có, giữ được lâu dài.

·         Tên con sông lớn linh thiêng ở Ấn Độ.
Td: Hằng sanh, Hằng hà sa số.

2.    HẰNG: Chỉ mặt trăng.
Td: Hằng Nga.

 

Hằng hà sa số

恆河沙數

A: Innumerable.

P: Innombrable.

Hằng: Tên con sông lớn linh thiêng ở Ấn Độ. Hà: sông. Sa: cát. Số: số lượng.

Hằng hà sa số là số cát nơi sông Hằng, ý nói: một số lượng rất lớn, không thể đếm hết được.

Thường nói: Hằng hà sa số Phật,...

Thành ngữ nầy được nói tắt là: Hằng sa, Hằng hà.

TNHT: Ôi! Tuy vân, hồng ân của Đại Từ Phụ như thế mà vẫn thấy các chơn hồn sa đọa hằng hà.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hằng Nga

姮娥

A: The moon.

P: La lune.

Hằng: Chỉ mặt trăng. Nga: người con gái đẹp.

Hằng Nga, dịch là Ả Hằng, chị Hằng, chỉ mặt trăng.

Điển tích: Theo sách Hoài Nam Tử, Hậu Nghệ có tài bắn cung. Nhờ chiếc cung thần, Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt Trời, chỉ chừa lại một mặt Trời để soi sáng, cứu dân khỏi nạn 9 mặt Trời thiêu đốt. Dân chúng mang ơn, tôn lên làm vua.

Hằng Nga là một cô gái rất đẹp, ở miền thôn dã phương Bắc, được Hậu Nghệ lấy làm vợ, lập lên làm Hoàng Hậu.

Hậu Nghệ xin được thuốc trường sanh của Bà Tây Vương Mẫu, bị Hằng Nga biết được. Hằng Nga thấy Hậu Nghệ càng ngày càng hung bạo, hay tàn sát dân chúng mỗi khi kéo binh dẹp loạn, Hằng Nga khuyên nhủ không được, ý muốn thoát ly, tìm cách lấy trộm thuốc trường sanh của Hậu Nghệ, uống vào thành Tiên, bay lên ở trên mặt trăng cùng con thỏ ngọc và con thiềm thừ. Hậu Nghệ tức giận, lấy cung thần ra bắn lên mặt trăng ba phát, bị Nguyệt Lão thâu hết. Sau đó, Hậu Nghệ bị dân chúng nổi lên giết chết.

 

Hằng sanh

恆生

A: Immortal.

P: Immortel.

Hằng: Tên một quẻ trong Kinh Dịch, ý nói: thường có, giữ được lâu dài. Sanh: sống.

Hằng sanh là hằng sống, sống hoài không chết.

Hằng sanh đồng nghĩa: Trường sanh, bất tử.

Cõi thiêng liêng hằng sống: Cõi của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.

Con đường hằng sanh: Con đường đi lên cõi thiêng liêng hằng sống.

TTCĐDTKM: Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh.

TTCÐDTKM: Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.

 

Hằng tâm

恆心

A: The constant good heart.

P: Le bon coeur constant.

Hằng: Tên một quẻ trong Kinh Dịch, ý nói: thường có, giữ được lâu dài. Tâm: lòng dạ.

Hằng tâm là cái tâm tốt đẹp không thay đổi của con người trước những biến chuyển của cảnh đời.

Hằng tâm cũng có nghĩa là lòng tốt sẵn có thường tồn của con người. Đó là cái bổn tâm do Trời phú cho.

TNHT: Mấy anh nên lấy đó làm phép hằng tâm thì bước vinh diệu thiêng liêng không lạc nẻo.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HẤP

Hấp hối

A: To be in the agony.

P: Être à l'agonie.

Hấp hối là tình trạng sắp chết vì bịnh hoạn.

Trong những gia đình người Đạo Cao Đài, khi có người đau nặng gần chết thì thân nhân phải đến báo cho Bàn Trị Sự biết để Bàn Trị Sự đến sắp đặt công việc, khi hấp hối thì đồng nhi đến tụng Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối. (Xem chi tiết nơi chữ: Cầu Hồn, vần C).

 

HẦU

HẦU

1.    HẦU: Đứng chầu chực kế một bên.
Td: Hầu chung, Hầu đàn.

2.    HẦU: Gần, sắp.
Td: Hầu kề, Hầu mãn.

 

Hầu chung

A: The bell-ringer.

P: Le sonneur.

Hầu: Đứng chầu chực kế một bên. Chung: cái chuông.

Hầu chung là người được sắp đặt đứng kế bên cái chuông, có phận sự đánh chuông làm hiệu trong nghi tiết cúng đàn nơi Thánh Thất hay Điện Thờ.

TNHT: Đánh chuông, phải sắp đặt cho có một vị đứng hầu chung cho sẵn.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hầu đàn

A: To assist at a ceremony.

P: Assister à une cérémonie.

Hầu: Đứng chầu chực kế một bên. Đàn: một đàn cúng nơi Thánh Thất hay Điện Thờ. Có Tiểu Đàn và Đại Đàn.

Hầu đàn là khoanh tay đứng hầu trong một đàn cúng.

TNHT: Vì vậy mà Lý Thái Bạch định cho làm đại lễ nơi Thánh Thất Cầu Kho cho các môn đệ có thể hầu đàn đủ mặt.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hầu kề

A: Near to, close to.

P: Près de, proche de.

Hầu: Đứng chầu chực kế một bên. Kề: kế bên.

Hầu kề là gần kế bên, không còn xa nữa.

TNHT: Hiện nay vì thế gian rất hung bạo nên thời kỳ tận diệt đã hầu kề.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hầu mãn

A: On the point of end.

P: Sur le point de fin.

Hầu: Đứng chầu chực kế một bên. Mãn: hết.

Hầu mãn là gần hết.

Hạ nguơn hầu mãn là thời kỳ Hạ nguơn sắp hết.

TNHT: Đạo Trời mở ra cho một nước tất là ách nạn của nước ấy hầu mãn.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hầu thiếp

A: The concubine.

P: La concubine.

Hầu: Đứng chầu chực kế một bên. Thiếp: vợ lẽ.

Hầu thiếp là vợ lẽ để hầu hạ kế bên.

TL: Thế Luật, Điều 9: Cấm người trong Đạo, từ ngày ban hành luật nầy về sau, không được cưới hầu thiếp.

TL: Tân Luật.

 

HẬU

HẬU

1.    HẬU: Sau, đời sau, phía sau.
Td: Hậu điện, Hậu lai, Hậu thế.

2.    HẬU: Vua, vợ vua.
Td: Hậu thổ.

3.    HẬU: Dày dặn, tốt.
Td: Hậu đãi, Hậu ý.

 

Hậu duệ

後裔

A: The descendants.

P: Les descendants.

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Duệ: con cháu đời sau.

Hậu duệ là các con cháu đời sau.

 

Hậu đãi

厚待

A: To treat well.

P: Bien traiter.

Hậu: Dày dặn, tốt. Đãi: đối xử.

Hậu đãi là đối xử với tình nghĩa dày dặn, tốt đẹp.

 

Hậu điện

後殿

A: The building at the back of Buddha-Mother's Temple.

P: Le bâtiment postérieur du Temple de Bouddha-Mère.

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Điện: ý nói Điện Thờ Phật Mẫu.

Hậu điện là cái nhà cất phía sau Báo Ân Từ hay Điện Thờ Phật Mẫu, dùng làm nơi làm việc hay nơi hội họp của Ban Cai quản. Trong Hậu điện có lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ chung (Ông Bà chung).

Thiên phong đường cất phía sau Thánh Thất cũng còn được gọi là Hậu điện Thánh Thất.

Ở địa phương, Hậu điện thường được xây cất nối liền Đông Lang và Tây Lang, tạo thành một kiến trúc hình chữ U.

 

Hậu hậu vô chung

後後無終

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Vô: không. Chung: hết.

Hậu hậu vô chung là mãi mãi về sau, không dứt.

Một thành ngữ tương tợ nói về thuở trước:

Tiền tiền vô thủy: mãi mãi về trước, không có khởi đầu.

Hai thành ngữ trên ghép lại là: "Tiền tiền vô thủy, hậu hậu vô chung", thường được nói vắn tắt là: Vô thủy vô chung: nghĩa là không có khởi đầu, không có chấm dứt.

 

Hậu hối mạc cập

後悔莫及

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Hối: hối hận. Mạc: không. Cập: kịp.

Hậu hối mạc cập: Sau nầy hối hận thì không kịp, ý nói: Khi hối hận thì đã muộn.

 

Hậu kế vô nhân

後繼無人

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Kế: tiếp nối. Vô: không. Nhân: người.

Hậu kế vô nhân: Không người nối tiếp sự nghiệp về sau.

 

Hậu lai

後來

A: Future.

P: Futur.

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Lai: tới, đến.

Hậu lai là đến sau, chỉ thời gian sắp tới, tương lai.

KTKVTH: Giữ bền đảnh nghiệp vĩnh tồn hậu lai.

Hậu lai cư thượng: Đến sau mà ở trên, ý nói: Người trẻ tuổi tài giỏi được đưa lên làm những chức vụ cao xứng đáng.

KTKVTH: Kinh Tụng Khi Vua Thăng Hà.

 

Hậu sanh khả úy

後生可畏

A: The posterity is fearful.

P: La posterité est à craindre.

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Sanh: sanh ra. Khả: khá, đáng. Úy: sợ.

Hậu sanh khả úy là kẻ sanh sau đáng sợ.

Bởi vì thế hệ sau khôn ngoan tiến bộ hơn thế hệ trước. Chính sự khôn ngoan đó làm cho thế hệ sau không giữ được nề nếp đạo đức và sự chơn thật như thế hệ trước, đó mới là điều đáng sợ.

Trong truyện Thần đồng Hạng Thác vấn Đức Khổng Tử, Hạng Thác dùng lời lẽ của người biện sĩ làm cho Đức Khổng Tử không thể đối đáp được. Đức Khổng Tử buồn, tỏ bày tâm sự với học trò là Tử Lộ. Tử Lộ ra ngoài nói với các bạn:

Thầy ta bảo: Hậu sanh khả úy. Không phải là sợ kẻ sanh sau tài giỏi hơn mình, mà chỉ sợ họ làm sai lạc chánh lý bằng ngoa ngôn vị lợi đó thôi.

 

Hậu sự

後事

A: The funeral.

P: Les funérailles.

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Sự: việc.

Hậu sự là công việc sau khi chết. Ý nói: Đám tang.

 

Hậu tấn (Hậu tiến)

後進

A: Posterity, young generations.

P: Postérité, jeunes gens.

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Tấn hay Tiến: đi tới.

Hậu tấn hay Hậu tiến là lớp người đi sau.

Đó là lớp người trẻ đang sức hoạt động, sẽ tiến lên thay thế lớp người trước đã từ từ già nua theo thời gian.

TNHT: Gương sáng phước Trời soi hậu tấn.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hậu thế

後世

A: Future generations.

P: Générations futures.

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Thế: đời.

Hậu thế là đời sau, ý nói những thế hệ nối tiếp theo sau.

TNHT: Nêu danh hậu thế tiếng bền dai.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hậu thổ

后土

A: Genius of earth.

P: Génie du sol.

Hậu: Vua, vợ vua. Thổ: đất.

Hậu Thổ là vị Thần cai quản đất đai của một nước, là vua của các vị Thổ Thần.

Thổ Thần là vị Thần cai quản một vùng đất nhỏ.

KHH: Nhờ Hậu Thổ xương tàn gìn giữ.

KHH: Kinh Hạ Huyệt.

 

Hậu thuẫn

後盾

A: The support.

P: Le support.

Hậu: Sau, đời sau, phía sau. Thuẫn: cái mộc để che đỡ.

Hậu thuẫn là lực lượng ủng hộ ở phía sau để làm mạnh thanh thế cho kẻ tiến lên phía trước.

 

Hậu ý

厚意

A: Good intent.

P: Intention généreuse.

Hậu: Dày dặn, tốt. Ý: ý kiến.

Hậu ý là ý kiến tốt.

 

HỆ

Hệ lụy

係累

A: To implicate.

P: Impliquer.

Hệ: buộc lại, liên hệ. Lụy: dính dấp tới.

Hệ lụy là vướng víu bó buộc.

 

Hệ phái

系派

A: The fraction of an association.

P: La fraction d'une association.

Hệ: ràng buộc. Phái: một nhánh, một ngành.

Hệ phái là một nhánh của một tổ chức hay một đoàn thể.

 

HI, HỈ

Hi, Hỉ

(Xem: Hy, Hỷ)

 

HIỀM

HIỀM

HIỀM: Có điều không bằng lòng nhau đến mức ghét nhau.
Td: Hiềm nghi, Hiềm thù.

 

Hiềm nghi

嫌疑

A: The suspicion.

P: Le soupçon.

Hiềm: Có điều không bằng lòng nhau đến mức ghét nhau. Nghi: ngờ vực.

Hiềm nghi, khi xưa nói là Hềm nghi, là ngờ vực vì ghen ghét nhau.

TNHT: Các con được tin cậy nhau, dìu dắt nhau, nâng đỡ nhau mà phủi hết sự hiềm nghi nhau theo thế tình.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hiềm thù

嫌讎

A: To hate.

P: Haïr.

Hiềm: Có điều không bằng lòng nhau đến mức ghét nhau. Thù: giận ghét sâu sắc.

Hiềm thù là giận ghét thù hằn.

TNHT: Thay vì làm cho sanh linh thương mến dìu dắt nhau, lại làm cho chúng sanh càng hiềm thù nhau.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HIẾM

Hiếm chi

A: Several.

P: Plusieurs.

Hiếm: ít có, thiếu. Chi: gì.

Hai từ ngữ "Chi" và "Gì" khi dùng sau một từ ngữ khác là để biểu thị ý phủ định, tức là bác bỏ ý nghĩa của từ ngữ trước.

Hiếm chi là hiếm gì, thiếu gì, tức là không hiếm, không thiếu, nghĩa là nhiều.

Td: Hiếm chi bực Thánh bị đày: có nhiều vị Thánh bị đày.

TNHT: Hiếm chi bực Thánh bị đày vào chốn trần ai khổ nhọc, chìm đắm nơi bến khổ sông mê,...

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HIÊN

Hiên Viên Huỳnh Đế

軒轅黃帝

Huỳnh Đế hay Hoàng Đế (2697-1596 trước TL) là một vị Thánh vương của nước Tàu vào thời thượng cổ. Ngài được sanh ra ở gò Hiên Viên, nên gọi Ngài là Hiên Viên Huỳnh Đế. (Xem chi tiết nơi chữ: Tam Hoàng - Ngũ Đế, vần T)

Bài Thài hiến lễ Đức Phật Mẫu trong Lễ Hội Yến DTC:

Cửu Kiếp Hiên Viên thọ sắc Thiên,

 

HIỀN

HIỀN

HIỀN: Có 3 nghĩa tùy trường hợp:

1.    HIỀN: Người có tài năng và đức hạnh hơn người.
Td: Hiền nhơn, Hiền sĩ, Hiền triết.

2.    HIỀN: Tiếng dùng với ý tôn trọng trong xã giao, hoặc với ý yêu mến thân thiết.
Td: Hiền đồ, Hiền hữu, Hiền huynh.

3.    HIỀN: Lành, có đức tốt.
Td: Hiền đức, Hiền ngõ.

 

Hiền đồ

賢徒

A: Dear disciple.

P: Cher disciple.

Hiền: Tiếng dùng với ý tôn trọng trong xã giao, hoặc với ý yêu mến thân thiết. Đồ: học trò.

Hiền đồ là học trò thân mến.

TNHT: Trung, hiền đồ, trương Thiên phục lên cho Thầy trấn Thần, con đặng phép mặc hầu Thầy.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hiền đức

賢德

A: Kind and virtuous.

P: Bon et vertueux.

Hiền: Lành, có đức tốt. Đức: đạo đức.

Hiền đức là hiền lành và có đạo đức.

Ông Kê Khang có nói rằng:

Hung hiểm chi nhơn, kính nhi viễn chi,

Hiền đức chi nhơn, thân nhi cận chi.

Nghĩa là:

Đối với kẻ hung dữ hiểm độc, nên kính mà xa lánh,

Đối với người hiền đức, nên thân thiết mà gần gũi.

TNHT:

Ức lòng dễ tỏ đặng cùng ai,

Hiền đức mà sao chịu khổ hoài?

Lão nói tỏ tường cho đó hiểu,

Cũng là vay trả, luật xưa nay.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hiền hiền

賢賢

A: Talented and virtuous.

P: Talentueux et vertueux.

Hiền: Người có tài năng và đức hạnh hơn người. có đức hạnh và tài năng. Hiền: Lành, có đức tốt.

Hiền hiền là tài giỏi và hiền lành.

KTT: Sanh sanh là phận, hiền hiền là công.

KTT: Kinh Tắm Thánh.

 

Hiền huynh - Hiền tỷ - Hiền đệ - Hiền muội

賢兄 - 賢姊 - 賢弟 - 賢妹

A: Reverend brother - Reverend sister - Dear younger brother - Dear younger sister.

P: Révérend frère - Révérende soeur - Cher petir frère - Chère petite soeur.

Hiền: Tiếng dùng với ý tôn trọng trong xã giao, hoặc với ý yêu mến thân thiết. Huynh: anh. Tỷ: chị. Đệ: em trai. Muội: em gái.

Hiền huynh là tiếng gọi người anh với ý kính trọng.

Hiền tỷ là tiếng gọi người chị với ý kính trọng.

Hiền đệ là tiếng gọi em trai với ý thân mật.

Hiền muội là tiếng gọi em gái với ý thân mật.

 

Hiền hữu

賢友

A: Good friend.

P: Bon ami.

Hiền: Tiếng dùng với ý tôn trọng trong xã giao, hoặc với ý yêu mến thân thiết. Hữu: bạn.

Hiền hữu là tiếng gọi người bạn với lòng quí trọng.

 

Hiền lương

賢良

A: Talented and virtuous.

P: Talentueux et vertueux.

Hiền: Người có tài năng và đức hạnh hơn người. Lương: tốt, lành.

Hiền lương là tài giỏi và tốt lành.

TNHT:

Nhỏ dại Thầy nuôi mùi đạo hạnh,

Lớn khôn bây xứng mặt hiền lương.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hiền minh Thánh trí

賢明聖智

A: Saint and sage.

P: Saint et sage.

Hiền: Người có tài năng và đức hạnh hơn người. Minh: sáng. Trí: khôn ngoan hiểu biết.

Hiền ở đây có nghĩa là bực Hiền, dưới bực Thánh. Thường nói các bực Thánh Hiền, bực Thánh trước Hiền xưa.

Hiền minh Thánh trí là các bực Thánh Hiền sáng suốt và khôn ngoan hiểu biết.

 

Hiền ngõ

A: The good-natured man.

P: Bonhomme.

Hiền: Lành, có đức tốt. Ngõ: cho được, tiếng ước về sau.

Hiền ngõ là người hiền lành đạo đức.

TNHT: Hiền ngõ rủi sanh đời bạo ngược.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hiền Nhơn

賢人

A: Virtuous and talented man.

P: Homme vertueux et talentueux.

Hiền: Người có tài năng và đức hạnh hơn người. Nhơn: người.

Hiền Nhơn có 2 nghĩa sau đây:

1. Nghĩa thông thường: Hiền nhơn là người hiền, tức là người có tài năng và đạo đức hơn người.

Thường nói: Hiền nhân quân tử.

2. Bên CQPT: Hiền Nhơn là một phẩm Chức sắc cao cấp trong Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng của CQPT.

Hiền Nhơn ở dưới phẩm Thánh Nhơn và trên phẩm Chơn Nhơn, đối phẩm với Phối Sư của CTĐ.

Chức sắc của CQPT từ phẩm Hiền Nhơn đổ lên, phải rời CQPT để qua HTĐ, có nhiệm vụ bảo tồn Chơn pháp. Do đó, phẩm Hiền Nhơn phải do cơ bút của Đức Hộ Pháp giáng phong mới đặng.

Đạo phục của Hiền Nhơn:

Khi đi chầu lễ Đức Chí Tôn tại Tòa Thánh: Hiền Nhơn mặc áo tràng trắng, choàng ngang vai một Dây Sắc Lịnh màu vàng, bỏ mối qua tay mặt (thể Đạo), trên Dây Sắc Lịnh có gắn khuê bài đề chữ Hiền Nhơn bằng quốc tự, đầu đội khăn đóng màu vàng 9 lớp chữ nhứt, chơn đi giày bố trắng.

Trong Đàn cơ tại Cung Đạo Tòa Thánh đêm 1-12-Nhâm Tý (dl 4-1-1973), hồi 20 giờ, Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ phong cho hai vị Chơn Nhơn: Nguyễn Văn Phú và Lê Văn Trung, có đủ công nghiệp thăng lên phẩm Hiền Nhơn.

Trước đó, Đức Phạm Hộ Pháp cũng có truy thăng Chơn Nhơn Trịnh Phong Cương tử nạn vì Đạo ngày 12-5-Đinh Dậu (dl 9-6-1957) lên phẩm Hiền Nhơn.

Vậy, CQPT có 3 vị Hiền Nhơn đầu tiên là:

1.    Hiền Nhơn Trịnh Phong Cương (1882-1957).

2.    Hiền Nhơn Nguyễn Văn Phú (1890-1976): Ngài sanh tại Đông Hòa Hiệp, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho, qui vị ngày 10-10-Bính Thìn (dl 30-11-1976) tại Tòa Thánh Tây Ninh.

3.    Hiền Nhơn Lê Văn Trung (1902-1976) (Xem tiểu sử ngay kế dưới)

Hiền Nhơn Lê Văn Trung (1902-1976):

Sau đây, xin chép lại Bản Tuyên Dương Công Nghiệp của Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung để làm Tiểu sử của Ngài.

BẢN TUYÊN DƯƠNG CÔNG NGHIỆP

của Ngài Hiền Nhơn Lê văn Trung được Ngài Hiến Đạo HTĐ, Thống Quản Phước Thiện, đọc tại Giảng Đài Đền Thánh lúc 9 giờ ngày 20-1-Bính Thìn (dl 19-2-1976) sau khi hành pháp Độ Thăng.

Kính Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện,

Kính chư Chức sắc Thiên phong, Chức việc, các Ban Bộ và toàn Đạo Nam Nữ,

Tôi nhơn danh Hiến Đạo HTĐ, Thống quản Hội Thánh Phước Thiện, tuyên dương công nghiệp của Hiền Nhơn Lê Văn Trung, khi sanh tiền, Ông hành đạo, ngày hôm nay đã quá cố.

Lai lịch: Ông Lê Văn Trung sanh năm Nhâm Dần (1902), nguyên quán tại Hương Đạo Phú Mỹ, Tộc Đạo Bến Tranh, Châu Đạo Mỹ Tho, hiện cư ngụ tại Hương Đạo Thái Hiệp Thạnh, Tộc Đạo Phú Khương, Châu Thành Tây Ninh, nơi nhà lễ giáo Nho phong, thật hành Nhơn đạo, học lực Việt ngữ được thông minh trí tuệ.

Phần Công nghiệp: Sớm nghe Đại Đạo hoằng khai, nhập môn ngày 26-5-Đinh Mão (1927) tại Thánh Thất Phú Mỹ, Mỹ Tho, tùng luật pháp Chơn truyền Đại Đạo lo tu hành, làm lành lánh dữ, được sự tín nhiệm của toàn đạo nơi Hương, đồng công cử Ông lên chức Phó Trị Sự, lo tròn trách nhiệm.

■ Năm Mậu Thìn (1928), ngày 15 tháng Giêng, giữ trai giới trường trai. Ngày 15 tháng 7 nhập Minh Thiện Đàn. Đàn nầy do Đức Lý Giáo Tông giáng cơ lập ra dạy đạo, Ông Đinh Công Trứ làm chủ đàn, Ông xin nghỉ chức Phó Trị Sự.

■ Năm Kỷ Tỵ (1929), ngày 3 tháng Giêng, Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ lập Đồng Nghĩa Đường tại nhà Ông để nhơn sanh đến lập thệ vào Minh Thiện Đàn, đặng lập cơ sở giúp Đạo. Đến ngày 15 tháng 2, nhơn sanh nhập Minh Thiện Đàn đặng 3400 người, lập 36 Ty, mỗi Ty có 3 Sở Lương điền hoặc Công nghệ, trong 5 tỉnh: Mỹ Tho, Tân An, Vĩnh Long, Long Xuyên, và Châu Đốc.

Ngày 22 tháng 2, Đức Hộ Pháp ở Thủ Đức xuống tại Thánh Thất Phú Mỹ. Đức Lý giáng cơ giao Minh Thiện Đàn cho Đức Hộ Pháp điều khiển. Đức Ngài cho lịnh mời đêm 28 đặng Đức Ngài hành pháp cân thần, hiện diện được 93 vị.

Trưa ngày 29, lúc 11 giờ, đặng tin nhà Bưu Điện cho hay Đức Cao Thượng Phẩm đau nặng, Đức Ngài tuyển chọn trong 93 vị cân thần đặng 24 vị, dạy mời 24 vị 7 giờ tối phải có mặt cả gia đình đặng thọ "Đào Viên Pháp", trong 24 vị có ông Trung, còn lại bao nhiêu, Đức Ngài hẹn khi khác sẽ hành pháp. Sáng ngày 30, Đức Ngài ra xe về Tòa Thánh.

Ngày 10 tháng 6, Đức Ngài và Đức Quyền Giáo Tông cùng đi xuống Thánh Thất Phú Mỹ, cân thần thêm những người Minh Thiện Đàn, kỳ nầy ở 7 ngày, cân thần 647 người, chỉ lựa đặng 48 người.

Sáng ngày 18, Đức Quyền Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp trở về Tòa Thánh.

Soạn lại hai kỳ cân thần, tuyển đặng 72 người.

Khi cúng Lễ Trung Nguơn xong, Đức Hộ Pháp và Đức Quyền Giáo Tông chứng giấy cho đi hành thiện, đặng cho toàn đạo ở Miền Tây hay biết, mấy vị Chức sắc cao cấp tách ra lập Chi phái, nếu vị Đạo hữu nào muốn hành đạo nơi Tòa Thánh thì biên tên vào danh sách.

Riêng Ông với Ông Đinh Công Trứ đi hai tỉnh Rạch Giá và Long Xuyên, còn hai tỉnh Mỹ Tho và Tân An cứ lưu hành.

Trong thời gian đi hành thiện, 72 người, ai hành đạo theo địa phương nấy, cho đến cuối năm Kỷ Tỵ (1929), làm sổ thống kê tất cả đặng 17.400 người.

■ Năm Canh Ngọ (1930), đắc lịnh trở về lo vận động hành lý và gạo lúa cho anh em ở Tòa Thánh đi làm 1000 công ruộng tại núi Sập, Long Xuyên. Sau khi về lo việc làm ruộng xong, cứ thay phiên nhau đi trong hai tỉnh Mỹ Tho và Tân An.

■ Năm Tân Mùi (1931), đắc lịnh Đức Phạm Hộ Pháp bổ trách nhiệm Chủ Sở Giang Tân, đặng lo kiến tạo cơ sở.

■ Năm Nhâm Thân (1932), đời Pháp thuộc, chánh phủ làm khó dễ ngăn đón đủ mọi phương, nhưng Ông vẫn tận tâm len lỏi lo giúp đạo.

■ Năm Ất Hợi (1935), ngày 15 tháng 10, đắc phong Lễ Sanh Giáo Thiện.

■ Năm Đinh Sửu (1937),lãnh trách nhiệm Đầu Họ Phước Thiện Gia Định, Đạo Nghị Định số 48/NĐ ngày 16 tháng giêng.

■ Năm Mậu Dần (1938), được bổ Đầu Họ Phước Thiện Tây Ninh, Nghị Định số 181/NĐ ngày 2 tháng 7.

■ Năm Kỷ Mão (1939), ngày mùng 4 tháng 10, kiêm nhiệm Thủ Bổn HTĐ.

■ Năm Canh Thìn (1940), lãnh trách nhiệm đi quan sát các Họ Đạo Phước Thiện, Nghị Định số 284/NĐ ngày mùng 8 tháng 11.

■ Năm Tân Tỵ (1941), lãnh trách nhiệm Đầu Họ Phước Thiện Mỹ Tho, Nghị Định số 04/NĐ ngày 20 tháng Giêng. Đến tháng 6 Đức Phạm Hộ Pháp bị đồ lưu, tháng 10 nhà cầm quyền Pháp ra lịnh cấm, những người đứng bộ tỉnh nào thì về tỉnh đó ở, không đặng ở Tây Ninh nữa. Vì tình thế khó khăn, Ông trở về Sài gòn ở, lâu lâu đi xuống Họ Đạo một lần.

■ Năm Quí Mùi (1943), Ông hợp tác hãng tàu Nittinan, cộng sự chung với quí Chức sắc lo cơ chuyển thế. Lúc nầy nhà binh Pháp chiếm Tòa Thánh làm trại lính.

■ Năm Ất Dậu (1945), ngày 25 tháng Giêng (dl 9-3-1945), cuộc đảo chánh Pháp thành công, tháng 8 rước Đức Phạm Hộ Pháp về Tòa Thánh.

■ Năm Bính Tuất (1946), Đại Hội Phước Thiện cầu thăng được vào phẩm Chí Thiện, toàn hội dâng tờ xin thăng cho Ông lên phẩm Đạo Nhơn, Ông không dám nhận. Kế đắc lịnh bổ nhiệm làm Khâm Châu Phước Thiện tại Sài gòn, Thánh Lịnh số 28/TL ngày 18 tháng Giêng.

■ Năm Đinh Hợi (1947), lãnh trách nhiệm Cai quản Trường Qui Thiện, Thánh Lịnh số 84/TL ngày 18 tháng 5.

■ Năm Mậu Tý (1948), lãnh trách nhiệm Trưởng ban Kinh Tế Lý Tài, sắc tứ số 606/ST ngày 8 tháng 7.

■ Năm Canh Dần (1950), đắc lịnh kiêm ban Trấn định nhơn tâm toàn đạo do Ngài Tiếp Pháp làm Trưởng ban, Thánh Lịnh số 347/TL ngày 27 tháng 6.

■ Năm Tân Mão (1951), lãnh trách nhiệm Hội viên Hội Đồng Tối Cao, Thánh Lịnh số 416/TL ngày 4 tháng 7.

■ Năm Giáp Ngọ (1954), lãnh thêm trách nhiệm Hội Viên Hội Đồng miễn dịch thanh niên Cao Đài, do Ngài Tiếp Pháp làm Trưởng Ban.

■ Năm Bính Thân (1956), Hội Thánh xét vì Ông đã dày công với Đạo, đủ điều kiện xứng đáng thăng thưởng vào phẩm Đạo Nhơn, Thánh Lịnh số 15/TL ngày 25 tháng 11.

■ Năm Đinh Dậu (1957), đắc lịnh Hội Thánh HTĐ thuyên bổ trách nhiệm Chưởng quản CQPT, Đạo Lịnh số 09/ĐL ngày 7 tháng 6.

■ Năm Canh Tý (1960), được thăng lên phẩm Chơn Nhơn, Đạo Lịnh số 03/ĐL ngày 13 tháng 11.

■ Năm Tân Sửu (1961), lãnh phận sự Cố Vấn Phước Thiện, kiêm Quản Văn phòng Khai Đạo HTĐ, Huấn Lịnh số 30/HL ngày 10 tháng 3 (dl 24-4-1961).

■ Năm Nhâm Dần (1962), lãnh trách nhiệm Tổng quản Văn phòng Tiếp Pháp, Thống quản Tam Vụ: Hòa, Lại, Lễ.

■ Năm Giáp Thìn (1964), trách nhiệm Chưởng quản Phước Thiện, thay thế Chơn Nhơn Nguyễn Văn Phú.

■ Năm Nhâm Tý (1972), chiếu Thánh Giáo tại Cung Đạo Đền Thánh đêm mùng 1 tháng Chạp (dl 4-1-1973), Đức Phạm Hộ Pháp thăng thưởng vị Chơn Nhơn Lê Văn Trung lên phẩm Hiền Nhơn, Thánh Lịnh số 07/TL ngày 8 tháng chạp năm Nhâm Tý (dl 11-1-1973).

■ Năm Quí Sửu (1973), lãnh trách nhiệm Cố Vấn HTĐ, kiêm nhiệm Chưởng quản Hội Thánh Phước Thiện Nam phái, Sắc Lịnh số 04/SL ngày 11-6 (dl 10-7-1973) cho đến nay.

Ôi! Người sanh nơi thế nầy đều phải thọ Tứ khổ là Sanh, Lão, Bệnh, Tử.

Ngày Ông ngọa bịnh cũng thông thường, nhưng vì tuổi cao sức kém, biến chứng nội thương, có đi bệnh viện Sài gòn, bác sĩ chuyên khoa điều trị có trên tháng trường, nhưng không thuyên giảm, như khuôn thuyền chở khẳm, cả gia đình đều lo sợ, xin chở về nhà.

Nào hay đâu, Thiên số nan đào, Ông trút hơi thở cuối cùng lúc 19 giờ 15 phút ngày 17 tháng Giêng năm Bính Thìn (dl 16-2-1976) tại tư gia.

Tuy sự mất còn là do định mệnh của Đức Chí Tôn, nhưng đối với kiếp sanh của con người có giới hạn, sao khỏi đau lòng lúc tử biệt sanh ly, dầu bậc nào đi nữa, cũng không khỏi rơi châu đổ lụy.

Thánh xưa có câu: Sanh ký tử qui, sống gởi thác về, là lẽ dĩ nhiên Thiên định.

Trước khi dứt lời Tuyên dương, kính chư Chức sắc, chư Chức việc, các Ban Bộ và toàn đạo Nam Nữ, đồng hướng về BQĐ, thành tâm cầu nguyện cho linh hồn Ông Hiền Nhơn Lê Văn Trung được hưởng pháp siêu thăng về Thiên cảnh, an nhàn nơi cõi thọ.

Nay kính.

HIẾN ĐẠO HTĐ
Thống Quản Phước Thiện

(ấn ký)
PHẠM VĂN TƯƠI

 

Sau đây xin trích vài đoạn trong các bài Điếu văn, nhắc lại công nghiệp của Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung.

* Trích Điếu văn của Hội Thánh Phước Thiện:

"Có lẽ toàn đạo còn nhớ, năm Kỷ Tỵ (1929), tại Tòa Thánh Tây Ninh lúc bấy giờ, cơ đạo chinh nghiêng chia phe phân phái, thì tại Thánh Thất Khổ Hiền Trang, Phú Mỹ, Đức Phạm Hộ Pháp điều khiển Minh Thiện Đàn, giao phó cho Đại huynh cùng Ông Cố Đốc Trường Đinh Công Trứ, với 72 người trong Minh Thiện Đàn, có sứ mạng, Đức Hộ Pháp bổ nhiệm cho đi hành thiện khắp trong Lục tỉnh Nam Kỳ, để trấn tỉnh nhơn tâm bổn Đạo và đem được một số tín hữu trở về Tòa Thánh, tổng số thống kê cuối năm Kỷ Tỵ đặng 17.400 người.

Năm Ất Hợi (1935), ngày Rằm tháng 10, Đại huynh được Đức Lý Giáo Tông chấm phong Lễ Sanh Giáo Thiện, được Đức Phạm Hộ Pháp thuyên bổ trách nhiệm Đầu Họ Đạo Phước Thiện các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, Mỹ Tho, để lo khai mở CQPT, hầu đem huê lợi về tạo tác Tòa Thánh và các dinh thự trong Nội Ô Thánh địa, ngày nay được nguy nga đồ sộ, ấy cũng một phần công cán của Đại huynh đáng kể.

Qua năm Đinh Dậu (1957), cầm quyền Chưởng quản PT, lo phổ hóa nhơn sanh, khuếch trương các cơ sở địa phương, cùng kiến tạo nghiệp đạo Phước Thiện tại Trung Ương Tòa Thánh được tốt đẹp, dìu dắt anh chị em tiến bước trên trường thi công quả của Đức Chí Tôn, hầu thực hành cơ cứu khổ.

Trải qua nhiều giai đoạn gay go thử thách, nhưng Đại huynh tâm không đổi, chí chẳng dời, một lòng nhất quyết giữ lập trường Phước Thiện, hầu dìu dắt đàn em đến nơi bỉ ngạn."

* Trích Ai Điếu của Đại diện Thệ hữu Phạm Môn:

"Về Tiểu sử và công nghiệp, Hội Thánh đã biểu dương nơi Đền Thánh, nên xin miễn lập lại. Đây tôi xin trích lược đôi điều trọng yếu để tỏ nỗi niềm trong tình Thệ hữu trên 45 năm theo thầy học đạo, dưới mái Đạo trường, đồng chung khổ hạnh, chịu đủ điều cay đắng ngọt bùi, hiệp sức chung tâm đắp xây đạo nghiệp.

Nguyên Thệ huynh đây, hồi năm Mậu Thìn (1928) được tin Đức Phạm Hộ Pháp từ Tòa Thánh đến Thủ Đức và sẽ ở nơi đây để lo về Đạo sự, Thệ huynh liền tìm đến yết kiến Đức Phạm Hộ Pháp và xin thỉnh Đức Ngài đến Phú Mỹ (Mỹ Tho) để tìm phương hoằng hóa nền Chánh giáo.

Khi Đức Hộ Pháp đến Phú Mỹ thì ở tại nhà của Thệ huynh, bổn đạo hay tin có Đức Hộ Pháp đến, nên rủ nhau tụ lại để nghe Đức Ngài giảng dạy về Giáo lý và hạt Thánh cốc Minh Thiện Đàn cũng bắt đầu gieo rải từ đây. Mãi đến ngày 28 tháng 9 năm Tân Mùi (1931), Đức Hộ Pháp mới làm lễ điểm đạo tức là Hồng Thệ tại Khổ Hiền Trang được 24 vị.

Một việc đáng lưu ý hơn nữa là vụ lấy ếm tại Khổ Hiền Trang. Nguyên hôm nọ, bất ngờ Đức Hộ Pháp đến tại Phú Mỹ cho Thệ huynh biết rằng: Đức Ngài vừa được các Đấng mách bảo là tại đây người ngoại bang ếm không cho nước Việt Nam xuất tướng, nên cần phải lấy cho được cái ếm nầy thì VN mới xuất hiện nhân tài. Liền trong đêm ấy, Đức Hộ Pháp chấp bút nhờ các Đấng thiêng liêng chỉ địa điểm, sáng ngày do Thệ huynh đây hướng dẫn đến địa điểm mà các Đấng đã chỉ, đào sâu xuống đất, lấy vật ếm là: 1 lưỡi kiếm và 6 con cờ tướng.

Đến năm Bính Tý (1936), Thệ huynh thu xếp gia đình về Tòa Thánh hành đạo. Đức Phạm Hộ Pháp định cho Thệ huynh làm Thủ Bổn cho Đức Ngài, quan trọng là số tài chánh tạo tác Đền Thánh thuở đó đều do Thủ Bổn nầy thâu và xuất.

Đến năm Bính Thân (1956), Đức Phạm Hộ Pháp xuất ngoại sang Miên quốc, con thuyền đạo gặp cơn gió dập sóng dồi, Thệ huynh chẳng nệ hiểm nguy gian khổ, lãnh trọng trách lèo lái con thuyền Phước Thiện, nhờ khả năng Thiên phú thấy rộng hiểu xa, nên con thuyền vượt sóng trùng dương cập đến bờ giác ngạn và dìu dẫn đàn em tiến bước trên đường đạo đức."

Theo lời thuật lại của ông Chơn Nhơn Phạm Duy Hoai, các tiền bối cho biết nguyên căn của Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung là Nhạc Phi đời nhà Tống bên Tàu tái kiếp, mà chơn linh của Nhạc Phi lại là Hộ Pháp Thần Kỳ gọi là Đại Bàng Kim Xí Minh Vương, hầu Đức Phật Tổ nơi Lôi Âm Tự cõi CLTG, vì phạm tội giết chết con dơi Nữ Thổ Bức vô phép trước mặt Phật, nên phải đầu kiếp xuống làm Nhạc Phi để trả quả.

Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung có người con trai trưởng nam là Lê Thanh Tòng, làm chức Thiếu Tá Quân đội Cao Đài, bị tử trận ngày 26-4-1946, lúc còn rất trẻ, mới 27 tuổi. Đó chính là Nhạc Vân, con trưởng của Nhạc Phi, tái kiếp. Ông Lê Thanh Tòng được truy thăng Đại Tá và đắc phong Thánh Tử Đạo.

Ngài Hiền Nhơn Lê Văn Trung rất ít làm thơ. Chúng tôi sưu tập được một bài thơ của Ngài, đăng trong Bán Nguyệt san Thông Tin, số 58 trang 13, Ngài làm lúc Ngài còn ở phẩm Chơn Nhơn và được 69 tuổi.

TỰ THUẬT

Sáu mươi chín tuổi, Đạo như Đời,
Mây nước từng vui thú thảnh thơi.
Hành thiện dám đâu bì Mạnh Tử,
Chơn nhơn đã hẳn kém Nhan Hồi.
Nêu gương bác ái, sương pha tóc,
Tìm lẽ công bình, muối chát môi.
Tuổi hạc Trời cho tăng nếp sống,
Gieo truyền Phước Thiện khắp nơi nơi.

CHƠN NHƠN Lê Văn Trung

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.

 

Hiền nhơn quân tử

賢人君子

A: The virtuous and talented man.

P: L'homme vertueux et talentueux.

Hiền: Người có tài năng và đức hạnh hơn người. Nhơn: Nhân: người. Quân tử: người có tài năng và đạo đức hơn người.

Hiền nhơn quân tử là chỉ chung các bậc trí thức có tài năng và đức hạnh hơn người.

 

Hiền sĩ

賢士

A: Virtuous and talented man.

P: Homme vertueux et talentueux.

Hiền: Người có tài năng và đức hạnh hơn người. Sĩ: người trí thức.

Hiền sĩ là người trí thức có đạo đức.

 

Hiền tài

賢才

A: Virtuous and talented man.

P: Homme vertueux et talentueux.

Hiền: Người có tài năng và đức hạnh hơn người. Tài: tài năng.

1. Hiền tài là người có tài năng và đức hạnh hơn người.

Trong nghĩa nầy, Hiền tài đồng nghĩa: Hiền sĩ, Hiền nhơn, Quân tử.

2. Hiền Tài là một phẩm Chức sắc của Ban Thế Đạo, trực thuộc chi Thế của HTĐ, do Đức Phạm Hộ Pháp lập ra để phổ độ những nhân tài trí thức đang làm việc ở ngoài đời có cơ hội nhập vào cửa Đạo và lập công quả với Đạo.

Sau đó, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ lập thêm 3 phẩm đứng trên Hiền Tài là: Quốc Sĩ, Đại Phu, Phu Tử.

Hiền Tài đối phẩm với Lễ Sanh bên CTĐ.

Theo quyển Tang Lễ do Hội Thánh in năm 1976 có Đức Lý Giáo Tông phê chuẩn, phần chú thích in chữ nhỏ bên dưới:

"Khi Hiền Tài qui vị, nếu Hiền Tài có ăn chay mỗi tháng 10 ngày sắp lên, do Tờ chứng nhận của Bàn Trị Sự nơi đương sự cư ngụ, thì mới được Hội Thánh cho hành lễ theo nghi tiết của hàng phẩm Lễ Sanh. Còn vị Hiền Tài nào không có ăn chay hoặc ăn chay dưới 10 ngày mỗi tháng, khi qui vị, chỉ hành lễ Bạt Tiến mà thôi."

Đạo phục của Hiền Tài: Khi chầu lễ Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng tại Tòa Thánh hay tại các Thánh Thất, Hiền Tài mặc áo tràng trắng, trước ngực có mang Cổ Pháp Giáo Tông, có thêm hai chữ HIỀN TÀI bằng quốc tự, đầu đội khăn đóng đen thường (7 lớp chữ Nhơn).

Theo Bảng Phúc Trình của Hội Ngánh phái Thượng trong Đại Hội Nhơn Sanh năm Giáp Dần (1974) thì:

- Tổng số Hiền Tài được ân phong trong 5 khóa từ trước đến nay là: 770 vị.

- Đã nạp hồ sơ nhưng chưa được phong là: 424 vị.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hiền triết

賢哲

A: The sage, the philosopher.

P: Le sage, le philosophe.

Hiền: Người có tài năng và đức hạnh hơn người. Triết: sáng suốt, hiểu thấu cái lẽ tận cùng của sự vật.

Hiền triết là bực cao minh đạo đức, hiểu thấu suốt về con người và sự vật.

Những nhà hiền triết lớn của nhơn loại: Lão Tử, Khổng Tử, Socrate, Platon, v.v...

 

HIẾN

HIẾN

1.    HIẾN: Dâng lên.
Td: Hiến công, Hiến lễ.

2.    HIẾN: Pháp luật.
Td: Hiến chương, Hiến pháp.

 

Hiến chương ĐĐTKPĐ

憲章

A: The constitutional charter of Caodaism.

P: La charte constitutionnelle du Caodaïsme.

Hiến: Pháp luật. Chương: bản văn.

Hiến chương là một bản văn ấn định pháp luật làm nền tảng cho việc hình thành một tổ chức với tất cả các mặt hoạt động của nó. Td: Hiến chương Liên Hiệp Quốc,...

Đạo Cao Đài, từ ngày khai đạo đến nay, có hai Hiến chương vào hai thời kỳ:

·         Thời kỳ trước 1975: Hiến chương ngày 21-1-1965.

·         Thời kỳ sau 1975: Hiến chương ngày 5-4-1997.

(Xem chi tiết về Hiến chương nơi chữ: Pháp nhân, vần P)

 

Hiến công

獻功

A: To offer a merit.

P: Offrir un mérite.

Hiến: Dâng lên. Công: nỗi vất vả làm nên việc, công quả.

Hiến công là hiến dâng công quả.

TNHT: Các con gắng chung tâm xua trục hết lũ vạy tà thì hiến công lớn cho Thầy đó.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hiến Đạo

A: Religious Renovator.

P: Rénovateur Religieux.

Hiến: Dâng lên. Đạo: tôn giáo.

Hiến Đạo là một phẩm trong Thập nhị Thời Quân HTĐ, thuộc Chi Đạo, dưới quyền trực tiếp của Đức Thượng Phẩm.

Theo CGPCT: Hiến Đạo khi đặng tờ chi của Khai Đạo dâng lên, tức cấp phải tìm biết căn nguyên cho rõ ràng, cấm không cho Hiến Đạo thông đồng cùng Hiến Pháp và Hiến Thế.

Sự chi đã vào tay Hiến Đạo rồi thì đã ra bí mật, dầu cho Chức sắc HTĐ cũng không đặng biết tới nữa.

Hiến Đạo phải dâng nội vụ cho Bảo Đạo.

Theo Hiến pháp HTĐ, trách nhiệm của Hiến Đạo là lo tìm kiếm những phương hay để hiến cho Đạo và truyền bá những tư tưởng cần ích cho Đạo.

Đạo phục của Hiến Đạo gồm hai bộ Đại phục và Tiểu phục, giống hệt Đạo phục của Bảo Đạo. (Xem Bảo Đạo).

Khi Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền HTĐ ngày 12-1-Đinh Mão (dl 13-2-1927), Đức Chí Tôn phong Ngài Phạm Văn Tươi vào phẩm Hiến Đạo.

Sau đây là Tiểu sử của Ngài Hiến Đạo Phạm Văn Tươi:

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

 

Hiến Đạo Phạm Văn Tươi (1897-1976)

Ngài Phạm Văn Tươi, sanh ngày 17-1-1897 (âl 15-12-Bính Thân) tại quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn thời bấy giờ.

Thuở thiếu thời, Ngài theo Tây học, sau khi đậu bằng Tiểu Học Pháp, Ngài thi đậu vào trường Sư Phạm (École Normale) thời đó, tốt nghiệp rồi được bổ về dạy học tại trường Tiểu Học Cần Giuộc, sau đó lên làm Hiệu Trưởng trường nầy. Về sau, Ngài được đổi về Sài gòn dạy tại trường Pétrus Ký.

Hiền nội của Ngài là Bà Nguyễn Thị Quận, sanh năm 1899 tại làng Long Phụng, quận Cần Giuộc. Hai Ông Bà có được 7 người con, chỉ có một con trai, thứ tư tên là Phạm Duy Ninh, sanh năm 1925 và mất ngày 16-6-1990 tại Cần Giuộc.

Ngài Phạm Văn Tươi nhập môn vào Đạo Cao Đài năm 1926, và đắc phong vào phẩm Hiến Đạo HTĐ ngày 12-1-Đinh Mão (dl 13-2-1927) khi Đức Chí Tôn lập PCT HTĐ.

Đầu năm 1926, Đức Chí Tôn mở rộng cơ phổ độ tại Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, nên cho thiết lập 6 Đàn lệ để nhơn sanh nhập môn cầu Đạo, trong đó, Đàn ở Tân Kim (Cần Giuộc) thiết lập tại nhà Ông Cựu Hội Đồng Địa Hạt Nguyễn Văn Lai.

Tại đàn nầy, quan Phủ Nguyễn Ngọc Tương và Ngài Lê Văn Lịch luân phiên chứng đàn, hai Ông Ca Minh Chương và Phạm Văn Tươi làm phò loan; còn việc sắp đặt thờ cúng có quí Ông Lê Văn Tiếp, Nguyễn Văn Nhơn, Phạm Văn Tỷ và Võ Văn Kỉnh.

Ngày 4-3-1933 (âl 9-2-Quí Dậu), Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung và Đức Phạm Hộ Pháp ra Đạo Nghị Định giao cho Ngài Thời Quân Hiến Đạo làm Quyền Chưởng Pháp CTĐ trong lúc CTĐ đang khuyết Chức sắc ở phẩm vị nầy.

Cuối năm Bính Tuất (1946), Đức Phạm Hộ Pháp thành lập Hội Thánh Phước Thiện, có bổ nhiệm Ngài Hiến Đạo Phạm Văn Tươi làm Thống Quản Cơ Quan Phước Thiện.

Qua đầu năm 1947, Tết Đinh Hợi, Ngài trở về quê nhà ở Cần Giuộc, rồi vì thời cuộc nên Ngài bị kẹt luôn không trở lên Tòa Thánh hành đạo được.

Năm Kỷ Dậu (1969), Ngài Hiến Đạo Phạm Văn Tươi được giao nhiệm vụ Phó Thống Quản Hội Thánh Phước Thiện Nam Nữ, theo Thánh Lịnh số 20/TL ngày 3-7-Kỷ Dậu (dl 15-8-1969) của Đức Cao Thượng Sanh, Chưởng quản HTĐ.

Năm Tân Hợi (1971), Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức lên nắm Quyền Chưởng quản HTĐ, có ký Thánh Lịnh số 02/TL ngày 26-5-Tân Hợi (dl 18-6-1971), bổ nhiệm Ngài Hiến Đạo Phạm Văn Tươi vào các chức vụ, xin chép nguyên văn Thánh Lịnh nầy ra sau đây:

 

HIỆP THIÊN ÐÀI

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ

Văn Phòng

(Tứ thập lục niên)

Q. Chưởng Quản HTĐ

TÒA THÁNH TÂY NINH

-----
Số: 02/TL


HIẾN PHÁP
Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài

Chiếu Tân Luật và Pháp Chánh Truyền,

Chiếu Hiến pháp và Nội Luật HTĐ ngày 15-2-Nhâm Thân (dl 21-3-1932),

Chiếu Hiến pháp HTĐ ngày 8-Giêng-Giáp Thìn (dl 20-2-1964) và Hiến pháp bổ túc ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965),

Chiếu Thánh giáo của Đức Hộ Pháp tại Cung Đạo Đền Thánh đêm mùng 6-5-Tân Hợi (dl 29-5-1971) chấp thuận việc công cử vị Thời Quân Hiến Pháp lên cầm quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài,

Chiếu Thánh Lịnh số 20/TL ngày mùng 3-7-Kỷ Dậu (dl 15-8-1969) của Đức Thượng Sanh giao cho Ngài Hiến Đạo nhiệm vụ Phó Thống Quản Hội Thánh Phước Thiện Nam Nữ,

Chiếu Vi Bằng số 11/VB phiên nhóm ngày 24-4-Tân Hợi (dl 18-5-1971) của Hội Thánh HTĐ công cử Ngài Thời Quân Hiến Đạo lên cầm quyền Thống Quản Hội Thánh Phước Thiện Nam Nữ thay thế cho Ngài Thời Quân Khai Đạo qua lãnh nhiệm vụ Chưởng quản Bộ Pháp Chánh, cuộc công cử nầy được sự chấp thuận của Đức Phạm Hộ Pháp do Thánh giáo đêm mùng 4-5-Tân Hợi (dl 27-5-1971) tại Giáo Tông Đường,

Chiếu Vi Bằng số 01/VB phiên nhóm ngày 25-5-Tân Hợi (dl 17-6-1971) Hội Thánh HTĐ đồng thinh quyết nghị giao cho Ngài Thời Quân Hiến Đạo, ngoài nhiệm vụ Thống Quản Hội Thánh Phước Thiện Nam Nữ, kiêm nhiệm luôn các cơ quan Tang Tế Sự thay thế Ngài Thời Quân Khai Đạo, nên:

THÁNH LỊNH

Điều thứ nhứt: Giao cho Ngài Thời Quân Hiến Đạo lãnh nhiệm vụ sau đây kể từ ngày ký tên Thánh Lịnh nầy:

·         Thống Quản Hội Thánh Phước Thiện Nam Nữ.

·         Thống Quản các cơ quan Tang Tế Sự: Nhạc, Lễ, Giáo Nhi, Đồng nhi, Ban Tổng Trạo, Ban Thuyền Bát Nhã.

·         Thống Quản Trí Huệ Cung.

·         Trưởng Ban Cứu Thương và Ban Phòng Hỏa.

Điều thứ nhì: Thâu hồi Thánh Lịnh số 20/TL chiếu thượng không còn hiệu lực nữa.

Điều thứ ba: Ngài Thời Quân Hiến Đạo, Hội Thánh Lưỡng Đài Hiệp Thiên Cửu Trùng Nam Nữ và Hội Thánh Phước Thiện Nam Nữ, tùy nhiệm vụ thi hành và ban hành Thánh Lịnh nầy.

Tòa Thánh , ngày 26 tháng 5 Tân Hợi.
(dl 18-6-1971)

Quyền Chưởng Quản HTĐ
HIẾN PHÁP Trương Hữu Đức
(ấn ký)

Ngài Hiến Đạo Phạm Văn Tươi lãnh nhiệm vụ hành đạo theo Thánh Lịnh kể trên từ ngày 26-5-Tân Hợi (1971) cho đến ngày liễu Đạo.

Ngài Hiến Đạo Phạm Văn Tươi đăng Tiên tại tư gia ở địa chỉ số 21 đường Lý Nam Đế, Quận 5, Sài Gòn, lúc 23 giờ đêm mùng 8-4 âl-Bính Thìn (dl 6-5-1976) [nhằm ngày vía Đức Phật Thích Ca và Bà Nữ Đầu Sư Lâm Huơng Thanh], hưởng thọ 80 tuổi.

Ngài di chúc cho con cái an táng Ngài tại quê nhà ở xã Qui Đức, quận Cần Giuộc, tỉnh Long An.

Vì tình hình Đạo Sự năm 1976 (sau khi Giải phóng miền Nam được một năm) có nhiều khó khăn, nên Hội Thánh cũng tuân theo di chúc của Ngài Hiến Đạo.

Hội Thánh cử Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa thay mặt Hội Thánh xuống tới gia đình của Ngài Hiến Đạo, đọc bài Điếu văn tuyên dương công nghiệp của Ngài đối với Đạo và chia buồn cùng tang quyến. (Tài liệu của Cải Trạng Lê Minh Khuyên) Sau đây xin chép nguyên văn bài Điếu văn nầy:

ĐIẾU VĂN

của Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, Quyền Chưởng quản HTĐ đọc trước phần mộ Cố Hiến Đạo Chơn Quân Phạm Văn Tươi, Thống Quản Hội Thánh Phước Thiện, ngày 11-4-Bính Thìn (dl 9-5-1976).

Kính Chư Chức sắc, Chức việc, Hiệp Thiên, Cửu Trùng, Phước Thiện, và chư Tín hữu Nam Nữ,

Kính Quí Đại diện Chánh quyền Địa phương,

Kính Quí tang gia bửu quyến,

Kính Thân bằng cố hữu,

Kính Quí vị, Trước cảnh đau khổ của toàn đạo trong thời gian có mấy tháng, phải chịu đến ba cái đại tang trong hàng Thập nhị Thời Quân, trước là hai Anh lớn Hiến PhápKhai Đạo, và hiện nay lại đến phiên Anh lớn Hiến Đạo Chơn Quân, thì không có người đạo nào khỏi ngậm ngùi mến tiếc. Lẽ ra Hội Thánh phải rước Thánh hài của Anh lớn Hiến Đạo về Tòa Thánh hành lễ theo hàng Thập nhị Thời Quân để tri ân một vị Chức sắc Đại Thiên phong có công lớn góp sức xây dựng nền Đại Đạo buổi sơ khai.

Nhưng với đức độ khiêm tốn và vì không muốn làm cực khổ và tốn hao cho Hội Thánh trong lúc Đạo đang gặp cảnh khó khăn. Anh đã di chúc xin để cho gia đình hành lễ đơn giản nơi quê nhà, nên Hội Thánh không thể làm trái ý muốn cuối cùng của người quá cố.

Vì vậy mà hôm nay, tôi xin thay mặt toàn Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng, Phước Thiện Nam Nữ cùng với một phái đoàn đại diện Hội Thánh tiễn đưa Anh lớn đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Đứng trước Thánh hài của Anh lớn, tôi xin nghiêng mình kính lễ, trước để tỏ lòng tri ân của toàn đạo đối với một bậc tiền bối đã dày công gầy dựng nền Đại Đạo và cũng để lời chơn thành phân ưu cùng tang quyến.

Nhớ buổi xưa, với tài năng học lực của Anh lớn lúc thi đỗ ra trường, Anh có thể như bao nhiêu bạn khác, chọn một ngành nào đó có quyền thế hay lợi lộc nhiều, nhưng Anh lại chọn vào Ty Giáo Huấn là một ngành mà buổi đó tâm lý quần chúng thường coi rẻ và gán cho danh từ là nghề gõ đầu trẻ. Nhưng với một tinh thần cao thượng, một đức độ khó bì, một tấm lòng vị tha yêu ái đoàn hậu tấn, nên Anh đem hết kiếp sanh để đào tạo cho xứ sở đất nước những thanh niên ưu tú, trong số đó có nhiều vị đã từng tranh đấu giải ách nộ lệ cho dân tộc, xây dựng một nước VN độc lập, dân chủ, hòa bình và thống nhứt, và hiện nay đang lo kiến thiết tổ quốc được vinh quang và giàu mạnh.

Đang lúc Anh đang âm thầm làm một sứ mạng cao cả mà buổi ấy không ai nghĩ đến, thì vào năm 1926-1927, Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát đến mở đạo ở VN thì do đại căn mà Anh được Đức Chí Tôn chọn đi phò loan chung với Cụ Ca Minh Chương, sau đắc phong Bảo Đạo và với Anh lớn Phạm Tấn Đãi, sau đắc phong Khai Đạo để phổ độ chúng sanh.

Nhận thấy huyền diệu thiêng liêng và đặc biệt tánh cách dân tộc và tinh thần hy sinh phục vụ nhơn sanh của nền Đại Đạo rất hạp với tánh đức yêu đời, yêu nòi giống của Anh, nên Anh cùng với các bậc tiền bối khác, không nại gian lao khổ cực, ngày đi dạy học, tối lại thức sáng đêm đi khắp nơi phò loan phổ độ nhơn sanh. Chỗ xa thì đi xe, còn chỗ gần thì đi xe đạp hoặc đi bộ, hễ hết giờ làm việc thì lo ăn cơm gấp rút, rồi lo sửa sang nang thác lên đường cho đến sáng ngày hôm sau mới về nhà, tắm rửa xong, lại đến trường dạy học, như vậy năm nầy tháng nọ không bao giờ sờn lòng nãn chí.

Công đức đó không sao tả xiết và từ nay cho đến ngày sau, những ai núp bóng mát cửa từ bi của nền Đại Đạo, không bao giờ quên công to đó đặng.

Đến khi tuổi quá 70, lẽ ra Anh được an nghỉ tuổi già, nhưng Anh lại về Tòa Thánh góp phần gánh vác nghiệp Đạo với nhiệm vụ Thống Quản Cơ Quan Phước Thiện và cơ quan Tang Tế Sự, đồng thời điều hành ba Cung: Trí Huệ, Trí Giác, và Vạn Pháp.

Những tuởng còn góp sức già đỡ nâng nghiệp Đạo trong cơn thử thách nầy, nào ngờ cơ thể suy kiệt lần đưa đến chứng bịnh nan y, mặc dầu chạy chữa đủ phương, Anh phải theo hai Anh Hiến Pháp và Khai Đạo, về chầu Đức Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu, bỏ lại đàn em bơ vơ như gà mất mẹ, lưu lại biết bao mến tiếc của toàn đạo và nhớ thương của gia đình.

Vẫn biết theo thế thường, có chi đau buồn hơn cảnh tử biệt sinh ly, nhưng đối với Anh thì đã làm tròn Thiên chức, công viên quả mãn, đắc vị thiêng liêng, thì chúng ta cũng tự an ủi rằng được một người Anh xứng đáng.

Một lần nữa, tôi xin thành thật chia buồn cùng tang quyến và thành tâm cầu nguyện xin Đức Chí Tôn và các Đấng ban ơn lành cho Anh đặng cao thăng Thiên vị, thường giáng chơn linh hộ trì đàn em hành đạo cho vuông tròn.

Xin Anh hiển linh chứng chiếu tấm lòng thành của tất cả đàn em đang ngưỡng mộ.

BẢO ĐẠO Hồ Tấn Khoa.

 

Ngài Hiến Đạo có lưu lại tập sách mỏng tựa đề "TIẾNG GỌI" do ông Giáo Hữu Thượng Tư Thanh, Tổng Quản Văn phòng Hiến Đạo, cùng các nhân viên trực thuộc tạo thành, bằng cách gom góp các bài giảng đạo, các bài diễn văn và huấn từ của Ngài trong suốt ba năm từ 1970 đến 1972.

Ngài Hiến Đạo có bút hiệu là Lạc Nhân, nhưng Ngài rất ít làm thơ. Chúng tôi sưu tập được một bài thơ đường luật của Ngài, họa vận bài thơ Xuân Tân Hợi của Hội Thánh CTĐ:

Đất nước Xuân về mấy độ qua,

Toàn dân trông ngóng cảnh bình hòa.

Ruộng dâu hóa bể đầy kinh ngạc,

Dòng nước chưa thanh chảy bến hà.

Thương kẻ tuổi xanh còn nặng nợ,

Xót vì nhiệm vụ phải ly gia.

Ước mong đến buổi hòa ngưng chiến,

Cho vợ gặp chồng, con gặp cha.

HIẾN ĐẠO
(Xuân Tân Hợi 1971)

 

Trong dịp Lễ Khánh Thành Thánh Thất Cần Giuộc ngày 21-2-Nhâm Tý (dl 4-4-1972), Ngài Hiến Đạo Phạm Văn Tươi, thay mặt Hội Thánh HTĐ đến dự lễ, có đọc một bài diễn văn, trong đó nhắc lại lúc Đạo Cao Đài mới mở tại Cần Giuộc, trích ra sau đây:

"Hồi ức lại hơn 45 năm về trước, lúc Đạo mới phôi thai, cố Tri Phủ Nguyễn Ngọc Tương, lúc bấy giờ làm Quận Trưởng Quận Cần Giuộc, là người có trọng trách truyền đạo nơi đây.

Ông Phạm Tấn Đãi, ông Trương Thế Ngộ và tôi được Đức Chí Tôn thâu nhận làm môn đệ, để hiệp cùng ông Nguyễn Ngọc Tương phổ thông Chơn đạo.

Kế đến ông Ca Minh Chương, cựu giáo chức, cũng được đứng vào hàng ngũ chúng tôi.

Chính nơi đây, Đạo được khai mở trước nhứt và thâu nhận một số tín đồ đông nhứt.

Chúng tôi là những trong giáo giới, ban ngày thì đi dạy học, ban đêm mới rảnh việc, cùng đi với ông Nguyễn Ngọc Tương khai đàn thượng tượng, thâu nhận tín đồ. Suốt một năm trường, đêm nào cũng như đêm nấy, chẳng quản gió sương, bùn lầy nước lội, gai gốc cũng qua, chúng tôi từ xã ấp nầy sang xã ấp kia, một niềm tin tưởng mãnh liệt, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng, khuyên nhủ đồng bào theo đường Chánh giáo, mở rộng Đạo Trời.

Âu cũng là cơ duyên hiếm có giúp chúng tôi lập được công quả và sớm lập vị mình.

Ngày qua tháng lại, Đạo dần dần mở rộng như vết dầu loang, từ quận Cần Giuộc đến Rạch Kiến, Rạch Đào, Rạch Núi, Gò Đen, Cần Đước trong tỉnh Chợ Lớn, rồi tràn qua tỉnh Gò Công, Mỹ Tho, Bến Tre.

Lẽ cố nhiên chánh quyền Pháp không muốn Đạo được bành trướng mau chóng với một số tín đồ quá đông, bèn đặt kế hoạch bài trừ. Một mặt phân tán mấy người có nhiệm vụ trọng yếu trong Đạo, một mặt khủng bố tín đồ, làm khó dễ trăm bề, hăm he dọa nạt đủ điều.

Chúng tôi vốn là công chức, cùng chung số phận với Ông Quận trưởng Nguyễn Ngọc Tương, bị đổi đi xa, một người một nơi, cách trở gia đình.

Âu cũng là cái may cho Đạo, hột giống Đạo được đem rải trên đất mới. Thế là Đạo được mở rộng châu vi hoạt động. Thiệt là "tình cờ chẳng hẹn mà nên."

Rồi bắt đầu từ đó, Đạo càng ngày càng tiến mãi, mặc dầu gặp nhiều khó khăn trở ngại cũng vượt qua khỏi, là do tinh thần nhẫn nại và lòng hy sinh vô bờ bến của phần nhiều chư Đạo hữu.

Trải bao nhiêu năm biến chuyển thăng trầm, Đạo được tô điểm mang sắc thái ngày hôm nay, ấy cũng nhờ các vị tiền bối đã dày công xây dựng nghiệp Đạo.

Nói đến tiền bối, ở đây chúng tôi không khỏi bồi hồi nhắc đến Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt, nơi chôn nhau cắt rún của Đức Ngài cách đây cũng không xa.

Đức Ngài buổi sanh tiền, sau khi được Đức Chí Tôn nhận làm môn đệ, một lòng tin tưởng nơi Đấng Đại Từ Phụ, tận tụy hành Đạo, đi khắp đó đây gieo hột giống lành, chịu trăm đắng ngàn cay, nhiều điều hổ nhục, mang tiếng thị phi, người đời mai mỉa.

Chúng tôi còn nhớ hình bóng Đức Ngài, mặc dầu tuổi cao, cũng có lúc cùng chúng tôi, cùng lặn lội bùn lầy, cùng vày đạp chông gai, để đến tận một nơi xa trong làng mạc, thiết lễ lập đàn cho thiện nam tín nữ cầu Đạo. Thiệt là một bực Đại Đức có công to trong nền Đạo.

Còn hai vị nữa, đối với chúng tôi, trước là bạn thâm giao, sau là người đồng đạo: Cố Quận Trưởng Nguyễn Ngọc Tương thọ Thiên ân Quyền Thượng Đầu Sư, là một trong những người rường cột của Đạo lúc ban sơ; thứ đến là Cố Giáo viên Ca Minh Chương, tức Bảo Đạo HTĐ, là người có công buổi đầu trong Đạo. Nay gặp dịp may, chúng tôi trở về cảnh cũ, chạnh nhớ đến người xưa, tình đồng đạo, nghĩa kim bằng, vắng bóng cố nhân, lòng nào mà chẳng não lòng."

PCT HTÐ: Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Ðài.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.

 

Hiến lễ

獻禮

A: To offer a present.

P: Offrir un présent.

Hiến: Dâng lên. Lễ: cách bày tỏ lòng kính trọng.

Hiến lễ là dâng phẩm vật lên để cúng tế, tỏ lòng thành kính, như dâng bông, dâng rượu và dâng trà.

Trong nghi thức cúng tế hàng vong thường trong Tang lễ, phần hiến tửu (Dâng rượu) chia làm 3 lần:

·         Sơ hiến lễ: Hiến lễ lần đầu.

·         Á hiến lễ: Hiến lễ lần thứ nhì.

·         Chung hiến lễ: Hiến lễ lần chót.

Người hiến lễ được gọi là Lễ Sĩ.

 

Hiến pháp

Có hai trường hợp:

* Trường hợp 1: Hiến pháp

憲法

A: The religious constitution.

P: La constitution religieuse.

Hiến: Pháp luật. Pháp: pháp luật.

Hiến pháp là một bản văn về luật pháp căn bản qui định việc tổ chức các cơ quan lớn trong Đạo, nhiệm vụ và quyền hạn của Chức sắc trong mỗi cơ quan.

Pháp Chánh Truyền là Hiến pháp của Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế lập nên, được Đức Phạm Hộ Pháp vâng lịnh Đức Lý Giáo Tông chú giải ra chi tiết.

Pháp Chánh Truyền đã lập hiến HTĐ, nhưng chư vị Chức sắc cao cấp HTĐ họp nhau lại lập thêm một văn bản bổ túc gọi là Hiến pháp và Nội Luật HTĐ vào ngày 15-2-Nhâm Thân (dl 21-3-1932) qui định trách nhiệm và quyền hạn từ phẩm Thập nhị Thời Quân lên đến Hộ Pháp. Hiến pháp nầy được bổ sung 2 lần: lần I vào ngày 8-Giêng-Giáp Thìn (dl 20-2-1964) và lần II vào ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965).

Sau đó, lập thêm Hiến pháp Chức sắc HTĐ ngày 16-11-Bính Ngọ (dl 27-12-1966) qui định các phẩm Chức sắc HTĐ dưới Thập nhị Thời Quân, trách nhiệm, quyền hạn, Đạo phục và thăng thưởng, được Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ chấp thuận.

* Trường hợp 2: Hiến Pháp

獻法

A: Juridical Renovator.

P: Rénovateur Juridique.

Hiến: Dâng lên. Pháp: pháp luật.

Hiến Pháp là một phẩm trong Thập nhị Thời Quân HTĐ, thuộc Chi Pháp, dưới quyền trực tiếp của Đức Hộ Pháp.

Theo CGPCT: Hiến Pháp khi đặng tờ chi của Khai Pháp dâng lên, tức cấp phải tìm biết căn nguyên cho rõ ràng, cấm không cho Hiến Pháp thông đồng cùng Hiến Đạo và Hiến Thế. Sự chi đã vào tay Hiến Pháp rồi thì đã ra bí mật, dầu cho Chức sắc HTĐ cũng không đặng biết tới nữa.

Hiến Pháp phải dâng nội vụ cho Bảo Pháp.

Theo Hiến pháp HTĐ, trách nhiệm của Hiến Pháp là lo tìm kiếm những phương hay để hiến cho luật pháp của Đạo tiện việc thi hành và truyền bá những tư tưởng cần ích cho Đạo về phương diện pháp luật.

Đạo phục của Hiến Pháp gồm hai bộ: Đại phục và Tiểu phục, giống hệt Đạo phục của Bảo Pháp. (Xem: Bảo Pháp)

Khi Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền HTĐ ngày 12-1-Đinh Mão (dl 13-2-1927), Đức Chí Tôn phong Ngài Trương Hữu Đức vào phẩm Hiến Pháp.

Sau đây là Tiểu sử của Hiến Pháp Trương Hữu Đức:

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Hiến Pháp Trương Hữu Đức (1890-1976)

Ngày 20-5-Tân Hợi (dl 12-6-1971), Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức có tự viết Tiểu sử của Ngài, xin chép y nguyên văn như sau đây:

"Trương Hữu Đức, sanh ngày mùng 2 tháng 2 năm Canh Dần (1890) (trên giấy tờ sanh năm 1892), con ông Trương Văn Tựu (chết) Cựu Cai Tổng Cầu An Thượng, làng Hiệp Hòa (Chợ Lớn), Giáo Sư phái Ngọc và bà Lê Thị Nhụy tức Sót (chết). (Hiền nội của Ngài Trương Hữu Đức là Bà Nguyễn Thị Sanh, nhập môn vào Đạo Cao Đài rất sớm, được Đức Chí Tôn phong phẩm Nữ Lễ Sanh, do kỳ Phong Thánh Nữ phái lần thứ nhứt ngày 14-Giêng-Đinh Mão, dl 15-2-1927).

Nhập môn vào Đạo Cao Đài từ năm Ất Sửu (1925) lúc mới còn xây bàn, vì lúc ban sơ, những người theo đạo đều do lịnh Đức Chí Tôn chỉ định, nên không có Sớ Cầu Đạo.

Trong số 12 môn đệ đầu tiên của Đức Chí Tôn nêu tên trên bài thi tứ tuyệt trong quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển thứ I có tên ĐỨC (sau thọ phong Hiến Pháp HTĐ), hiệp với Ông HẬU thành cặp phò loan truyền đạo, Ông Hậu sau thọ phong Bảo Pháp HTĐ.

Trong lúc các Ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang bày cuộc xây bàn thì Đức còn hoài nghi cho rằng mấy bạn ấy giả ngộ chơi nên không tin; về nhà, Đức đem bàn ra, đặt tay lên xây thử để xin thi, tức thì có vong linh người anh nhập, nhưng thay vì cho thi, lại cho hai vị thuốc. Đức uống thuốc ấy lành bịnh hậu trên 20 năm.

Qua bữa kế đó, vào lúc đúng ngọ, trong khi thanh tịnh, Đức bắt chước Ông Tắc, chấp bút một mình và cầu nguyện xin thi. Có vị Minh Nghĩa Tiên Ông giáng bút cho bài thi như sau:

Minh Đức mừng nay đã gặp Thầy,

Chẳng còn ao ước cái không hay.

Mừng cầu Âu Á càng thêm mặt,

Mừng nậu côn đồ đã chịu chay.

Đức chỉ xin được một bài thi đó thôi, sau chấp bút hoài cũng không được. Từ đó, Đức hết lòng tin tưởng, ăn chay luôn, phụng thờ Đức Cao Đài và hiệp cùng các đồng đạo đi phổ độ các nơi.

Cặp cơ Hậu - Đức có nhiệm vụ chấp cơ truyền đạo, mà mỗi đêm thứ bảy phải chấp cơ tại Thánh Thất Cầu Kho (Thánh Thất tạm nơi nhà Ông Đốc Bản) để cho thiện nam tín nữ đến hầu đàn cầu đạo. Đồng thời mỗi đêm khác đều đi phổ độ các nơi thôn quê sau khi mãn giờ làm việc, vì lúc ấy, Ông Hậu làm Đốc học trường tư thục, còn Đức thì làm công chức cho chánh phủ Pháp. Lắm khi phải đi suốt đêm, sáng về điểm tâm rồi đi làm việc luôn, nhưng vì sự tin tưởng nên không biết nhọc. Có nhiều đêm, Đức phải đi lên Gò Kén (Tây Ninh) để chấp cơ tại đó cho nhơn sanh nhập môn cầu đạo.

Lúc đạo mới mở, Đức Chí Tôn chẳng những giáng cơ độ rỗi nhơn sanh mà còn ban điển lành cho các đồng tử để chữa bịnh cho bổn đạo. Vì vậy mà Đức chữa lành nhiều bịnh tê thủng, dịch tả, và câm, vv... Việc chữa bịnh có được kết quả như vậy là nhờ điển lành của Đức Chí Tôn ban cho, chớ mấy vị đồng tử đâu có phải là người chữa bịnh.

Sự huyền diệu lạ lùng ấy làm cho đức tin của mọi người được tăng gia. Nhưng chẳng bao lâu, khi Đạo lập thành rồi, thì việc chữa bịnh bằng nhơn điển phải ngưng một lượt với cơ bút, vì e có sự lạm dụng.

Khi thọ phong chánh thức vào hàng Thập nhị Thời Quân HTĐ với chức Hiến Pháp Chơn Quân, Đức thường lên xuống Tòa Thánh Tây Ninh để hành đạo trong lúc rảnh rang, vì Đức vẫn còn giúp việc cho Chánh phủ Pháp, tùng sự tại Sở Hỏa Xa Sài Gòn.

Sau, Đức được Ông Chánh Sở Mật Thám Nam Kỳ là Ông Nadau mời đến để giao chức vụ Thông dịch viên Sở ấy. Trước khi nhận lời, Đức có cầu cơ thỉnh giáo Đức Chí Tôn, vì lúc bình thường, Đức không thích giúp việc cho Sở ấy, là Sở không có cảm tình đối với dân chúng. Đức Chí Tôn dạy Đức nên qua giúp việc cho Sở ấy vì sẽ có cơ hội giúp Đạo.

Quả thật như lời Đức Chí Tôn nói, chẳng bao lâu Ông Cao Quỳnh Cư (tức Cao Thượng Phẩm ), có ra bản "PHỔ CÁO CHÚNG SANH" để truyền bá Đạo Cao Đài, trên bìa Bản Phổ Cáo ấy có tựa đề "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ". Lần đầu tiên Bản Phổ Cáo ấy không có kèm thêm chữ Hán, nhưng lần sau, Ông Cư có thêm mấy chữ Hán. Để tượng trưng Tam giáo qui nguyên, ngoài bìa Phổ Cáo Chúng Sanh có vẽ hình ba vị Giáo chủ là Đức Thích Ca, Đức Lão Tử, và Đức Khổng Tử.

Bản Phổ Cáo Chúng Sanh in lần đầu được gởi ra Nha Tổng Giám Đốc Mật Thám Hà Nội để dịch ra Pháp văn. Nhưng người thông dịch viên ngoài ấy lại dịch câu tựa: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Đạo lớn cứu vớt 3 Kỳ.

Lúc đó là lúc nhà cầm quyền Pháp để ý theo dõi hành vi Đạo Cao Đài rất gắt, nên Hà Nội gởi bài dịch văn ấy vào Nam hỏi Ông Chánh Sở Mật Thám Nadau, có phải Đạo Cao Đài làm chánh trị không, để họ giải tán.

Nhằm lúc ấy, Ông Nadau tin dùng Đức, nên Ông mới đến hỏi bài dịch văn ấy có đúng nghĩa không?

Đức trả lời rằng: Không đúng, vì nguyên văn câu ấy có nghĩa là Đại Đạo mở lần thứ ba để độ rỗi, chớ không phải cứu vớt 3 Kỳ (trong Liên bang Pháp là Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ). Để trưng bằng cớ cụ thể, Đức đem trao cho Ông Nadau Bản Phổ Cáo Chúng Sanh có in chữ Hán. Ông liền phúc trình ra Hà Nội giải thích rõ việc ấy. Nhờ đó mà Đạo khỏi bị giải tán và người Đạo cũng đỡ khổ. Đó là bằng chứng Đức cứu Đạo.

Còn nhiều việc khác nữa, nhưng không đáng kể.

Qua năm 1945, Pháp bị Nhựt bổn đảo chánh tại Đông Dương, Đức tản cư về thôn quê, nhưng ở đâu cũng không yên, Đức liền về Tòa Thánh, ở được một hôm thì Pháp đổ bộ, bắn chết một Đạo hữu ở Rừng Thiên nhiên (Tòa Thánh). Tính không êm, Đức liền rời khỏi Tòa Thánh, băng rừng đi bộ từ Tây Ninh về Lộc Giang (Chợ Lớn). Lúc đó dẫu có tiền cũng không có xe đi.

Tản cư ở Lộc Giang được một thời gian, Đức trở lại quê nhà ở Hiệp Hòa (Chợ Lớn), nhưng sau lại tản cư xuống chùa Minh Đức nơi Đền Thờ Phật Mẫu tại cầu Băng Ky Gò Vấp, do Ông Sĩ Tải Nguyễn Văn Thiệt làm chủ, lúc ấy cùng ở chung với mấy Ông: Bảo Pháp, Bảo Thế, Khai Đạo, cũng đồng cảnh huống.

Cũng trong năm 1945, bị bom nguyên tử, Nhựt đầu hàng Đồng Minh, Pháp trở lại Đông Dương và chiến đấu với Việt Minh. Pháp kêu gọi công chức hồi cư để hiệp tác, Đức còn do dự mấy tháng.

Đến năm 1946, mới chịu trở lại vì hoàn cảnh bắt buộc.

Đến năm Nhâm Thìn (1952), được giấy hồi hưu, Đức trở về Hiệp Hòa ở chung với người em ruột trong một ngôi nhà tranh rách nát. Nhờ vậy mà tránh khỏi Việt Minh và quân đội Pháp khủng bố. Quân đội nầy chỉ khủng bố những nhà tốt mà thôi. Đức cũng muốn về Tòa Thánh làm Đạo nhưng vì lúc ấy, Đạo còn dùng rất nhiều quân đội nên không về vì tình trạng không hạp.

Mãi đến hạ tuần tháng 8 năm Ất Mùi (1955), quân đội Cao Đài, một phần tự giải ngũ, một phần gia nhập vào quân đội quốc gia, còn Đức Phạm Hộ Pháp thì bị cấm phòng tại Hộ Pháp Đường, Đức mới về Tòa Thánh để quan sát tình hình và hiệp với các Chức sắc khác để lo gỡ rối cho Đạo.

Nói đến đây, Đức không quên ghi ơn hai Ông bạn HTĐ là Bảo Thế và Tiếp Pháp, có lòng đến tận nhà ở Hiệp Hòa, khuyên Đức về hợp tác hành đạo. Vì vậy mà Đức mới thanh toán hết gia nghiệp mới gầy dựng được chút ít, chí quyết phế đời hành đạo, mong cứu vãn tình thế, vì lúc ấy là lúc hỗn loạn. Có nhiều Chức sắc và Đạo hữu bị giam cầm do Ban Thanh Trừng điều khiển.

Năm Bính Thân (1956), Đức cùng Hội Thánh ký kết Thỏa Ước với Chánh phủ Cộng Hòa, cam kết không làm chánh trị. (Thỏa Ước Bính Thân 1956, Xem nơi Tiểu sử của Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước).

Đồng thời Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đang lưu vong tại Nam Vang, lại phát động Phong trào Chung sống Hòa bình, và chỉ định Đức làm đại diện cho Người nơi Tòa Thánh. Vì lẽ đó mà Đức bị tình nghi và bị cắm cư trú hai năm tại Sài gòn, mặc dù Đức không thọ lãnh chức Trưởng Ban Miền Nam Phong trào Chung sống Hòa bình do Đức Phạm Hộ Pháp bổ nhiệm, nghĩ vì đã ký Thỏa Ước Bính Thân, thì cố nhiên phải tôn trọng chữ ký của mình.

Mãn hai năm cư trú, Đức trở về nhà với gia đình để dưỡng sức vì tuổi cao kỷ trưởng. Tuy nhiên, đối với sự thành bại của Đạo, không thể ngồi ngó cho đành.

Vậy nên vào lúc tháng 9 năm Nhâm Dần (1962), Đức trở về Tòa Thánh tái thủ phận sự tại HTĐ với nhiệm vụ: Tuyển soạn Thánh Ngôn và viết Đạo Sử.

Chí nguyện làm tròn phận sự, rồi có nhắm mắt theo Thầy cũng ngậm cười nơi cõi Thiêng liêng Hằng sống.

Từ ấy, Đức cộng tác với Đức Thượng Sanh.

Ngoài nhiệm vụ kể trên, còn kiêm nhiệm thêm Bộ Pháp Chánh, Ban Kiểm Duyệt, Ban Đạo Sử và Thơ viện cho đến ngày nay.

Đắc phong Quyền Chưởng Quản HTĐ và cuộc lễ Tấn Phong được tổ chức vào ngày Chúa Nhật 21-5-Tân Hợi (dl 13-6-1971) tại Tòa Thánh Tây Ninh, có mời Chánh quyền, các đoàn thể và các tôn giáo bạn đến dự."

Tòa Thánh, ngày 20 tháng 5 Tân Hợi.
(dl 12-6-1971)

HIẾN PHÁP Trương Hữu Đức

Sau ngày Đức Thượng Sanh đăng Tiên (26-3-Tân Hợi, dl 21-4-1971), Hội Thánh HTĐ họp phiên Đại Hội vào ngày 24-4-Tân Hợi (dl 18-5-1971) để công cử vị cầm quyền Chưởng quản HTĐ, thì toàn Hội đồng thanh cử Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức lên đảm nhận trọng trách ấy. Vi Bằng công cử được dâng lên quyền thiêng liêng, Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ chấp nhận và phê chuẩn, do đàn cơ tại Cung Đạo Tòa Thánh ngày 6-5-Tân Hợi (dl 29-5-1971).

Tháng 4 năm Quí Sửu (1973), trong đàn cơ tại Cung Đạo Tòa Thánh, Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp đồng ý thăng nhiệm cho Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức lên Chưởng quản HTĐ, để đủ quyền năng thực hành trọng trách bảo thủ Luật pháp Chơn truyền hầu phát triển nền Đạo.

Từ ngày lãnh trọng trách Chưởng quản HTĐ, Ngài Hiến Pháp rất lo âu và tận tụy với nhiệm vụ, nên thường hay bịnh hoạn, mỗi lúc mỗi nhiều hơn.

Ngài đăng Tiên lúc 20 giờ 15 phút ngày 15-12-Ất Mão (dl 15-1-1976), hưởng thọ 87 tuổi.

Trong Bài Điếu văn của Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa, đọc trước liên đài của Ngài Hiến Pháp, trước khi nhập bửu tháp, có một đoạn quan trọng, xin trích ra sau đây:

"Nhớ buổi xưa, lúc cơ Đạo chinh nghiêng, Đức Phạm Hộ Pháp đang bị bao vây trong Hộ Pháp Đường, cả Chức sắc lưỡng phái lưỡng Đài đang hoang mang, nhơn tâm bất nhứt, tâm lý bất đồng, sống trong hoàn cảnh hồi hộp lo âu sợ sệt, đột nhiên thấy Anh (Hiến Pháp) đơn độc xách gói về TòaThánh.

Anh Bảo Thế và các Anh khác hỏi Anh về Tòa Thánh làm gì trong lúc khó khăn rối rắm như vầy?

Khi ấy, lần đầu tiên Em gặp Anh và cũng lần đầu tiên Em nghe Anh thốt ra một câu trả lời bất hủ, mà Em vẫn còn ghi mãi trong ký ức, lấy làm gương sáng cho bước hành đạo, và hôm nay, Em xin nhắc lại cho toàn thể các bạn Đạo hiện diện nơi đây đặng biết và ghi nhớ để làm phương châm hành đạo.

Anh nói rằng: "Sách xưa có dạy: Gia bần tri hiếu tử, quốc loạn thức trung thần. Trong Đạo cũng vậy, lúc cơ Đạo thạnh hành, ai cũng làm đặng. Hôm nay gặp buổi chinh nghiêng, nền Đại Đạo đang cơn bối rối, Đức nầy mới xin về để cùng chia sớt phần nào cảnh lo âu khó nhọc với Anh Em."

Lời nói bất hủ nầy cho ta thấy tinh thần hy sinh phục vụ của Anh cao cả là dường nào và có mãnh lực nhắc cho chúng ta cả thảy nhớ câu Minh Thệ: Hiệp đồng chư môn đệ..., để mỗi khi cơ Đạo gặp cảnh khó khăn, thì chúng ta phải nhứt tâm nhứt trí siết chặt hàng ngũ, trụ vững đức tin, chia đau sớt khổ với nhau, để phục vụ cho Đạo pháp và cho nhơn sanh,chớ không lý do gì lánh né phận sự, để miệng thế bia danh muôn thuở."

Đầu năm 1975, trong lúc nội chiến giữa quân đội quốc gia và quân đội cộng sản xảy ra rất ác liệt trong toàn Miền Nam VN, Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức, với tư cách là Chưởng quản HTĐ, lãnh đạo tối cao của Đạo Cao Đài, có gởi một bức Thông Điệp kêu gọi Hòa bình đến các Chánh phủ liên hệ trong cuộc chiến và yêu cầu đặt vùng Thánh Địa Tòa Thánh Tây Ninh ra ngoài vòng chiến tranh.

Sau đây là nguyên văn Thông Điệp Hòa bình nầy:

 

Văn Phòng

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ

CHƯỞNG QUẢN

(Ngũ thập niên)

HIỆP THIÊN ĐÀI

TÒA THÁNH TÂY NINH

 


CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI

THÔNG ĐIỆP
của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh về
Hòa Bình Việt Nam

Kính gởi:

·         Các Chánh phủ liên hệ trong cuộc chiến tại VN.

·         Ông Tổng Thơ Ký Liên Hiệp Quốc.

·         Ông Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

·         Ông Chủ Tịch Ủy Ban Kiểm Soát Quốc Tế Đình Chiến tại VN.

·         Chánh Phủ các quốc gia trong Liên Hiệp Quốc.

·         Các nhà Lãnh đạo Tôn giáo.

Nghĩ vì Hiệp Định Paris ngày 27-1-1973 qui định cuộc đình chiến ở VN là một niềm hy vọng lớn lao cho toàn cả dân VN đã quá đau khổ vì nạn chiến tranh, nay mong được thấy Hòa bình lập lại.

Nhưng ngược lại, hai năm qua mà cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn ngày càng ác liệt, gây không biết bao nhiêu cảnh máu đổ thịt rơi, cửa nhà tan nát, mỗi ngày hy sinh cả ngàn thanh niên ưu tú của dân tộc, làm cho mọi người phải đau lòng thất vọng.

Trước cảnh tang thương tang tóc của dân lành, Hội Thánh và toàn thể tín hữu Cao Đài luôn luôn giữ vững tôn chỉ cộng yêu hòa ái của một nền tôn giáo đại đồng và trung thành với đường lối Hòa bình Chung sống của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc chủ trương để hòa giải dân tộc.

Nên thiết tha kêu gọi quí Lãnh tụ các bên lâm chiến:

1) Xin mở lòng thương xót đồng bào ruột thịt của chúng ta quá đau khổ vì chiến tranh, sớm bình tỉnh ngồi lại để tự giải quyết vấn đề nội bộ giữa người Việt với nhau trong tình huynh đệ, tương thân tương ái, tương nhượng, hầu chấm dứt nạn chiến tranh tàn khốc. Đặng như vậy, cả 40 triệu đồng bào VN sẽ ghi ơn quí vị và thế hệ mai sau sẽ ghi một điểm son vào trang lịch sử hiện tại cho quí vị.

2) Xin lưu tâm đến Tổ Đình Tòa Thánh Tây Ninh và cả vùng Thánh địa gồm 19 Phận đạo là nơi tôn nghiêm sùng bái của toàn thể tín hữu Cao Đài và cũng là nơi gần nửa triệu dân lành chỉ biết tu hiền, sống đông đúc nơi đây được đôi bên đặt ngoài vòng chiến, để tránh khích động đến lòng tín ngưỡng của mấy triệu tín hữu trong toàn quốc.

3) Nếu muốn dùng một nơi nào trong vùng Thánh địa Tây Ninh để làm địa điểm của hai bên và Ủy Hội Quốc Tế làm nơi hòa đàm trong quốc nội thì chúng tôi có thể sẵn sàng chấp thuận. Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề Hòa bình VN, trật tự an ninh nơi đây sẽ tạm thời do Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đảm nhiệm.

Hội Thánh ĐĐTKPĐ chúng tôi cũng thiết tha kêu gọi các cường quốc trong hai khối và tất cả các quốc gia Hội Viên Liên Hiệp Quốc, cùng toàn thể nhân dân yêu chuộng Hòa bình trên thế giới chứng nhận và ủng hộ lời kêu gọi nầy.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, ngày 04-12-Giáp Dần.
(dl 15-1-1975)

TM. Hội Thánh ĐĐTKPĐ
CHƯỞNG QUẢN HTĐ
Hiến Pháp TRƯƠNG HỮU ĐỨC

(ấn ký)

 

Bài Thài hiến lễ Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức:

HỮU ĐỨC mừng nay đã gặp Thầy,

Chẳng còn mong uớc cái không hay.

Mừng nay gặp Đạo lòng mong muốn,

Chí quyết cùng nhau để hiệp vầy.

Nguyên Đức Chí Tôn cho biết nguyên căn của Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức là Từ Hàng Đạo Nhơn và Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu là Xích Tinh Tử.

Quỉ Cốc Đại Tiên có giáng cơ cho mỗi Ngài một bài thi. (Xin độc giả xem Tiểu Sử của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu).

 

Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức có bút hiệu là Thân Dân, có làm khá nhiều bài thi đường luật, xin trích ra đây vài bài tượng trưng:

ĐẠO ĐỜI TƯƠNG ĐẮC

Đạo Đời tương đắc cứ như nhiên,

Đời Đạo đôi bên nắm vững quyền.

Đạo đắc nhơn tâm, Đời đắc sách,

Đời do dân ý, Đạo dân quyền.

Ái hòa Đạo dụng làm căn bản,

Nhân nghĩa Đời toan giúp phổ truyền.

Đời Đạo tương liên gieo Thánh đức,

Nhơn sanh an hưởng cảnh Thần Tiên.

***

Ba đào sóng bủa bởi thuyền to,

Lèo lái kiên gan vững phận trò.

Nẻo tắt đường quanh bền sức chống,

Sông sâu biển thẳm gắng công dò.

Lướt dòng cậy có nhiều thần lực,

Quá hải nương nhờ bóng tự do.

Bến tục thuyền từ dìu độ chúng,

Đưa vào nguồn sống khỏi tò mò.

THÂN DÂN

Họa nguyên vận 2 bài thi

Ngư và Tiều của Ông Huệ Giác:

Nghinh ngang mặt nước một con thuyền,

Cái thú ngư ông ấy thú Tiên.

Bủa lưới bao trùm gồm bốn biển,

Giăng câu định hướng nắm ba giềng.

Ở trần không nhiễm mùi trần tục,

Xử trí yên vui cảnh trí riêng.

Trời Đất rộng thinh dành một cõi,

Thú nhàn quyết tránh lợi danh quyền.

***

Nào phải nông gia sợ mất mùa,

Tiều phu nghề ấy khỏi nài mua.

Rừng tòng phủi sạch điều hơn thiệt,

Rìu búa chi màng cảnh được thua.

Trối kệ những ai ham đổi mới,

Thìn lòng riêng tớ giữ nghề xưa.

Chim trời cá nước ai ngăn đón,

Danh lợi đâu cần nhọc trí đua.

HIẾN PHÁP Trương Hữu Đức

Biệt hiệu THÂN DÂN.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

Hiến thân

獻身

A: To lay down one's life for one's religion.

P: Se donner sa vie à sa religion.

Hiến: Dâng lên. Thân: thân mình.

Hiến thân là dâng trọn thân mình, dâng trọn cuộc đời mình cho Đạo để phụng sự cho Đạo.

Những Chức sắc thọ phong, phải làm giấy hiến thân trọn đời hành đạo, tức là phải ly gia cắt ái, không còn biết đến việc gia đình, sống trọn vẹn trong cửa Đạo, lãnh lịnh Hội Thánh đi hành đạo các nơi.

TNHT: Vào nơi đạo đức rồi, dầu cho phải cắt ái ly gia, chia tình xẻ nghĩa, máu thịt đoạn ly, mà làm cho tròn trách nhậm xứng đáng của mình, để hiến thân chuộc sanh mạng cho muôn ngàn kẻ đồng bào, thì cái đau đớn thường tình, sự khổ tâm ở thế kia, đau khổ nào có tiếc.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hiến Thế

獻世

A: Temporal Renovator.

P: Rénovateur Temporel.

Hiến: Dâng lên. Thế: đời.

Hiến Thế là một phẩm trong Thập nhị Thời Quân HTĐ, thuộc Chi Thế, dưới quyền trực tiếp của Đức Thượng Sanh.

Theo CGPCT: Hiến Thế khi đặng tờ chi của Khai Thế dâng lên, tức cấp phải đi tra xét tìm biết căn nguyên cho rõ ràng, cấm không cho Hiến Thế thông đồng cùng Hiến Đạo và Hiến Pháp. Sự chi đã vào tay Hiến Thế rồi thì đã ra bí mật, dầu cho Chức sắc HTĐ cũng không đặng biết tới nữa.

Hiến Thế phải dâng nội vụ cho Bảo Thế.

Theo Hiến pháp HTĐ, trách nhiệm của Hiến Thế là lo tìm kiếm những phương hay để hiến cho Đời và truyền bá những tư tưởng cần ích cho Đạo.

Đạo phục của Hiến Thế gồm hai bộ: Đại phục và Tiểu phục, giống hệt Đạo phục của Bảo Thế. (Xem: Bảo Thế).

Khi Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền HTĐ ngày 12-1-Đinh Mão (dl 13-2-1927), Đức Chí Tôn phong Ngài Nguyễn Văn Mạnh vào phẩm Hiến Thế.

Sau đây là Tiểu sử của Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh:

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh (1894-1970)

Tiểu sử của Ngài Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh được Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa viết và đọc nhân ngày gia đình của Ngài Hiến Thế thiêu hài cốt của Ngài, lấy tro đưa về Tòa Thánh.

Nguyên văn bản Tiểu sử nầy, xin chép ra sau đây:

TIỂU SỬ của HIẾN THẾ NGUYỄN VĂN MẠNH:

Đại huynh Nguyễn Văn Mạnh, sanh năm Giáp Ngọ (1894) tại làng Tân Niên Trung, tỉnh Gò Công. Cụ thân sinh là Nguyễn Văn Chợ, Xã Trưởng và Cụ thân mẫu là Lê Thị Liễu, Giáo viên.

Thời thơ ấu, ở với cha mẹ đi học, đỗ bằng Tiểu học ở Gò Công, rồi lên Sài Gòn ngụ nơi nhà người cậu là Cụ Đốc Phủ Lê Quang Liêm tiếp tục đường học vấn nơi trường Tabert, thi đỗ bằng Trung học Phổ Thông và bằng Tú Tài.

Cũng như bao thanh niên thời ấy, sau khi đỗ đạt rồi thì cũng ra trường làm công chức tại Tòa Tân Đáo tức là Sở Ngoại Kiều ngày nay.

Vốn con nhà thế phiệt trâm anh đạo đức, nên Đại huynh vẫn giữ truyền thống của ông bà và được tiếng là vị công chức chí mực thanh liêm, luôn luôn tận tụy với nhiệm vụ, mau mắn giúp đỡ mọi người, nên Đại huynh được trên quan yêu, dưới dân chuộng, đường hoạn lộ Đại huynh thăng lần lên Thông Phán, Tri Huyện, Tri Phủ.

Được hấp thụ tinh thần đạo đức từ thuở bé, nên Đại huynh không bỏ qua một dịp nào để làm điều âm chất và nhơn nghĩa. Kịp đến năm Bính Dần, Đức Chí Tôn mở Đạo tại Sài Gòn, thì Đại huynh là một trong các môn đệ đầu tiên được Đức Chí Tôn giao trọng trách phổ thông Chơn đạo.

Ngày Rằm tháng 3 năm Bính Dần (1926), cùng một lượt với Ông Phạm Công Tắc được Đức Chí Tôn phong là Hộ Giá Tiên Đồng Tá Cơ Đạo Sĩ, Ông Cao Quỳnh Cư là Tá Cơ Tiên Hạc Đạo Sĩ, Đại huynh và chư vị: Đức, Hậu, Nghĩa, Tràng, Tươi, Chương, Kim, Đãi, Mai, Nguyên, Phước đồng được Đức Chí Tôn phong là Tiên Đạo Phò Cơ Đạo Sĩ.

Mặc dầu việc quan ràng buộc, nhưng Đại huynh vẫn tận tụy với nhiệm vụ của Đức Chí Tôn giao phó, nên ngày thì làm việc cho Nhà nước, đêm thì làm việc cho Đạo, phò cơ phổ độ chúng sanh.

Đến ngày 13-2-1927, Đại huynh được Đức Chí Tôn ân phong vào hàng Thập nhị Thời Quân với phẩm tước là Hiến Thế, một lượt với chư vị Thời Quân khác.

Đắc phong Thời Quân, Đại huynh càng hăng say thêm, chẳng quản nhọc nhằn, quên ăn quên ngủ, đêm nào cũng như đêm nấy, thức gần suốt sáng, ôm cơ phổ độ cùng với chư vị Thời Quân khác, khai đường mở lối đến ngày hôm nay, nền Đạo mới đặng huy hoàng đẹp đẽ để cho chúng ta thọ hưởng.

Tiếc một điều là Đại huynh có một thể xác không được tráng kiện mà lại phải quá lao tâm lao lực trong lúc Đạo mới phôi thai, nên Đại huynh thường hay bịnh hoạn, không thể hành đạo một cách liên tục như chư vị Thời Quân khác. Nhưng lúc nào Đại huynh cũng một lòng hoài bão với sứ mạng thiêng liêng, luôn luôn lưu tâm về đại nghiệp Đạo.

Trong lúc Đức Phạm Hộ Pháp tự lưu vong nơi Cao Miên, nền Đạo chinh nghiêng, thì Đại huynh cùng Đức Thượng Sanh và chư vị Thời Quân khác về Tòa Thánh, hiệp sức cùng nhau để cầm giềng mối đạo. Đại huynh lãnh trách nhiệm điều khiển CQPT với chức vụ Phó Thống Quản CQPT, do Thánh Lịnh số 26/TL ngày 19-8-Ất Tỵ (dl 14-9-1965).

Ít lâu sau, Đại huynh được thăng lên cầm quyền Thống Quản Phước Thiện, do Thánh Lịnh số 47/TL ngày 20-12-Ất Tỵ (dl 11-1-1966).

Nhưng sức người có hạn, cơn bịnh của Đại huynh ngày càng thêm trầm trọng, nên ngày 10-2-1966, Đại huynh phải xin nghỉ một thời gian để đi qua Tích Lan và Thái Lan chữa bịnh, nhưng chỉ thuyên giảm đôi phần.

Trở về Sài Gòn, mặc dầu gia đình tận tâm lo đủ phương điều trị về Tây cũng như Đông y, nhưng nhiệm kỳ đã mãn, nên ngày Rằm tháng Giêng Canh Tuất (dl 20-2-1970), Đại huynh đã trở về bái lịnh Đức Chí Tôn và Phật Mẫu, hưởng thọ 77 tuổi.

Hôm nay, Đại huynh lại hiển linh kêu gọi và thúc giục gia quyến sớm đưa tro xá lợi của Đại huynh về nơi Tổ Đình, vì vậy mới có buổi lễ hôm nay, đi cặp với Lễ kỷ niệm Đức Cao Thượng Phẩm cho đặng thêm trọng thể.

Nhơn dịp nầy, tôi xin toàn thể Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu lưỡng phái thành tâm cầu nguyện Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu ban hồng ân cho Đức Cao Thượng Phẩm và Đại huynh Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh được cao thăng Thiên vị, thường giáng linh hộ trì mỗi chúng ta được thi hành sứ mạng cho được vuông tròn.

Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.

Tòa Thánh ngày 1-3-Đinh Tỵ (dl 19-4-1977)

BẢO ĐẠO Hồ Tấn Khoa

(Tài liệu của Cải Trạng Lê Minh Khuyên)

 

■ Bán Nguyệt San Thông Tin số 18 ngày 10-11-Canh Tuất (dl 8-12-1970) có đăng ngày Tiểu Tường của Cố Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh là ngày 1-11-Canh Tuất (dl 29-11-1970).

Buổi chiều, lúc 14 giờ 30 phút, Hội Thánh đã hành lễ Tiểu Tường trước Bàn linh của Ngài nơi Báo Ân Từ.

Bài Thài hiến lễ:

HIẾN mình cho Đạo buổi sơ khai,

THẾ cuộc càng xây dạ chẳng nài.

CHƠN chánh quyết tâm lo lập đức,

QUÂN thần vẹn nghĩa cảm bi ai.

■ Bán Nguyệt san Thông Tin số 40 ngày 12-11-1971 có đăng ngày Đại Tường của Cố Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh là ngày 10-9-Tân Hợi (dl 28-10-1971).

Lễ Đại Tường được cử hành tại Báo Ân Từ, có tế điện.

Phối Sư Ngọc An Thanh, Thượng Thống Lễ Viện dâng sớ.

Hiện diện: Hiến Pháp, Hiến Đạo, 3 Chánh Phối Sư, Chơn Nhơn Phạm Duy Hoai, chư Chức sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng, Phước Thiện và Đạo hữu Nam Nữ.

Thượng Thống Lễ Viện hành pháp xả tang.

Gia đình Ngài Hiến Thế Nguyễn Văn Mạnh có:

·         Hiền nội: Lê Thị Biếu.

·         Các con: Nguyễn Hữu Thìn, Nguyễn Văn Thinh.
Nguyễn Thị Bạch Mai, Nguyễn Thị Bạch Cúc.

·         Cháu nội: Nguyễn Trung Toàn.

·         Dâu: Trương Thị Hạnh và Trần Thị Kim Hoa.

CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.

 

HIỂN

HIỂN

HIỂN: có nhiều nghĩa tùy trường hợp:

1.    HIỂN: Có tiếng tăm vinh hiển.
Td: Hiển hách.

2.    HIỂN: Hiện ra.
Td: Hiển linh, Hiển nhiên.

3.    HIỂN: Con gọi cha mẹ đã chết là Hiển.
Td: Hiển khảo, Hiển tỷ.

 

Hiển hách

顯赫

A: Celebrate.

P: Célèbre.

Hiển: Có tiếng tăm vinh hiển. Hách: rực rỡ.

Hiển hách là làm nên danh tiếng lừng lẫy.

TĐ ĐPHP: Sống về tinh thần, tức nhiên sống về phương pháp hiển hách anh linh của nó.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

Hiển khảo - Hiển tỷ

顯考 - 顯妣

A: My deceased father - My deceased mother.

P: Mon père défunt - Ma mère défunte.

Hiển: Con gọi cha mẹ đã chết là Hiển. Khảo: tiếng gọi cha đã chết. Tỷ: tiếng gọi mẹ đã chết.

Hiển khảo là tiếng kính xưng cha mình đã chết.

Hiển tỷ là tiếng kính xưng mẹ mình đã chết.

 

Hiển linh

顯靈

Hiển: Hiện ra. Linh: thiêng liêng.

Hiển linh là hiện ra một cách thiêng liêng huyền diệu.

KCTPĐQL: Chơn mây vái với hương hồn hiển linh.

KCTPÐQL: Kinh cầu Tổ Phụ đã qui liễu.

 

Hiển nhiên

顯然

A: Evident.

P: Évident.

Hiển: Hiện ra. Nhiên: như thế.

Hiển nhiên là rất rõ ràng, ai cũng thấy như thế.

TĐ ĐPHP: Chúng ta đã thấy hiển nhiên trước mắt cái thảm khổ của đời.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

Hiển Thánh

顯聖

A: To sanctify.

P: Sanctifier.

Hiển: Hiện ra. Thánh: bực Thánh.

Hiển Thánh là hiển linh thành bực Thánh.

 

Hiển thân dương danh

顯親揚名

Hiển: Có tiếng tăm vinh hiển. Thân: chỉ cha mẹ. Dương: đưa lên cao cho mọi người thấy. Danh: tiếng tăm.

Hiển thân dương danh là làm cho cha mẹ được vinh hiển và nêu cao danh giá.

Mạnh Tử có nói rằng:

Thân thể phát phu, thọ chi phụ mẫu,

Bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã.

Lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế,

Dĩ hiển phụ mẫu, hiếu chi chung dã.

Nghĩa là:

Thân thể tóc da, nhận nơi cha mẹ,

Không dám hủy hại, là hiếu trước tiên vậy.

Lập thân hành đạo, nêu cao tiếng tăm đời sau,

Làm vinh hiển cha mẹ, là hiếu trọn vẹn vậy.

 

HIẾP

Hiếp bức

脅逼

A: To force.

P: Forcer.

Hiếp: dùng sức mạnh hay quyền thế bắt ép người khác phải làm theo ý muốn của mình. Bức: ép buộc.

Hiếp bức là dùng quyền lực bắt buộc người khác làm theo ý mình.

TNHT: Như kẻ làm quan ỷ quyền hiếp bức dân lành.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HIỆP - HỢP

HIỆP - HỢP

1.    HIỆP: Chữ nầy chỉ đọc Hiệp (không đọc Hợp): Hòa hợp, giúp đỡ.
Td: Hiệp thương, Hiệp lý.

2.    HỢP: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng.
Td: Hợp gia, Hợp pháp.

 

Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh

協陰陽有合變生

Hiệp: Chữ nầy chỉ đọc Hiệp (không đọc Hợp): Hòa hợp, giúp đỡ. Âm Dương: hai chất khí nguyên thủy là Âm Quang và Dương quang. Hữu: có. Hạp: do chữ Hợp nói trại ra để bắt vận với câu thơ trên. Hạp là hợp lại. Hữu hạp: có hợp lại. Biến sanh: biến hóa sanh ra.

Đây là một câu kinh trong Phật Mẫu Chơn Kinh, có nghĩa là: Hòa hợp hai khí Âm quang và Dương quang, hợp lại làm một để biến hóa sanh ra CKVT và vạn vật.

CKVV: Càn Khôn Vạn vật.

 

Hợp cẩn (Hiệp cẩn)

合巹

Hợp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng. Cẩn: cái chung uống rượu dùng trong lễ cưới thời xưa.

Hợp cẩn hay Hiệp cẩn là vợ chồng cùng uống với nhau một chung rượu trong đêm tân hôn.

 

Hiệp chưởng (Hợp chưởng)

合掌

A: Two jointed hands.

P: Deux mains jointes.

Hiệp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng. Chưởng: bàn tay.

Hiệp chưởng là hai bàn tay xoè ra và chấp lại cho 10 ngón tay sát vào nhau, nên cũng gọi là Hiệp thập.

Khi chấp tay lại như vậy thì tâm mình biểu lộ ra cái phép kính lễ. Đó là cách kính lễ bên Phật giáo. Đối với Nho giáo thì phép kính lễ là khoanh tay (Cung thủ).

Tay ở hai bên thân, nay chấp tay lại hay khoanh tay là để biểu thị cái ý chẳng dám tán loạn, chuyên chú nhứt tâm, vì thế nó biểu thị sự cung kính.

Đối với tín đồ Cao Đài, việc chấp tay cung kính là hai tay bắt Ấn Tý.

 

Hiệp chưởng mạo (Hợp chưởng mạo)

合掌帽

A: The mitre.

P: La mitre.

Hiệp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng. Chưởng: bàn tay. Mạo: cái mão.

Hợp Chưởng mạo hay Hiệp Chưởng mạo là cái mão đội trên đầu có hình dáng giống như hai bàn tay úp lại.

Đức Giáo Tông, khi mặc Tiểu phục thì đội mão Hiệp Chưởng. CGPCT: Đầu đội mão Hiệp Chưởng cũng toàn bằng hàng trắng, bề cao 3 tấc 3 phân 3 ly (0m333) may giáp mối lại cho có trước một ngạnh, sau một ngạnh, hiệp lại có một đường xếp (ấy là Âm Dương tương hiệp), cột dây xếp hai lại, nơi bên tay trái có để hai dải thòng xuống, một mí dài một mí vắn, mí dài bề ngang 3 phân, bề dài 3 tấc, trên mão ngay trán có thêu chữ cung CÀN.

Thái Chưởng Pháp, khi mặc Đại phục thì đội mão Hiệp Chưởng Hòa Thượng của nhà Thiền.

Thượng Chưởng Pháp, khi mặc Đại phục thì đội mão Hiệp Chưởng màu trắng y như mão Tiểu phục của Giáo Tông.

Giáo Sư phái Thái, khi mặc Đại phục cũng đội mão Hiệp Chưởng của nhà Thiền.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Hợp đạo (Hiệp đạo)

合道

A: To reunite.

P: Réunir.

Hiệp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng. Đạo: con đường.

Hợp đạo hay Hiệp đạo là hợp hai con đường lại làm một.

KHP:

Cơ sanh hóa Càn Khôn đào tạo,

Do Âm Dương hiệp đạo biến thiên.

KHP: Kinh Hôn Phối.

 

Hiệp định - Hiệp ước

協定 - 協約

A: Convention - Treaty.

P: Convention - Traité.

Hiệp: Chữ nầy chỉ đọc Hiệp (không đọc Hợp): Hòa hợp, giúp đỡ. Định: quyết định. Ước: hẹn nhau phải tuân giữ các điều kiện mà hai bên đã thỏa thuận.

Hiệp định là cùng nhau bàn bạc, thỏa hiệp và quyết định, tạo thành văn bản ký kết với nhau để thực hiện.

Hiệp ước là cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, tạo thành văn bản ký kết với nhau, không bên nào được hủy bỏ.

 

Hiệp đồng

協同

A: To concert.

P: S'accorder.

Hiệp: Chữ nầy chỉ đọc Hiệp (không đọc Hợp): Hòa hợp, giúp đỡ. Đồng: cùng chung.

Hiệp đồng là hoà hợp để cùng nhau làm việc.

Trong lời Minh Thệ nhập môn cầu Đạo có câu:

Hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài: Hòa hợp với các môn đệ để cùng nhau gìn giữ luật lệ của Đức Chí Tôn lập ra.

 

Hợp đồng

合同

A: The contract.

P: Le contrat.

Hợp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng. Đồng: cùng chung.

Hợp đồng là hai bên hợp lại, thỏa thuận với nhau những điều kiện, rồi ghi ra giấy, cùng ký tên cam kết thi hành.

 

Hợp gia (Hiệp gia)

合家

A: The whole family.

P: Toute la famille.

Hợp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng. Gia: nhà.

Hợp gia hay Hiệp gia là cả nhà, tất cả người trong nhà.

KCK: Hiệp gia ly khổ nạn:

(cả nhà đều thoát khỏi tai nạn khổ sở.)

KCK: Kinh Cứu Khổ.

 

Hiệp lý

協理

A: To aid to repair.

P: Aider à réparer.

Hiệp: Chữ nầy chỉ đọc Hiệp (không đọc Hợp): Hòa hợp, giúp đỡ. Lý: sửa sang.

Hiệp lý là giúp người sửa sang công việc.

 

Hợp lý

合理

A: Rational.

P: Rationnel.

Hợp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng, đúng với. Lý: lẽ phải.

Hợp lý là đúng theo lẽ phải.

 

Hợp nhứt (Hiệp nhứt)

合一

A: To unify.

P: Unifier.

Hợp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng. Nhứt: một.

Hợp nhứt hay Hiệp nhứt là hợp lại làm một.

 

Hợp pháp

合法

A: Legal.  

P: Légal.

Hợp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng, đúng với. Pháp: pháp luật.

Hợp pháp là đúng theo luật pháp.

 

Hợp phố hoàn châu

合浦還珠

Hợp phố: sông Hiệp phố, nơi sản xuất ngọc trai. Hoàn: trở lại. Châu: ngọc trai.

Hiệp phố hoàn châu là ngọc trai trở lại sông Hiệp phố.

Thời Hậu Hán có quan Thái thú cai trị nước ta rất bạo tàn, bắt dân đi mò ngọc trai ở Hợp phố cho hắn. Vì thế, ngọc trai bỏ Hợp phố đi qua nơi khác. Mãi sau có quan Thái thú khác nhơn đức thanh liêm, ngọc châu lại quay trở về Hợp phố.

Thành ngữ: Hợp phố châu hoàn, có ý nói: Cái gì quí giá đã mất nay lại trở về với chủ cũ.

 

Hiệp qui

協歸

A: To assemble.

P: Se rassembler.

Hiệp: Chữ nầy chỉ đọc Hiệp (không đọc Hợp): Hòa hợp, giúp đỡ. Qui: trở về.

Hiệp qui là trở về hòa hợp lại.

PMCK: Hiệp qui Tam giáo hữu cầu chí chơn.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Hợp tác (Hiệp tác)

合作

A: To collaborate.

P: Collaborer.

Hợp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng. Tác: làm nên.

Hợp tác hay Hiệp tác là góp sức cùng làm với nhau.

 

Hiệp tuyển (Hợp tuyển)

合選

A: The anthology.

P: L' anthologie.

Hợp: Chữ nầy đọc Hợp hay Hiệp đều được: Hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp, hợp đồng. Tuyển: chọn lựa.

Hiệp tuyển hay Hợp tuyển là tập sách gồm nhiều bài đã được chọn lựa.

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển: Tập sách gồm những bài Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng giáng cơ dạy đạo, được quí Thời Quân HTĐ hợp với quí Chức sắc cao cấp CTĐ lựa chọn và ấn hành.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.         CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hiệp Thiên Đài

協天臺

A: Palace of meeting between God and Mankind. Temple of the Divine Alliance.

P: Palais de relation entre Dieu et Humanité. Temple de l'Alliance Divine.

Hiệp: Chữ nầy chỉ đọc Hiệp (không đọc Hợp): Hòa hợp, giúp đỡ. Thiên: Trời. Đài: tòa nhà lớn.

Hiệp Thiên Đài là một trong ba Đài: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài, và Cửu Trùng Đài. Hiệp Thiên Đài làm trung gian giữa Bát Quái Đài và Cửu Trùng Đài, tức là làm trung gian giữa Thượng Đế và Nhơn loại hay giữa Trời và Người.

Hiệp Thiên Đài là cơ quan Tư pháp của Đạo, có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ luật pháp chơn truyền của Đạo, lập các Tòa Đạo để xử trị những người vi phạm luật pháp của Đạo.

 

I. Phần Tổng quát

A. HTĐ là trung gian của BQĐ và CTĐ

B. HTĐ là cơ quan Tư pháp của Đạo

II. Các phẩm cấp Chức sắc HTĐ

A. Chức sắc cao cấp HTĐ

B. Chức sắc HTĐ cấp dưới

C. Chức sắc đặc biệt HTĐ

III. Đối phẩm Chức sắc HTĐ và CTĐ

IV. Quyền hành, Nhiệm vụ, Đạo phục

A. Chức sắc Đại vị HTĐ

B. Chức sắc HTĐ cấp dưới

Hiến Pháp Chức Sắc HTĐ  

Chương I: Phẩm vị

Chương II: Quyền hành và trách nhiệm

Chương III: Đạo phục

Chương IV: Cầu phong và thăng thưởng

Ghi thêm về Đạo phục của Thời Quân

Giải thích thêm về quyền hành của HTĐ: Dây Sắc Lịnh

V. Các cơ quan trực thuộc HTĐ

1. Bộ Pháp Chánh

2. Cơ Quan Phước Thiện

3. Tịnh Thất

4. Ban Thế Đạo

5. Đại Đạo Thanh Niên Hội

VI. Các Chức sắc Đại vị HTĐ đầu tiên

VẤN ĐỀ 1: Tại sao Đức Chí Tôn lập pháp HTĐ sau CTĐ?

VẤN ĐỀ 2: Tại sao Đức Chí Tôn giao cho HTĐ cầm quyền nền Đạo?

Đôi Liễn Hiệp Thiên Đài


I. Phần Tổng quát:

A. HTĐ là trung gian của BQĐ và CTĐ:

Đức Chí Tôn lập Đạo Cao Đài với hình thể gồm 3 Đài: Bát Quái Đài, Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài.

■ Cửu Trùng Đài là phần Hữu hình, thuộc Đời, là thể xác của Đạo, Đức Giáo Tông chưởng quản, có nhiệm vụ giáo hóa nhơn sanh và thi hành các luật pháp của Đạo.

■ Hiệp Thiên Đài là phần Bán Hữu hình, thuộc nửa Đời nửa Đạo, tức là chơn thần của Đạo, do Đức Hộ Pháp chưởng quản, có nhiệm vụ làm trung gian giữa BQĐ và CTĐ, tức là BQĐ muốn ra lịnh cho CTĐ làm điều gì thì phải nhờ HTĐ lập cơ bút cho các Đấng của BQĐ giáng dạy CTĐ, đồng thời HTĐ cũng có nhiệm vụ quản lý luật pháp của Đạo.

■ Bát Quái Đài là phần Vô hình thuộc về Đạo, tức là linh hồn của Đạo, do Đức Chí Tôn chưởng quản.

Thể xác nhờ chơn thần mà liên lạc với linh hồn thì CTĐ cũng phải nhờ HTĐ mà thông công với BQĐ.

HTĐ là hình ảnh của Ngọc Hư Cung tại thế. Ngọc Hư Cung nắm Thiên điều thì HTĐ nắm luật pháp của Đạo.

CG PCT: "Xác phải phù hạp với hồn, cũng như vật chất phải phù hạp với tinh thần. Vật chất vốn hữu hình mà tinh thần lại vô vi, vô vi cùng với hữu hình phải tương đắc, thấy hữu hình đoán vô vi, biết vô vi mới định quyết hữu hình.

Ấy vậy, CTĐ là xác, HTĐ là chơn thần. Đã nói rằng CTĐ là Đời, tức nhiên là xác của Đạo, còn HTĐ là Đạo tức nhiên là chơn thần của Đạo. Vậy thì xác thịt có hạn lệ đẳng cấp, chớ chơn thần chẳng hề định hạn lệ đẳng cấp đặng. Nhiều Đấng thiêng liêng cao mà lại tái thế muốn ra hèn hạ, còn cũng có nhiều Đấng thiêng liêng thấp mà lại nhờ một phen đắc đạo lập vị cao trọng tột phẩm. Vậy thì thiêng liêng không có giới hạn, tức là Đạo không có giới hạn. Ấy là cơ bí mật của Đạo vậy.

Chư Hiền hữu cùng chư Hiền muội sẽ thấy rằng: Thầy không quyết định trách nhậm của mỗi Chức sắc HTĐ, bởi cớ mà gây nên lắm điều trắc trở trong phẩm trật của cả Thiên phong, tức là để tự nhiên cho cả Chức sắc HTĐ lập vị mình thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định.

CTĐ là Đời, mà HTĐ là Đạo, cho nên buộc Đời phải nương Đạo mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn sanh chuyển cơ tạo hóa. Cái hệ trọng là nếu không có HTĐ thì không có Đạo. Trời Đất qua chớ Đạo không qua, nhơn loại tuyệt chớ HTĐ không tuyệt.

HTĐ là tay vén màn bí mật cho sự hữu hình và sự vô vi hiệp làm một, tức là tay làm cho Đạo với Đời tương đắc vậy. Vì cớ ấy mà Thầy giáng cơ buộc cả chư môn đệ Thầy chẳng khi nào đặng phép trái mạng lịnh của Thầy.

Dưới đây Thầy đã nói rõ:

PCT: Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự cầm quyền thiêng liêng mối Đạo, hễ Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài vẫn còn.

CG: Thầy là chúa cả CKTG, tức là chúa tể sự vô vi, nghĩa là chủ quyền của Đạo, mà hễ chủ quyền Đạo ngự nơi nào thì Đạo ở nơi ấy. Thầy đã nói HTĐ là nơi Thầy ngự, ấy là nơi Thầy cầm quyền thiêng liêng mối Đạo. Vậy Đạo còn thì tòa ngự của Thầy là HTĐ vẫn còn, hễ nói Đạo chẳng hề khi nào bị diệt, vì Đạo diệt thì là tận thế, vậy thì Đạo chưa tuyệt ắt HTĐ cũng không tuyệt."

'Trước đã nói, HTĐ là chơn thần, CTĐ là xác thịt, BQĐ là linh hồn. Hồn đặng tương hiệp cùng xác phải nhờ chơn thần, chơn thần lại là Bán Hữu hình, tiếp vô vi mà hiệp cùng hình thể, cũng như Đạo tiếp Thánh đức của các Đấng thiêng liêng mà rưới chan cho nhơn loại. Nhơn loại đặng hiệp cùng Trời thế nào thì CTĐ phải liên hiệp cùng BQĐ thế ấy.

BQĐ là hồn của Đạo, mà Thầy đã nắm chặt phần hồn thì xác phải nương theo hồn mới mong giữ bền sanh hoạt. Hồn Đạo, Thầy đã nắm chặt rồi thì Đạo chẳng hề khi nào còn chịu dưới tay phàm nữa. Ấy vậy, Thầy nói không chịu giao Thánh giáo cho tay phàm là tại vậy."

Đó là nói về sở dụng thiêng liêng của HTĐ.

Còn sở dụng phàm trần của HTĐ là cầm quyền luật lệ, đó là cơ quan Tư pháp của Đạo.

B. HTĐ là cơ quan Tư pháp của Đạo:

CGPCT: "Còn phần phàm trần thì cầm quyền luật lệ."

HTĐ là hình trạng Ngọc Hư Cung tại thế. Nơi cõi thiêng liêng, Ngọc Hư Cung nắm Thiên điều thì nơi cõi phàm trần, HTĐ nắm giữ về luật pháp. HTĐ lo bảo hộ luật Đời và luật Đạo, gìn giữ cho Đạo khỏi qui phàm, nâng đỡ cho Đời vào Thánh vị, chẳng ai qua luật mà HTĐ chẳng biết.

Như thế, về mặt Hữu hình, tức là sở dụng phàm trần mà Đức Chí Tôn đặt cho HTĐ, là cơ quan Tư Pháp của Đạo. (Tư là quản lý, Tư pháp là quản lý luật pháp, xử trị người vi phạm luật pháp)

Quyền Tư Pháp của đời là để bảo vệ pháp luật của đời, có nhiệm vụ giải thích pháp luật tùy trường hợp thực tế để mọi người biết tôn trọng luật pháp ấy, nghĩa là giải quyết các vụ tranh tụng quyền lợi giữa nhân dân (dân sự) và trừng trị những tội xâm phạm pháp luật (hình sự).

Quyền Tư Pháp của Đạo do HTĐ nắm giữ, có phận sự bảo thủ luật pháp chơn truyền của Đức Chí Tôn, gìn giữ các cơ quan Hành Chánh Đạo đi trong khuôn viên Đạo pháp.

Chức sắc HTĐ có 3 Chi: Pháp, Đạo, Thế.

Ba Chi nầy đều có phận sự về Tư Pháp, phân ra:

·         Chi Pháp: phận sự xét xử, định án.

·         Chi Đạo: phận sự cải án, binh vực.

·         Chi Thế: phận sự buộc tội.

Các Chức sắc cao cấp HTĐ cầm quyền Tư pháp của Đạo có thể so sánh giống như Tối Cao Pháp Viện của quyền đời, cầm quyền Tư pháp của một nước theo thể chế dân chủ Tây phương.

Đức Chí Tôn đã tổ chức nền Đạo Cao Đài, tức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, thật là dân chủ.

Dân chủ là toàn dân làm chủ, mà toàn dân của Đức Chí Tôn là toàn thể nhơn loại trên mặt địa cầu nầy, do Vạn linh đầu kiếp xuống cõi trần lập nên. Cho nên quyền làm chủ của toàn nhơn loại là quyền làm chủ của Vạn linh.

Do đó, trong nền Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn phân ra 3 quyền tương ứng với 3 Đài:

·         Cửu Trùng Đài: Quyền Hành pháp.

·         Hiệp Thiên Đài: Quyền Tư Pháp.

·         Bát Quái Đài: Quyền Lập pháp.

Đức Chí Tôn, chưởng quản BQĐ, sau khi lập Pháp Chánh Truyền thành lập Đạo Cao Đài xong thì Đức Chí Tôn giao quyền lập pháp lại cho Vạn linh, để Vạn linh tự lập luật tu hành cho hợp với trình độ tiến hóa của Vạn linh.

Quyền Vạn Linh được lập thành do Ba Hội, gọi là Ba Hội lập Quyền Vạn linh, gồm:

·         Hội Nhơn Sanh

·         Hội Thánh.

·         Thượng Hội.

Ba Hội lập Quyền Vạn linh đã lập thành Tân Luật, dâng lên Đức Chí Tôn, được Đức Chí Tôn chuẩn nhận.

Vậy, trong Đạo Cao Đài, Ba Hội lập Quyền Vạn linh thì lập pháp, Cửu Trùng Đài thì hành pháp, Hiệp Thiên Đài thì tư pháp. (Xem chi tiết nơi chữ: Hội Quyền Vạn linh, phần chữ HỘI).

II. Các phẩm cấp Chức sắc HTĐ:

A. Chức sắc cao cấp HTĐ:

Chức sắc cao cấp của HTĐ do Đức Chí Tôn lập thành gồm 15 vị, với 6 phẩm cấp và 3 Chi, kể ra:

·         Đức Hộ Pháp, chưởng Quản HTĐ và Chi Pháp.

·         Đức Thượng Phẩm, chưởng quản Chi Đạo.

·         Đức Thượng Sanh, chưởng quản Chi Thế.

·         Dưới có Thập nhị Thời Quân, mỗi Chi có 4 vị Thời Quân, sắp theo thứ tự từ trên xuống là: Bảo, Hiến, Khai, Tiếp.

1.

 

HỘ PHÁP

 

2.

THƯỢNG PHẨM

 

THƯỢNG SANH

 

(Chi Đạo)

(Chi Pháp)

(Chi Thế)

3.

BẢO ĐẠO

BẢO PHÁP

BẢO THẾ

4.

HIẾN ĐẠO

HIẾN PHÁP

HIẾN THẾ

5.

KHAI ĐẠO

KHAI PHÁP

KHAI THẾ

6.

TIẾP ĐẠO

TIẾP PHÁP

TIẾP THẾ

B. Chức sắc HTĐ cấp dưới:

Năm 1935, nhiều Đạo hữu dày công với Đạo xin cầu phong, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ phê: Để cho HTĐ định vị.

Ngày 16-2-Ất Hợi (dl 20-3-1935), Đức Phạm Hộ Pháp cầu hỏi Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn thì Ngài giáng cơ cho biết: Ngài vâng Thánh chỉ của Đức Chí Tôn lập các phẩm Chức sắc HTĐ dưới Thập nhị Thời Quân, để làm tay cho quyền Tư pháp của Đạo, bảo thủ luật pháp chơn truyền của Đạo.

Bài Thánh Ngôn nầy của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn rất quan trọng, xin chép nguyên văn ra sau đây:

Tòa Thánh, ngày 16 tháng 2 năm Ất Hợi (dl 20-3-1935)

CHƯỞNG ĐẠO
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn ou Victor Hugo.

Thưa Hộ Pháp,

Bần đạo để lời chia vui cùng Ngài. Khi hôm qua, nhờ có Thánh chỉ Chí Tôn nên mới rộng đường xuất Thánh . . .

Bần đạo có để lời trân trọng cầu thưởng cho các học tu nên mới đặng cao phong phẩm giá.

Cười... Phẩm trật rắc rối khó nói rõ, nhưng chia ba: Pháp, Đạo, Thế, thì theo sự hiểu biết của Bần đạo như vầy:

SĨ TẢI là Secretaire archiviste.

Lên phẩm TRUYỀN TRẠNG là Greffier.

Rồi lên phẩm THỪA SỬ là Commissaire de la Justice.

Phẩm GIÁM ĐẠO là Inspecteur.

Lên phẩm CẢI TRẠNG là Avocat.

Lên CHƯỞNG ẤN là Chancelier.

Lên phẩm ấy rồi, tùy phái lên Đại vị HTĐ, nhưng phải biết rằng CHƯỞNG ẤN phải lên Đại vị TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN mà đắc phong phổ thông đặng một nước nào rồi mới vào chánh vị.

Lợi và mấy vị kia là Sĩ Tải của HTĐ mà thôi. Thăng.

(Trích trong quyển Đạo Sử II trang 318 của Nữ Đầu Sư Hương Hiếu)

"Sau nữa, Đức Phạm Hộ Pháp ra Sắc Lịnh số 34/SL ngày 23-5-Bính Tý (dl 11-7-1936) mở khoa mục tuyển chọn thêm một cấp nữa là LUẬT SỰ (Agent judiciaire) của HTĐ đặng làm tay chơn của quyền Tư pháp."

Tóm tắt: Chức sắc cấp dưới Thập nhị Thời Quân gồm 8 phẩm cấp, kể ra như sau:

1.    Tiếp Dẫn Đạo Nhơn (Instructeur)

2.    Chưởng Ấn (Chancelier)

3.    Cải Trạng (Avocat)

4.    Giám Đạo (Inspecteur)

5.    Thừa Sử (Commissaire de Justice)

6.    Truyền Trạng (Greffier)

7.    Sĩ Tải (Secretaire Archiviste)

8.    Luật Sự (Agent Judiciaire).

C. Bên cạnh các Chức sắc HTĐ vừa kể trên, HTĐ còn có 3 Chức sắc đặc biệt thuộc 3 Chi là:

·         Hộ Đàn Pháp Quân (chi Pháp)

·         Hữu Phan Quân (chi Đạo)

·         Tả Phan Quân (chi Thế).

(Xem chi tiết nơi mỗi chữ nầy trong CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN).

III. Đối phẩm Chức sắc HTĐ và CTĐ:

(Xin độc giả xem "Bảng Đối phẩm Chức sắc các cơ quan" nơi trang 16 của quyển CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN nầy).

IV. Quyền hành, Nhiệm vụ, Đạo phục:

A. Chức sắc Đại vị HTĐ:

Chức sắc Đại vị HTĐ gồm 15 vị do Đức Chí Tôn lập thành gồm: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và 12 Thời Quân thuộc 3 Chi: Pháp, Đạo, Thế.

Quyền hành, Nhiệm vụ, Đạo phục của chư Chức sắc Đại vị HTĐ được qui định chi tiết rõ ràng trong Pháp Chánh Truyền Chú Giải, ngoài ra còn được bổ sung bởi Hiến pháp và Nội luật HTĐ ngày 15-2-Nhâm Thân (dl 21-3-1932) do Đức Phạm Hộ Pháp và chư vị Thời Quân quyết nghị lập nên, Hiến pháp HTĐ ngày mùng 8-Giêng-Giáp Thìn (dl 20-2-1964) và Hiến pháp HTĐ bổ túc ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965).

B. Chức sắc HTĐ cấp dưới:

Quyền hành, Nhiệm vụ, Đạo phục, Thăng thưởng của Chức sắc HTĐ cấp dưới từ phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn xuống phẩm Luật Sự, được qui định trong Hiến pháp Chức sắc HTĐ được Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ chấp thuận và Đức Cao Thượng Sanh ban hành ngày 16-11-Bính Ngọ (dl 27-12-1966).

Sau đây xin chép lại nguyên văn Hiến pháp nầy:

Hiến Pháp Chức Sắc HTĐ

 

HIỆP THIÊN ÐÀI

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ

Văn Phòng

(Tứ thập nhị niên)

THƯỢNG SANH

TÒA THÁNH TÂY NINH

-----
Số: 002/TL


THƯỢNG SANH
CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI

Chiếu Tân Luật và Pháp Chánh Truyền,

Chiếu Hiến pháp và Nội Luật HTĐ ngày 15-2-Nhâm Thân (dl 21-3-1932),

Chiếu Hiến pháp HTĐ ngày 8-Giêng-Giáp Thìn (dl 20-2-1964) và Hiến pháp HTĐ bổ túc ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965),

Chiếu Thánh giáo Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đêm 16-2-Ất Hợi (dl 20-3-1935) chỉ giáo về phẩm vị Chức sắc HTĐ từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Đạo Nhơn,

Chiếu Sắc Lịnh số 34/SL ngày 23-5-Bính Tý (dl 11-7-1966) của Đức Hộ Pháp mở khoa mục cho phẩm Luật Sự dưới phẩm Sĩ Tải,

Chiếu Vi Bằng số 009/VB ngày 30-4-Bính Ngọ (dl 18-6-1966) Hội Thánh HTĐ đã nghiên cứu và thành lập bản Hiến pháp Chức sắc Hiệp Thiên Đài ,

Chiếu Thánh giáo của Đức Hộ Pháp đêm 15-11-Bính Ngọ (dl 26-12-1966) chấp thuận toàn diện bản Hiến pháp nói trên, nên:

THÁNH LỊNH

Điều thứ nhứt: Nay ban hành bản Hiến pháp Chức sắc HTĐ đính theo đây, kể từ ngày ký tên Thánh Lịnh nầy.

Điều thứ nhì: Hội Thánh HTĐ, Hội Thánh CTĐ, và Hội Thánh Phước Thiện Nam Nữ tùy nhiệm vụ ban hành và thi hành Thánh Lịnh nầy.

Tòa Thánh, ngày 16 tháng 11 Bính Ngọ (dl 27-12-1966)

THƯỢNG SANH
Cao Hoài Sang
(ấn ký)

 

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ

(Tứ thập nhứt niên)

TÒA THÁNH TÂY NINH


HIẾN PHÁP
Chức sắc HIỆP THIÊN ĐÀI
từ phẩm Tiếp dẫn Đạo Nhơn sắp xuống Luật Sự.

Chiếu Thánh giáo của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đêm 16-2-Ất Hợi (dl 20-3-1935) chỉ giáo về phẩm vị của Chức sắc Hiệp Thiên Đài từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.

Nghĩ vì Hội Thánh HTĐ, ngoài Thập nhị Thời Quân, còn nhiều phẩm Chức sắc cấp dưới để bảo thủ Luật pháp Chơn truyền của nền Đại Đạo và được qui định như dưới đây:

Chương I

Điều thứ nhứt: Phẩm vị.

Phẩm trật Chức sắc HTĐ từ hàng Sĩ Tải lên Tiếp Dẫn Đạo Nhơn ấn định theo đẳng cấp sau đây:

·         Sĩ Tải

·         Truyền Trạng

·         Thừa Sử

·         Giám Đạo

·         Cải Trạng

·         Chưởng Ấn

·         Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.

Điều thứ nhì: Còn thêm một phẩm Luật Sự dưới cấp Sĩ Tải được thành lập bởi Sắc Lịnh của Đức Hộ Pháp số 34/SL ngày 23-5-Bính Tý (dl 11-7-1936). Phẩm nầy do khoa mục tuyển chọn.

Chương II

Điều thứ ba: Quyền hành và trách nhiệm của mỗi phẩm.

1. Phẩm LUẬT SỰ: Luật Sự là phẩm chót của HTĐ.

·         Sau thời gian tập sự một năm, Luật Sự được Hội Thánh HTĐ nhìn nhận vào hàng Luật Sự chánh vị.

·         Luật Sự có bổn phận hành sự tại các Văn phòng của Hội Thánh HTĐ ba Chi: Pháp, Đạo, Thế.

2. Phẩm SĨ TẢI: Phẩm Sĩ Tải là Chức sắc HTĐ. Sĩ Tải có phận sự:

·         Minh Tra công nghiệp cầu phong và cầu thăng.

·         Thẩm vấn chư Lễ Sanh, Giáo Thiện, Chức Việc, Đạo hữu Nam Nữ Hành Chánh và Phước Thiện phạm pháp.

·         Giữ gìn hồ sơ lưu trữ.

·         Được làm Bí Thơ cho Chức sắc cao cấp các Văn phòng Hội Thánh HTĐ ba Chi: Pháp, Đạo, Thế.

·         Được bổ dụng hành sự Pháp Chánh địa phương.

3. Phẩm TRUYỀN TRẠNG: TruyềnTrạng có phận sự:

·         Được quyền thâu nhận các đơn trạng và vâng lịnh ban hành các án tiết của Tòa HTĐ. Trong lúc hành quyền tại Bộ Pháp Chánh thì được lãnh nhiệm vụ:

a)    Minh tra công nghiệp chư Chức sắc, Chức Việc Nam Nữ các cơ quan Đạo.

b)    Thẩm vấn Chức sắc, Chức Việc và Đạo hữu Nam Nữ bị truy tố.

·         Được làm Đầu phòng văn cho chư vị Thời Quân.

4. Phẩm THỪA SỬ: Thừa Sử có phận sự:

1.    Trong lúc hành quyền tại Bộ Pháp Chánh thì được lãnh nhiệm vụ:

a)    Hòa giải giữa tiên cáo và bị cáo.

b)    Làm Trưởng phòng Minh Tra và Thẩm Vấn.

2.    Được phụ tá Thời Quân dự Hội Nhơn Sanh và Đại Hội Phước Thiện để bảo thủ luật pháp Đạo.

3.    Được làm Quản Văn phòng cho chư vị Thời Quân.

5. Phẩm GIÁM ĐẠO: Giám Đạo có phận sự:

·         Được đi thanh tra về mặt luật pháp trong các cơ quan Chánh Trị Đạo từ trung ương đến địa phương khi có thượng lịnh.

·         Được quyền thay mặt Hội Thánh HTĐ giao tiếp với các tôn giáo khi có lịnh của Chưởng Quản HTĐ hay của Hội Thánh HTĐ.

·         Được quyền thay mặt Bộ Pháp Chánh bảo thủ luật pháp nơi các phiên Đại Hội Hội Thánh CTĐ và Đại Hội Hội Thánh Phước Thiện.

·         Được cầm quyền Pháp Chánh một Trấn Đạo khi có thượng lịnh.

·         Có quyền điều tra lại các vụ án khiếu nại.

·         Được quyền làm Giảng viên các khóa huấn luyện Chức sắc về mặt luật pháp khi có sự yêu cầu của Hội Thánh CTĐ và khi có lịnh của Hội Thánh HTĐ.

·         Được làm Tổng Quản Văn phòng cho chư vị Thời Quân

6. Phẩm CẢI TRẠNG: Cải Trạng có phận sự:

·         Biện hộ trong các phiên Tòa của Đạo.

·         Có quyền xin đình ngày xử các phiên Tòa nếu cần điều tra bổ túc.

·         Được quyền làm Giảng viên về Luật pháp tại Hạnh Đường nếu có sự yêu cầu của Hội Thánh CTĐ và khi có lịnh của Hội Thánh HTĐ.

·         Được quyền thay mặt Bộ Pháp Chánh bảo thủ luật pháp trong các phiên Đại Hội Hội Thánh và Đại Hội Phước Thiện.

·         Có quyền giao tiếp với các tôn giáo khi có thượng lịnh.

7. Phẩm CHƯỞNG ẤN: Chưởng Ấn có phận sự:

·         Được quyền chủ tọa các phiên Tòa HTĐ khi có đề nghị của Bộ Pháp Chánh và sự chấp thuận của Chưởng quản HTĐ.

·         Được quyền làm Trưởng phòng Kiểm Án và quyết định thâu nhận hay bác bỏ những đơn khiếu nại hay thượng tố.

Nhưng vị Chưởng Ấn có chủ tọa phiên Tòa đã xử, không được quyền thâu nhận hay bác bỏ đơn khiếu nại, thượng tố của can phạm bị kết án do phiên Tòa nầy.

8. Phẩm TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN:

Tiếp Dẫn Đạo Nhơn:

·         Có sứ mạng phổ thông Chơn đạo ở ngoại quốc.

·         Được quyền đi dự hội với các tôn giáo quốc tế khi có lịnh.

Điều thứ tư: Mặc dầu quyền hành và trách nhiệm của mỗi cấp qui định như trên, tuy nhiên trong trường hợp thiếu Chức sắc mà cấp dưới có khả năng thì có thể được bổ dụng lãnh phận sự cấp trên với địa vị của mình đương có tùy ý định của Chưởng Quản HTĐ.

Chương III

Điều thứ năm: Đạo phục của mỗi phẩm Chức sắc HTĐ.

1. Đạo phục của Luật Sự: có 2 bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, hai bên vai áo có dấu hiệu Tam giáo và Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình và hai chữ Luật Sự bằng quốc tự.

2. Đạo phục của Sĩ Tải: có 2 bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên mão có dấu hiệu Tam giáo và Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình và hai chữ Sĩ Tải bằng quốc tự.

3. Đạo phục của Truyền Trạng: có 2 bộ: Đại và Tiểu phục:

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên mão có dấu hiệu Tam giáo và Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình và hai chữ Truyền Trạng bằng quốc tự.

4. Đạo phục của Thừa Sử: có 2 bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên mão có dấu hiệu Tam giáo và Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình và hai chữ Thừa Sử bằng quốc tự.

5. Đạo phục của Giám Đạo: có 2 bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên mão có dấu hiệu Tam giáo và Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình và hai chữ Giám Đạo bằng quốc tự.

6. Đạo phục của Cải Trạng: có 2 bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, hai bên mão có dấu hiệu Tam giáo và Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng mang dây nịt trắng, đầu đội Khôi Nguyên Mạo, trước mão có thêu Thiên Nhãn, có dấu hiệu Cổ pháp, trên Cổ pháp có Cân Công bình và hai chữ Cải Trạng bằng quốc tự.

7. Đạo phục của Chưởng Ấn: có 2 bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có hai tụi trắng, chơn mang giày trắng.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có hai tụi trắng đầu đội Hỗn Nguơn Mạo, trước mão có thêu Cổ pháp và hai chữ Chưởng Ấn bằng quốc tự, chơn mang giày trắng.

8. Đạo phục của Tiếp Dẫn Đạo Nhơn: có 2 bộ: Đại và Tiểu phục.

a) Đại phục: Mặc áo tràng trắng, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có hai tụi trắng, chơn mang giày trắng.

b) Tiểu phục: Mặc trường y trắng có 6 nút, lưng buộc đường lụa trắng đánh ba tao, dưới có hai tụi trắng đầu đội Hỗn Nguơn Mạo, trước mão có thêu Cổ pháp và chữ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn bằng quốc tự, chơn mang giày trắng.

Điều thứ sáu: Khi thọ mạng lịnh của Chưởng quản HTĐ hay của Thập nhị Thời Quân, từ phẩm Sĩ Tải đến phẩm Tiếp Dẫn Đạo Nhơn được buộc dây Sắc Lịnh nơi mình trong lúc hành sự, nhưng phải tùy theo Chi của vị Chưởng quản HTĐ hay của vị Thời Quân ra lịnh mà thả mối. Trường hợp mang dây Sắc Lịnh phải ghi rõ trong Thánh Lịnh giao phó nhiệm vụ cho đương sự.

Chương IV

Điều thứ bảy: Việc cầu phong và thăng thưởng Chức sắc HTĐ.

1. Phẩm LUẬT SỰ:

·         Luật Sự sau khi đã đắc khoa mục phải tập sự một năm tại Bộ Pháp Chánh hay các Văn phòng Thập nhị Thời Quân.

·         Sau một năm tập sự không gián đoạn, được nhìn nhận vào hàng Luật Sự chánh vị.

·         Luật Sự muốn lên phẩm Sĩ Tải phải có đầy đủ 5 năm công nghiệp với chức vụ (kể luôn một năm tập sự) và có minh tra đủ lẽ.

2. Phẩm SĨ TẢI:

·         Sĩ Tải muốn thăng phẩm Truyền Trạng, phải có đầy đủ 5 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.

3. Phẩm TRUYỀN TRẠNG:

·         Truyền Trạng muốn thăng phẩm Thừa Sử, phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.

4. Phẩm THỪA SỬ:

·         Thừa Sử muốn thăng phẩm Giám Đạo, phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.

5. Phẩm GIÁM ĐẠO:

·         Giám Đạo muốn thăng phẩm Cải Trạng, phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.

6. Phẩm CẢI TRẠNG:

·         Cải Trạng muốn thăng phẩm Chưởng Ấn, phải có đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có sự minh tra đủ lẽ.

7. Phẩm CHƯỞNG ẤN:

·         Chưởng Ấn phải đầy đủ 3 năm công nghiệp với chức vụ và có minh tra đủ lẽ mới được cầu thăng lên Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.

8. Phẩm TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN:

·         Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đắc công phổ độ một nước có bằng cớ cụ thể, khi trở về được cầu thăng vào hàng Thập nhị Thời Quân chánh vị khi có khuyết tịch.

Điều thứ tám: Cầu thăng đặc biệt.

Ngoài luật định cầu phong và cầu thăng của mỗi cấp bậc kể trên, những Chức sắc HTĐ còn được hưởng trường hợp đặc biệt như:

a) Có công nghiệp phi thường được công chúng hoan nghinh, có bằng cớ xác đáng và Bộ Pháp Chánh minh tra đủ lẽ.

b) Có khổ hạnh trong trách vụ hành đạo và có Bộ Pháp Chánh minh tra đủ lẽ, thì được vị Thời Quân Chưởng Quản đề nghị cầu thăng thưởng đặc biệt. Sự cầu thăng thưởng đặc biệt không áp dụng trong trường hợp Chức sắc bị tù tội hay giam cầm vì những hành vi trái với luật pháp chơn truyền của Đạo.

Điều thứ chín: Những cấp bực nào được thiêng liêng giáng cơ phong thưởng tại Cung Đạo Đền Thánh thì mới ra ngoài luật định kể trên.

Bản Hiến pháp nầy, Hội Thánh HTĐ đã dâng lên Đức Hộ Pháp cầu xin chỉnh sửa và phê chuẩn, được Đức Ngài chấp thuận toàn diện do đàn cơ đêm rằm tháng 11 năm Bính Ngọ (dl 26-12-1966).

Ghi thêm về Đạo phục của Thời Quân:

Đức Phạm Hộ Pháp có dạy Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa về Đạo phục như vầy:

Thêm vào Đại phục và Tiểu phục hiện thời, Đức Hộ Pháp và chư vị Thời Quân có thêm một kiểu Đạo phục mới nữa:

Áo cổ bẻ, có yếm tâm trước ngực, tay ráp rộng 25 phân. Mão Tam Quang (Nhựt, Nguyệt, Tinh) tức là kiểu mão của Đức Khổng Phu Tử trị thế ngày xưa, màu trắng, có thêu chỉ kim tuyến vàng, trước mão thêu Nhựt ở giữa, Nguyệt bên hữu, Tinh bên tả, trong vòng Minh Khí, mặt Nhựt có Cổ pháp của mỗi Chi, mỗi bên hông mão thêu 6 ngôi sao tám góc và 6 đường linh khí.

Đạo phục nầy dùng hành lễ ngày thường.

Mỗi khi có Tiểu đàn, Đức Hộ Pháp mặc Đạo phục cũng y như trên mà màu vàng.

Ngang hông vẫn buộc dây Sắc Lịnh, bỏ mối tùy theo Chi.

Giải thích thêm về quyền hành của HTĐ: Dây Sắc Lịnh.

Trong PCT, Đức Chí Tôn có nói: Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành Đạo, Thầy cho các con biết trước rằng: Hễ trọng quyền ắt có trọng phạt.

Vì lời khuyên ấy mà Đức Lý Giáo Tông buộc cả Chức sắc HTĐ phải Minh thệ giữa Hội Thánh: Giữ dạ vô tư mà hành sự. Lại muốn tỏ ra rằng Chức sắc HTĐ thật trọng quyền, Ngài mới ban cho dây Sắc Lịnh.

Khi một Chức sắc HTĐ mang dây Sắc Lịnh hành sự thì mọi người đều phải trọn tuân theo, dầu phải, dầu không, không được cưỡng lại, chỉ có Hội Thánh mới có quyền định tội hay trừng phạt vị ấy mà thôi.

Dưới đây xin sao lục lời của Ngài Khai Pháp giải về quyền năng của dây Sắc Lịnh (Thơ số 1421/PC) đáp hồi thơ số 47 ngày 23-9-Mậu Tý (dl 25-10-1948) của Thừa Sử Nguyễn Huợt Hải, Pháp Chánh Kim Biên:

1) Về quyền năng thiêng liêng: Người được HTĐ ban dây Sắc Lịnh là người đại diện của Hộ Pháp trong khi hành sự, quyền hành y như Hộ Pháp khi thi hành mạng lịnh của Hộ Pháp.

Dây Sắc Lịnh là tướng diện của luật pháp, chẳng một quyền nào tương đối lại đặng khi hành pháp. Thảng như quá quyền thì người đại diện đó phải mang trọng tội là lợi dụng hay là phỉ nhục Hộ Pháp.

2) Về quyền năng hữu hình: Cả cơ quan hữu vi của Đạo, dầu trọng dầu khinh, đều phải cúi đầu vâng phục người thay mặt cho Thiên điều tại thế, tổng hợp cả quyền Tam giáo nơi mình đặng thi hành luật pháp.

Vì quyền hạn của Chức sắc HTĐ, dầu thượng cấp dầu hạ cấp, hễ Hộ Pháp ban cho tới đâu thì hành quyền tới đó, nó không có giới hạn định chắc cao hay thấp. (Hai đoạn trên trích trong quyển Chánh Trị Đạo của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, trang 67-68)

V. Các cơ quan trực thuộc HTĐ:

HTĐ có ba Chi: Pháp, Đạo, Thế. Nên HTĐ có lập ra nhiều cơ quan trực thuộc ba Chi ấy, kể ra:

1. BỘ PHÁP CHÁNH:

Theo Đạo Luật năm Mậu Dần (1938) thì gọi là Tòa Đạo, nhưng đến ngày 15-10-Đinh Hợi (dl 27-11-1947), Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa đổi tên lại gọi là Bộ Pháp Chánh.

Đây là cơ quan trực thuộc Chi Pháp, do một vị Thời Quân chi Pháp làm Chưởng quản.

Bộ Pháp Chánh được xem là Bộ Tư Pháp của Đạo, quản lý luật pháp của Đạo, tổ chức các phiên Tòa để xử trị Chức sắc hay tín đồ vi phạm luật pháp của Đạo. (Xem chi tiết nơi chữ: Bộ Pháp Chánh, vần B).

2. CƠ QUAN PHƯỚC THIỆN:

CQPT có nhiệm vụ cứu khổ và tận độ chúng sanh, với Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng, trực thuộc chi Đạo, do một vị Thời Quân chi Đạo làm Thống Quản. (Xem chi tiết nơi chữ: Phước Thiện, vần P)

3. TỊNH THẤT:

Tịnh Thất được Đức Phạm Hộ Pháp lập ra gồm có 3 Cung trong 3 Động, trực thuộc chi Đạo, do một vị Thời Quân chi Đạo làm Thống Quản, kể ra:

·         Trí Huệ Cung Thiên Hỷ Động: Nơi tu chơn của Nữ phái.

·         Trí Giác Cung Địa Linh Động: Nơi tu chơn của cả tín đồ Nam và Nữ phái.

·         Vạn Pháp Cung Nhơn Hòa Động: Nơi tu chơn của các tín đồ Nam phái.

4. BAN THẾ ĐẠO:

Ban Thế Đạo là cơ quan độ dẫn các trí thức và quan chức đang làm việc nơi các cơ quan của đời, đi vào cửa Đạo. Ban Thế Đạo trực thuộc chi Thế, do một Thời Quân chi Thế làm Chưởng quản. (Xem chi tiết nơi chữ: Ban Thế Đạo, vần B)

5. ĐẠI ĐẠO THANH NIÊN HỘI:

Cơ quan nầy để qui tụ và huấn luyện các thanh niên con em trong Đạo. Sự huấn luyện nhằm vào Đức dục, Thể dục và Trí dục, đào tạo một lớp thanh niên có đạo đức và tài năng, hữu dụng cho Đời và cho Đạo mai sau. Cơ quan nầy trực thuộc chi Thế. (Xem chi tiết nơi chữ: Đại Đạo Thanh Niên Hội, vần Đ)

VI. Các Chức sắc Đại vị HTĐ đầu tiên:

Đức Chí Tôn lập pháp HTĐ ngày 12-Giêng-Đinh Mão (dl 13-2-1927), Đức Chí Tôn phong các vị sau đây vào các phẩm Chức sắc cao cấp HTĐ.

Đặc biệt 3 phẩm: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh Đức Chí Tôn phong cho 3 vị có tuổi liên tiếp là: Tý, Sửu, Dần; còn Thập nhị Thời Quân, mỗi vị có tuổi là một con Giáp, 12 vị đủ 12 con Giáp:

·         Hộ Pháp: Phạm Công Tắc, tuổi Canh Dần (1890)

·         Thượng Phẩm: Cao Quỳnh Cư, tuổi Mậu (1888)

·         Thượng Sanh: Cao Hoài Sang, tuổi Tân Sửu (1901)

·         Bảo Pháp: Nguyễn Trung Hậu, tuổi Nhâm Thìn (1892)

·         Hiến Pháp: Trương Hữu Đức, tuổi Canh Dần (1890)

·         Khai Pháp: Trần Duy Nghĩa, tuổi Mậu (1888)

·         Tiếp Pháp: Trương Văn Tràng, tuổi Quí Tỵ (1893).

·         Bảo Đạo: Ca Minh Chương, tuổi Canh Tuất (1850)

·         Hiến Đạo: Phạm Văn Tươi, tuổi Bính Thân (1897)

·         Khai Đạo: Phạm Tấn Đãi, tuổi Tân Sửu (1901)

·         Tiếp Đạo: Cao Đức Trọng, tuổi Đinh Dậu (1897).

·         Bảo Thế: Lê Thiện Phước, tuổi Ất Mùi (1895)

·         Hiến Thế: Nguyễn Văn Mạnh, tuổi Giáp Ngọ (1894)

·         Khai Thế: Thái Văn Thâu, tuổi Kỷ Hợi (1899)

·         Tiếp Thế: Lê Thế Vĩnh, tuổi Quí Mão (1903)

Trong số Thập nhị Thời Quân, Ngài Bảo Đạo Ca Minh Chương lớn tuổi nhứt, nên đăng Tiên sớm nhứt (1927). Do đó, năm 1953, Ngài Bảo Đạo Ca Minh Chương giáng cơ, với sự chấp thuận của Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, cầu xin Đức Phạm Hộ Pháp ban cho ông Hồ Tấn Khoa cầm quyền Bảo Đạo tại thế thay Ngài, để cho có đủ Chức sắc Thời Quân làm việc. Đức Phạm Hộ Pháp chấp thuận và sau đó tấn phong ông Hồ Tấn Khoa lên chức Bảo Đạo, cầm quyền tại thế. (Xem chi tiết nơi chữ: Bảo Đạo Ca Minh Chương, phần chót)

VẤN ĐỀ 1: Tại sao Đức Chí Tôn lập pháp HTĐ sau CTĐ?

Trong diễn văn đọc ngày 14-2-Mậu Thìn (dl 5-3-1928) tại Tòa Thánh, Đức Phạm Hộ Pháp giải thích như sau:

"Như Tân Luật ngày nọ thì Đức Lý Giáo Tông hội cùng chư Thánh mà lập thành, chớ Thầy chưa hề biết đến, chỉ ngày dâng lên cho Thầy thì nó đã trở thành Thiên Luật mà thôi.

Hễ Thiên Luật thì phải vô tư, tỉ như Thiên điều, dầu cho chính mình Thầy là Chí Tôn cũng chẳng vị tình.

Bởi cớ mà khi lập Pháp Chánh Truyền, Thầy không lập Hiệp Thiên Đài một lượt với Cửu Trùng Đài, e cho cả Chức sắc Hiệp Thiên Đài ra ngoại luật. Thầy lại để cho các Chức sắc ấy dự hội lập luật cùng chư Chức sắc CTĐ, thì phàm thân của họ cũng phải dưới quyền luật lệ ấy như mọi người vậy."

VẤN ĐỀ 2: Tại sao Đức Chí Tôn giao cho HTĐ cầm quyền nền Đạo?

Theo bài Thánh Ngôn của Bát Nương ngày 12-2-1934 (âl 29-12-Quí Dậu) có in trong TNHT, Bát Nương cho biết: Khi lập Đạo năm Bính Dần (1926), Ngọc Hư Cung định giao cho HTĐ cầm quyền nền Đạo, nhưng Đức Chí Tôn trở pháp, không giao cho HTĐ mà lại giao cho CTĐ cầm quyền nền Đạo.

Trích ra sau đây một đoạn trong bài Thánh Ngôn trên:

"EM nhớ lại, khi Ngọc Hư Cung định cho HTĐ cầm số mạng nhơn sanh, lập thành Chánh giáo thì Đại Từ Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho CTĐ.

Cả Ngọc Hư, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc nhiên sự lạ. Đại Từ Phụ phổ giáo rằng: Hay! Hay! Không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ Thánh ý Người quyết liệu."

Do đó, từ năm 1926 đến 1934, chúng ta thấy quí Chức sắc cao cấp CTĐ cầm quyền nền Đạo, gồm: Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt, ba Chánh Phối Sư sau được thăng lên Quyền Đầu Sư: Thái Thơ Thanh, Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh.

Nhưng sau đó, nội bộ Chức sắc CTĐ chia rẽ trầm trọng khiến cho quí Chức sắc cao cấp tách ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh để lập Chi phái như:

·         Phối Sư Thái Ca Thanh lập phái Minh Chơn Lý.

·         Hai Ngài Quyền Đầu Sư: Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh lập Ban Chỉnh Đạo, rồi biến thành chi phái Bến Tre.

Các Đấng nơi Ngọc Hư Cung nhận thấy quí Chức sắc CTĐ cầm quyền nền Đạo không hiệu quả, nên chuyển pháp, truất quyền CTĐ, giao cho HTĐ cầm quyền nền Đạo.

Do đó, bài thi trong phần Thi văn dạy đạo có hai câu:

TNHT:

Cửu Trùng không kế an thiên hạ,

Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì.

Cho nên đến ngày 13-10-Giáp Tuất (dl 19-11-1934), Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung qui Thiên, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ giao quyền Giáo Tông tại thế cho Đức Phạm Hộ Pháp. Điều nầy được xác nhận qua bài Thánh Ngôn của Đức Lý Giáo Tông ngày 13-11-1935 (âl 18-10-Ất Hợi):

TNHT: "Lão để lời cám ơn Hộ Pháp đã chịu lắm phen nhọc nhằn khổ não làm cho nền Đạo ngày nay đặng ra thiệt tướng. Lão chỉn thẹn một điều là Lão chưa giúp hay vào đó.

Lão đa tạ, đa tạ!

Hộ Pháp bạch: . . . . . . . . . . . . .

- Cười ... Lão chẳng nói rõ, Hiền hữu cũng thấy hiển nhiên rằng từ thử, thảng Lão có muốn nên cho Đạo đi nữa thì cũng không thi thố chi đặng với một Hội Thánh hữu hư vô thiệt, như vậy có phải?

May thay! Thiên thơ do một mặt chẳng chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa, từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế.

Hộ Pháp bạch: - Thiên thơ đã đổi, đệ tử xin giao quyền hành của Quyền Giáo Tông lại cho Ngài đặng Ngài đủ oai cầm Thiên thơ vững chặt.

- Cười ... Lão e cho, một là Lão đã cho, không lẽ lấy lại, hai là hành pháp thì dễ, hành hình thì khó, không có nửa quyền trị thế của Lão nơi tay Hộ Pháp, có thế nào điều hành Hội Thánh cho đặng"....

Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên ngày 10-4-Kỷ Hợi (dl 17-5-1959), Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang được cử lên làm Chưởng quản HTĐ, thay Đức Hộ Pháp, nối tiếp cầm quyền nền Đạo, chưởng quản cả Hội Thánh HTĐ và CTĐ. Đến ngày 26-3-Tân Hợi (dl 22-4-1971) thì Đức Cao Thượng Sanh đăng Tiên.

Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức được chư vị Thời Quân cử làm Chưởng quản HTĐ, nối tiếp Đức Thượng Sanh cầm quyền nền Đạo, chưởng quản Hội Thánh Lưỡng Đài cho đến khi Ngài Hiếp Pháp đăng Tiên 15-12-Ất Mão (dl 15-1-1976).

ĐÔI LIỄN HIỆP THIÊN ĐÀI:

協入高臺百姓十方歸正果

天開黃道五枝三敎會龍花

Phiên âm:

HIỆP nhập Cao Đài bá tánh thập phương qui Chánh quả,

THIÊN khai Huỳnh Đạo Ngũ chi Tam giáo hội Long hoa.

Nghĩa là:

Hiệp nhau nhập vào Đạo Cao Đài thì nhơn loại trong mười phương sẽ được trở về ngôi chánh quả,

Trời mở Đạo Cao Đài, các Đấng trong Ngũ Chi Đại Đạo và trong Tam Giáo tham dự Đại Hội Long Hoa.

Đôi liễn HTĐ nầy đặt tại mặt tiền Tòa Thánh Tây Ninh, nơi lầu một gọi là Lầu HTĐ, phía dưới hai chữ Nhơn Nghĩa , gắn trên hai khuôn bông hai bên.

BQÐ: Bát Quái Ðài.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

PCT: Pháp Chánh Truyền.

CG: Chú Giải.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HIẾU

HIẾU

HIẾU: Hết lòng với cha mẹ.
Td: Hiếu đễ, Hiếu thân, Hiếu thuận.

 

Hiếu đạo

孝道

A: The duty of filial piety.

P: Le devoir de la piété filiale.

Hiếu: Hết lòng với cha mẹ. Đạo: đường lối và nguyên tắc phải theo thì mới hợp đạo đức và luân lý.

Hiếu đạo là bổn phận làm con phụng dưỡng cha mẹ.

KSH: Làm con phải trau giồi hiếu đạo.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Hiếu đễ

孝悌

A: The filial piety and respect for elder brothers.

P: La piété filiale et respect des aînés.

Hiếu: Hết lòng với cha mẹ. Đễ: hòa thuận và kính trọng anh chị trong nhà, trọn bổn phận làm em.

Hiếu đễ là hiếu thảo với cha mẹ và hòa thuận với anh chị.

TL: Thế Luật, Điều 3: Phải giữ Tam cang, Ngũ thường là nguồn cội của Nhơn đạo: Nam thì hiếu đễ, trung tín,...

TL: Tân Luật.

 

Hiếu đức trung nhơn

孝德忠仁

Hiếu: Hết lòng với cha mẹ. Đức: đạo đức. Trung: thành thực hết lòng. Nhơn: lòng thương người mến vật.

Đây là một câu trong bài Kinh Nho giáo, ý nói: Đức Khổng Tử có đủ bốn đức tánh: Hiếu, Đức, Trung, Nhơn.

NG: Hiếu đức trung nhơn, Vương tân sách phụ,...

NG: Nho Giáo, Kinh Nho Giáo.

 

Hiếu hậu vi tiên

孝厚為先

Hiếu: Hết lòng với cha mẹ. Hậu: dày dặn, trái với Bạc là mỏng. Vi: làm. Tiên: trước.

Hiếu hậu vi tiên là việc hết lòng hiếu thảo với cha mẹ phải làm trước hết.

Ông Tăng Tử có nói rằng:

"Hiếu giả bách hạnh chi tiên.

Hiếu chí ư Thiên tắc phong vũ thuận thì,

Hiếu chí ư Địa tắc vạn vật hóa thành,

Hiếu chí ư nhân tắc chúng phúc lai trăn."

Nghĩa là:

Hiếu là nết đứng đầu trăm nết.

Hiếu cảm đến Trời thì mưa gió thuận mùa;

Hiếu cảm đến Đất thì muôn vật hóa thành;

Hiếu cảm đến người thì mọi phước lại đến.

 

Hiếu thân

孝親

A: The filial piety.

P: La piété filiale.

Hiếu: Hết lòng với cha mẹ. Thân: chỉ cha mẹ.

Hiếu thân là hiếu với cha mẹ.

Ông Thái Công có nói rằng:

"Hiếu ư kỳ thân, tử diệc hiếu chi;

Thân kỳ bất hiếu, tử hà hiếu yên?"

Nghĩa là:

Mình hiếu thảo với cha mẹ thì con mình cũng sẽ hiếu thảo với mình; mình không hiếu thảo thì lẽ nào con mình hiếu thảo với mình?

KTCMĐQL: Thon von phận bạc không vừa hiếu thân.

KTCMÐQL: Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Qui Liễu.

 

Hiếu thuận

孝順

A: The piety and obedience.

P: La piété et obéissance.

Hiếu: Hết lòng với cha mẹ. Thuận: thuận thảo với nhau.

Hiếu thuận là hiếu với cha mẹ và thuận với anh chị em.

Ông Thái Công có nói:

"Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử,

Ngỗ nghịch hoàn sanh ngỗ nghịch nhi."

Nghĩa là:

Người hiếu thuận thì sanh con hiếu thuận, người ngỗ nghịch thì sanh con ngỗ nghịch.

 

HIỂU

Hiểu dụ - Hiểu thị

曉諭 - 曉示

A: Exhortation, Notification, to exhort.

P: Exhortation, Notification, Exhorter.

Hiểu: bảo cho biết. Dụ: người trên bảo người dưới. Thị: bảo cho biết.

Hiểu dụ, đồng nghĩa Hiểu thị.

Hiểu dụ là người trên bảo cho các người dưới đều biết.

 

HÌNH

HÌNH

1.    HÌNH: Cái dáng vấp bề ngoài thấy được.
Td: Hình hoa, Hình nhi hạ.

2.    HÌNH: Hình phạt của pháp luật trừng trị.
Td: Hình khổ, Hình sự.

 

Hình hoa

形花

A: The appearance of a girl.

P: L'apparence d'une fille.

Hình: Cái dáng vấp bề ngoài thấy được. Hoa: bông hoa, chỉ người con gái.

Hình hoa là hình ảnh của người con gái.

TNHT: Mềm mỏng hình hoa ấy phép tài.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hình khổ

刑苦

A: The torture.

P: Le supplice.

Hình: Hình phạt của pháp luật trừng trị. Khổ: đau đớn khổ sở.

Hình khổ là hình phạt khổ sở.

KCS: Thấy hình khổ lòng thương thảm thiết.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Hình nhi hạ học - Hình nhi thượng học

形而下學 - 形而上學

A: Exoterism - Esoterism; Physics - Metaphysics.

P: Exotérisme - Ésotérisme; Physique - Métaphysique.

Hình: Cái dáng vấp bề ngoài thấy được. Nhi: mà, bèn, tiếng trợ từ dùng để chuyển ý. Hạ: thấp. Thượng: trên. Học: học thuyết.

■ Hình nhi hạ: chỉ những vật có hình chất, thuộc hữu hình sắc tướng.

Trong Kinh Dịch có câu: Hình nhi hạ giả vị chi khí. Nghĩa là: Từ cái hình chất trở xuống gọi là Khí.

Hình nhi hạ học là cái học ở mức thấp về những cái hữu hình thực tế, quan hệ đến cuộc sống hằng ngày. Đó là cái học Công Truyền, gọi là Hiển giáo.

■ Hình nhi thượng: chỉ những cái vô hình, không có hình chất, cũng gọi là Siêu hình, Tinh thần, Đạo.

Trong Kinh Dịch có câu: Hình nhi thượng giả vị chi Đạo. Nghĩa là: Từ cái hình chất trở lên gọi là Đạo. Đạo thì vô vi vô ảnh vô hình.

Hình nhi thượng học là cái học ở mức cao về những lẽ vô hình, huyền bí cao siêu, vượt lên trên hình chất. Đó là cái học Bí Truyền, hay Tâm Truyền, gọi là Mật giáo.

Hai phần: Hình nhi hạ học và Hình nhi thượng học giống như thể xác và linh hồn, liên quan mật thiết với nhau, không thể bỏ thấp mà học cái cao, mà phải đi tuần tự từ thấp dần lên cao. Do đó Hình nhi hạ học là phần căn bản thiết yếu.

■ Học thuyết Nho giáo phân làm hai phần rõ rệt:

·         Hình nhi Hạ học: dạy về Quân Tử, Tiểu nhân, Tam cang, Ngũ thường, Chính danh, Tu thân. Đó là Nhơn đạo.

·         Hình nhi Thượng học: dạy về những nguyên lý và mục đích của sự vật, của nhân sinh, của vũ trụ. Đó là quan niệm về Thái Cực, sự biến hóa của Thiên lý, sự sanh tử, Thiên mệnh, Quỉ Thần. Hình nhi Thượng học chính là Thiên đạo.

■ Bên Phật giáo, chúng ta cũng thấy phân làm hai nhánh lớn: Phật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa.

·         Phật giáo Tiểu thừa thuộc về Hình nhi Hạ học.

·         Phật giáo Đại thừa thuộc về Hình nhi Thượng học.

■ Trong Đạo Cao Đài, Tân Luật phân ra làm hai bực tín đồ: Hạ thừa và Thượng thừa. (không có Trung thừa).

·         Bực Hạ thừa là bực còn ở thế, có vợ chồng làm ăn như người thường, nhưng buộc tuân theo Thế Luật của Đạo, ăn chay kỳ 6 hoặc 10 ngày trong một tháng, giữ Ngũ Giới Cấm.

Mục đích của bực Hạ thừa là để hoàn thành Nhơn đạo, tức là thuộc về Hình nhi Hạ học.

·         Bực Thượng thừa là bực xuất thế, chẳng còn bận rộn lo lắng gia đình và xã hội, giữ trường chay, Ngũ Giới Cấm, Tứ Đại điều qui, giữ các giới luật tu hành của Hội Thánh đặt ra, xả thân hành Đạo phụng sự nhơn sanh. Khi đã lập công quả đầy đủ rồi thì vào Tịnh Thất có Tịnh Chủ truyền Tâm pháp luyện đạo.

Mục đích của bực Thượng thừa là tu giải thoát, đắc quả trong một kiếp sanh, đạt phẩm vị cao trọng nơi cõi thiêng liêng.

Như vậy, bực Thượng thừa tu Thiên đạo, tức là thuộc về Hình nhi Thượng học.

Mỗi tôn giáo lập ra đều phải có hai phần: Hình nhi Hạ học và Hình nhi Thượng học.

Nếu thiếu một phần thì tôn giáo ấy không hoàn chỉnh, không thể đạt đến cứu cánh là giải thoát con người khỏi kiếp luân hồi để trở về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

 

Hình sự

刑事

A: Criminal affair.

P: Affaire criminelle.

Hình: Hình phạt của pháp luật trừng trị. Sự: việc.

Hình sự là việc hình, tức là việc phạm vào luật pháp của quốc gia, đáng bị trừng phạt.

 

Hình thể

形體

A: The body, the appearance.

P: Le corps, l'apparence.

Hình: Cái dáng vấp bề ngoài thấy được. Thể: thân thể.

Hình thể là hình dạng của thân thể.

CG PCT: Thầy đến qui các lương sanh của Thầy đã sai đến trước lại làm một đặng lập Hội Thánh mà làm hình thể của Thầy, hầu tránh khỏi hạ trần trong lúc TKPĐ nầy.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

TKPÐ: Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

Hình tượng

形象

A: The body, the appearance.

P: Le corps, l'apparence.

Hình: Cái dáng vấp bề ngoài thấy được. Tượng: hình trạng lộ rõ ra.

Hình tượng là hình dạng bề ngoài thấy rõ.

CG PCT: Vật chất phải tùng lịnh tinh thần mà lập thành hình tượng.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

HỌ

Họ Đạo

A: The parish.

P: La paroisse.

Họ Đạo, chữ Hán là Tộc Đạo, là một khu vực có số tín đồ được 500 người đổ lên. (Tộc là họ)

Mỗi Họ Đạo được lập một Thánh Thất riêng, và Hội Thánh sẽ bổ đến một Chức sắc làm Đầu Họ Đạo.

Tân Luật của Đạo Cao Đài qui định việc lập Họ Đạo nơi Chương III, xin chép ra sau đây:

Chương III: Về việc lập Họ.

Điều thứ 16: Nơi nào có đông tín đồ được chừng 500 người sắp lên thì được lập riêng một Họ, đặt riêng một Thánh Thất, có một Chức sắc làm đầu cai trị.

Điều thứ 17: Sự lập Họ phải có phép của Đức Giáo Tông và phải do nơi quyền Người.

Điều thứ 18: Bổn đạo trong Họ phải tuân mạng lịnh của Chức sắc làm đầu trong Họ, nhứt nhứt phải do nơi người, chẳng đặng tự chuyên mà trái đạo.

Điều thứ 19: Mỗi tháng hai ngày Sóc Vọng, bổn đạo phải tựu lại Thánh Thất sở tại mà làm lễ và nghe dạy. Trừ ra ai có việc được chế.

Điều thứ 20: Chức sắc giữ Thánh Thất mỗi ngày phải làm Tiểu lễ bốn lần theo tứ thời: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu. Mỗi thời phải cúng đúng 6 giờ sáng, 12 giờ trưa, 6 giờ tối và 12 giờ khuya. Đổ một hồi chuông trước khi hành lễ. Trong mấy thời nầy, bổn đạo muốn đến tụng kinh tùy ý.

Hiện nay, số tín đồ của Đạo Cao Đài còn ít, ở rải rác, nên không phân chia lập thành Họ Đạo, mà căn cứ theo ranh giới hành chánh của nhà nước để lập ra, thay vì gọi Họ Đạo đúng theo Tân Luật thì tạm gọi là Tộc Đạo. Hơn nữa từ ngữ Họ Đạo thường được dùng bên Thiên Chúa Giáo, nên gọi là Tộc Đạo thì Đạo Cao Đài tránh được việc trùng hợp nầy.

·         Hương Đạo: Số tín đồ trong một làng hay một xã.

·         Tộc Đạo: Số tín đồ trong một quận hay huyện.

·         Châu Đạo: Số tín đồ trong một tỉnh.

 

HOA (HUÊ)

HOA

1.    HOA: Bông hoa, chỉ con gái, ả đào, bệnh đậu, tóc bạc, hao phí.
Td: Hoa lợi, Hoa nguyệt.

2.    HOA: Đẹp tốt, vẻ vang, Trung hoa.
Td: Hoa biểu, Hoa lệ.

 

Hoa biểu (Huê biểu)

華表

Hoa: Đẹp tốt, vẻ vang, Trung hoa. Biểu: cái để làm dấu cho mọi người biết.

Hoa biểu là cái trụ đá đặt ở trước mộ.

Thường cái trụ đá nầy trên đầu có chạm khắc hình bông sen, để làm dấu tích cho ngôi mộ.

Mộ biểu: là cái bia dựng ở trước mộ.

Bài Thài hiến lễ hàng vong thường: Tuần Sơ:

Nguyệt minh huê biểu, hạc qui trì.

Nghĩa là: Trăng soi trụ đá trước mộ, chim hạc trở lại muộn.  (Xem thêm chữ: Vân ám đảnh hồ, vần V)

 

Hoa khai bất trạch bần gia địa

花開不擇貧家地

Hoa: Bông hoa, chỉ con gái, ả đào, bệnh đậu, tóc bạc, hao phí. Khai: nở ra. Bất trạch: không lựa chọn. Bần gia: nhà nghèo. Địa: đất.

Sách Nho:

Hoa khai bất trạch bần gia địa,

Nguyệt chiếu sơn hà đáo xứ minh.

Nghĩa là:

Hoa nở chẳng lựa đất nhà nghèo,

Trăng soi núi sông chỗ chỗ đều sáng.

Ý nói: Cái bông, đúng thời kỳ của nó thì hoa nở, không phải do chỗ đất của nhà giàu hay nhà nghèo. Trăng soi soi khắp thế gian, chỗ nào cũng sáng. Đó là do Trời, nhờ Trời, không phải do nơi người.

 

Hoa lệ

華麗

A: Beautiful and bright.

P: Beau et éclatant.

Hoa: Đẹp tốt, vẻ vang, Trung hoa. Lệ: đẹp.

Hoa lệ là đẹp rực rỡ, xa hoa tráng lệ.

 

Hoa lợi (Huê lợi)

花利

A: Income.     

P: Revenu.

Hoa: Bông hoa, chỉ con gái, ả đào, bệnh đậu, tóc bạc, hao phí. Lợi: có ích, dùng được.

Hoa lợi hay Huê lợi là chỉ chung những thứ thu hoạch được do trồng tỉa.

ĐLMD: Phương pháp thực hành: Khi cơ sở đã thành lập, mỗi năm phải tùy theo huê lợi trong sở đặng giúp lương thực trong các Thánh Thất.

ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).

 

Hoa nguyệt (Huê nguyệt)

花月

A: Flower and moon: Sensual love.

P: Fleur et lune: Amour sensuel.

Hoa: Bông hoa, chỉ con gái, ả đào, bệnh đậu, tóc bạc, hao phí. Nguyệt: mặt trăng.

Hoa nguyệt là trăng hoa, chỉ cảnh trai gái hẹn hò ngắm trăng xem hoa để bày tỏ tình yêu. Từ ngữ nầy thường dùng để chỉ tình yêu lãng mạn bất chánh.

TL: Ngũ Giới Cấm: ... hoặc lấy lời gieo tình huê nguyệt.

TL: Tân Luật.

 

Hoa tình (Huê tình)

花情

A: Sensual love.

P: Amour sensuel.

Hoa: Bông hoa, chỉ con gái, ả đào, bệnh đậu, tóc bạc, hao phí. Tình: tình cảm.

Hoa tình hay Huê tình, đồng nghĩa Hoa nguyệt, chỉ tình yêu lãng mạn bất chánh giữa nam nữ.

KSH: Các thơ truyện huê tình xé hủy.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

HÒA

HÒA

HÒA: Thuận thảo với nhau, hòa hợp, điều hòa.
Td: Hòa giải, Hòa ki, Hòa thượng.

 

Hòa giải

和解

A: To reconcile.

P: Concilier.

Hòa: Thuận thảo với nhau, hòa hợp, điều hòa. Giải: gỡ ra.

Hòa giải là dàn xếp những bất đồng để hai bên hòa thuận với nhau.

TL: Tứ Đại điều qui: Đừng thấy đồng đạo tranh đua, ngồi mà xem, không để lời hòa giải.

TL: Tân Luật.

 

Hòa hảo

和好

A: Concord.

P: Concorde.

Hòa: Thuận thảo với nhau, hòa hợp, điều hòa. Hảo: tốt đẹp.

Hòa hảo là hòa hợp tốt đẹp với nhau.

TTCĐDTKM: Chí mong hòa hảo Âm Dương.

TTCÐDTKM: Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.

 

Hòa ki (Hòa cơ)

和機

A: The favourable circumstance of concord.

P: L'occasion favorable de concorde.

Hòa: Thuận thảo với nhau, hòa hợp, điều hòa. Ki: thường đọc là Cơ: cơ hội, cái máy.

Hòa ki tức là Hòa cơ là cơ hội để hòa hiệp cùng nhau.

PMCK: Đại Long Hoa nhơn chủng hòa ki (cơ).

Câu kinh nầy nghĩa là: Đại Hội Long Hoa do Đức Di Lạc Vương Phật làm Giáo Chủ là cơ hội để cho các chủng tộc của nhơn loại hòa hiệp với nhau, tiến tới Đại Đồng thế giới.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Hòa nam khể thủ

和南稽首

A: To prostrate oneself.

P: Se prosterner.

Hòa nam: do phiên âm từ tiếng Phạn:Vandana, nghĩa là lễ bái, chấp tay cúi đầu đảnh lễ. Khể thủ: khể là cúi sát đất, thủ là cái đầu. Khể thủ là cúi đầu sát đất, tức là lạy xuống.

Khể thủ là dịch nghĩa chữ Hòa nam ra Hán văn.

Hòa nam khể thủ là cúi đầu lạy sát xuống đất.

Kệ U Minh Chung:

      Nam mô liệt Thánh đàn tràng hòa nam khể thủ.

 

Hòa thượng - Giáo thọ - Yết Ma

和尚 - 敎授 - 羯魔

A: Superior bonze - Bonze of teaching - Bonze of rites.

P: Bonze supérieur - Bonze d'enseignement - Bonze de rites.

1. Hòa Thượng:

Hòa Thượng là vị sư đứng đầu trong ba vị sư chủ trì giới đàn, truyền giới cho các Phật tử thọ giới. Hai vị sư kia là: Giáo Thọ và Yết Ma. Hòa Thượng chủ trì giới đàn được gọi là Hòa Thượng đầu đường.

Hòa Thượng là vị thầy thân cận có khả năng dạy ba môn học: Giới, Định, Huệ cho các học tăng.

Ở VN, người ta thường dùng từ Hòa Thượng để chỉ những tăng sĩ cao tuổi đời và đạo, có uy tín trong tăng chúng, thường là trên 40 tuổi đạo và 60 tuổi đời, và phải được Hội Đồng Chứng Minh của Giáo hội tấn phong trong các kỳ Đại hội của Giáo hội.

2. Giáo Thọ:

Giáo Thọ là vị sư đứng kế dưới Hòa Thượng, có phận sự dạy các tăng sĩ về chữ nghĩa, giới luật và đạo lý.

3. Yết Ma hay Kiết Ma:

Từ ngữ Kiết Ma có nghĩa là: Tác pháp biện sự, vì các pháp và các sự đều do vị Kiết Ma mà thành tựu.

Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì Kiết Ma (Yết Ma) có đủ bốn pháp: Pháp, Sự, Nhơn, Giới.

·         Pháp: Biết lúc nào nên cử hành pháp nào.

·         Sự: Thông rõ luật nghi và trông nom việc sám hối các tội phạm của chư tăng.

·         Nhơn (người): họp cho thành Giáo hội Tỳ kheo.

·         Giới: Trông nom việc kết giới theo nghi pháp.

Vị sư làm Yết Ma phải có giới đức đầy đủ, có tuổi đạo cao. Các Phật sự như: Truyền giới, tụng giới, thi hành kỷ luật đối với tăng sĩ phạm giới, v.v... đều do vị Yết Ma điều khiển.

Tăng sĩ xuất gia được truyền giới thì gọi là Tỳ Kheo.

Tỳ Kheo tham dự được 5 kỳ Trường hương (nhập hạ) thì được lên chức Giáo Thọ hay Yết Ma.

Tỳ Kheo tham dự đủ 10 kỳ Trường hương thì có thể thọ phong chức Hòa Thượng.

Trong một giới đàn, phải có đủ 3 vị: Hòa Thượng, Giáo Thọ và Yết Ma, gọi chung là Tam Sư.

Hòa Thượng bảo lãnh và dẫn dắt đệ tử trên đường tu.

Giáo Thọ lãnh phần dạy giáo lý, giới luật.

Yết Ma chỉ bảo giới hạnh, luật lệ và cách cư xử nơi chùa và ngoài xã hội.

Khi mới mở Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn phổ độ nhiều vị Hòa Thượng, Giáo Thọ, Yết Ma theo Đạo Cao Đài, lập thành phái Thái. Thí dụ như: Hoà Thượng Như Nhãn (Thái Chưởng Pháp), Hòa Thượng Thích Thiện Minh (Thái Đầu Sư), Yết Ma Nhung (Thái Giáo Sư), Yết Ma Luật (Thái Giáo Sư),...

 

Hòa viện

和院

A: Institute of conciliation.  

P: Institut de conciliation.

Hòa: Thuận thảo với nhau, hòa hợp, điều hòa. Viện: tòa sở lớn.

Hòa Viện là một trong Cửu Viện (9 Viện) của CTĐ.

Hòa Viện CTĐ thuộc quyền của Ngọc Chánh Phối Sư, có một vị Thượng Thống (phẩm Phối Sư) đứng đầu, có các vị Phụ Thống, Quản Văn Phòng và các thư ký giúp việc.

Hòa Viện có nhiệm vụ hòa giải các vụ tranh chấp kiện thưa giữa các Chức sắc hay giữa tín đồ, hay giữa Chức sắc và tín đồ, có tính cách nhỏ, không quan trọng.

Các vụ án quan trọng phạm vào Thập hình của Đức Lý Giáo Tông thì Hòa Viện phải chuyển lên Hội Công Đồng CTĐ hay Tòa Tam Giáo CTĐ xét xử.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

HÓA

HÓA

HÓA: có nhiều nghĩa sau đây:

1.    HÓA: Sanh ra vạn vật.
Td: Hóa công, Hóa dục, Hóa trưởng.

2.    HÓA: Biến đổi, dạy dỗ.
Td: Hóa dân, Hóa độ, Hóa nhân.

3.    HÓA: Cầu xin.
Td: Hóa duyên.

 

Hóa công

化工

A: The Creator.

P: Le Créateur.

Hóa: Sanh ra vạn vật. Công: người thợ.

Hóa công là người thợ tạo ra vạn vật. Đó là Ông Trời, Thượng Đế, Đức Chúa Trời, ngày nay gọi là Đấng Cao Đài.

 

Hóa dân qui thiện

化民歸善

Hóa: Biến đổi, dạy dỗ. Dân: dân chúng, nhơn sanh. Qui: trở về. Thiện: lành.

Hóa dân qui thiện là dạy dân chúng theo về điều lành.

ĐLMD: Thảng như Chức sắc nào chẳng vì chủ nghĩa hóa dân qui thiện, làm cho mất tín nhiệm của chúng sanh thì phải chiếu y Thập hình của Đức Lý Giáo Tông mà định tội...

ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).

 

Hóa dục quần sanh

化育群生

A: To create and to nourish the living beings.

P: Créer et nourrir les êtres vivants.

Hóa: Sanh ra vạn vật. Dục: nuôi dưỡng. Quần: nhiều người. Quần sanh: chúng sanh, nhơn sanh

Hóa dục quần sanh là Thượng Đế tạo ra và nuôi dưỡng chúng sanh.

 

Hóa duyên

化緣

A: To beg, to open a subscription.

P: Mendier, ouvrir une souscription.

Hóa: Cầu xin. Duyên: mối dây ràng buộc.

Hóa duyên là nhà sư đi quyên tiền làm việc công đức như cất chùa, tạc tượng Phật, ấn tống kinh sách, khiến người ta đóng góp tiền bạc, tức là giúp người ta kết duyên lành với Phật.

Hóa duyên còn có một nghĩa nữa là: Nhân duyên giáo hóa. Phật hay Bồ Tát đến cõi ta bà vì có nhân duyên giáo hóa chúng sanh, khi nhân duyên hết thì trở về ngay.

BXTCĐPTTT: Hiện kim thân Bồ Tát hóa duyên.

BXTCÐPTTT: Bài Xưng Tụng Công Ðức Phật Tiên Thánh Thần.

 

Hóa độ

化度

A: To save.

P: Sauver.

Hóa: Biến đổi, dạy dỗ. Độ: cứu giúp.

Hóa độ là giáo hóa để cứu giúp nhơn sanh.

 

Hóa nhân

化人

A: The man of impure soul, the evolutionary being.

P: L'homme de l'âme impure, l'être évolué.

Hóa: Biến đổi, dạy dỗ. Nhân: người.

Hóa nhân là con người do sự tiến hóa từ loài thú cầm, đầu thai lên làm người. (Xem chi tiết: Nguyên nhân, vần Ng)

 

Hóa sanh

化生

Hóa sanh có 2 nghĩa, tùy trường hợp:

1. Hóa: Sanh ra vạn vật. Sanh: sanh ra.

Hóa sanh là Trời Đất sanh thành vạn vật.

Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu công việc tạo hóa.

Đức Phật Mẫu thâu lằn sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem hai nguyên khí Âm quang và Dương quang kết hợp với nhau tạo thành CKVT và vạn vật.

TTCĐDTKM:

Lưỡng Nghi phân khí Hư Vô,

Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hóa sanh.

2. Hóa: Biến đổi, dạy dỗ. Sanh: sanh ra.

Hóa sanh là do sự biến hóa mà sanh ra.

Thí dụ: Con muỗi là do con lăng quăng biến thành.

Hóa sanh là một loài trong Tứ sanh: Thai sanh. - Noãn sanh. - Hóa sanh. - Thấp sanh. (Xem: Tứ sanh, vần T)

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

TTCÐDTKM: Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.

 

Hóa thân

化身

A: To be metamorphosed.

P: Se métamorphoser.

Hóa: Biến đổi, dạy dỗ. Thân: thân mình.

Hóa thân là dùng phép huyền diệu làm biến hóa thân mình thành một người khác.

KĐ5C: Phép huyền công trụ nghĩa hóa thân.

Bên Phật giáo, Hóa thân là một trong ba thân của Phật: Pháp thân, Ứng thân, và Hóa thân.

Pháp thân là cái chơn thân của Phật, rất huyền diệu, biến hóa vô cùng. Nếu Phật hiện ra Phật hình thì gọi là Ứng thân; nếu Phật hiện hình ra người thường thì gọi là Hóa thân. Phật hiện ra Hóa thân là để dễ dàng gần gũi chúng sanh mà tiện việc giáo hóa.

KÐ5C: Kinh Ðệ Ngũ cửu.

 

Hóa trưởng

化長

A: To create and to nourish.

P: Créer et nourrir.

Hóa: Sanh ra vạn vật. Trưởng: lớn lên.

Hóa trưởng là sanh ra và nuôi dưỡng cho lớn lên.

PMCK: Tùng Địa chi hóa trưởng Càn Khôn.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

HỎA

HỎA

HỎA: Lửa, lửa cháy.
Td: Hỏa giáo, Hỏa tai.

 

Hỏa giáo

火敎

A: Zoroastrianism.

P: Zoroastrianisme.

Hỏa: Lửa, lửa cháy. Giáo: tôn giáo.

Hỏa giáo, hay Bái Hỏa giáo, là tôn giáo thờ Thần Lửa.

Đây là một tôn giáo phát triển mạnh ở Ấn Độ và Ba Tư.

Theo truyền thuyết, ông Ma Ha Ca Diếp là Đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca, vốn là một tín đồ của Hỏa giáo.

 

Hỏa tai

火災

A: Fire, conflagration.

P: Incendie, conflagration.

Hỏa: Lửa, lửa cháy. Tai: tai nạn.

Hỏa tai là tai nạn do lửa cháy.

Hỏa tai là một trong Tam Tai: Hỏa tai, Phong tai, Thủy tai. Phong tai là tai nạn do gió gây ra. Thủy tai là tai nạn do nước gây ra.

 

Hỏa táng

火葬

A: Cremation.

P: Crémation.

Hỏa: Lửa, lửa cháy. Táng: chôn xác người chết.

Hỏa táng là chôn thây người chết vào lửa, tức là dùng lửa thiêu xác người chết thành tro, lấy tro bỏ vào hủ kín để thờ.

Trên thế giới, tùy theo phong tục, tập quán và hoàn cảnh sống của mỗi dân tộc mà người ta chế ra nhiều cách táng thể xác người chết, kể ra:

Thổ táng: Chôn xác người chết xuống đất.

Hỏa táng: Thiêu xác người chết thành tro.

Thủy táng: Đem xác người chết bỏ xuống biển cho cá biển ăn, nên cũng gọi là Ngư táng (chôn vào bụng cá).

Điểu táng: Đem xác người chết chặt thành nhiều miếng nhỏ, bỏ trên núi cho kên kên và quạ ăn. Phong tục nầy ở Tây Tạng.

Lâm táng: Đem thây người chết bỏ vào rừng sâu cho thú cầm ăn thịt. Một vài dân tộc thiểu số ở Trường Sơn VN còn tục lệ nầy.

 

Hỏa thượng thiêm du

火上添油

Hỏa: Lửa, lửa cháy. Thượng: lên cao. Thiêm: thêm lên. Du: dầu.

Hỏa thượng thiêm du là lửa cháy thêm dầu.

Ý nói: Sự việc diễn ra dữ dội rồi mà còn làm cho bùng to thêm lên.

 

Hỏa tinh Tam muội

火星三昧

Hỏa: Lửa, lửa cháy. Tinh: ngôi sao.

Tam muội: do phiên âm tiếng Phạn: Samâdhi, dịch ra Hán văn là Thiền định. Đó là một phương pháp Thiền của Phật giáo để định cái tâm, không cho loạn động, nhờ đó mà tâm được sáng suốt và có năng lực lớn. Chư Phật, Bồ Tát, La Hán đều có phép Tam muội và các Ngài dùng nó làm phương tiện hộ thân và độ đời.

Đức Cao Thượng Phẩm có dạy về Hỏa Tinh trong Luật Tam Thể: "Hỏa Tinh, tiếng pháp gọi là Calorie về Y học, còn gọi là Feu Serpent về khoa Thần Linh học, nó chạy luồn theo tủy và tiết ra bởi các dây thần kinh. Muốn luyện Hỏa Tinh, phải tịnh tâm, định trí, trụ thần (Tam muội) mà chuyển vận, tức là lấy khí Dương vào cơ thể đó vậy. Phải lấy trí điều khiển nó."

Hỏa Tinh Tam muội là phép Thiền định giữ tâm thanh tịnh, rồi lấy khí Dương đem vào cơ thể, phối hợp với chơn hỏa của ngũ hành trong cơ thể mà luyện thành.

Hỏa Tinh Tam muội, bên Phật giáo gọi là: Hỏa Diệm Tam muội, hay Hỏa Quang Tam muội.

KĐ4C:

Cửa lầu Bát Quái chun ngang,

Hỏa Tinh Tam muội thiêu tàn oan gia.

KÐ4C: Kinh Ðệ Tứ cửu.

 

Hỏa tốc

火速

A: Very urgent.

P: Très urgent.

Hỏa: Lửa, lửa cháy. Tốc: mau chóng.

Hỏa tốc là mau như lửa cháy, ý nói rất khẩn cấp.

 

HỌA

HỌA

1.    HỌA: Tai vạ, tai nạn lớn.
Td: Họa Âu tai Á, Họa bất đơn hành.

2.    HỌA: Vẽ, bức vẽ.
Td: Họa hổ hoạ bì nan họa cốt.

 

Họa Âu tai Á

禍歐災亞

A: The misfortune of Europe and Asia.

P: Le malheur de l'Europe et de l'Asie.

Họa: Tai vạ, tai nạn lớn. Tai: tai nạn. Âu: Âu châu. Á: Á châu.

Họa Âu tai Á là tai vạ lớn lao xảy đến cho Âu châu và cho Á châu.

TNHT: Họa Âu tai Á sẽ lần lượt thay phiên nhau, dụng luật Thiên đình mà diệt phạt người vô đạo.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Họa bất đơn hành

禍不單行

A: The misfortunes never come singly.

P: Les malheurs n'arrivent jamais seul.

Họa: Tai vạ, tai nạn lớn. Bất: không. Đơn: một lần. Hành: đi, làm.

Họa bất đơn hành là tai vạ không đi một lần.

Ý nói: Tai họa thường đến dồn dập nhiều lần.

Thành ngữ nầy đồng nghĩa với: Họa vô đơn chí.

 

Họa hổ họa bì nan họa cốt

畫虎畫皮難畫骨

Họa: Vẽ, bức vẽ. Hổ: cọp. Bì: da. Cốt: xương. Nan: khó.

Họa hổ họa bì nan họa cốt: Vẽ cọp vẽ da, khó vẽ xương.

Ý nói: Vẽ được hình ảnh bên ngoài, không vẽ được lòng dạ bên trong.

Trong sách Minh Tâm Bửu Giám có viết rằng:

Thiên khả đạc, Địa khả lượng,

Duy hữu nhơn tâm bất khả phòng.

Họa hổ họa bì nan họa cốt,

Tri nhơn tri diện bất tri tâm.

Nghĩa là:

Trời có thể đo, Đất có thể lường,

Duy có lòng người thì chẳng thể phòng được.

Vẽ cọp vẽ da khó vẽ xương,

Biết người biết mặt chẳng biết lòng.

 

Họa kín

A: Secret misfortune.

P: Malheur secret.

Họa: Tai vạ, tai nạn lớn. Kín: không lộ ra.

Họa kín là tai họa không để lộ ra, khi họa tới mới biết.

KSH: Phải hiểu biết máy sâu họa kín.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Họa phước vô môn

禍福無門

Họa: Tai vạ, tai nạn lớn. Phước: điều may mắn tốt lành. Vô: không. Môn: cửa. Vô môn: không cửa.

Họa phước vô môn: Họa và phước không có cửa, tức là không có chỗ nhứt định.

Thiên Thái Thượng Cảm Ứng có chép:

Họa phúc vô môn, duy nhơn tự triệu,

Thiện ác chi báo, như ảnh tùy hình.

Nghĩa là:

Điều họa và phước không có cửa, chỉ do người rước lấy,

Lành dữ đều có báo đáp lại, như bóng theo hình.

TNHT:

Họa phước vô môn, chỉ tại người,

Thỉnh mời rồi đổ bởi nơi Trời.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Họa Thiên điều

禍天條

Họa: Tai vạ, tai nạn lớn. Thiên: Trời. Thiên điều: Luật Trời.

Họa Thiên điều là tai họa do Luật Trời đã định, không sao tránh khỏi.

TNHT: Ngày vui vẻ của sanh linh đã mòn, họa Thiên điều đã cận, CKTG còn đeo đuổi, dụng thất đức vô nhân mà gieo thảm chất sầu trong nhơn loại.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

CLTG: Cực Lạc Thế giới.

 

Họa tòng khẩu xuất

禍從口出

A: The misfortunes go out by the mouth.

P: Les malheurs sortent de la bouche.

Họa: Tai vạ, tai nạn lớn. Tòng: tùng theo. Khẩu: miệng. Xuất: đi ra.

Họa tòng khẩu xuất là cái tai họa tùng theo lời nói phát ra từ miệng.

Ý nói: Lời nói bậy bạ gây họa vào thân.

Ông Phó Huyền đời Tấn viết: Bệnh tòng khẩu nhập, Họa tòng khẩu xuất. Nghĩa là: Bệnh tật do cửa miệng đi vào cơ thể (do sự ăn uống), tai họa tùng theo cửa miệng mà ra (do lời nói không ngay thẳng).

 

Họa vô đơn chí

禍無單至

A: The misfortunes never come singly.

P: Les malheurs n'arrivent jamais seul.

Họa: Tai vạ, tai nạn lớn. Vô: không. Đơn: một lần. Chí: đến, tới.

Họa vô đơn chí là cái tai họa không đến một lần.

Ý nói: Tai họa thường xảy đến liên tiếp, dồn dập.

Thường nói: Họa vô đơn chí, Phước bất trùng lai.

Nghĩa là: Cái họa thì không đến một lần, còn cái phước thì không đến nhiều lần.

Cái họa thì luôn luôn nhiều hơn cái phước, bởi vì con người thường làm ác nhiều hơn làm thiện. Cho nên, Phật gọi cõi trần là biển khổ.

 

Họa xà thiêm túc

畫蛇添足

Họa: Vẽ, bức vẽ. Xà: con rắn. Thiêm: thêm vào. Túc: chân.

Họa xà thiêm túc là vẽ rắn thêm chân.

Điển tích: Theo Chiến Quốc Sách, có người nước Sở thi vẽ rắn, đã vẽ xong con rắn trước tiên, đáng được thưởng rượu, nhưng anh ta nhìn thấy những người chung quanh đều vẽ chưa xong, liền nổi hứng vẽ thêm mấy cái chân rắn. Vẽ chân rắn vừa xong thì một thí sinh khác cũng vẽ vừa xong. Hai người cùng báo là đã vẽ rắn xong, nhưng bức vẽ của anh nước Sở bị loại vì rắn làm gì có chân.

Thành ngữ: Họa xà thiêm túc, là có ý nói người đa sự, thêm thắt nhiều điều không có thật, khiến cho hư việc.

 

HOẠCH

Hoạch tội ư Thiên vô sở đảo dã

獲罪於天無所禱也

Hoạch: được, mắc. Tội: tội lỗi. Ư: ở tại. Vô: không. Sở: nơi chốn. Đảo: cầu nguyện cúng tế. Dã: vậy.

Đây là câu nói của Đức Khổng Tử, chép trong Luận Ngữ, có nghĩa là: Mắc tội với Trời thì không cầu cúng vào đâu được.

Một người làm nhiều điều trái đạo đức, phạm tội với Trời, thì dầu có cúng tế cầu nguyện linh đình cũng không thể xin cho hết tội được.

 

HOÀI

HOÀI

HOÀI: Ghi nhớ trong lòng, mang trong lòng.
Td: Hoài niệm, Hoài thai, Hoài vọng.

 

Hoài niệm

懷念

A: To remember.

P: Se ressouvenir.

Hoài: Ghi nhớ trong lòng, mang trong lòng. Niệm: nhớ tưởng.

Hoài niệm là tưởng nhớ trong lòng.

 

Hoài thai

懷胎

A: To be pregnant.

P: Être enceinte.

Hoài: Ghi nhớ trong lòng, mang trong lòng. Thai: đàn bà có mang.

Hoài thai là đàn bà đang mang một bào thai trong bụng.

 

Hoài vọng

懷望

A: To hope.

P: Espérer.

Hoài: Ghi nhớ trong lòng, mang trong lòng. Vọng: mong ước.

Hoài vọng là nhớ nhung, trông đợi.

TNHT: Các con xa Thánh giáo của Thầy đã lâu, tưởng lòng cũng hằng ước mơ hoài vọng.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HOAN

HOAN

HOAN: Vui vẻ, vui mừng.
Td: Hoan lạc, Hoan tâm.

 

Hoan lạc

歡樂

A: To be overjoyed.

P: Être comblé de joie.

Hoan: Vui vẻ, vui mừng. Lạc: vui.

Hoan lạc là hoàn toàn vui vẻ.

TNHT: Mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc thấy đặng kẻ ấy.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hoan tâm

歡心

A: The joyful heart.

P: Le coeur joyeux.

Hoan: Vui vẻ, vui mừng. Tâm: lòng dạ.

Hoan tâm là lòng vui vẻ.

TNHT: Thầy cũng hoan tâm nắm máy huyền vi.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HOÀN

HOÀN

1.    HOÀN: Hoàn toàn, xong, đầy đủ, tốt.
Td: Hoàn thiện.

2.    HOÀN: Khu vực lớn, vùng đất rộng.
Td: Hoàn cầu, Hoàn vũ.

3.    HOÀN: Quay về, trở lại.
Td: Hoàn nguyên, Hoàn tục.

 

Hoàn cầu

寰球

A: The whole world.

P: Le monde entier.

Hoàn: Khu vực lớn, vùng đất rộng. Cầu: quả tròn.

Hoàn cầu là địa cầu, khắp thế giới.

TNHT: Vì Đạo năm nay sẽ rõ thấu hoàn cầu.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hoàn nguyên

還源

A: To bring back to the original state.

P: Revenir à son point de départ.

Hoàn: Quay về, trở lại. Nguyên: nguồn gốc.

Hoàn nguyên là trở lại nguồn gốc.

Ý nói: Trở lại cái tánh bổn thiện lúc mới sanh ra của mình. Con người vì dục vọng làm cho bổn tánh mờ tối, mê lầm. Muốn trở lại cái tánh bổn thiện thì phải trừ bỏ dục vọng. Hết dục vọng thì hết mê, trí não quang minh, bước vào cảnh giác.

 

Hoàn thiện hóa

完善化

A: To perfect.

P: Perfectionner.

Hoàn: Hoàn toàn, xong, đầy đủ, tốt. Thiện: lành, tốt. Hóa: biến đổi.

Hoàn thiện hóa là làm cho biến đổi để trở nên tốt lành.

 

Hoàn tục

還俗

A: To unfrock oneself.

P: Se défroquer.

Hoàn: Quay về, trở lại. Tục: tầm thường thấp kém, chỉ cõi đời.

Hoàn tục là trở lại cõi đời.

Người xuất gia tu hành thì lìa bỏ thế tục, nhưng trên đường tu gặp phải nhiều khó khăn khổ cực không kham nổi, xin trở về đời sống thế tục gọi là Quy tục, còn người tu phạm giới luật nặng nề, bị trục xuất khỏi nơi tu hành thì gọi là Hoàn tục. (Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt)

 

Hoàn vũ

寰宇

A: The world.

P: Le monde.

Hoàn: Khu vực lớn, vùng đất rộng. Vũ: khắp cả không gian.

Hoàn vũ là khắp thế giới, đồng nghĩa Hoàn cầu.

 

HOÁN

HOÁN

HOÁN: Đổi, thay đổi.
Td: Hoán cải, Hoán đàn.

 

Hoán ác thành nhân

換惡成仁

Hoán: Đổi, thay đổi. Ác: điều dữ, trái với Thiện. Thành: trở nên. Nhân: lòng thương người mến vật.

Hoán ác thành nhân là thay đổi lòng dạ hung dữ thành lòng nhân từ. Thành ngữ nầy đồng nghĩa: Cải ác tùng thiện, Cải tà qui chánh, Hồi đầu hướng thiện.

 

Hoán cải

換改

A: To change.

P: Changer.

Hoán: Đổi, thay đổi. Cải: sửa đổi.

Hoán cải là thay đổi theo chiều hướng tốt.

 

Hoán cựu tòng tân

換舊從新

A: To modernize, to renew.

P: Moderniser, renouveler.

Hoán: Đổi, thay đổi. Cựu: cũ. Tòng: theo. Tân: mới.

Hoán cựu tòng tân là đổi cũ thay mới.

Những cái cũ nào lạc hậu thì cần phải đổi mới cho thích hợp với trình độ tiến hóa của nhơn sanh; tuy nhiên những cái cũ mà giá trị vẫn tốt đẹp đúng đắn thì phải bảo tồn và phát huy.

 

Hoán đàn

換壇

Hoán: Đổi, thay đổi. Đàn: đàn cúng Đức Chí Tôn.

Hoán đàn tại Tòa Thánh trong những kỳ Đại lễ cúng Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng là các Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu Nam Nữ nhập đàn, đi từ cấp 1 CTĐ lên đến cấp 9, lên Cung Đạo, rồi vòng qua phía bên kia, trở xuống cấp 1 CTĐ, rồi lại đi trở lên, lập vị theo phẩm bực.

Cấp 1 CTĐ là bực Địa Thần thuộc phàm, lên cấp 4 là bực Thánh, lên cấp 9 là bực Tiên, vào Cung Đạo là bực Phật.

Đi lên từ cấp 1 lên đến cấp 9 và Cung Đạo là phàm lên Tiên Phật (phàm nhập Thánh); rồi trở xuống là Tiên Phật xuống phàm (Thánh lâm phàm), rồi quay trở lên là Lập vị.

Chỉ có Đại đàn nơi Tòa Thánh mới có đi Hoán đàn.

Chi tiết về cách đi Hoán đàn, mô tả ra như sau:

Khi tiếng kệ chuông nơi Bạch Ngọc Chung Đài vừa dứt 4 câu, vị Hộ Đàn Pháp Quân cầm cây Cờ lịnh (cờ đạo 3 màu vàng xanh đỏ, trên đó có thêu 6 chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) đi ra, có vị Hữu Phan Quân cầm Phướn Thượng Phẩm nối tiếp theo sau, rồi cả hai vị hướng dẫn các Chức sắc đi vào Tòa Thánh. Hai vị nầy đi trước, nối tiếp theo sau là các Chức sắc HTĐ, phẩm lớn đi trước, phẩm nhỏ đi sau. Hết Chức sắc HTĐ rồi thì Chức sắc CTĐ nối bước theo sau, có xen kẻ Chức sắc Phước Thiện, Chức sắc lớn đi trước, Chức sắc nhỏ đi sau. Chức sắc CTĐ đồng phẩm vị thì phái Thái đi trước, kế là phái Thượng và sau là phái Ngọc, rồi Chức sắc Phước Thiện phẩm tương đương đi kế sau phái Ngọc.

Thí dụ như phẩm Giáo Sư: Giáo Sư phái Thái đi trước, rồi Giáo Sư phái Thượng, kế là Giáo Sư phái Ngọc, kế đó là các Chơn Nhơn và Đạo Nhơn bên Phước Thiện. Hết Đạo Nhơn rồi mới đến Giáo Hữu phái Thái, phái Thượng, phái Ngọc, Chí Thiện, Hiền Tài, vv...

Bên Chức sắc CTĐ Nữ phái thì đứng chờ ở bực thềm năm cấp trước Tòa Thánh. Khi vị Đầu Sư Nam phái bước lên thềm vào Tòa Thánh thì vị Nữ Đầu Sư cũng bước lên ngang hàng, rồi đi vào Tòa Thánh. Nam phái đi vào theo cửa bên Nam, Nữ phái đi vào theo cửa bên Nữ.

Khi vào Tòa Thánh thì mọi người đều phải bắt Ấn Tý đặt lên ngực. Hai hàng Chức sắc Nam Nữ, đi hàng một, theo hai hàng cột rồng, thẳng vào Bửu điện, lên Cung Đạo. Nam phái đi ngang qua Cung Đạo, vòng qua bên Nữ phái, rồi đi thẳng xuống; còn Nữ phái cũng đi ngang Cung Đạo, vòng qua bên Nam phái rồi đi thẳng xuống.

Các Chức sắc HTĐ đi dẫn đầu, khi trở xuống đến chỗ dành cho HTĐ thì phân ra đứng nơi vị trí qui định của mỗi vị.

Còn các Chức sắc CTĐ thì đi ngang qua chỗ lập vị của Chức sắc HTĐ rồi đi trở lên, đến phẩm cấp của mỗi người thì lập vị mình, Nam theo Nam, Nữ theo Nữ.

Đứng trên lầu HTĐ nhìn xuống, quan sát việc đi Hoán đàn, chúng ta thấy giữa hai hàng cột rồng, mỗi bên có hai hàng Chức sắc Nam Nữ đi ngược chiều nhau, bên nây Nam đi lên thì Nữ đi xuống, bên kia Nam đi xuống thì Nữ đi lên, đi vòng từ dưới lên trên rồi từ trên xuống dưới, tạo thành một khung cảnh sống động, trật tự yên lặng, trang nghiêm, trong bầu không khí tịch mịch giữa đêm khuya, dưới ánh đèn màu huyền ảo, tượng trưng Pháp Luân Thường Chuyển.

Đức Phạm Hộ Pháp giảng giải ý nghĩa của việc đi Hoán đàn trong bài Thuyết đạo tại Đền Thánh đêm 15 tháng 2 năm Mậu Tý (dl 25-3-1948), Đại lễ vía Đức Thái Thượng Lão Quân, chép ra sau đây:

"Không có một điều chi Chí Tôn để trong pháp giới của Ngài trong cửa Đạo nầy mà không có nghĩa lý. Ít nữa mình không biết thì phải tìm cho biết, coi tại sao làm như thầy chùa chạy kim đàn vậy, tìm cho ra duyên cớ đặng hiểu biết bên trong pháp giới của Đức Chí Tôn là thế nào mà hình thể bên ngoài lại dị kỳ như vậy. Không biết phải hỏi, cả thảy nên biết rằng, không một điều gì trong nền tôn giáo nầy mà vô nghĩa lý.

Tại sao phải Hoán đàn? Nam Nữ chen nhau?

Đó là bùa Pháp Luân Thường Chuyển.

Tại sao Chí Tôn để bùa Pháp Luân Thường Chuyển tại thế nầy? Đặng chi vậy?

Hiện đã mãn Hạ Nguơn Tam Chuyển, bắt đầu Thượng Nguơn Tứ Chuyển, ta gọi là khai nguơn, nên phải để cho Pháp Luân chuyển.

Ta đã biết thì Tiên Thiên Khí và Hậu Thiên Khí chuyển làm một mới đạt Đạo đặng. Cả thảy đều biết qua, CTĐ nầy là Cửu Thiên Khai Hóa, còn cung trên kia là Cung Đạo. Từ trước đến nay, mỗi người mải miết tìm Đạo mà Đức Chí Tôn để giữa đó, trước mắt mà không biết. Đi Chín từng Trời để cho phần hồn đi cho cùng tột Cửu phẩm Thần Thánh Tiên, đến Phật; rồi từ Phật xuống phàm, rồi từ phàm trở lên Phật, chuyển luân như vậy, Bí pháp gọi là đạt Đạo.

Tại sao cả thảy không tìm hiểu, rồi không chịu vô Hoán đàn, sợ mỏi chân, chờ trong nầy thiên hạ đi giáp vòng rồi mới vô cúng mà thôi.

Cũng vì bởi không Hoán đàn là không đạt được Thể pháp đó, không đủ theo pháp giới của Chí Tôn, nên người cầm pháp có phận sự không cho vô, tức là không cho làm loạn Đạo."

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

HOÃN

Hoãn huợt

緩活

A: No hurry.

P: Sans hâte.

Hoãn: chậm lại, thong thả. Huợt: do chữ Hoạt nói trại ra. Hoạt là cử động, hoạt động.

Hoãn huợt, tức là Hoãn hoạt: Làm chậm lại, không gấp.

TĐ ĐPHP: Lộ trình còn hoãn huợt, dù có trễ ít ngày cũng chẳng hề bao.

TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.

 

HOẠN

HOẠN

1.    HOẠN: Làm quan.
Td: Hoạn lộ.

2.    HOẠN: Lo lắng, tai nạn, bịnh tật.
Td: Hoạn dưỡng, Hoạn nạn.

 

Hoạn dưỡng

患養

Hoạn: Lo lắng, tai nạn, bịnh tật. Dưỡng: nuôi.

Hoạn dưỡng là nuôi dưỡng và chăm sóc cẩn thận một đứa bé (hay một con vật) mà cơ thể ốm yếu có nhiều bịnh tật cho từ từ mạnh khỏe và lớn lên.

 

Hoạn đắc hoạn thất

患得患失

Hoạn: Lo lắng, tai nạn, bịnh tật. Đắc: được. Thất: mất.

Hoạn đắc hoạn thất là lo được lo mất.

Ý nói: Lòng ham muốn thái quá của con người: Chưa có thì lo cho có, có được rồi lại lo lắng gìn giữ cho đừng mất.

 

Hoạn lộ

宦路

A: The career of mandarin.

P: La carrière de mandarin.

Hoạn: Làm quan. Lộ: con đường.

Hoạn lộ là con đường làm quan, con đường công danh.

KTKTQV: Dầu hoạn lộ chưa vừa sở nguyện.

KTKTQV: Kinh Tụng Khi Thầy Qui Vị.

 

Hoạn nạn chi giao

患難之交

A: The companions in distress.

P: Les compagnons de malheur.

Hoạn: Lo lắng, tai nạn, bịnh tật. Nạn: tai nạn. Chi: tiếng đệm. Giao: bạn bè với nhau. Hoạn nạn là khốn khổ gian nan.

Hoạn nạn chi giao là bạn bè cùng một cảnh khổ với nhau.

 

Hoạn vô tài, hà hoạn vô vị

患無才何患無位

Hoạn: Lo lắng, tai nạn, bịnh tật. Vô: không. Tài: tài năng. Hà: sao? Tiếng để hỏi. Vị: địa vị.

Hoạn vô tài, hà hoạn vô vị: Lo mình không có tài, sao lại lo không có địa vị trong xã hội.

Cái đáng lo là mình không có đủ tài đức; còn mình có tài có đức rồi thì lo gì mình không có địa vị cao trong xã hội.

 

HOANG

HOANG

HOANG: có nhiều nghĩa tùy trường hợp:

1.    HOANG: Mê loạn, không chánh.
Td: Hoang dâm.

2.    HOANG: Mất mùa.
Td: Hoang niên.

3.    HOANG: Xa xôi, không có thật.
Td: Hoang đường.

 

Hoang dâm thái thậm

荒淫太甚

Hoang: Mê loạn, không chánh. Dâm: ham mê thú vui xác thịt Nam Nữ. Thái: rất. Thậm: quá mức.

Hoang dâm thái thậm là ham mê nhục dục quá độ đến mê loạn.

TNHT: Võ Tắc Thiên hoang dâm thái thậm.

 

Hoang đường

荒唐

A: Fabulous, legendary.

P: Fabuleux, légendaire.

Hoang: Xa xôi, không có thật. Đường: viễn vông, nói khoác.

Hoang đường là chuyện không có thật, viễn vông.

TNHT: Lời tựa: Gọi Thiên đường và Địa ngục là câu chuyện hoang đường.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hoang niên

荒年

A: The year of famine.

P: L'année de famine.

Hoang: Mất mùa. Niên: năm.

Hoang niên là năm mất mùa vì bị Thiên tai.

 

Hoang phí

荒費

A: To waste.

P: Gaspiller.

Hoang: Mê loạn, không chánh. Phí: tiêu dùng, tiêu dùng quá mức.

Hoang phí là lãng phí tiền của.

 

HOÀNG

HOÀNG

1.    HOÀNG: Vua, thuộc nhà vua.
Td: Hoàng đồ, Hoàng Thiên.

2.    HOÀNG: còn đọc là HUỲNH: Màu vàng.
(Xem chữ: Huỳnh)

 

Hoàng đồ

皇圖

A: The nation of an emperor.

P: La nation d'un Empereur.

Hoàng: Vua, thuộc nhà vua. Đồ: bức họa đồ, chỉ đất nước của quốc gia.

Hoàng đồ là đất nước của một vị vua, chỉ nước VN thời quân chủ, có vua cai trị.

 

Hoàng Thiên - Hậu Thổ

皇天 - 后土

A: The God - The God of the soil.

P: Le Dieu - Le Dieu de la terre.

Hoàng: Vua, thuộc nhà vua. Thiên: Trời. Hậu: vua. Thổ: đất.

Hoàng Thiên là vua Trời, tức là Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản cả CKVT.

Hậu Thổ là vua đất, tức là vị Thần Linh cai quản đất đai của một nước.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhơn

皇天不負好心人

Hoàng: Vua, thuộc nhà vua. Thiên: Trời. Bất: không. Phụ: phụ rẫy. Hảo tâm: lòng tốt. Nhơn: người.

Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhơn: Trời không phụ người có lòng tốt.

Trong sách Minh Tâm Bửu Giám có chép rằng:

Hoàng Thiên bất phụ đạo tâm nhơn,

Hoàng Thiên bất phụ hiếu tâm nhơn,

Hoàng Thiên bất phụ hảo tâm nhơn,

Hoàng Thiên bất phụ thiện tâm nhơn.

Nghĩa là:

Trời không phụ người có lòng đạo đức,

Trời không phụ người có lòng hiếu thảo,

Trời không phụ người có lòng tốt đẹp,

Trời không phụ người có lòng lương thiện.

 

HOÀNH

Hoành phi

橫扉

A: The horizontal lacquered board.

P: Le panneau laqué horizontal.

Hoành: đường ngang. Phi: cánh cửa, tấm bảng.

Hoành phi là tấm bảng lớn trên đó có khắc chữ Hán, sơn phết đẹp, treo ngang giữa hai cây cột trong nhà.

 

HOẠNH

Hoạnh tài

橫財

A: Ill-gotten gains.

P: Biens mal acquis.

Hoạnh: bất ngờ, vô lý, cũng đọc Hoành. Tài: tiền của.

Hoạnh tài là tiền của có được rất nhiều một cách bất ngờ, không chánh đáng, không do công sức mình tạo ra.

Td: Lượm được của rơi, trúng số, đào được hủ vàng.

Hoạnh tài bất phú: của hoạnh tài không làm giàu được.

Tử Đồng Đế Quân dạy rằng:

Diệu dược nan y oan trái bệnh,

Hoạnh tài bất phú mệnh cùng nhơn.

Khuy tâm chiết tận bình sanh phước,

Hạnh đoản Thiên giao nhứt thế bần.

Nghĩa là:

Thuốc hay khó chữa được bịnh oan trái,

Của hoạnh tài chẳng làm giàu người mạng cùng.

Sự mất lương tâm bẻ gãy hết phước đức bình sanh,

Thiếu hạnh nết, Trời khiến một đời nghèo.

Ông Tô Đông Pha cũng có nói rằng: "Vô cớ nhi đắc thiên kim, bất hữu đại phước tất hữu đại họa." Nghĩa là: Vô cớ mà được ngàn vàng thì chẳng có phước lớn ắt có họa lớn.

GTK: Hoạnh tài trơ mắt khỏi tai ương.

GTK: Giới Tâm Kinh.

 

HOÁT

Hoát nhiên đại ngộ

豁然大悟

Hoát: mở mang, rộng sâu, thông suốt. Nhiên: như thế. Đại: lớn. Ngộ: giác ngộ, tỉnh ra mà biết rõ.

Hoát nhiên là thông suốt sâu sắc.

Đại ngộ là hoàn toàn giác ngộ.

Hoát nhiên đại ngộ là nói về tình trạng của một Thiền sư tu thiền định, sau nhiều năm công phu suy nghĩ về một công án, nhờ một sự kiện xảy ra bất chợt nào đó, khiến cho giựt mình thức tỉnh, thông suốt được cách giải lý công án, nhờ đó thông suốt được đạo lý, đắc đạo tại thế.

 

HOẠT

HOẠT

1.    HOẠT: Trơn láng.
Td: Hoạt kê.

2.    HOẠT: Sống, cứu khỏi chết.
Td: Hoạt Phật, Hoạt nhân.

 

Hoạt kê

滑稽

A: The humour.

P: L'humour.

Hoạt kê, còn đọc là Cốt kê, là lời nói hay cử chỉ pha trò, làm cho những người xung quanh bắt tức cười.

 

Hoạt Phật

活佛

A: Living-Buddha.

P: Bouddha-vivant.

Hoạt: Sống, cứu khỏi chết. Phật: Đức Phật.

Hoạt Phật là vị Phật Sống, tức là vị Phật đang còn mang xác phàm tại thế gian.

Hoạt Phật là từ ngữ dùng để xưng tụng Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, người đứng đầu Giáo hội Phật giáo Tây Tạng và cai trị nước Tây Tạng.

Khi Trung quốc đem quân xâm chiếm Tây Tạng, sáp nhập Tây Tạng vào Trung quốc thì Đức Đạt-Lai Lạt-Ma lưu vong sang tỵ nạn ở Ấn Độ.

 

Hoạt nhân vô số

活人無數

Hoạt: Sống, cứu khỏi chết. Nhân: người. Vô số: nhiều lắm không đếm hết.

Hoạt nhân vô số là cứu sống rất nhiều người.

 

HOẶC

HOẶC

HOẶC: Lừa dối, nghi ngờ, mê hoặc.
Td: Hoặc chúng, Hoặc thế.

 

Hoặc chúng

惑眾

A: To delude the public.

P: Tromper la foule.

Hoặc: Lừa dối, nghi ngờ, mê hoặc. Chúng: nhiều người.

Hoặc chúng là mê hoặc chúng sanh, tức là lừa dối nhơn sanh, làm cho nhơn sanh lầm tưởng.

 

Hoặc thế vu dân

惑世誣民

Hoặc: Lừa dối, nghi ngờ, mê hoặc. Thế: đời. Vu: nói dối. Dân: dân chúng.

Hoặc thế vu dân là dối đời gạt dân, tức là mê hoặc người đời, dối gạt dân chúng.

 

HOẰNG

HOẰNG

HOẰNG: Rộng lớn, làm cho rộng lớn.
Td: Hoằng đạo, Hoằng khai.

 

Hoằng đạo

弘道

A: To develop the religion.

P: Développer la religion.

Hoằng: Rộng lớn, làm cho rộng lớn. Đạo: tôn giáo.

Hoằng đạo là làm cho nền đạo rộng lớn thêm ra.

Trong sách Luận Ngữ có chép lời Đức Khổng Tử: "Nhân năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng nhân." Nghĩa là: Người có thể mở rộng Đạo, chớ Đạo không mở rộng người.

"Người thì có cái biết mà Đạo thì vô vi, nhờ cái biết cho nên người mới làm cho Đạo rộng lớn ra, chớ Đạo tự nó không làm cho người rộng lớn ra được. Bởi vì Đạo lập thành cái cùng cực của người, mà người là cái khí cụ của Đạo, cho nên Đạo và người không lìa bỏ nhau được. Người phải dụng lực đem cái đạo thể ở trong mình, làm cho sáng rõ ra. Nếu người mà không dụng lực, cứ muốn để cái Đạo tự nhiên làm cho người ta lên đến chỗ cao minh quảng đại thì không có bao giờ." (Trích Nho Giáo của Trần Trọng Kim, trang 62)

 

Hoằng khai

弘開

A: To develop extensively.

P: Développer considérablement.

Hoằng: Rộng lớn, làm cho rộng lớn. Khai: mở ra.

Hoằng khai là mở rộng ra.

Hoằng khai Đại Đạo: mở rộng nền Đại Đạo, tức là truyền bá, phổ biến giáo lý của nền Đại Đạo rộng rãi khắp nơi.

NN: Nam mô nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai.

NH: Niệm Hương.

 

Hoằng nhơn Đế Quân

弘仁帝君

Hoằng: Rộng lớn, làm cho rộng lớn. Nhơn: lòng nhơn, tức là lòng thương người mến vật, thương khắp chúng sanh. Đế Quân: phẩm tước rất cao trọng nơi cõi thiêng liêng.

Hoằng nhơn Đế Quân là một vị Đế Quân có lòng nhơn đức rộng lớn.

Đây là Thiên tước của Đức Khổng Tử do Đức Chí Tôn phong thưởng. Cũng như Quan Vân Trường thời Tam Quốc, hiện nay được Đức Chí Tôn phong là: Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân, làm Tam Trấn Oai Nghiêm ĐĐTKPĐ.

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

HỌC

HỌC

HỌC: Theo lời Thầy dạy hay theo sách dạy mà bắt chước làm y theo.
Td: Học lễ học văn.

 

Học dã hảo

學也好

Học: Theo lời Thầy dạy hay theo sách dạy mà bắt chước làm y theo. Dã: vậy. Hảo: tốt.

Bài văn Khuyến học của vua Huy Tông có câu:

Học dã hảo, bất học dã hảo?

Học giả như hòa như đạo,

Bất học giả như cảo như thảo.

Nghĩa là:

Học tốt vậy hay không học tốt vậy?

Học ấy là như lúa như nếp,

Không học ấy là như cỏ như rác.

 

Học lễ học văn

學禮學文

Học: Theo lời Thầy dạy hay theo sách dạy mà bắt chước làm y theo. Lễ: lễ nghi, phép tắc xử thế. Văn: văn chương.

Học lễ học văn là thành ngữ rút trong sách Nho: Tiên học lễ, hậu học văn. Nghĩa là: trước hết là học về lễ, sau mới học về văn chương.

Học lễ tức là học về đạo đức luân lý, học văn là học văn chương chữ nghĩa, viết thành bài văn, bài thơ đúng cách.

Học lễ là để tạo Đức, học văn là để tạo Tài năng. Đức và Tài phải đi đôi với nhau mới trở thành người hữu ích tốt đẹp trong xã hội. Người có đức mà không tài thì khó làm nên việc lớn; người có tài mà không có đức thì như cất nhà trên bãi cát, là mối nguy cho xã hội.

 

Học nhiên hậu tri bất túc

學然後知不足

Học: Theo lời Thầy dạy hay theo sách dạy mà bắt chước làm y theo. Nhiên hậu: rồi sau. Tri: biết. Bất túc: không đủ.

Học nhiên hậu tri bất túc: Học rồi sau mới biết chưa đủ.

Ý nói: Càng học nhiều càng thấy mình dốt.

 

Học Viện

學院

A: Institute of education.

P: Institut de l'éducation.

Học: Theo lời Thầy dạy hay theo sách dạy mà bắt chước làm y theo. Viện: tòa sở lớn.

Học Viện là một Viện trong Cửu Viện, có nhiệm vụ lo về việc giáo dục trong nền Đạo: - Giáo dục về Giáo lý Đạo đức, - Giáo dục về Văn hóa, Khoa học, Lịch sử.

Học Viện của Cửu Viện CTĐ Nam phái trực thuộc Thượng Chánh Phối Sư, có một vị Thượng Thống (phẩm Phối Sư) đứng đầu, nhiều vị Phụ Thống, Quản Văn phòng và Thư ký giúp việc.

Học Viện quản lý các trường Trung Tiểu Học do Hội Thánh lập ra như: Đạo Đức Học Đường, trường Lê Văn Trung.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

HỒ

HỒ

HỒ: Con chồn, con cáo.
Td: Hồ giả hổ uy, Hồ tử thố khấp.

 

Hồ điệp

蝴蝶

A: The butterfly.

P: Papillon.

Hồ điệp là con bươm bướm.

Hồ điệp mộng: Giấc chiêm bao thấy mình hóa thành con bướm. Đó là giấc mộng của Trang Tử. (Xem: Trang Tử).

 

Hồ giả hổ uy

狐假虎威

Hồ: Con chồn, con cáo. Giả: mượn. Hổ: con cọp. Uy: oai quyền.

Hồ giả hổ uy là chồn mượn oai cọp.

Ý nói: Mượn thế lực mạnh mẽ để hù dọa người khác.

Trong Chiến Quốc Sách có kể lại câu chuyện ngụ ngôn: Con chồn bị con cọp bắt được. Cọp sắp ăn thịt chồn thì chồn lanh trí nói với cọp: Ta là quân của Trời sai xuống để quản lý các loài dã thú, mi ăn thịt ta là có tội với Trời. Nếu mi không tin thì cứ đi theo ta, sẽ thấy các loàithú đều sợ ta mà chạy tránh hết. Cọp nghe chồn nói có lý, liền thả chồn ra, cho chồn đi trước, cọp đi sau. Quả thật chồn đi tới đâu thì các loài dã thú khác đều hoảng sợ chạy trốn hết. Cọp ngỡ rằng các loài thú sợ oai chồn, chớ đâu biết các thú không sợ chồn mà chỉ sợ cọp.

 

Hồ lô

葫蘆

A: The calabash.

P: La calabasse.

Hồ lô là trái bầu, nơi cổ trái bầu có cái eo, vỏ cứng, phơi khô rồi lấy ruột bầu bỏ ra, còn lại vỏ bầu dùng làm bình đựng rượu rất tốt.

Các vị Tiên thường dùng cái bầu hồ lô để đựng Tiên tửu.

Bài thi của Đức Hộ Pháp nhan đề: "Nhắn bạn Quyền Giáo Tông": (chơn linh của Đức Q. Giáo Tông là Đại Tiên Lý Thiết Quả)

Hồ lô anh để ở nơi đâu?

Ái quốc Việt Nam nhét bể bầu.

 

Hồ thỉ

弧矢

A: Bow and arrow.

P: Arc et flèche.

Hồ: cây cung. Thỉ: cái tên.

Hồ thỉ là cung tên.

Thường nói: Tang bồng hồ thỉ: Cây cung làm bằng gỗ dâu, mũi tên làm bằng cỏ bồng. Tang bồng hồ thỉ là chỉ chí khí nam nhi, vẫy vùng ngang dọc. (Xem: Tang bồng hồ thỉ, vần T)

TNHT: Hồ thỉ vẫy vùng đáng phận trai.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hồ Tiên

壺仙

A: Gourd of fairy wine.

P: Gourde de vin féerique.

Hồ: cái bầu. Tiên: các vị Tiên.

Hồ Tiên là cái bầu đựng rượu Tiên của các vị Tiên.

KĐ8C: Hồ Tiên vội rót tức thì.

KÐ8C: Kinh Ðệ Bát cửu.

 

Hồ tử thố khấp

狐死兔泣

Hồ: Con chồn, con cáo. Tử: chết. Thố: con thỏ. Khấp: khóc ra nước mắt mà không ra tiếng. Khóc to tiếng gọi là: Khốc.

Hồ tử thố khấp là chồn chết thỏ khóc. Ý nói: Cùng một loài thì thương xót nhau.

Thành ngữ nầy còn được nói là: Thố tử hồ bi: Thỏ chết chồn buồn, cũng cùng một ý nghĩa.

 

HỔ

HỔ

1.    HỔ: Con cọp, hùm.
Td: Hổ lang.

2.    HỔ: Tên một loại ngọc.
Td: Hổ phách.

3.    HỔ: (nôm) Tủi thẹn.
Td: Hổ ngươi.

 

Hổ lang

虎狼

A: The tiger and wolf.

P: Le tigre et le loup.

Hổ: Con cọp, hùm. Lang: con chó sói.

Hổ lang là cọp và chó sói.

Đây là hai loài thú vật rất hung dữ, chuyên bắt các con vật yếu ớt để ăn thịt.

Hổ lang thường dùng để chỉ những người có lòng dạ rất ác độc, hình người mà lòng thú.

TNHT: Thầy nói trước cho các con biết mà giữ mình, chung quanh các con, dầu xa dầu gần, Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con....

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hổ ngươi

A: To be ashamed.

P: Avoir honte.

Hổ: Tủi thẹn. Ngươi: người.

Hổ ngươi là cảm thấy mắc cở vì đã làm điều sái quấy.

KSH: Lương tâm biết hổ ngươi chừa lỗi.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Hổ phách thập giới

琥珀拾芥

Hổ: Tên một loại ngọc. Hổ phách: môt loại ngọc có tên là hổ phách. Thập: nhặt lấy. Giới: hột cải.

Hổ phách thập giới là ngọc Hổ phách hút hột cải.

Trường hợp nầy giống như cục nam châm hút cây kim bằng sắt, vì chúng đều có từ tính, tức là cùng một tính chất. Hột cải và hổ phách có cùng tính chất nên hút nhau.

Tính chất nầy được gọi là: Đồng khí tương cầu: Các vật có cùng khí chất thì tìm nhau.

 

HỖ

Hỗ sơn vân ám - Dĩ lĩnh vân mê

岵山雲暗 - 屺嶺雲迷

Hỗ sơn: núi Hỗ. Vân ám: mây che tối. Dĩ lĩnh: núi Dĩ. Vân mê: mây mờ. Mê là lờ mờ.

Theo Văn Công Thọ Mai Gia Lễ, thì:

Khi cha mất thì đề 4 chữ: Hỗ sơn vân ám.

Khi mẹ mất thì đề 4 chữ: Dĩ lĩnh vân mê.

Ý nghĩa của hai câu nầy là lấy từ hai câu của Kinh Thi:

陟彼岵兮瞻望父兮

陟彼屺兮瞻望母兮

Trắc bỉ Hỗ hề chiêm vọng phụ hề.

Trắc bỉ Dĩ hề chiêm vọng mẫu hề.

Nghĩa là:

Trèo lên núi Hỗ chừ, trông ngóng cha chừ.

Trèo lên núi Dĩ chừ, trông ngóng mẹ chừ.

Cho nên người ta cũng dùng hai chữ:

Trắc Hỗ để nói sự thương nhớ cha.

Trắc Dĩ để nói sự thương nhớ mẹ.

 

HỘ

HỘ

1.    HỘ: Che chở, bảo vệ, giúp đỡ.
Td: Hộ đàn, Hộ pháp, Hộ trì.

2.    HỘ: Nhà cửa, tài sản.
Td: Hộ Viện, Hộ vụ.

 

Hộ Đàn Pháp Quân

護壇法君

Hộ: Che chở, bảo vệ, giúp đỡ. Đàn: đàn cúng Đức Chí Tôn hay Đức Phật Mẫu. Pháp: luật pháp. Quân: người, với ý tôn xưng.

Hộ Đàn Pháp Quân là một phẩm Chức sắc đặc biệt trực thuộc Chi Pháp HTĐ, có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ đàn cúng cho được trật tự, trang nghiêm, tinh khiết.

Hộ Đàn Pháp Quân đối phẩm với Giáo Sư của CTĐ.

Phẩm vị Hộ Đàn Pháp Quân không có thăng phẩm, người được phong vào phẩm vị nầy thì giữ phẩm vị ấy suốt đời.

Vị Hộ Đàn Pháp Quân đầu tiên do Đức Chí Tôn phong thưởng là ông Trần Văn Tạ.

Đàn cơ tại Cung Đạo Tòa Thánh đêm 15-10-Ất Tỵ (dl 7-11-1965), Phò loan: Hiến Pháp - Khai Đạo, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ phong: Giáo Hữu Thượng Khanh Thanh (Đỗ Công Khanh) Thánh Vệ Trưởng vào chức Hộ Đàn Pháp Quân.

 

Đàn cơ tại Giáo Tông Đường, ngày 12-11-Ất Tỵ (dl 4-12-1965)

HỘ PHÁP

"- Thượng Sanh hỏi chi?

Đức Thượng Sanh bạch:

- Vị Tân Hộ Đàn Pháp Quân là Thượng Khanh Thanh sẽ mặc Đạo phục thế nào? Đương sự phải kiêm luôn nhiệm vụ Thánh Vệ Trưởng theo lời Đức Ngài dạy, vậy đương sự sẽ đặt dưới quyền trực thuộc của cơ quan nào?

- Hộ Đàn chịu dưới quyền trực thuộc HTĐ Chi Pháp.

Đại phục: Áo tràng rộng như Thời Quân, đội Nhựt Nguyệt Mạo, lưng thắt Dây Sắc lịnh bỏ mối ngay giữa.

Hộ Đàn có Tiểu phục như Thời Quân, nhưng không Dây Sắc Lịnh, đội Mão Tam Quang không có thêu, nhưng có Thiên nhãn ngay giữa, đạo phục màu trắng.

Hộ Đàn kiêm luôn Cơ Thánh Vệ và Bảo Thể, vì hai cơ quan nầy chịu dưới quyền thống quản của Hộ Đàn. Từ đây, quyền của Hộ Đàn được nới rộng thêm để có đủ thẩm quyền tổ chức các cơ cấu giữ gìn an ninh, trật tự trong Nội Ô Thánh Địa.

Hộ Đàn còn có bổn phận trông nom các Phận Đạo, giúp sức cho Khâm Thành, nhứt là phải tái lập Thập nhị gia Liên bảo để tiện việc kiểm tra Đạo hữu."

Vậy, theo lời dạy của Đức Phạm Hộ Pháp thì:

1. Đạo phục: Hộ Đàn PQ có 2 bộ Đại và Tiểu phục:

Đại phục: Áo tràng trắng, rộng như của Thời Quân, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo, lưng thắt Dây Sắc Lịnh, bỏ mối ngay giữa bụng (trực thuộc chi Pháp)

Tiểu phục: Áo tràng trắng như của Thời Quân, không mang Dây Sắc Lịnh, đầu đội Mão Tam Quang không có thêu, ngay phía trước có Thiên Nhãn.

2. Quyền hành và Nhiệm vụ: Hộ Đàn Pháp Quân làm Thống quản Cơ Thánh Vệ và Cơ Bảo Thể, giữ gìn an ninh và trật tự trong vùng Châu Thành Thánh Địa gồm Nội Ô và các Phận Đạo, tổ chức Thập nhị gia Liên bảo để bảo vệ Đạo hữu.

Khi Đức Lý Giáo Tông phong cho Cựu Trung Tướng Nguyễn Văn Thành làm Tổng Thanh Tra Chánh Trị Đạo kiêm Thống Quản Thánh Vệ và Bảo Thể thì quyền hành và nhiệm vụ của Hộ Đàn Pháp Quân chỉ còn thu gọn trong việc gìn giữ trật tự và trang nghiêm trong các đàn cúng nơi Tòa Thánh mà thôi. (Yêu cầu xem thêm: Hữu Phan Quân, nơi chữ Hữu)

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hộ giá

護駕

A: To escort the God.

P: Escorter le Dieu.

Hộ: Che chở, bảo vệ, giúp đỡ. Giá: xe của vua đi.

Hộ giá là người đi theo để hộ vệ Đức Chí Tôn khi Đức Chí Tôn du hành.

Hộ giá Đức Chí Tôn từ trước đến nay là một vị Phật gọi là Ngự Mã Thiên Quân. (Xem chi tiết trong Tiểu sử của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, phần Nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp)

 

Hộ Pháp

護法

A: The Maintainer of the rules and laws.
The Chief of Temple of Divine Alliance.

P: Le Détenteur des règles et lois.
Le Chef du Temple de l'Alliance Divine.

Hộ: Che chở, bảo vệ, giúp đỡ. Pháp: pháp luật.

Hộ pháp có nghĩa là bảo vệ và che chở pháp luật.

Hộ Pháp là một phẩm Chức sắc cao cấp nhứt của HTĐ, nắm quyền Chưởng quản HTĐ.

Hộ Pháp đối phẩm với Giáo Tông bên CTĐ, nhưng Đức Giáo Tông là bậc Thiên Tiên, còn Đức Hộ Pháp lại là Phật vị.

Quyền hành, Nhiệm vụ và Đạo phục của Đức Hộ Pháp được Đức Chí Tôn định rõ trong Pháp Chánh Truyền Chú Giải. (Xin quí độc giả xem quyển sách ấy, khỏi lập lại ở đây).

Cặp Phò loan: Hộ Pháp - Thượng Phẩm là cặp phò loan để Đức Chí Tôn giáng cơ Lập Đạo, Phong Thánh và Lập Pháp cho Đạo Cao Đài buổi ban sơ.

Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, bài Thánh Ngôn đêm 22 rạng 23-4-1926 (âl 11/12-3-Bính Dần), Đức Chí Tôn trục xuất Chơn Thần của Ngài Phạm Công Tắc để cho Chơn thần của Đức Phật Vi Hộ Pháp nhập vào xác thân của Phạm Công Tắc. (Vi Hộ Pháp là Hộ Pháp họ Vi, tức là ông Vi Hộ đời Phong Thần, sau tu thành Phật Hộ Pháp)

Kể từ giờ phút ấy, Ngài Phạm Công Tắc trở thành Hộ Pháp của Đạo Cao Đài. Đây là trường hợp giáng linh trọn vẹn duy nhứt trong Đạo Cao Đài.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hộ Pháp Phạm Công Tắc (1890-1959)

• Tiểu sử

  1. Đức Chí Tôn dạy đi độ Ngài Lê Văn Trung
  2. Đức Chí Tôn dạy liên hiệp với Ông Chiêu
  3. Hộ Pháp giáng linh
  4. Phò loan Phong Thánh
  5. Lập Hội Thánh Ngoại Giáo (1927)
  6. Lấy Long Tuyền Kiếm (1930)
  7. Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông lập Bát Đạo Nghị Định
  8. Chưởng quản Nhị Hữu hình Đài
  9. Cất Tòa Thánh và Báo Ân Từ
  10. Lập các phẩm Chức sắc HTĐ dưới Thập nhị Thời Quân
  11. Lập Phạm Môn và Cơ Quan Phước Thiện
  12. Đức Hộ Pháp giao cẩm nang cho Giáo Sư Thái Khí Thanh gìn giữ Tòa Thánh
  13. Đồ lưu Hải ngoại (1941-1946)
  14. Tái thủ quyền hành, củng cố nền Đạo
  15. Xây dựng 3 Cung 3 Động
  16. Cất Chợ Long Hoa và mở mang Thánh địa
  17. Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông lập Ban Thế Đạo
  18. Đức Phạm Hộ Pháp lưu vong Cao Miên
  19. Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên

• Tổng kết

  1. Nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp
  2. Thượng pho tượng của Đức Phạm Hộ Pháp lên ngai Thất Đầu Xà
  3. Kinh sách và Thi văn

Tiểu sử:

Ngài Phạm Công Tắc sanh ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch năm Canh Dần (dl 21-6-1890) tại làng Bình Lập, bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, tỉnh Tân An (nay là tỉnh Long An), nhưng song thân của Ngài quê quán tại làng An Hòa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Thân phụ của Ngài là Ông Phạm Công Thiện và Thân mẫu là Bà La Thị Đường.

Đức Chí Tôn tiết lộ cho biết, Ông Phạm Công Thiện là Chơn linh của Ngân Hà Công Bộ nơi Thiên đình giáng trần.

Ông Phạm Công Thiện làm công chức dưới thời Pháp thuộc, khi đổi đến Tân An làm việc thì đem gia đình theo, và ở đó sanh ra Ngài Phạm Công Tắc.

Ngài Phạm Công Tắc có tất cả tám anh chị em ruột, mà Ngài là thứ tám, còn một người em gái út thứ chín, như vậy Ngài là Áp Út trong gia đình.

Gia đình Ngài đều theo Đạo Công giáo.

Ông Phạm Công Thiện, tuy là một công chức nhưng Ông rất thanh liêm, lòng hâm mộ đạo đức, luôn luôn chủ trương "Dĩ đức vi trọng", nên thường tham gia chống áp bức và bất công một cách tích cực. Do đó, giới đồng liêu không ưa ông, tìm cách đẩy ông đi xa, và cuối cùng ông phải nghỉ việc, đưa gia đình trở về quê quán là làng An Hòa, quận Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, để làm ăn sinh sống.

Năm 1902, Ông Phạm Công Thiện mất, lúc đó Ngài Phạm Công Tắc mới được 13 tuổi.

Thuở nhỏ, Ngài Phạm Công Tắc được cha mẹ cho theo học chữ Nho tại trường làng, sau đó mới đổi qua Tây học, và học bậc Trung học tại trường Chasseloup Laubat Sài Gòn.

Gia đình lúc đó gặp cảnh khó khăn sa sút, nên Ngài rấp tâm học tập để thi đậu ra làm việc, có tiền phụ giúp gia đình.

Năm 1907, Ngài thi đậu bằng Thành Chung.

Trong thời gian đi học, Ngài có tham gia phong trào Đông Du (1904-1907) do Kỳ Ngoại Hầu Cường Để ở Nhựt Bổn lãnh đạo, có hai nhà cách mạng Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh giúp sức. Ngài Phạm Công Tắc có tên trong danh sách các thanh niên đi du học ở Nhựt, chỉ chờ ngày đưa đi. Nhưng mật thám Pháp khám phá được phong trào nầy, chúng đến xét nhà Ông Trần Chánh Chiếu (Gilbert Chiếu) là người đại diện phong trào Đông Du ở Sài Gòn, và xét cơ sở Minh Tân Công Nghệ của Ông Lương Khắc Ninh, để tìm danh sách và tổ chức phong trào Đông Du, nhưng Ông Ninh lanh tay thiêu hủy tất cả hồ sơ để phi tang, nên bọn mật thám Pháp không có bằng cớ để bắt bớ. Tuy nhiên chúng vẫn theo dõi rất gắt gao, nên phong trào Đông Du không thể hoạt động được.

Ngài Phạm Công Tắc tạm gác lại mộng Đông Du, quyết định xin đi làm việc để có tiền nuôi mẹ và phụ giúp gia đình. Ngài có thuật lại quãng đời nầy trong một bài thuyết đạo:

"Bần đạo hiện ở tại Tây Ninh, thiên hạ còn nhớ, buổi ấy không biết gì hết, duy có biết thương mẹ mà thôi, thêm đứa em gái tới lúc định gả chồng, không còn ở chung nữa.

Lúc ấy Bần đạo đã thi đậu, nên ra làm việc với hãng buôn, ăn lương lớn lắm, mà sợ không biết nuôi mẹ được không, lại bị người anh rể nói: Em làm việc ở hãng buôn không có danh dự gì hết. Nghe lời nên xin vô sở nhà nước, làm việc mỗi tháng lương bảy tám chục đồng, là nhiều lắm, ăn xài không hết, còn dư đôi ba chục bạc để nuôi mẹ."

Do đó, Ngài xin làm việc ở Sở Thương chánh SaiGòn.

Năm 21 tuổi, Ngài vâng lịnh mẫu thân lập gia đình với Bà Nguyễn Thị Nhiều, sanh đặng ba người con, nuôi được hai người con gái là: Cô ba Phạm Hồ Cầm và Cô tư Phạm Tần Tranh. (Bà Nguyễn Thị Nhiều, thường gọi là Bà Tám, vì Đức Phạm Hộ Pháp thứ tám, sau đắc phong Nữ Chánh Phối Sư, Thánh danh Hương Nhiều, làm Chưởng quản Phước Thiện Nữ phái; Cô tư Phạm Tần Tranh, sau cũng được thăng lên Nữ Phối Sư, Thánh danh Hương Tranh; còn Cô ba Phạm Hồ Cầm không có cầu phong hành đạo).

Năm 1912, thân mẫu của Ngài Phạm Công Tắc qui liễu, lúc đó Ngài được 22 tuổi. Một nỗi đau đớn vô cùng tận đối với Ngài. Sau nầy, Ngài có thuật lại như sau:

"Năm Bần đạo 22 tuổi, đau đớn biết bao nhiêu, chỉ biết có một điều là lo lập thân danh đặng nuôi mẹ, lập thân danh để bảo trọng anh em, đến chừng thành danh rồi khổ đáo để, cha mẹ đã khuất hết, dầu thương bao nhiêu cũng không còn, lại bị ác nữa là vợ con gia đình sanh đẻ mãi, đâu có lo ngoài được nữa, khởi thống khổ tâm hồn, tới chừng cao sang sung suớng, ngó lụng lại không thấy cha mẹ, vì cha mẹ đã chết hết, thôi mình đeo theo anh em, em chết nữa, lần lượt bao nhiêu người thân ái đều chết hết, bao nhiêu cái thương nồng nàn chỉ để nơi một người anh rể, thương hơn anh ruột nữa; có một người em gái thứ chín, đó là người bạn thân mến trong kiếp sanh của Bần đạo, mà đã qui liễu rồi, tới chừng ấy, tâm hồn ngơ ngẩn, xác thịt bơ thờ, đi ra ngoài đồng ngó ngọn cỏ, con chim, nó cũng nhắc, nghe tiếng hát của mấy em cấy lúa, nghe tiếng hò của người chèo ghe, cũng nhắc tới nỗi đau thương. Từ ngày ấy, không biết buổi nào được vui, chỉ muốn đi tu, muốn tìm cảnh tu, cho đến từng tuổi nầy, đáo để tâm hồn quá lẽ."

Buồn phiền về việc tử biệt sanh ly, Ngài chán nãn sự đời, nên để tâm nghiên cứu Thần Linh Học và tìm cách liên lạc với các vong linh của thế giới vô hình.

Vào lối tháng 6 năm 1925, sau khi luận đàm với các bạn trí thức đương thời, cũng là bạn đờn ca tài tử, có một ông cho biết hiện giờ ở Nam Vang, có nhiều trí thức chơi xây bàn để mời các vong linh người quá vãng về nói chuyện, ông cũng nói rõ là dùng cái bàn ba chân và cách giao tiếp với vong linh.

Thế là đúng với ý hướng của Ngài, nên Ngài bàn với quí ông: Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang, hiệp nhau thử thực hành việc xây bàn coi kết quả thế nào.

Vào hạ tuần tháng 7 năm 1925, quí ông: Cao Quỳnh Diêu, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, và vài người trong gia đình, tụ lại nhà ông Cao Hoài Sang, thử nghiệm việc xây bàn. Đêm đầu tiên, xây bàn không kết quả. Đêm thứ nhì tiếp tục xây bàn thử nghiệm nữa, thì được kết quả hoàn toàn.

(Trong công cuộc xây bàn nầy ông Cao Quỳnh Cư đóng vai chủ động. Tiếp theo là thời kỳ phò Ngọc cơ tại nhà ông Cư với Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung cũng tại nhà ông Cư, rồi Vọng Thiên Cầu Đạo, cũng tại nhà ông Cư ở 134 đường Bourdais Sài Gòn, ông Cư chủ động và tổ chức tại nhà ông Cư, cho nên các việc xảy ra trong giai đoạn nầy, xin độc giả xem chi tiết trong Tiểu Sử của Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, nơi chữ: Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, vần Th).

1. Đức Chí Tôn dạy đi độ Ngài Lê Văn Trung.

Đầu năm dương lịch, ngày mùng 5-12-Ất Sửu (dl 18-1-1926), Đức Chí Tôn giáng cơ dạy hai ông Cư và Tắc đi vô nhà ông Lê Văn Trung, Cựu Nghị viên Hội Đồng Thượng Nghị Viện Đông Dương để Đức Chí Tôn dạy việc.

Hai ông Cư và Tắc rất lấy làm bỡ ngỡ, vì từ trước đến giờ không quen biết ông Trung, nhưng Đức Chí Tôn dạy thì phải vâng lời. Hai ông ôm Ngọc cơ đem theo, rồi đi vào Chợ Lớn, tìm nhà và vào gặp ông Trung, trình bày đầu đuôi sự việc, ông Trung rất vui vẻ và hoan nghinh, lật đật sắm sửa thiết đàn cầu Đức Chí Tôn.

Hai ông Cư và Tắc phò Ngọc cơ, Đức Chí Tôn liền giáng, dạy ông Trung lo tu hành.

Đức Chí Tôn lại phân rằng: Ngài đã sai Lý Thái Bạch dìu dắt ông Trung nơi đàn Chợ Gạo lâu rồi.

Ngài dạy tiếp:

"Trung, nhứt tâm nghe con! Sống cũng nơi Thầy, thành cũng nơi Thầy, mà đọa cũng nơi Thầy. Con lấy sự sáng của con mà suy lấy. (ông Trung bị lòa hai mắt, Đức Chí Tôn dùng huyền diệu làm cho hai mắt của ông sáng trở lại).

Một Trời một Đất một nhà riêng,

Dạy dỗ nhơn sanh đặng dạ hiền.

Cầm mối Thiên thơ lo cứu chúng,

Đạo người vẹn vẻ mới thành Tiên.

Từ đây, ông Trung vâng theo Thánh ý, thu xếp việc nhà, một dạ xả thân hành Đạo." (Theo Đại Đạo Căn Nguyên của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu).

2. Đức Chí Tôn dạy liên hiệp với Ông Chiêu:

Cách ít ngày sau, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy quí ông: Lê Văn Trung, Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, Nguyễn Trung Hậu, Trương Hữu Đức, phải hiệp với ông Đốc Phủ Ngô Văn Chiêu mà lo mở Đạo. Đức Chí Tôn còn dặn rằng: Mỗi việc chi đều phải do nơi ông Chiêu là Anh Cả.

Đêm 30 tháng chạp năm Ất Sửu (dl 12-2-1926), tức là đêm giao thừa bước qua mùng 1 Tết Bính Dần, Đức Chí Tôn dạy quí ông đến thăm từng nhà, thăm mỗi môn đệ (lúc đó có được 13 môn đệ có tên trong bài thi tứ tuyệt của Đức Chí Tôn: Chiêu Kỳ Trung...), đem Ngọc cơ theo để cầu Thầy. Khi phái đoàn đến nhà ông Tắc, Đức Chí Tôn giáng cho bốn câu thi, mà sau nầy Đức Phạm Hộ Pháp thuật lại như sau:

"Bần đạo nhớ lại hồi ban sơ mới Khai Đạo, thật ra Bần đạo không có đức tin gì hết, không có đức tin đến nước Đại Từ Phụ tức cười. Ngài đến nhà Bần đạo cuối năm Ất Sửu, dạy cả mấy anh lớn ngày nay là Chức sắc của Đạo, đi đến mọi nhà, thật ra Đức Chí Tôn đến thăm viếng mọi con cái của Ngài. Bần đạo không có đức tin gì hết, nghe nói Tiên giáng thi, theo nghe thi chơi, làm cho Đại Từ Phụ phải tức cười. Ngài cho bài thi ai nấy cũng tốt, duy có bài thi cho Bần đạo thì rất dị hợm, như vầy:

Ngao ngáo không phân lẽ thiệt không,

Thấy thằng áp út quá buồn lòng.

Muốn giàu Thầy hứa đem cho của,

Cái của cái công phải trả đồng.

Đại Từ Phụ còn thêm hai chữ: Nghe con!"

(Thằng Áp út là Đức Chí Tôn gọi ông Phạm Công Tắc, vì ông là con trai Áp út trong gia đình).

3. Hộ Pháp giáng linh

■ Đêm 11 rạng 12 tháng 3 năm Bính Dần (dl 22/23-4-1926), tại chùa Vĩnh Nguyên Tự ở Cần Giuộc, Đức Chí Tôn sắp đặt cuộc Thiên phong quí Ngài:

·         Lê Văn Trung, Thiên phong Đầu Sư Thượng Trung Nhựt.

·         Lê Văn Lịch, Thiên phong Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt.

·         Trục Chơn thần của Ngài Phạm Công Tắc.

TNHT. I. 16: "Cư, nghe dặn: Con biểu Tắc tắm rửa sạch sẽ (xông hương cho nó), biểu nó lựa một bộ quần áo tây cho sạch sẽ, ăn mặc như thường, đội nón...

Cười . . . Đáng lẽ nó phải sắm khôi giáp như hát bội, mà mắc nó nghèo, Thầy không biểu.

Bắt nó lên đứng trên, ngó mặt vô ngay ngôi Giáo Tông, lấy 9 tấc vải điều đắp mặt nó lại.

Lịch viết một lá phù (Giáng Ma Xử ) đưa cho nó cầm."

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

"Biểu Tắc leo lên bàn, con chấp bút bằng nhang, đến bàn Ngũ Lôi đặng Thầy triệu nó đến, rồi mới tới trước mặt Tắc, đặng Thầy trục xuất chơn thần nó ra, nhớ biểu Hậu, Đức, xông hương tay của chúng nó, như em có giựt mình té thì đỡ."

■ Đêm 14 rạng 15 tháng 3 năm Bính Dần (dl 25/26-4-1926), Đức Chí Tôn phong: (TNHT. I. 19)

·         Cư, phong vi Tá Cơ Tiên Hạc Đạo Sĩ.

·         Tắc, phong vi Hộ Giá Tiên Đồng Tá Cơ Đạo Sĩ.

■ Ngày 18-5-Bính Dần (dl 27-6-1926), Đức Chí Tôn dạy về Nhạc và Lễ nơi Thánh Thất, có đoạn như sau:

TNHT. I. 25: "Mấy đứa con là: Nghĩa, Hậu, Đức, Tràng, Cư, Tắc, Sang, đều mặc đồ trắng, hầu theo thứ lớp như vầy: Nghĩa, Đức đứng ngoài, là tại Bàn Thờ Hộ Pháp, rồi Hậu, Tràng đứng cặp kế đó, kế ba con sau rốt hết: Tắc giữa, Cư mặt, Sang trái."

■ Ngày 16-6-Bính Dần (dl 25-7-1926), Đức Chí Tôn giáng khen Thiên phục của Ngài Phạm Công Tắc:

TNHT. I. 32: Cười! Tắc, con coi mặc Thiên phục có xấu gì đâu con? Một ngày kia, sắc phục ấy đời sẽ coi quí trọng lắm! Con ôi! Con có biết những điều ấy bao giờ!

Qua các phần Thánh giáo của Đức Chí Tôn mà chúng tôi vừa trình bày trên, trích trong TNHT, chúng ta thấy không có ngày Thiên phong chánh thức cho ba vị: Phạm Công Tắc, Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang vào ba chức vụ quan trọng nhất của HTĐ là: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, mà chỉ thấy kết quả của việc Thiên phong ấy, như về vị trí đứng hành lễ chầu Đức Chí Tôn, Thiên phục.

Đặc biệt chỉ có Ngài Phạm Công Tắc là được Đức Chí Tôn trục chơn thần. Việc trục chơn thần nầy là Đức Chí Tôn làm chơn thần Ngài Phạm Công Tắc được thanh khiết để chơn linh của Ngự Mã Thiên Quân giáng vào xác thân của Phạm Công Tắc và Đức Chí Tôn đặt Ngài vào phẩm vị Hộ Pháp của ĐĐTKPĐ. Chỉ có Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc mới được giáng linh trọn vẹn, còn quí vị khác chỉ là chiết chơn linh giáng trần. (Xem thêm mục 20: Nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp).

4. Phò loan Phong Thánh:

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc và Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư được Đức Chí Tôn chỉ định làm cặp Phò loan Phong Thánh, để Đức Chí Tôn và Đức Đại Tiên Lý Thái Bạch phong thưởng các phẩm Chức sắc lập thành Hội Thánh.

Nhờ cặp Phò loan Phong Thánh nầy, Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền cho CTĐ Nam phái, rồi giao cho Đức Lý lập Pháp Chánh Truyền cho CTĐ Nữ phái. Kế đó, Đức Chí Tôn lập Tịch Đạo cho Nam phái và cho Nữ phái.

Đức Chí Tôn phong các phẩm Chức sắc CTĐ: Chưởng Pháp 3 vị, Đầu Sư 3 vị, Chánh Phối Sư 3 vị, nhiều vị Phối Sư, Giáo Sư, Giáo Hữu và Lễ Sanh, cả Nam phái và Nữ phái.

Cũng do cặp Phò loan Phong Thánh nầy, Đức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài, phong Thập nhị Thời Quân, và một vài vị Bảo Quân trong Thập nhị Bảo Quân, cơ quan Hàn Lâm Viện của Đạo Cao Đài.

Như vậy, Đức Chí Tôn lập PCT là tạo thành Hiến pháp của Đạo, làm căn bản tổ chức Giáo Hội của Đạo Cao Đài.

Nhờ cặp Phò loan Phong Thánh nầy, Đức Chí Tôn giáng dạy Đạo lý, lập thành một hệ thống Giáo lý và Triết lý mới mẻ và đầy đủ, phô diễn được Chơn lý hằng hữu bất biến của Càn Khôn, dung hợp và bao quát được các giáo lý và triết lý của các nền tôn giáo đã có từ trước đến nay.

Khi Đức Cao Thượng Phẩm đăng Tiên ngày 1-3-Kỷ Tỵ (1929), cặp Phò loan Phong Thánh không toàn vẹn nữa. Lúc đó, khi có Phong Thánh hay lập Đạo Nghị Định thì Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng thay thế Đức Cao Thượng Phẩm, ngồi phò loan với Đức Phạm Hộ Pháp, nhưng luôn luôn có Đức Cao Thượng Phẩm đến trợ điển cho Cao Tiếp Đạo nâng loan.

5. Lập Hội Thánh Ngoại Giáo (1927):

Khi Đức Chí Tôn ra lịnh tổ chức Lễ Khai Đạo ngày 15-10-Bính Dần (1926) tại Thánh Thất tạm là Chùa Từ Lâm Tự, Gò Kén Tây Ninh, Đức Phạm Hộ Pháp xin tạm nghỉ làm việc 6 tháng ở Sở Thương Chánh Sài Gòn, để hợp lực với Hội Thánh lo việc Khai Đạo.

Sau khi mãn phép, Đức Phạm Hộ Pháp bạch hỏi ý kiến của Đức Chí Tôn, có nên xin nghỉ việc luôn để hành đạo hay không, thì Đức Chí Tôn giáng trả lời là chưa phải lúc cần thiết, cứ đi làm việc trở lại, rồi sẽ có chuyện hay.

Thế là Đức Phạm Hộ Pháp trở lại làm việc ở Sở Thương Chánh Sài Gòn. Chánh quyền Pháp không muốn để Đức Phạm Hộ Pháp làm việc ở Sài Gòn, sợ Ngài hoạt động mạnh mẽ cho Đạo Cao Đài, nên họ đổi Ngài lên làm việc ở Nam Vang, thủ đô nước Cao Miên.

Đức Hộ Pháp lợi dụng hoàn cảnh mới nầy để mở Đạo tại Kim Biên Nam Vang, xây dựng cơ sở Đạo đầu tiên, để dần dần thành lập Hội Thánh Ngoại Giáo tại Nam Vang.

Đức Phạm Hộ Pháp có thuật lại trong bài thuyết đạo:

"Riêng Bần đạo là công chức, khi vâng lịnh Đức Chí Tôn đến Chùa Gò Kén mở Đạo, Bần đạo có xin phép nghỉ 6 tháng, đến chừng trở lại làm việc, người ta đổi Bần đạo lên Kim Biên. Nơi đó, Bần đạo vừa làm việc vừa lo mở Đạo..."

Đàn cơ ngày 27-7-1927 (âl 29-6-Đinh Mão) tại Kim Biên, Đ. Chí Tôn ân phong các vị sau đây vào hàng Chức sắc:

·         Giáo Hữu: Thượng Bảy Thanh (Lê Văn Bảy).

·         Giáo Hữu: Thượng Lắm Thanh (Nguyễn Văn Lắm).

·         Giáo Hữu: Ngọc Sự Thanh (Võ Văn Sự).

·         Lễ Sanh: Thượng Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ).

·         Lễ Sanh: Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh).

·         Lễ Sanh: Thái Của Thanh (Phạm Kim Của).

·         Nữ Giáo Hữu: Hương Phụng (Bà Batrya Trần Kim Phụng).

·         Nữ Giáo Hữu: Hương Huê (vợ của Ông Lê Văn Bảy).

·         Tiếp Đạo HTĐ: Cao Đức Trọng.

Nhờ số Chức sắc đầu tiên nầy, Đức Phạm Hộ Pháp thành lập CƠ QUAN TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI, thường gọi là HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO tại Kim Biên Nam Vang, có nhiệm vụ phổ độ nhơn sanh ngoại quốc tại đây gồm: Việt kiều, Hoa kiều, người Pháp và người Cao Miên.

Giáo Hữu Thượng Bảy Thanh được cử làm Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo.

Hội Thánh Ngoại Giáo được đặt dưới quyền điều khiển thiêng liêng của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo) với Chức vụ: Chưởng Đạo, do Đức Chí Tôn phong, và dưới sự bảo trợ hữu hình của Đức Phạm Hộ Pháp.

6. Lấy Long Tuyền Kiếm (1930):

Nước Tàu có số dân vĩ đại, nhưng lúc nào cũng lo sợ nước VN hùng mạnh. Cho nên các thầy địa lý của Tàu luôn luôn tìm cách ếm vào các cuộc đất tốt có linh khí kết phát nhân tài của VN để VN không sản xuất được người tài giỏi tranh đua với họ. Cũng như khi xưa, sau khi Mã Viện đánh thắng Hai Bà Trưng, ông ta dựng cây cột đồng có ghi hàng chữ: "Đồng trụ chiết Giao Chỉ diệt" là để ếm vào long mạch kết phát nhân tài của nước ta.

Khoảng năm 1914, bắt đầu cuộc thế giới đại chiến lần thứ I, một người Tàu Triều Châu độ 65 tuổi len lỏi qua VN, đến làng Phú Mỹ quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho, dùng cây kiếm báu Long Tuyền, ếm vào đỉnh của hòn núi đất vàng sắp nổi lên, mà sau nầy người Tàu biết là nơi đây, linh khí núi sông sẽ sản xuất nhân tài VN; khi có nhân tài xuất hiện thì cây kiếm báu nầy sẽ giết chết lúc còn trẻ. Đó là lời thuật lại của các bô lão hiểu biết ở vùng nầy.

Khi Đức Chí Tôn chọn Miền Nam VN làm nơi khai sáng mối Đạo của Đức Chí Tôn, thì Đức Chí Tôn ân xá cho dân tộc VN khỏi các tai ách lớn. Do đó, Bát Nương DTC mách cho Đức Phạm Hộ Pháp biết để đi xuống làng Phú Mỹ lấy Long Tuyền Kiếm, phá phép ếm của người Tàu.

Ngày 28-3-Canh Ngọ (dl 26-4-1930), Đức Phạm Hộ Pháp dẫn một phái đoàn gồm có Ông Lê Văn Trung (CQPT) và Ông Đinh Công Trứ, cùng với một số ít tín đồ vùng đó, từ Thánh Thất Khổ Hiền Trang, đi xuồng vào chỗ ếm, có Lỗ Ban Sư chỉ dẫn, đào lấy được Long Tuyền Kiếm, khi lấy kiếm lên, nước trong long mạch phun ra, Đức Phạm Hộ Pháp liền cho đào một con kinh đi qua chỗ ếm để nước trong long mạch chảy ra hòa vào các con sông, phá hẳn phép ếm độc hại của thầy địa lý người Tàu, mà còn làm cho dân tộc VN hưởng được nhiều điều tốt đẹp do khí thiêng sông núi đem lại.

Đức Phạm Hộ Pháp nói: "Ngày nay là ngày kỷ niệm giống dân Lạc Hồng được hưởng Đạo Trời khai, sẽ gỡ ách cho dân tộc và sẽ cổi ách nô lệ, dòng dõi tổ phụ sẽ phục nghiệp, dân tộc sẽ xuất hiện nhiều nhân tài, phá tan xiềng xích, chẳng còn lệ thuộc một sắc dân nào."

7. Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông lập Bát Đạo Nghị Định:

■ Ngày mùng 3-10-Canh Ngọ (dl 22-11-1930), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ yêu cầu Đức Phạm Hộ Pháp hiệp với Ngài lập thành 6 Đạo Nghị Định để chỉnh đốn nền Đạo, phân định quyền hành giữa các chức vụ cao cấp của CTĐ và HTĐ.

Trong Đạo Nghị Định thứ nhì, Đức Lý Giáo Tông giao cho Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt quyền Giáo Tông Hữu hình tại thế để điều hành nền Đạo cho được mau lẹ dễ dàng.

■ Ngày 16-7-Giáp Tuất (dl 25-8-1934), tức là gần 4 năm sau ngày ban hành 6 Đạo Nghị Định trước, Đức Lý Giáo Tông lại hiệp cùng Đức Phạm Hộ Pháp, lập Đạo Nghị Định thứ 7 và thứ 8, để trị loạn trong nền Đạo, ngăn cấm việc lập chi phái và không cho các chi phái về Tòa Thánh phá Đạo.

Nhờ Bát Đạo Nghị Định nầy mà nền Đạo Cao Đài tại TTTN dần dần đi vào trật tự, ổn định và phát triển.

8. Chưởng quản Nhị Hữu hình Đài.

Sau khi Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung qui Thiên ngày 13-10-Giáp Tuất (dl 19-11-1934), Đức Lý Giáo Tông giáng cơ giao quyền Giáo Tông hữu hình tại thế cho Đức Phạm Hộ Pháp, theo đúng lời của Bát Nương và Lục Nương giáng cơ cho biết trước đó khoảng 9 tháng: Ngọc Hư Cung đã chuyển pháp, giao quyền cho HTĐ cầm số mạng của nhơn sanh.

Bài Thánh Ngôn nầy ngày 12-2-1934 (âl 29-12-Quí Dậu), có in trong TNHT, xin trích ra sau đây:

"BÁT NƯƠNG,

Em nhớ lại, khi Ngọc Hư Cung cho HTĐ cầm số mạng nhơn sanh, lập thành Chánh giáo thì Đại Từ Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho CTĐ.

Cả Ngọc Hư, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc nhiên sự lạ. Đại Từ Phụ phổ giáo rằng: Hay! Hay! Không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ Thánh ý Người quyết liệu."

"LỤC NƯƠNG,

Khi mơi nầy Em đặng tin lành: Ngọc Hư lo chuyển pháp. Cả Thiên thơ hủy phá, sửa cải pháp chơn truyền.

Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vui mừng chẳng xiết, Diêu Trì Từ Mẫu đẹp dạ không cùng, nhưng vì cái mừng ấy mà làm cho Người đổ lụy... ... ..."

Trong TNHT, phần Thi Văn Dạy Đạo, cũng có một bài thi cho biết việc nầy:

Bắt ấn trừ yêu đã tới kỳ,

Ngọc Hư định sửa mối Thiên thi.

Cửu Trùng không kế an thiên hạ,

Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì.

Thành pháp dìu đời qua nẻo khổ,

Nên công giúp thế lánh cơn nguy.

Quyền hành từ đấy về tay nắm,

Phải sửa cho nên đáng thế thì.

Như vậy, chúng ta thấy, Ngọc Hư Cung đã chuyển pháp, truất quyền lãnh đạo nhơn sanh của CTĐ để chuyển qua giao quyền nầy cho HTĐ nắm giữ. Cho nên, sau khi Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung qui Thiên Đức Lý Giáo Tông giao quyền Giáo Tông hữu hình tại thế cho Đức Phạm Hộ Pháp nắm giữ, thành ra Đức Phạm Hộ Pháp chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài: Hiệp Thiên và Cửu Trùng. Điều đó là đúng theo sự chuyển pháp của Ngọc Hư Cung.

Lúc đó có rất nhiều sự kiện rối ren xảy ra trong nền Đạo, bên trong nội bộ của Đạo thì chia rẽ trầm trọng, bên ngoài thì nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách áp đảo.

Hội Thánh gấp rút triệu tập Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh để tìm phương củng cố nền Đạo.

Ngày 6-11-Giáp Tuất (dl 12-12-1934), Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh đồng yêu cầu Đức Phạm Hộ Pháp nắm quyền Chưởng quản CTĐ cho đến ngày có đủ ba vị Đầu Sư, để sớm chỉnh đốn nền Đạo.

Như vậy, chúng ta nhận thấy, Ngọc Hư Cung nơi cõi thiêng liêng và Hội Thánh, Hội Nhơn Sanh nơi cõi phàm trần, đều đồng nhứt ý kiến, giao cho Đức Phạm Hộ Pháp cầm quyền thống nhứt nền Đạo.

Kể từ ngày ấy, Đức Phạm Hộ Pháp nắm quyền thống nhứt, Chưởng quản Nhị Hữu Hình Đài: HTĐ và CTĐ. Nhờ quyền thống nhứt rộng rãi nầy, Đức Phạm Hộ Pháp lèo lái con thuyền Đạo từ từ qua khỏi cơn sóng gió và phát triển thêm lên vượt bực.

Ngày 18-10-Ất Hợi (dl 13-11-1935), Đức Lý Giáo Tông có giáng cơ tại Hộ Pháp Đường nói chuyện với Đức Phạm Hộ Pháp, xin trích ra một đoạn:

TNHT: "- Cười! Lão chẳng nói rõ, Hiền Hữu cũng thấy hiển nhiên rằng từ thử, thảng Lão có muốn nên cho Đạo đi nữa thì cũng không thi thố chi đặng với một Hội Thánh hữu danh vô thực như vậy có phải? May thay! Thiên thơ do một mặt chẳng chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa, từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế.

Hộ Pháp bạch: - Thiên thơ đã đổi, đệ tử xin giao quyền hành của Quyền Giáo Tông lại cho Ngài đặng Ngài đủ oai cầm Thiên thơ vững chặt.

- Cười! Lão e cho, một là Lão đã cho, không lẽ lấy lại; hai là hành pháp thì dễ, hành hình thì khó, không có nửa quyền trị thế của Lão nơi tay thì Hộ Pháp có thế nào điều hành Hội Thánh cho đặng. Ấy vậy, cứ để y"....

Một bài Thánh giáo khác của Đức Lý Giáo Tông nói thêm về việc: Tại sao Đức Lý Giáo Tông giao quyền Giáo Tông Hữu hình cho Đức Phạm Hộ Pháp nắm giữ:

 

Phò loan:

Hộ Pháp 

Tiếp Đạo.

Tòa Thánh, 1-12-Quí Tỵ (dl 5-1-1954).

LÝ GIÁO TÔNG

- Hiền Hữu có nghĩ tại sao Lão phải dâng quyền Giáo Tông cho Hiền Hữu đặng trọn quyền Chí Tôn Hữu Hình tại thế chăng?

Hộ Pháp bạch: - Xin Ngài dạy rõ.

- Thì cũng do lòng từ bi vô tận của Đại Từ Phụ. Người sợ oai của Lão khi cầm quyền thiêng liêng mối Đạo quá chấp nê phàm tánh, không dung thứ tội tình cho con cái của Người, nên giao cho Hiền Hữu là bạn đồng sanh, biết đau đớn, biết khổ cực với mảnh thi phàm, mà rộng dung cho họ. Cười...

Quyền Chí Tôn trong tay Hiền Hữu thì cứ tự dụng đặng định vị cho Thánh Thể của Người. Lão chẳng nên can thiệp vào đó. Nầy Hiền Hữu, Lão nói thử, Hiền Hữu nghĩ coi có lẽ nào Lão cầm cơ thăng vị cho những người như: Kiên, Chấn, Thạch, Dược.

Cười . . . Hiền Hữu tự mình định liệu lấy, nếu cần, phò loan nơi Giáo Tông Đường, Lão sẽ đến bàn luận. Lão xin kiếu. THĂNG.

9. Cất Tòa Thánh và Báo Ân Từ:

Thánh ý của Đức Chí Tôn muốn xây dựng tại Tây Ninh một ngôi Tòa Thánh khang trang để tạo thành khối đức tin cho toàn tín đồ Đạo Cao Đài. (Thánh ngôn của Đức Chí Tôn: Các con phải chung hiệp nhau mà lo cho hoàn toàn Tòa Thánh, chi chi cũng tại Tây Ninh đây mà thôi).

Đức Lý Giáo Tông muốn xây dựng Tòa Thánh lớn lao nguy nga tráng lệ theo kiểu vở của Thiên đình, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế. Do đó, Đức Lý dạy đi mua đất, định hướng, vẽ kiểu và ra kích thước Tòa Thánh cho Hội Thánh theo đó mà xây dựng.

■ Khởi đầu, vào tháng 10 năm Tân Mùi (1931), Ngài Thái Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh lãnh trách nhiệm khởi công cất Tòa Thánh, đào móng, làm Hầm Bát Quái. Sau đó, vì gặp nhiều khó khăn trở ngại nên công việc phải ngưng lại.

■ Kế tiếp Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, hiệp cùng Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Thanh tiếp tục công trình xây dựng, nhưng không tiến triển được bao nhiêu.

■ Tiếp theo nữa, Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh đứng ra vận động tiền bạc mua vật liệu để xây cất, có mướn Bác vật Phan Hiếu Kinh làm Cố Vấn, khởi làm lầu HTĐ, đổ được plafond chút ít rồi cũng dừng lại, do nền Đạo lúc bấy giờ chinh nghiêng, nội bộ chia rẽ vì chánh quyền Pháp xúi giục.

■ Khi Đức Phạm Hộ Pháp nắm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài, Đức Ngài mới trù tính kế hoạch xây cất Tòa Thánh cho đạt kết quả thành công.

Đức Ngài huy động 500 vị công quả hiến thân Phạm Môn làm lực lượng công thợ nồng cốt, và khởi công tiếp tục công trình tạo tác Tòa Thánh, vào ngày 1-11-Bính Tý (dl 14-12-1936).

Đức Ngài lại buộc các công quả công thợ phải lập hồng thệ: Trong suốt thời gian xây cất Tòa Thánh, không được cưới vợ hay lấy chồng, đặng đủ tinh khiết mà tạo tác.

Đức Ngài chỉ thị cho các Châu Đạo và Tộc Đạo bên Hành Chánh và bên Phước Thiên, nổ lực lo quyên góp tiền bạc, vật liệu và lương thực, gởi liên tục về Tòa Thánh để công cuộc xây dựng được liên tục mau chóng.

Đến ngày 4-6-Tân Tỵ (dl 28-6-1941), sau hơn 4 năm nổ lực làm việc, công việc xây dựng cơ bản đã xong, chỉ còn phần đắp vẽ, trang trí và sơn phết, thì một biến cố quan trọng xảy ra, chánh quyền Pháp vào Tòa Thánh bắt Đức Phạm Hộ Pháp và một số Chức sắc cao cấp đày đi hải đảo Madagascar, ở Phi Châu, chúng chiếm đóng Tòa Thánh làm chỗ đậu xe nhà binh, xua đuổi các công thợ và Chức sắc ra khỏi Nội Ô.

Ngày 4-8-Bính Tuất (dl 30-8-1946), tức là hơn 5 năm sau, qua bao nhiêu biến cố chánh trị, chánh quyền Pháp bị bắt buộc phải đưa Đức Phạm Hộ Pháp trở về Tòa Thánh.

Ngay sau đó, Đức Phạm Hộ Pháp kêu gọi số công quả cất Tòa Thánh khi trước, trở lại tiếp tục công việc, gấp rút sửa chữa những chỗ hư hỏng do bọn lính Pháp gây ra, rồi lo đắp, vẽ, trang trí, cho đến cuối năm âm lịch phải hoàn thành.

Ngày 30 tháng chạp năm Bính Tuất (dl 21-1-1947), Tòa Thánh được hoàn thành trong nỗi vui mừng của toàn cả tín đồ Đạo Cao Đài.

Qua ngày mùng 3 Tết, tức là ngày 3-Giêng-Đinh Hợi, (dl 24-1-1947), Tổng Giám Lê Văn Bàng, các Phó Tổng Giám, Tá Lý, đại diện các công thợ nam nữ xây cất Tòa Thánh làm lễ bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh.

Ngày mùng 6-Giêng-Đinh Hợi (dl 27-1-1947), tức là 3 ngày sau khi giao lãnh Tòa Thánh, Đức Phạm Hộ Pháp thiết lễ Trấn Thần Tòa Thánh, và ngày mùng 8-Giêng-Đinh Hợi, làm lễ rước Quả Càn Khôn từ Báo Ân Từ trở về an vị nơi BQĐ Tòa Thánh để khuya hôm đó thiết Đại Lễ cúng Vía Đức Chí Tôn lần đầu tiên tại Tòa Thánh mới vừa xây cất xong.

Lễ Khánh Thành Tòa Thánh, mãi đến năm Ất Mùi, nhân dịp Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn, ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất Mùi (dl 01-02-1955), Đức Phạm Hộ Pháp mới tổ chức Lễ Khánh Thành Tòa Thánh, Báo Ân Từ và các dinh thự trong Nội Ô. Đây là một cuộc lễ lớn lao và long trọng nhứt của Đạo Cao Đài từ trước tới nay tại Nội Ô Tòa Thánh.

Tòa Thánh là một công trình kiến trúc vĩ đại, tượng trưng Đạo Cao Đài và nền Văn minh Cao Đài. Tất cả tín đồ Đạo Cao Đài đều rất hãnh diện, xứng đáng là Bạch Ngọc Kinh tại thế.

Năm 1952, Đức Phạm Hộ Pháp xây dựng Báo Ân Từ để tạm làm nơi thờ phựng Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.

Điện Thờ Phật Mẫu thiệt thọ sẽ được xây dựng sau nầy. Đức Phạm Hộ Pháp có dành sẵn một khu đất 4 mẫu ở Ngoại Ô Tòa Thánh, trên đường Bình Dương, tại Xóm Tà Mun, cách Tòa Thánh khoảng 1000 thước, để xây dựng Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương. Kiểu vở và kích thước của Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương sẽ được các Đấng giáng cơ vẽ ra cho biết khi khởi đầu thiết kế xây dựng.

Như vậy, Đức Phạm Hộ Pháp đã xây dựng thành công hai Đền Thờ lớn:

- Một là Tòa Thánh để thờ Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức là thờ Ngôi Dương của CKVT.

- Hai là Báo Ân Từ để thờ Đức Phật Mẫu, tức là thờ Ngôi Âm của CKVT.

Đây là điểm đặc biệt và mới mẻ trong giáo lý của Đạo Cao Đài, xứng đáng là một nền Tân Tôn giáo, và Đạo Cao Đài sẽ nương theo hai thế lực mạnh mẽ Dương và Âm ấy của Càn Khôn mà phát triển để cứu độ chúng sanh trong thất ức niên (700.000 năm).

10. Lập các phẩm Chức sắc HTĐ dưới Thập nhị Thời Quân:

Năm 1935, có nhiều vị Đạo hữu dày công cùng Đạo được đem vào Sổ Cầu Phong dâng lên Đức Lý Giáo Tông. Ngài phê: Để Hiệp Thiên Đài định vị.

Do đó, Đức Phạm Hộ Pháp cầu hỏi Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.

Đêm 16-2-Ất Hợi (dl 20-3-1935), Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng cơ góp ý cùng Đức Phạm Hộ Pháp, mở rộng trường công quả bên HTĐ, lập ra 7 phẩm Chức sắc dưới Thập nhị Thời Quân, để làm nhân viên giúp cho chư vị Thời Quân hành quyền Tư Pháp của HTĐ.

Bảy phẩm Chức sắc đó là:

1.    Tiếp Dẫn Đạo Nhơn.

2.    Chưởng Ấn.

3.    Cải Trạng.

4.    Giám Đạo.

5.    Thừa Sử.

6.    Truyền Trạng.

7.    Sĩ Tải.

Dưới phẩm Sĩ Tải, Đức Phạm Hộ Pháp muốn lập thêm một phẩm thứ 8 nữa là Luật Sự, đối phẩm với Chánh Trị Sự của CTĐ, nên Đức Phạm Hộ Pháp ký Sắc Lệnh số 34/SL ngày 23-5-Bính Tý (dl 11-7-1936) mở khoa thi tuyển chọn những người có khả năng vào phẩm Luật Sự.

11. Lập Phạm Môn và Cơ Quan Phước Thiện:

Khởi đầu, Đức Lý Giáo Tông lập Minh Thiện Đàn tại nhà ông Đinh Công Trứ ở làng Phú Mỹ quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho ngày 15-7-Mậu Thìn (dl 29-8-1928).

Sau đó, ngày 25-2-Kỷ Tỵ (dl 4-4-1929), Đức Lý Giáo Tông giao Minh Thiện Đàn cho Đức Phạm Hộ Pháp để Ngài thành lập Phạm Môn, theo tinh thần của bài thi bốn câu của Đức Chí Tôn ban cho:

Tỉnh ngộ xá thân tại Phạm Môn,

Khuyến tu hậu nhựt độ sanh hồn.

Vô lao bất phục hồi chơn mạng,

Tỉnh thế kỳ thân đắc chánh tôn.

Các cơ sở Lương điền Công nghệ của Phạm Môn được chánh thức khai mở vào cuối năm Canh Ngọ (1930) tại Tâm Lạch, xã Trường Hòa (Tây Ninh).

Đầu tháng Giêng năm Giáp Tuất (1934), sau khi ăn Tết xong, Đức Phạm Hộ Pháp ra lịnh triệu tập khẩn cấp tất cả các công quả Phạm Môn về Nội Ô để giữ Tòa Thánh, chống lại lực lượng của Chi phái Bến Tre kéo về dùng bạo lực đánh chiếm Tòa Thánh.

Ngày 20-Giêng-Giáp Tuất (dl 5-3-1934), lực lượng của Chi phái Bến Tre từ Sài Gòn, bao xe đò, kéo về Tòa Thánh rất đông, bị các công quả Phạm Môn chận ngay tại các cổng lớn, kiên quyết không cho xâm nhập Nội Ô Tòa Thánh, chỉ yêu cầu vài vị đại diện của Chi phái, vào Tòa Thánh gặp Đức Quyền Giáo Tông để dàn xếp, nhưng các vị ấy không chịu vào, rốt cuộc họ không làm được việc gì, khiến âm mưu chiếm đoạt Tòa Thánh của họ bị thất bại hoàn toàn.

Những người cầm đầu Chi phái nầy vu cáo các công quả Phạm Môn với nhà cầm quyền Pháp nơi tỉnh Tây Ninh, khiến cho nhà cầm quyền Pháp tìm cách bắt bớ các công quả Phạm Môn, và buộc Hội Thánh đóng cửa các cơ sở Phạm Môn.

Năm Mậu Dần (1938), Đức Phạm Hộ Pháp chuyển Phạm Môn thành Cơ Quan Phước Thiện, trực thuộc Chi Đạo HTĐ, dưới quyền đặc biệt của Đức Phạm Hộ Pháp, do Đạo Nghị Định số 48/PT ngày 19-10-Mậu Dần (dl 10-12-1938) của Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp đồng ký tên, qui định 12 phẩm cấp Chức sắc Phước Thiện gọi là Thập nhị đẳng cấp thiêng liêng, kể ra sau đây:

1.    Phật Tử.

2.    Tiên Tử.

3.    Thánh Nhơn.

4.    Hiền Nhơn.

5.    Chơn Nhơn.

6.    Đạo Nhơn.

7.    Chí Thiện.

8.    Giáo Thiện.

9.    Hành Thiện.

10.  Thính Thiện.

11.  Tân Dân.

12.  Minh Đức.

Phước Thiện là cơ quan bảo tồn sanh chúng trên đường sanh hoạt, nuôi sống thi hài, tức là cơ quan giải khổ cho nhơn sanh, tầm phương bảo bọc kẻ tật nguyền, cô độc, dốt nát, ít oi, và giúp tay cho CTĐ tận độ nhơn sanh cho tròn trách nhiệm.

12. Đức Hộ Pháp giao cẩm nang cho Giáo Sư Thái Khí Thanh gìn giữ Tòa Thánh:

Thánh ý của Đức Chí Tôn muốn Đức Phạm Hộ Pháp, các Chức sắc và tín đồ Đạo Cao Đài phải chịu khổ nạn một thời gian để giải bớt oan nghiệt của dân tộc Việt Nam hầu nước VN sớm được độc lập và tự chủ, nên khiến cho nhà cầm quyền Pháp vào Tòa Thánh bắt Đức Hộ Pháp và các Chức sắc lưu đày nơi đảo Madagascar Phi châu.

Đức Hộ Pháp vâng chịu Thánh ý của Đức Chí Tôn nên nên không chút sợ hãi, bí mật chuẩn bị một vài việc cần thiết trước khi khổ nạn xảy đến:

- Đức Ngài gọi ông Giáo Thiện Đinh Công Trứ đến và giao cho ông Trứ lo gìn giữ luật pháp chơn truyền của Đạo.

- Đức Ngài giao cho vị Giáo Sư người Tàu là Thái Khí Thanh một bức cẩm nang để gìn giữ Tòa Thánh, khi tới ngày giờ thì mở ra, coi theo đó mà thi hành.

Cho nên, trong trận Đệ nhị thế giới chiến tranh, khi nước Nhựt bị hai trái bom nguyên tử phải đầu hàng, quân đội Pháp trở lại đánh chiếm Việt Nam, định tiêu diệt các đoàn thể trước đây theo Nhựt đánh Pháp, trong đó có quân đội Cao Đài.

Giáo Sư Thái Khí Thanh có thuật lại như sau:

"Một vị quan ba của Pháp đem binh đội đến trấn áp vào cửa Hoà Viện, dùng súng bắn xả vào Tòa Thánh.

Tôi liền cầu nguyện với Đức Hộ Pháp, mở nang thơ ra xem, thấy Đức Hộ Pháp dặn: khi có chuyện hỗn loạn, khói lửa, thì Giáo Sư Thái Khí Thanh treo cờ Tàu (cờ Trung Hoa Dân Quốc) nơi ban-công Tòa Thánh thì Tòa Thánh được yên ổn.

Bà Tư (Hương Hiếu) và Bà Tám (Hương Nhiều) đang có mặt tại đó, ngăn cản không cho Giáo Sư Khí treo cờ Tàu vì cho rằng đây là cờ của Đồng Minh chớ không phải cờ của Đạo. Hai bà lôi kéo tôi, nhứt định không cho tôi treo cờ Tàu.

Tôi (Giáo Sư Khí thuật lại) làm thinh không trả lời, vì việc Đức Hộ Pháp dặn tôi tôi biết, chớ tôi không thể giải thích được. Pháp bắn vô dữ dội, bổn đạo bị thương đổ máu, có hai Bảo thể bị tử thương. Hai bà thấy vậy sợ hãi, bỏ chạy về Báo Ân Từ. Lúc bấy giờ tôi mới leo lên ban-công Tòa Thánh, xổ cờ Tàu ra treo. Quan ba Pháp thấy cờ Tàu, liền ra lịnh ngưng bắn, kéo binh từ cửa Hòa viện vào Tòa Thánh hỏi tôi.

Lúc đó, tôi đang mặc Thiên phục Giáo Sư, tôi lấy nang thơ của Đức Hộ Pháp giao cho tôi đưa cho quan ba Pháp xem, ông ta xem xong thì trả thơ lại rồi họ kéo binh ra khỏi Tòa Thánh. Bắt đầu ngày hôm sau, nhà binh Pháp ruồng bố dân chúng ở bên ngoài khổ sở vô cùng, còn nội ô vẫn yên tịnh. (Tài liệu của ông Lê Minh Dương)

13. Đồ lưu Hải ngoại (1941-1946):

(Phần Đức Phạm Hộ Pháp bị đồ lưu hải ngoại nơi hải đảo Madagascar thuộc Phi Châu, yêu cầu độc giả xem chi tiết nơi chữ: Đồ lưu hải ngoại, vần Đ).

14. Tái thủ quyền hành, củng cố nền Đạo:

Khi Đức Phạm Hộ Pháp trở về Tòa Thánh thì Đức Ngài gặp phải rất nhiều việc khó khăn của Đạo mà Đức Ngài phải lo giải quyết gấp như sau đây:

- Sự hiện hữu của Quân đội Cao Đài do Giáo Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) thành lập theo sự chỉ đạo của Đức Lý Giáo Tông, trong lúc Đức Ngài bị đồ lưu nơi hải ngoại.

- Tòa Thánh còn đang dang dở ngổn ngang và hư hỏng vì việc xây dựng bị đình chỉ hơn 5 năm nay.

- Hội Thánh và các cơ quan của Đạo rã rời sau nhiều cuộc đàn áp và khủng bố của bạo quyền.

Đức Ngài không có thời gian để nghỉ ngơi sau những ngày lao khổ, liền bắt tay ngay vào việc huy động trở lại số công quả công thợ xây cất Tòa Thánh trước đây, gấp rút hoàn thành Tòa Thánh, cho có chỗ đẹp đẽ trang nghiêm cúng bái Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng. Sau gần 4 tháng tích cực làm ngày làm đêm của các công thợ, Tòa Thánh được hoàn thành, đắp vẽ đầy đủ, sơn phết trang trí rực rỡ.

Ngày mùng 6 tháng Giêng Tết Đinh Hợi (dl 27-1-1947), Đức Phạm Hộ Pháp làm lễ Trấn Thần Tòa Thánh. Kế đó, sáng ngày mùng 8 tháng Giêng thì rước Quả Càn Khôn từ Báo Ân Từ trở về an vị nơi BQĐ Tòa Thánh, kịp cúng Đại lễ Vía Đức Chí Tôn vào thời Tý.

Mặt khác, Đức Phạm Hộ Pháp lo tổ chức Đại Hội Nhơn Sanh, Đại Hội Phước Thiện để thăng thưởng Chức sắc và Chức việc đã đầy đủ công quả hành đạo, bổ nhiệm các Chức sắc vào các cơ quan từ trung ương đến địa phương, để củng cố và phát triển nền Đạo.

Ngày 1-12-Bính Tuất, Đức Phạm Hộ Pháp khai Đại Hội Nhơn Sanh.

Ngày 15-12-Bính Tuất, Đức Phạm Hộ Pháp khai Đại Hội Phước Thiện.

Ngày 15-10-Đ. Hợi, Đức Phạm Hộ Pháp khai Đại Hội Hội Thánh CTĐ.

Về Quân Đội Cao Đài, ông Giáo Sư Đại Biểu Trần Quang Vinh đã thành lập sẵn rồi, Đức Ngài chỉ thị cho Quân đội Cao Đài thực thi chủ trương: Bảo Sanh - Nhơn Nghĩa - Đại Đồng, phải là một quân đội nghĩa hiệp và gương mẫu, bảo tồn nền Đại Đạo của Đức Chí Tôn và các tín đồ.

15. Xây dựng 3 Cung 3 Động:

Đức Phạm Hộ Pháp cho xây dựng 3 Cung 3 Động, để dự bị sau nầy làm Tịnh Thất khi có lịnh Đức Chí Tôn cho phép truyền Bí pháp luyện đạo cho các vị tu chơn:

Trí Huệ Cung ở Thiên Hỷ Động được xây dựng cách Tòa Thánh khoảng 5 cây số, về hướng đông nam. Trí Huệ Cung là một tòa nhà vuông vức 3 từng, mỗi bề 12 thước, từng trệt ngầm dưới đất. Nơi đây sẽ là Tịnh Thất của Nữ phái.

Trí Giác Cung ở Địa Linh Động, được xây dựng trên đường đi từ Tòa Thánh đến Trí Huệ Cung, cách Tòa Thánh chừng 3 cây số. Trước khi Đức Phạm Hộ Pháp lập thành Trí Giác Cung thì nơi đây là Trường Qui Thiện do ông Đinh Công Trứ và các Đạo hữu trong Minh Thiện Đàn từ Phú Mỹ qui tụ về đây xây dựng làm cơ sở tu hành.

Vạn Pháp Cung ở Nhơn Hòa Động, sẽ được xây dựng tại Sở Sơn Đình, chân núi Điện Bà, về phía Bắc Tòa Thánh, cách Tòa Thánh chừng 10 cây số. Vạn Pháp Cung dùng làm Tịnh Thất cho Nam phái.

Chờ đến ngày giờ Đức Chí Tôn định, 3 Cung nầy sẽ là 3 Tịnh Thất tiếp nhận bực tu thượng thừa đã đủ Tam lập, vào đây thọ Tâm pháp bí truyền luyện đạo, đắc thành Tiên Phật tại thế.

Khi Đức Hộ Pháp trấn pháp Long Tu Phiến và cây Kim Tiên nơi Thiên Hỷ Động Trí Huệ Cung, Đức Ngài có nói:

"Ngày nay là ngày vui mừng của Bần đạo hơn hết, là vì Bần đạo còn sức khỏe đầy đủ, cầm Bí pháp của Đức Chí Tôn đã giao phó, ấy là phận sự đặc biệt của Bần đạo vậy."

16. Cất Chợ Long Hoa và mở mang Thánh địa.

Kể từ năm 1947 trở về sau, chiến tranh giành độc lập của quân đội Việt Minh chống lại quân đội Pháp lan rộng khắp nơi, khiến cho các tín đồ Cao Đài từ khắp các nơi đổ dồn về vùng Thánh địa lập nghiệp càng lúc càng đông. Do đó, Đức Phạm Hộ Pháp cho xây dựng Chợ Long Hoa, có nhà lồng chợ bốn cánh hình chữ Thập, chung quanh Chợ có 8 cửa, hướng ra 8 con đường, với ý nghĩa là: Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Bát Quái, theo Vũ Trụ quan của Đạo Cao Đài. Cho nên Đức Phạm Hộ Pháp gọi Chợ Long Hoa là cái Chợ Chuyển Thế.

Ngày 5-6-Tân Mão (dl 8-7-1951), Đức Phạm Hộ Pháp trấn Thần và ban Phép lành chợ Long Hoa, có nói rằng:

"Càng ngày nhơn sanh qui tụ càng đông, vì thế nguồn sanh sống càng bị bóp nghẹt, nên Bần đạo cho lập gấp cái chợ nầy để tạo lại nguồn sanh sống dễ dàng cho nhơn sanh.

Ngày giờ nầy, tuy là nhìn thấy cái chợ thô sơ, nhưng rồi đây nó sẽ bành trướng rộng rãi hơn, long trọng hơn, mà chắc chắn con cái Đức Chí Tôn không bao giờ ngờ như thế, nhưng Bần đạo dám quả quyết nó phải có và nhứt định có, vì là cái Chợ Chuyển Thế và huyền diệu thiêng liêng của Đức Chí Tôn đã định vậy."

Để mở mang vùng Thánh địa cho có qui củ, Đức Phạm Hộ Pháp thiết lập Phòng Kinh Lý Họa Đồ, phóng các con đường thẳng tắp thẳng góc nhau như trong bàn cờ, phân đất ra thành từng lô để cấp phát cho bổn đạo từ các nơi về đây lập nghiệp, định nơi cất Trường học, Nhà Thương (Bệnh viện), Chợ búa, Sân máy bay, Nghĩa địa, v.v...

Đức Ngài khuyến khích bổn đạo khai phá đất rừng thành ruộng rẫy, tạo lương thực cho vùng Thánh địa được sung túc. Đức Ngài còn buộc các con em nhà đạo phải đến trường do Đạo mở ra để học chữ nghĩa.

Dần dần vùng Thánh địa mở mang rộng đến hơn 200 cây số vuông, bao bọc luôn cả Núi Điện Bà.

17. Đức Phạm Hộ Pháp và Đức Lý Giáo Tông lập Ban Thế Đạo.

Ngày 3-12-Quí Tỵ (dl 7-1-1954), trong một đàn cơ tại Giáo Tông Đường, Phò loan: Hộ Pháp - Tiếp Đạo, Đức Lý Giáo Tông giáng cơ hiệp cùng Đức Phạm Hộ Pháp lập Ban Thế Đạo với bốn phẩm Chức sắc:

"Khi hôm qua, đã có luận về Thế Đạo, nên căn dặn Phò loan đặng Lão giải nghĩa điều ấy.

- Hộ Pháp đã hiểu tổ chức của Hội Thánh Thiên Chúa giáo, có Chức sắc Thế Đạo, pháp văn gọi rằng: Dignitaires laïques. Hiền Hữu đã có phong phẩm HIỀN TÀI, sao không thêm ba phẩm trên nữa cho đủ như của họ.

Hộ Pháp bạch: - Xin Ngài chỉ rõ.

- Thêm vào 3 phẩm Thế Đạo nầy: QUỐC SĨ, ĐẠI PHU, PHU TỬ."

Bản Qui Điều của Ban Thế Đạo mãi đến khi Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên rồi mới được Hội Thánh HTĐ soạn thảo, dâng lên Đức Phạm Hộ Pháp, và ngày 9-2- Ất Tỵ (dl 11-3-1965), Đức Ngài giáng cơ chấp thuận. Đức Thượng Sanh lúc đó cầm quyền Chưởng quản HTĐ ban hành ngày 28-2-Ất Tỵ (dl 30-3-1965).

Đàn cơ tại Giáo Tông Đường, đêm 4-7-Kỷ Dậu (dl 16-8-1969), Phò loan: Hiến Pháp - Khai Đạo, Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ nói về Ban Thế Đạo:

"Đức Lý Đại Tiên có thảo luận với Bần đạo về việc tuyển Chức sắc cao cấp CTĐ thì nên tìm kiếm nhân tài trong hoặc ngoài Ban Thế Đạo, sẵn lòng tình nguyện hiến thân phục vụ cho Đạo, thì các bạn nên mời về tham khảo ý kiến, nếu được thì Đức Lý đặc cách ân phong quyền tước để phụng sự có hiệu lực hơn. Các bạn đồng ý chăng?"

18. Đức Phạm Hộ Pháp lưu vong Cao Miên.

Sau Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954, nước VN bị phân chia thành hai miền Nam Bắc, lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối thế lực Cộng sản, Miền Nam chịu ảnh hưởng của khối thế lực Tư bản.

Đức Phạm Hộ Pháp thấy rõ sẽ có cuộc nội chiến tương tàn tương sát giữa hai miền Nam Bắc, nên Đức Ngài đưa ra chánh sách Hòa bình Chung sống, hòa giải hai miền, thống nhứt với nhau bằng thương thuyết tương nhượng, nhưng không được chánh phủ hai miền ủng hộ, nhứt là Ngô Đình Diệm ở miền Nam dựa thế lực của nước Mỹ nhứt định đánh Cộng sản. Do đó, Ngô Đình Diệm tìm mọi cách khủng bố Đức Phạm Hộ Pháp và trấn áp Đạo Cao Đài.

Đức Ngài bị cầm lỏng trong Hộ Pháp Đường suốt 4 tháng rưỡi. Nhận thấy không có cách nào khác hơn được nữa, nên Đức Ngài quyết định lưu vong sang thủ đô Nam Vang của nước Cao Miên.

Đúng 3 giờ sáng ngày mùng 5-Giêng-Bính Thân (dl 16-2-1956), Đức Phạm Hộ Pháp cùng vài vị Chức sắc thân cận, lên xe hơi đi lên Nam Vang theo ngã Gò Dầu.

Đức Ngài đến Nam Vang bình yên, sau đó xin Hoàng Thân Sihanouk cho tị nạn tại Cao Miên, và xin ở tại Thánh Thất Kim Biên, Nam Vang.

19. Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên.

Trong thời gian lưu vong tại Nam Vang, Đức Phạm Hộ Pháp cố gắng vận động thực hiện chánh sách Hòa bình Chung sống của Đức Ngài, nhưng lãnh đạo của mỗi miền VN đều có đường lối và ý định riêng, nên tiếng kêu của Đức Ngài không được hưởng ứng.

Đức Ngài vì tuổi già sức yếu, quá lao tâm lao lực với nền Đạo, lại bị đày đọa quá khổ cực trong hơn 5 năm đồ lưu nơi hải đảo, ngày nay lại mang tâm bịnh nơi lòng, Đức Ngài cảm thấy giờ qui Thiên sắp tới, nên Đức Ngài làm một văn thư gởi Hoàng Thân Sihanouk, thỉnh cầu cho Đức Ngài tạm gởi thi hài nơi đất Miên dưới sự bảo vệ của Hoàng gia Miên, đồng thời, Đức Ngài gọi các Chức sắc và bổn đạo tới bên giường bịnh để di chúc:

"Bần đạo qui Thiên, tạm gởi thể xác nơi đất Cao Miên một thời gian. Ngày nào nước nhà độc lập thống nhất hoặc thực hiện đúng theo đường lối Hòa bình Trung lập, sẽ di liên đài về Tòa Thánh Tây Ninh."

Ngày mùng 10-4-Kỷ Hợi (dl 17-5-1959), lúc 13 giờ 30 phút, Đức Phạm Hộ Pháp thoát xác qui Thiên, để lại bao mối tiếc thương trong lòng người tín đồ Cao Đài, trước một bậc vĩ nhân đã hiến trọn đời mình khai sáng và xây dựng nền Chơn giáo của Đức Chí Tôn.

Đức Ngài hưởng thọ 70 tuổi. Thể xác được liệm vào liên đài, nhập Bửu tháp tạm, xây ngay phía sau Thánh Thất Kim Biên, Nam Vang.

Kể từ khi Đức Ngài lưu vong sang Cao Miên, ngày 5-Giêng-Bính Thân (dl 16-2-1956), cho đến ngày Đức Ngài qui Thiên, 10-4-Kỷ Hợi (dl 17-5-1959), Đức Ngài ở nơi đất Cao Miên được 3 năm 3 tháng (tính theo dương lịch).

Đêm mùng 10-4-Kỷ Hợi, lúc 10 giờ 45, Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa và Sĩ Tải Bùi Quang Cao phò loan, Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ, dặn dò công việc tế lễ và cho bài thi tạm làm bài Thài hiến lễ:

Ba năm xa cách để chờ may,

Vạn sự do Thiên đã sắp bày.

Chí muốn cao bay trong một kiếp,

Giờ đây nhờ cậy các anh tài.

Đã đành danh phận còn xa thẳm,

Nhưng đứng mày râu chẳng mảy may.

Một kiếp vì đời tua gắng trả,

Cho rồi nợ thế khỏi ai hoài.

Đêm 13-4-Kỷ Hợi, Ngài Hồ Bảo Đạo và Sĩ Tải Cao phò loan, Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ cho bài Thài khác, thay bài Thài trước, dùng hiến lễ Đức Ngài mãi về sau nầy:

Trót đã ba năm ở xứ người,

Đem thân đổi lấy phút vui tươi.

Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,

Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi.

Nhớ tiếc sức phàm thừa chống chỏi,

Buồn nhìn cội Đạo luống chơi vơi.

Rồi đây ai đến cầm Chơn pháp,

Tô điểm non sông, Đạo lẫn Đời.

Ngay sau khi Đức Phạm Hộ Pháp qui Thiên, ở bên nước Pháp, Nữ Đồng Tử Sarah Barthel tại thủ đô Paris, đã nghe được tiếng nói từ cõi thiêng liêng về sự liễu đạo của vị Giáo Chủ Đạo Cao Đài. Bà ghi lại trong bài Chứng Nghiệm, đăng trên báo Le Lien des Cercles d'Etudes số 4 tháng 5-6 năm 1959, xuất bản tại Paris, được dịch ra sau đây:

SỰ QUI THIÊN của VỊ GIÁO CHỦ HOÀN CẦU
của ĐẠO CAO ĐÀI: HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC.

Để liên hiệp tất cả đệ tử Thần Linh thế giới,

Chúng ta hãy than khóc, nhưng vẫn hy vọng!

Hỡi các đệ tử Thần Linh Tây phương!

Đối với anh chị em ta bên phương Đông và Viễn Đông, chúng ta có bổn phận là hiệp tinh thần trong việc hợp tác huynh đệ để tìm biết về vô hình.

Một tiếng nói trên không trung nói với tôi:

"Sở dĩ đạo đức đưa tới một đời sống hạnh phúc là vì đạo đức là một tình thương yêu cao cả và tình yêu nầy chỉ là một với tình yêu cả nhơn loại lẫn vũ trụ.

Tiếng nói ấy là tiếng nói nào mà nó thoát ra ngoài vật thể và nó ở ngàn chỗ trên thế giới địa hoàn để cho tâm hồn yên lặng và mở rộng đều có thể nghe được, dầu họ ở phương Đông cũng như phương Tây, hoặc ở phương Bắc, cũng như phương Nam, họ chờ đợi tiếp nhận những lời Thánh giáo giống nhau, trạng tỏ rõ sự thỏa hiệp của tâm hồn.

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vừa qui Thiên ngày 17-5-1959 hồi 13 giờ 30 phút (giờ Cao Miên) tại Chùa Tual Svay Prey, ở hộ đệ ngũ thuộc Châu thành Nam Vang ...

Đúng giờ đã định, những vị Thiên Thần cầm cây tàn vàng tới đón rước Ngài, và các Hung Thần bị xua đuổi ra xa tít, họp thành một lằn đen xa thẳm, như đóng khung không hẹn mà nên cho một cảnh giới thiên nhiên càng mở rộng thêm mãi.

Những Đấng đã liễu đạo, lớp mặc Thiên phục đỏ, lớp Thiên phục xanh dương, lớp nữa Thiên phục vàng, và cũng còn hàng ngàn mặc Thiên phục trắng.

Những vị Thiên phong sắc phục trắng nói rằng: Tiết độ là mối tình thương yêu làm chúng ta gìn giữ trong sạch những gì mà chúng ta yêu mến.

Những vị Thiên phong sắc phục xanh dương nói: Thận trọng là mối tình thương yêu, phân biệt điều gì đưa đẩy chúng ta đến chỗ thiện và điều gì có thể lôi kéo chúng ta đi xa chỗ thiện.

Những vị Thiên phong sắc phục vàng lúc bấy giờ nói: Công bình là tình thương yêu đặt chúng ta vào con đường phục vụ cho tình bác ái.

Sau chót, những vị Thiên phong sắc phục đỏ cũng tuyên bố: Dũng lực là tình thương yêu giúp ta đảm nhiệm mọi khó khăn cho cái gì chúng ta yêu mến.

Bốn lớp người nói xong thì tiếng nói của Đấng Thượng Đế, tiếng nói ở trong Tâm của mỗi người, dầu ở Thiên giới hoặc Địa giới, hay ở Trung giới, tiếng nói ấy đã phán:

"Trong bốn màu hiệp lại thành một, con đã xuống thế, hạ mình một cách cao cả, làm một vị Giáo Chủ tốt. Hộ Pháp Phạm Công Tắc, con hãy trở về trong lòng TA và góp giữ phần trong lời Thánh Huấn của TA, tiếng nói của Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế."

Ngày 17-5-1959, hồi 7 giờ, trong toàn Địa giới, Trung giới, yên tịnh hay phiêu lãng, tất cả những người Nam Nữ trong đại cơ quan đồng tử đều được nhìn thấy và nghe rõ tất cả những sự việc mà tôi ghi chép y như trên.

Nữ Đồng tử Sarah Barthel
20 đường Alibert, Paris X ème

(Trích trong quyển Hình Ảnh Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc qui Thiên do soạn giả Nguyễn Văn Hảo xuất bản năm 1967)

Tổng kết:

Tiểu sử của Đức Phạm Hộ Pháp gần như là lịch sử của Đạo Cao Đài trong 31 năm đầu tiên, kể từ lúc sơ khởi nền Đạo năm 1925 cho đến năm 1956 khi Đức Phạm Hộ Pháp, rời khỏi Tòa Thánh, lưu vong sang Cao Miên.

Đức Ngài là một trong những môn đệ yêu ái nhứt đầu tiên của Đức Chí Tôn, lại là người trẻ tuổi được Đức Chí Tôn đặt vào phẩm vị cao quí nhứt của HTĐ, 37 tuổi đắc phong Hộ Pháp, và kể từ năm đó, Đức Ngài xả thân hành đạo cho đến ngày sức mỏn hơi tàn, trở về thiêng liêng vị.

Cho nên công nghiệp của Đức Ngài đối với Đạo Cao Đài vĩ đại nhứt so việc tất cả các Chức sắc cao cấp cầm quyền điều khiển nền Đạo thuở ban đầu.

Trong Nội Ô Tòa Thánh, cũng như trong khắp Châu Thành Thánh địa Tây Ninh, từ những Đền thờ đến các dinh thự, từ những con đường lớn hay nhỏ đến các cây cầu, từ những ngôi chợ đến các khu nhà ở trật tự khang trang, từ những ngôi trường dạy trẻ em nhà Đạo cho đến các Y Viện, Dưỡng Lão, Cô Nhi Viện, vv... đâu đâu cũng đều thấy có những dấu tích nhắc nhở công nghiệp vĩ đại của Đức Ngài.

Thể xác của Đức Ngài tuy đã mất, hình bóng Đức Ngài tuy đã khuất, nhưng trong lòng của mỗi tín đồ Cao Đài trong nhiều thế hệ vẫn ghi khắc hình ảnh sống động của Đức Ngài.

Đức Ngài là bậc vĩ nhân của Đạo Cao Đài, và cũng sẽ như Đức Chúa Jésus hay Đức Phật Thích Ca, Đức Ngài sẽ là bậc vĩ nhân của toàn thể nhơn loại.

20. Nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp.

■ Theo tài liệu của Thừa Sử Phạm Ngọc Trấn viết lưu lại, Đức Phạm Hộ Pháp có kể cho ông nghe, thuở nhỏ, Đức Ngài có lần nằm mê xuất chơn thần về Bạch Ngọc Kinh nơi cõi thiêng liêng gặp Đức Chí Tôn.

"Thuở nhỏ, Đức Hộ Pháp còn đi học, có một lần nằm mê luôn hai ngày. Lúc xuất Thần ra đi, Ngài có một người Em thiêng liêng vâng lịnh Đức Chí Tôn xuống rước Ngài về. Ngài cùng đi với người Em đến cửa Bạch Ngọc Kinh thì thấy 8 con gì như con chó xù, to lớn mạnh mẽ coi đáng ghê sợ, có con nằm đưa bàn chơn trước ra ngang ngửa giữ cửa, người Em bước lên trên chơn nó thì nó nâng lên đưa vào cửa, còn Ngài thì sợ, đứng lại. Người Em ngó ngoái lại thấy sao Ngài không vào, nên cười và nói: Anh cứ vào, Anh đi không bao lâu mà lạ, rồi Ngài liền bước lên trên chơn con chó xù đó thì nó cũng đưa Ngài vào trong cửa Bạch Ngọc Kinh.

Người Em nói: Anh chờ một chút, Em vào bạch với Đức Chí Tôn. Ngài ngồi xem cung điện rất nguy nga tráng lệ, thấy toàn bằng trân châu báu ngọc, dưới lót bằng hào quang sáng đẹp vô cùng.

Chờ hồi lâu, Ngài kêu lớn lên thì người Em chạy ra nói: Anh đừng sợ, chờ tôi một chút.

Bỗng thấy Chí Tôn phán rằng: Con có đói không?

Ngài đáp: Thưa Thầy con đói.

Đức Chí Tôn biểu người Em Ngài đem ra ba cái bánh ếch trần. Ngài ăn hai cái thì vừa no, còn cái thứ ba Ngài nghẹn, nuốt không vô, Ngài muốn liệng nhưng vì sợ lấm cung điện, Ngài ráng nuốt cho được nhưng ngán lắm.

Đức Chí Tôn hỏi: Con còn đói không?

Ngài bạch: Con no lắm rồi.

Đức Chí Tôn hỏi: Con có khát nước không?

Ngài đáp: Bạch Thầy con khát.

Đức Chí Tôn dạy đem một tô nước trong thật đầy. Ngài uống ngon lắm. Khi uống vào, Ngài thấy nhẹ nhàng lại như cũ.

Đức Chí Tôn bảo người Em Ngài đưa Ngài trở về.

Trước khi ra về, Ngài bạch: Thưa Thầy, cho con xin một con chó xù đem về giữ nhà.

Đức Chí Tôn bảo: Con về trước đi, Thầy sẽ cho nó xuống sau."

■ Ngày 15-8-Bính Thân (dl 19-9-1956), tại Báo Ân đường Kim Biên, Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ (Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Động chủ Bạch Vân Động nơi cõi thiêng liêng) giáng cơ, phò loan: Đức Phạm Hộ Pháp và Hồ Bảo Đạo, nói với Đức Phạm Hộ Pháp: (Đức Thanh Sơn tự xưng là Bần tăng, gọi Đức Phạm Hộ Pháp là Thiên Tôn)

"Nhiều điều Thiên Tôn hỏi thì Bần tăng khó trả lời đặng, duy Nguyệt Tâm (Chơn Nhơn) đảm đương Thiên vụ, người hiểu biết rõ hơn Bần tăng, vậy Thiên Tôn nên hỏi nơi người. Chỉ có bài thi của Bần tăng có hơi huyền bí tiên tri, nên Bần tăng có thể giải đáp.

Thiên Tôn nhớ lại khi lập thành Phong Thần Bảng, những người đứng vào hàng Thất Thánh là ai?

Hộ Pháp đáp: Lý Thiên Vương, Kim Tra, Mộc Tra, Na Tra, Vi Hộ, Dương Tiễn, Lôi Chấn Tử.

- Phải, thì trước đầu kiếp vào nhà họ Vi, còn nay vào nhà họ Phạm. Điều đó có chi khó hiểu mà phỏng đoán. Tiên tri của Bần tăng đã nhiều và chỉ rõ VN xuất Thánh thì đã hẳn rồi, còn cho không rõ rệt, hơn nữa lại còn một điều trọng hệ hơn là Di- Lạc giáng linh thì Thiên Tôn đã thấy rằng tiên tri vốn không sai sót đủ điều."

■ Ngày 15-3-Bính Dần, Đức Chí Tôn phong Ngài Phạm Công Tắc là: Hộ giá Tiên Đồng Tá cơ Đạo Sĩ. (có chữ Hộ giá, nghĩa là hộ vệ Đức Chí Tôn khi xuất hành).

■ Đức Lý Giáo Tông thố lộ nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp và quyền năng của Ngài trong bài thi khoán thủ:

1. Hộ giá Chí Tôn trước đến giờ,

2. Pháp luân thường chuyển máy Thiên thơ.

3. Chưởng quyền Cực Lạc phân ngôi vị,

4. Quản suất Càn khôn định cõi bờ.

5. Nhị kiếp Tây Âu cầm máy Tạo,

6. Hữu duyên Đông Á nắm Thiên thơ.

7. Hình hài Thánh Thể chừ nên tướng,

8. Đài trọng hồng ân gắng cậy nhờ.

(Khoán thủ: Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài)

CHÚ THÍCH:

Câu 1: cho biết Đức Ngài là Ngự Mã Thiên Quân hộ giá Đức Chí Tôn từ trước đến nay.

Câu 2: cho biết Đức Ngài nắm về Pháp, xoay chuyển cơ Trời theo Thiên thơ đã định.

Câu 3: Đức Ngài nắm quyền phân định ngôi vị nơi cõi CLTG. (Chính Đức Ngài được Đức Chí Tôn sai đi mở cửa CLTG bằng bửu pháp Giáng Ma Xử cho các chơn linh đạo đức nhập vào CLTG).

Câu 4: Đức Ngài sẽ thay mặt Đức Chí Tôn cầm quyền cai trị CKTG. Câu nầy kết hợp với bài Kinh Đại Tường cho chúng ta biết rằng, Đức Hộ Pháp sẽ giáng trần là Đức Di-Lạc Vương Phật, thay mặt Đức Chí Tôn cai trị CKTG.

Câu 5: Cho biết kiếp giáng sanh xuống trần lần thứ nhì là Đức Chúa Jésus, mở Đạo Thiên Chúa ở Do Thái rồi truyền qua Âu Châu, cứu độ các sắc dân Âu Châu.

Câu 6: Kiếp nầy Ngài giáng sanh xuống nước VN làm Hộ Pháp chưởng quản HTĐ, nắm giữ Thiên điều.

Câu 7: Nhờ Ngài mà hình thể của Đức Chí Tôn tại thế (tức là Hội Thánh CTĐ) được nên hình tướng.

Câu 8: Phẩm vị của Ngài rất cao trọng, nhơn sanh gắng cậy nhờ ân huệ lớn lao của Ngài.

Chúng ta với trí não phàm phu thô thiển, không thể hiểu rõ huyền diệu của Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng, nhưng qua các tài liệu vừa nêu trên, chúng ta có thể nêu lên một thuyết về Nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp:

Nguyên căn của Đức Phạm Hộ Pháp là: Ngự Mã Thiên Quân, Hộ Giá Đức Chí Tôn.

- Kiếp giáng trần thứ nhứt là Vi Hộ, với bửu pháp là Giáng Ma Xử, một trong Thất Thánh vào thời Phong Thần. (Thời Phong Thần, cuối Nhà Thương, khởi đầu Nhà Châu, trước kỷ nguyên Tây lịch chừng 1100 năm). Vi Hộ sau khi giúp mở ra nhà Châu xong thì trở về núi tu luyện, đắc quả Phật Hộ Pháp, gọi là Vi Hộ Pháp, tức là Đức Phật Hộ Pháp họ Vi.

- Kiếp giáng trần lần thứ nhì là Đức Chúa Jésus mở Đạo Thánh Thiên Chúa giáo bên Âu Châu.

- Kiếp giáng trần thời ĐĐTKPĐ là Hộ Pháp Phạm CôngTắc.

- Đức Ngài sẽ giáng sanh xuống trần lần nữa là Đức Di-Lạc Vương Phật, làm Giáo Chủ Đại Hội Long Hoa, mở ra đời Thượng Nguơn Thánh đức.

21. Thượng pho tượng của Đức Phạm Hộ Pháp lên ngai Thất Đầu Xà:

Vào ngày 15-12-Quí Mão (dl 29-1-1964), Hội Thánh tổ chức một buổi lễ long trọng thượng pho tượng Đức Hộ Pháp lên Ngai Thất Đầu Xà tại HTĐ TòaThánh. Đây là nguyện vọng của Hội Thánh và toàn đạo khắp nơi, mong ước đã lâu nhưng vì thời cuộc, đành phải nén sự đau buồn từ mấy năm qua.

Hôm nay, pho tượng Đức Hộ Pháp sắp thượng lên Ngai Thất đầu Xà, toàn đạo tưng bừng hân hoan biết bao! (Trích trong Đại Đạo Nguyệt san số 1 trang 32).

Trong dịp nầy, Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức có lên Giảng Đài Tòa Thánh nói về ý nghĩa của Lễ An Vị tượng Đức Phạm Hộ Pháp trên Thất Đầu Xà:

"Khi Đức Hộ Pháp trấn pháp, hành bí pháp cùng thể pháp các đàn Vía, Sóc, Vọng, khi Ngài đứng là Chuyển pháp, Ngài ngồi là Trụ pháp, nên khi Ngài ngồi, hai chân đạp hai đầu Ai bên tả, Nộ bên hữu, hai tay đè Ố bên hữu, Dục bên tả.

Đức Ngài nói: Khi Hộ Pháp trấn trên Thất Đầu Xà là đè nén các vật dục ở thế gian nầy gom lại khỏi cấu xé nhau, để Mừng, Vui, Thương cho mọi người chung hưởng thái bình, để gìn giữ đạo đức tu hành dễ dàng, nước nhà thạnh trị, e sau nầy Hộ Pháp xuất ngoại, Thượng Sanh về ngự nơi đuôi thì Thất tình tự do lôi cuốn, cấu xé lẫn nhau, không phương kềm chế. Ấy là cơ thử thách nội và ngoại. Ngày nào Hộ Pháp trấn lại trên ngai thì mới có thể dễ dàng mọi việc Đời và Đạo.

Quyền thiêng liêng phải vậy đặng vay trả cho sạch oan khiên, mới đem thuần phong mỹ tục, vãn hồi hòa bình trật tự tháng Thuấn ngày Nghiêu, trở nên thượng cổ.

Vì lời tiên tri trên của Đức Phạm Hộ Pháp mà Hội Thánh rất lo ngại nên quyết định đúc tượng của Đức Ngài gấp rút để trấn an trên Thất Đầu Xà, nghĩa là trấn áp phần nào Thất tình của con người, đặng tránh bớt biến cố trong Đạo, vì lời tiên tri ấy đã thể hiện rõ rệt từ ngày Đức Thượng Sanh về cầm quyền tối cao trong Đạo. Có nhiều hiện tượng cho thấy rõ Thất tình đã dậy, gây sự bất hòa giữa người đạo với người đạo.

Tuy nhiên, nếu chúng ta biết thận trọng trong các hành vi và trụ vững tinh thần, đừng để Thất tình lôi cuốn thì dầu không trấn an cũng có thể tránh được bất hòa, vì chủ trương của Đạo là hòa ái. Nếu đi ngoài chủ trương ấy là lạc Đạo vậy.

Anh chị em chúng ta có bổn phận phải thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho toàn Đạo và toàn chúng sanh để tránh những điều chẳng may, và khẩn cầu riêng Đức Hộ Pháp ban ân điển vào Thánh tượng của Ngài để ngự chế Thất Đầu Xà, tức là Thất tình, làm sao cho Đạo được êm ấm điều hòa, mới mong Đức Lý Nhứt Trấn Oai Nghiêm ân xá cho tất cả, rồi mới mong đến việc cầu phong cầu thăng cho những Chức sắc đầy đủ công nghiệp.

Chúng ta cũng phải cầu nguyện cùng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu ban ơn lành cho nước nhà mau bình yên thạnh trị, đặng rước liên đài của Đức Ngài về Tòa Thánh để trấn an vĩnh viễn nơi ngôi Đức Ngài ngự."

(Trích trong bài Thuyết đạo của Ngài HIẾN PHÁP).

22. Kinh sách và Thi văn:

Đức Phạm Hộ Pháp có hai bút hiệu: Tây Sơn Đạo và Ái Dân, có trước tác hai quyển sách: - Phương Tu Đại Đạo gồm hai tập và - Thiên Thai Kiến Diện.

- Quyển Phương Tu Đại Đạo, viết theo thể thơ đặc biệt, mỗi câu có từ 7 đến 8 chữ hoặc 9 chữ, khi dùng cước vận, khi dùng yêu vận, trường thiên, nội dung dạy về phần Nhơn Đạo cho các tín đồ nam nữ. Xin trích ra đây một đoạn ngắn:

PHẬN LÀM CHA

Cha mẹ rủi sanh con hung bạo,

Tội dưỡng nhi bất giáo đã đành.

Với hình hài mình đã sanh thành,

Thì chữ Đạo chữ Tình cân đúng giá.

Cơ chuyển thế nơi tay đã quả,

Thay mặt cho Tạo Hóa dựng đời.

Vật tối linh thiên hạ là người,

Cha mẹ vốn là Trời phần xác thịt.

Phận nuôi dưỡng tuy vân cần ích,

Phải dạy răn kẻo nghịch lòng Trời.

Đã lập Đời ắt phải dạy Đời,

Đừng dưỡng ác hại người mang nghiệp chướng...

- Quyển Thiên Thai Kiến Diện, gồm 77 bài thơ Đường luật, viết vào năm 1927, thuật lại những điều mà Đức Ngài thấy tận mắt khi xuất chơn thần lên viếng cảnh Thiên Thai nơi cõi Thiêng liêng Hằng sống.

Xin chép ra sau đây bài thi số 1 mở đầu và bài 77 cuối hết để tượng trưng:

Ngoài áng Đào Nguyên sấn bước vào,

Thiên Thai Tiên cảnh trước cao cao.

Mây lành phủ động làm khuôn cửa,

Tòng rậm bao quanh giống mặt rào.

Hạc đạo đón đưa bay xạo xự,

Nai tăng tiếp rước chạy lao xao.

Lừng trời lững đững ngàn muôn kẻ,

Cười nói mừng vui đến miệng chào.

***

Chùm sao khi tỏ lại khi mờ,

Thấy ngọn cờ hồng gió phất phơ.

Cõi ngoại reo vang quân dị quốc,

Trong thành ong óng tiếng con thơ.

Ruộng dâu giáo đóng dầy như giạu,

Bể hoạn nước sâu dẫy quá bờ.

Chộn rộn khó phân người với quỉ,

Đền vàng người ngựa bóng u ơ.

Đức Phạm Hộ Pháp thường xuyên thuyết đạo trong mỗi kỳ đàn cúng, suốt mười mấy năm, kể từ năm 1946, năm Đức Ngài hồi loan từ Mã đảo (đảo Madagascar ở Phi Châu), cho đến khi Đức Ngài qui Thiên. Đức Phạm Hộ Pháp muốn "Cậy phương thuyết giáo vẽ thành Kinh Chơn" (KNH)

Những bài thuyết đạo nầy được Ban Tốc Ký ghi chép lại, tập hợp theo từng năm, và theo từng đề tài, tạo thành được 8 quyển Thuyết Đạo của Đức Phạm Hộ Pháp, in được 4 cuốn, còn 4 cuốn chưa in. Hai quyển có đề tài đặc biệt là:

·         Bí Pháp.

·         Con đường Thiêng Liêng Hằng sống.

Đây là những tài liệu rất quí báu cho người học Đạo, nghiên cứu về Giáo lý và Triết lý của Đạo Cao Đài.

Đức Phạm Hộ Pháp cũng rất sính thơ. Đức Ngài làm rất nhiều bài thơ đường luật, xướng họa cùng các thi hữu nơi HTĐ và Cửu vị Tiên Nương DTC. Xin chép ra vài bài tượng trưng:

ĐỨC HỘ PHÁP HỌA VẬN TRẢ LỜI BÁT NƯƠNG:

Hành tàng hư thiệt tại Cha Trời,

Đông Mậu năm hồ hỏa khắp nơi.

Châu ngũ khí hòa tan ác nghiệt,

Thất sơn dấy động Thất sơn dời.

Thế tiêu xuân Kỷ Long Hoa trổ,

Thưởng phạt cuối cùng Thánh đức thôi.

Long Mã ban vương tiêu trận kỵ,

Cù phi hải sụp lý thay Trời.

BẮC DU CẢM TÁC

Non nước hồn thiêng đã tỉnh dần,

Xuân Thu xưa nay đổi Thu Xuân.

Nam phong đỡ vững xa thơ Hán,

Bắc tục xô nghiêng đảnh nghiệp Tần.

Bác ái là đề thi tiến hóa,

Nghĩa nhân ấy mục định duy tân.

Thiên thời Địa lợi đôi điều sẵn,

Chỉ thiếu hòa Nhân để hợp quần.

CẢM THUẬT

Một thân lưu xứ quá đìu hiu,

Thấy khổ nhơn sanh hết sức chiều.

Võ lực gầy bao tang tóc lại,

Đạo mầu hóa giải nghiệt oan tiêu.

Rủi sanh phải lúc đời ly loạn,

Mong gặp đặng hồi chúa Thuấn Nghiêu.

Đã quyết hy sinh vì nghĩa cả,

Chỉ mong gầy dựng phước thiên thiều.

(Kim Biên, 1957)

BQÐ: Bát Quái Ðài.

CKTG: Càn Khôn Thế giới.

CLTG: Cực Lạc Thế giới.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.

DTC: Diêu Trì Cung.

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

KNH: Kinh Nhập Hội.

PCT: Pháp Chánh Truyền.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

TTTN: Tòa Thánh Tây Ninh.

 

Hộ Pháp Đường

護法堂

A: The office of Hộ Pháp.

P: L'office de Hộ Pháp.

Hộ Pháp: Đức Hộ Pháp chưởng quản HTĐ. Đường: nhà.

Hộ Pháp Đường là tòa nhà lớn dành làm văn phòng làm việc của Đức Hộ Pháp, và cũng là nơi nghỉ ngơi của Đức Ngài ngoài giờ làm việc.

Hộ Pháp Đường được xây dựng trong Nội Ô, kế Báo Ân Từ, bên cạnh Văn phòng HTĐ của chư vị Thời Quân.

■ Đôi liễn nơi cổng Hộ Pháp Đường khi xưa, khởi đầu bằng hai chữ HỘ PHÁP:

護執天機管率乾坤安世界

法權處定和平天下總寰球

HỘ chấp Thiên cơ quản suất Càn Khôn an thế giới,

PHÁP quyền xử định hòa bình thiên hạ tổng hoàn cầu.

Nghĩa là:

Che chở và gìn giữ Thiên cơ, cai quản CKVT, làm cho thế giới an ổn,

Quyền hành chưởng quản pháp luật, phán đoán sắp đặt hòa bình cho nhơn loại khắp hoàn cầu.

■ Đôi liễn nơi cổng Hộ Pháp Đường hiện nay là đôi liễn của Phạm Môn, nên khởi đầu bằng hai chữ PHẠM MÔN:

梵敎隨元救世度人行正法

門權定會除邪滅魅護眞傳

PHẠM giáo tùy nguơn cứu thế độ nhơn hành chánh pháp,

MÔN quyền định hội trừ tà diệt mị hộ chơn truyền.

Nghĩa là:

Phật dạy tùy theo thời gian mà cứu độ người đời, thi hành chánh pháp,

Quyền hành nơi cửa Đạo là định ra khoảng thời gian để diệt trừ tà mị yêu quái, bảo hộ chơn truyền.

■ Trên lầu Hộ Pháp Đường, trước bàn thờ Đức Phạm Hộ Pháp, quí vị công quả Phạm Môn có làm đôi liễn ghi nhớ công ơn vĩ đại của Đức Phạm Hộ Pháp:

大德慈悲始創弘基眞法宣揚傳正敎

偉功救世永懷明訓眾生崇拜仰尊師

Đại đức từ bi thủy sáng hoằng cơ chơn pháp tuyên dương truyền chánh giáo,

Vĩ công cứu thế vĩnh hoài minh huấn chúng sanh sùng bái ngưỡng tôn sư.

Nghĩa là:

Đức từ bi lớn, đầu tiên gây dựng nền tảng rộng lớn về giáo lý chơn thật, tuyên dương và truyền bá chánh giáo,

Công lao to lớn cứu đời, ghi nhớ mãi những lời giáo huấn rõ ràng, chúng sanh kính phục tôn thờ, chiêm ngưỡng Đấng tôn sư.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CKTG: Càn Khôn Thế giới.

 

Hộ Pháp Em

A: Hộ Pháp in miniature.

P: Hộ Pháp en miniature.

Hộ Pháp Em là tiếng gọi danh dự để chỉ phẩm Thông Sự trong một Ấp Đạo, vì Thông Sự có nhiệm vụ coi về Pháp luật trong một Ấp Đạo.

Phận sự của Thông Sự giống y như nhiệm vụ phàm trần của Đức Hộ Pháp, nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp là một Ấp Đạo mà thôi. Phẩm vị Thông Sự do Đức Hộ Pháp lập nên để hành quyền nơi Ấp Đạo. (Xem thêm chữ: Hội Thánh Em)

 

Hộ trì

護持

A: To help, to succour.

P: Aider, secourir.

Hộ: Che chở, bảo vệ, giúp đỡ. Trì: gìn giữ.

Hộ trì là che chở và gìn giữ.

DLCK: Thi pháp hộ trì vạn linh sanh chúng.

DLCK: Di Lạc Chơn Kinh.

 

Hộ Viện

戶院

A: Institute of finances.

P: Institut de finances.

Hộ: Nhà cửa, tài sản. Viện: toà sở lớn.

Hộ Viện là một Viện trong Cửu Viện CTĐ, trực thuộc Thái Chánh Phối Sư, có nhiệm vụ gìn giữ và bảo vệ tiền bạc và tài sản của Đạo.

Hộ Viện lập Sổ Thâu Xuất phân minh, lập Sổ Tài sản: nhà cửa, máy móc, dinh thự, ruộng đất, đồn điền, v.v...

Đứng đầu Hộ Viện là một vị Thượng Thống, phẩm Phối Sư, có các Phụ Thống, Quản Văn phòng và Thơ ký giúp việc.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hộ vụ

戶務

A: Financial affair.

P: Affaire financière.

Hộ: Nhà cửa, tài sản. Vụ: Công việc.

Hộ Vụ là một Vụ trong Ban Tứ Vụ của mỗi Thánh Thất, có nhiệm vụ giữ gìn tiền bạc và tài sản của Thánh Thất.

Hộ Vụ lập Sổ Thâu Xuất tiền bạc, Sổ Tài sản của Đạo nơi Thánh Thất. (Xem: Ban Tứ Vụ, vần B)

 

HỒI

HỒI

1.    HỒI: Trở về, hướng về.
Td: Hồi dương.

2.    HỒI: Đi trở về.
Td: Hồi loan, Hồi tỵ.

 

Hồi dương

回陽

A: To restore the life.  

P: Revenir à la vie.

Hồi: Trở về, hướng về. Dương: Khí dương, chỉ sự sống.

Hồi dương là tình trạng người bịnh sắp chết tỉnh lại để trối lại với người thân, rồi sau đó thì yếu dần và chết hẳn.

Trong cơ thể con người, khi hai 2 âm dương điều hòa thì cơ thể mạnh khỏe. Nếu hai khí ấy mất cân đối thì sanh ra bịnh hoạn. Khi khí dương tuyệt dứt, chỉ còn lại khí âm thì cơ thể phải chết, khí âm làm cơ thể lạnh dần, đơ cứng và bất động.

Trong nhiều trường hợp người bịnh sắp chết, khí dương gần hết, may nhờ uống vào một liều thuốc hồi sinh, hay vì tinh thần nổi lên chống lại Thần chết, để trối trăn dặn dò con cháu, thì bỗng nhiên người bịnh tỉnh lại hẳn. Người ta gọi là người bịnh hồi dương, cũng giống như ngọn đèn dầu, trước khi tắt thì phụt sáng lên.

Thường thì sự hồi dương chỉ kéo dài một thời gian ngắn, rồi người bịnh yếu dần và chết hẳn.

 

Hồi đầu thị ngạn

回頭是岸

Hồi: Trở về, hướng về. Đầu: cái đầu. Thị: là, ấy là. Ngạn: bờ.

Hồi đầu là quay đầu lại, ý nói tỉnh ngộ, cải tà qui chánh.

Hồi đầu thị ngạn: Quay đầu lại là bờ.

Ý nói: Người làm ác chỉ còn cách hối cải thì mới có con đường sống.

Khổ hải mang mang, Hồi đầu thị ngạn: Biển khổ mênh mông, quay đầu thì gặp bờ ngay. Ý nói: Tuy đời là biển khổ mênh mông, nhưng nếu biết giác ngộ tu hành, quay đầu nhìn trở lại tâm mình, nếu thấy tánh thì sẽ được giải thoát ngay.

 

Hồi giáo

回敎

A: Mahometanism, Islamism.

P: Mahométisme, Islamisme.

Hồi: được dịch từ tiếng Á Rập: Islam, nghĩa là phục tùng. Giáo: tôn giáo.

Hồi giáo là một tôn giáo dạy các tín đồ phải phục tùng Thượng Đế một cách hoàn toàn tuyệt đối, không thắc mắc, không bàn cãi, vô điều kiện.

Đây là tôn giáo độc thần tiêu biểu nhứt. Nó có tính cách cứng rắn, đưa người Hồi giáo lẫn lộn giữa Đạo và Đời.

Hồi giáo được Giáo chủ Mahomet chánh thức mở ra từ ngày 16-7-622 (sau kỷ nguyên Tây lịch) tại thành phố Medina, nước Á Rập, và ngày nầy được dùng làm kỷ nguyên Hồi giáo.

Quyển sách căn bản của Hồi giáo là Thánh Kinh Coran, ghi chép những điều giảng dạy của Giáo Chủ Mahomet.

 

Hồi hướng công đức

回向功德

Hồi: Trở về, hướng về. Hướng: về phía. Công đức: công quả và phước đức.

Hồi hướng là hồi chuyển về phía.

Hồi hướng công đức là hồi chuyển công đức do mình lập ra đến cho một người khác như cha mẹ, cho một người thân nào đó, hay cho cả chúng sanh.

Nếu hồi hướng công đức của mình để khiến cho mọi người đều đắc thành Phật quả thì đó là hồi hướng Phật đạo.

■ Các vị Cư sĩ tại gia, cuối mỗi thời cúng Phật, thường tụng bài Hồi Hướng Văn sau đây:

(Hán văn)

(Việt văn)

Nguyện dĩ thử công đức,

Nguyện đem công đức nầy,

Phổ cập ư nhứt thiết,

Hướng về khắp tất cả,

Ngã đẳng dữ chúng sanh,

Để đệ tử và chúng sanh,

Giai cộng thành Phật đạo.

Đều trọn thành Phật đạo.

■ Bên Tịnh Độ Tông thường tụng bài Hồi Hướng Văn:

(Hán văn)

(Việt văn)

Nguyện dĩ thử công đức,

Nguyện đem công đức nầy,

Bình đẳng thí nhất thiết,

Bình đẳng thí hết thảy,

Đồng phát bồ đề tâm,

Cùng phát tâm bồ đề,

Vãng sanh An Lạc quốc.

Vãng sanh nước An Lạc.

Tụng được một thời kinh là một việc làm công đức. Nhưng công đức ấy, người tụng kinh nguyện chuyển lại cho tất cả mọi người, các đệ tử của Phật cũng như tất cả chúng sanh, để họ thành tựu được sự nghiệp giác ngộ và giải thoát.

Kệ Chuông Bãi đàn: Thiên phong hải chúng, quốc thới dân an, hồi hướng đàn trường, tận thâu pháp giới.

 

Hồi hưu dưỡng lão

回休養老

A: To retire on a pension and to rest while the old age.

P: Prendre la retraite et se reposer pendant la vieillesse.

Hồi: Trở về, hướng về. Hưu: nghỉ việc. Dưỡng lão: nuôi tuổi già.

Hồi hưu dưỡng lão là nghỉ làm việc và trở về nhà nuôi dưỡng tuổi già.

 

Hồi loan

迴鑾

A: To return to one's palace.

P: Retourner à son palais.

Hồi: Đi trở về. Loan: ngày xưa, trước xe vua đi có gắn một con chim loan miệng ngậm một cái chuông, vì thế xe của vua đi gọi là Loan giá. Ở đây, loan là chỉ xe vua đi.

Hồi loan là vua đi xe trở về cung.

 

Hồi môn

回門

A: To come back home.

P: Rentrer chez-soi.

Hồi: Trở về, hướng về. Môn: cửa, chỉ cái nhà.

Hồi môn là trở về nhà.

PMCK: Nghiệp hồng vận tử hồi môn.

Của hồi môn: Của cải mà cha mẹ cho con gái đem về nhà chồng.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Hồi phục

回復

A: To restore.

P: Rétablir.

Hồi: Trở về, hướng về. Phục: trở lại.

Hồi phục hay Phục hồi là quay trở lại, trở lại tình trạng cũ.

PMCK: Cửu Tiên hồi phục Kim Bàn chưởng Âm.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Hồi quang phản chiếu

回光返照

A: The interior illumination.

P: L'illumination intérieure.

Hồi: Trở về, hướng về. Quang: ánh sáng. Phản chiếu: rọi ngược trở lại.

Hồi quang phản chiếu là đem ánh sáng soi rọi trở lại bản thân mình, nội tâm mình.

Thế thường thì người ta chiếu ánh sáng ra chung quanh để soi rọi việc làm của người khác, nên thường thấy lỗi lầm của người khác mà không thấy được lỗi của mình. Bây giờ, chúng ta đem ánh sáng ấy rọi ngược trở lại vào bản thân mình, rọi vào Thân, Khẩu, Ý và Thất tình Lục dục của mình, rọi vào tâm tánh của mình, để thấy được những cái xấu xa tội lỗi của mình mà lo sửa đổi, và phát huy những cái tốt đẹp.

Cứ hồi quang phản chiếu mãi thì đến một lúc nào đó, con người của mình hết xấu, hết lỗi, hết ác, trở thành thiện lương chơn chánh, tức là đắc đạo đó vậy.

■ Hồi quang phản chiếu là thuật ngữ của việc luyện nội công, nên cũng gọi là: Nội chiếu phản quán. Quang ở đây là ánh mắt, là cái nhìn của đôi mắt. Hướng cái nhìn của đôi mắt vào bản thân là Hồi quang, tập trung cái Thần vào bên trong là Phản chiếu.

■ Theo sách Thiền Đạo Tu Tập trang 422 thì:

Hỏi: Hồi quang phản chiếu là thế nào?

Đáp: Ấy là nói rằng đem cái ánh sáng của mình (tự kỷ quang minh) vẫn chiếu các pháp bên ngoài, quay trở lại chiếu vào nội tâm của chính mình.

Tâm rực rỡ như ánh sáng nhựt nguyệt, vô lượng vô biên, chiếu tất cả các quốc độ trong ngoài. Các chỗ tối tăm là do ánh sáng không đến được, gọi là núi mờ hang quỉ, tất cả quỉ thần ở trong ấy. Quỉ thần có thể hại người. Tâm pháp cũng như vậy.

Cái ánh sáng trí huệ của tâm tánh, vô lượng vô biên, chiếu tất cả các cảnh giới. Chỗ u tối, ánh sáng không đến kịp, gọi là u minh âm giới, tất cả phiền não đều ở trong ấy. Phiền não có thể hại người.

Trí là ánh sáng của tâm, vọng niệm là bóng. Ánh sáng rực rỡ thì mọi vật được chiếu sáng. Tâm niệm không rời cảnh giới, hướng vào bổn tánh, gọi là Hồi quang phản chiếu, cũng gọi là biến chiếu, chiếu khắp đương thể, nơi mê ngộ chưa phát lộ.

Người thời nay lấy vọng niệm suy tư làm bổn tâm, lấy phiền não làm an lạc, đến lúc nào mới lìa sanh tử đây?

 

Hồi tâm

回心

A: To repent.

P: Repentir.

Hồi: Trở về, hướng về. Tâm: lòng dạ, cái tâm của con người.

Hồi tâm là quay cái tâm trở lại hướng về điều lành, tức là cải tà qui chánh.

TNHT: Lão đến gieo hột Thánh cốc nơi lòng kẻ tà tâm mong đơm bông kết quả, đặng liệu thế hồi tâm.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hồi tỉnh

回醒

A: To recover consciousness.

P: Reprendre la connaissance.

Hồi: Trở về, hướng về. Tỉnh: hết mê.

Hồi tỉnh là đương trong cơn mê mà thức tỉnh, biết rõ đường sáng.

 

Hồi tục thế

回俗世

Hồi: Trở về, hướng về. Tục: tầm thường thấp kém. Thế: đời.

Hồi tục thế là trở lại cõi đời.

Ý nói: Người phát nguyện xuất gia tu hành, tu được một thời gian thì chán nãn, bỏ việc tu hành, trở lại cõi đời. Đó còn gọi là Quy tục hay Hoàn tục.

TNHT: Môn đệ của Thầy, nhiều đứa muốn bỏ đạo y, ném dép cỏ, lột khăn tu mà mong hồi tục thế.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hồi tỵ

迴避

A: To make way.

P: S'abstenir.

Hồi: Đi trở về. Tỵ: lánh ra.

Hồi tỵ là tránh ra.

 

HỐI

HỐI

HỐI: Biết lỗi và ăn năn sửa lỗi.
Td: Hối cải, Hối ngộ.

 

Hối cải

悔改

A: To amend oneself.

P: S'amender.

Hối: Biết lỗi và ăn năn sửa lỗi. Cải: sửa đổi.

Hối cải là ân hận đã làm việc sái quấy và quyết sửa đổi.

TNHT: Hối cải tu thân phải giữ lời.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hối chi bất cập

悔之不及

Hối: Biết lỗi và ăn năn sửa lỗi. Chi: hư tự. Bất cập: không kịp.

Hối chi bất cập là ăn năn thì đã muộn.

 

Hối ngộ

悔悟

A: To repent.

P: Se repentir.

Hối: Biết lỗi và ăn năn sửa lỗi. Ngộ: tỉnh ra mà biết rõ.

Hối ngộ là ăn năn và tỉnh ngộ.

TNHT: Thầy vui lòng thấy nhơn sanh hối ngộ.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hối quá

悔過

A: To regret one's mistakes.

P: Regretter ses erreurs.

Hối: Biết lỗi và ăn năn sửa lỗi. Quá: lầm lỗi.

Hối quá là hối lỗi, ân hận vì những lầm lỗi của mình.

 

Hối sóc

晦朔

A: The last and first day of the lunaison.

P: Le dernier et premier jour de la lunaison.

Hối: tối tăm, ngày cuối tháng âm lịch. Sóc: ngày mùng 1 đầu tháng âm lịch.

Hối sóc là ngày cuối và đầu của tháng âm lịch.

 

HỘI

HỘI

HỘI:
- Nhiều người tụ họp lại.
- Cơ quan có nhiều người.
Td: Hội ngộ, Hội đồng, Hội Thánh.

 

Hội ẩm

會飲

A: To drink together.

P: Se réunir pour boire.

Hội: Nhiều người tụ họp lại. Ẩm: uống.

Hội ẩm là họp nhau lại mà uống rượu vui vẻ.

TNHT: Rượu cúc Bàn Đào chờ hội ẩm.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hội Công Đồng

會公同

A: The Discipline Council.

P: Le Conseil de Discipline.

Hội: Nhiều người tụ họp lại. Cơ quan có nhiều người. Công: chung. Đồng: cùng nhau.

Hội Công Đồng là Ban Kỷ Luật hay là Tòa Án Nội bộ của Cửu Trùng Đài để xử trị các Chức sắc và tín đồ phạm tội.

Trong Tân Luật của Đạo Cao Đài, điều thứ 27, qui định về Hội Công Đồng như sau:

"Như phạm tội trọng hay là tái phạm thì phải đệ lên cho Hội Công Đồng phán đoán. Hội ấy, một vị Đầu Sư hay là Phối Sư phái mình làm đầu và có hai vị Chức sắc hai phái kia nghị án. Hội nầy được quyền trục xuất."

Hội Công Đồng không xử đoán các Chức sắc phạm tội từ phẩm Giáo Hữu đổ lên. Chức sắc từ Giáo Hữu đổ lên phạm tội thì phải đưa lên Tòa Tam Giáo CTĐ.

Hội Công Đồng chỉ xét xử người phạm trọng tội là Lễ Sanh, Chức Việc và Đạo hữu Nam Nữ.

Trọng tội là những tội vi phạm sau đây:

■ Đối với đời: - Tà dâm. - Tham lam. - Xúi giục nhơn sanh làm rối cuộc trị an.

■ Đối với Đạo: - Không tuân luật Đạo, làm loạn chơn truyền. - Chia phe phân phái. - Lập Bàng môn Tả đạo, Đồng cốt, Bóng chàng, Phù chú, ếm đối, xúi giục người theo dị đoan, Tà thuyết.

Theo bản "TỔ CHỨC TƯ PHÁP LẬP QUYỀN NỘI TRỊ ĐẠO" do Ngài Tiếp Pháp Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh và Ngài Hiến Pháp soạn thảo, dâng lên Đức Cao Thượng Sanh, Chưởng Quản HTĐ, được Đức Thượng Sanh phê chuẩn và chấp thuận cho thi hành ngày 24-5-Mậu Thân (dl 19-6-1968), Hội Thánh HTĐ quyết định về Hội Công Đồng CTĐ như sau đây:

CHƯƠNG NHỨT: HỘI CÔNG ĐỒNG.

Nghĩ vì Tân Luật đã ấn định thành phần Hội Công Đồng có tánh cách đơn giản, nhứt là Chức sắc HTĐ là cơ quan gìn giữ luật pháp mà không có điều khoản nào qui định trách nhiệm trong việc áp dụng hay xét xử.

Chiếu đề nghị của Hội Thánh CTĐ số 133/ĐSTT ngày 6-10-Đinh Mùi (dl 7-11-1967) và Vi Bằng số 2 phiên nhóm Hội Thánh HTĐ ngày 20-11-Đinh Mùi (dl 21-12-1967), Đức Thượng Sanh Chưởng Quản HTĐ lập Thánh Lịnh số 01/TL ngày 28-11-Đinh Mùi (dl 29-12-1967) ấn định và bổ túc thành phần Hội Công Đồng phân làm 4 trường hợp sau đây:

Điều thứ nhứt:

a) Nếu bị can là Lễ Sanh nam phái thì:

·         Chủ Tọa: 1 vị Phối Sư (đồng phái với bị can)

·         Nghị Án: 2 vị Giáo Sư (hai phái khác)

·         Biện Hộ: 1 vị Giáo Sư (đồng phái)

·         Buộc Tội: 1 vị Chức sắc Bộ Pháp Chánh.

·         Chép Án: 1 vị Giáo Hữu hay Lễ Sanh.

b). Nếu bị can là Lễ Sanh nữ phái thì:

·         Chủ Tọa: 1 vị Phối Sư nam phái (bất luận Thái, Thượng, Ngọc)

·         Nghị Án: 2 vị Giáo Sư nữ phái.

·         Biện Hộ: 1 vị Giáo Sư nữ phái.

·         Buộc Tội: 1 vị Chức sắc Bộ Pháp Chánh.

·         Chép Án: 1 vị Lễ Sanh nam phái.

c) Nếu bị can là Chức Việc hoặc Đạo hữu nam nữ:

·         Chủ Tọa: 1 vị Phối Sư phái Ngọc.

·         Nghị Án: 2 vị Giáo Hữu (nam hay nữ tùy phái của bị can).

·         Biện Hộ: 1 vị Giáo Hữu (tùy phái của bị can).

·         Buộc Tội: 1 vị Chức sắc Bộ Pháp Chánh.

·         Chép Án: 1 vị Lễ Sanh nam phái.

d) Trong trường hợp sự kiện tụng mà tiên và bị cáo có nam lẫn nữ:

·         Chủ Tọa: 1 vị Phối Sư nam phái (bất luận Thái Thượng Ngọc)

·         Nghị Án: 2 vị Giáo Sư hay Giáo Hữu (1 nam 1 nữ tùy theo Lễ Sanh hay Đạo hữu như đã qui định trên đây)

·         Biện Hộ: 1 vị Giáo Sư hay Giáo Hữu nam phái.

·         Buộc Tội: 1 vị Chức sắc Bộ Pháp Chánh.

·         Chép Án: 1 vị Lễ Sanh nam phái.

Điều thứ nhì: Việc triệu tập thành phần Hội Công Đồng để xét xử do Sắc Lịnh của vị Đầu Sư, chiếu theo sự chọn cử Chức sắc của vị Ngọc Chánh Phối Sư hay vị Nữ Chánh Phối Sư Chủ trưởng Nữ phái CTĐ tùy theo trường hợp.

Vị Chức sắc buộc tội do Bộ Pháp Chánh đề cử.

Điều thứ ba: Khi Hội Công Đồng được triệu tập, có nhận đủ hồ sơ để xét xử thì phải nhóm xử trong thời hạn tối đa là 3 tháng (90 ngày tròn) kể từ ngày nhận hồ sơ.

Điều thứ tư: Bản án do Hội Công Đồng phán quyết phải có sự duyệt y của vị Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh mới được phép ban hành, và bị án không được quyền thượng tố, vì bản án có sự duyệt y là tuyệt đối và chung thẩm.

Điều thứ năm: Trong trường hợp vị Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh không đồng ý bản án do Hội Công Đồng phán quyết (xử nặng quá hay nhẹ quá) thì vị nầy sẽ trả hồ sơ lại cho vị Đầu Sư để triệu tập thành phần Hội Công Đồng khác xử lại.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hội diện

會面

A: To meet one another.

P: Se rencontrer.

Hội: Nhiều người tụ họp lại. Diện: mặt.

Hội diện là gặp mặt nhau.

TNHT: Nếu biết ăn năn trở bước lại nơi đường sáng sủa, giồi tâm trau đức đặng đến hội diện cùng Thầy, thì mới đạt địa vị thanh cao trong buổi chung qui đó.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hội hàng chư linh

會行諸靈

Hội: Nhiều người tụ họp lại. Hàng: thứ lớp. Chư linh: các chơn linh, ý nói các Đấng thiêng liêng.

Hội hàng chư linh là hội họp với các Đấng thiêng liêng.

KĐ2C:

Tiệc hồng đã dọn sẵn sàng,

Chơn thần khá đến hội hàng chư linh.

KÐ2C: Kinh Ðệ Nhị cửu.

 

Hội hiệp

會合

A: To reunite.

P: Réunir.

Hội: Nhiều người tụ họp lại. Hiệp: hợp lại.

Hội hiệp hay Hội hợp là tụ hợp lại biểu thị sự đoàn kết.

TNHT: Thầy lấy làm vui mà trông thấy các con hội hiệp nhau đêm nay mà tỏ lòng thành kính.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hội Quyền Vạn Linh

會權萬靈

A: The Councils of the Power of Creatures.

P: Les Conseils du Pouvoir des Créatures.

Hội: Nhiều người tụ họp lại. Cơ quan có nhiều người. Quyền: quyền hành. Vạn linh: cất cả các Chơn linh trong CKVT. Các chơn linh nầy gồm đủ Bát phẩm Chơn hồn đầu kiếp xuống trần làm chúng sanh. Bát phẩm Chơn hồn gồm: Kim Thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn.

Hội Quyền Vạn Linh (hay Hội lập Quyền Vạn Linh) là một Hội nghị lớn gồm các đại diện của Bát phẩm Chơn hồn, để lập ra các quyết nghị có tính cách tối cao mà quyền lực gần như tuyệt đối, bởi vì quyền lực nầy ngang bằng quyền của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Hội lập Quyền Vạn Linh được phân ra 3 cấp Hội theo thứ tự từ thấp lên cao:

1. Cấp thứ nhứt là HỘI NHƠN SANH:

Cấp nầy đại diện cho 5 phẩm Chơn hồn: Kim Thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn.

Do đó Hội Nhơn Sanh gồm đại diện các hạng nhơn sanh: Đạo Hữu, Thông Sự, Phó Trị Sư, Chánh Trị Sự và Lễ Sanh.

·         Đạo Hữu đại diện Địa Thần,

·         Chánh, Phó Trị Sự, Thông Sự đại diện Nhơn Thần,

·         Lễ Sanh đại diện Thiên Thần.

Ba phẩm Thần nầy đại diện cho Thần hồn, Nhơn hồn và các phẩm chơn hồn thấp kém bên dưới.

2. Cấp thứ nhì là HỘI THÁNH:

Cấp nầy đại diện cho Thánh hồn.

Do đó Hội Thánh gồm tất cả các Chức sắc CTĐ nam nữ trong ba phẩm Giáo Hữu, Giáo Sư và Phối Sư.

·         Giáo Hữu đại diện Địa Thánh,

·         Giáo Sư đại diện Nhơn Thánh,

·         Phối Sư đại diện Thiên Thánh.

3. Cấp thứ ba là THƯỢNG HỘI:

Cấp nầy đại diện cho Tiên Hồn và Phật hồn.

Do đó, Thượng Hội gồm các Chức sắc cao cấp nhứt là: Đầu Sư, Chưởng Pháp, Giáo Tông, Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh.

·         Giáo Tông đại diện Thiên Tiên.

·         Hộ Pháp đại diện Phật vị.

·         Chưởng Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh đại diện  Nhơn Tiên.

·         Đầu Sư đại diện Địa Tiên.

Ba Hội lập Quyền Vạn Linh được tổ chức theo hệ thống nấc thang từ thấp lên cao:

■ Trước hết là HỘI NHƠN SANH: gồm các đại biểu do nhơn sanh trực tiếp bầu lên, thu thập ý kiến và nguyện vọng của nhơn sanh đem ra họp bàn, thảo luận rồi lấy quyết nghị dâng lên Hội Thánh.

■ Kế tiếp, HỘI THÁNH cứu xét các quyết nghị của Hội Nhơn Sanh, kềm chế bớt những ý nguyện của nhơn sanh, tán thành hay phản đối rồi lập quyết nghị dâng lên Thượng Hội.

■ Sau cùng, THƯỢNG HỘI xem xét các quyết nghị của Hội Thánh, đồng thời cũng đặc biệt xem xét các quyết nghị nào của Hội Nhơn Sanh mà Hội Thánh không tán thành.

Khi Ba Hội vừa kể trên quyết nghị thống nhứt một vấn đề gì thì quyết nghị đó có quyền lực rất lớn, gọi là Quyền Vạn Linh. Chỉ có quyền của Đức Chí Tôn mới đối kháng được cùng Quyền Vạn Linh.

Nếu thiếu một trong ba Hội kể trên thì không thành Quyền Vạn Linh.

Vậy: Quyền Vạn Linh là những quyết nghị của ba Hội vừa nói trên: Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội.

Ba Hội Quyền Vạn Linh là cơ quan Lập Pháp,

Cửu Trùng Đài là cơ quan Hành Pháp,

Hiệp Thiên Đài là cơ quan Tư Pháp của Đạo.

Tại sao có Quyền Vạn Linh?

"Từ xưa đến nay, xem qua Chánh Trị của Đời, quyền Lập Pháp thường do một người hay một thiểu số người chủ trương, thành ra đa số thường bị áp bức phải tuân theo ý chí của nhóm thiểu số kia. Mà pháp luật đã đặt ra do một thiểu số người, chỉ thích hợp với quyền lợi của một nhóm người nầy mà không thích hợp với quyền lợi của nhóm người khác, thích hợp với tạp quán địa phương nầy mà không thích hợp với tạp quán của địa phương khác.

Vậy thì ta chỉ thấy 'Người cai trị người' chớ chưa thấy 'Luật cai trị người'. Vì cớ cho nên Đời thường loạn.

Con người có ý chí trước rồi hành động sau, thì hành động đó mới thích hợp được, bằng không thì chỉ là những hành động lầm lẫn, thiếu suy gẫm, thiếu tính toán.

Pháp luật cũng như ý chí của con người, có pháp luật làm khuôn viên thì toàn nhơn sanh cứ một mực khép mình vào khuôn viên ấy mới có thể tránh những hành vi trái phép được. Ý chí của con người thường biến đổi, trình độ của nhơn sanh luôn luôn tiến hóa về mặt trí thức tinh thần, cần phải có luật pháp chế biến cho thích hợp với trình độ tiến hóa với nhơn ý nhơn nguyện thì nhơn sanh mới vui lòng tuân hành.

Đức Chí Tôn là Đấng Tối Cao, sản sanh ra muôn loài, song Ngài đã nói rằng: 'Thầy là các con, các con là Thầy ', ý nghĩa nói rằng: Quyền Vạn Linh bằng với Quyền của Chí Linh, ý muốn của Vạn Linh (Créatures) tức là ý muốn của Chí Linh (Créateur), ý muốn của các con tức là ý muốn của Cha Lành đó vậy.

Vì thế mới có lập Quyền Vạn Linh để Vạn Linh tự lập luật lấy đặng tự kềm chế mình trong con đường tu, hầu qui hồi cựu vị, hội hiệp cùng Thầy."

Sự ích lợi của chế độ nhiều Nghị Hội trong Quyền Lập Pháp:

"Như đã nói trên, tánh cách của Hội Nhơn Sanh là dục tấn, nghĩa là bồng bột, đòi hỏi rất nhiều, nếu trong Quyền Lập Pháp chỉ có một Hội Nhơn Sanh làm cơ quan thì ý nguyện của nhơn sanh nhiều khi đi quá cao hơn sự thực hành của họ, tất nhiên nhơn sanh không thế nào theo kịp, cần phải có Hội Thánh để dung hòa ý chí quá cấp tiến của nhơn sanh, và có Thượng Hội để quyết định chấp thuận đề nghị nào.

Thành ra cả Ba Hội đều tự thấy cần phải dung hòa cùng nhau, mỗi Hội tự nhượng bộ một ít, trong khuôn viên luật pháp.

Về phương diện chuyên môn, một đề nghị đi quasự thảo luận của nhiều Hội tức nhiên chính chắn hơn là chỉ đi qua có một Hội." (Trích Chính Trị Đạo của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa)

Sau đây là Luật Lệ Chung cho Ba Hội lập Quyền Vạn Linh, do Đức Phạm Hộ Pháp thiết lập ngày 16-11-Giáp Tuất (dl 22-12-1934):

LUẬT LỆ CHUNG
CÁC HỘI QUYỀN VẠN LINH

Khi nhóm hội, chư Nghị viên tuân y điều lệ sau đây:

Điều thứ nhứt: Lễ trước lúc mở Hội.

Khi Nghị Trưởng vào Hội lại ghế Chủ Tọa thì cả thảy Nghị viên phải đứng dậy thủ lễ với người, chờ người ngồi rồi mới ngồi sau.

Khi cả thảy ngồi xuống thì Nghị Trưởng đứng dậy trước, rồi cả thảy đứng dậy sau, và giữ vẻ nghiêm trang, đoạn tay bắt Ấn Tý lấy dấu và mật niệm năm câu chú và cầu khẩn Đức Chí Tôn bố trí chung, rồi cả hội đọc Kinh Nhập Hội.

Khi đọc rồi niệm câu chú của Đại Từ Phụ, đoạn chờ cho Nghị Trưởng ngồi rồi thì Nghị viên mới ngồi xuống sau.

Điều thứ nhì: Mở Hội.

Khi đâu đó ngồi xong xả êm tịnh thì Nghị Trưởng rung một tiếng chuông cho chư Nghị viên nghe đặng lẳng lặng, rồi Nghị Trưởng mở Hội, bảo Từ Hàn đọc Tờ Vi bằng nhóm kỳ trước. Thoảng như cả Nghị viên có đọc Tờ Vi bằng ấy rồi thì Nghị Trưởng hỏi Nghị viên Tờ Vi bằng ấy đặt ra có y theo lời đã bàn định chăng, và cả Nghị viên đều công nhận hết chăng?

Nếu có điều chi mà cả Hội định phải sửa đổi vì không y theo lời đã bàn định thì Nghị Trưởng cho lịnh Từ Hàn lập tức sửa lại liền và cho biết luôn sự kết quả các lời bàn định trong Tờ Vi bằng ấy. Kế đó, đem các vấn đề trong chương trình bữa nhóm mà bàn định.

Điều thứ ba: Phận sự Nghị Trưởng.

Trong hội nhóm, Nghị Trưởng hay là Chủ Tọa đem các vấn đề sắp đặt có thứ tự trong chương trình cho Nghị viên bàn luận. Nghị viên không đặng bàn tính việc gì khác hơn là vấn đề đương tranh luận cho tới vấn đề 'Tạp vụ'.

Nghị Trưởng khi xướng đề ra nói rành rẽ cho chư Nghị viên thông hiểu, rồi để cho Nghị viên tự do bàn luận, chẳng nên cãi lẫy điều chi với Nghị viên và chờ khi bàn cãi rồi thì kết luận những ý kiến của chư Nghị viên và cho hiểu rõ mà công nhận hay hủy bỏ.

Điều thứ tư: Phận sự Phó Nghị Trưởng.

Phó Nghị Trưởng giúp Nghị Trưởng về việc ban hành các lời bàn định, trước khi mời nhóm hội, chung trí với Nghị Trưởng lập chương trình và khi Nghị Trưởng vắng mặt vì bận việc, hoặc phải hành đạo phương xa, hoặc bị đau ốm thì Phó Nghị Trưởng đủ quyền thay thế.

Điều thứ năm: Phận sự Từ Hàn.

Từ Hàn giúp Nghị Trưởng lập chương trình, thiệp mời, lập Vi bằng và lo các giấy tờ trong Văn phòng Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng.

Khi hội nhóm, lúc Nghị viên bàn tính, thì chăm chỉ biên các lời bàn tính, rồi chừng bãi Hội, lập Vi bằng và tờ sao lục các lời bàn tính. Từ Hàn được chọn lựa người phụ sự đặng giúp mình trong việc giấy tờ.

Điều thứ sáu: Cách bỏ thăm.

Việc bỏ thăm có hai cách:

a). Khi việc cần yếu trọng hệ thì phải bỏ thăm kín.

b). Khi việc thường thì bỏ thăm giơ tay.

Những việc chi bàn tính, nếu được phân nửa số thăm của cả Nghị viên hiện diện, thêm một lá nửa thì việc ấy được công nhận. Thoảng như số thăm đồng nhau, Nghị Trưởng bỏ thăm bên nào thì lời bàn tính ấy được công nhận.

Nếu 3/5 Nghị viên hiện diện xin bỏ thăm kín thì Nghị Trưởng cho lịnh y theo.

Điều thứ bảy: Số Nghị viên.

a) Kỳ nhóm lệ: Dầu số Nghị viên hiện diện bao nhiêu, Hội cũng cứ nhóm và lời bàn định cũng có giá trị như khi nhóm đều đủ vậy.

b) Kỳ nhóm ngoại lệ: Số Nghị viên phải được phân nửa cái số chung và thêm một vị nữa. Nếu chẳng đủ số định trên thì Nghị Trưởng đình lại và cho Quyền Chí Tôn hay, hoặc là hủy bỏ quyền hội, hay là trừng trị cách nào tùy ý, còn Hội cũng cứ việc hội như số hội viên đều đủ.

Điều thứ tám: Những việc Nghị viên muốn đem ra Hội.

Nghị viên nào muốn xin canh cải, thêm bớt, hủy bỏ điều chi trong Luật Đạo hoặc nơi khác, xin hạch hỏi kích trách tại giữa Hội thì phải gởi tờ xin trước ngày nhóm y theo hạn lệ đã định trong Nội Luật mỗi Hội nhóm.

Điều thứ chín: Quyền bàn tính.

Mỗi Nghị viên được quyền nói thong thả, xong phải giữ lễ nghĩa, giữ hạnh khiêm cung, lấy lời tao nhã êm thuận, chẳng nên nóng nảy và lớn tiếng làm cho mất vẻ ôn hòa của Hội. Mỗi khi muốn nói, phải đưa tay xin phép, rồi chờ Nghị Trưởng phân theo thứ tự cho phép mới được nói.

Trong một vấn đề đem ra bàn luận, thì Nghị viên được phép nói 3 lần, mỗi lần chẳng đặng quá 5 phút.

Nghị viên nào có xin trước, y theo điều thứ tám đã buộc, thì được quyền đem việc mình muốn xin sửa cải, hoặc mình muốn tra vấn, ra nói một lần trong nửa giờ; khi phải minh triết thêm nữa, thì được nói thêm hai lần nữa, mỗi lần 10 phút đồng hồ. Khi hai hoặc nhiều Nghị viên đưa tay lên một lượt xin phép nói, thì Nghị Trưởng định cho người chức lớn, hoặc như đồng chức nhau thì người tuổi tác lớn nói trước, rồi kế cho đến hết người xin một lượt.

Điều thứ mười: Buổi nhóm.

Mỗi buổi nhóm không nên quá 4 giờ đồng hồ. Chư Nghị viên phải đến cho đúng giờ nhóm, chớ nên vô cớ mà bê trễ. Như Nghị Trưởng định nhóm giờ nào, khi quá giờ ấy 15 phút đồng hồ mới mở hội, không kể số Nghị viên nhiều ít.

Thoảng như Nghị Trưởng vắng mặt hoặc đến trễ, thì Phó Nghị Trưởng thay thế. Một Nghị viên chức lớn, hoặc cũ hơn hết, hoặc tuổi tác lớn hơn hết, ngồi ghế Phó Nghị Trưởng. Chừng Nghị Trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị viên.

Còn như Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng vắng mặt, hoặc đến trễ, thì hai Nghị viên chức lớn, hoặc lâu cũ hơn hết, ngồi Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng, chừng Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị viên.

Nếu vô cớ mà không đến nhóm hội thì phải bị phần phạt có định trong các Nội Luật.

Điều thứ mười một: Tư cách Nghị viên.

Nghị viên, nếu là Chức sắc hay Chức việc thì phải mặc Thiên phục hoặc Đạo phục, còn tín đồ thì phải mặc y phục thường cho trang hoàng sạch sẽ, phải bạch y theo hàng Phái viên của Hội Thánh ban cho.

Cả Nghị viên đều phải thủ lễ nghĩa chung với nhau, ngồi trên ghế mình phải ngay thẳng, không nên dựa nghiêng dựa ngửa, hoặc xếp bằng, hoặc co chân lên, vén ống quần mà gãi, không nên hút thuốc, ăn trầu, phải ngồi một chỗ chờ đến khi Hội giải tán. Trước khi giải tán thì Nghị Trưởng và Nghị viên đồng đứng dậy như trước khi nhập Hội, và tụng Kinh Xuất Hội, đoạn lấy dấu niệm câu chú của Đại Từ Phụ, xá 3 xá, rồi lui ra cho có hàng ngũ thứ tự.

Đương nhóm mà vị nào có việc phải ra ngoài thì phải xin phép Nghị Trưởng, xong rồi phải vô liền.

Nếu vị nào làm mất cách lịch sự của Hội thì Nghị Trưởng rung chuông, xin vị ấy giữ phép lịch sự.

Khi Nghị viên đương nói mà nổi giận, làm điều vô lễ thì Nghị Trưởng rung chuông ngăn lại để khuyên giải. Nếu chẳng khứng nghe thì Nghị Trưởng hỏi ý kiến của cả Nghị viên khác, như phần đông đồng ý kiến thì Nghị Trưởng mời ra khỏi Hội. Thoảng như cường ngạnh thì Nghị Trưởng rung chuông, ngưng bàn tính chừng 5 phút trở lại, đệ vị ấy ra Ban Nội trị, chừng yên rồi thì rung chuông nhóm lại.

Khi một Nghị viên đương bàn luận thì người khác ngồi nghe chẳng nên xen vô làm đứt đoạn. Nghị Trưởng sẽ rung chuông chỉ trách người làm mất phép lịch sự ấy.

Nghị Trưởng, khi thấy Nghị viên nào tỏ sắc giận dỗi xin phép nói đặng cố ý tỏ nét giận của mình ra thì được quyền không cho phép nói.

Điều thứ mười hai: Hỏi ý kiến Nghị viên.

Khi có điều chi phải hỏi ý kiến từ Nghị viên, Nghị Trưởng phải hỏi trước hết vị nào nhỏ chức hơn, hoặc khi đồng chức, thì vị nào nhỏ tuổi hơn hết, cứ như vậy cho đến Phó Nghị Trưởng.

Điều thứ mười ba: Đại Hội tại Tòa Thánh: Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh.

Hai Hội nầy nhóm tại nhà nhóm trong Tòa Thánh .

Lễ Khai mạc:

Trước giờ mở Hội thì Nghị Trưởng phái vài Nghị viên đi rước Giáo Tông và Hộ Pháp đến dự lễ.

Khi nhị vị Đại Thiên phong nầy đến thì Lễ Viện cho lịnh nhạc trổi tiếp mừng: Chánh, Phó Nghị Trưởng, Chức sắc HTĐ và Nội Chánh nam nữ ra tại cửa đón rước, cả Nghị viên đồng đứng dậy, chờ cho nhị vị an tọa mới ngồi sau.

Giáo Tông ngồi ghế Chủ Tọa, bên tay mặt thì Hộ Pháp, bên tay trái thì Nghị Trưởng.

Giáo Tông đọc bài diễn văn khai Hội, Hộ Pháp chú giải những luật pháp mà Hội không hiểu rõ. Kế đó, Nghị Trưởng đọc bài diễn văn về chương trình buổi nhóm.

Khi nhị vị Đại Thiên phong về, Chánh, Phó Nghị Trưởng và Chức sắc đồng đưa ra đến cửa, còn Nghị viên cũng đứng dậy như khi hai vị Đại Thiên phong đến.

"Ty Cảnh Sát Tuần phòng" ở ngoài hầu giữ.

Lúc nhóm Hội Nhơn Sanh thì một Lễ Sanh phái Ngọc lãnh cai quản Ty ấy, mặc Thiên phục, buộc dây Sắc Lịnh tam sắc Đạo của HTĐ ban cho trong lúc hội nhóm. Khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho HTĐ.

Lúc nhóm Hội Thánh thì một Giáo Hữu phái Ngọc cai quản Ty ấy, mặc Thiên phục, buộc Dây Sắc Lịnh tam sắc Đạo của HTĐ ban cho trong lúc hội nhóm. Khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho HTĐ. (mỗi 2 giờ đồng hồ đổi phiên canh).

Điều thứ mười bốn: Ban Ủy Viên Ngánh.

Khi Nghị Trưởng và cả thảy đều trở về chỗ ngồi yên rồi thì chọn cử bốn Ban Ủy Viên Ngánh:

1. Phái Thái.

2. Phái Thượng.

3. Phái Ngọc.

4. Phái Nữ.

đặng chia các việc đã đem vào chương trình hầu bàn tính ít người cho dễ dàng thấu đáo mọi việc.

Mỗi Ban Ủy Viên có chừng 5 hoặc 7 Nghị viên: 1 Nghị trưởng, 1 Phúc sự viên và mấy vị kia làm Nghị viên.

Mỗi khi bàn định điều chi rồi thì Phúc sự viên tóm tắt lại, lập một tờ phúc để đệ ra Đại Hội nghị quyết.

Chư Nghị viên của Ban Ủy Viên khi nhóm thì mặc Đạo phục dùng hằng ngày.

Điều thứ mười lăm:

Hội Nhơn Sanh thường xuyên và Hội Thánh thường xuyên cũng nhóm tại nhà nhóm, nhưng không có lễ nhạc rước đưa Giáo Tông và Hộ Pháp, vì hai vị nầy không cần đến nhóm hội.

Ty Cảnh sát Tuần phòng cũng canh giữ, nhưng không mặc Thiên phục và Đạo phục với Dây Sắc Lịnh.

Điều thứ mười sáu: Thượng Hội.

Bữa lễ khai Hội thường lệ thì ba nam Chánh Phối Sư đến rước Giáo Tông và Hộ Pháp và Nữ Chánh Phối Sư thì đi rước Nữ Đầu Sư.

Cả Chức sắc HTĐ và CTĐ nam nữ hiện diện tại Tòa Thánh mà không có phận sự cần yếu mặc Thiên phục đến trước Điện hầu chực tiếp rước.

Khi Giáo Tông và Hộ Pháp đến thì Lễ Viện cho lịnh đánh 6 hồi trống và chuông (đánh bát nhã, mỗi hồi 12 tiếng), dứt hồi chuông trống thì chư Nghị viên vào Đại Điện làm lễ bái Đức Chí Tôn, nhạc đánh bản Nhạc Tấu Quân Thiên. Chừng nhạc dứt, cả Nghị viên tọa vị mới khai Hội.

Bốn Chánh Phối Sư tạm xuất ngoại, chờ có lịnh mời mới đến. Cả Chức sắc khác vào Thiên Phong Đường chờ, chừng bãi Hội đến hầu lễ đưa.

Hội nhóm tại Bửu Điện, nơi Đại Điện nổi hương đăng, cửa màn mở ra, 6 Lễ Sanh ba phái đứng hầu trong BQĐ, 2 Nữ Lễ Sanh hầu bàn Phật Quan Âm, 2 Lễ Sanh phái Ngọc hầu bàn Quan Thánh. Mỗi giờ đồng hồ phải thay đổi.

Ty Tuần phòng Cảnh Sát và Bảo Thể Quân có một Giáo Sư phái Ngọc cai quản đứng trước cửa hầu giữ chỉnh tề cho đến bãi Hội. Mỗi 2 giờ thì đổi phiên. Chức sắc ấy mặc Thiên phục và buộc dây Sắc Lịnh tam sắc Đạo của HTĐ ban cho trong lúc hội nhóm, khi Hội giải tán, đem nạp lại cho HTĐ.

Lúc bãi Hội, chư Nghị viên ra về, Lễ Viện cũng cho lịnh đánh 6 hồi chuông trống, là lễ đưa. Bốn Chánh Phối Sư đưa chư Nghị viên đến dinh mỗi vị.

Điều thứ mười bảy:

Thượng Hội thường xuyên thì nhóm tại Giáo Tông Đường, không có mấy lễ rước đưa như hội thường lệ.

Ty Cảnh Sát Tuần phòng cũng canh giữ nhưng mặc y phục thường và không buộc Dây Sắc Lịnh. Lễ Viện không đổ chuông trống và đánh nhạc.

Điều thứ mười tám:

Nếu ngày sau có điều chi sửa cải, hủy bỏ hoặc cần ích thì truất bỏ hoặc thêm vô luật lệ nầy.

Lập tại Tòa Thánh, ngày 16 tháng 11 năm Giáp Tuất.
(Le 22 Decembre 1934)

HỘ PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
HIỆP THIÊN và CỬU TRÙNG
PHẠM CÔNG TẮC

(ấn ký)

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hội ngộ

會遇

A: To meet each other.

P: Se rencontrer.

Hội: Nhiều người tụ họp lại. Ngộ: gặp.

Hội ngộ là gặp gỡ nhau.

KTKCQV: Càng nhớ đến những ngày hội ngộ.

KTKCQV: Kinh Tụng Khi Chồng Qui Vị.

 

Hội nguơn

會元

Có hai trường hợp:

1) Hội: tụ lại. Nguơn: một đơn vị tính thời gian dài.

Theo Thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp (Quyển 1 trang 75) giải thích về Nguơn và Chuyển như sau: Mỗi Chuyển có 36.000 năm, chia làm 3 Nguơn, mỗi Nguơn có 12.000 năm. Ba Nguơn ấy là: Thượng nguơn, Trung nguơn, Hạ nguơn.

Quả địa cầu của nhơn loại đang ở vào thời kỳ Hạ Nguơn Tam Chuyển, khởi Thượng Nguơn Tứ Chuyển. Do đó, thời nầy được gọi là Hội Nguơn, tức là chỗ gặp nhau của hai Nguơn: Hạ Nguơn (Tam Chuyển) và Thượng Nguơn (Tứ Chuyển).

PMCK: Hội nguơn hữu Chí Linh huấn chúng.

2) Hội: một đơn vị tính thời gian dài. Nguơn cũng là đơn vị tính thời gian.

Trong sách Nho có nói: Trời mở ra ở Hội Tý, Đất thành ra ở Hội Sửu, Người sanh ra ở Hội Dần.

Theo Thiệu Khang Tiết thì: 1 Nguơn là 129.000 năm.

1 Nguơn có 12 Hội. 1 Hội là 10.800 năm.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Hội Nguơn Thiên

會元天

Hội Nguơn: tên của một từng Trời. Thiên: từng Trời.

Hội Nguơn Thiên là từng Trời Hội Nguơn.

Theo Di Lạc Chơn Kinh, từng Trời nầy nằm phía trên Hư Vô Thiên và phía dưới Hỗn Nguơn Thiên.

Hư Vô Thiên là từng Trời thứ 10 thì Hội Nguơn Thiên là từng Trời thứ 11 và Hỗn Nguơn Thiên là từng Trời thứ 12.

Ba từng Trời nầy đều nằm bên trên Cửu Trùng Thiên.

(Xem chi tiết nơi chữ: Vũ Trụ quan, vần V)

 

Hội Nhơn Sanh

會人生

A: The Popular Council.

P: Le Conseil Populaire.

Hội: Nhiều người tụ họp lại. Cơ quan có nhiều người. Nhơn sanh: dân chúng.

Hội Nhơn Sanh là một trong ba Hội lập Quyền Vạn Linh, mà Hội Nhơn Sanh là căn bản.

Hội Nhơn Sanh gồm các đại biểu của các hạng nhơn sanh của Đạo Cao Đài trong quốc nội cũng như quốc ngoại, có nhiệm vụ quan trọng là:

·         Lập pháp hay sửa đổi Luật pháp.

·         Kiểm soát các cơ quan của CTĐ.

·         Tìm phương hướng giúp Hội Thánh CTĐ điều hành nền Đạo mỗi ngày một phát triển tốt đẹp.

Hội Nhơn Sanh của Đạo Cao Đài có quyền hạn giống như Hạ Nghị Viện của chánh quyền Đời trong thể chế dân chủ, nhưng chỉ lo hoàn toàn về mặt tôn giáo mà thôi.

Tất cả các vấn đề như: Tổ chức, Quyền hạn, Nhiệm vụ, Điều hành Hội Nhơn Sanh được Đức Phạm Hộ Pháp qui định trong NỘI LUẬT HỘI NHƠN SANH, được Đức Ngài thiết lập ngày 16-11-Giáp Tuất (dl 22-12-1934).

Sau đây xin chép lại nguyên văn:

NỘI LUẬT
HỘI NHƠN SANH

Chương thứ I: Về Đại Hội tại Tòa Thánh.

Điều thứ nhứt: Chiếu theo Đạo Nghị Định thứ tư, điều thứ bảy của Đức Lý Giáo Tông và Phạm Hộ Pháp thì Thượng Chánh Phối Sư là Nghị Trưởng của Hội Nhơn Sanh.

Hội Nhơn Sanh sắp đặt như vầy:

1.

Thượng Chánh Phối Sư:

Nghị Trưởng.

2.

Nữ Chánh Phối Sư:

Phó Nghị Trưởng.

3.

Lễ Sanh,

Chánh Phó Trị Sự, Thông Sự,

Phái viên:

Nghị Viên.

4.

Một Nghị Viên Nam

và một Nghị Viên Nữ:

Từ Hàn.

5.

Hai Nghị Viên Nam

và hai Nghị Viên Nữ:

Phó Từ Hàn.

Điều thứ hai: Thái và Ngọc Chánh Phối Sư và các Quản Lý Tòa Nội Chánh (ngày nay gọi là Thượng Thống các Viện) đều đến dự Hội, hoặc trả lời những điều nào Nghị viên không rõ mà xin bày tỏ, hoặc minh triết những vấn đề Nghị viên hạch hỏi. Nếu một vấn đề nào bị công kích thì Chánh Phối Sư hay là Quản Lý thuộc về vấn đề ấy phải trả lời hay bày tỏ cho khỏi sanh điều khó khăn cho việc bàn cãi.

Điều thứ ba: Một Chức sắc HTĐ đến chứng kiến và bảo thủ luật lệ không cho Hội phạm đến.

Điều thứ tư: Hội Nhơn Sanh để bàn tính những việc:

1.    Giáo hóa nhơn sanh.

2.    Lo liệu phương hay cho Đạo với Đời khỏi điều phản khắc, và nâng cao tinh thần trí thức của nhơn sanh.

3.    Phổ độ nhơn sanh vào cửa Đạo, dìu dắt tín đồ cho khỏi trái bước và trọn vâng các luật lệ của Đạo.

4.    Xin sửa cải thêm bớt hay hủy bỏ những luật lệ của Đạo không phù hạp với trình độ trí thức, tinh thần của nhơn sanh.

5.    Lo cho nền Đạo được trong ấm ngoài êm và đủ phương liệu đặng phổ thông nền chơn giáo.

6.    Xem xét và công nhận phương diện chánh trị của Đạo, quan sát sổ thâu xuất tài sản và nghị số phỏng định năm tới.

Điều thứ năm: Mỗi năm, Hội Nhơn Sanh nhóm nhằm ngày rằm tháng Giêng, những Hội viên và Phái viên phải có mặt tại Tòa Thánh ngày 13 tháng đó và phải ở lại cho đến ngày bãi hội. Khi đến Tòa Thánh thì lại Nội Chánh (Lại Viện) ghi giấy thông hành, chừng về cũng trở lại Nội Chánh ghi giấy thông hành. Nếu vô cớ đến trễ thì không đặng dự nhóm.

Điều thứ sáu: Mỗi năm, mùng 1 tháng chạp, thì Nghị Trưởng gởi chương trình những vấn đề sẽ đem ra bàn giải cho các Đầu Tỉnh Đạo lúc Hội Nhơn Sanh nơi Tỉnh Đạo nhóm ngày rằm tháng nầy, đem ra bàn cãi xem xét trước cho kỹ lưỡng.

Điều thứ bảy: Hội viên và Phái viên nhớ mỗi năm đến lệ về nhóm chớ không có thơ mời, cũng nhớ đem giấy chứng rằng mình là Nghị viên hay Phái viên đặng nhập Hội.

Điều thứ tám: Nghị viên muốn xin canh cải, thêm bớt, hủy bỏ điều chi trong Luật Đạo hay là điều chi khác nữa thì phải gởi tờ xin 20 ngày trước bữa hội nhóm, cũng phải chỉ rõ mình xin sửa cải, thêm bớt hay là hủy bỏ việc gì.

Điều thứ chín: Khi nhóm hội, cả Nghị viên phải tuân y thể lệ của bổn Luật Lệ Chung các Hội. Nếu vô cớ mà không đến nhóm hội, thì phải bị mất quyền Hội viên hay là Phái viên. Nếu là Hội viên thì mất quyền ấy 3 năm, còn Phái viên thì trong 3 năm không quyền ra ứng cử. Cả Nghị viên phải mặc Thiên phục hay là Đạo phục tùy theo phẩm mình.

Điều thứ mười: Nội trong 20 ngày sau khi hội nhóm thì Từ Hàn phải lập Vi bằng cho rồi, trong đó có Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng, Từ Hàn nam nữ và một Chức sắc HTĐ ký tên vào. Vi bằng nầy phải lập 5 bổn: 1 bổn gởi cho Thượng Hội, 2 bổn gởi cho Hội Thánh, 1 bổn cho HTĐ, và giữ lưu chiếu 1 bổn. Khi Hội Thánh và Thượng Hội gởi lại Thượng Chánh Phối Sư 3 bổn đã công nhận hay là bác bỏ khoản nào thì Thượng Chánh Phối Sư giữ lưu chiếu 1 bổn và gởi ngay cho Nữ Chánh Phối Sư và Ngọc Chánh Phối Sư mỗi vị 1 bổn đặng lo liệu cách thi hành.

Điều thứ mười một:

Trước bữa Đại Hội mà Nam Nữ phải nhóm chung nhau, Thượng Chánh Phối Sư hoặc Nữ Chánh Phối Sư có điều chi phải hỏi ý kiến riêng Hội viên phái của mình thì được quyền mời nhóm Nam theo Nam, Nữ theo Nữ.

Kỳ nhóm nầy, Từ Hàn phái nào theo phái nấy, lập Vi bằng 2 bổn, Nghị Trưởng và Từ Hàn ký tên, để lưu chiếu một bổn, còn một bổn, như Chánh Phối Sư Nam thì gởi cho Chánh Phối Sư Nữ, còn Chánh Phối Sư Nữ thì gởi cho Chánh Phối Sư Nam, hầu hiểu rõ những điều của mỗi phái đã bàn tính.

Điều thứ mười hai: Nhóm ngoại lệ.

Khi có việc chi thật trọng hệ cần yếu thì được phép nhóm ngoại lệ Đại Hội tại Tòa Thánh, một năm một kỳ mà thôi. Thiệp mời nhóm gởi trước 15 ngày, hoặc gởi điện tín thì 3 ngày trước.

Chương thứ II: Về sự chọn cử Phái viên.

Điều thứ mười ba: Lễ Sanh, Chánh, Phó Trị Sự và Thông Sự đều có quyền đến dự nhóm Hội Nhơn Sanh, nhưng bữa ấy mà cả thảy đều đến Tòa Thánh thì nơi làng nơi quận không còn Chức sắc, Chức việc, phận sự phải bỏ bê, e xảy ra điều khó khăn. Vậy định như sau đây rất tiện:

Sau khi nhóm tại tỉnh, đặng bàn cãi quyết định và lập Vi bằng các vấn đề trong chương trình của Thượng Chánh Phối Sư gởi đến thì mỗi phẩm chọn cử một Hội viên đặng thay mặt cho tỉnh mình hầu đến Tòa Thánh mà dự Đại Hội.

Còn Phái viên thì cũng một vị như mấy phẩm đã kể trên đây. Việc chọn cử nầy phải tuân y Đạo Nghị Định thứ 20 của Đức Quyền Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp. Tại tỉnh thành Tây Ninh là tỉnh Thánh địa, cũng tùy một luật ấy.

Nghị viên Hội Nhơn Sanh lãnh trách nhậm một hạn kỳ là 3 năm.

Phái viên đắc cử Nghị viên Hội Nhơn Sanh chụp 3 tấm hình giao Đầu Tỉnh Đạo, gởi cho Nội Chánh (Lại Viện) đặng gắn vào giấy chứng và sổ bộ, cùng vô khuôn treo tại nhà Hội.

Cả Lễ Sanh, Chức việc và Phái viên không đắc cử Nghị viên Hội Nhơn Sanh được thong thả đến Tòa Thánh nhập Hội, nhưng được dự thính mà thôi. Nơi Hội có sắp đặt chỗ ngồi cho chư vị được dự thính.

Muốn tỏ ý chi cho Hội thì do nơi chư Nghị viên Tỉnh Đạo của mình mà thôi.

Chương thứ III: Hội Ngánh Thường xuyên.

Điều thứ mười bốn: Lập một Hội Ngánh Thường xuyên đặng bàn tính các điều thường, ngoại chương trình, không việc trọng hệ cần yếu xảy ra thình lình, nhứt là việc Thượng Chánh Phối Sư hoặc Chức sắc nào mà Hội Thánh cho quyền thông công cùng Chánh phủ. Thượng và Nữ Chánh Phối Sư cũng làm Chánh, Phó Nghị Trưởng, Từ Hàn Chánh Phó nam nữ cũng lãnh y phận sự, Nghị viên thì sắp đặt y như sau đây:

Cũng có mặt một vài Chức sắc Nội Chánh tùy theo việc bàn tính và một Chức sắc HTĐ.

Một năm nhóm 3 kỳ (4 tháng 1 kỳ):

·         Nhóm kỳ nhứt, mồng 6 tháng 4,

·         Nhóm kỳ nhì, ngày 13 tháng 8,

·         Nhóm kỳ ba, ngày 13 tháng 11.

Phải đến trước bữa Hội 1 ngày.

Khi có việc trọng hệ gấp rút, thì Nghị Trưởng được quyền gởi điện tín mời nhóm, nhưng mà một năm không quá 2 lần. Điện tín mời nhóm gởi 3 ngày trước bữa nhóm.

Nội trong 10 ngày sau khi nhóm hội, thì lập Vi bằng và làm y như nhóm Đại Hội.

Chánh, Phó Nghị Trưởng, Từ Hàn nam nữ với một Chức sắc HTĐ ký tên Tờ Vi bằng.

Lúc Đại Hội Nhơn Sanh thường lệ, trước khi giải tán, thì chư Nghị Viên các tỉnh Nam Kỳ (Nam, Nữ riêng nhau) phải phái mỗi tỉnh một vị đặng thay mặt nơi Hội Ngánh thường xuyên cho tỉnh của mình.

Toàn các nước lân bang cũng đồng quyền y như phép công cử nơi Việt quốc mà sắp đặt những Phái viên nhập về Đại Hội Nhơn Sanh theo Luật lệ sở định nầy.

Nghị viên Nam và Nữ phải đồng một số.

Tòa Thánh sẽ lập nhà khách để cho chư Phái viên ngoại bang đến cư ngụ, nhứt là sẽ cấp đất Nội Ô Tòa Thánh đặng chia cho mỗi Tỉnh Đạo cất nhà cửa cùng cơ sở vĩnh cửu đặng người thay mặt mình ở thường xuyên gần Tòa Thánh.

Điều thứ mười lăm: Ban Ủy Viên xem xét tài chánh.

Hội Ngánh thường xuyên chọn 3 Nghị viên nam và 3 Nghị viên Nữ, đặng mỗi kỳ nhóm lệ thường xuyên, 3 ngày trước bữa nhóm, xem xét sổ sách của Hộ Viện, rồi lập tờ phúc đem ra trình cho Hội.

Mỗi kỳ nhóm lệ thì Nghị Viên lãnh làm kiểm soát phải đến Tòa Thánh trước 3 ngày đặng có thì giờ xem xét sổ sách.

Điều thứ mười sáu: Nếu ngày sau có điều chi sửa cải, hủy bỏ hoặc cần ích thì truất bỏ hoặc thêm vô Luật lệ nầy.

Lập tại Tòa Thánh, ngày 16 tháng 11 năm Giáp Tuất.
(Le 22 Decembre 1934)

HỘ PHÁP
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
Hiệp Thiên và Cửu Trùng
PHẠM CÔNG TẮC

(ấn ký)

 

Trong NỘI LUẬT Hội Nhơn Sanh, Đức Phạm Hộ Pháp qui định những nét chánh, Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh, triển khai thêm nhiều chi tiết về Hội Nhơn Sanh, in trong quyển Chánh Trị Đạo, xin chép ra sau đây:

HỘI NHƠN SANH

I. Các hạng đại biểu:

Cũng như cái tên của nó đã chỉ, Hội nầy gồm các đại biểu của nhơn sanh trực tiếp bầu cử.

Làm đầu nhơn sanh là Lễ Sanh, nên đại biểu của nhơn sanh kể từ phẩm Lễ Sanh trở xuống, gồm có:

1. Chư vị Lễ Sanh Đầu Tộc Đạo.

2. Nghị viên: tức là đại biểu gián tiếp của nhơn sanh.

Ba vị Nghị viên cho mỗi Tộc Đạo:

a)    Một Chánh Trị Sự (tất cả Chánh Trị Sự trong Tộc Đạo xúm nhau công cử 1 người)

b)    Một Phó Trị Sự (tất cả Phó Trị Sự trong Tộc Đạo xúm nhau công cử 1 người)

c)    Một Thông Sự (tất cả Thông Sự trong Tộc Đạo xúm nhau công cử 1 người).

3. Phái viên: tức là đại biểu trực tiếp của nhơn sanh. Cứ 500 tín đồ trường trai công cử ra một đại biểu gọi là Phái viên.

Số Nghị viên và Phái viên Nam phái thế nào thì bên Nữ phái cũng đồng số với nhau theo qui tắc.

HẠN LỆ NHIỆM KỲ: Mỗi Nghị viên và Phái viên có nhiệm kỳ 3 năm. Đến năm thứ tư thì tổ chức tuyển cử lại. Thảng trong thời gian 3 năm đó, có người chết hoặc vì lẽ gì không thể đi dự Hội, phải cử người khác thay thế trong hạn lệ nhiệm kỳ.

II. Điều kiện tuyển chọn đại biểu Hội Nhơn Sanh:

Như trên vừa nói thì không có điều kiện chi quá đáng, đại khái có mấy điều như sau:

1.    Phải là tín đồ Cao Đài giáo thuộc TTTN.

2.    Phải trường trai.

3.    Không phân biệt Nam Nữ.

4.    Phải trên 18 tuổi là hạng tuổi đem tên vào Bộ Chánh của Đạo.

Xem các điều kiện trên đây thì sự tuyển chọn đại biểu tùy địa phương và tỷ lệ nhơn số tín đồ trong mỗi địa phương.

Khi đã đắc cử rồi, mỗi Nghị viên và Phái viên Hội Nhơn Sanh (viết tắt HNS) chụp 3 tấm hình giao cho Khâm Châu Đạo gởi về Tòa Nội Chánh (Lại Viện) (cở hình dán căn cước 4x6):

·         Một gắn vào giấy Chứng Nhận Nghị viên, Phái viên.

·         Một gắn vào Bộ Nghị viên và Phái viên HNS.

·         Một lộng khuôn để tại nhà nhóm.

Cả Nghị viên và Phái viên nơi Châu Đạo hội nhóm lại nhằm ngày rằm tháng chạp, hiệp cùng chư Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu trong địa phương mình thảo luận chương trình của HNS và lấy quyết nghị chung. Vi bằng cuộc hội nhóm nầy làm 3 bổn giao cho các đại biểu 1 bổn, lưu chiếu 1 bổn, còn 1 bổn gởi về Lại Viện trước ngày khai mạc hội nghị.

Các Nghị viên và Phái viên lãnh một tờ chứng nhận tạm của Chức sắc địa phương sở tại, khi về đến Tòa Thánh Tây Ninh, vào trình diện văn phòng Lại Viện đặng đổi Giấy chứng thiệt thọ và ghi tên vào sổ để tiện việc sắp đặt trật tự.

Hạn lệ phải đến Tòa Thánh ít nhứt là 2 ngày trước ngày mở Hội, nghĩa là phải đến Tòa Thánh vào ngày 13 tháng Giêng và lưu lại đến ngày Hội bế mạc, nếu vô cớ đến trễ thì không được dự Hội. Còn trong thời gian hội họp mà vô cớ không đến nhóm hội thì:

·         Nghị viên bị mất quyền nhóm hội 3 năm.

·         Phái viên mất quyền ứng cử 3 năm.

Các năm sau, chư Nghị viên và Phái viên nhớ đến lệ thì về hội nhóm, chớ không có thơ mời, nhớ đem Giấy Chứng Nhận theo mới đặng nhập Hội.

Ngày nào từ giã Tòa Thánh, phải trình Giấy Thông Hành tại Lại Viện (Tòa Nội Chánh).

Mỗi năm, vào ngày mùng 1 tháng chạp thì Nghị Trưởng gởi chương trình những vấn đề sẽ đem ra bàn cãi cho các Châu Đạo. Nơi Châu Đạo nhóm ngày rằm tháng nầy, đem ra bàn cãi, xem xét trước cho kỹ lưỡng.

Nghị viên nào muốn canh cải, thêm bớt, hủy bỏ điều chi trong Luật Đạo hay điều chi khác nữa thì phải gởi tờ xin phép Nghị Trưởng 20 ngày trước Đại Hội và phải nói rõ mình muốn xin canh cải, thêm bớt hoặc hủy bỏ điều chi.

III. Tư cách của Hội Viên:

1. Y phục: Nếu là Chức sắc hay Chức việc thì mặc Đạo phục, nếu là tín đồ hạng Phái viên thì mặc thường phục (áo dài trắng khăn đen).

2. Khi đứng ngồi: Phải thủ lễ, ngồi ngay ngắn, không nên dựa nghiêng dựa ngửa, không được ăn trầu hút thuốc. Đương nhóm mà vị nào có việc cần ra ngoài, phải xin phép Nghị Trưởng, xong trở vô liền.

3. Khi nói năng: Khi Nghị viên đương nói mà có vẻ nổi giận, Nghị Trưởng rung chuông ngăn lại đặng khuyên giải. Nếu không vâng lời, Nghị Trưởng hỏi ý kiến các Nghị viên, nếu phần đông đồng ý kiến thì Nghị Trưởng mời vị đó ra khỏi Hội.

Khi một Nghị viên đương nói, các người khác phải im lặng nghe, chẳng nên xen vào làm đứt đoạn.

Khi vị nào mặt có sắc giận dữ, xin phép nói đặng tỏ ý giận của mình, Nghị Trưởng có quyền không cho phép nói.

Tóm lại, tất cả Nghị viên phải tuân y Luật Lệ Chung các Hội (do Đức Phạm Hộ Pháp lập ngày 16-11-Giáp Tuất).

IV. Biểu quyết các vấn đề:

Có hai cách biểu quyết:

1.    Gặp việc quan trọng cần yếu thì bỏ thăm kín.

2.    Gặp việc thường thì quyết nghị bằng cách giơ tay lên.

Với cách thứ nhứt hay cách thứ nhì, quyết nghị của Hội vẫn lấy quá bán số thăm làm qui tắc, nghĩa là bên nào được một lá thăm nhiều hơn bên kia là thắng số và vấn đề ấy được công nhận hay bác bỏ. Thảng như số thăm thuận và nghịch đồng nhau, Nghị Trưởng đồng ý kiến với bên nào thì bên đó thắng số.

Vấn đề thường hay trọng yếu nào có 1/3 số Nghị viên hiện diện xin bỏ thăm kín thì Nghị Trưởng cho lịnh y theo.

V. Tổ chức Hội Nhơn Sanh:

Chiếu theo Đạo Nghị Định thứ 4, điều thứ 4 của Đức Lý Giáo Tông và Đức Phạm Hộ Pháp ngày 3-10-Canh Ngọ (Đệ ngũ niên) thì Thượng Chánh Phối Sư làm Nghị Trưởng HNS.

Vậy Hội Nhơn Sanh (HNS) sắp đặt như sau:

1.

Thượng Chánh Phối Sư:

Nghị Trưởng.

2.

Nữ Chánh Phối Sư:

Phó Nghị Trưởng.

3.

Lễ Sanh, Nghị viên, Phái viên:

Hội viên.

4.

Một Nghị Viên Nam

và một Nghị Viên Nữ:

Từ Hàn.

5.

Hai Nghị Viên Nam

và hai Nghị Viên Nữ:

Phó Từ Hàn.

Ngoài chư vị đại biểu của HNS trên đây, còn có:

A. Cửu Trùng Đài:

a) Thái và Ngọc Chánh Phối Sư.

b) Chư vị Chức sắc cầm quyền Cửu Viện Nội Chánh đến dự Hội để trả lời những điều nào Nghị viên không rõ xin bày tỏ, hoặc minh triết những vấn đề Nghị viên chất vấn. Nếu có một vấn đề nào thuộc Viện nào bị chỉ trích thì Chánh Phối Sư hay Thượng Thống Viện đó phải giải thích cho rõ ràng và bày tỏ đủ lý lẽ để khỏi sanh điều khó khăn cho việc bàn cãi và giúp chư Nghị viên giải quyết dễ dàng và nhanh chóng.

c) Dự thính: Cả Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu không đắc cử Nghị viên HNS, được thong thả đến Tòa Thánh nhập Hội, nhưng chỉ được dự thính mà thôi. Nơi nhà nhóm có sắp đặt chỗ ngồi riêng cho những vị nầy.

B. Hiệp Thiên Đài:

Một Chức sắc HTĐ (thường thì có vị Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh và các Ty Pháp Chánh địa phương) đến chứng kiến và bảo thủ luật lệ không cho Hội Phạm đến.

VI. Phận sự của Hội Nhơn Sanh:

Hội Nhơn Sanh nhóm để bàn cãi những việc nầy:

1.    Giáo hóa nhơn sanh.

2.    Liệu phương hay cho Đạo với Đời khỏi phản khắc nhau và nâng cao tinh thần trí thức của nhơn sanh.

3.    Phổ độ nhơn sanh vào cửa Đạo, dìu dắt các tín đồ cho khỏi trái bước và trọn vâng theo các luật lệ của Đạo.

4.    Xin sửa cải, thêm bớt hay hủy bỏ những luật lệ của nhơn sanh.

5.    Lo cho nền Đạo được trong ấm ngoài êm và đủ phương tiện đặng phổ thông nền Chơn giáo.

6.    Xem xét và công nhận phương diện chánh trị của Đạo, quan sát sổ thâu xuất, tài sản, nghị số phỏng định năm tới.

NƠI NHÓM HỌP: Đại Hội Nhơn Sanh nhóm nơi nhà nhóm riêng tại Tòa Thánh .

VII. Thời kỳ làm việc của Đại Hội Nhơn Sanh:

Đại Hội Nhơn Sanh mỗi năm nhóm lệ một lần, khai mạc vào ngày rằm tháng giêng.

Khi có việc chi trọng hệ thì được phép nhóm ngoại lệ Đại Hội tại Tòa Thánh mỗi năm một kỳ mà thôi. Như vậy thì thiệp mời phải gởi đến trước 15 ngày, hoặc điện tín thì phải gởi đến trước 3 ngày.

Trước bữa Đại Hội mà nam nữ sẽ nhóm chung nhau, Thượng Chánh Phối Sư hoặc Nữ Chánh Phối Sư có điều chi phải hỏi ý kiến riêng Hội viên phái mình thì được quyền mời nhóm riêng (nam theo nam, nữ theo nữ). Kỳ nhóm nầy, Từ Hàn phái nào theo phái nấy, lập Vi bằng 2 bổn, Nghị Trưởng và Từ Hàn ký tên (1 bổn để lưu chiếu, còn 1 bổn thì Chánh Phối Sư nam gởi cho Nữ Chánh Phối Sư; còn Nữ Chánh Phối Sư thì gởi cho Chánh Phối Sư nam) hầu hiểu rõ những điều của mỗi phái đã bàn tính.

1. Lễ Khai mạc Đại Hội:

Trước giờ mở Hội thì Nghị Trưởng phái vài Hội viên đi rước Đức Giáo Tông và Đức Hộ Pháp đến dự lễ.

Khi nhị vị Đại Thiên phong nầy đến thì Lễ Viện cho nhạc trổi tiếp mừng. Chánh, Phó Nghị Trưởng, Chức sắc HTĐ và Nội Chánh nam nữ ra cửa đón rước. Toàn thể Hội viên đứng dậy chờ cho nhị vị an tọa rồi mới ngồi xuống sau.

Đức Giáo Tông ngồi ghế Chủ Tọa, bên tay mặt thì Đức Hộ Pháp, bên tay trái thì Nghị Trưởng.

Đức Giáo Tông đọc bài diễn văn khai mạc, Đức Hộ Pháp chú giải những khoản luật pháp mà Hội không hiểu rõ. Kế đó, Nghị Trưởng đọc bài diễn văn trình bày chương trình nghị sự.

Xong rồi, nhị vị Đại Thiên phong ra về. Lễ đưa sắp đặt cũng như lễ rước, nghĩa là Nghị Trưởng, Phó Nghị Trưởng đưa ra tới cửa, chư vị Hội viên đứng dậy chào như lúc đến.

Lễ Khai mạc HNS và Hội Thánh giống như nhau, chỉ khác có nơi nhóm họp mà thôi.

2. Ban Ủy Viên:

Sau khi Khai mạc Đại Hội, Nghị Trưởng trình bày chương trình nghị sự xong rồi thì toàn Hội chọn cử ra các Ban Ủy Viên Ngánh theo phái đặng tùy phương diện thảo luận các vấn đề cho cặn kẽ thấu đáo. Có 4 Ban Ủy Viên:

·         Ban Ủy Viên phái Thái,

·         Ban Ủy Viên phái Thượng,

·         Ban Ủy Viên phái Ngọc,

·         Ban Ủy Viên phái Nữ.

Mỗi Ban Ủy Viên gồm có:

·         Một Nghị Trưởng,

·         Một Phúc sự viên,

·         Số Nghị viên còn lại chia đều cho các Ban.

Mỗi khi bàn định điều chi rồi thì Phúc sự viên tóm tắt lại, lập tờ phúc đệ ra Đại Hội nghị quyết.

Ban Ủy Viên khi nhóm thì mặc Đạo phục thường dùng hằng ngày.

3. Việc trật tự:

Một vị Lễ Sanh phái Ngọc lãnh phần cai quản Cơ Tuần phòng Bảo Thể Quân, mặc Thiên phục, buộc dây Sắc Lịnh tam sắc Đạo của HTĐ ban cho lúc hội nhóm. Khi Hội giải tán thì đem nạp lại cho HTĐ.

4. Sau khi hội nhóm:

Hai mươi ngày sau khi hội nhóm bế mạc, Từ Hàn phải lập Vi bằng cho rồi, trong đó, Nghị Trưởng, Phó Nghị Trưởng, Từ Hàn nam nữ và một Chức sắc HTĐ ký tên vào.

Vi bằng nầy phải lập ra 5 bổn:

·         1 bổn gởi cho Thượng Hội,

·         2 bổn gởi cho Hội Thánh,

·         1 bổn gởi cho HTĐ,

·         1 bổn lưu chiếu.

Khi Thượng Hội và Hội Thánh gởi trả lại 3 bổn với những lời phê công nhận hay bác bỏ khoản nào thì Thượng Chánh Phối Sư giữ 1 bổn, 1 bổn gởi cho Nữ Chánh Phối Sư, 1 bổn gởi Ngọc Chánh Phối Sư đặng hai vị đó thi hành.

VIII. Hội Ngánh Thường Xuyên Hội Nhơn Sanh:

1) Mục đích của Hội Ngánh thường xuyên tại Tòa Thánh nầy là bàn tính các điều ngoại chương trình nghị sự của Đại Hội và các việc trọng hệ xảy ra thình lình, nhứt là việc Chánh Phối Sư hoặc Chức sắc nào mà Hội Thánh ủy quyền cho giao thông với chánh phủ.

2) Thành phần:

Hội Ngánh Thường Xuyên HNS gồm có:

·         Thượng Chánh Phối Sư: Nghị Trưởng.

·         Nữ Chánh Phối Sư: Phó Nghị Trưởng.

·         Từ Hàn nam và nữ của Đại Hội: Từ Hàn.

·         Phó Từ Hàn nam và nữ của Đại Hội: Phó Từ Hàn.

·         Sau khi bế mạc Đại Hội, mỗi tỉnh chọn trong hàng Nghị viên của mình 1 người nam và 1 người nữ để thường xuyên tại Tòa Thánh (Nam Tông Đạo hay các Tông Đạo ngoại giáo cũng vậy) để làm: Nghị viên Hội Ngánh.

·         Chức sắc Nội Chánh, Thượng Thống các Viện tùy việc bàn tính: Đại diện CTĐ.

·         Một Chức sắc HTĐ: Đại diện HTĐ.

3) Ngày giờ làm việc:

Hội Ngánh Thường Xuyên HNS nhóm mỗi năm 3 kỳ (4 tháng 1 kỳ):

·         Kỳ thứ nhứt: mùng 6 tháng 4.

·         Kỳ thứ nhì: ngày 13 tháng 8.

·         Kỳ thứ ba: ngày 13 tháng 11.

4) Sau khi Hội Ngánh Thường xuyên nhóm:

Mười ngày sau ngày bế mạc Hội Ngánh, Vi bằng phải lập xong và làm y như Đại Hội. Chánh, Phó Nghị Trưởng, Từ Hàn nam nữ với một Chức sắc HTĐ ký tên vào tờ Vi bằng ấy.

5) Ban Ủy Viên xem xét tài chánh:

Hội Ngánh Thường xuyên chọn 3 vị Nghị viên nam và 3 Nghị viên nữ lập thành Ban Kiểm Soát tài chánh.

Trước ngày khai mạc thường lệ của Hội Ngánh Thường xuyên, Ban Kiểm Soát nầy đến xem xét sổ sách của Hộ Viện, lập tờ phúc trình đệ ra giữa Hội thảo luận.

6) Ngụ sở của Nghị viên thường xuyên:

Hội Thánh cắt đất trong Châu vi Tòa Thánh chia cho các Tỉnh Đạo cất nhà cửa hoặc cơ sở vĩnh cửu đặng cho người đại biểu của tỉnh ở thường xuyên gần Tòa Thánh . Đó là phần của các tỉnh thuộc VN.

Còn riêng các nước lân bang, Hội Thánh cất nhà khách đặng đón rước và làm nơi lưu trú cho chư Nghị viên thuộc các nước đó. Về quyền hạn đại biểu, họ vẫn đồng quyền như các Nghị viên sở tại vậy.

IX. Trách vụ và quyền hạn của Hội Nhơn Sanh:

Quyền Vạn Linh có 3 Hội làm cơ quan như trên đã nói:

Quyền Vạn Linh đối với Quyền Chí Linh, cũng như câu: Ý dân là ý Trời, cho nên Hội Nhơn Sanh có quyền hạn rất rộng rãi trong nền chơn giáo của Đức Chí Tôn. Có như vậy, ta mới thấy được mặt cân công bình thiêng liêng tại thế.

A. Trách vụ Lập Pháp:

Hiến pháp của Đạo tức là Pháp Chánh Truyền do Đức Chí Tôn truyền xuống bằng huyền diệu cơ bút, là một Bộ Hiến pháp bất di bất dịch, bất khả xâm phạm (Cang tánh Hiến pháp).

Vậy thì quyền Lập Pháp đây là lập các Luật lệ thường thức đặng thi hành PCT, khép mình vào khuôn viên Đạo, để có thể đi trọn vẹn con đường phổ độ của Đức Chí Tôn một cách sáng suốt, minh mẫn và trong sạch.

Tất cả ý nguyện của nhơn sanh đề nghị, qua sự xem xét của Hội Thánh và Thượng Hội, được dâng lên Quyền Chí Tôn phê chuẩn, tức nhiên thành Luật lệ ban hành trong toàn đạo.

Một đề nghị nào do ý nguyện của nhơn sanh đưa ra, 3 Hội thay nhau thảo luận và chấp thuận thì đã thành ra ý nguyện chung của 3 Hội, mà 3 Hội là cơ quan của Quyền Vạn Linh, tức nhiên ý nguyện đó thành ra ý nguyện của Vạn Linh, là tượng trưng ý chí chung của toàn vạn loại, để ấn định quyền hạn của toàn đạo và tổ chức quyền chánh trị chung toàn đạo.

Nhơn sanh được tự do đề nghị và thảo luận thế nào cho dung hợp với trình độ tiến hóa của nhơn loại và thích nghi với khắp các địa phương.

Trách vụ Lập pháp của HNS có thể chia ra:

a) Quyền Sáng kiến: Lập pháp của ĐĐTKPĐ, Đức Chí Tôn cho nhơn sanh được tự lập luật để khép mình vào cái khuôn khổ do mình tạo ra, vì cớ nhơn sanh được đề nghị lập những Đạo luật mới, tùy theo sự tấn triển của nhơn trí. Các dự án luật đó phải gởi trước một bổn đến vị Nghị Trưởng HNS đặng vị nầy đem vào chương trình nghị sự giữa HNS.

b) Quyền phủ quyết: Thảng có điều luật nào không còn thích hợp với phong hóa, có thể cản trở bước đường đạo đức của toàn đạo, nhơn sanh được quyền xin hủy bỏ.

c) Quyền phúc quyết: Chia làm 2 loại:

- Phúc quyết thăm dò: Hội Thánh cóthể đưa ra một dự luật cho nhơn sanh bàn cãi, trước khi lập thành điều luật thiệt thọ.

- Phúc quyết thừa nhận: Cũng có nhiều điều luật do Hội Thánh ban hành trong vòng một năm, từ ngày Đại Hội năm trước tới kỳ nầy đem ra cho nhơn sanh xem xét coi điều luật đó trong khi thi hành đã làm lợi cho nhơn sanh hay là làm hại. Thảng đã làm lợi và còn thích hợp thì nhơn sanh thừa nhận, để còn đủ hiệu lực. Bằng không, xin hủy bỏ. Trường hợp nầy quyền phúc quyết thành ra quyền phủ quyết.

B. Trách vụ kiểm soát chánh trị:

Trách vụ kiểm soát chánh trị của HNS có nhiều khoản:

1. Quyền tuyển cử:

Trong cửa Đạo, mỗi Chức sắc của Đạo đều tuyển cử bắt đầu từ tín đồ đi lên. Cân Công bình của Chí Tôn muốn cho con cái của Ngài tạo công nghiệp xứng đáng, tu tâm đức vững chắc, đặng lập vị thiêng liêng, phải đi có trật tự từ hàng tín đồ vào hàng Chức việc Bàn Trị Sự trong Hương Đạo, lần lần đủ công nghiệp y như luật lịnh, được đem ra Quyền Vạn Linh xem xét công nhận. Nếu không có nhơn sanh công nhận thì trừ phi do khoa mục hay do Quyền Chí Tôn ân tứ, chiếu theo công nghiệp phi thường, thì không còn con đường nào khác đặng bước lên thiêng liêng vị. Mà tại thế nầy, đẳng cấp trong Cửu phẩm Thần Tiên được nhìn nhận cân đối ngang nhau với thiêng liêng vị ngày qui liễu về cùng Đức Chí Tôn.

Vừa nói nhơn sanh tuyển chọn Chức sắc của Đạo trong hàng tín đồ, bắt đầu chọn vào phẩm Chức việc Bàn Trị Sự, rồi mỗi khi thăng cấp, phải có sự công nhận của Quyền Vạn Linh, hay nói trước hết, của Hội Nhơn Sanh.

2) Quyền bầu cử và ứng cử Nghị viên:

Quyền của nhơn sanh được rộng rãi vô cùng, song không thể tất cả mọi người đều ra giữa nghị hội được, thành thử phải chọn người đại biểu theo tỷ lệ.

Những người đại biểu nầy được bầu trực tiếp (như Phái viên) hay gián tiếp (như Nghị viên).

Đến quyền ứng cử, mọi người đều có quyền cũng như bầu cử. Vả lại cũng là nhiệm vụ tối trọng của cả tín đồ, phải tham gia việc chánh trong Đạo, đặng dự phần cải cựu hoán tân cho kịp theo trào lưu tiến hóa nhơn loại.

3) Quyền ủy nhiệm quyền hành:

Thường những quyền nào trong nền Chánh Trị Đạo đã khuyết mà không người thay thế, vì nó có tính cách quan hệ, cơ quan Chánh Trị Đạo trao cho HNS để Hội nầy giao lại cho người nào và trọn ủy nhiệm cho người đó hành sự.

Ví dụ như: Quyền Thống Nhứt Chánh Trị Đạo thuộc về Đầu Sư, mà trong Đạo khuyết phẩm Đầu Sư, nên HNS năm Mậu Dần (1938) ủy nhiệm Quyền Thống Nhứt cho Đức Phạm Hộ Pháp cầm cho tới ngày có Đầu Sư chánh vị.

4) Xem xét công việc đã thi hành và kết quả của nó:

Mỗi năm một kỳ Đại Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh trình bày công việc mình sắp sửa làm, đang làm hoặc đã làm, và trình bày kết quả của nó giữa Hội, sẽ được HNS thừa nhận hay là không.

C. Trách vụ kiểm soát tài chánh:

Y như trong khoản phận sự của HNS đã nói sơ lược và chiếu theo Nội Luật Hội Ngánh Thường Xuyên HNS, thì HNS còn có trách vụ quan sát tài sản, sổ thâu xuất và đề nghị số phỏng định cho năm tới.

Trước ngày Đại Hội Nhơn Sanh, các cơ quan trong nền Chánh Trị Đạo dự đoán số thâu xuất tài chánh trong năm tới của cơ quan mình, rồi dâng lên Cửu Viện, nơi đây tổng số các khoản thâu xuất đem ra HNS công nhận.

Quan hệ nhứt về vấn đề tài chánh nầy thuộc phái Thái (có 3 Viện: Hộ, Lương, Công), cho nên trong lúc Đại Hội, Ban Ủy Viên phái Thái phải chú ý đến điều nầy, đến tại 3 Viện trên, nhứt là Hộ Viện, xem xét sổ sách rồi Phúc sự viên lập tờ trình đem ra giữa Đại Hội đặng toàn HNS thảo luận lại, hoặc công nhận, hoặc bác bỏ các khoản dự toán chi phí vô ích.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

TTTN: Tòa Thánh Tây Ninh.

 

Hội Thánh

會聖

A: Sacerdotal Council, Assembly of Saints.

P: Conseil Sacerdotal, Assemblée des Saints.

Có hai nghĩa:

a) Nghĩa đúng: Hội Thánh là một tổ chức chỉ gồm các Chức sắc vào hàng Thánh của Cửu Trùng Đài.

Hội Thánh nầy là một trong Ba Hội lập Quyền Vạn Linh, chỉ gồm 3 phẩm Chức sắc CTĐ cả nam phái và nữ phái:

Giáo Hữu đối phẩm Địa Thánh,

Giáo Sư đối phẩm Nhơn Thánh,

Phối Sư và Chánh Phối Sư đối phẩm Thiên Thánh.

b) Nghĩa chung: Hội Thánh là một tổ chức gồm tất cả các Chức sắc từ hàng Thánh đổ lên đến hàng Tiên, Phật vị.

Trong Đạo Cao Đài, khi chúng ta gặp chữ Hội Thánh, chúng ta tùy theo câu văn mà hiểu các trường hợp sau đây:

1. Hội Thánh Đạo Cao Đài hay Hội Thánh ĐĐTKPĐ: bao gồm tất cả Chức sắc nam nữ của Đạo Cao Đài từ hàng Thánh đổ lên, tức là bao gồm cả Hội Thánh CTĐ và Hội Thánh HTĐ, do Đức Giáo Tông chưởng quản.

2. Hội Thánh Cửu Trùng Đài: bao gồm các Chức sắc nam nữ của CTĐ từ hàng Thánh đổ lên, tức là từ phẩm Giáo Hữu đến phẩm Giáo Tông, do Đức Giáo Tông chưởng quản.

3. Hội Thánh Hiệp Thiên Đài: bao gồm tất cả Chức sắc HTĐ từ phẩm Truyền Trạng (đối phẩm Giáo Hữu) lên đến phẩm Hộ Pháp, do Đức Hộ Pháp chưởng quản.

Ngoài ra còn một số Hội Thánh nhỏ khác thuộc CTĐ hay HTĐ, kể ra:

Cơ Quan Phước ThiệnHội Thánh Phước Thiện, gồm các Chức sắc nam nữ PT từ phẩm Chí Thiện đổ lên.

Hội Thánh Phước Thiện thuộc Hội Thánh HTĐ. (Xem chữ: Phước Thiện, vần P)

Cơ quan Truyền giáo Hải ngoạiHội Thánh Ngoại Giáo, gồm các Chức sắc nam nữ của Cơ quan Truyền giáo Hải Ngoại từ phẩm Giáo Hữu đổ lên. (Xem chữ: Hội Thánh Ngoại Giáo)

Hội Thánh Ngoại Giáo thuộc Hội Thánh CTĐ.

Cơ quan Hàm PhongHội Thánh Hàm Phong, gồm các Chức sắc Hàm Phong nam nữ từ Giáo Hữu đổ lên. Hội Thánh Hàm Phong thuộc Hội Thánh CTĐ. (Xem chữ: Hàm Phong).

Hội Thánh Đường Nhơn gồm các Chức sắc nam nữ người Trung hoa từ phẩm Giáo Hữu đổ lên.

Hội Thánh Đường Nhơn thuộc Hội Thánh Ngoại Giáo, tức thuộc Hội Thánh CTĐ.

Trong bài Diễn văn của Đức Phạm Hộ Pháp đọc tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 14-2-Mậu Thìn (1928) có đoạn nói về Hội Thánh, xin trích ra sau đây:

"Hội Thánh là gì?

Trong bài phú của Thầy cho bà cụ di mẫu của Chị Phối Sư Hương Thanh có câu: "Thầy dùng lương sanh mà cứu vớt quần sanh."

Hội Thánh tức là đám lương sanh của Thầy tom góp lại làm một. Cả lương sanh ấy, Thầy đã dùng quyền thiêng liêng dạy dỗ, trước ung đúc nơi lòng một khiếu từ bi cho tâm địa có mảy mún tình ái vật ưu sanh theo Thánh đức háo sanh của Thầy, dùng làm lợi khí phàm tục để độ rỗi người phàm tục.

Những lương sanh ấy phải thế nào hội hiệp lại nhau làm một mà làm ra một xác thân phàm của Thầy thì Thầy mới có hình thể trong lúc Tam Kỳ Phổ Độ nầy, hầu tránh cho khỏi phải hạ trần như trong mấy kỳ phổ độ trước vậy.

Thầy mới dùng huyền diệu cơ bút dạy dỗ mỗi người đặng tỏ rằng quả nhiên có Thầy trước mắt, để đức tin vào lòng mỗi lương sanh ấy, rằng Thầy thật là Chí Tôn, Chúa tể CKTG, cầm cán cân Công bình thiêng liêng thưởng phạt, quyết đoán rằng chính mình Thầy đủ quyền bảo hộ con cái của Thầy, dầu đương sanh tiền hay buổi chung qui cũng có Thầy trước mắt, công thưởng tội trừng, tu thì thành, dữ thì đọa, chỉ rõ Niết Bàn, Địa ngục đôi đường, đặng dẫn bước đường không lầm lạc.

Hứa rằng: Lập ngôi nơi Bạch Ngọc Kinh, khai đường vào CLTG và đóng chặt cửa Phong Đô đặng tận độ chúng sanh, vớt 92 ức nguyên nhân trở về cựu vị.

Các lời hứa ấy, nếu chẳng phải Thầy thì chưa một vị Phật nào dám gọi mình là đủ quyền năng mà làm đặng.

Cả lương sanh Thầy lựa chọn so sánh quyền Chí Tôn của Thầy và cân lời hứa ấy mà nhìn quả thật là Thầy, để đức tin mạnh mẽ mà trong cậy nơi Thầy.

Cái đức tin ấy nó tràn khắp trong nhơn sanh mà gây ra một khối lớn tủa khắp cả hoàn cầu, sửa đời cải dữ. Cải dữ đặng thì phải tu, tu thì phải thành, mà nếu cơ thành Chánh quả mà không để trước mắt mọi người thì khó làm cho nhơn sanh mến yêu mùi Đạo, nên buộc Thầy phải lập Chánh thể, xây nền Đạo tạo Đời, cho cả chúng sanh đều nhìn nhận, vì cớ hiển nhiên, đặng giục lòng tu niệm."

Sau đây là phần chi tiết nói về Hội Thánh, một Hội trong ba Hội lập Quyền Vạn Linh: (trích trong quyển Chánh Trị Đạo của Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, trang 30-34)

HỘI THÁNH

Như cái tên của Hội, Nghị viên của Hội nầy gồm các Chức sắc thuộc hàng Thánh Thể của Đức Chí Tôn và phải đương quyền hành chánh.

I. Phận sự của Hội Thánh:

1.    Thảo luận lại các vấn đề của Hội Nhơn Sanh dâng lên, hoặc của Thượng Hội đưa xuống đặng lập phương ban hành.

2.    Lo về sự phổ độ chúng sanh, việc châu cấp cho Chức sắc hành đạo tha phương, xem xét lại tài chánh của Đạo, kiểm thảo lịch trình chánh trị của Đạo.

3.    Bàn cãi và công nhận số phỏng định thâu xuất tài chánh năm tới.

4.    Xin hủy bỏ, thêm bớt, sửa cải những luật lệ nào không phù hạp với sự tấn hóa về dân trí của nhơn sanh.

5.    Quan sát các việc có ảnh hưởng về nền Đạo.

II. Điều kiện chọn Nghị viên:

a)    Từ hàng Giáo Hữu đổ lên đến Chánh Phối Sư được kể là Nghị viên của Hội Thánh vì đã nhập vào Thánh Thể của Đức Chí Tôn.

b)    Phải dưới 60 tuổi.

c)    Phải đương quyền hành chánh.

III. Hội Thánh gồm những ai?

A.- CỬU TRÙNG ĐÀI:

1. Chức sắc dự Hội Thánh:

Thái Chánh Phối Sư:

Nghị Trưởng.

Nữ Chánh Phối Sư:

Phó Nghị Trưởng.

Phối Sư, Giáo Sư,

Giáo Hữu nam nữ:

Nghị Viên.

Một Nghị Viên Nam

và một Nghị Viên Nữ:

Từ Hàn.

Hai Nghị Viên Nam

và hai Nghị Viên Nữ:

Phó Từ Hàn.

2. Chức sắc Nội Chánh:

- Thượng và Ngọc Chánh Phối Sư và chư Chức sắc Thiên phong cầm quyền Cửu Viện Nội Chánh đến dự đặng minh triết các điều hạch hỏi của Nghị viên. Chức sắc Nội Chánh có cả Chức sắc nữ phái cũng đồng quyền như nam phái, đều là Nghị viên cả.

3. Dự thính:

Chức sắc Hàm Phong nam nữ đặng quyền dự thính, chỗ ngồi sắp đặt riêng.

Số Chức sắc dự Hội Thánh, nếu kể ra cho đủ số phải có, bên nam phái có:

·         36 Phối Sư

·         72 Giáo Sư

·         3000 Giáo Hữu.

·         Còn về phần nữ phái thì gồm tất cả Chức sắc nữ phái hiển hiện từ hàng Giáo Hữu đổ lên.

B. HIỆP THIÊN ĐÀI:

Thập nhị Thời Quân phải có mặt đặng bảo thủ luật pháp không cho Hội phạm đến, cũng đồng quyền như Nghị viên.

IV. Tiến hành Đại Hội Hội Thánh:

1. Trước khi nhóm Đại Hội:

Mỗi năm vào ngày rằm tháng 6, Nghị Trưởng Hội Thánh (Thái Chánh Phối Sư) lập xong chương trình Đại Hội Hội Thánh và gởi cho chư vị Thiên phong mỗi người một bổn, rồi đến ngày nhóm, cả thảy tự tiện về Tòa Thánh dự nhóm, chớ không có thơ mời. Khi đến Tòa Thánh, phải đến Lại Viện Nội Chánh ghi giấy thông hành, chừng trở về cũng phải trở lại Nội Chánh trình ghi như khi đến, nếu vô cớ đến trễ không được dự nhóm.

2. Ngày giờ nhóm Đại Hội:

Mỗi năm, Đại Hội Hội Thánh nhóm thường lệ một kỳ vào ngày rằm tháng 7. Chư Nghị viên phải có mặt tại Tòa Thánh trước 3 ngày và lưu trú lại cho đến ngày bế mạc.

3. Nhóm ngoại lệ:

Khi có việc chi thật trọng hệ, cần yếu thì được nhóm ngoại lệ một năm một kỳ mà thôi. Thiệp mời phải gởi trước 15 ngày.

4. Trong khi nhóm Đại Hội:

Chư Nghị viên phải tuân y Thể lệ chung các Hội.

Buổi nhóm mà vô cớ không đến bị đệ ra Tòa Tam Giáo.

Tư cách Nghị viên trong lúc nhóm hội phải nghiêm chỉnh, mặc Thiên phục trang hoàng.

5. Phương pháp biểu quyết:

Hội Thánh có đủ hai bên: HTĐ và CTĐ dự nhóm, cho nên sự biểu quyết các vấn đề có khác hơn Hội Nhơn Sanh.

Nếu một vấn đề nào, sau khi bàn cãi rồi mà CTĐ bỏ thăm thuận, còn HTĐ bỏ thăm nghịch, hoặc là HTĐ bỏ thăm thuận mà CTĐ bỏ thăm nghịch thì vấn đề ấy phải bàn tính mà bỏ thăm lại. Nếu hai bên bàn cãi mà vẫn còn phản khắc nhau thì Nghị Trưởng tuyên bố liền rằng: Vấn đề ấy sẽ dâng lên Thượng Hội định đoạt.

6. Quyền chất vấn:

Chư Nghị viên muốn xin canh cải, thêm bớt, hay hủy bỏ điều chi, luật lệ nào, phải gởi tờ xin phép trước ngày mùng 1 tháng 6 đặng Nghị Trưởng ghi vào chương trình.

Nếu có điều chi chất vấn, hạch hỏi ở giữa Hội thì phải gởi tờ trước ngày 15 tháng 6 và nói rõ muốn chất vấn về khoản nào, đặng Hội Thánh đủ thì giờ minh triết.

Trong lúc đang nhóm hội, Nghị viên được quyền xin hạch hỏi hoặc công kích Hội Thánh. Nội Chánh có quyền trả lời liền lúc đó. Thảng như gặp việc trọng hệ phải quan sát lại thì Nghị Trưởng có quyền đình lại đến kỳ nhóm Hội Ngánh thường xuyên, Hội Thánh sẽ đem vấn đề ấy ra minh triết, hoặc gởi Châu Tri trả lời các câu hỏi đó.

7. Nơi nhóm họp:

Hội Thánh nhóm Đại Hội giữa Đền Thờ Đức Chí Tôn.

Trật tự: Cơ Bảo Thể Tuần phòng lãnh giữ trật tự trong lúc nhóm Đại Hội. Một vị Giáo Hữu phái Ngọc chỉ huy công việc nầy, mặc Thiên phục, mang Dây Sắc Lịnh ba màu Đạo của HTĐ ban cho, sau khi mãn Hội, phải trả lại cho HTĐ.

8. Sau khi Đại Hội Hội Thánh bế mạc:

Hai mươi ngày sau khi bế mạc Đại Hội, Từ Hàn phải lập xong 5 bổn Vi bằng: Lưu chiếu 1 bổn, đệ lên Thượng Hội 3 bổn, gởi cho HTĐ 1 bổn. Khi Thượng Hội giao trả 3 bổn trở lại, Hội Thánh lưu chiếu 1 bổn, còn lại 2 bổn gởi cho Ngọc Chánh Phối Sư và Nữ Chánh Phối Sư ban hành.

Vi bằng nầy có Nghị Trưởng (Thái Chánh Phối Sư), Phó Nghị Trưởng (Nữ Chánh Phối Sư), Từ Hàn nam nữ và một Chức sắc HTĐ ký tên.

9. Phiên nhóm riêng nam, nữ:

Cũng như Hội Nhơn Sanh, trước khi nhóm Đại Hội Hội Thánh, Thái Chánh Phối Sư và Nữ Chánh Phối Sư có quyền mời nhóm riêng chư Nghị viên, nam theo nam, nữ theo nữ.

Từ Hàn nam, nữ của Đại Hội cũng thi hành phận sự mình ở hội nhóm nầy và cùng với vị Chủ Tọa ký tên bản Vi bằng. Xong rồi, Vi bằng của Hội nhóm nam phái gởi cho Hội nhóm nữ phái và trái lại, đặng hai bên hiểu rõ công việc của mỗi phái đã bàn tính.

V. Hội Ngánh Thường xuyên của Hội Thánh:

Hội Ngánh Thường xuyên của Hội Thánh lập tại Tòa Thánh đặng thảo luận các việc bất thường xảy ra, trọng yếu nhứt là kiểm soát hành vi của vị Chánh Phối Sư hay Chức sắc nào được quyền giao thông cùng Chánh phủ, kế đó là phận sự kiểm soát tài chánh của Đạo, cho nên trong Hội Ngánh Thường xuyên Hội Thánh có một Ban Kiểm Soát tài chánh, thi hành phận sự như Ban Kiểm Soát tài chánh của Hội Nhơn Sanh vậy.

Ngày giờ làm việc:

Hội Ngánh nhóm một năm 3 kỳ (4 tháng 1 kỳ):

·         Kỳ thứ nhứt: ngày 13 tháng 2.

·         Kỳ thứ nhì: ngày 13 tháng 6.

·         Kỳ thứ ba: ngày 13 tháng 10.

Chư Nghị viên phải có mặt trước một ngày.

Bốn vị Kiểm Soát tài chánh phải tới trước 3 ngày cho tiện việc xét Sổ Hộ Viện.

Trong 3 kỳ Hội nầy, chư vị Thượng Thống có quyền vắng mặt và phái các vị Phụ Thống thay thế.

Sau khi Hội Ngánh Thường xuyên nhóm:

Chư vị Nghị Trưởng, Phó Nghị Trưởng, Từ Hàn, Phó Từ Hàn nam, nữ của Đại Hội Hội Thánh vẫn giữ y phận sự cũ ở Hội Ngánh Thường xuyên và 10 ngày sau mỗi kỳ nhóm, ký tên vào Vi bằng, có một vị Chức sắc HTĐ ký chứng.

Nhiệm kỳ của Nghị viên Hội Ngánh Thường xuyên Hội Thánh:

·         Mỗi Trấn Đạo cử 2 Nghị viên, một Chánh một Phó, nhiệm kỳ 1 năm.

·         Các nước lân bang được cử từ 1 đến 3 Nghị viên, nhiệm kỳ 1 năm đến 3 năm, nam nữ đồng số.

Ngụ sở: Chư Nghị viên cư ngụ tại nhà khách.

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.

CKTG: Càn Khôn Thế giới.

CLTG: Cực Lạc Thế giới.

 

Hội Thánh Em

A: The Sacerdotal Council in miniature.

P: Le Conseil Sacerdotal en miniature.

Đơn vị nhỏ nhất làm nền tảng cho Hành Chánh Đạo là Hương Đạo, gồm số tín đồ cư ngụ trong một làng hay một xã.

Đứng đầu Hương Đạo là một vị Chánh Trị Sự, nắm cả hai quyền: Hành Chánh và Luật lệ. Do đó, PCT gọi Chánh Trị Sự là Đầu Sư Em, vì quyền hành của Chánh Trị Sự giống hệt quyền hành của Đầu Sư, nhưng chỉ trong phạm vi Hương Đạo.

Hương Đạo chia ra nhiều Ấp Đạo. Mỗi Ấp Đạo có một Phó Trị Sự coi về Hành Chánh và một Thông Sự coi về Luật lệ.

Do đó, PCT gọi Phó Trị Sự là Giáo Tông Em, vì quyền hành của Phó Trị Sự giống hệt quyền hành của Đức Giáo Tông, nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ là một Ấp Đạo mà thôi.

PCT gọi Thông Sự là Hộ Pháp Em, vì quyền hành của Thông Sự (chỉ coi về Luật lệ) giống hệt quyền hành của Đức Hộ Pháp nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ là một Ấp Đạo.

Các vị: Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự trong một Hương Đạo, tức là các vị Đầu Sư Em, Giáo Tông Em, Hộ Pháp Em, họp lại gọi là Hội Thánh Em.

Các vị Giáo Tông, Đầu Sư, Hộ Pháp ở Tòa Thánh trung ương gọi là Hội Thánh Anh.

Vậy Đạo Cao Đài chỉ có một Hội Thánh Anh ở trung ương nhưng có vô số Hội Thánh Em ở các địa phương, từ quốc nội cho đến quốc ngoại.

Vô số Hội Thánh Em ở địa phương làm nền tảng cho một Hội Thánh Anh ở trung ương. Nhờ cơ cấu tổ chức đặc biệt nầy mà Đạo Cao Đài sẽ vững bền mãi mãi, không một thế lực nào có thể tiêu diệt nó được, xứng đáng là một nền Đại Đạo chơn thật của Đức Chí Tôn.

PCT: Pháp Chánh Truyền.

 

Hội Thánh Ngoại Giáo

會聖外敎

A: The Society of Foreign Missions.

P: La Société des Missions Étrangères.

Hội: Nhiều người tụ họp lại. Cơ quan có nhiều người. Thánh: các vị Thánh. Ngoại: ngoài. Ngoại giáo là giáo Đạo nơi ngoại quốc.

Hội Thánh Ngoại Giáo là một cơ quan gồm các Chức sắc vào hàng Thánh, có nhiệm vụ truyền bá Đạo Cao Đài ra ngoại quốc, phổ độ nhơn sanh là người ngoại quốc.

Thuở ban đầu, cơ quan nầy được gọi bằng tiếng Pháp là: Mission Étrangère: Phái đoàn truyền giáo hải ngoại.

Có một điều chúng ta lưu ý là cơ quan nầy tiếp xúc thường xuyên với người ngoại quốc, nên tưởng lầm rằng đây là cơ quan ngoại giao, nên lầm gọi là Hội Thánh Ngoại Giao.

Trong Hội Nhơn Sanh năm Quí Dậu, báo cáo ngày 7-3-Quí Dậu (dl 1-4-1933), có đính chánh từ ngữ: Hội Thánh Ngoại Giao là Hội Thánh Ngoại Giáo, trích ra sau đây:

"Luôn đây xin giải nghĩa 4 chữ: Hội Thánh Ngoại Giáo.

Phải đọc Hội Thánh Ngoại Giáo chớ không phải Ngoại Giao. Hội Thánh Ngoại Giáo là một hội của chư Thánh giáo đạo ở ngoại quốc. Bậc phẩm và trách nhiệm, tuy phải tuân theo luật của ĐĐTKPĐ, hành chánh tuy hiện thời phải tùng quyền của Q. Thái Đầu Sư, nhưng cũng có phần đặc biệt là phải tùy theo tánh cách người bổn xứ, tài liệu vật liệu bổn xứ....."

SỰ THÀNH LẬP HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO:

Khi Đức Chí Tôn ra lịnh tổ chức Lễ Khai Đạo vào ngày 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1926) tại Thánh Thất tạm là Chùa Từ Lâm Tự Gò Kén Tây Ninh, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc lúc đó đang làm công chức nơi Sở Thương Chánh Sài Gòn, làm đơn xin tạm nghỉ việc 6 tháng để lo cho Đạo.

Sau khi mãn phép, Đức Phạm Hộ Pháp cầu cơ hỏi Đức Chí Tôn nên xin nghỉ luôn để lo cho Đạo hay là trở lại làm công chức. Đức Chí Tôn bảo Đức Phạm Hộ Pháp cứ đi làm công chức trở lại, sẽ có việc hay.

Đức Phạm Hộ Pháp vâng lời, trở lại làm việc nơi Sở Thương Chánh Sài Gòn. Chánh quyền Pháp không muốn để Đức Phạm Hộ Pháp làm việc ở Sài Gòn nữa, vì sợ Đức Ngài hoạt động mạnh mẽ cho Đạo Cao Đài, họ đổi Đức Ngài lên làm việc ở Nam Vang, thủ đô nước Cao Miên.

Đức Ngài lên Nam Vang, tạm ngụ tại nhà Ông Cao Đức Trọng (anh ruột của Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang). Lợi dụng hoàn cảnh mới nầy, Đức Ngài nói Đạo cho những người chung quanh nghe và tổ chức cầu cơ tại nhà của Ngài Cao Đức Trọng để Đức Chí Tôn thâu phục nhơn sanh.

Đàn cơ ngày 27-7-1927 (âl 29-6-Đinh Mão), Đức Hộ Pháp phò loan với Ngài Cao Đức Trọng, Đức Chí Tôn giáng cơ ân phong các vị sau đây:

·         Ba Ông: Bảy, Lắm, Sự, phong chức Giáo Hữu.

·         Ba Ông: Chữ, Vinh, Của, phong chức Lễ Sanh.

·         Ông Cao Đức Trọng: phong Tiếp Đạo HTĐ.

- BẢY là ông Lê Văn Bảy, làm việc tại hãng buôn Au Petit Paris rồi đổi làm việc ở Denis Frères. (sau được thăng Giáo Sư, qui vị tại Kim Biên ngày 10-1-Mậu Tý, dl 19-2-1940).

- LẮM là ông Nguyễn Văn Lắm, làm việc ở Đông Dương Ngân Hàng chi nhánh tại Nam Vang.

- SỰ là ông Võ Văn Sự, Đông Y Sĩ, có tiệm thuốc Bắc và phòng mạch tại NamVang. (sau qui vị tại Tòa Thánh 1969).

- CHỮ là ông Đặng Trung Chữ, kế toán viên hãng Aliatini. (sau được thăng Phối Sư, qui vị tại Chợ Lớn năm 1947).

- VINH là ông Trần Quang Vinh, Thơ Ký ngạch Bảo hộ.(sau thăng Phối Sư, qui vị tại Sàigòn 7-12-B. Thìn, dl 25-1-1977).

- CỦA là ông Phạm Kim Của, Thầu khoán Biển Hồ và chủ xe đò. (sau thăng Giáo Sư, Khâm Trấn Kim Biên Tông Đạo).

Sau khi Đức Chí Tôn phong chức cho quí ông, tới chừng tái cầu thì Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng đàn chấm phái cho quí ông:

·         Ông Bảy, phái Thượng, Thánh danh Thượng Bảy Thanh.

·         Ông Lắm, phái Thượng, Thánhdanh Thượng Lắm Thanh

·         Ông Sự, phái Ngọc, Thánh danh Ngọc Sự Thanh.

·         Ông Chữ, phái Thượng, Thánh danh Thượng Chữ Thanh.

·         Ông Vinh, phái Thượng,Thánh danh Thượng Vinh Thanh

·         Ông Của, phái Thái, Thánh danh Thái Của Thanh.

Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm sau đó giáng cơ phong Thánh cho phái Nữ:

·         Bà Trần Kim Phụng, đắc phong Giáo Hữu Hương Phụng, sau thăng Giáo Sư.

·         Bà Đặng Thị Huê (vợ của ông Lê Văn Bảy) đắc phong Giáo Hữu.

·         Bà Nguyễn Thị Hạt (thân mẫu ông Đặng Trung Chữ) đắc phong Giáo Hữu.

·         Bà Huỳnh Thị Trọng (vợ của ông Đặng Trung Chữ) đắc phong Lễ Sanh, sau thăng Giáo Hữu.

Nhờ số Chức sắc đầu tiên nầy, Đức Phạm Hộ Pháp thành lập Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại, thường gọi là Hội Thánh Ngoại Giáo (viết tắt HTNG), đặt trụ sở tại Thánh Thất Kim Biên (Nam Vang), có nhiệm vụ phổ độ nhơn sanh tại nước Miên gồm: Các Việt kiều, Hoa kiều, và người Cao Miên.

Ngay năm 1927, Giáo Hữu Thượng Bảy Thanh được bổ nhiệm làm Chủ Trưởng HTNG tại Nam Vang.

Nhờ có HTNG, việc truyền Đạo tại đây có kết quả nhanh chóng, chỉ trong vòng một năm, số tín đồ nhập môn vào Đạo Cao Đài có đến hơn một vạn người.

Hội Thánh Ngoại Giáo được đặt dưới quyền điều khiển thiêng liêng của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, với chức vụ Chưởng Đạo, do Đức Chí Tôn giao phó, dưới sự bảo trợ hữu hình của Đức Phạm Hộ Pháp.

Ngày 14-2-Nhâm Thân (dl 20-3-1932), Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, Chưởng Đạo HTNG giáng cơ tại Kim Biên, chỉnh đốn nhân sự trong HTNG. Bài giáng cơ nầy có in trong TNHT chép ra sau đây:

NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN

Bần đạo chào Quyền Giáo Tông, Hộ Pháp, Tiếp Đạo và Hội Thánh Ngoại Giáo.

Nam Nữ Thiên phong, xin nghe:

Nước Thiên đường thì ít kẻ, cửa Địa ngục vẫn nhiều người, chưa từng thấy hạng nhơn sanh nào mà tự trọng thân hình, chẳng hữu ích chi cho cả cơ Tạo, mà đoạt vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Ngôi vị thiêng liêng chẳng phải do nơi sự cầu may mà đoạt đặng.

Bần đạo khi đắc lịnh làm Chưởng Đạo lập Hội Thánh giáo đạo tha phương thì tùng lòng bác ái của Chí Tôn, mở rộng thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị. Bần đạo chẳng kể là nguyên nhân, hóa nhân, hay là quỉ nhân, ví biết lập công thì thành đạo. Bần đạo để cho mỗi người tự do định phận, lại tùy thế khó khăn mà gầy thành công quả. Ấy vậy, nếu lấy phép công bình thì tự nhiên nên thì thâu, hư thì bỏ.

Bần đạo đã chán thấy kẻ bất lực rất nhiều. Vậy Bần đạo để lịnh cho mỗi vị Thiên phong xét mình, khai tội cùng Giáo Tông và Hộ Pháp, rồi sau mới định rõ điều thưởng phạt. Thăng.

"Đầu mùa Xuân năm Tân Mùi (1931), Chánh phủ Bảo hộ tại Cao Miên phái ông Trần Quang Vinh đi Paris công cán (ông Trần Quang Vinh lúc đó đang làm công chức cho Pháp, bên Đạo ông mới được thăng lên Giáo Hữu) trong dịp nước Pháp tổ chức Đấu Xảo quốc tế thuộc địa ở Vincennes - Paris.

Thừa cơ hội nầy, Ông Vinh truyền giáo và vận động cho Đạo Cao Đài được tự do tín ngưỡng ở Đông Dương, ông Vinh thuyết phục và gầy dựng được một số nhơn vật và chánh khách Pháp có thiện cảm đối với Đạo Cao Đài, trong số ấy có 5 vị kể tên sau đây được thọ phong Chức sắc vào năm 1932:

1.    Tiếp Dẫn Đạo Nhơn: ông Gabriel Gobron.

2.    Nữ Giáo Sư: bà Félicien Challaye, bạn của ông Félicien Challaye, Đại học Sorbonne.

3.    Giáo Hữu: ông Charles Bellan, cựu Tham biện ở VN.

4.    Giáo Hữu: Gabriel Abadie de Lestrac, Lục Sự Tòa án Paris.

5.    Nữ Lễ Sanh: bà Marguerite Gobron (bạn ông Tiếp Dẫn Đạo Nhơn Gabriel Gobron), sau thăng Giáo Hữu.

Ngoài ra còn có các vị ân nhân can thiệp cho sự tự do tín ngưỡng tại Đông Dương, đáng kể nhứt là:

·         Albert Sarraut, Tổng Trưởng.

·         Alexis Métois, Trung Tá quân đội Pháp.

·         Edouard Daladier, Tổng Trưởng và Cựu Thủ Tướng.

·         Henri Guernut, Nghị sĩ Quốc Hội, cựu Tổng Trưởng, Tổng Thơ Ký Hội Nhân Quyền.

·         Emille Kahn, Tổng Thơ Ký Hội Nhân Quyền.

·         Ernest Outrey, Nghị sĩ Quốc Hội Pháp tại Nam Kỳ.

·         Eugène Tozza, Luật sư Tòa Thượng Thẩm Paris.

·         Félicien Challaye, Giáo sư Đại Học Sorbone.

·         Marius Moutet, Nghị sĩ Quốc Hội và Tổng Trưởng.

·         Cô Marthe Williams, Nghị viên Hội Nhân Quyền.

·         Jean Laffray, Chủ nhiệm kiêm Chủ bút báo La Griffe.

·         . . . . . v.v . . . . . .

Ngoài ra, tại Đông Dương, còn nhiều nhân vật binh vực Đạo Cao Đài như hai vị Trạng Sư:

·         Lortat Jacob, Trạng Sư Toà Thượng Thẩm Sài Gòn, đặt văn phòng tại Nam Vang.

·         Roger Lascaux, Trạng Sư Tòa Thượng Thẩm Sài Gòn.

·         Ba quan Khâm Sứ tại Miên quốc là: ông Richomme, ông Sylvestre, ông Thibaudeau, mặc dầu là quan Bảo Hộ của Pháp triều, nhưng ba ông nầy để yên cho Đạo Cao Đài, mà lắm lúc còn binh vực là khác...

Còn về phần báo chí thì có các báo sau đây liên tiếp bào chữa và tường thuật tất cả mọi sự áp chế Đạo Cao Đài:

1.    La Libre Opinion - Paris.

2.    Cahier de la ligue des droits de l'homme - Paris.

3.    La Griffe - Paris.

4.    Le Progrès civique - Paris.

5.    Le Fraterniste - Lille (Nord).

6.    Le Réveil Ouvrier - Nancy.

7.    Le Semeur falaise (Calvados).

8.    L'Aurore Malgache - Tananarive.

9.    Germinal - Croix (Nord).

10.  La Tribune Indochinoise - Saigon.

Với sự ủng hộ và bênh vực nhiệt thành của nhiều nhơn vật, chánh khách và báo chí, Đạo Cao Đài hưởng được chế độ khoan hồng của chánh phủ Pháp, do cuộc đồng thanh quyết nghị của Quốc Hội Pháp vào tháng 2 năm 1932 và tiếp theo đó là sự tự do tín ngưỡng cho Đạo Cao Đài được ban bố trên toàn cõi Đông Dương. Đó là kết quả của thời gian tranh đấu kiên nhẫn và chịu khổ của toàn Đạo, ít ra cũng nhiều năm liên tục.

Cuối mùa đông năm Tân Mùi (1931), ông Trần Quang Vinh đã mãn hạn công cán tại Pháp quốc, trở về tới Sài Gòn ngày 30-12-1931." (Trích trong Lịch Sử Đạo Cao Đài tại Cao Miên của Phối Sư Thượng Vinh Thanh, Đạo hiệu Hiển Trung)

Năm 1937, ông Thượng Bảy Thanh được thăng lên Giáo Sư, được Hội Thánh bổ đi truyền Đạo tại Hà Nội. Năm sau, ông qua truyền Đạo ở nước Tàu, nhưng không thành công.

Năm 1938, Giáo Sư Bảy được rút về Tòa Thánh .

Sau khi Giáo Sư Thượng Bảy Thanh được Hội Thánh bổ đi Hà Nội truyền Đạo, Ngài Tiếp Đạo Cao Đức Trọng, đang làm việc ở Nam Vang, được bổ nhiệm làm Chủ Trưởng HTNG.

Thời gian về sau, nối tiếp Ngài Cao Tiếp Đạo, quí vị sau đây lần lượt được Hội Thánh bổ nhiệm làm Chủ Trưởng HTNG tại Kim Biên, Nam Vang, kể từ năm 1937 đến 1941:

·         Bà Giáo Sư Hương Phụng (Trần Kim Phụng).

·         Giáo Sư Thượng Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ).

·         Giáo Sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh).

·         Giáo Sư Thái Gấm Thanh (Thái Văn Gấm).

·         Giáo Sư Thái Phấn Thanh (Trần Văn Phấn).

Hạ tuần tháng 7 năm Tân Tỵ (1941), tình thế Đạo biến thiên, ông Giáo Sư Thượng Bảy Thanh tự trở về Kim Biên tiếp tục cầm quyền Đạo cho đến ngày Thánh Thất Kim Biên bị Chánh phủ Bảo hộ sung công và phá vỡ (1943).

Tổng số tín đồ Đạo Cao Đài trong nước Miên:

Năm 1951, tức là 15 năm mở Đạo nơi nước Miên, Hội Thánh lập Bộ Đạo, kiểm điểm số tín đồ chính thức trong toàn nước Miên là: 73.164 Đạo hữu, gồm cả nam, phụ, lão, ấu, trong đó phần Việt kiều chiếm 64.954 người và số người Miên là 8210 người.

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn từ chức Chưởng Đạo:

Sau khi Đức Phạm Hộ Pháp tự lưu vong sang Cao Miên thì ngày 13-8-Bính Thân (dl 17-9-1956), Đức Phạm Hộ Pháp cùng Ngài Hồ Bảo Đạo phò loan tại Báo Ân Đường Nam Vang, có Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung giáng cơ cho biết: Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn đã từ bỏ chức vụ Chưởng Đạo và hủy bỏ Hội Thánh Ngoại Giáo (HTNG) vì một số vị trong Hội Thánh bất lực và bội phản Đức Phạm Hộ Pháp.

Nguyên văn bài giáng cơ xin chép ra sau đây:

 

Phò loan:

Hộ Pháp 

Bảo Đạo.

Ngày 13-8-Bính Thân (dl 17-9-1956).

THƯỢNG TRUNG NHỰT

Qua chào mấy em,

Khi nãy, Đức Thanh Sơn có khuyên mấy em gắng công hành đạo. Chính Qua cũng phải nhìn nhận mấy em thiếu công nghiệp cùng Đạo.

Mấy em nam nữ đã thấy rõ vì lẽ nào mà Chưởng Đạo Nguyệt Tâm đã từ bỏ chức vụ mà mấy em từ thử hay chăng? Mấy em nhớ lại coi, từ khi Phong Chí (Đạo hiệu của Giáo Sư Thượng Bảy Thanh) nắm quyền đến nay, sự nghiệp Đạo đã hư hoại thế nào? Thì cũng do nơi bội phản Hộ Pháp và anh em giành quyền mà sanh ra rối loạn.

Qua nói thiệt cùng mấy em rằng: Vì hổ thẹn ấy mà Chưởng Đạo từ chức và hủy bỏ Hội Thánh Ngoại Giáo. Các em đã hiểu rõ điều ấy. Qua chỉ thương Thanh Sơn mang tiếng phụ phàng, lỗi tình cùng Hộ Pháp.

Qua đã nhiều phen cầu xin Nguyệt Tâm Chơn Nhơn tha thứ, nhưng Ngài quyết hẳn, vì cớ là chúng đã mạo danh Bạch Vân Động, đặng chia phe phân phái, lập quyền Đời của họ.

Các em có biết chăng, Đấng đã mang trọn ân của Hộ Pháp là Bạch Vân Hòa Thượng tức là Đức Thanh Sơn, khi lãnh lịnh Ngọc Hư thì người hứa rằng: Hộ Pháp trọn quyền sử dụng các chơn linh Bạch Vân Động.

Hôm nay lời ước nguyện ấy đã thất. (Xin xem tiếp chữ: Bạch Vân Động, vần B)

Sự tái lập Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại:

Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức, cầm quyền Chưởng Quản HTĐ, ra Thánh Lịnh tái lập Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại, ngày 3-7-Quí Sửu (dl 1-8-1973), và cử Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa làm Chủ Trưởng Cơ Quan nầy.

Xin chép nguyên văn Thánh Lịnh trên ra sau đây:

 

Văn Phòng

ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ

CHƯỞNG QUẢN

(Tứ thập bát niên)

Hiệp Thiên Đài

TÒA THÁNH TÂY NINH

-----
Số: 65/TL


CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI

Chiếu Tân Luật và Pháp Chánh Truyền,

Chiếu Hiến pháp và Nội Luật HTĐ ngày rằm tháng 2 năm Nhâm Thân (dl 21-3-1932),

Chiếu Hiến pháp HTĐ ngày mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn (dl 20-2-1964) và Hiến pháp HTĐ bổ túc ngày 27-2-Ất Tỵ (dl 29-3-1965),

Chiếu Thánh giáo tại Cung Đạo Đền Thánh đêm 16 và 17 tháng tư Quí Sửu (dl 18 và 19-5-1973), Đức Lý Đại Tiên Nhứt Trấn Oai Nghiêm đồng ý với Đức Hộ Pháp ban đặc quyền cho Hiến Pháp Chưởng Quản HTĐ,

Chiếu Vi bằng số 12/VB phiên nhóm ngày 9 tháng 4 Quí Sửu (dl 11-5-1973), Hội Thánh đồng quyết nghị tái lập Cơ Quan Truyền Giáo,

Nghĩ vì nền Đại Đạo đã được phổ biến ít nhiều nơi ngoại quốc và để xúc tiến việc phổ hóa bổn đạo các nơi ấy y theo khuôn viên luật pháp của nền Đạo, nên:

THÁNH LỊNH

Điều thứ nhứt: Tái lập CƠ QUAN TRUYỀN GIÁO để phổ thông Chơn Đạo nơi hải ngoại, kể từ ngày ký tên Thánh Lịnh nầy.

Điều thứ nhì: Vị Thời Quân Bảo Đạo HTĐ Hồ Tấn Khoa được tạm giao phó trách vụ Chủ Trưởng Cơ Quan Truyền Giáo, có nhiệm vụ hội ý cùng Hội Thánh CTĐ trực tiếp liên lạc, chỉ dẫn, dìu dắt các bổn đạo nơi hải ngoại đi trong khuôn khổ luật pháp hiện hành của Đạo.

Điều thứ ba: Vị Thời Quân Bảo Đạo HTĐ và các cơ quan Chánh Trị Đạo, tùy nhiệm vụ lãnh thi hành và ban hành Thánh Lịnh nầy.

Tòa Thánh, ngày mùng 3 tháng 7 Quí Sửu.
(dl 1-8-1973)

CHƯỞNG QUẢN HTĐ
Hiến Pháp Trương Hữu Đức

(ấn ký)

ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

HTNG: Hội Thánh Ngoại Giáo.

 

Hội Yến Diêu Trì Cung

Gốc tích Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung

Bí Pháp Hội Yến Diêu Trì Cung


會宴瑤池宮

Hội: Nhiều người tụ họp lại. Yến: tiệc rượu. Diêu Trì Cung: Cung của Đức Phật Mẫu nơi từng Trời Tạo Hóa Thiên.

Hội Yến Diêu Trì Cung là một cái tiệc long trọng của các tín đồ Cao Đài đãi Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.

Hằng năm, vào đêm rằm Trung Thu (15 tháng 8 âm lịch), tại Báo Ân Từ, Đền Thờ Đức Phật Mẫu trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, Hội Thánh có tổ chức một buổi lễ long trọng gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung, trong đó có một cái tiệc dâng Tam Bửu: Hoa Quả, Rượu, Trà lên Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.

I. Gốc tích Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung.

Cuộc Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung được tổ chức theo sự tích có từ năm Ất Sửu (1925), khi chưa Khai Đạo. Đức Chí Tôn lúc đó còn ẩn danh, chỉ xưng là Đấng A Ă Â, dạy 3 ông: Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, làm một cái tiệc chay đãi 10 Đấng vô hình ở Diêu Trì Cung là: Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương.

SỰ TÍCH ấy như sau:

Nguyên vào thượng tuần tháng 8 âm lịch năm Ất Sửu (1925), ba ông Cư, Tắc, Sang được Thất Nương tiết lộ cho biết chút ít về Diêu Trì Cung ở từng Trời Tạo Hóa Thiên nơi cõi thiêng liêng: Trên hết có Cửu Thiên Nương Nương cai quản, dưới có Cửu vị Tiên Nương phụ tá, mà Cô đứng hàng thứ bảy, gọi là Thất Nương, Hớn Liên Bạch là Bát Nương, v.v... Ba ông xin Cô cho biết cách cầu Cửu Thiên Nương Nương.

Thất Nương bảo: Ba Anh muốn cầu Nương Nương thì phải ăn chay trước ba ngày và tìm cho đặng Ngọc cơ thì cầu Lịnh Bà mới được. Ba ông không biết Ngọc cơ là chi. Cô mới mô tả Ngọc cơ, giải thích rõ căn cội buổi xưa lấy hình dạng chùm sao Bắc đẩu mà tạo thành, lại dạy cho cách phò cơ. Thất Nương cũng dặn mỗi vị làm sẵn một bài thơ đón mừng Cửu Thiên Nương Nương.

Ba ông không biết tìm Ngọc cơ ở đâu, nhưng như có linh tính xúi giục, ông Cư qua nhà một người bạn lối xóm là ông Phán Tý hỏi thăm. Ông Tý liền cho biết ông có một cây Ngọc cơ hiện đang cho ông Âu Kích ở Chùa Tam Tông Miếu mượn, để ông lấy về cho ông Cư mượn cầu các Đấng, chớ lối Xây bàn của ông Cư đang áp dụng, tiếp nhận được một bài văn của các Đấng thì tốn nhiều thì giờ quá.

Ba ông rất mừng rỡ, chuẩn bị ăn chay cho đủ ba ngày để cầu Cửu Thiên Nương Nương vào ngày Trung Thu sắp tới.

Đêm ấy có Đấng A Ă Â giáng bàn, bảo ba ông nhơn dịp đó mà làm một cái tiệc chay để đãi 10 Đấng vô hình nơi DTC là: Cửu Thiên Nương Nương và Cửu vị Tiên Nương. Đấng A Ă Â còn dạy cách sắp đặt bàn ghế và trang hoàng nhà cửa.

Ông Cao Huệ Chương, con của Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu, thuở ấy còn là thanh niên, có theo Ngài Diêu và Ngài Cư để xây bàn. (ông Cao Huệ Chương gọi ông Cư là Chú Tư, gọi ông Tắc là Chú Tám, gọi ông Sang là Anh Sang). Ông Huệ Chương có tham dự vào việc chưng dọn và đứng hầu trong buổi lễ ấy, thuật lại trong quyển sách "Đại Đạo Truy Nguyên", chép ra sau đây:

"Qua đến ngày thứ ba, là buổi hẹn hò, lại nhằm tiết Trung Thu, đúng đêm 14 rạng mặt 15 tháng 8, ngoài trời thì trăng thanh gió mát, trong nhà Chú Tư tôi lại dọn dẹp trang hoàng, xem vào có vẻ tinh khiết lắm.

Đúng giờ Tý, cả thảy đều đủ mặt, tôi thấy Chú Tư tôi đã sắp đặt dọn bàn dài, rải bông lá xung quanh, phía trong bàn, ngay chính giữa, để một bộ đồ trà, còn 9 vị Tiên Cô, mỗi người một cái tách, sắp vòng theo bàn, hàng giữa dọn những trái cây tươi tốt, ngó vào rất lịch sự, tựa hình như đãi tiệc, vì chung quanh có để 9 cái ghế mây.

Cuộc cúng nầy, mấy ổng gọi là Phó Yến Diêu Trì, đến ngày nay hãy còn noi dấu lễ kỷ niệm nầy.

Đoạn Chú Tư tôi đốt hương đèn lên, cả thảy đều quì lạy khấn vái, rồi đem Ngọc cơ ra cầu.

Thật quả có Lịnh Cửu Thiên Nương Nương đến, và đủ 9 vị Tiên Cô, mỗi vị đều có giáng cơ chào mừng mấy ổng.

Khi ấy, Thất Nương xin ba ông đờn, rồi mỗi người ngâm bài thi của mình làm đặng hiến lễ, còn Lịnh Bà và Cửu Cô an vị mà nghe.

Chừng nhập tiệc, Thất Nương lại mời ba ông ngồi chung vào cho vui. Cũng tội nghiệp cho mấy ổng, vì e thất lễ, nên không dám ngồi, rốt việc vì ép uổng quá, mấy ổng liệu thế khó chối từ, mới đem thêm ba cái ghế sắp sau lưng chín cái ghế nọ, ba ông xá rồi ngồi xuống.

Tôi dòm thấy mấy ổng, cũng bắt tức cười, nhưng không dám nhích mép, cứ đứng khoanh tay hầu mà thôi.

Cách chừng nửa giờ, Chú Tư tôi lại tái cầu. Lịnh Nương Nương và Chín vị Tiên Cô để lời cảm tạ chẳng cùng, lại hứa rằng: "Từ đây đã có Ngọc cơ rồi thì tiện cho Diêu Trì Cung Cửu Cô đến dạy việc."

Đêm ấy, mấy ổng thức tới 3 giờ khuya mới nghỉ."

Đức Phạm Hộ Pháp, thuyết đạo tại Đền Thánh ngày 15-8-Kỷ Sửu (dl 6-10-1949) cũng có thuật lại buổi đó như sau:

"Tuy buổi ban sơ mà dường như khối óc đã thâm nhiễm nhiều rồi, nên Đức Chí Tôn mới ra lịnh biểu làm một cái tiệc. Ngài dạy sắp đặt cái tiệc ấy để đãi 10 Đấng vô hình: Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương. Phần hữu hình có ba người (Thượng Sanh, Thượng Phẩm và Hộ Pháp). Sắp đặt tiệc ấy do tay Bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Hiếu, vâng mạng lịnh tạo thành một cái tiệc, trên là bàn thờ Đức Phật Mẫu, ở dưới sắp chín cái ghế như có người ngồi vậy. Chén đũa, muỗng dĩa, bất kỳ cái gì cũng giống như đãi người hữu hình vậy, duy có ba người xác thịt là Thượng Sanh, Thượng Phẩm, Hộ Pháp.

Bần đạo mới hỏi, tiệc nầy là tiệc gì?

Ngài nói là: - Hội Yến Diêu Trì.

Bần đạo nghe nói vậy thì hay vậy chớ không biết giá trị Hội Yến là gì cả. Nghĩ chắc cũng có ảnh hưởng gì cần yếu đến tương lai của Đạo mà vâng lịnh thôi, chớ không hiểu nghĩa lý cho cùng cạn hết.

Ba người sống đồng ngồi ăn, còn Bà Chánh Phối Sư Hương Hiếu gắp đồ ăn để vào chén cho chín vị và trên bàn thờ cho Đức Phật Mẫu cũng như người sống vậy.

Chừng Hội Yến Diêu Trì rồi, các Đấng Thiêng liêng từ giã (thăng), kế Đức Chí Tôn đến nhập cơ.

Thượng Phẩm và Bần đạo tọc mạch hỏi: - Khi nãy Diêu Trì Cung đến, có Ngài đến ở đó không?

Đức Chí Tôn trả lời: - Có chớ, Ta ở đây từ khi ban sơ tới giờ.

- Ngài có thấy Diêu Trì Cung đến không?

- Có chứ, chính mình Ta tiếp đãi.

Cao Thượng Phẩm hỏi: - Diêu Trì Cung ngó thấy Ngài không?

- Không ngó thấy.

Cao Thượng Phẩm hỏi: - Sao vậy?

Ngài trả lời: - Ta dùng phép ẩn thân.

Bần đạo tọc mạch hỏi tiếp: - Như đứa em của tôi là Thất Nương Diêu Trì Cung có thể đạt Đạo đặng chăng?

- Đạt đặng chớ.

Cao Thượng Phẩm hỏi: - Phải làm sao?

Ngài đáp: - Phải tu, bằng không tu thì chẳng đạt đặng.

Bần đạo hỏi: - Tu chừng bao lâu mới đạt đặng?

Cái đó Ngài làm thinh. Bần đạo hỏi 1 năm, 5 năm, một ngàn năm, mười ngàn năm, một trăm ngàn năm, Ngài cũng làm thinh, rồi thôi không hơi sức nào hỏi nữa, không biết chừng nào mới đạt đặng, nghe vậy hay vậy.

Các vị Nữ phái rán nhớ, Bần đạo đã giải nghĩa Hội Yến Diêu Trì là gì rồi đó."

Như trên đã trình bày, sau khi đãi tiệc Hội Yến Diêu Trì xong, Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng cơ cám ơn ba ông: Tắc (Đức Hộ Pháp), Cư (Đức thượng Phẩm), Sang (Đức Thượng Sanh), và sau đó mỗi vị giáng cho một bài thi 4 câu để làm kỷ niệm buổi Hội Yến đầu tiên nầy.

Xin chép 10 bài thi ấy ra sau đây:

CỬU THIÊN NƯƠNG NƯƠNG

Cửu kiếp Hiên Viên thọ sắc Thiên,

Thiên Thiên Cửu phẩm đắc cao huyền.

Huyền hư tác thế Thần Tiên Nữ,

Nữ hảo thiện căn đoạt Cửu Thiên.

NHỨT NƯƠNG:

HOA thu ủ như màu thẹn nguyệt,

Giữa thu ba e tuyết đông về.

Non sông trải cánh Tiên lòe,

Mượn câu thi hứng vui đề chào nhau.

NHỊ NƯƠNG:

CẨM tú văn chương hà khách đạo?

Thi Thần tửu Thánh vấn thùy nhân?

Tuy mang lấy tiếng hồng quần,

Cảnh Tiên còn mến, cõi trần anh thư.

TAM NƯƠNG:

TUYẾN đức năng thành đạo,

Quảng trí đắc cao huyền.

Biển mê lắt lẻo con thuyền,

Chở che khách tục, cửu tuyền ngăn sông.

TỨ NƯƠNG:

GẤM lót ngõ chưa vừa gót ngọc,

Vàng treo nhà ít học không ưa.

Đợi trông nho sĩ tài vừa,

Đằng giao khởi phụng khó ngừa Tiên thi.

NGŨ NƯƠNG:

LIỄU yểu điệu còn ghen nét đẹp,

Tuyết trong ngần khó phép so thân.

Hiu hiu nhẹ gót phong trần,

Đài sen mấy lượt gió thần đưa hương.

LỤC NƯƠNG:

HUỆ ngào ngạt đưa hơi vò dịu,

Đứng tài ba chẳng thiếu tư phong.

Nương mây như thả cánh hồng,

Tiêu Diêu phất phướn, cõi tòng đưa Tiên.

THẤT NƯƠNG:

LỄ bái thường hành tâm đạo khởi,

Nhân từ tái thế tử vô ưu.

Ngày xuân gọi thế hảo cừu,

Trăm duyên phước tục khó bù buồn Tiên.

BÁT NƯƠNG:

HỒ HỚN HOA SEN TRẮNG nở ngày,

Càng gần hơi đẹp lại càng say.

Trêu trăng hằng thói dấu mày,

Cợt mây tranh chức Phật đài thêm hoa.

CỬU NƯƠNG:

KHIẾT sạch duyên trần vẹn giữ,

Bạc Liêu ngôi cũ còn lời.

Chính chuyên buồn chẳng trọn đời,

Thương người noi Đạo, Phật Trời cũng thương

II. Bí Pháp Hội Yến Diêu Trì Cung:

Bí Pháp của Hội Yến Diêu Trì Cung được Đức Phạm Hộ Pháp giảng giải nhiều lần trong các bài Thuyết đạo, xin lần lượt chép ra sau đây, theo thứ tự thời gian:

■ Ngày 30-1-Đinh Hợi ( dl 20-2-1947):

"Hội Yến Diêu Trì là cơ quan đắc đạo tại thế. Đức Diêu Trì Kim Mẫu cùng Cửu vị Nữ Phật đã giáng trần hội yến với chư Chức sắc, xướng họa thi phú và dạy Đạo. Ấy là Hội chư Tiên tại thế.

Đức Chí Tôn thuộc về Phật, Đức Diêu Trì Kim Mẫu thuộc về Pháp. Nếu có Đức Chí Tôn mà không có Đức Diêu Trì Kim Mẫu thì trong vũ trụ nầy không có chi về mặt hữu vi, còn nhơn loại là Tăng.

Ta nhìn có Đức Chí Tôn khai hóa, nhưng cơ sanh hóa Càn khôn cũng như cơ sản xuất nhơn loại tại thế do nơi Âm Dương tương hiệp mới phát sanh vạn vật, cho nên con người gọi Đức Chí Tôn và Đức Diêu Trì Kim Mẫu là hai Đấng Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu, và con người là Tiểu Thiên Địa."

■ Tại Đền Thánh, ngày 15-8-Kỷ Sửu (dl 6-10-1949):

"Hôm nay là ngày Kỷ niệm Bí Pháp Hội Yến Diêu Trì, Đức Chí Tôn đã lập trong nền Chơn giáo của Ngài. Bần đạo thừa dịp nên thuyết minh cho toàn cả con cái Đức Chí Tôn hiểu rõ cái huyền vi bí mật ấy, bởi có ảnh hưởng với cơ quan đạt đạo của chúng ta tại mặt thế nầy. Hơn nữa, Bần đạo có phương tiện tỏ ra một đức tin dị thường nơi một Đấng yêu ái, một Đấng tạo Càn khôn Vũ trụ, Đấng tự hữu hằng hữu, Đấng quyền năng vô tận vô biên, cốt để cho con cái của Ngài thấu đáo cái thâm tình của Ngài đối với ta và ta đối với Ngài dường nào.... ... ...

Toàn thể Thánh thể của Đức Chí Tôn là con cái của Ngài ráng để ý cho lắm. Từ khi Đạo bị bế, Ngọc Hư Cung bác luật, Cực Lạc Thế giới thì đóng cửa, nên chúng sanh toàn cả Càn khôn Vũ trụ có tu mà thành rất ít, bởi phương pháp khó khăn lắm, muốn đạt pháp thì không phải dễ.

Cổ pháp định cho các chơn hồn về nơi DTC hưởng được Hội Yến Bàn Đào, tức nhiên hưởng được Hội Yến Diêu Trì, ăn được quả Đào Tiên, uống được Tiên tửu, mới nhập vô cảnh TLHS gọi là Nhập Tịch. Ôi thôi! Từ thử đến giờ có ai đặng hưởng, nếu có đặng hưởng thì cũng một phần rất ít.

Giờ phút nầy, Đức Chí Tôn quyết định tận độ con cái của Ngài, thay vì Bí Pháp ấy độ con cái của Ngài về nơi Kim Bàn Phật Mẫu đặng hưởng đặc ân thiêng liêng của Đức Chí Tôn. Đức Chí Tôn buộc Phật Mẫu phải đến tại thế gian nầy để Bí Pháp Hội Yến Diêu Trì tại cửa Đạo nầy cho con cái của Ngài giải thoát. Ấy là Bí Pháp thiêng liêng, duy có tay Ngài (Đức Chí Tôn) định pháp ấy mới đặng.

Hôm nay là ngày Đức Phật Mẫu đem Bí Pháp đặng giải thoát chúng sanh, tận độ toàn vạn linh sanh chúng. Ngài để tại mặt thế nầy trong cửa Đạo nầy mà thôi.

Hôm nay, ngày Lễ của Ngài mà cũng là ngày trọng hệ trong cửa Đạo, xin toàn cả con cái của Ngài nhớ và để nơi tâm mình. Bởi thế, năm nào Bần đạo cũng để ý Lễ của Ngài hơn hết, từ tạo Thiên lập Địa đến giờ, chưa có ai hưởng được thời kỳ nầy. Ngài đến tại mặt Địa cầu 68 nầy đặng tận độ con cái của Ngài. Chúng ta phải chiêm ngưỡng ơn vô biên vô tận của Ngài. Chúng ta phải chiêm nghiệm lễ nầy để mật niệm cám ơn Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.

Ấy là Bí pháp của chúng ta đó vậy."

■ Tại Cửu Long Đài, chiều ngày 15-8-Tân Mão (dl 15-9-1951):

"Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu cơ quan siêu thoát, phải làm thế nào đặng tận độ 92 ức nguyên nhân trở về cựu vị. Muốn đạt đặng Bí pháp siêu thoát ấy, chúng ta ngó thấy Đức Phật Mẫu đã làm gì? Đức Chí Tôn giao cho Phật Mẫu nắm quyền hành để rước hết những chơn hồn khi đã đạt pháp, tức nhiên đạt cơ siêu thoát, lập vị mình đặng vào cái địa vị thiêng liêng, đạt đặng thì phải về Hội Yến cùng Đức Phật Mẫu.

Lễ Hội Yến Diêu Trì Cung, mà người ta gọi là Hội, nhưng thật ra chúng ta về hội hiệp vui cùng MẸ SANH của chúng ta đó vậy.

Đạo pháp gọi là Hội Yến Diêu Trì, tức nhiên chúng ta đã đạt đặng cơ siêu thoát nơi cõi TLHS sống kia. Chưa biết, nếu chúng ta không tu thì con đường ấy là gì mà chớ?

Chính mình Đức Chí Tôn biểu Đức Phật Mẫu, tức nhiên Mẹ Sanh của chúng ta, cầm cả quyền năng giải thoát trong tay, đến lập Hội Yến Diêu Trì tại mặt thế nầy cho cả con cái của Ngài, nhứt là 92 ức nguyên nhân ấy, nếu nhập vào cửa Đạo, tùng theo chơn pháp thì đặng hồng ân của Đức Chí Tôn cho hưởng Bí pháp Hội Yến Diêu Trì tại thế nầy.

Cái cơ siêu thoát thiên hạ đã đặt trong tay họ sẵn, tức nhiên giờ phút cuối cùng nầy là giờ phút hứng thú, giờ phút chết của họ, thì họ đạt vị một cách dễ dàng, ngôi vị mà cơ quan siêu thoát của Đức Chí Tôn đã cho không họ đó vậy.

Nhờ đó mà cơ quan tận độ vạn linh của Đức Chí Tôn đã lập tại thế nầy, từ đây sẽ mở rộng cửa TLHS, đặng đến gom góp cả con cái của Ngài trở về hiệp một cùng Ngài.

Bí pháp Hội Yến Diêu Trì là vậy đó."

■ Cửu Long Đài, chiều ngày 15-8-Nhâm Thìn (dl 3-10-1952):

"Hôm nay là ngày chúng ta hội hiệp cùng Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Bần đạo nhớ lại lúc ban sơ, Đức Chí Tôn mới đến mở Đạo, Ngài làm một Bí pháp từ thử đến giờ chưa ai tưởng đến. Ngài ra lịnh lập một cái tiệc rất trọng hậu, chay chớ không phải mặn như ngoài đời, lấy trong số 13 người chúng ta, kể: Cửu vị Nữ Phật và Đức Phật Mẫu, với ba người sống, tức nhiên 3 người hữu hình và 10 người vô hình, dự tiệc ấy. Ba người hữu hình là Đức Cao Thượng Phẩm, Đức Cao Thượng Sanh và Bần đạo. Tưởng không có cái ngộ nghĩnh nào hơn là ngồi ăn uống với những vị khuất mặt. Buổi nọ, Bần đạo chưa có đức tin, thấy một cái đó là việc nghịch nhứt, nhưng khi vào ngồi tiệc rồi, không biết cái tinh thần nó thay đổi thế nào, chẳng khác gì như chúng ta dự một tiệc trọng hậu, có mặt đủ các bạn ngồi chung quanh chúng ta đó vậy.

Đức Chí Tôn thi hành Bí pháp ấy, buổi nọ chúng tôi không hiểu gì hết, Bần đạo cũng tìm tòi kiếm nghĩa lý. Có lẽ những người đoạt được cơ siêu thoát, tức nhiên tầm được cái huyền bí giải thoát cho mình, thì có đặc ân thiêng liêng ban cho Bàn Đào Hội Yến, tức nhiên là Hội Yến Diêu Trì .

Cái nghĩa lý sâu xa ấy, chúng ta thử để dấu hỏi, tại sao Đức Chí Tôn đã đến bảo chúng ta Hội Yến Diêu Trì. Ngài muốn gì đó? Muốn cho toàn cả con cái của Ngài, chớ không phải với ba người đó mà thôi.

Đoạt cơ siêu thoát, tức nhiên ta nói thường ngữ của chúng ta là muốn cho toàn thể con cái của Ngài đoạt đặng cơ siêu thoát đó vậy.

Vì cớ cho nên, hôm rồi Bần đạo có nói một câu rất chánh đáng: "Xưa kia, con người đi tìm Đạo, còn hôm nay trái lại, Đạo đến tìm người." Ôi! Nếu ta tưởng cái ân hậu vô biên của Đức Chí Tôn đã thi thố, thì chúng ta hạnh phúc không thế gì có ngôn ngữ nào mà tả cho đặng.

Thật ra hôm nay chúng ta hội hiệp cùng nhau đây, nó sẽ trở thành một tương lai, cũng như bên Thánh giáo GiaTô, tức nhiên là Công giáo, họ có phương thông công cùng Đức Chí Tôn đó vậy.

Hạnh phúc thay cho những người đặng Hội Yến Diêu Trì hôm nay, tức nhiên đặng hồng phúc hội hiệp cùng Bà MẸ thiêng liêng của chúng ta, lẽ dĩ nhiên được mang sứ mạng thiêng liêng nơi mình, cả toàn con cái của Đức Chí Tôn cũng thế, Nam cũng thế, Nữ cũng thế, kẻ Đông người Tây, kẻ Nam người Bắc, đem cả cơ bí mật thiêng liêng của Đức Chí Tôn là lòng yêu ái của Ngài mà rải khắp cho toàn thể con cái của Ngài đều hưởng.

Mỗi một năm, chúng ta được hưởng cái hạnh phúc hội hiệp cùng nhau, chính mình Bần đạo mỗi khi Hội Yến Diêu Trì được sum hiệp cùng mấy em Nam Nữ đông đảo chừng nào thì Bần đạo càng thêm vui mừng hân hạnh chừng ấy.

Bần đạo có nhớ một tích xưa: Một bà mẹ có nhiều con, rồi họ xúm lại với nhau thay phiên đặng nuôi mẹ. Hễ khi anh cả nuôi rồi thì cân được bao nhiêu, tới phiên em thứ nuôi, rồi cân phải hơn hay là như số đó mới đặng. Nhưng trong đám con ấy, rủi thay có một đứa nghèo mà đứa nghèo ấy lại được bà mẹ yêu ái binh vực hơn, phần nghèo khó có phương chi nuôi mẹ cho đầy đủ được, nên hễ tới phiên người con nghèo ấy thì bà mẹ ốm o gầy mòn, vì ăn không đủ thì thế nào cũng ốm. Bây giờ đến ngày cân, thì bà mẹ phải làm sao? Bà lận lưng thêm mấy cục chì cho nặng thêm, không thì tội nghiệp cho đứa con nghèo ấy. Cho nên lời tục họ gọi là: "Bà mẹ thương con phải bù chì." là lẽ ấy.

Bà MẸ thiêng liêng của chúng ta cũng vậy. Bần đạo tưởng nơi cõi Thiêng liêng Hằng sống kia, không ai bảo vệ binh vực cả linh hồn chúng ta hơn Bà MẸ thiêng liêng ấy. Mỗi phen chúng ta hội hiệp cùng Người mỗi năm một lần, thử thí nghiệm coi, cả con cái của Ngài khi về thì sẽ đặng an ủi và có cái vui hứng làm sao đâu! Không biết mấy em Nam Nữ có cái cảnh tượng đó hay chăng? Chớ Bần đạo mỗi phen được Hội Yến Diêu Trì, làm như Bần đạo uống một chén thuốc bổ. Tinh thần Bần đạo vui hứng, mạnh mẽ tráng kiện làm sao đâu! Có phải là cái huyền diệu ấy duy để cho cả con cái, Chức sắc Thiên phong, những người lãnh sứ mạng cao trọng trong Đạo hay cả toàn thể con cái Đức Chí Tôn đều hưởng được?

Bần đạo dám quả quyết nơi Đền Thờ của Đại Từ Mẫu của chúng ta, Bà không kể con cái sang trọng của Bà đâu, trái ngược lại, Bà lại thương yêu binh vực những đứa con nào nó thiệt thà hèn yếu hơn hết.

Ấy vậy, Qua nói rằng: Trong cả mấy em đây, nếu có đứa em nào thiếu thốn cả tinh thần và vật chất, thiệt thòi nghèo khổ, tật nguyền, Qua dám chắc Bà MẸ thiêng liêng của chúng ta sẽ vui ở với những kẻ ấy lắm vậy.

Qua chỉ cho mấy em một cái Bí pháp là khi nào mấy em quá thống khổ, quá đau đớn tâm hồn, mấy em đừng vội sầu thảm, các em quì xuống giữa không trung, các em nguyện với Bà MẸ thiêng liêng ấy một lời cầu nguyện. Bần đạo quả quyết rằng: Bà chẳng hề khi nào từ chối cùng mấy em. Bần đạo đã thử nghiệm rồi. Cả toàn con cái của Đức Phật Mẫu thí nghiệm như Bần đạo thử coi.

Trong cảnh đồ lưu nơi hải ngoại, cái chết dựa bên lưng. Qua thấy cả hiện tượng Bà ở bên ta đó vậy.

Cái hiển hách anh linh của Bà, Qua đã quả quyết rằng, từ thử đến giờ chưa có trong cửa Đạo nào hưởng được.

Mấy em thí nghiệm coi rồi để tâm cả thảy. Nếu muốn cho Bà thương yêu, mình có cái Bí pháp hay ho hơn hết là mấy em thương yêu những kẻ tật nguyền, đau khổ, ngu hèn, khốn mạt. Mấy em thử nghiệm lấy cái huyền linh của Bà.

Bần đạo cầu chúc ân huệ thiêng liêng của Bà chan rưới bủa khắp toàn thể con cái của Đức Chí Tôn, Nam cũng vậy, Nữ cũng vậy, nhứt là mấy đứa thơ sinh, mấy đứa trẻ nhỏ côi cút."

Tóm lại, Bí pháp của Hội Yến Diêu Trì Cung là Đức Chí Tôn đem cơ quan giải thoát xuống thế đặt trong cửa Đạo Cao Đài để toàn thể các tín đồ được hưởng.

Theo cổ luật thì, người tu một khi đắc đạo, chơn hồn được lên Diêu Trì Cung dự Hội Yến Bàn Đào, được Đức Phật Mẫu ban cho ăn trái đào Tiên và uống Tiên tửu.

Ngày nay, thời TKPĐ, Đức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương vâng lịnh Đức Chí Tôn giáng trần, mở tiệc Hội Yến DTC tại Đền thờ Phật Mẫu để toàn cả con cái của Đức Chí Tôn và Phật Mẫu về hội hiệp cùng Đức Mẹ thiêng liêng, dâng hoa quả, rượu, trà lên Đức Mẹ, và Đức Mẹ sẽ ban tặng trở lại cho con cái của Ngài để con cái gội hưởng hồng ân của Phật Mẫu, làm cho tâm Đạo phấn chấn thêm lên, làm động cơ thúc đẩy con cái mau tiến hóa trên bước đường tu niệm, sớm trở về hội hiệp cùng Phật Mẫu. Mà một khi được hội hiệp cùng Đức Phật Mẫu thì tức nhiên là đắc đạo, giải thoát khỏi luân hồi.

Hội Yến DTC tượng trưng Bí pháp đắc đạo là vậy.

DTC: Diêu Trì Cung.

TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.

TKPÐ: Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

HÔN

HÔN

1.    HÔN: Buổi tối, tối tăm.
Td: Hôn định thần tỉnh.

2.    HÔN: Việc cưới vợ gả chồng.
Td: Hôn phối.

 

Hôn định thần tỉnh

昏定晨省

Hôn: Buổi tối, tối tăm. Định: yên ổn. Thần: buổi sáng. Tỉnh: vấn an, hỏi thăm sức khỏe.

Hôn định thần tỉnh là buổi tối chăm sóc cha mẹ để cha mẹ ngủ yên, buổi sáng đến hỏi thăm cha mẹ có khỏe không.

Đây là nói bổn phận làm con hiếu thảo đối với cha mẹ, lúc cha mẹ già yếu, phải chăm nom săn sóc cha mẹ luôn luôn.

Kinh Lễ có câu: "Phàm vi nhân tử chi lễ, đông ôn hạ sảnh, hôn định thần tỉnh." Nghĩa là: Phàm theo lễ của kẻ làm con, mùa đông lo cho cha mẹ được ấm, mùa hạ lo cho cha mẹ được mát, buổi tối lo cho cha mẹ ngủ yên, buổi sáng hỏi thăm cha mẹ có khỏe không.

 

Hôn nhân - Hôn lễ

婚姻 - 婚禮

A: Marriage - Marriage ceremony.

P: Mariage - Cérémonie de mariage.

Hôn: Việc cưới vợ gả chồng, chỉ bên nhà gái. Nhân: chỉ bên nhà trai.

Hôn nhân là việc cưới vợ gả chồng cho con trai và con gái, việc kết nghĩa thông gia giữa hai họ.

Hôn lễ là việc tổ chức đám cuới theo nghi lễ cổ truyền, hay theo nghi thức của tôn giáo.

Tân Hôn hay Thành Hôn là lễ cưới dâu, tổ chức nơi nhà trai.

Vu Quy là lễ đưa con gái về nhà chồng, tổ chức nơi nhà gái.

Căn bản của đạo Nhơn luân khởi đầu nơi sự kết thành chồng vợ, làm đầu giềng mối cho sự sanh hóa nhơn loại, nên gọi là Nhơn đạo chi thỉ. Theo sách Lễ Ký, Đức Khổng Tử luận thuyết với Lỗ Ai Công rằng: "Hiệp nhị tánh chi hảo, dĩ kế Tiên Thánh chi hậu, dĩ vi Thiên Địa Tôn Miếu Xã Tắc chi chủ, Thiên Địa bất hiệp, vạn vật bất sanh, đại hôn vạn thế chi tự dã."

Nghĩa là: Hiệp hai họ được tốt đẹp, để truyền kế các bậc Tiên Thánh về sau, đặng làm chủ sự cúng tế Trời Đất và Tôn Miếu nước nhà, Trời Đất không hiệp, vạn vật không sanh, nên việc kết thành chồng vợ là phép truyền kế muôn đời vậy.

Sách Chu Lễ cũng minh định: "Phối thất chi tế, vạn phúc chi nguyên." Nghĩa là: Việc hôn nhân là nguồn gốc của muôn hạnh phúc.

Sách Quan Hôn Tang Lễ của Đạo Cao Đài, trong mục Hôn Nhơn, viết như sau:

"Trai lớn lên cưới vợ, gái lớn lên lấy chồng, là lẽ đương nhiên. Việc hôn nhơn là việc tối trọng trong đời người. Tìm đâu có hạnh phúc? Hạnh phúc ở trong việc Hôn Nhơn.

Thật vậy, không có gì vui thích cho bằng trong gia đình được vợ chồng hòa thuận đầm ấm, thành thật yêu thương nồng hậu. Vợ biết tùy theo ý muốn của chồng, chồng biết thương vợ, không làm phật ý vợ, ăn ở với nhau lâu ngày, càng sâu nghĩa biển càng dài tình sông.

Cha mẹ dựng vợ gả chồng cho con, không ngoài ý muốn đem hạnh phúc cho con. Cha mẹ nào có con cũng mong ước: Gái thì đẹp phận mày xanh, bền duyên tơ tóc; trai thì nên nghĩa đá vàng, keo sơn gắn chặt.

Việc kết nghĩa sui gia, kén dâu kén rể, phải thận trọng, lọc lừa cho kỹ, nhớ câu: Rau nào sâu nấy.

Dâu thì nên chọn con nhà có đức hạnh, nhân từ, không có tiếng tăm gì đồn đãi; rể thì kiếm con nhà gia giáo, siêng năng cần mẫn việc làm.

Tuy nói cha mẹ kén dâu kén rể, nhưng phải có sự ưng thuận của con. Cha mẹ nên nghĩ việc Hôn Nhân của con là cả cuộc đời của chúng, để cho con có quyền lựa chọn bạn trăm năm, không nên ép uổng trong việc cưới gả, sau phải ân hận."

Trong Khóa Hạnh Đường huấn luyện Chức việc Bàn Trị Sự Nam Nữ năm Canh Tuất (1970), phần dạy về Hôn Nhơn, xin chép ra sau đây:

"Chiếu theo Tân Luật điều thứ 6 đến thứ 10 dạy sự chọn hôn trong người đồng Đạo, trừ khi nào người ngoài ưng thuận nhập môn thì mới được kết làm giai ngẫu.

Tám ngày trước Lễ Sính hôn, chủ hôn trai phải dán bố cáo nơi Thánh Thất sở tại cho trong bổn đạo hay biết, sau khỏi điều trắc trở.

Làm Lễ Sính hôn, hai đàng trai và gái phải đến Thánh Thất hoặc Đền Thánh mà cầu lễ Chứng Hôn (Lễ Hôn Phối).

Phương pháp thực hành:

Tất cả người trong Đạo khi kết thành hôn nhơn cho con cháu, phải tuân hành theo Tân Luật như sau:

1. Trước hết phải chọn hôn là người trong Đạo, như điều thứ 6 của Tân Luật.

2. Trước ngày Sính hôn, phải đăng bát nhựt tại Thánh Thất sở tại, như điều thứ 7 của Tân Luật.

3. Khi làm lễ cưới, gả, hai đàng trai và gái phải xin phép lập lễ Hôn Phối tại Thánh Thất hoặc Đền Thánh theo điều thứ 8 của Tân Luật.

4. Cấm không được cưới hầu thiếp, trừ khi nào không con nối hậu thì đặng phép cưới hầu thiếp nhưng chính người chánh thê đứng cưới mới đặng (Điều thứ 9 Tân Luật).

5. Cấm người trong Đạo không được để bỏ nhau, trừ khi ngoại tình hay thất hiếu với công cô (Điều thứ 10 Tân Luật).

Trong trường hợp bất khả kháng, hành lễ tại tư gia, Bàn Trị Sự thi hành như sau:

a) Buộc chủ hôn nam nữ phải xin phép Đầu Phận Đạo (hay Đầu Tộc Đạo), Bàn Trị Sự hỏi rõ việc kết hôn nêu trong điều thứ 6 và 7 của Tân Luật.

b) Mỗi khi bổn đạo gả cưới, phải thỉnh Bàn Trị Sự hay Đầu Phận (Đầu Tộc) đến chứng sự hoặc hướng dẫn cách thực hành nghi lễ để tránh điều bất trắc trong vụ, trừ ra gia đình của Chức sắc Thiên phong dĩ hạ (dù hành lễ nơi tư gia).

c) Khi Bàn Trị Sự đến chứng sự hành lễ, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, nên lưu ý mọi việc châu đáo theo phép Đạo.

d) Phần hướng dẫn hành lễ, trước hết nếu đôi bên trai gái có thỉnh Chánh Trị Sự thì hai vị nầy cầu nguyện Đức Chí Tôn, kế sui gia nam nữ, sau là dâu rể, khi xong tiếp bái lễ Từ Đường (Ông Bà quá vãng).

Đoạn trình Hội Thánh, Quốc Vương Thủy Thổ, Ông Bà tại tiền (sống), cha mẹ và tiếp công cô.

LƯU Ý: Khi lên đôi đèn hành lễ Cửu Huyền Thất Tổ, thì tùy chủ hôn, hoặc sở cậy người trong thân quyến có đủ phước đức, vì lệ nầy thành tục.

Tóm lại, phần nghi lễ trên đây, tạm thực hành, chờ Hội Thánh ban hành lễ thống nhứt sẽ tuân theo.

Hôn Lễ thời xưa, theo sách Chu Lễ gồm Lục Lễ gọi là Lục Lễ Danh Nghi. (Xem: Lục Lễ, vần L). Nhưng ngày nay, Hôn lễ đơn giảm hơn nhiều, chỉ còn 3 Lễ: Lễ Hứa Hôn, Lễ Đính Hôn (Lễ Hỏi), Lễ Thành Hôn (Lễ Cưới).

1. Lễ Hứa Hôn: Lễ phẩm: Cần nhứt là hai chai rượu, còn trà bánh là phụ thuộc. Cha mẹ đứa con trai qua nhà gặp cha mẹ cô gái, để hai bên hứa chắc sẽ tiến hành hôn lễ cho con trai và con gái của hai nhà.

2. Lễ Hỏi (Đính Hôn):

"Phẩm lễ trong Lễ Hỏi, cần nhứt, giàu cũng như nghèo, là một đôi bông tai, một mâm trầu, hai chai rượu, một đôi đèn.

Trà, bánh, trái cây là phụ thuộc. Đôi bông tai ví như cái hoa của con gái.

Đến ngày đã định, bên nhà trai sang qua nhà gái, có bà con thân thuộc và một vị dẫn lễ. Nhà trai mang theo đủ phẩm vật mà nhà gái đòi hỏi.

Đến nhà gái, khi quan khách an tọa xong, vị dẫn lễ hướng dẫn ông sui trai trình giữa hai họ những lễ phẩm đặt trước khai trầu rượu. Lễ phẩm như bông tai, nữ trang và tiền bạc cũng phải mở ra cho hai họ trông thấy. Trình phái nam xong rồi thì đem trình phái nữ. Bà sui gái nhận nữ trang đem đeo cho con gái rồi dắt con gái ra chào họ nhà trai.

Sau phần kỉnh lễ Đức Chí Tôn và Hội Thánh, ông sui gái lên đèn cho chàng rể làm lễ Từ Đường.

Sau lễ Từ Đường là chàng rể ra mắt họ hàng nhà gái. Lễ bái Ông Bà, cha mẹ. Lễ Hỏi đến đây chấm dứt."

Sau đó là phần nhà gái mở tiệc chay khoản đãi hai họ.

Cần nhứt sui trai hay sui gái, bên nào cũng phải chọn một người trong thân tộc, trọng tuổi, còn đủ vợ chồng, làm Trưởng Tộc. Nếu trong thân tộc không có người thì chọn người ngoài cũng được, nhưng phải trọng tuổi, còn đủ vợ chồng, có tư cách và đạo đức. Trưởng Tộc là trưởng phái đoàn của mỗi bên, nếu hai họ có điều chi không hợp ý thì nhờ Trưởng Tộc hai bên giải quyết.

3. Lễ Cưới (Thành Hôn):

Khi hai đàng đã thỏa thuận ngày cưới rồi thì sui trai (hay cho chàng rể đại diện) qua nhà gái trình hồng thiệp, có biên đầy đủ chi tiết ngày giờ phái đoàn nhà trai tới nhà gái, giờ rước dâu và đưa dâu.

Đến ngày cưới, nhà trai mang đủ lễ vật qua nhà gái, trình Lễ Cưới theo đúng thủ tục.

Sau phần kỉnh lễ Đức Chí Tôn và Hội Thánh, chủ hôn bên nữ lên đèn, gọi con gái ra đứng cùng chàng rể lập song, cùng nhau làm lễ Từ Đường, kế tiếp làm lễ ra mắt họ hàng.

Ông sui bên trai ra lễ rước dâu và thỉnh họ nhà gái đưa dâu. Đoàn rước dâu đi ngay đến Đền Thánh (hay Thánh Thất sở tại) để làm Lễ Hôn Phối, kế đến Đền Thờ Phật Mẫu bái lễ cầu nguyện, rồi trực chỉ về nhà.

Đến nhà bên trai, Bàn Trị Sự sở tại và sui gia cầu nguyện Đức Chí Tôn, rồi đến cặp Tân hôn bái lễ Đức Chí Tôn, kỉnh lễ Hội Thánh và chánh quyền. Kế tiếp, bên nhà trai lên đèn làm lễ Từ Đường.

Sau cùng là làm lễ Ông Bà tại tiền, cha mẹ và thân tộc.

Nghi lễ Thành Hôn đến đây chấm dứt.

Nhà trai mở tiệc chay khoản đãi hai họ.

Mãn tiệc, họ nhà gái ra lễ Cáo từ. Ông Bà sui trai và cặp Tân hôn ra cửa tiễn đưa. Lễ Cưới đã thành." (Theo sách Quan Hôn Tang Lễ của Hội Thánh)

Đạo Cao Đài quan niệm việc Hôn Nhân giữa thanh niên nam nữ trong Đạo là việc hợp tự nhiên, nên không khuyến khích thanh niên nam nữ sống độc thân để tu hành, bởi vì Đạo Cao Đài cho rằng Luật Nhân Quả thể hiện rõ rệt trong Hôn Nhân: Đôi vợ chồng cưới nhau là do tiền duyên oan trái từ kiếp trước. Cho nên, Hôn nhân là thực thi Nhân Quả. Người nào sống độc thân được là người đó có ít oan trái, nghiệp quả nhẹ, nên sẽ tiến hóa rất nhanh khi vào đường tu hành.

Hôn Nhân còn là một phần trong Nhơn Đạo, nó sẽ gây ra một số bổn phận tiếp theo: bổn phận làm chồng làm vợ, bổn phận làm cha làm mẹ. Nếu các bổn phận nầy được vuông tròn thì xong Nhơn Đạo, sẽ tiến lên tu phần Thiên Đạo dễ dàng.

 

Hôn phối - Hành pháp Hôn phối

婚配 - 行法婚配

A: To confer the sacrament of marriage (mystery of union).

P: Conférer le sacrement de mariage (mystère d'union).

Hôn: Việc cưới vợ gả chồng. Phối: sánh đôi. Hành: làm. Pháp: phép bí tích.

Hôn phối là sự phối hợp thành vợ chồng.

Hành pháp Hôn phối là làm phép bí tích về Hôn phối.

Đôi tân hôn muốn được Chức sắc hành pháp Hôn phối thì phải là người đã nhập môn vào Đạo, phải trên 18 tuổi, và trước đây chưa có vợ hay chưa có chồng.

Thường thì vị Chức sắc hành pháp Hôn phối tại Tòa Thánh là Giáo Sư hay Phối Sư. Trong khi Chức sắc hành pháp Hôn phối thì đồng nhi tụng Kinh Hôn Phối.

Trong sách "Bí truyền Chơn pháp" của Ngài Đầu Sư Thượng Sáng Thanh có dạy cách hành pháp Hôn Phối sau đây:

"Ấy vậy, khi hành lễ Hôn Phối, phải biểu chàng rể và cô dâu vào quì giữa Bửu điện, trên hết mọi người, dầu cho cha mẹ cũng phải quì sau. Quyền phép ấy, Đạo chỉ coi rể là Tứ Dương, dâu là Tứ Âm của Tạo Hóa mà thôi, ngoài nhơn luân và nhơn tình, Hội Thánh chẳng biết chi khác hơn. (Tứ Dương hiệp với Tứ Âm thành Bát Quái mà sanh hóa).

Bảo cô dâu và chàng rể nắm tay nhau, tay tả của nam nắm tay hữu của nữ, tay hữu của nam nắm tay tả của nữ, thành ra ấn Bát Quái, đoạn vị hành pháp xây mặt lên Thiên Bàn, ngó ngay Thiên Nhãn, định thần, lấy con mắt của mình viết chữ (.) ngay con ngươi Thiên Nhãn, co chân trái lên viết chữ (.) dưới gạch, rồi đạp lên chữ ấy, chân mặt ký chữ (.) vào gót chơn trái, gọi là đạp Đinh Giáp. Đứng vậy rồi xây một vòng đến trước mặt hai trẻ, biểu chúng cúi đầu, hai cái đầu giao kề lại. Ngó ngay 2 mỏ ác trên đầu 2 trẻ, lấy con mắt vẽ chữ (.) trên nê hoàn cung 2 trẻ, nhớ vẽ chữ cho lớn đặng bao trùm cả 2 mỏ ác.

Định thần, chừng thấy 2 Thiên Nhãn giáng trên nê hoàn cung hai trẻ thì chụp truyền thần hai bàn tay xớt 2 Thiên Nhãn đỡ lên lưng hai bàn tay rồi xáp hai tay lại thành ấn Bát Quái cho 2 Thiên Nhãn ấy kề nhau thì thấy mặt của Chí Tôn hiện tượng. Đoạn đỡ hình tượng Chí Tôn xây lên Thiên Bàn, đưa ngay Thiên Nhãn cho nhập chung vào đó (nhớ đừng lo ra thì mất mà thành ra nguy hiểm cho hai người nam nữ ấy lắm).

Khi nhập rồi thì để hình tượng ấy yên tịnh nơi Thiên Nhãn, đứng cầu nguyện giùm cho hai trẻ nương nơi quyền thiêng liêng của Chí Tôn đặng tấn hóa trong vòng Thánh đức, nối tóc đến già, đồng tịch đồng sàng, đồng sanh đồng tử.

Đoạn định thần, ngó ngay lên Thiên Nhãn, trục Thiên tượng ấy ra (nhớ lấy cho đủ 2 con mắt), để lên lưng hai bàn tay như khi nãy. Hai bàn tay xáp lại thành ấn Bát Quái, dương nằm trên âm, rồi từ từ day lại hai trẻ, lừa Thiên tượng ấy ngay đầu hai trẻ, trả lại như xưa, tức là làm tiêu Thánh tượng.

Đứng ngay giữa đôi đứa, đọc bài thi của Đức Chí Tôn dạy làm Phép Hôn Phối:

Bài thi:

Thiên ân thử nhựt tứ thành hôn,

Mãn thế bất ly thể dữ hồn.

Đạo đức nhứt tâm tu đáo cáo,

Chủ trung thị Ngã chí Thiên Tôn.

Rồi khuyên hai trẻ và dặn rằng: Phải giữ nhơn luân đạo nghĩa và cho biết rằng quyền Hội Thánh đã định không đặng lìa nhau cho đến trọn đời, nếu như đôi đứa phản nhau, sẽ phải sa đọa, Phong Đô định tội.

Dạy khuyên rồi, vị hành pháp nắm hai tay ngoài của đôi nam nữ, đỡ đứng dậy, sắp hai mặt giao nhau, xây cho hai đứa cặp nhau (đừng cho day lưng mà khổ cho hai trẻ), còn mình thì đi chính giữa, nắm tay hai trẻ dìu dắt đưa ra khỏi Đền Thánh, tức nhiên ngoài cửa HTĐ, mới cúi đầu từ tạ trở lại Điện.

CHÚ THÍCH: Bài thi Hán văn 4 câu ở trên do Đức Chí Tôn ban cho Ông Nguyễn Ngọc Thơ và Bà Lâm Thị Thanh, khi Đức Chí Tôn biểu hai vị quì trước Thiên Bàn, làm Lễ Hôn Phối vào ngày 13-7-1926 (âl 4-6-Bính Dần).

Ngài Nguyễn Ngọc Thơ có biên ra chữ Hán:

天恩此日賜成婚

滿世不離體與魂

道德一心須到告

主中是我至天尊

Giải nghĩa:  

Câu 1: Ngày nay, ơn Trời ban cho đôi trẻ thành hôn,

Câu 2: Suốt đời, linh hồn và thể xác không rời xa nhau.

Câu 3: Nên đến nói cho biết là một lòng lo đạo đức,

Câu 4: Đứng giữa làm chủ là Ta, Đấng Đại Thiên Tôn.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

 

Hôn thơ - Hôn thú

婚書 - 婚娶

A: Marriage Certificate.

P: Acte de Mariage.

Hôn: Việc cưới vợ gả chồng. Thơ: tờ giấy. Thú: lấy vợ lấy chồng.

Hôn thơ hay Hôn thư là Giấy Kết Hôn, tờ giấy chứng nhận hai người nam nữ kết hôn với nhau.

Hôn thú là việc lấy vợ lấy chồng, đồng nghĩa: Hôn nhân.

Giấy Hôn thú cũng gọi là Hôn thơ, Giấy kết hôn.

 

HỒN

HỒN

1.    HỒN: Linh hồn.
Td: Hồn bạch, Hồn phách.

2.    HỒN: Hoàn toàn tự nhiên.
Td: Hồn nhiên.

 

Hồn bạch

魂帛

Hồn: Linh hồn. Bạch: thứ lụa dệt bằng tơ trần.

Hồn bạch là một miếng lụa đặt trên ngực người sắp chết, khi người ấy chết rồi thì lấy miếng lụa ấy thắt như hình người để linh hồn người chết nương dựa vào hình ấy, đem đặt lên bàn vong, sau đem chôn bên cạnh mộ.

Ngày nay, người ta bỏ hồn bạch, thay vào đó là một tấm hình của người chết và một linh vị, đặt trên bàn vong.

 

Hồn bất phụ thể

魂不附體

A: The soul leaves the body.

P: L'âme quitte du corps.

Hồn: Linh hồn. Bất: không. Phụ: nương dựa. Thể: thể xác.

Hồn bất phụ thể là linh hồn không còn nương dựa thể xác.

Ý nói: Sự sợ hãi quá mức đến nỗi linh hồn xuất ra khỏi xác, làm cho người đó chết giấc, không còn biết gì nữa.

 

Hồn ma bóng quế

Hồn: Linh hồn. Ma: ma quỉ. Bóng: ánh sáng. Quế: cây quế, chỉ mặt trăng. Bóng quế là ánh sáng của mặt trăng.

Theo sách Dậu Dương Tạp Trở, trên mặt trăng có một cây quế đỏ cao 500 trượng, có tên Ngô Cương dùng búa chặt gốc quế, chặt được nhát nào thì khi lấy búa ra, da cây quế liền lại ngay, nên Ngô Cương chặt mãi mà cây quế không ngã. Ngô Cương vì mang tội với Trời nên bị Trời phạt như thế.

Do điển tích nầy, trong văn chương dùng các từ ngữ: Bóng quế, Cung quế, Đan quế... là để chỉ mặt trăng.

Hồn ma bóng quế là các hồn ma quỉ thường hiện hình ở những nơi vắng vẻ dưới ánh trăng khuya.

TNHT: Hồn ma bóng quế cũng lên ngồi mà ngạ quỉ vô thường cũng xẩn bẩn.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hồn nhiên

渾然

A: Natural, spontaneous.

P: Naturel, spontané.

Hồn: Hoàn toàn tự nhiên. Nhiên: tự nhiên như thế.

Hồn nhiên là ngây thơ, trong sáng, chân thành, tánh tình giống như trẻ thơ.

 

Hồn phách

Có hai trường hợp giải thích do nghĩa của chữ Phách:

* Trường hợp 1: Hồn phách

A: The soul and astral body.

P: L'âme et corps astral.

Hồn: Linh hồn. Phách: vía, chơn thần.

Hồn phách là linh hồn và chơn thần.

KKĐN:

Trong giấc mộng nghỉ yên hồn phách,

Đấng thiêng liêng năng mách bảo giùm.

* Trường hợp 2: Hồn phách

A: The soul and body.

P: L'âme et corps.

Hồn: Linh hồn. Phách: thể xác.

Hồn phách là linh hồn và thể xác.

Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn trang 48 thì: "Cũng nói Tâm Thân. Hồn tức là tâm thức, có sở dụng tinh anh linh diệu, mà không có hình ảnh; còn Phách là hình thể, chỗ để cho hồn nương dựa."

Như vậy, theo Phật giáo, Hồn phách là Tâm Thân, tức là linh hồn và thể xác.

KTKCQV: Gởi hồn phách cho chàng định số.

TNHT: Thủ cơ hay là chấp bút, phải để cho thần, tâm tịnh mới xuất chơn thần ra khỏi phách đặng đến hầu Thầy nghe dạy.

Chữ PHÁCH trong trường hợp nầy có nghĩa là thể xác.

KKÐN: Kinh khi đi ngủ.

KTKCQV: Kinh Tụng Khi Chồng Qui Vị.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HỖN

HỖN

HỖN: Lộn xộn, không rõ ràng.
Td: Hỗn độn, Hỗn mang.

 

Hỗn độn sơ khai

混沌初開

A: The Chaotic period.

P: La période Chaotique.

Hỗn: Lộn xộn, không rõ ràng. Độn: lộn lạo với nhau. Hỗn độn: các chất khí lộn lạo với nhau, chưa phân âm dương thanh trược. Sơ: khởi đầu. Khai: mở ra.

Hỗn độn sơ khai là thời kỳ khởi đầu của CKVT, các chất khí còn ở trạng thái lộn lạo với nhau, thanh trược hỗn hợp, mờ mờ mịt mịt, còn gọi là thời kỳ Hồng mông, Hỗn mang.

TTCĐDTKM:

Kể từ Hỗn độn sơ khai,

Chí Tôn hạ chỉ trước Đài Linh Tiêu.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

TTCÐDTKM: Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.

 

Hỗn mang

混芒

Hỗn: Lộn xộn, không rõ ràng. Mang: mênh mông mờ mịt.

Hỗn mang đồng nghĩa với Hỗn độn, chỉ thời kỳ khởi đầu của CKVT. (Xem: Hỗn độn)

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Hỗn nguyên (Hỗn nguơn)

混元

A: The Chaos.

P: Le Chaos.

Hỗn: Lộn xộn, không rõ ràng. Nguyên: cũng đọc là Nguơn: khởi đầu.

Hỗn nguyên hay Hỗn nguơn đồng nghĩa với: Hỗn độn sơ khai, Hỗn mang, là chỉ thời kỳ khởi đầu của CKVT, các chất khí còn lộn lạo với nhau.

Các chất khí ấy được gọi là: Hỗn nguyên khí, mà Đạo Cao Đài thường gọi là Hư Vô chi Khí (Khí Hư Vô).

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

HỒNG

HỒNG

1.    HỒNG: To lớn.
Td: Hồng ân, Hồng chung.

2.    HỒNG: Màu đỏ.
Td: Hồng cấu, Hồng trần.

3.    HỒNG: Chim hồng.
Td: Hồng hộc.

 

Hồng ân

洪恩

A: Great favour.  

P: Le grand bienfait.

Hồng: To lớn. Ân: ơn.

Hồng ân là ơn lớn. Đó là ơn huệ lớn lao của Đức Chí Tôn ban cho.

KGO: May đặng gặp hồng ân chan rưới.

KGO: Kinh Giải Oan.

 

Hồng cấu - Hồng trần

紅垢 - 紅塵

A: Red dust: the world.

P: Poussière rouge: le monde.

Hồng: Màu đỏ. Cấu: bụi bặm. Trần: bụi bặm.

Hồng cấu là bụi đỏ, đồng nghĩa Hồng trần, chỉ cõi trần, cõi của nhơn loại đang sống vì cõi nầy có nhiều bụi bặm màu đỏ ô trược.

TNHT: Hồng cấu đã chui thân phải vấy.

KTT:  Chốn hồng trần quen lằn gió bụi.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

KTT: Kinh Tắm Thánh.

 

Hồng chung

洪鍾

A: Great bell.

P: La grande cloche.

Hồng: To lớn. Chung: chuông. Hồng chung: cái chuông lớn.

Đại hồng chung là cái chuông to lớn hơn nữa.

Kệ U Minh Chung: Hồng chung sơ khấu bảo kệ cao ngâm.

 

Hồng hoang - Hồng mông

洪荒 - 洪蒙

A: The Chaos.

P: Le Chaos.

Hồng: To lớn. Hoang: bỏ không. Mông: mờ mịt.

Hồng hoang, đồng nghĩa Hồng mông, là thời kỳ Hỗn độn sơ khai, lúc khởi đầu của CKVT, các khí còn lộn lạo mờ mịt.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Hồng hộc

鴻鵠

A: The wild goose and duck.

P: L'oie et canard sauvages.

Hồng: Chim hồng. Hộc: chim hộc, giống như nhạn mà lớn hơn.

Hồng hộc hay Hộc hồng là hai loài chim có cánh rất khỏe, bay cao và xa, không sợ gió bão, chỉ người tài giỏi, có chí khí cao xa.

TNHT: Ngược gió tài chi sức hộc hồng.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hồng nhan

紅顏

A: Rosy-cheeked face: Beautiful woman.

P: Visage aux joues roses: Belle femme.

Hồng: Màu đỏ. Nhan: vẻ mặt, dáng mặt.

Hồng nhan là má hồng, chỉ người phụ nữ đẹp.

TNHT: Cái kiếp hồng nhan kiếp đọa đày,

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hồng oai - Hồng từ

洪威 - 洪慈

A: The great majesty and great mercy.

P: La grande majesté et grande miséricorde.

Hồng: To lớn. Oai: vẻ trang nghiêm đáng nể sợ. Thường nói: Oai quyền. Từ: lòng thương yêu của người trên đối với kẻ dưới, lòng thương yêu chúng sanh.

1) Hồng oai: Cái oai quyền to lớn do lòng thương yêu mà có, chớ không phải do sức mạnh vũ lực đè nén người, nhờ đó mà làm cho người ta phải tâm phục.

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo có kể lại một câu chuyện để chúng ta hiểu cái Hồng Oai của Đức Chí Tôn:

"Bần đạo đã đọc sự tích đó hồi còn đi học. Có hai anh em bạn học ở chung một trường với nhau. Tới kỳ thi Tú Tài thì người bạn thi rớt, về thất chí đến nước muốn hủy mình, mà may có một điều, người bạn tâm tình kia đem cả sự đau khổ tâm hồn mình tỏ cho bạn mình. Người bạn an ủi khuyên lơn chi cũng không được hết.

Hôm nọ, người thất chí đó nhứt định đi ra đón xe lửa đặng nhào đầu vô xe lửa chết, mà không dè là người bạn của mình đi theo bén gót, đi theo xa xa, giữ gìn mà không hay. Ông ta mới vừa đi lại gần xe lửa, người bạn chạy theo níu, năn nỉ giữ lại đó. Người kia vùng vẫy, đổ quạu lên nói: "Mầy tưởng đâu mầy thương tao mà mầy kéo dài sự đau khổ của tao, chớ không phải mầy thương tao."

Bây giờ chẳng thế gì can gián được, nên phải dùng chiến lược khác, phát gây lộn, nói: "Cái thân thể mầy đã dở, mầy ngu, mầy thi rớt, rồi mầy muốn hủy mình. Mầy mà có chết đi nữa, linh hồn mầy xuống Địa ngục là thằng tù ngu, dầu có được Đức Chí Tôn tức nhiên Đức Chúa Trời ban cho mầy thành ông Thánh đi nữa, mầy cũng là ông Thánh ngu."

Mắng, hai đàng đánh lộn, ôm vật với nhau, đánh thẳng tay, mà cái ông kia, mình làm mưu không nỡ đánh lắm, đánh sợ đau bạn. Còn ông bạn kia đổ quạu thật, đánh thôi mình mẩy sưng tùm lum túa lua, rồi đem vô nhà thương nằm. Vô đó, người bạn đó mới nói: Mầy ơi! Tao cốt yếu cố tâm đặng cứu mầy, mầy làm tao thân thể như thế nầy, thôi hết sức nói. Tới chừng người kia nằm kế bên mới động lòng khóc mướt, rồi ôm người bạn khóc mướt đó vậy. Cứu được, từ đó anh ta theo mãi, tới thi đậu ra trường thôi.

Đó, Hồng Oai đó. Bây giờ mình mới nghĩ coi Hồng Oai mà làm được như vậy cũng nên làm chớ."

Cái oai quyền của một người Cha đối với đàn con có được là do đâu? Có phải là do lòng thương yêu của Cha đối với Con, và của Con đối với Cha. Chính hai sự thương yêu tương liên đó tạo ra oai quyền của Cha đối với Con.

Còn Hồng Oai của Đức Chí Tôn là đối với toàn thể vạn linh trong CKVT, là con cái thương yêu của Ngài. Đức thương yêu của Đức Chí Tôn vô cùng tận thì Hồng Oai của Đức Chí Tôn cũng vô cùng tận.

2) Hồng từ: Lòng thương yêu to lớn, không vì lợi ích riêng mình mà vì lợi ích xã hội nhơn quần. Đó là lòng thương yêu cao cả, vượt trên ích kỷ nhỏ nhen để đem lại lợi ích chung.

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo giảng về Hồng từ của Đức Chí Tôn như sau:

"Hồng từ, ta thử kiếm hiểu, phải có cái tinh thần Đại từ bi, Đại bác ái, nghĩa là mọi điều nó phải do nơi Luật tương đối hiện tượng, bây giờ là cái tình đời thì ta phải khoan hồng dung thứ. Muốn làm cho không lầm, phải có tinh thần lịch lãm và khoan dung. Nắm được tánh đức Hồng từ của Đức Chí Tôn, lịch lãm, ta phải biết mình biết người.

Một cái gương lịch lãm từ cổ chí kim, chưa hề có một lần thứ nhì nữa là Vua Nghiêu, có 9 người con: 7 trai, 2 gái, mà đi tìm ông Thuấn đặng truyền ngôi vua. Còn mấy người con trai kia, ta thử nghĩ thế nào đã? Khi tìm đặng ông Thuấn, đem hai người con gái Nga Hoàng và Nữ Anh gả hết cho ông Thuấn, mà ta thử nghĩ ông Thuấn là gì? Một tên ít học, cày ruộng, cha là Cổ Tẩu, em là Tượng ghét đáo để, nhứt là bà kế mẫu. Ngài (ông Thuấn) bị hiếp bức. Ta thử nghĩ vì lẽ gì Vua Nghiêu chọn ông Thuấn làm vua kế nghiệp cho Ngài (vua Nghiêu), chỉ vì ông Thuấn là người hiếu mà thôi.

Với cái tánh lịch lãm, vua Nghiêu cho tánh đức Hiếu Nghĩa là đủ hết rồi. Hễ hiếu cùng cha mẹ, nghĩa cùng anh em, hai tánh đức đó đủ cả tinh thần đặng trị thiên hạ. Ngài đoán rồi chọn ông Thuấn. Ngài không lầm, quả nhiên ông Thuấn đã thành một vị Hoàng Đế, từ cổ chí kim, chưa hề có một người thứ nhì nữa."

Ấy là lịch lãm, nhờ cái tinh thần lịch lãm của vua Nghiêu, mà cả sự hèn hạ của ông Thuấn kia nó mất hết. Ông chỉ lấy có Hiếu với Nghĩa mà thôi. Ấy là cái gương lịch lãm khoan dung, mà cái cử chỉ của vua Nghiêu truyền ngôi cho ông Thuấn là một cái Hồng Từ mà tự thử tới giờ, chưa có ai làm một lần thứ nhì nữa.

Qua lời thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp, chúng ta thấy vua Nghiêu cũng thương con lắm, nhưng Ngài lại yêu dân hơn yêu con, vì Ngài thấy rõ, con của Ngài không thể làm cho dân hạnh phúc bằng ông Thuấn, nên Ngài dẹp bỏ lòng thương yêu ích kỷ, truyền ngôi cho ông Thuấn. Do đó, Đức Hộ Pháp mới cho vua Nghiêu có Hồng từ vậy.

Chúng ta xét trong CKVT nầy, có ai oai quyền hơn Đức Chí Tôn? Đó là cái oai quyền của một ông chủ sáng lập ra cái gia tài đồ sộ là CKVT và vạn vật. Đó là cái oai quyền của một ông vua đối với các bề tôi là chư Thần Thánh, Tiên, Phật.

Đức Chí Tôn có sử dụng cái oai quyền to lớn ấy để trấn áp ai không? Đức Chí Tôn chỉ dùng tình thương yêu bao la mà ban phát cho tất cả con cái của Ngài, để mong cải hóa họ trở về nẻo chánh đường ngay; cả những đứa con hung bạo, ngỗ nghịch, phản Ngài mà Ngài cũng vẫn thương yêu, cố đem tình thương đến những đứa con nầy để mong chúng hồi tâm. Đấng nào muốn trừng phạt những đứa con phản nghịch ấy cũng đều bị Đức Chí Tôn ngăn cản đến phút chót, làm cho các Đấng ấy phải lên tiếng kêu nài.

KNHTĐ: Hồng oai hồng từ, Vô cực vô thượng.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

KNHTÐ: Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế.

 

Hồng phạm cửu trù

洪範九疇

Hồng: To lớn. Phạm: khuôn mẫu. Cửu: 9. Trù: loài.

Hồng phạm là cái khuôn mẫu của Trời Đất.

Hồng phạm cửu trù là cái khuôn mẫu của Trời Đất gồm có chín trù.

Tương truyền, Hồng phạm cửu trù do vua Hạ Vũ (2205-2197 tr.TL) làm ra khi Hạ Vũ trị thủy ở sông Lạc, bắt được một con linh qui mà trên lưng của nó có một bức đồ, gọi là Lạc Thư.

Trong Kinh Thư có câu: "Thiên nãi tích Vũ hồng phạm cửu trù, di luân du tự". Nghĩa là: Trời bèn cho vua Vũ hồng phạm cửu trù, luân thường vì thế mà bày ra có thứ tự.

Điểm xuất phát của Hồng phạm là thừa nhận một vị Thần Linh duy nhất gọi là Thiên hay Đế, vừa khách quan vừa chủ quan.

Hồng phạm cửu trù là một quan niệm đại qui mô về tâm lý, sinh lý, xã hội, chánh trị, về vũ trụ vạn vật, tức là một Vũ trụ quan tiêu chuẩn, một Nhân sinh quan lý tưởng, căn cứ vào sự quan sát thực nghiệm mà kết cấu ra.

Thiên Hồng phạm cửu trù trong Kinh Thư mở đầu:

Sơ nhất viết Ngũ Hành,

Thứ nhị viết kính dụng Ngũ Sự,

Thứ tam viết nông dụng Bát Chánh,

Thứ tứ viết hiệp dụng Ngũ Kỷ,

Thứ ngũ viết kiến dụng Hoàng Cực,

Thứ lục viết nghệ dụng Tam Đức,

Thứ thất viết minh dụng Kê Nghi,

Thứ bát viết niệm dụng Thứ Trưng,

Thứ cửu viết hưởng dụng Ngũ Phúc, uy dụng Lục Cực.

Nghĩa là:

Trù thứ nhứt gọi là Ngũ Hành,

Trù thứ hai gọi là kính dùng Ngũ Sự (năm việc),

Trù thứ ba là dùng cho đầy đủ Bát chánh (8 điều chánh),

Trù thứ tư là hiệp dùng Ngũ Kỷ,

Trù thứ năm là kiến thiết dùng Hoàng Cực,

Trù thứ sáu là cai trị dùng Tam Đức,

Trù thứ bảy là sáng suốt dùng Kê Nghi (xét việc nghi ngờ),

Trù thứ tám là xét dùng Thứ Trưng,

Trù thứ chín là khuyên dùng Ngũ Phúc, ra oai dùng Lục Cực.

 

ĐỒ BIỂU HỒNG PHẠM CỬU TRÙ

NGŨ KỶ

4

Lịch số

NGŨ PHÚC

LỤC CỰC

9

Thưởng phạt

NGŨ SỰ

2

Hiện tượng nội giới

BÁT CHÁNH

3

Tổ chức quốc gia

HOÀNG CỰC

5

Trung tâm vũ trụ

KÊ NGHI

7

Chiêm nghiệm

THỨ TRƯNG

8

Thời tiết

NGŨ HÀNH

1

Hiện tượng ngoại giới

TAM ĐỨC

6

Xử thế Tiếp vật

 

1. Ngũ Hành: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ.

2. Ngũ Sự: Mạo, Ngôn, Thị, Thính, Tư. (Diện mạo, lời nói, thấy, nghe, suy nghĩ).

3. Bát Chánh: Thực, Hóa, Tự, Tư Không, Tư Đồ, Tư Khấu, Tân, Sư. (Ăn, của cải, cúng tế, quan Tư Không [kho tàng], quan Tư Đồ [giáo dục], quan Tư Khấu [công an], tiếp khách, việc quân).

4. Ngũ Kỷ: Tuế, Nguyệt, Nhật, Tinh thần, Lịch số. (năm, tháng, ngày, các vì sao, lịch số).

5. Hoàng Cực: Làm vua dựng nên mực thước cho dân bắt chước, thì hưởng được 5 phúc lành, dùng để ban khắp cho thứ dân; các thứ dân theo mực thước của vua, giúp vua giữ mãi được mực thước ấy.

6. Tam Đức: Chánh trực, Cương khắc, Nhu khắc. (ngay thẳng, cứng rắn, mềm dẽo).

7. Kê Nghi: Xét những chỗ nghi hoặc bằng phép bói: Bốc là bói bằng mai rùa, Phệ là bói bằng cỏ thi.

8. Thứ Trưng: Mưa, nắng, nóng, lạnh, gió, đều hợp thời, đúng khí hậu, cây cối tốt tươi.

9. Ngũ Phúc, Lục Cực: Ngũ phúc là: Thọ, Phú, Khang ninh, Hiếu đức, Chung mệnh. (sống lâu, giàu có, mạnh khỏe bình yên, yêu chuộng đạo đức, già được trọn đời). Lục Cực: Hung đoản chiết, Tật, Ưu, Bần, Ác, Nhược. (hung họa chết non, tật bịnh, lo buồn, nghèo nàn, ác nghiệt, nhu nhược).

 

Hồng Quân

洪鈞

A: The Creator.

P: Le Créateur.

Hồng: To lớn. Quân: cái bàn xoay của người thợ nặn đồ gốm. Hồng quân là cái bàn xoay lớn của người thợ nặn đồ gốm.

Hồng Quân là chỉ Đấng Tạo Hóa, hay Hóa Công, vì Ngài giống như người thợ dùng cái bàn xoay to lớn nặn ra vạn vật.

Có câu: "Hồng Quân đào vạn loại, Địa khối bẩm quần sanh." Nghĩa là: Trời nhào nặn ra muôn vật, Đất nuôi sống chúng sanh.

Vậy Hồng Quân là Đấng Thượng Đế, là Đức Chí Tôn.

KHP: Ở trước mắt Hồng Quân định phận.

KHP: Kinh Hôn Phối.

 

Hồng Quân Lão Tổ

洪鈞老祖

Hồng Quân: Đấng Thượng Đế (đã giải bên trên).

Lão Tổ: ông già là ông Tổ đầu tiên.

Hồng Quân Lão Tổ là một hóa thân của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Theo Truyện Phong Thần, Hồng Quân Lão Tổ có ba người học trò: Lão Tử, Nguơn Thủy, Thông Thiên.

"Giữa lúc đó, nơi hướng Nam có một vừng mây ngũ sắc hiện ra, hào quang chiếu diệu sáng lòa, gió quyện mùi hương thơm nực, rồi có một Ông Lão đi đến ngâm lớn:

Từ đời Bàn Cổ ẩn trong rừng,

Dạy được ba trò, dạ rất ưng.

Xiển giáo chia ra cùng Triệt giáo,

Cho hay cũng một gốc Hồng Quân.

Thông Thiên giựt mình, biết Thầy mình là Hồng Quân Lão Tổ đến, liền quì mọp xuống đất nghinh đón và thưa rằng:

- Đệ tử không hay Sư Phụ đến nên nghinh tiếp trễ. Xin Sư Phụ tha tội.

Hồng Quân Lão Tổ nói: - Sao ngươi lập trận Vạn Tiên hại môn đồ ngươi nhiều như vậy?

Thông Thiên thưa:

- Bởi hai vị Sư huynh khi dể Triệt giáo, để học trò mắng nhiếc đệ tử quá lời, chẳng nghĩ tình Thầy, khinh khi bạn hữu.

Hồng Quân Lão Tổ nói:

- Sao ngươi không tự trách mình mà tìm lời trách bạn? Ngươi không nhớ lời giao ước khi lập Bảng Phong Thần sao? Việc danh lợi là chí của kẻ phàm, nếu không dằn tánh ấy, sao gọi là Tiên? Vả lại, ba anh em ngươi tu luyện từ thuở Hỗn độn đến nay, không phải một kiếp, chẳng lẽ vì việc nhỏ nhen mà dứt nghĩa đồng song? Ta biết Lão Tử, Nguơn Thủy cũng có nhiều trái lẽ, làm môn đồ Triệt giáo ngậm hờn, song hai người ấy thuận theo mà khuấy động Đạo Trời. Đã biết mỗi phái hệ có một đường tu, song đường tu nào kết cuộc cũng phải về lẽ chánh. Nếu ngươi hiềm thù mãi, cố lập trận Địa Thủy Hỏa Phong, làm khó dễ cho hai Sư huynh ngươi thì phần ngươi cũng không an được. Ta lấy tình Thầy trò xuống đây giải hòa, Đạo nào lo Đạo nấy.

Hồng Quân Lão Tổ dắt Thông Thiên đến lư bồng. Na Tra đang đứng ngoài bàn luận với các Tiên, chợt thấy Thông Thiên với một Ông Già chống gậy đi tới, hào quang chói mắt, vội chạy vào nói lớn:

- Có Thông Thiên Giáo Chủ và một Lão Sư đến đây.

Lão Tử và Nguơn Thủy biết Sư Phụ của mình đến, liền xuống lư bồng, quì mọp nghinh tiếp. Các đệ tử Tiên gia thấy vậy thất kinh, ai nấy đều quì xuống thành một hàng dài sau lưng hai vị Giáo chủ. Lão Tử và Nguơn Thủy thưa rằng:

- Chúng con không hay Sư Phụ đến nên nghinh tiếp trễ, cúi xin Sư Phụ từ bi hỷ xả.

Hồng Quân Lão Tổ nói:

- Bởi các ngươi dạy đệ tử không nghiêm, nên sanh ra sát kiếp. Xiển giáo và Triệt giáo tranh nhau. Nay Ta xuống đây lo việc giải hòa. Tai Ta không muốn nghe cãi lý, mắt Ta không muốn thấy tranh hành. Hai bên đều có lỗi, từ nay phải ăn năn chừa lỗi.

Nói rồi, bảo ba đệ tử quì xuống trước mặt.

Hồng Quân Lão Tổ phán:

- Bởi khí số nhà Thương đã dứt, nhà Châu ra đời, nên hội chư Tiên phải thuận theo Luật Trời mà vạch Bảng Phong Thần. Trên bước đường hành đạo, vì giáo lý của hai bên khiếm khuyết nên mới có cuộc tranh hành, nhưng cũng do mệnh Trời định, gấp rút cho đủ số phong Thần. Song về lỗi lầm thì Ta xét Thông Thiên lỗi nhiều hơn, không phải Ta thiên vị. Tuy vậy, Ta đến đây không phải để luận phân phải quấy, mà chỉ muốn giảng hòa, vì phải quấy không ích gì, chỉ có thuận hòa mới quí. Mỗi bên phải nhịn nhau một ít, bỏ những khí tánh của mình, trở về núi tu hành, đừng sanh sự lôi thôi nữa.

Ba đệ tử cúi đầu vâng lịnh. Hồng Quân Lão Tổ lấy bầu thuốc trút ra lấy ba viên chia cho ba đệ tử và nói:

- Chúng bây mỗi đứa uống 1 viên, rồi Ta nói cho nghe.

Ba đệ tử đồng nuốt mỗi người một viên.

Hồng Quân Lão Tổ nói tiếp:

- Thuốc nầy không phải thuốc bổ, mà là thuốc bịnh, bịnh ấy là bịnh nóng giận. Hãy nghe bài kệ nầy:

Bởi vì ba gã khiến đua tranh,

Lỗi đạo làm em, lỗi phận anh.

Từ ấy mà còn lòng cự địch,

Thuốc linh khắc phạt, mạng tan tành.

Ba vị đệ tử đồng tạ ơn Thầy. Hồng Quân Lão Tổ dẫn Thông Thiên về cung Tử Tiêu, không cho dạy học trò nữa.

 

Hồng quần

紅裙

A: The red trousers: The women 's world.

P: Le pantalon rouge: Le monde féminin.

Hồng: Màu đỏ. Quần: cái quần để mặc.

Hồng quần là cái quần màu đỏ, chỉ đàn bà con gái.

Thuở xưa ở bên Tàu, con gái nhà giàu thường được cha mẹ cho mặc quần màu đỏ.

 

Hồng thệ

( Hồng thệ Phạm môn, xem: Đào Viên pháp )

 

Hồng thủy

洪水

A: The flood.

P: Le déluge.

Hồng: To lớn. Thủy: nước.

Hồng thủy là nước lụt rất lớn. (thời thượng cổ).

Đại hồng thủy là trận lụt lớn kéo dài 150 ngày gây ra Tận thế vào thời ông Nô-ê theo Thánh Kinh Cựu Ước của Thiên Chuá giáo.

 

HỚN (HÁN)

HỚN

HỚN: Còn đọc là Hán: Nhà Hán bên Tàu.
Td: Hớn Lưu Bang, Hớn Võ Đế.

 

Hớn Lưu Bang (Hớn Bái Công)

漢劉邦 (漢沛公)

Ngài họ Lưu tên Bang, ở huyện Bái, làm chức Đình Trưởng, họp tráng sĩ dấy lên giết chết quan huyện, rồi lên làm Bái Công, sau bình định được nước Tàu, lên ngôi Hoàng Đế xưng hiệu là Hán Cao Tổ, lập ra nhà Hán.

Hán Cao Tổ làm vua được 12 năm thì băng (năm -195).

Con là Thái Tử Dinh lên nói ngôi hiệu là Huệ Đế.

Huệ Đế ở ngôi được 7 năm thì băng.

Quần thần lập con của Bạc Hậu là Hằng lên nối ngôi, xưng hiệu là Văn Đế. Văn Đế làm vua được 23 năm thì băng (năm -157), con lên nối ngôi là vua Cảnh Đế.

Cảnh Đế làm vua được 16 năm thì băng, con là Thái Tử Triệt lên nối ngôi, ấy là vua Hớn Võ Đế.

Võ Đế làm vua được 54 năm, băng năm -87 tr.TL.

Theo lời Đức Phạm Hộ Pháp, nguyên căn của Hớn Võ Đế là Hớn Chung Ly (Chung Ly Quyền) là một vị Tiên trong Bát Tiên đầu kiếp. Ngày nay thời TKPĐ, Đại Tiên Hớn Chung Ly giáng phàm làm tướng soái cho Đức Chí Tôn khai Đạo, đó là Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư. Như vậy, Hớn Võ Đế và Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư chỉ là hai kiếp giáng trần của Đại Tiên Hớn Chung Ly.

Trong TNHT, Nhàn Âm Đạo Trưởng có nói về Hớn Lưu Bang đối đãi với tướng sĩ: "Lo ngoài quên trong, che bề trong trau bề ngoài, ấy là cách thức của Hớn Lưu Bang đối đãi với tướng sĩ đó, cũng như có xác không hồn, chuộng hữu hình mà quên các huyền bí chơn truyền."

Đức Thái Thượng Đạo Tổ cũng phê bình Hớn Bái Công:

"Xưa, Hớn Bái Công chưa phải là chánh đáng một vị minh quân, mà cơ Trời vẫn để cho nghiệp Hớn ba trăm năm quyền bỉnh. Nào tật đố hiền tài, hữu thỉ vô chung, nghe lời sàm tấu, giết người lao công hạn mã. Nếu chẳng phải chí của Trương Lương thì không thể nào khỏi xung tâm oán trách."

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

TKPÐ: Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

Hớn rước Diêu Trì

Hớn: Còn đọc là Hán: Nhà Hán bên Tàu. Diêu Trì: Đức Diêu Trì Kim Mẫu, tức là Đức Phật Mẫu ở Cung Diêu Trì nơi từng Trời Tạo Hóa Thiên.

Hớn rước Diêu Trì là vua Hớn Võ Đế rước Đức Phật Mẫu giáng phàm tại sân Hoa Điện vào đêm Trung Thu.

(Xem điển tích nơi chữ: Diêu Trì Kim Mẫu, vần D)

 

Hớn Thọ Đình Hầu

漢壽廷侯

Hớn Thọ Đình Hầu là tước Hầu do Hớn Đế phong cho Quan Vân Trường, lúc Quan Vân Trường thất trận, thua Tào Tháo, nên phải về ở trong dinh của Tào Tháo.

Đức Quan Thánh Đế Quân giáng cơ nhắc lại thuở Ngài được phong là Hớn Thọ Đình Hầu:

TNHT:

HỚN THỌ ĐÌNH HẦU

Tiết nghĩa trung can Hớn đảnh xây,

Phò Lưu dựng Thục một lòng ngay.

Kinh Châu thất thủ nơi Thiên định,

Khiến Hớn vận suy mới đổi thay.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HỢP

Hợp

(Xem: Hiệp)

 

HỦ

Hủ nho

腐儒

A: Corrupted scholar.

P: Lettré corrompu.

Hủ: mục nát. Nho: người trí thức Nho học thời xưa.

Hủ nho là những người Nho học có tư tưởng hẹp hòi, cố chấp, lạc hậu, không dùng được.

TNHT: Lễ Nhạc chẳng hoàn toàn, nhiều đứa cậy tài học giỏi, lượm lặt sách xả rác hủ nho, mong bài bác đặng vinh mặt.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HUÂN

HUÂN

1.    HUÂN: Hơi thơm, xông khói bốc lên thấm dần.
Td: Huân chưng, Huân tập.

2.    HUÂN: Công lao lớn.
Td: Huân nghiệp.

 

Huân chưng

熏蒸

Huân: Hơi thơm, xông khói bốc lên thấm dần. Chưng: khí nóng bốc lên giống nấu nước.

Huân chưng là khí nóng bốc lên để cho nó thấm dần.

Thuở Thái Cực phân ra hai Khí: Âm quang và Dương quang, hai khí ấy đun đẩy nhau, mới huân chưng đầm ấm, hoá hóa sanh sanh muôn loài trong vũ trụ.

 

Huân nghiệp

勳業

A: Great merit.

P: Grand mérite.

Huân: Công lao lớn. Nghiệp: công nghiệp.

Huân nghiệp là công nghiệp lớn lao.

 

Huân tập

熏習

Huân: Hơi thơm, xông khói bốc lên thấm dần. Tập: làm nhiều lần cho quen.

Huân tập là tập làm nhiều lần thấm dần cho quen.

Tâm tánh con người thiện hay ác, không phải một ngày một buổi mà thay đổi được, phải trải qua nhiều lần hành động, tư duy, thì thiện ác ấy mới dần dần thấm vào, cũng như mặc áo đi ngoài sương, dần dần áo thấm ướt. Tánh tình của con người cũng phải trải qua sự thấm thấu dần dần, một quá trình xông ướp thì thiện hay ác mới trở thành thật sự.

Tụng kinh niệm Phật, cúng kiếng thường là phương pháp huân tập, cải tạo tánh tình, hướng thiện và hướng thượng, vì tụng niệm lời lành, nhớ tưởng đức tánh tốt đẹp của Tiên, Phật, để tư tưởng thiện lành, lời nói thiện lành, hành động thiện lành, huân tập cho tâm tánh của mình trở nên thiện lành thực sự.

Nghĩa của Huân tập giống như quần áo vốn không thơm, nếu đem quần áo nầy xông hương nhiều lần thì hương thơm dần dần thấm vào, làm cho quần áo trở nên thơm.

 

HUẤN

HUẤN

HUẤN: Dạy bảo, giảng dạy.
Td: Huấn chúng, Huấn đạo.

 

Huấn chúng

訓眾

A: To instruct the people.

P: Instruire le peuple.

Huấn: Dạy bảo, giảng dạy. Chúng: nhiều người, chỉ nhơn sanh.

Huấn chúng là dạy bảo nhơn sanh.

PMCK: Hội nguơn hữu Chí Linh huấn chúng.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Huấn dụ

訓誘

A: To instruct.

P: Instruire.

Huấn: Dạy bảo, giảng dạy. Dụ: chỉ bảo cho kẻ dưới.

Huấn dụ là dạy bảo và dẫn dụ.

 

Huấn đạo bất nghiêm, sư chi đọa

訓導不嚴師之惰

Huấn: Dạy bảo, giảng dạy. Đạo: dẫn dắt, răn dạy. Bất nghiêm: không nghiêm trang. Sư: thầy. Đọa: cũng đọc Nọa: lười biếng. (chữ Đọa ở đây là Nọa nên không có nghĩa là đọa đày).

Trong Minh Tâm Bửu Giám, ông Tư Mã Ôn viết rằng:

Dưỡng tử bất giáo, phụ chi quá,

Huấn đạo bất nghiêm, sư chi đọa (nọa).

Phụ giáo, sư nghiêm, lưỡng vô ngại,

Học vấn vô thành, tử chi tội.

Nghĩa là:

Nuôi con không dạy là lỗi của cha,

Dạy dỗ không nghiêm là lỗi của thầy (bê trễ).

Cha dạy, thầy nghiêm, cả hai không trở ngại,

Học vấn mà không thành đạt là tội của con.

 

Huấn hôn

訓婚

A: Instruction of marriage.

P: Instruction de mariage.

Huấn: Dạy bảo, giảng dạy. Hôn: việc cưới vợ gả chồng.

Huấn hôn là lời dạy bảo đôi vợ chồng mới cưới trong hôn lễ.

Trong những đám cưới theo nghi thức của Đạo Cao Đài, luôn luôn có một vị Chức sắc trọng tuổi đứng ra thay mặt Hội Thánh, giảng dạy đôi vợ chồng mới cưới, cách thức đối xử cho phải đạo, giữ được hạnh phúc gia đình, trách nhiệm của mỗi người, cho xứng đáng là một tín đồ của Đại Đạo.

 

Huấn lịnh

訓令

A: Instructions.

P: Instructions.

Huấn: Dạy bảo, giảng dạy. Lịnh: lệnh của cấp trên truyền xuống.

Huấn lịnh là bản văn của Hội Thánh hay của Chức sắc cao cấp lãnh đạo gởi xuống các cấp dưới để dạy bảo một điều gì, nên theo đó thi hành thì được dễ dàng và kết quả tốt đẹp.

 

Huấn thị

訓示

Huấn: Dạy bảo, giảng dạy. Thị: bảo cho biết.

Huấn thị, đồng nghĩa Huấn lịnh, là cấp trên ra văn bản dạy bảo cho cấp dưới hiểu biết.

 

Huấn từ

訓詞

A: The pratical advise.

P: La recommandation.

Huấn: Dạy bảo, giảng dạy. Từ: lời nói.

Huấn từ là lời dạy bảo, khuyên nhủ của Chức sắc bề trên trong một buổi hội hay buổi lễ. Thường thì vị Chức sắc cao cấp nhứt trong buổi lễ ban Huấn từ.

 

HUÊ

HUÊ

(Xem: Hoa)

 

HUỆ

HUỆ

1.    HUỆ: Ơn, thường nói Ơn huệ.
Td: Huệ chiếu, Huệ duyên, Huệ trạch.

2.    HUỆ: Bông huệ.
Td: Huệ lan.

3.    HUỆ: còn đọc TUỆ: Sáng suốt, thông hiểu sự lý, dứt điều mê muội.
Td: Huệ đăng, Huệ kiếm.

 

Huệ

A: The wisdom, enlightenment.

P: La sagesse, l' éclairement.

Huệ: Sáng suốt, thông hiểu sự lý, dứt điều mê muội. Người miền Nam đọc là Huệ, người miền Bắc đọc là Tuệ. Huệ, tiếng Phạn là Prajnâ: phiên âm Bát nhã.

Theo Phật Học Từ Điển của Đoàn Trung Còn thì:

Huệ, ấy là cái đức dụng sáng suốt, thông hiểu sự và lý, dứt điều lầm lạc và mê muội, có lòng quyết định, diệt hết sở nghi. Thường nói: Trí huệ. Trí và Huệ là hai chữ đồng nghĩa, nhưng có khác chút ít: người ta dùng chữ Trí mà nói về thế gian, về sự hữu vi; còn chữ Huệ thì dùng để nói về việc xuất thế gian, việc đạo đức, về lý vô vi mà thôi.

Huệ có nhiều bậc:

·         Những ai năng tụng kinh điển, nghe thầy giảng giải đạo lý, ăn ở tinh sạch, bỏ những vui sướng theo thế thường, vừa suy xét tham thiền, thì đã thấy Huệ phát hiện ra nơi mình rồi.

·         Cao hơn nữa, có những bực Huệ của La Hán, Duyên giác, Bồ Tát.

·         Huệ hoàn toàn là cái Huệ của Phật, to lớn và sáng suốt hơn Huệ của các vị đắc đạo. Cái Huệ của Phật, viết theo Phạn: Tát Bà Nhã (Sarvajna), cũng gọi: Nhứt thiết Trí, là Trí Huệ biết tất cả sự vật, hữu vi, vô vi, quá khứ, hiện tại, vị lai.

■ Huệ là một sự học trong Tam Học.

Ba sự tu học là: Giới, Định, Huệ đều quan hệ mật thiết với nhau. Có tu Giới mới sanh Định, nhờ Định mới phát Huệ. Phát Huệ rồi thì dứt mê hoặc, đắc chơn lý.

■ Huệ là một nền hạnh lớn, hạnh thứ sáu trong Lục Độ.

Bồ Tát cần phải trải qua các đời tu cho đủ Lục Độ: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí Huệ.

Lục Độ đầy đủ thì đưa Bồ Tát lên quả vị Phật.

■ Huệ là một môn trong nhị môn mà Bồ Tát cần phải tu hành: Phước môn và Huệ môn.

Bồ Tát, chẳng những phải tu phước là đem lòng từ mà tế thế độ sanh, lại phải tu Huệ là đọc tụng kinh điển và tham thiền thì mới mau thành Phật. Ấy gọi là Phước Huệ Song Tu.

■ Có Tam Huệ, tức là ba cách phát Huệ:

1.    Văn Huệ: Nhờ nghe kinh, đọc kinh mà phát Huệ; nhờ nghe thầy, bạn chỉ dạy mà phát Huệ.

2.    Tư Huệ: Nhờ suy xét mà phát Huệ.

3.    Tu Huệ: Nhờ tu thiền định mà phát Huệ.

 

Huệ chiếu

惠照

A: To grant a favour.

P: Accorder une faveur.

Huệ: Ơn, thường nói Ơn huệ. Chiếu: rọi tới.

Huệ chiếu là chiếu ơn huệ tới, tức là ban cho ơn huệ.

BDR: Thiên ân huệ chiếu giáng thiền minh.

BDR: Bài Dâng Rượu.

 

Huệ duyên

惠緣

Huệ: Ơn, thường nói Ơn huệ. Duyên: mối dây ràng buộc được định sẵn.

Huệ duyên là có cái duyên may được hưởng ơn huệ.

BDH: Đệ tử mừng nay hữu huệ duyên.

BDH: Bài Dâng Hoa.

 

Huệ đăng

慧燈

A: The lamp of wisdom.

P: La lampe de sagesse.

Huệ: Sáng suốt, thông hiểu sự lý, dứt điều mê muội. Đăng: cái đèn đốt lên cho sáng.

Huệ đăng là cây đèn trí huệ.

Sự giác ngộ được ví như ngọn Huệ đăng, phát ra ánh sáng đẩy lui sự tăm tối, u mê, lầm lạc, phá vỡ bức màn vô minh, đưa con người từ bến mê sang bờ giác.

PG: Huệ đăng bất diệt, chiếu tam thập lục Thiên....

PG: Phật Giáo (Kinh Phật Giáo).

 

Huệ khiếu

慧竅

A: The opening of the wisdom.

P: L'ouverture de sagesse.

Huệ: Sáng suốt, thông hiểu sự lý, dứt điều mê muội. Khiếu: cái lổ hổng trong cơ thể con người.

Huệ khiếu là cái khiếu thông minh sáng suốt của con người.

Đối với một người bình thường thì cái khiếu nầy bị bít lại. Cái Huệ khiếu như một cửa ải chận đứng các luồng nhơn điện trong cơ thể, không cho chạy ngang qua, tách rời hai mạch Nhâm và Đốc. Nó chính là cái Khiếu Huyền Quan ở tại Nê hoàn cung trên đỉnh đầu. Nếu khiếu nầy được Ơn Trên dùng điển quang mở ra cho thông suốt, hoặc do công phu tu luyện, thì lúc đó, trí não con người trở nên sáng suốt, thông hiểu được những việc huyền bí, chứng ngộ được chơn lý, tức là đắc đạo tại thế vậy. (Xem: Huyền Quan Khiếu)

 

Huệ kiếm

慧劍

A: The sabre of wisdom.

P: Le sabre de sagesse.

Huệ: Sáng suốt, thông hiểu sự lý, dứt điều mê muội. Kiếm: cây gươm.

Huệ kiếm là cây kiếm trí huệ.

Đây là nói thí dụ, người tu khi đạt được trí huệ rồi thì phải dùng cái trí huệ nầy làm như cây kiếm để quyết thắng Lục tặc, Tam độc, chặt đứt mọi phiền não và oan trái, để chơn thần được nhẹ nhàng, thong dong trở về cõi thiêng liêng.

KKCĐTTT:

Nắm cây huệ kiếm gươm thần,

Dứt tan sự thế, nợ trần từ đây.

KKCÐTTT: Kinh Khai Cửu, Ðại Tường, Tiểu Tường.

 

Huệ lan

蕙蘭

A: Lilies and orchids.

P: Lys et orchidées.

Huệ: Bông huệ. Lan: hoa lan.

Huệ lan là bông huệ và hoa lan, hai loại hoa đều có mùi thơm dịu dàng thanh khiết. Từ ngữ Huệ lan dùng để chỉ:

• Người có đức tốt.

• Người con gái đức hạnh.

• Đôi bạn tốt hòa hợp nhau.

 

Huệ Mạng Kim Tiên

慧命金仙

Huệ: Sáng suốt, thông hiểu sự lý, dứt điều mê muội. Mạng: cái mạng sống của con người.

Huệ mạng là lấy cái trí huệ làm mạng sống cho mình.

Ý nói: người tu đã đạt được trí huệ.

Kim Tiên là phẩm vị Thiên Tiên, đối phẩm Phật.

Huệ Mạng Kim Tiên là Đạo hiệu của Ông Đạo Nhỏ, tu đắc đạo tại Linh Sơn Động trong núi Bà Đen.

Ngài có pháp danh là Tánh Thiền, thường gọi ông Đạo Nhỏ, vì dáng người ông nhỏ thó, chuyên làm công quả gánh nước cho chùa, cung cấp nước uống cho khách thập phương khi đến viếng chùa lễ Phật. Ông tu đạt được trí huệ và thần thông, thường đi xuống núi cứu độ người đời.

TNHT: "Nguyên từ buổi bế Đạo, tuy chánh pháp ra cũ mặc dầu, chớ kỳ trung thọ đắc kỳ truyền. Luật lệ tuy cũ chớ Đạo vẫn như nhiên. Do công đức mà đắc đạo cùng chăng.

Nhưng mà có một điều là Ngọc Hư Cung bác luật, Lôi Âm Tự phá cổ, nên tu nhiều mà thành ít.

Vì vậy mà các con coi thử lại, từ 2000 năm nay, bên Á Đông nầy đã đặng bao nhiêu Tiên, Phật. Các con duy biết có một mình Huệ Mạng Kim Tiên mà thôi."

Huệ Mạng Kim Tiên cũng gọi là Huệ Mạng Trường Phan, có giáng cơ cho thi, in trong phần Thi Tập của TNHT:

HUỆ MẠNG TRƯỜNG PHAN

Trước ước cùng nhau sẽ hiệp vầy,

Nào dè có đặng buổi hôm nay.

Gìn lòng tu niệm cho bền chí,

Bồng đảo ngày nay đặng hiệp vầy.

***

Tây Ninh tu luyện động Linh Sơn,

Chẳng quản mùi trần với thiệt hơn.

Trăm đắng ngàn cay đành một kiếp,

Công hầu vương bá dám đâu hơn.

(23-12-1925)

Chúng tôi sưu tập được một bài Thánh giáo của Huệ Mạng Kim Tiên, xin chép ra sau đây:

Thanh Trước đàn, đêm 12-7-Nhâm Thìn (31-8-1952)

HUỆ MẠNG KIM TIÊN

Mừng mấy em nam nữ.

Bần đạo nhìn thấy lòng ngưỡng mộ đạo đức của mấy em, nên nhơn lúc rảnh, ghé để đôi lời chỉ biểu.

THI:

Vô thượng danh đề ngã tự linh,

Bất năng luyến tục tẩy văn thinh.

Chơn tu sơn tháp Bà Đen thị,

Nhứt Phật hạ nguơn đắc vị vinh.

Bần đạo tưởng lại oai nghi như Tần, Trụ, thử hỏi danh đề tại chốn nào? Còn như tăng đồ mãn kiếp háo danh lừa sanh chúng, hưởng của thập phương rồi lo thân giải thoát, hỏi cũng danh gì? Cười....

Thật Bần đạo chẳng phải người Việt hoặc một chủng sắc văn minh, nhưng nhờ được chí hy sinh tầm phương cứu khổ cho toàn bổn dân đến cơ thoát khổ, chẳng tưởng hư danh, không màng tư lợi, nhờ đó mà đắc quả.

Bạch: - Ngài là Đức Huệ Mạng Kim Tiên phải chăng?

- Phải. Mừng đã hiểu được Bần đạo. Nhân lúc Việt chủng lâm nàn, Bần đạo khuyên mấy em nên nhớ danh đề trên bóng cờ cứu khổ, chớ xao lãng. Nên nhìn đời giả tạm, chỉ tưởng mảnh hình hài là của Chí Linh cho Vạn linh, rồi nhớ đến con đường hằng sống. Cười .... Bần đạo nói tiếng Việt coi không suông, nhưng không sao.... Cười....

Bạch: - Cầu xin Đức Ngài cứu độ đệ tử Bạch Vân.

- Phải. Nhưng quả nghiệp trả vay, vay nhiều nên thiếu nợ, ráng! Thánh địa phải được hoàn toàn, còn nhiều bất trắc, bởi vậy mà chưa yên. Nhơn nghĩa, nghĩa nhơn lo tròn vui đẹp đó. Cận nhựt hữu đại tai, khả định chí trụ tâm. Đạo Cao, Cao Đạo, khổ bất cụ, bất cụ tất thành công.

Mấy em ráng nhớ, Bần đạo kiếu. THĂNG.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Huệ nhãn

慧眼

A: The eye of wisdom.

P: L'oeil de la sagesse.

Huệ: Sáng suốt, thông hiểu sự lý, dứt điều mê muội. Nhãn: con mắt.

Huệ nhãn là con mắt trí huệ, tức là thấy được bằng trí huệ chớ không thấy phải bằng mắt phàm.

Huệ nhãn đồng nghĩa: Đạo nhãn, Huệ mục.

Người tu hành mở được Huệ nhãn thì thấy được cái chơn không vô tướng của mọi pháp, tức là thấy xuyên suốt rõ thấu tất cả, không gì cản trở được như đối với mắt phàm.

 

Huệ quang

慧光

A: The light of wisdom.

P: La lumière de la sagesse.

Huệ: Sáng suốt, thông hiểu sự lý, dứt điều mê muội. Quang: ánh sáng.

Huệ quang là ánh sáng của trí huệ.

Cái trí huệ đầy đủ thì sáng ngời. Như Phật, có thể phát Huệ quang chiếu ra khắp cả. Chúng sanh nào được Huệ quang của Phật chiếu tới thì rất hạnh phúc, dẫu đang bị đọa trong tam đồ cũng được giải thoát ngay.

 

Huệ trạch

惠澤

A: Kindness.

P: Bienfait.

Huệ: Ơn, thường nói Ơn huệ. Trạch: ơn. Huệ trạch là ơn huệ.

TG: Đa thi huệ trạch, Vô lượng độ nhơn.

TG: Tiên Giáo, Kinh Tiên Giáo.

 

HUNG

HUNG

HUNG: Dữ tợn, ác.
Td: Hung hoang, Hung triệu.

 

Hung hoang

凶荒

A: Wicked.  

P: Méchant.

Hung: Dữ tợn, ác. Hoang: không kềm chế.

Hung hoang là hung dữ, không sợ một ai.

Hung hoang đãng tử: con nhà hung dữ, chơi bời lêu lỏng, phá hại xóm làng.

KSH:

Lại có kẻ hung hoang ác nghiệt,

Cướp giựt rồi chém giết mạng người.

KSH: Kinh Sám Hối.

 

Hung triệu

凶兆

A: Bad omen.

P: Mauvais présage.

Hung: Dữ tợn, ác. Triệu: cái điềm báo trước.

Hung triệu là cái điềm xấu.

 

HUỜN (HOÀN)

HUỜN

1.    HUỜN: Quay về, trở lại, trả lại.
Td: Huờn hồn, Huờn hư.

2.    HUỜN: Viên tròn.
Td: Huờn xá lợi.

 

Huờn hồn

還魂

A: To come back one's soul.

P: Revenir son âme.

Huờn: Quay về, trở lại, trả lại. Hồn: linh hồn.

Huờn hồn là hoàn trả linh hồn cho sống trở lại.

PMCK: Huờn hồn chuyển đọa vi thăng.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Huờn hư

還虛

A: To return in the Nothingness.

P: Rentrer dans le Néant.

Huờn: Quay về, trở lại, trả lại. Hư: trống không, cõi Hư linh.

Huờn hư là trở về Hư vô, tức là đạt được sự mầu nhiệm.

KĐ9C:

Cung Trí Giác trụ tinh thần,

Huờn hư mầu nhiệm thoát trần đăng Tiên.

KÐ9C: Kinh Ðệ Cửu cửu.

 

Huờn nguyên chơn thần

還原眞神

Huờn: Quay về, trở lại, trả lại. Nguyên: gốc. Chơn thần: xác thân thiêng liêng.

Hoàn nguyên là trở lại cái gốc buổi đầu.

Hoàn nguyên chơn thần là đem cái chơn thần trở về cái gốc ban đầu, tức là làm cho Tam bửu Tinh Khí Thần hiệp nhứt, tạo thành chơn thần huyền diệu, đắc đạo tại thế.

TNHT: Phẩm vị Thần Thánh Tiên Phật, từ ngày bị bế Đạo, thì luật lệ hỡi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi, song Thiên đình mỗi phen đánh tản Thần, không cho hiệp cùng Tinh, Khí. Thầy đến đặng huờn nguyên chơn thần cho các con đắc đạo.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Huờn xá lợi

丸舍利

A: The relic of Buddha.

P: La relique de Bouddha.

Huờn: Viên tròn. Xá lợi: Sau khi Đức Phật Thích Ca tịch diệt, thể xác của Phật được hỏa thiêu, trong mớ tro tàn, có những viên tròn nhỏ, màu trắng như ngọc, được gọi là ngọc xá lợi. Các hột ngọc xá lợi nầy được thu giữ cẩn thận, phân phát cho các vua để lập đền thờ phượng. Thờ ngọc xá lợi tức là thờ Phật.

Huờn xá lợi là hột ngọc xá lợi, chỉ Đức Phật.

KHH: Ngó Cực Lạc theo huờn xá lợi.

(Nghĩa là: Nhìn về phía CLTG để theo về với Phật).

KHH: Kinh Hạ Huyệt.

CLTG: Cực Lạc Thế giới.

 

HUY

Huy lụy

揮淚

A: To shed tears.

P: Verser des larmes.

Huy: vải ra, rơi. Lụy: còn đọc là Lệ: nước mắt.

Huy lụy là rơi nước mắt.

Hai chữ Huy lụy thường được đặt sau cùng trong một bài điếu văn để bày tỏ lòng đau đớn thương tiếc người chết.

 

HÚY

HÚY

HÚY: Kiêng cữ, tránh.
Td: Húy kỵ, Húy nhựt.

 

Húy kỵ

諱忌

A: To abstain.

P: S'abstenir.

Húy: Kiêng cữ, tránh. Kỵ: cấm.

Húy kỵ là kiêng cữ không dùng.

 

Húy nhựt

諱日

A: Anniversary day of the death.

P: Anniversaire du mort.

Húy: Kiêng cữ, tránh. Nhựt: ngày.

Húy nhựt là ngày giỗ.

 

HỦY

Hủy báng

毀謗

A: To slander.

P: Médire.

Hủy: nói xấu, chế diễu. Báng: nói xấu người khác.

Hủy báng là chê bai, nói xấu người khác.

Hủy báng tôn giáo: Chê bai, chế diễu, nói xấu tôn giáo.

 

Hủy phá tiêu diệt

毀破消滅

Hủy: phá cho tan nát. Tiêu diệt: làm cho mất đi.

Hủy phá tiêu diệt là phá cho tiêu tan mất hết.

TNHT: Thời kỳ mạt pháp nầy khiến mới có TKPĐ, các sự hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

TKPÐ: Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

HUYÊN

Huyên đường

萱堂

A: The mother.

P: La mère.

Huyên: cỏ huyên, chỉ người mẹ. Đường: nhà.

Cỏ huyên, Hán văn gọi là Huyên thảo, là loại cỏ có lá giống như lá xương bồ, nhưng nhỏ hơn, có hoa màu vàng hay đỏ. Bông và đọt dùng để ăn gọi là Kim châm. Thứ cỏ nầy mềm, đẹp, làm vui mắt, giải được phiền muộn, nên còn được gọi là Vong ưu thảo.

Vì thế, người ta ví cỏ huyên với người mẹ, có ý nói: người mẹ hiền dịu dàng thì con cái trong nhà vui vẻ.

Huyên đường, dịch là nhà huyên, chỉ mẹ hiền.

KTHĐMP: Thương những thuở huyên đường ôm ấp.

KTHÐMP: Kinh Tụng Huynh Ðệ Mãn Phần.

 

HUYỀN

HUYỀN

HUYỀN: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm.
Td: Huyền diệu, Huyền đồng.

 

Huyền công

玄功

A: The magic power.

P: Le pouvoir magique.

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Công: công phu, sự vất vả khó nhọc.

Huyền công là công phu luyện tập các phép biến hóa huyền diệu.

Trong Tây Du Ký, Tề Thiên và Dương Tiễn học được 72 phép biến hóa huyền diệu, gọi là Thất thập nhị Huyền công.

KĐ5C: Phép huyền công trụ nghĩa hóa thân.

KÐ5C: Kinh Ðệ Ngũ cửu.

 

Huyền diệu Tiên gia

玄妙仙家

A: The miraculous power of Immortals.

P: Le pouvoir miraculeux des Immortels.

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Diệu: khéo léo. Tiên gia: các vị Tiên.

Huyền diệu Tiên gia là các phép thuật mầu nhiệm của các vị Tiên.

Việc Cầu cơ và Chấp bút là các Đấng Tiên, Phật dùng huyền diệu Tiên gia để dạy Đạo lý cho nhơn sanh. Nhờ dùng huyền diệu Tiên gia về Cơ Bút, Đức Chí Tôn trong thời TKPĐ khỏi giáng sanh xuống cõi trần, chỉ dùng cơ bút giảng dạy đạo lý, lập nên một nền Đại Đạo chơn thật cho nước VN, gọi là Đạo Cao Đài, độ rỗi toàn cả nhơn sanh trong thời Hạ nguơn mạt kiếp, trước khi mở Đại Hội Long Hoa.

TKPÐ: Tam Kỳ Phổ Ðộ.

 

Huyền đồng

玄同

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Đồng: cùng, hòa hợp vào.

Huyền đồng là hòa hợp vào cái sâu kín của vũ trụ, tức là hòa hợp vào Đại Hồn của vũ trụ.

Đây là một chủ trương của Lão Tử, nên trong Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử viết:

Tri giả bất ngôn,

Ngôn giả bất tri.

Tắc kỳ đoài, bế kỳ môn,

Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân,

Hòa kỳ quang, đồng kỳ trần,

Thị vị Huyền đồng.

Nghĩa là:

Người biết không nói,

Người nói không biết.

Chận các lối vào, đóng cửa vô,

Giũa mòn tinh nhuệ, gỡ bỏ rối bời.

Hòa vào ánh sáng, đồng cùng bụi bặm,

Ấy gọi là Huyền đồng.

Sách Trang Tử, chương Trí Bắc Du chép:

Trí đi chơi phương Bắc, tới Huyền Thủy, lên núi Ẩn Phần, gặp Vô Vi Vị. Trí hỏi Vô Vi Vị:

- Tôi xin hỏi ông ba câu: Nghĩ làm sao, lo làm sao mà biết được Đạo? Dựa vào đâu, làm cách nào mà hiểu được Đạo? Theo đâu và đi đường nào mà tìm được Đạo?

Trí hỏi ba câu, Vô Vi Vị không đáp. Không phải không đáp mà không biết đáp ra sao.

Hỏi không được, Trí trở về Bạch Thủy, lên núi Hồ Quyết, gặp Cuồng Khuất. Trí lại đem ba câu hỏi ấy hỏi Cuồng Khuất. Cuồng Khuất đáp: - Ồ! Tôi biết, để tôi nói cho nghe.

Nhưng nói tới đó thì lại ấp úng như vừa định nói đã quên mất mình định nói gì.

Trí không hỏi ai được, bèn quay trở về Đế cung ra mắt Hoàng Đế để hỏi cho ra lẽ. Hoàng Đế đáp:

- Không nghĩ, không lo mới biết Đạo. Không dựa vào đâu, không làm gì mới rõ Đạo. Không theo đàn, không đi đường nào cả mới được Đạo.

Trí lại hỏi Hoàng Đế: - Tôi và ông biết Đạo chăng? Còn hai người kia không biết Đạo chăng? Ai đúng, ai sai?

- Vô Vi Vị mới thật là đúng. Cuồng Khuất cũng vậy. Chỉ có tôi và Ông là không gần Đạo mà thôi.

Vả chăng, người biết thì không nói, người nói thì không biết. Nên bậc Thánh nhân mới thực hành cách dạy không cần lời. Đạo thì không nhận được, Đức thì không thể hiểu được.

Còn như Nhân Nghĩa (là đạo hữu vi) có thể nhìn thấy được, có thể làm được. Còn Lễ là chỉ để lừa dối người nên nói: Mất Đạo rồi mới có Đức, mất Đức rồi mới có Nhân, mất Nhân rồi mới có Nghĩa, mất Nghĩa rồi mới có Lễ. Lễ là cái phù hoa của Đạo, là đầu mối của loạn.

Theo Đạo thì phải càng ngày càng giảm, giảm rồi giảm mãi cho đến chỗ VÔ VI, không làm mà không có gì không làm.

Con đường Huyền Đồng của Lão Tử có 3 giai đoạn:

1.- Tách rời, không còn bị ngoại cảnh chi phối. Đó chính là giai đoạn tẩy tâm, gạn đục khơi trong tâm hồn.

2.- Xuất thần, chiêm nghiệm được đạo tâm và đạo thể.

3.- Giai đoạn Huyền Đồng, huyền hóa với Thượng Đế.

Ba giai đoạn Huyền đồng của Lão Tử ở trên giống như: Giới, Định, Huệ, tam học của nhà Phật.

 

Huyền học - Huyền môn

玄學 - 玄門

A: The occultism.

P: L'occultisme.

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Học: học thuyết, môn học. Môn: cửa.

Huyền học là môn học về Huyền, tức là cái học về bản thể của Đạo, cái nguyên lý khởi đầu của CKVT và vạn vật.

Huyền môn là cái cửa đi và Huyền học.

Trong sách Đạo Đức Kinh, Đức Lão Tử giải về chữ Đạo, có nói về Huyền: "Đồng chi vị Huyền, Huyền chi hựu Huyền, chúng diệu chi môn." Nghĩa là: vẫn chỉ là Huyền, Huyền rồi lại Huyền, cửa ngõ của mọi biến hóa huyền diệu.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Huyền khung

玄穹

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Khung: hình khum tròn cao và rộng.

Huyền khung là cái vòm Trời cao rộng, sâu kín.

 

Huyền linh

玄靈

A: Mysterious and divine.

P: Mysterieux et divin.

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Linh: thiêng liêng.

Huyền linh là huyền diệu thiêng liêng.

KKTD: Tăng huyền linh giác ngộ chí thành.

KKTD: Kinh khi thức dậy.

 

Huyền phạm

玄範

A: The heavenly laws.

P: Les lois célestes.

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Phạm: cái khuôn phép.

Huyền phạm là cái khuôn phép huyền diệu của Trời.

KNHTĐ: Huyền phạm quảng đại, Nhứt toán ....

KNHTÐ: Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế.

 

Huyền pháp

玄法

A: The miraculous power.

P: Le pouvoir miraculeux.

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Pháp: phép thuật.

Huyền pháp là phép tắc huyền diệu.

KĐ2C: Đã thấy đủ Thiên đình huyền pháp.

KÐ2C: Kinh Ðệ Nhị cửu.

 

Huyền Quan khiếu

玄關竅

A: The mysterious hole under sternum.

P: Le trou mystérieux sous le sternum.

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Quan: cái cửa ải. Khiếu: cái lỗ hổng trong cơ thể con người.

Huyền Quan khiếu, còn được gọi bằng nhiều tên khác là: Huyền khiếu, Tổ khiếu, Thượng đan điền, Thiên môn, Côn lôn đảnh. Nó ở trong bộ não, phía dưới Nê hoàn cung, ngang cặp lông mày, là cửa xuất nhập của chơn thần.

"Người tu hành, chừng nào luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần huờn Hư, luyện Hư huờn Vô, thì Huyền Quan nhứt khiếu ấy mở hoát ra.

Huyền Quan nhứt khiếu ấy là chi? là Thiên Nhãn vậy. Nó ở ngay Nê huờn cung, gom trọn chơn dương chánh đạo.

Phép biến hóa từ đầu suốt cuối,

Khai Huyền Quan tánh muội đắc thông.

Toàn tri hiển hiện chốn không,

Huyền quan khai xuất, nhãn thông côn đoài."

(Trích ĐTCG, trang 70)

Trong Kinh Huyền Diệu Cảnh, ông Ly Trần Tử có nói:

"Chỉ có một khiếu Huyền Quan là vua trong các khiếu...

Vậy trong mình người mà chẳng được khiếu Huyền Quan thì thân không chủ, đến phải nhọc Thần, hại Trí, tửu sắc đam mê, chẳng đặng sống lâu..."

Huyền Quan kiếu thuộc Tiên Thiên khiếu, phân biệt với Thất khiếu (2 tai, 2 mắt, 2 mũi, 1 miệng) là Hậu Thiên khiếu. Người tu luyện công phu thâm hậu, đạt tới giai đoạn cực tĩnh thì Huyền Quan khiếu xuất hiện, mở ra. Lúc nầy, Tiên Thiên khí ra vào qua khiếu Huyền Quan. Nó là then chốt của tất cả các khiếu trong cơ thể. Khiếu Huyền Quan mở ra là phép luyện đạo đã đắc thành rồi vậy.

Người tu thực hành các phép luyện đạo có mục đích khai thông khiếu Huyền Quan, bằng cách thúc đẩy luồng chơn khí trong cơ thể đánh phá dần dần, làm cho Huyền khiếu (bị vô minh đậy bít) được khai thông, trí não phát sáng, thông huệ lạ thường, thấu suốt chơn lý. Chơn thần nhờ đó mà có thể xuất nhập thể xác đi đến các cõi thiêng liêng.

Thánh và phàm chỉ khác nhau ở chỗ: Khiếu Huyền Quan mở hoát ra hay đóng bít lại.

PG: Phá nhứt khiếu chi huyền quan, tánh hiệp vô vi,....

PG: Phật Giáo (Kinh Phật Giáo).

ÐTCG: Ðại Thừa Chơn Giáo.

 

Huyền Thiên

玄天

A: Buddha-Mother.

P: Bouddha-Mère.

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Thiên: Trời.

Huyền Thiên là nói tắt của danh hiệu: Cửu Thiên Huyền Nữ. Do đó Huyền Thiên là chỉ Đức Phật Mẫu.

KVĂC: Nhớ ơn bảo mạng Huyền Thiên,

KVĂC: Kinh vào ăn cơm.

 

Huyền vi

玄微

A: Subtle.

P: Subtil.

Huyền: Màu đen, sâu kín, mầu nhiệm. Vi: rất nhỏ.

Huyền vi là sâu kín nhỏ nhặt, không thể thấy và biết rõ.

Máy huyền vi là máy Trời.

TNHT: Cơ Tạo huyền vi chớ hững hờ.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HUYỄN

Huyễn thân

幻身

A: The illusory body.

P: Le corps illusoire.

Huyễn: giả mà xem giống như thật. Thân: thân mình.

Huyễn thân là giả thân, cái xác thân giả tạm, mà Phật giáo cho rằng nó không có thật.

Theo Phật giáo, xác thân của con người do Tứ đại giả hợp kết thành. Tứ đại là: Đất, nước, gió, lửa. Vì do Tứ đại giả hợp nên đến một lúc nào đó thì nó phải tan rã tiêu mất.

Thiền sư Vạn Hạnh đời Lý có câu: "Nhân thân như điện, hữu hoàn vô." Nghĩa là: Cái thân thể của con người giống như ánh điện chớp, có rồi không.

Kinh Viên Giác có câu: "Huyễn thân diệt cố, huyễn tâm diệc diệt." Nghĩa là: Cái thân huyễn mất nên cái tâm huyễn cũng mất. Huyễn thân là xác thân phàm, huyễn tâm là cái tâm phàm tục. Cái nào phàm thì nhứt định phải tiêu diệt.

Trái với Huyễn là Chơn. Chơn thân là cái xác thân chơn thật, tức là cái xác thân thiêng liêng, thường gọi là chơn thần, nó mãi mãi trường tồn, bất tiêu bất diệt.

 

HUYẾT

HUYẾT

HUYẾT: Máu, dòng máu.
Td: Huyết mạch, Huyết thống.

 

Huyết mạch đồng môn

血脈同門

Huyết: Máu, dòng máu. Mạch: đường dẫn máu chạy trong cơ thể. Huyết mạch: dòng máu chảy, ý nói anh chị em ruột. Đồng môn: cùng một cửa, ý nói cùng một Đạo.

Huyết mạch đồng môn là anh chị em ruột có cùng chung một Đạo với nhau.

Bài thài Em tế Anh Chị ruột:

Huyết mạch đồng môn nghĩa mặn nồng.

 

Huyết nhục tương liên

血肉相憐

Huyết: Máu, dòng máu. Nhục: thịt. Tương: lẫn nhau. Liên: cũng đọc là Lân: thương. Huyết nhục: ý nói anh chị em ruột.

Huyết nhục tương liên nghĩa là anh chị em ruột thì thương yêu nhau.

 

Huyết thống

血統

A: The consanguinity.

P: La consanguinité.

Huyết: Máu, dòng máu. Thống: đời đời nối dõi không dứt.

Huyết thống là hệ thống huyết tộc, tức là những người có cùng một tổ tiên, có cùng một dòng máu, cùng một dòng dõi.

Huyết tộc là cùng một dòng máu trong một họ.

 

HUYNH

HUYNH

HUYNH: Anh, người đàn anh.
Td: Huynh đệ, Huynh trưởng.

 

Huynh đệ như thủ túc

兄弟如手足

A: Brothers are like hands and feet.

P: Frères sont semblables bras et jambes.

Huynh: Anh, người đàn anh. Đệ: em. Thủ: tay. Túc: chân.

Huynh đệ như thủ túc: Anh em như thể chân tay.

Ý nói: Anh em ruột thịt thì phải thương yêu, giúp đỡ nhau, vì cùng một gốc mà ra.

Ông Trang Tử có nói rằng:

Huynh đệ như thủ túc,

Phu phụ như y phục.

Y phục phá thời cánh đắc tân,

Thủ túc đoạn thời nan tái tục.

Nghĩa là:

Anh em như chân tay,

Vợ chồng như quần áo.

Áo quần rách thì lại may mới được,

Chân tay đứt lìa thì khó nối lại được.

 

Huynh đệ tương tàn

兄弟相殘

A: Brothers kill one another.

P: Frères s'entretuent.

Huynh: Anh, người đàn anh. Đệ: em. Tương: lẫn nhau. Tàn: giết hại.

Huynh đệ tương tàn là anh em ruột giết hại lẫn nhau.

Đó là cảnh nồi da xáo thịt.

 

Huynh trưởng

兄長

A: Elder, predecessor.

P: Aîné, prédécesseur.

Huynh: Anh, người đàn anh. Trưởng: lớn, cả, đứng đầu.

Huynh trưởng là bậc đàn anh.

Trưởng huynh là anh cả.

 

HUỲNH (HOÀNG)

HUỲNH

HUỲNH: còn đọc là Hoàng: Màu vàng.
Td: Huỳnh đạo, Huỳnh lương.

 

Huỳnh đạo

黃道

Huỳnh: còn đọc là Hoàng: Màu vàng. Đạo: tôn giáo.

Huỳnh đạo dịch ra là: Đạo vàng, Phái vàng, chỉ Đạo Cao Đài.

(Xem: Thiên khai Huỳnh đạo)

 

Huỳnh Kim Khuyết

黃金闕

Huỳnh: còn đọc là Hoàng: Màu vàng. Kim: vàng (kim loại). Khuyết: cái cổng lớn vào đền vua. Huỳnh kim là vàng ròng.

Vàng là vua loài kim, Ngọc là vua loài đá. Vàng và Ngọc rất quí báu và đẹp, nên được dùng làm các vật dụng của vua hay trang trí trong đền vua.

Huỳnh Kim Khuyết là cái cổng lớn làm bằng vàng ròng, để đi vào Linh Tiêu Điện, nơi họp Thiên triều của Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế nơi cõi thiêng liêng.

KNHTĐ:

Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết,

Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh.

KNHTÐ: Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế.

 

Huỳnh Lão (Hoàng Lão)

黃老

Có hai trường hợp:

1. Huỳnh: vua Huỳnh Đế. Lão: Đức Lão Tử.

Vua Hoàng Đế hay Huỳnh Đế (Hiên Viên Huỳnh Đế) được vị Đại Tiên Quảng Thành Tử (học trò của Lão Tử) dạy phép tu luyện theo đạo Tiên, vua và hoàng hậu đều đắc đạo, có rồng bay xuống rước cả hai vợ chồng về thượng giới.

Đạo Hoàng Lão là đạo của vua Hoàng Đế và Lão Tử. Đó chính là đạo Tiên mà Đức Lão Tử làm Giáo chủ.

2. Huỳnh: màu vàng, thuộc Thổ, ở trung ương. Lão: ông già.

Huỳnh Lão là Đức Chí Tôn Thượng Đế.

Đức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo nói: Trên Ngọc Hư Cung nơi cõi thiêng liêng có treo đôi liễn:

Bát hồn vận chuyển ca Huỳnh Lão,

Vạn vật đồng thinh niệm Chí Tôn.

Nghĩa là:

Tám phẩm chơn hồn vận chuyển, ca tụng Đức Chí Tôn,

Vạn vật cùng cất tiếng niệm danh hiệu Đức Chí Tôn.

 

Huỳnh lương mộng

黃粱夢

A: The yellow-millet dream.

P: Le rêve de millet-jaune.

Huỳnh: còn đọc là Hoàng: Màu vàng. Lương: bắp, kê. Mộng: chiêm bao.

Huỳnh lương mộng là giấc mộng kê vàng.

Ý nói: Danh vọng, giàu sang, giống như một giấc chiêm bao mà thôi. (Xem điển tích nơi chữ: Bát Tiên, mục Lữ Đồng Tân)

 

Huỳnh tuyền (Hoàng tuyền)

黃泉

A: Yellow source: The Hell.

P: Source jaune: L'Enfer.

Huỳnh: còn đọc là Hoàng: Màu vàng. Tuyền: suối.

Huỳnh tuyền hay Hoàng tuyền, dịch là Suối vàng.

Màu vàng, thuộc thổ. Suối vàng là dòng suối trong lòng đất, nên chỉ cõi Địa phủ hay Âm phủ, cõi của người chết.

 

HƯ: dùng với hai nghĩa sau đây:

1.    HƯ: không thực, giả, dối, sai, hư hỏng.
Td: Hư danh, Hư sanh.

2.    HƯ: trống không nhưng rất huyền diệu.
Td: Hư không, Hư Vô.

 

Hư danh

虛名

A: Vain glory.

P: Vaine gloire.

Hư: không thực, giả, dối, sai, hư hỏng. Danh: tiếng tăm.

Hư danh là tiếng tăm không thực, không xứng đáng.

Ý nói: Người có tiếng tăm mà không có thực tài.

Kẻ tiểu nhân thì hay chuộng hư danh.

 

Hư không

虛空

A: Nothingness, Nihility.

P: Néant, Nihilité.

Hư: trống không nhưng rất huyền diệu. Không: trống rổng, không có gì.

Hư không là cõi mà mắt phàm không thấy gì cả, cho nó là trống không.

Cõi Hư không bao gồm tất cả thế giới, vô tận vô biên.

Từ ngữ Hư không là nói tương đối với con mắt phàm của con người phàm. Thật sự thì trong Hư không có đủ tất cả mà chỉ vì mắt phàm không thấy được mà thôi. Vậy không có gì là Hư không hết, chỉ có điều là mắt phàm thấy được hay không thấy được. Đối với cặp mắt thiêng liêng thì mọi sự rất rõ ràng.

Thí dụ như cái bánh xe, khi quay chậm thì chúng ta thấy rõ từng cây căm, nhưng khi bánh xe quay thật nhanh, chúng ta không còn thấy các cây căm nữa, mà chỗ đó thấy trống không, như không có gì. Ta bảo chỗ đó là Hư không.

Nhưng nếu chúng ta thọc tay vào chỗ Hư không đó thì tay chúng ta bị các cây căm đập ngay.

Cõi Hư không bao gồm 3 ý nghĩa sau đây:

·         Rộng lớn vô cùng, vô tận vô biên.

·         Trường tồn bất diệt.

·         Thấy không có gì mà trong đó có tất cả.

Có nhiều thứ mà mắt phàm không thấy được rồi cho đó là trống không, như trong không khí mà ta đang thở, có biết bao phân tử và nguyên tử chất khí, các vi trùng, các vi khuẩn, vv . . . mà mắt trần của chúng ta không thể thấy được, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng các thứ đó có thật, chúng hiện hữu.

Giác quan của con người đều có một giới hạn. Do đó, chúng ta cần lưu ý rằng:

·         Khi ta không thấy gì thì không phải chỗ đó không có gì.

·         Khi tai ta không nghe gì thì không phải chỗ đó không tiếng động.

·         Khi tay ta sờ mó mà không cảm thấy gì thì chỗ đó không phải không có gì cả.

Khoa học thực nghiệm chứng minh rằng:

■ Mắt trần của con người chỉ nhìn thấy một số ánh sáng giới hạn từ ánh sáng tím tới ánh sáng đỏ, tức là từ ánh sáng có độ dài sóng 0,40 micron (tím) đến 0,75 micron (đỏ). Còn những ánh sáng khác như tia tử ngoại, tia X, hay tia Hồng ngoại, thì mắt chúng ta không thể thấy được.

■ Lỗ tai của con người chỉ nghe được những âm thanh có tần số trong khoảng từ 16 Hertz đến 16.000 Hertz. Những âm thanh có tần số lớn hơn 16.000 Hertz thì gọi là Siêu âm. Lỗ tai của chúng ta không thể nghe được siêu âm.

Chúng ta thử hình dung có một vật đứng trước mắt ta, ta thấy nó rõ rệt từng chi tiết, ta có thể dùng ta sờ mó nó được. Giả sử cho nó bắt đầu chuyển động quay tròn, chúng ta không còn thấy nó rõ rệt nữa. Khi vật ấy chuyển động với tốc độ khá nhanh, chúng ta thấy nó như ẩn như hiện và rất mờ nhạt. Khi nó chuyển động thật nhanh, nhanh hơn độ phân biệt của mắt, thì chúng ta không còn thấy được vật ấy nữa, nó như biến mất, như vô hình, cũng như cây căm của bánh xe quay rất nhanh.

Vậy, phải chăng trước mắt ta, vật có rồi lại thành không? Vật hữu hình biến ra vô hình? Cho nên, nhà Phật mới nói: Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc.

Có mà Không, Không mà Có. Trong cái Không có cái Có, trong cái Có thì có cái Không.

Vì vậy, chúng ta đừng nghĩ rằng: Hư không là trống rổng, không có gì cả.

Sự thật, Hư không là một khối sinh động mãnh liệt vô biên đến mức độ Hư không trở nên cực thanh tịnh, không không, như như. Hư không không rổng tuếch mà bao gồm đủ mọi thứ, đủ mọi tánh, đủ mọi trạng thái từ trược tới thanh, từ Địa ngục, trần gian cho đến Niết Bàn.

Hư không gồm mọi cảnh sắc sinh động, không thiếu một thứ gì. Có như thế, Hư không mới là cái nguyên lý vô cùng, là chơn lý tối thượng. Cho nên Thượng Đế cũng được gọi là Đấng Hư không.

Trong Hư không, trạng thái động thì cực động, mà tịnh thì cũng cực tịnh, nên cõi Hư không thật đẹp đẽ, thật tráng lệ, tuyệt diệu, kỳ ảo vô biên, mà không một thứ ngôn ngữ nào nơi cõi phàm trần có thể diễn tả hết được, bởi vì ngôn ngữ thì có giới hạn, làm sao diễn tả được cái vô cùng, không giới hạn.

Mọi diễn tả đều bất lực trước Hư không.

Nếu Hư không mà diễn tả ra được thì nó đâu còn là chơn lý tối thượng bất khả tư nghì. Chỉ khi nào con người đạt đến mức tiến hóa cuối cùng, hoà nhập vào Hư không, sống trong Hư không thì mới thật sự biết rõ Hư không.

 

Hư linh

虛靈

A: Divine nothingness.

P: Le néant divin.

Hư: trống không nhưng rất huyền diệu. Linh: thiêng liêng.

Hư linh là cõi Hư Vô thiêng liêng.

KTCMĐQL: Cõi Hư linh bao phủ ân hồng.

KTCMÐQL: Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Qui Liễu.

 

Hư sanh

虛生

A: The useless life.

P: La vie inutile.

Hư: không thực, giả, dối, sai, hư hỏng. Sanh: sống.

Hư sanh là đời sống không làm được điều gì có ích.

Trường hợp nầy, Hư sanh đồng nghĩa: Dư sanh (sống thừa).

Hư sanh là đời sống giả tạm, đời sống của con người nơi cõi trần nhiều lắm là trăm năm.

Trái với Hư sanh là: Vĩnh sanh, Hằng sanh, Hằng sống, là đời sống vĩnh cửu nơi cõi thiêng liêng.

TNHT: Thầy cũng buồn lòng mà thấy bầy con lao nhao lố nhố lặn hụp chìm đắm giữa cõi hư sanh nầy.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hư thực

虛實

A: False and true.

P: Faux et vrai.

Hư: không thực, giả, dối, sai, hư hỏng. Thực: không giả dối.

Hư thực là sai và đúng, dối và thật.

Hành tàng hư thực tự gia tri: Lộ ra hay ẩn kín, hư và thật, tự nhà mình biết lấy.

 

Hư trương thanh thế

虛張聲勢

Hư: không thực, giả, dối, sai, hư hỏng. Trương: bày ra, phô trương. Thanh thế: tiếng tăm và thế lực.

Hư trương thanh thế là khoe khoang, phô trương tiếng tăm và thế lực, nhưng sự thực thì không có đúng như vậy.

 

Hư tự

虛字

A: Empty word.

P: Mot vide.

Hư: trống không nhưng rất huyền diệu. Tự: chữ.

Hư tự là chữ không có nghĩa gì cả, dùng làm tiếng đệm vào câu văn cho dễ nói, dễ đọc, có âm điệu.

Trong cổ văn Trung hoa, Hư tự gồm khá nhiều chữ: chi, hồ, giả, dã, v.v.... Trong ngôn ngữ VN, Hư tự như các chữ: để, mà, thì, nên, nghĩa là, v.v...

 

Hư vinh

虛榮

A: Vain glory.

P: Vaine gloire.

Hư: không thực, giả, dối, sai, hư hỏng. Vinh: vẻ vang, vinh hiển.

Hư vinh là sự vinh hiển giả tạo, không có thực.

Triết lý của tôn giáo đều cho rằng: Đời là cõi tạm, nên những sự vinh hiển nơi cõi đời nầy đều là giả tạm, nó không bền, vì sự chết làm cho mất tất cả.

Sự vinh hiễn vĩnh viễn có được ở nơi đâu?

- Ở nơi Trời, nơi cõi thiêng liêng, vì nơi cõi đó không có sự chết, cũng không ai cướp giựt của mình được.

Muốn có sự vinh hiển ấy thì phải làm sao?

Đức Chí Tôn trả lời: Các con phải TU.

TNHT: Ngoài tai chớ chác tiếng hư vinh.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hư Vô

虛無

A: The Nothingness.

P: Le Néant.

Hư: trống không nhưng rất huyền diệu. Vô: không.

Hư Vô là hoàn toàn trống không nhưng rất thiêng liêng mầu nhiệm.

Hư Vô là cảnh giới không có hình chất, mắt phàm không nhìn thấy gì cả, nhưng trong đó lại sanh đủ các pháp. Đó là cõi của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật ngự trị, cai quản CKTG.

CKTG: Càn Khôn Thế giới.

KÐLC: Kinh đưa linh cửu.

 

Hư Vô chi Khí

虛無之氣

A: The Cosmic Fluid, the Supreme Ether.

P: La Fluide Cosmique, le Suprême Éther.

Hư: trống không nhưng rất huyền diệu. Vô: không. Chi: hư tự. Khí: chất khí.

Hư Vô chi Khí là chất khí nguyên thủy sanh ra Thái Cực, là Đại hồn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Khi đã có Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế rồi thì Ngài dùng Khí Hư Vô ấy biến hóa ra Lưỡng nghi, Tứ tượng, Bát quái, tạo hóa ra CKVT và vạn vật.

Khi Hư Vô còn được gọi là: Khí Hồng mông, Khí Tiên Thiên, Đức Lão Tử gọi nó là Đạo, Nho giáo gọi là Vô Cực, khoa học gọi là Tinh vân (Nébuleuse).

"Trước khi chưa phân định Âm Dương Càn Khôn Thế giới, thì trong thời kỳ ấy, khí Hồng mông đương hỗn độn mờ mờ mịt mịt, lặng lẽ vô vi, thanh trược hỗn hiệp, kêu là Tiên Thiên Hư Vô chi Khí.

Trong Khí Hư Vô ấy, lại có phát hiện một vầng Đại quang minh là Thái Cực, đó kêu rằng: Vô Cực sanh Thái Cực.

Vòng Hư Vô ấy lại có một điểm trung tâm là Thái Cực, mà Thái Cực là cơ, hễ cơ là lẻ, đã lẻ thì làm sao hóa sanh để tạo thành CKTG, vạn vật muôn loài, côn trùng thảo mộc, thủy tú sơn xuyên? Nên cái lý đơn nhứt ấy mới phóng ra một vầng Quang Minh phân định: Khí khinh thanh thượng phù giả vi Thiên, khí trọng trược ngưng giáng giả vi Địa.

Khí nhẹ nhàng bay bổng lên làm ngôi Càn, Càn là Thiên, tức là Nhứt Dương chi Khí. Khí nặng nề ngưng giáng xuống làm Khôn, Khôn là Địa, tức là Nhứt Âm chi Khí.

Cái năng lực mạnh bạo của hai Khí Âm Dương vần vần quanh lộn, lăn tròn, đun đẩy nhau trong khoảng không gian. Khí Dương động, khí Âm tịnh, Âm thì nương một chỗ, còn Dương bao quát Càn Khôn.

Đức Thái Cực Thánh Hoàng mới vận hành khí Chơn Dương hiệp cùng khí Chơn Âm. Hai khí Âm Dương hỗn hiệp nhau, đụng chạm nhau mà hóa sanh là do trong chỗ điều hòa, tương ứng tương cảm, huân chưng đầm ấm, mới tạo thành nghìn giống muôn vẻ, thiên hình vạn trạng.

Khi Âm Dương bắt đầu sanh hóa muôn loài vạn vật, rồi muôn loài vạn vật cứ sanh sanh mãi mãi, đời nọ sang đời kia, không bao giờ ngừng nghỉ.

Đó là một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật, nhưng vạn vật cũng phải quay trở về số một, vì nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bổn." (Trích ĐTCG, trang 12)

TNHT: Hư Vô chi Khí sanh có một Thầy. Còn mấy Đấng Thầy kể đó, ai sanh? Ấy là Đạo. Các con nên biết. Nếu không có Thầy thì không có chi trong CKTG nầy, mà nếu không có Hư Vô chi Khí thì không có Thầy.

CKTG: Càn Khôn Thế giới.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hư Vô tịch diệt

虛無寂滅

A: The absolute peace of soul.

P: La paix absolu de l'âme.

Hư: trống không nhưng rất huyền diệu. Vô: không. Tịch: hoàn toàn yên lặng. Diệt: làm cho mất đi.

Chữ Phạn gọi là: Nirvana, phiên âm là Niết Bàn, dịch ra Hán văn là Tịch diệt, có nghĩa là trừ dứt hết mọi phiền não để tâm được hoàn toàn yên lặng.

Hư Vô tịch diệt là dứt hết mọi phiền não, mọi ràng buộc để tâm thần hoàn toàn thanh tịnh, hư không.

Phật giáo rất chú trọng Hư vô tịch diệt để nuôi lấy tâm thần, nên dùng phương pháp Thiền định để giữ cái tâm cho trong sạch, không vọng động, ở trạng thái lặng lẽ không không, xa rời tất cả các tướng.

Cõi Hư Vô tịch diệt là cõi Niết Bàn.

 

HỨA

Hứa nhập - Khai môn

許入 - 開門

Hứa: ưng thuận, cho phép. Nhập: đi vào. Khai: mở ra. Môn: cửa.

Hứa nhập: Ưng thuận cho vào.

Khai môn: Mở cửa ra để rước người vào.

TNHT: Chiêu kỳ trung độ dẫn hoài sanh là gì? Dầu cho trẻ con trong bụng cũng phải độ, sao các con lại đuổi thiện nam tín nữ? Hứa nhập, khai môn.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

HƯNG

HƯNG

HƯNG: có hai nghĩa sau đây:

1.    HƯNG: Cất lên, đứng lên.
Td: Hưng bình thân.

2.    HƯNG: Thịnh vượng.
Td: Hưng vong.

 

Hưng - Bái

-

Hưng: cất lên, đứng lên. Bái: lạy xuống.

Lúc cúng Đại đàn hay Tiểu đàn tại Thánh Thất, sau khi tụng xong một bài kinh, Lễ sĩ xướng: Cúc cung bái, thì mọi người đều lạy xuống; Lễ xướng tiếp: Hưng, thì mọi người cất mình lên; Lễ xướng tiếp: Bái, mọi người lạy xuống; rồi Hưng, Bái, Hưng. Thế là đã lạy xong 3 lạy.

 

Hưng bình thân

興平身

A: To stand up.

P: Se mettre debout.

Hưng: cất lên, đứng lên. Bình: ngay thẳng. Thân: thân mình.

Bình thân là đứng thẳng người.

Hưng bình thân là cất mình lên đứng thẳng người.

Khi đến lúc cuối trong nghi tiết cúng đàn nơi Thánh Thất, mọi người đã lạy xong mà còn đang quì, thì lễ xướng: Hưng bình thân, mọi người đều cất mình đứng thẳng lên.

 

Hưng vong

興亡

A: Grandeur and decadence.

P: Grandeur et décadence.

Hưng: thịnh vượng. Vong: mất, suy yếu.

Hưng vong là thạnh suy, lúc hưng thạnh lúc suy vong.

Đây là hai thời kỳ biến đổi nối tiếp nhau trong công cuộc tiến hóa của CKVT. Hết thịnh thì tới suy, hết suy tới thịnh.

TNHT: Nước có trị loạn, đời có hưng vong, thì Đạo tất có dùn thẳng quanh co.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

HƯƠNG

HƯƠNG

1.    HƯƠNG: Mùi thơm, cây nhang.
Td: Hương án.

2.    HƯƠNG: Làng, thôn quê.
Td: Hương đạo.

 

Hương án

香案

A: Incense table.

P: La table de l'encens.

Hương: Mùi thơm, cây nhang. Án: cái bàn.

Hương án là cái bàn để thắp hương đặt trước bàn thờ.

Nghệ hương án tiền: Đến trước bàn hương.

Nơi Thánh Thất, Ngoại Nghi chỉ là một bàn hương án, không phải bàn thờ, trên đó có chưng: một cặp chân đèn, một lư hương, một bình bông, một dĩa trái cây, 3 ly rượu, một chung nước trà và một chung nước trắng.

Cặp lễ sĩ xướng đứng hai bên Ngoại Nghi nầy.

 

Hương đạo

鄉道

A: The religious village.

P: Le village religieux.

Hương: Làng, thôn quê. Đạo: tôn giáo.

Hương đạo là Làng đạo, là đơn vị hành chánh đạo nhỏ nhất của Hành Chánh Đạo CTĐ, gồm các tín đồ nam nữ cư ngụ trong một làng hay một xã.

Đứng đầu Hương đạo là một vị Chánh Trị Sự với chức vụ: Đầu Hương Đạo. Hương đạo được chia làm nhiều Ấp Đạo, mỗi Ấp Đạo có một Phó Trị Sự và một Thông Sự phụ trách.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hương, đăng, hoa, trà, quả, thanh chước chi nghi

香燈花茶果清酌之儀

Hương: cây nhang. Đăng: đèn. Hoa: bông. Quả: trái cây.

Thanh chước: rót rượu mời. Chi: hư tự. Nghi: hình thức tốt đẹp để tỏ cái lễ. Nghi cũng là dâng cúng các phẩm vật lên các Đấng thiêng liêng.

Đây là một câu trong bài Sớ Văn, kể ra các phẩm vật dâng cúng lên Đức Chí Tôn và các Đấng thiêng liêng gồm: nhang, đèn, bông, trà, trái cây và rượu.

[Chúng ta để ý là: Phía trước không có chữ TỬU là rượu vì phía sau có chữ THANH CHƯỚC: rót rượu mời. Thanh là thứ nước trong sạch, chỉ rượu trắng, chước là rót rượu để mời.]

 

Hương hỏa tông đường

香火宗堂

A: The cult of ancestors.

P: Le culte des ancêtres.

Hương: Mùi thơm, cây nhang. Hỏa: lửa, chỉ cây đèn. Tông đường: nhà thờ tổ tiên của dòng họ.

Hương hỏa là nhang đèn, chỉ sự thờ cúng.

Hương hỏa tông đường là sự thờ cúng tổ tiên và gìn giữ sự thờ cúng ấy cho được liên tục từ đời nầy qua đời khác.

KVH: Nguyện nên hương hỏa tông đường.

KVH: Kinh vào học.

 

Hương hồn

香魂

A: The perfum soul of dead, the venerable soul.

P: L'âme parfumée de mort, l'âme vénérable.

Hương: Mùi thơm, cây nhang. Hồn: linh hồn.

Hương hồn là hồn thơm, tiếng dùng để gọi linh hồn người chết với ý kính trọng.

KCTPĐQL: Chơn mây vái với hương hồn hiển linh.

KCTPÐQL: Kinh cầu Tổ Phụ đã qui liễu.

 

Hương lô (Hương lư)

香爐

A: The incense burner, the censer.

P: L'encensoir.

Hương: Mùi thơm, cây nhang. Lô: cũng đọc là Lư, cái lò lửa.

Hương lô hay Hương lư, là cái lư hương, tức là cái bình bằng thau hay bằng sành dùng để đốt nhang rồi cắm vào đó.

 

Hương lửa

Có hai trường hợp:

* Trường hợp 1: Hương lửa

Hương lửa là dịch chữ Hương hỏa, nghĩa là nhang đèn, chỉ sự thờ cúng. (Xem: Hương hỏa tông đường)

* Trường hợp 2: Hương lửa

Hai người trai gái yêu thương nhau nồng nàn, đốt nhang khấn vái thề nguyền kết thành chồng vợ.

Do đó, hương lửa là chỉ tình nghĩa vợ chồng thấm thiết.

Thường nói: Hương lửa ba sinh. Ba sinh là ba kiếp sống. Đôi nam nữ yêu nhau, thề nguyền trong ba kiếp sống thế nào cũng phải gặp nhau và kết thành vợ chồng. (Xem điển tích: Ba sinh, vần B)

KHP:

Đường Tổ nghiệp nữ nam hương lửa,

Đốt cho nồng từ bữa ba sanh.

KHP: Kinh Hôn Phối.

 

Hương lý

鄉里

A: Native village.

P: Village natal.

Hương: Làng, thôn quê. Lý: nơi cư ngụ.

Hương lý là quê hương của mỗi người.

Kệ U Minh Chung: Lãng tử, cô nhi tảo hồi hương lý.

 

Hương nguyền

香願

A: To burn incenses for prayer.

P: Brûler les baguettes de l'encens pour prier.

Hương: Mùi thơm, cây nhang. Nguyền: cầu nguyện.

Hương nguyền là đốt nhang cầu nguyện Trời Phật chứng cho lời thề kết làm vợ chồng.

KHP: Trăm năm khá nhớ hương nguyền.

KHP: Kinh Hôn Phối.

 

Hương thề

A: To burn incenses for vow together.

P: Bruâler les baguettes d'encens pour jurer.

Hương: Mùi thơm, cây nhang. Thề: ước hẹn với nhau một cách chắc chắn.

Hương thề là đốt nhang lên xin Trời Phật chứng minh để thề hẹn với nhau kết thành chồng vợ.

KTKVQL: Hương thề tắt ngọn, lạnh lùng tơ duyên.

KTKVQL: Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu.

 

HƯỚNG

HƯỚNG

HƯỚNG: Phương hướng, ngoảnh về, hướng về.
Td: Hướng đạo, Hướng thiện.

 

Hướng đạo

向導

A: To guide.

P: Guider.

Hướng: Phương hướng, ngoảnh về, hướng về. Đạo: đem đường, mở lối.

Hướng đạo là dẫn đường mở lối cho người ta đi.

TNHT: Thầy thấy nhiều đứa xả thân cầu Đạo, diệt tục xủ phàm, để mình làm hướng đạo.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hướng thiện

向善

A: Inclined to the good.

P: Incliné au bien.

Hướng: Phương hướng, ngoảnh về, hướng về. Thiện: lành, tốt.

Hướng thiện là quay về điều lành.

Thường nói: Hồi đầu hướng thiện, nghĩa là: Quay đầu hướng về điều lành, tức là giác ngộ và từ bỏ đường ác.

 

HƯỞNG

Hưởng dương - Hưởng thọ

享陽 - 享壽

A: To enjoy the age. - To enjoy the old age.

P: Être agé de. - Jouir de la longivité.

Hưởng: nhận lấy mà dùng. Dương: chỉ sự sống. Thọ: sống lâu.

Hưởng dương là nói về người chết mà chưa già, sống được bao nhiêu tuổi.

Từ ngữ "Hưởng dương" chỉ dùng cho những người chết dưới 60 tuổi. Trên 60 tuổi chết thì gọi là Hưởng thọ.

Hưởng thọ là nói về người già chết được bao nhiêu tuổi.

Td:

Ngài Tiếp Thế Lê Thế Vĩnh hương dương 43 tuổi.

Đức Phạm Hộ Pháp hưởng thọ 70 tuổi, nghĩa là Đức Phạm Hộ Pháp sống đến 70 tuổi mới mất.

 

HỮU

HỮU

1.    HỮU: Có, trái với Vô là không.
Td: Hữu duyên, Hữu hình, Hữu phần.

2.    HỮU: Bạn, bè bạn.
Td: Hữu bằng.

3.    HỮU: Phía mặt, trái với Tả là phía trái.
Td: Hữu Phan Quân.

 

Hữu bằng

友朋

A: Friend.

P: Camarade.

Hữu: Bạn, bè bạn. Bằng: bè bạn.

Hữu bằng là bè bạn với nhau.

GTK: Nghĩa hữu bằng phải kiếng phải tin.

GTK: Giới Tâm Kinh.

 

Hữu căn hữu kiếp

有根有劫

Hữu: Có, trái với Vô là không. Căn: gốc rễ. Kiếp: một đời sống.

Hữu căn hữu kiếp là có gốc rễ có kiếp sống, tức là có kiếp sống hiện tại là do gốc rễ của các kiếp sống trước tạo nên.

TNHT: Mỗi mạng sống đều hữu căn hữu kiếp, dầu nguyên sanh hay hóa sanh cũng vậy, đến thế nầy lâu mau đều định trước.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hữu cầu tất ứng

有求必應

Hữu: Có, trái với Vô là không. Cầu: cầu nguyện. Tất: ắt hẳn. Ứng: đáp lại.

Hữu cầu tất ứng là có cầu nguyện thì ắt có đáp lại.

TNHT: Muốn đến Thầy thì phải cầu nguyện. Thầy không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu nguyện chơn thành.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hữu chí cánh thành

有志竟成

Hữu: Có, trái với Vô là không. Chí: ý chí. Cánh: cuối cùng. Thành: nên.

Hữu chí cánh thành là có ý chí thì cuối cùng sẽ làm nên.

Câu: "Có chí thì nên" là dịch từ thành ngữ Hán văn: Hữu chí cánh thành.

 

Hữu danh vô thực

有名無實

A: To be something in name only.

P: Avoir le nom sans avoir la chose.

Hữu: Có, trái với Vô là không. Danh: tiếng tăm. Vô: không. Thực: thật.

Hữu danh vô thực: có tiếng tăm nhưng không có thực lực; có tiếng tăm mà không có thực tài.

 

Hữu duyên

有緣

A: Predestined.

P: Prédestiné.

Hữu: Có, trái với Vô là không. Duyên: mối dây ràng buộc định sẵn từ trước.

Hữu duyên là có mối dây ràng buộc được định sẵn từ trước, nên khi gặp nhau thì cảm thấy hòa hợp ngay.

Trái với Hữu duyên là Vô duyên.

Người hữu duyên với Phật là người đã có gốc tu hành từ kiếp trước, nên đến kiếp nầy thấy người tu hành thì có cảm tình ngay dù không quen biết, ai nói chuyện đạo đức thì rất thích, nghe không chán.

TNHT: Đạo cốt để cho kẻ hữu duyên.

Trong văn chương thường nói:

Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,

Vô duyên đối diện bất tương phùng.

Nghĩa là:

Có duyên thì dù ngàn dặm có thể gặp nhau,

Không duyên thì dù đối mặt cũng không gặp nhau.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hữu hà diện mục

有何面目

Hữu: Có, trái với Vô là không. Hà: chữ dùng để hỏi: Sao? Nào? Diện: mặt. Mục: mắt.

Hữu hà diện mục? Nghĩa là: Có mặt mũi nào? Không còn mặt mũi nào cả (mất cả thể diện).

 

Hữu hạp

有合

A: To have the reunion.

P: Avoir la réunion.

Hữu: Có, trái với Vô là không. Hạp: hợp, hợp lại.

Hữu hạp là có sự hợp lại với nhau.

PMCK: Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh.

PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.

 

Hữu hình - Vô hình

有形 - 無形

A: Material (visible) - Immaterial (invisible)

P: Matériel (visible) - Immatériel (invisible).

Hữu: Có, trái với Vô là không. Hình: hình thể thấy được. Vô: không.

Hữu hình là có hình thể thấy được (đồng nghĩa Hữu vi).

Vô hình là không có hình thể, không thấy được (Vô vi).

Thế giới hữu hình là thế giới vật chất, là cõi trần.

Thế giới vô hình là thế giới của linhhồn, của Thần Tiên.

TNHT: Hữu hình thì bị diệt đặng, chớ vô vi chẳng thế nào diệt đặng.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hữu hư vô thực

有虛無實

Hữu: Có, trái với Vô là không. Hư: giả, không thật. Vô: không. Thực: thật.

Hữu hư vô thực là có cái giả, không có cái thật.

TNHT: Thảng Lão có muốn nên Đạo đi nữa thì cũng không thi thố chi đặng với một Hội Thánh hữu hư vô thực?

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 

Hữu lậu - Vô lậu

有漏 - 無漏

Hữu: Có, trái với Vô là không. Lậu: nước rỉ ra ngoài làm cho dơ dáy.

Theo Phật giáo, thân người có Cửu lậu (cửu khiếu) là 9 lỗ tiết ra chất dơ dáy: 2 tai, 2 mắt, 2 mũi, 1 miệng, 1 đại tiện, 1 tiểu tiện. Thân con người cũng bị thấm trược vì phiền não, vì tham, sân, si. Cho nên Lậu được xem là Phiền não.

Hữu lậu là có phiền não, do còn mê dục, nên lưu chuyển trong vòng trần tục.

Vô lậu là không có phiền não, dứt mê lầm, tức là được giải thoát, nhập Niết Bàn.

"Lậu là tên khác của phiền não, có nghĩa là tiết lậu, phiền não, tham sân v.v... ngày đêm từ cửa lục căn: Tai, mắt, mũi, miệng v.v... tiết lậu trôi chảy ra không ngừng, gọi là Lậu.

Lậu cũng có nghĩa là rơi rụng. Phiền não khiến cho con người rơi vào tam ác đạo, gọi là Lậu. Nhân đó gọi Pháp có phiền não là Hữu lậu, Pháp xa lìa khỏi phiền não gọi là Vô lậu.

Sự vật có chứa phiền não nên gọi là Hữu lậu. Mọi vật của thế gian đều là Hữu lậu pháp. Những sự thể ở thế gian lìa bỏ phiền não gọi là Vô lậu pháp." (Phật Học Từ Điển Hán Việt)

 

Hữu Phan Quân - Tả Phan Quân

右幡君 - 左幡君

Hữu: Phía mặt, trái với Tả là phía trái. Phan: cây phướn, lá phướn. Quân: người, với ý tôn trọng. Tả: phía trái.

Hữu Phan Quân là vị Chức sắc đứng bên tay mặt của Đức Thượng Phẩm, cầm phướn Thượng Phẩm để dẫn đường.

Tả Phan Quân là vị Chức sắc đứng bên tay trái của Đức Thượng Sanh, cầm phướn Thượng Sanh để dẫn đường.

Hữu Phan Quân và Tả Phan Quân đối phẩm Giáo Sư CTĐ.

Hiện nay, Hữu Phan Quân là ông Lê Văn Thoại, Tả Phan Quân là ông Trang Văn Giáo.

Ông Lê Văn Thoại được Đức Lý Giáo Tông giáng cơ phong chức Hữu Phan Quân trong đàn cơ tại Cung Đạo Đền Thánh vào đêm 15-10-Ất Tỵ (dl 7-11-1965).

Ông Tả Phan Quân Trang Văn Giáo đã qui vị ngày 2-5-Bính Thìn (dl 30-5-1976).

Khi cúng Đại đàn tại Tòa Thánh, Tả Phan Quân cầm phướn Thượng Sanh hướng dẫn các Lễ Sanh và Giáo Thiện đi vào Tòa Thánh, rồi đi lên lầu HTĐ, đứng dài theo bao lơn Thanh Đẳng cặp vách hông CTĐ. Nam phái đứng bên bao lơn Nam phái và Nữ phái đứng bên bao lơn Nữ phái.

Kế đó, sau khi dứt 4 câu kệ Bạch Ngọc Chung thì vị Hộ Đàn Pháp Quân và vị Hữu Phan Quân vào Tòa Thánh, đến đứng trước ngai Đức Hộ Pháp và Thượng Phẩm, hướng vào Bửu điện xá 3 xá, rồi quay lại xá chữ Khí 1 xá, xong Hộ Đàn Pháp Quân lấy cây cờ lịnh cầm tay, Hữu Phan Quân lấy cây phướn Thượng Phẩm cầm tay, hai vị đi trở ra, Hộ Đàn đi trước, Hữu Phan Quân đi nối theo, ra rước các Chức sắc HTĐ và CTĐ vào Tòa Thánh đi hoán đàn.

Sau khi hoán đàn xong, Hữu Phan Quân trở lại đứng phía tay mặt của Đức Thượng Phẩm, và Tả Phan Quân đứng phía tay trái của Đức Thượng Sanh.

Đạo phục của Hữu Phan Quân và Tả Phan Quân giống hệt Đạo phục của Hộ Đàn Pháp Quân, nhưng không có buộc dây Sắc Lịnh ở lưng. (Xem: Hộ Đàn Pháp Quân)

Đàn cơ tại Giáo Tông Đường đêm 19-6-Bính Ngọ (dl 5-8-1966), Phò loan: Hiến Pháp - Khai Đạo, Đức Phạm Hộ Pháp giáng cơ nói về ba vị: Hộ Đàn Pháp Quân, Hữu Phan Quân và Tả Phan Quân:

"Đức Thượng Sanh bạch: - Hội Thánh HTĐ còn thắc mắc về trường hợp của ba vị: Hộ Đàn Pháp Quân, Hữu Phan Quân và Tả Phan Quân việc như sau đây, cầu xin Đức Ngài chỉ giáo.

1. Bạch: Trong các phiên nhóm của Hội Thánh Hiệp Thiên Đài để giải quyết về Chánh Trị Đạo, ba vị trên đây có được mời dự nhóm và bàn cãi hay không?

- Mấy vị đó không phải Chức sắc Hiệp Thiên Đài nên miễn mời hội.

2. Bạch: Khi sắp hàng vào nội nghi đảnh lễ Đức Chí Tôn, ba vị nầy phải giữ trật tự đi như thế nào? Hiện giờ chỉ có từ phẩm Cải Trạng trở xuống Luật Sự, sau nầy có phẩm Chưởng Ấn và Tiếp Dẫn Đạo Nhơn thì thứ tự như thế nào?

- Dầu có hai phẩm ấy hay không, Hộ Đàn Pháp Quân và Tả Hữu Phan Quân cũng cứ ngoài vòng Chức sắc HTĐ, nên khi đảnh lễ, xướng: Chức sắc HTĐ nhập nội nghi, lễ bái rồi phải xướng một lần nữa: Hộ Đàn Pháp Quân, Tả Hữu Phan Quân nhập nội nghi. Như vậy mới đúng trật tự.

3. Bạch: Khi thiết lễ bồi yến Hội Yến Diêu Trì Cung, ba vị nầy có dự hay không?

- Tất cả bổn đạo đều nhớ Bần đạo không bao giờ cho việc ấy.

HTÐ: Hiệp Thiên Ðài.

CTÐ: Cửu Trùng Ðài.

 

Hữu phần - Vô phần

有分 - 無分

A: The happy lot. - The unhappy lot.

P: Le sort heureux. - Le sort malheureux.

Hữu: Có, trái với Vô là không. Phần: số phận, vận mạng của mỗi người.

Hữu phần là có vận mạng tốt, đồng nghĩa Hữu phước. Vô phần là có vận mạng xấu, đau khổ, đồng nghĩa Vô phước.

TNHT: Kẻ hữu phần, người vô phước, tin tin, không không, cũng chẳng sửa cơ Trời đặng.

 

Hữu phước bất khả hưởng tận

有福不可享盡

Hữu: Có, trái với Vô là không. Phước: hạnh phúc, may mắn tốt lành. Bất khả: không nên. Hưởng tận: hưởng hết.

Hữu phước bất khả hưởng tận: Có phước không nên hưởng cho hết cả.

Trong sách Minh Tâm Bửu Giám có viết rằng:

Phàm nhân hữu thế bất khả ỷ tận,

Hữu phước bất khả hưởng tận,

Bần cùng bất khả khi tận.

Thử tam giả nãi Thiên Địa tuần hoàn, chu nhi phục thỉ.

Nghĩa là:

Phàm người có thế thì chớ nên ỷ hết vào thế,

Có phước chẳng nên hưởng hết cả phước,

Bị nghèo khổ chẳng nên khinh tất cả,

Ba cái đó, ấy lẽ tuần hoàn của Trời Đất, đi giáp một vòng rồi trở lại mối khởi đầu.

 

Hữu sanh hữu tử

有生有死

Hữu: Có, trái với Vô là không. Sanh: sống. Tử: chết.

Hữu sanh hữu tử: Có sống thì phải có chết.

Sự sống và sự chết của con người hay của chúng sanh đều theo luật: Thành, Trụ, Hoại, Không. Thành là hình thành, Trụ là tồn tại duy trì, Hoại là hư hỏng, Không là tiêu mất.

Định luật nầy nằm trong Luật Tiến hóa của Càn Khôn, bởi vì sống là để tiến hóa. Khi xác thân già nua không còn đủ sức tiến hóa nữa thì phải chết để linh hồn chuyển qua một xác thân mới tiếp tục tiến hóa. Mức tiến hóa cuối cùng là linh hồn hiệp vào Đại Hồn của Thượng Đế.

 

Hữu sắc vô hương

有色無香

A: Beautiful but without fragrance.

P: Belles couleurs mais sans parfum.

Hữu: Có, trái với Vô là không. Sắc: sắc đẹp. Vô: không. Hương: thơm.

Hữu sắc vô hương là nói về cái hoa thì: Hoa đẹp nhưng không có mùi thơm; nói về phụ nữ thì: Người phụ nữ có sắc đẹp nhưng không có hạnh nết tốt.

 

Hữu Thần

有神

A: The Theism.

P: Le Théisme.

Hữu: Có, trái với Vô là không. Thần: vị Thần linh, chỉ Thượng Đế.

Hữu thần là nhìn nhận và tin tưởng có Đấng Thượng Đế vô hình có quyền năng vô biên, độc nhất vô nhị, lập pháp tối cao, công bình tuyệt đối, tạo hoá ra CKVT và vạn vật.

Hữu Thần giáo là tôn giáo hữu thần, như: Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Đạo Cao Đài.

Trái với Hữu Thần là Vô Thần, tức là không tin tưởng có Thượng Đế, có Thần linh.

Hữu Thần thuộc Duy Tâm, Vô Thần thuộc Duy Vật.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Hữu thỉ

有始

A: Since the universe creation.

P: Depuis la création de l'univers.

Hữu: Có, trái với Vô là không. Thỉ: còn đọc Thủy: bắt đầu.

Hữu thỉ là có cái bắt đầu, tức là có nguồn gốc.

Theo Vũ Trụ quan của Đạo Cao Đài, khi Trời Đất đã an ngôi rồi thì từ đó trở về sau gọi là thời Hữu thỉ, vì Trời Đất là Âm Dương, như cha mẹ, hóa sanh CKVT và vạn vật. Vậy Âm Dương là cái bắt đầu, là nguồn gốc của vạn vật.

Thời Hữu thỉ chính là thời Hậu Thiên.

Trước thời Hữu thỉ là thời Hỗn mang, chỉ có Hư Vô chi Khí, mà không ai biết được nguồn gốc của nó, do đâu mà có Khí Hư Vô, nên thời kỳ nầy được gọi là thời Vô thỉ, tức là không có nguồn gốc phát sanh. Đó là thời Tiên Thiên.

Trong Kinh Tiên Giáo có câu:

Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.

Nghĩa là: Vào thời Hữu thỉ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ là Đấng vượt lên trên hết các bậc Tiên, Thánh.

Hữu thủy vô chung: Có cái bắt đầu mà không có cái cuối cùng (có thủy mà không có chung), ý nói lúc đầu tốt nhưng lúc sau thì không tốt.

CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.

 

Hữu vi - Vô vi

有為 - 無為

A: Material - Spiritual.

P: Matériel - Spirituel.

Hữu: Có, trái với Vô là không. Vi: làm. Vô: không.

Nghĩa đen: Hữu vi là có làm, Vô vi là không làm.

Hữu vi là có làm, tức là có tạo tác, có nhân duyên tạo tác, có can thiệp vào tự nhiên, có suy nghĩ tính toán, từ đó phát sanh tình cảm. Hữu vi thì vô thường. Trái với Hữu vi là Vô vi.

Thí dụ như ta muốn thuyết đạo cho hay, ta cố công biên soạn trước bài thuyết đạo, đó là Hữu vi. Còn khi đột nhiên tùy cơ mà nói đạo để hóa độ người, thì đó là Vô vi.

Bố thí mà trông phước báo đáp lại, ấy là Hữu vi; còn bố thí một cách tự nhiên, không hề tưởng đến quả báo, đó là Vô vi.

Như thế, Hữu vi là Hữu lậu, còn phiền não, còn trìu mến. Còn Vô vi là Vô lậu, tự nhiên không phiền não.

Bài kệ nổi tiếng về Hữu vi trong Kinh Kim Cang:

Nhứt thiết Hữu vi pháp,

Như mộng, huyễn, bào, ảnh,

Như lộ, diệc như điển,

Ưng tác như thị quán.

Nghĩa là:

Hết thảy các pháp hữu vi,

Như mộng, huyễn, bọt, ảnh,

Như sương, cũng như ánh chớp,

Nên quan sát như vậy đó.

 

Hữu xạ tự nhiên hương

有麝自然香

A: When there is musk, the perfume comes naturally.

P: Quand il y a du musc, le parfun vient naturellement.

Hữu: Có, trái với Vô là không. Xạ: giống thú rừng thuộc loài hươu mà nhỏ, dưới bụng có một cục cứng rất thơm, gọi là xạ hương. Tự nhiên: tự có như thế. Hương: thơm.

Hữu xạ tự nhiên hương là có chất xạ thì tự nhiên tỏa ra mùi thơm. Ý nói: Người có tài giỏi thực sự thì tự nhiên người ta biết đến, khỏi cần phải khoe khoang.

Người hay khoe khoang tài giỏi thì thường là người không có tài năng chân chính.

Bài thơ Kích Nhưỡng (Nện đất) trong sách Minh Tâm Bửu Giám, trích ra 3 câu cuối:

Hữu danh khởi tại thuyên ngoan thạch,

Lộ thượng hành nhân khẩu thắng bi.

Hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập.

Nghĩa là:

Có danh há ở khắc vào đá cứng,

Trên đường người đi, miệng nói hơn là tấm bia,

Có xạ tự nhiên thơm, hà tất đứng chỗ gió.

 

HỰU

Hựu tội

宥罪

A: To forgive sins.

P: Pardonner les fautes.

Hựu: rộng lòng tha thứ. Tội: tội lỗi.

Hựu tội là rộng lòng tha thứ các tội lỗi.

KNHTĐ: Tích phước hựu tội, Đại Thiên Tôn.

KNHTÐ: Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế.

 

HY

Hy hữu

希有

A: Rare.

P: Rare.

Hy: ít có, hiếm có. Hữu: có.

Hy hữu là ít có.

Cổ kim hy hữu: xưa nay ít có.

CG PCT: Ấy là cơ Đạo cổ kim hy hữu.

CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.

 

Hy sinh

犧牲

A: The sacrifice, To sacrifice oneself.

P: Le sacrifice, Se sacrifier.

Hy: súc vật dùng để tế thần. Sinh: súc vật dùng làm thịt để tế thần.

Hy sinh là chỉ con vật sống như heo, bò, dê, đem giết đi để làm vật cúng tế Thần linh theo cách cúng tế thời xưa.

TL: Trong việc cúng tế vong linh, không nên dùng hy sanh, dùng toàn đồ chay thì được phước hơn.

Nghĩa bóng của Hy sinh: Hy sinh là quên cả sự hiểm nguy và quyền lợi của mình để làm một việc cao cả.

Td: Hy sinh mạng sống để bảo vệ Đạo pháp.

Đức tánh hy sinh bao trùm mọi mặt của cuộc sống hằng ngày. Như việc từ bỏ các thú vui vật chất, từ bỏ cao lương mỹ vị và những tiện nghi của nền văn minh để khép mình vào nếp sống khổ hạnh của kẻ tu hành, cũng là một sự hy sinh lớn.

Nhịn nhục kẻ hung bạo, rồi tìm cách khuyên nhủ họ bỏ dữ theo lành, cũng là một sự hy sinh.

TNHT: Con tự hy sinh để đem lại cho dân tộc ấy một nền Đạo lý chơn chánh.

TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

TL: Tân Luật.

 

Hy vọng

希望

A: Hope, to hope.

P: Espoir, espérer.

Hy: mong. Vọng: ước.

Hy vọng là mong ước.

 

HÝ: Vui chơi, đùa bỡn, giễu cợt.
Td: Hý ngôn, Hý trường.

 

Hý ngôn

戲言

A: The joke.

P: La plaisanterie.

Hý: Vui chơi, đùa bỡn, giễu cợt. Ngôn: lời nói.

Hý ngôn là lời nói bông đùa, lời nói đùa cợt.

Quân bất hý ngôn: Vua thì không được nói đùa.

 

Hý trường

戲場

A: Theatre.

P: Théâtre.

Hý: Vui chơi, đùa bỡn, giễu cợt. Trường: nơi rộng rãi để tập hợp nhiều người.

Hý trường là chỗ vui chơi, chỗ diễn tuồng hát, rạp hát.

Hý trường đồng nghĩa: Hý viện.

 

HỶ

HỶ

Hỷ: Mừng, vui vẻ.
Td: Hỷ hiến, Hỷ xả.

 

Hỷ hiến

喜獻

A: To offer joyfully.

P: Offrir joyeusement.

Hỷ: Mừng, vui vẻ. Hiến: dâng lên.

Hỷ hiến là hiến dâng một cách vui vẻ.

Hỷ hiến đồng nghĩa: Hỷ cúng.

 

Hỷ xả

喜捨

A: To sacrifice oneself with joy.

P: Se sacrifier avec joie.

Hỷ: Mừng, vui vẻ. Xả: không nắm giữ nữa.

Hỷ xả là vui vẻ bỏ qua hết.

Hỷ và Xả còn là hai đức tánh trong Tứ Vô Lượng Tâm.

Hỷ là vui vẻ đối với những phúc lợi của chúng sanh, đối với sự thành công của chúng sanh về tài vật hay danh vọng, và nhứt là về Đạo lý. Đối với người không có tâm Hỷ thì khi thấy người khác hơn mình thì sanh lòng ganh ghét.

Xả là bỏ đi, buông thả tất cả, không chấp nê vướng mắc. Như tha thứ cho người ta khi họ xúc phạm đến mình, hoặc đem những thứ mà mình có bố thí cho người.

Người tu mà có lòng Hỷ Xả luôn luôn thì trong lòng bao giờ cũng hoan hỷ, thư thái, an nhàn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



 

Cập nhật ngày: 28-02-2018

HA | | | | HI | HO | | | HU | | HY


A | B | C | CH | D | Đ | G | H | K | L | M | N | NG | NH | O | P | Q | R | S | T | TH | TR | U | V | X | Y


[ MỤC LỤC ]

Ấn bản (v.2012)

CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN
Soạn giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ĐỨC NGUYÊN
Ấn hành do theo hiệu đính 03-2003

DOWNLOAD
E-book-PDF