|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Về ý nghĩa: Phê kiến và Phê chuẩn: · Phê kiến: có nghĩa khi trả xuống ban hành, có khi còn phải dâng lên tối cao thượng lịnh.
· Phê chuẩn: tờ giấy ấy dâng lên tột phẩm rồi, được phê chuẩn, trả xuống ban hành.
KẾT LUẬN: Ba sự chứng và hai sự phê, ÐTÐ tùy hoàn cảnh, tùy phương nhận định để sử dụng. Về Tài chánh: Nơi địa phương các Thánh Thất, BTS có cử Ban Tứ Vụ để chung lo công việc tại Thánh Thất. Phận sự Hộ Vụ giữ tài chánh địa phương, như tiền hành hương sở tại, để quí tế, tu bổ Thánh Thất, châu cấp văn phòng, vv... ÐTÐ không nên giữ tài chánh địa phương, chỉ có quyền quan sát và chứng kiến sổ thâu xuất, chứng thật Thông qui tiền hành hương để giao Hộ Vụ thâu nhận. Trừ ra tiền hành hương gởi Tòa Thánh do người đạo địa phương hỷ cúng, BTS lập Thông qui rành rẽ đem đến gởi ÐTÐ chuyển giao về Tòa Thánh thì ÐTÐ phải nhận lãnh gìn giữ châu đáo, chờ đăng lại KCÐ, nếu sơ thất, ÐTÐ phải chịu trách nhiệm. Về Lễ cúng: Ngoài hai kỳ lễ sóc vọng và ngày Lễ vía, ÐTÐ phải cúng một ngày đêm ít nhứt 2 thời, thời Tý hoặc thời nào tùy ý và do hoàn cảnh. Ban đêm khi rảnh rang công việc văn phòng, nên tụng một thời DLCK để cầu nguyện cho đời hưởng thanh bình, nhơn loại cộng lạc an ninh, Ðạo được đức tin đầy đủ. Về sự vắng mặt nơi văn phòng: Khi về Tòa Thánh chầu lễ, hoặc nạp công văn Hành Chánh Ðạo, phải xin phép KCÐ. Khi được phép rồi, viết Tờ Ủy nhiệm một Chánh Trị Sự xử lý thường vụ văn phòng ÐTÐ trong thời hạn nhứt định. Khi đi viếng các Hương đạo, phải có Chức việc gác thường trực tại văn phòng, không nên bỏ vắng (trách nhiệm nầy cho tạm giải quyết những việc thường thức, còn việc trọng đại thì chờ ÐTÐ, nếu cần thiết đệ lên KCÐ). Chọn cử Thơ ký giúp việc văn thư cho văn phòng ÐTÐ, để BTS chọn lựa và công cử. ÐTÐ chủ tọa và chứng thật trong tờ cử, đệ trình KCÐ phê chuẩn. Tóm lại, ÐTÐ không được vắng mặt vô cớ. Về tật bịnh của người đạo cũng như người đời: Hễ mang xác thịt thân phàm, không ai tránh khỏi con đường tứ khổ (sanh, lão, bịnh, tử), càng nặng nề trách nhậm hơn hết là vị Chức sắc của ÐÐTKPÐ Tòa Thánh Tây Ninh, lãnh mạng lịnh Ðức Chí Tôn và Hội Thánh đi hành đạo tha phương, tức là kề vai gánh vác, chia sớt nỗi đau khổ sầu than của nhơn loại (nói chung) và của người tín đồ Cao Ðài (nói riêng) nên bổn phận ÐTÐ khi hay tin người có bệnh, phải đến tận tư gia thăm viếng, an ủi, khuyên giải tâm trí đau buồn của người bịnh, lo tầm thầy chỉ thuốc để thân nhân điều trị cho bệnh nhân. Nếu bịnh nhân đơn cô nghèo khó, phải sắp đặt người đồng đạo ở gần để luân phiên nuôi dưỡng, thang thuốc cho đến khi lành mạnh, nên góp công và của để giúp đỡ hoàn cảnh trên đây (dầu đạo hay đời cũng đồng chung như một). Về tang sự người đạo: Khi đặng tin có người đạo qui vị, dầu một em bé sơ sinh, cũng phải tìm cách nào làm cho linh hồn ấy được hưởng đủ lễ cầu hồn và cầu siêu, cùng đưa đến phần mộ, đúng như nghi thức của ÐÐTKPÐ, Hội Thánh đã dạy trong Tân Kinh. Nếu hay tin mà ngó lơ không lo cầu hồn và cầu siêu cho người chết thì ÐTÐ còn khuyết điểm về phương tận độ. Về tang sự của người đời: Khi nghe tin người đời qui vị, chẳng hạn như quan viên, công chức hương đảng, quí cụ bô lão, quí bà góa phụ kiên trinh thủ tiết, quí anh chị cô đơn nghèo khó, vv... ÐTÐ phải đến điếu tang, chia buồn, cảnh nghèo khó phải tùy phương trợ giúp. Nếu tang gia chịu tùng luật đạo, nhập môn lập thệ, an vị Thánh tượng thì được phép cầu hồn và cầu siêu Bạt tiến, chung lo đưa xác đến phần mộ, để tỏ tình liên lạc, gây nghĩa tương thân, làm cho người đời hòa ái với người đạo. Có hòa ái mới đi lần đến sự thương yêu, có thương yêu mới có thiện cảm kính mến nhau, mới mong độ rỗi người đời đem vào cửa đạo. Về sự hoạn nạn của người đạo cũng như người đời: Khi nghe tin người lâm hoạn nạn, phải đến nhà khổ chủ vấn an và khuyên giải, rồi hiệp ý kiến với BTS chung lo giải cứu người qua hồi hoạn nạn, tùy hoàn cảnh lo liệu. Khi gặp người đời cũng như người đạo, chẳng hạn như góa phụ, cô nhi, cơ hàn đói khổ, tha hương lữ thứ, yếu tha già thải, tật bệnh đơn cô, . . . thì ÐTÐ phải hiệp với toàn đạo địa phương, tùy mưu chước mà trợ giúp người thọ khổ. Về hôn nhân của người đạo: ÐTÐ hiệp với BTS chung lo chia vui cùng gia đình hôn chủ. Khi hành lễ cầu nguyện nơi Thánh Thất hoặc tư gia, nên giải rõ bổn phận làm con, bổn phận làm chồng, bổn phận làm vợ cho cô dâu chú rể nghe. Trai thì phải Tam cang Ngũ thường, gái thì Tam tùng Tứ đức, y như nền nhơn luân của Ðức Thánh Nho giáo đã dạy từ thử và nên cắt nghĩa những điển tích tiết phụ, nghĩa phu cho dâu rể biết rõ, như tích: "Dưới trăng bóng ngọc còn nguyên, Ôm bình bao tóc sang hèn cũng cam." (Kinh Hôn phối) và gương tốt của Tống Hoằng. Ðể ý: ÐTÐ không đặng làm phép Hôn phối như tại Tòa Thánh, chỉ được cầu nguyện cho hai họ thành hôn là đủ. Tang và Hôn, hoặc các lễ cúng khác, cần khuyên người đạo tùng y Tân Luật và giữ toàn trai giới, cấm sát sanh. Về cách mặc lễ phục và đạo phục: Chầu lễ Ðức Chí Tôn, mặc Thiên phục. Chầu lễ Ðức Phật Mẫu, mặc áo dài trắng, khăn đóng đen. Kỉnh lễ chùa, đình, lăng, miếu, mặc trường y 9 nút, khăn đóng đen. Tang lễ và Hôn lễ, mặc trường y 9 nút, khăn đóng đen. Dự lễ mặt đời, cần phải ăn mặc cho trang hoàng, trường y, quần, giày, vớ, khăn, cho sạch sẽ ngay ngắn để giữ thể thống người đại diện của đạo một địa phương. Về cách lễ bái người cao niên hơn mình khi qui vị: Chẳng luận phẩm tước đạo đời, chỉ kỉnh người lớn tuổi hơn, không phân nam nữ, mặc trường y 9 nút, khăn đóng đen, bái lễ trước linh cữu hoặc linh vị. Ðến nhà người đạo, phải mặc áo dài trắng. Ở trong văn phòng một mình, không nên mặc quần cụt, áo thun lá,vận chăn. Ðể ý: Không nên mặc quần áo đen, dầu đi hành đạo hay ở trong văn phòng cũng vậy. Nên dùng giày bố trắng để tỏ ý tiết kiệm. Về cử chỉ tiếp Huấn lịnh, Ðạo lịnh: Khi tiếp nhận Ðạo lịnh, Huấn lịnh, Huấn thị, Thông tri của Hội Thánh hoặc KCÐ gởi tới, phải nhận lãnh đủ hai tay, đựng trong một cái dĩa hoặc hộp giấy tinh khiết, đem để trên bàn tại Thiên phong đường, rồi lấy áo dài trắng khăn đen mặc vào, đến trước bàn xá Ðạo lịnh, Huấn lịnh, Huấn thị, Thông tri, xá 3 xá rồi mở ra đọc để tỏ lòng kính trọng Hội Thánh và KCÐ, không nên mặc áo cụt mở ra đọc liền, như thế ắt thiếu lễ kính trọng, dầu ở trong văn phòng một mình cũng phải mặc áo dài trắng khi đọc Thánh lịnh, Ðạo lịnh, vv... Về sự nhu cầu mức sống của Ðầu Tộc Ðạo: ÐTÐ không đặng đòi hỏi địa phương cung cấp cho mình nhiều hơn món xài phí hằng ngày, nên giữ mức sống vật chất thế nào cho ngang tín đồ, hoặc khổ hạnh hơn, còn tinh thần đạo đức của mình lúc nào cũng sáng tỏ, vững chắc hơn tín đồ. Nếu mức sống của ÐTÐ sang trọng sung sướng hơn người thì tín đồ sẽ so sánh, rồi tủi thân buồn phận. Tình cảnh ấy, tín đồ sẽ lần lần xa lánh ÐTÐ, như thế khó mong gây thiện cảm để điều độ người đi cùng bước đạo. Về cách hòa giải nhơn tâm: Khi nghe anh Mít chỉ trích hờn giận anh Xoài, ÐTÐ chớ vội tin liền, phải dè dặt lóng nghe tư cách ông Xoài thế nào, sẽ nhận định coi ai phải ai quấy. Nên nhớ: người phải cũng có ẩn cái quấy, còn người quấy cũng ẩn có cái phải bên trong, chỉ khác nhau phải nhiều quấy ít hoặc phải ít quấy nhiều, có khi hiểu lầm một câu nói chơi mà sanh ra thù hiềm, nghi kỵ, hờn giận lẫn nhau. Hoặc trong cơn cãi vã lẫn nhau, hai người đấu khẩu tranh lấy lẽ phải về mình, khiến nên sanh chuyện cá nhân ganh ghét. Ðống lửa đang cháy, muốn tắt phải nhờ nước tưới vào. ÐTÐ là giọt nước nhành dương để tưới vào đống lửa thất tình của nhơn sanh đang cháy. ÐTÐ tìm cách cho hai bên hiệp mặt, rồi đứng trung gian hoà giải, khuyên hai người nên ẩn nhẫn nhịn nhục, dung hòa tha thứ cho nhau để chung lo việc đạo. Như thế mới mong cảm hóa lòng người nguôi cơn giận ghét. Ðể ý: Hai người gây hoặc đánh lộn nhau, nếu không có người thứ ba đứng ra can gián thì không hòa hiệp được (dầu hết giận cũng còn thẹn mặt) mà người thứ ba ấy là người lớn tuổi hoặc lớn phẩm mới can gián được. Tâm lý đạo đời vẫn thế. Bổn phận của Ðầu Tộc Ðạo: - Nên tránh những điều: Tài, Sắc, Tánh nóng nảy giận hờn. - Nên làm những việc: 1. Giúp người, quên mình để làm nên cho người.
2. Thương người, ra công tận tâm lo giải khổ cho người.
3. Nhận định toàn cả gia đình Ðạo hữu là gia đình mình.
4. Công việc của người Ðạo hữu là công việc mình.
5. Vợ con của người Ðạo hữu là em cháu mình.
Tức là phải hòa mình cùng cả Ðạo hữu hiệp một để chung lo công việc của đời lẫn đạo. Ði hành đạo địa phương là một dịp để cho các em lập công và lập đức đó. Chức sắc có sứ mạng thiêng liêng, cần trau giồi đức tánh và hằng xem Phương luyện kỷ đặng vào con đường thứ ba Ðại Ðạo, để rèn luyện tinh thần đạo đức, thực thi trách nhậm. TỔNG KẾT: Chức sắc Ðầu Tộc Ðạo là người thay mặt Hội Thánh tại một địa phương, lãnh lịnh giáo dân qui thiện, nên từ lời nói, cử chỉ đi đứng, đến hạnh nết tư cách cư xử của người Chức sắc, bổn phận của ÐTÐ là phải cố gắng ép mình trong khuôn viên luật pháp để nêu gương đạo đức cho xứng đáng là người thọ mạng lịnh nơi Hội Thánh. Hỡi chư vị Lễ Sanh Tân Ðầu Tộc Ðạo thân mến, Phẩm vị thiêng liêng còn đợi chờ đón rước các em trở về cựu vị. Nếu các em giữ trọn trách nhậm mình đúng y Tân Pháp Ðạo, trở nên người xứng phận giáo đạo tha phương thì: Muôn năm sử đạo nêu danh, ngàn thuở nhơn sanh ca tụng. Cầu nguyện Ðức Chí Tôn, Ðức Phật Mẫu, các Ðấng thiêng liêng ban ơn lành, khai mở trí huệ cho các em tinh thần minh mẫn, xác thịt đầy đủ an khương, ngày mai các em lên đường đến địa phương hành đạo đặng như ý muốn. Ðời mến đức, Ðạo thương tài, Ðức tài hiệp một, nhiều ngày lập công. Hội Thánh mong ước các em đi hành đạo được nhiều kết quả tốt. Nay lời. Viết tại Văn phòng Lại Viện, ngày 30-1-Canh Tý
CTÐ: Cửu Trùng Ðài. DTC: Diêu Trì Cung. ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Cẩm tú錦繡
A: Elegant and flowery. P: Élégant et fleuri. Cẩm: Gấm vóc, có hoa đẹp đẽ. Tú: thêu hoa. Cẩm tú là gấm thêu hoa, ý nói rất đẹp. Bài thài hiến lễ Nhị Nương trong Hội Yến DTC: Cẩm tú văn chương hà khách đạo? DTC: Diêu Trì Cung.
CÂNCân đai巾帶
A: Ceremonical dress of mandarin. P: Vêtement de cérémonie du mandarin. Cân: cái khăn bịt trên đầu. Ðai: cái vòng cứng choàng ngang bụng bên ngoài cái áo của quan đại thần. Cân đai là chỉ phẩm phục của các quan nơi triều đình. Ý nói: Chốn quan trường đua chen danh lợi. TNHT: Lăng xăng xạo xự mùi chung đỉnh, vẻ cân đai, rốt cuộc cũng chẳng khác chi một giấc huỳnh lương mộng. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cân thầnCân: (nôm) cân đo cho biết nặng nhẹ. Thần: chơn thần. Cân thần là Ðức Hộ Pháp trục chơn thần của một vị công quả để Ðức Ngài dùng cặp mắt thiêng liêng xem xét các tánh chất của vị công quả đó. Có tất cả 12 tánh chất, kể ra:
Ðức Hộ Pháp chỉ cần 4 tánh chất đầu. Thí dụ:
Tổng cộng: 22 điểm. Chia 4 lấy trung bình = 5,5 điểm. Như vậy là trên trung bình: Ðậu. Ai có điểm dưới trung bình thì phải lập công đức thêm. Ai có điểm trên trung bình mới cho đậu, được thọ Ðào Viên Pháp, tức là làm lễ lập Hồng thệ. Lập Hồng thệ rồi mới được công nhận chính thức là môn đệ của Phạm môn.
CẨNCẨNCẨN: 謹 có hai nghĩa sau đây: 1. CẨN: Kính cẩn, tôn kính. 2. CẨN: Giữ gìn một cách thận trọng.
Cẩn cáo謹告
A: To inform respectfully. P: Prévenir respectueusement. Cẩn: Kính cẩn, tôn kính. Cáo: báo cho biết. Cẩn cáo là báo cáo với cấp trên một cách kính cẩn.
Cẩn chí謹誌
A: To inscribe respectfully. P: Inscrire respectueusement. Cẩn: Kính cẩn, tôn kính. Chí: ghi chép. Cẩn chí là ghi chép một cách kính cẩn. Hai chữ nầy thường được đề dưới một bài văn, như bài tựa của một quyển sách hay một bài bia để tỏ ý soạn giả đã kính cẩn ghi chép. Soạn giả thường viết: Soạn giả cẩn chí (Soạn giả kính cẩn ghi chép).
Cẩn ngôn cẩn hạnh謹言謹行
A: To take care the language and character. P: Prendre garde à la parole et au caractère. Cẩn: Giữ gìn một cách thận trọng. Ngôn: lời nói. Hạnh: tánh nết. Cẩn ngôn cẩn hạnh là giữ gìn cẩn thận lời nói để cho lời nói được minh chánh, và giữ gìn cẩn thận tánh nết cho được đứng đắn đoan trang. TNHT: Nơi Tòa Phán Xét, chẳng một lời nói vô ích mà bỏ, nên Thầy dạy các con phải cẩn ngôn cẩn hạnh. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cẩn sớ thượng tấu謹疏上奏
A: The respectful petition to God. P: Le placet respectueux au Dieu. Cẩn: Kính cẩn, tôn kính. Sớ: tờ giấy viết lời tâu dâng lên Ðức Chí Tôn. Thượng: dâng lên. Tấu: tâu lên cho vua rõ. Cẩn sớ thượng tấu: Kính cẩn dâng sớ tâu lên Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu rõ.
Cẩn tắc vô ưu
謹則無憂
A: To be careful to avoid eventual trouble. P: Qui fait attention s'évite des ennuis. Cẩn: Kính cẩn, tôn kính. Tắc: thì. Vô: không. Ưu: lo. Cẩn tắc vô ưu: Cẩn thận thì không lo lắng về sau.
Cẩn từ謹詞
A: The respectful speeches. P: Les paroles respectueuses. Cẩn: Kính cẩn, tôn kính. Từ: lời nói. Cẩn từ là lời nói kính cẩn. Hội Thánh cẩn từ: Hội Thánh có lời kính cẩn trình bày.
CẬNCẬNCẬN: 近 Gần.
Cận lợi近利
A: Immediate interest. P: L'intérêt immédiat. Cận: Gần. Lợi: lợi lộc tiền bạc. Cận lợi là điều lợi gần, thấy rõ trước mắt. Thông thường thấy lợi gần mà không thấy hại xa. Lợi gần thì nhỏ, mà hại xa thì lớn. TNHT: Cứ thấy những điều cận lợi mà quên hẳn lương tâm. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cận đăng tắc minh, cận mặc giả hắc近燈則明, 近墨者黑
A: Near of the lamp, it is clear; near of the ink, it is dark. P: Près d'une lampe, il est clair; près de l'encre, il est sombre. Cận: Gần Ðăng: đèn. Tắc: thì. Minh: sáng. Mặc: mực. Giả: ấy là. Hắc: đen. Cận đăng tắc minh: Gần đèn thì sáng. Cận mặc giả hắc: Gần mực thì đen.
CẤPCấp cấp như luật lịnh急急如律令
Cấp: gấp rút, cần kíp. Luật: luật pháp. Lịnh: mệnh lệnh của cấp trên truyền xuống. Cấp cấp như luật lịnh: Gấp rút thi hành như lịnh truyền theo luật định. Câu nầy có từ thời nhà Hán, thường viết sau các tờ công văn của cấp trên truyền xuống cho cấp dưới thi hành. Các vị Ðạo gia và các pháp sư cũng dùng câu nầy sau các câu chú để truyền lịnh cho các vị khuất mặt thi hành ngay.
Cấp tế給濟
A: To relieve one in need. P: Aider les malheureux. Cấp: giúp cho. Tế: cứu giúp. Cấp tế là cứu giúp người trong cơn hoạn nạn, bằng cách đem thuốc men, vật thực, quần áo, tiền bạc đến giúp đỡ. ÐLMD: Về khoản cấp tế của Phước Thiện, chẳng nên phân biệt người trong Ðạo hay người ngoài Ðời. ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).
CÂUCâu Chú của ThầyA: The invocatory ritual terms of Divine Master. P: Les termes invocatoires rituels du Maître Divin. Câu Chú: Câu niệm huyền bí của một Ðấng thiêng liêng đặt ra để hộ trì các môn đệ trên bước đường tu. Thầy: là Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Ðế. Trong thời ÐÐTKPÐ, Ðức Chí Tôn giáng cơ xưng là Thầy và gọi các vị theo Ðạo là môn đệ. Ðức Chí Tôn dạy đạo đức cho nhơn sanh như là Thầy dạy trò, gần gũi và thân mật như thế, chứng tỏ lòng thương yêu vô tận của Ðức Chí Tôn đối với nhơn sanh. Câu Chú của Thầy là một câu niệm danh hiệu Ðức Chí Tôn có tác dụng rất huyền bí do Ðức Chí Tôn đặt ra để hộ trì các môn đệ trong thời ÐÐTKPÐ. Câu Chú của Thầy gồm có 12 chữ:
Khi chúng ta lạy Ðức Chí Tôn, chúng ta lạy 3 lạy, mỗi lạy 4 gật, mỗi gật phải niệm câu Chú của Thầy. Như vậy, chúng ta phải niệm Câu Chú của Thầy tất cả là 12 lần. Ý nghĩa của số 12 là: Thập nhị Khai Thiên là Thầy, Chúa cả CKTG, nắm trọn Thập nhị Thời Thần vào tay. Số 12 là số riêng của Thầy. (TNHT) Trong Câu Chú của Thầy có danh xưng của Ðức Chí Tôn là: Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát. Danh xưng nầy có ý nghĩa bao gồm Tam Giáo: ■ Chữ Cao Ðài tượng trưng Nho giáo, bởi vì Cao Ðài là cái Ðài cao nơi Linh Tiêu Ðiện trong Ngọc Hư Cung, là tòa ngự của Ðức Chí Tôn Thượng Ðế khi họp triều đình của Ðức Chí Tôn. Do đó, chữ Cao Ðài tượng trưng phẩm trật nơi triều đình, là chủ trương của Nho giáo. ■ Tiên Ông tượng trưng Tiên giáo (Lão giáo). ■ Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát là vị Phật cao siêu nhưng còn nhiệm vụ cứu độ nhơn sanh nên còn mang danh Bồ Tát, nên từ ngữ nầy tượng trưng Phật giáo (Thích giáo). Trong danh xưng nầy, Ðức Chí Tôn ngụ ý Tam giáo vốn cùng một gốc mà ra, gốc đó là Thượng Ðế. Ngày nay, Ðức Chí Tôn mở ÐÐTKPÐ là để qui nguyên Tam giáo về một mối do Ðức Chí Tôn chưởng quản. ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. CKTG: Càn Khôn Thế giới. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CẦUCẦUCẦU: 求 Tìm, xin, mong.
Cầu bệnh求病
A: To pray to God for the recovery of a sick person. P: Prier au Dieu pour le rétablissement d'un malade. Cầu: Tìm, xin, mong. Bệnh: bịnh hoạn, ốm đau. Cầu bệnh là tụng kinh cầu nguyện Ðức Chí Tôn và các Ðấng thiêng liêng tha thứ oan khiên nghiệp chướng của người bịnh để người bịnh được bình phục sức khỏe. Theo Tài liệu Hạnh Ðường huấn luyện Chức Việc Bàn Trị Sự Nam Nữ khóa Canh Tuất (năm 1970), Nghi lễ lập đàn cầu bịnh cho bổn đạo như sau: Phương Pháp thực hành: Hành lễ trong ba đêm: A. Khởi đêm thứ nhứt: Vào thời Dậu, thiết lễ cúng Ðức Chí Tôn. Có thượng sớ và dâng Tam bửu: Bông, Rượu, Trà, do Chánh Trị Sự dâng sớ. Khi bắt đầu hành lễ, nên lên nhang đèn bàn thờ Ông Bà cho trong gia quyến của bịnh nhơn cầu nguyện rồi sẽ nhập đàn. Buộc gia quyến phải cúng Thầy để cầu nguyện. Cúng xong, bãi đàn thì tiếp tụng Kinh Di-Lạc và ba biến Cứu Khổ. (Trường hợp tụng Kinh Di-Lạc, một hay ba hiệp cũng được). B. Ðêm thứ hai: Cũng thời Dậu, thiết lễ cúng Thầy, không thượng sớ, chỉ đọc bài dâng Trà nhưng cũng phải có đủ Tam bửu trên bàn thờ và việc hành lễ y như đêm thứ nhứt. C. Ðêm thứ ba: Hành lễ như đêm thứ hai là xong nhiệm vụ của Bàn Trị Sự, nhưng nếu gia quyến yêu cầu tụng Kinh Sám Hối đêm chót thì Bàn Trị Sự buộc người trong gia quyến cũng như bịnh nhơn phải giữ việc ăn chay trọn ngày và đêm để tụng Kinh Sám Hối. Bàn Trị Sự khỏi quì tụng Kinh Sám Hối (để trọn cho gia quyến quì). Bàn Trị Sự chưa thọ Pháp Giải Bịnh thì làm như sau: Khi cúng Thầy xong (chưa bãi đàn), trong gia quyến đỡ người bịnh đến trước Thiên bàn, cho bịnh nhơn lạy cầu nguyện Ðức Chí Tôn, vị chứng đàn vào quì cầu nguyện Chí Tôn, thỉnh ly rượu giữa để rửa mặt cho bịnh nhơn, kế thỉnh hai tách nước (nước trắng và nước trà), cầu nguyện Chí Tôn xong, ký tế lại (nghĩa là kê hai miệng tách lại, đổ thống nhứt xuống một tách khác), rồi cho người bịnh niệm Câu Chú của Thầy mà uống. Trừ dư, nếu có vị Chức sắc thọ Pháp Giải Bịnh thì tùng người mà hành lễ.
Cầu cơ - Ðàn cơ
求機 - 壇機
A: Evocation of a Superior Spirit. - Seance of spiritism. P: Évocation d'un Esprit Supérieur. - Séance de spiritisme. Cầu: Tìm, xin, mong. Cơ: vật dùng để thông công với các Ðấng TL. Cây cơ được làm bằng một cái giỏ đan bằng tre hay mây, phất giấy lên rồi bọc vải vàng, nơi miệng giỏ có tra một cái cán dài bằng gỗ, đầu cán có chạm hình cái đầu con chim loan, và gắn vào cán một cọng mây, nhìn giống như cái trục đờn, dùng để viết ra chữ. Cây cơ nầy được gọi là Ngọc cơ (ý nói cây cơ quí báu). Nếu Ngọc cơ kích thước nhỏ thì gọi là Tiểu Ngọc cơ, nếu có kích thước lớn thì gọi là Ðại Ngọc cơ. Khi cầu Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu thì phải dùng Ðại Ngọc cơ. Cầu cơ là cầu xin một Ðấng thiêng liêng giáng xuống làm cho Ngọc cơ chuyển động viết ra chữ, tạo thành một bài văn dạy Ðạo. Muốn cầu cơ thì phải có hai vị Chức sắc HTÐ làm đồng tử phò cơ, và phải lập Ðàn cầu cơ. Trong Ðàn cầu cơ hay nói tắt là Ðàn cơ, phải có một vị đạo đức khả kính làm Chủ đàn, hai vị Ðồng tử phò cơ, một vị Hầu bút làm độc giả để đọc chữ do cơ viết ra, một vị Ðiển ký để ghi chép bài giáng cơ, và nhiều vị hầu đàn. Người Chủ đàn cúng cầu nguyện, rồi hai vị đồng tử vào phò cơ, nâng giỏ cơ lên chờ đợi. Khi có một Ðấng thiêng liêng giáng đàn thì Ngọc cơ chuyển động và bắt đầu viết chữ bóng trên mặt bàn. Những năm trước ngày Khai Ðạo, khi lập Ðàn cơ, người Chủ đàn và các vị Hầu đàn phải đọc Bài Kinh Cầu Cơ gọi là Bài Trời Còn. Gốc tích của Bài Trời Còn: Năm Ðinh Tỵ (1917), Ngài Ngô Văn Chiêu hầu đàn Hiệp Minh ở Cái Khế Cần Thơ, để cầu xin thuốc trị bịnh cho thân mẫu, Ngài được Ơn Trên ban cho bài thuốc và một bài thơ 10 câu. Về sau, Ngài Ngô Văn Chiêu viết nối thêm 4 câu để làm Bài Kinh Cầu cơ, rồi lấy hai chữ đầu bài đặt tên cho bài kinh, gọi là Bài Trời Còn. Sau đây, xin chép lại Bài Kinh Cầu cơ: Trời Còn:
Trường hợp cầu Ðức Chí Tôn, sau khi đọc Kinh cầu cơ xong thì Ðức Chí Tôn giáng làm Ðại Ngọc cơ chuyển động, toàn thể những người trong Ðàn cơ đọc Bài Mừng Thay: Mừng thay chi xiết nỗi mừng, Hào quang chiếu diệu ngàn từng không trung. Hạc reo bay khắp dạo cùng, Càn Khôn thế giới cũng chung một bầu. Môn sanh thành kỉnh chực chầu, Tửu Trà Hoa Quả mừng cầu Tiên Ông. Nhang thơm tốc đốt nực nồng, Ðèn lòa ngọn lửa tựa rồng phun châu Ðọc xong bài Kinh nầy thì lạy mừng, xong giữ sự yên lặng, thanh tịnh và trang nghiêm để Ðức Chí Tôn giáng dạy. Thời ÐÐTKPÐ, Ðức Chí Tôn không đầu kiếp xuống cõi trần mang xác phàm, mà Ðức Chí Tôn chỉ dùng huyền diệu cơ bút, giáng dạy để khai mở Ðạo Cao Ðài. Trong khoảng từ năm 1924 đến năm 1927, Ðức Chí Tôn mở cơ Phổ Ðộ nhơn sanh nên cho phép lập sáu Ðàn cơ để Ðức Chí Tôn và các Ðấng thiêng liêng giáng cơ dạy Ðạo và thâu nhận môn đồ nhập môn vào Ðạo. Người ta thường gọi các Ðàn cơ ấy là Ðàn thỉnh Tiên. Sáu Ðàn cơ Phổ Ðộ thường lệ đó là: 1. Ðàn Cầu Kho: tại nhà ông Ðoàn Văn Bản, ông Phủ Vương Quan Kỳ chứng đàn, phò loan là hai ông: Nguyễn Trung Hậu và Trương Hữu Ðức. 2. Ðàn Chợ Lớn: tại nhà Ông Cựu Thượng Nghị viện Lê Văn Trung, chủ nhà và quan Phủ Lê Bá Trang luân phiên chứng đàn, phò loan: Cao Hoài Sang và Cao Quỳnh Diêu. 3. Ðàn Tân Ðịnh: tại nhà Ông Nguyễn Ngọc Thơ, chủ nhà chứng đàn, phò loan: Phạm Công Tắc và Cao Quỳnh Cư. 4. Ðàn Thủ Ðức: tại nhà ông Ngô Văn Ðiều, chủ nhà chứng đàn, phò loan: Huỳnh Văn Mai và Võ Văn Nguyên. 5. Ðàn Tân Kim: tại nhà ông Hội Ðồng Nguyễn Văn Lai, quan Phủ Nguyễn Ngọc Tương và ông Lê Văn Lịch luân phiên chứng đàn, phò loan: Ca Minh Chương và Phạm V. Tươi. 6. Ðàn Lộc Giang: tại chùa Phước Long của ông Yết Ma Giống, chứng đàn là quan Phủ Mạc Văn Nghĩa, phò loan là Trần Duy Nghĩa và Trương Văn Tràng. Ngoài sáu Ðàn cơ thường lệ nầy, Ðức Chí Tôn còn dạy lập Ðại Ðàn ở nhiều chỗ khác khi cần để giúp vào cơ Phổ Ðộ. Ðức Chí Tôn còn dạy lập tại nhà riêng của Ông Trần Văn Tạ một Ðàn cơ để cứu chữa bịnh nhơn. Công quả ấy về phần Ông Trần Văn Tạ và con là Trần Văn Hoằng. Trong nhơn sanh, nhiều vị bắt chước lập Ðàn cầu cơ mà không có lịnh của Ðức Chí Tôn, nhiều Ðàn cơ ô trược, không trang nghiêm, vị chứng đàn không đủ đạo đức, các vị phò loan không do Ðức Chí Tôn chỉ định, người hầu đàn hám vọng, nên thường bị các chơn linh Quỉ Vị nhập vào, mạo xưng Tiên Phật, dẫn dắt nhơn sanh vào Tà đạo. Người phàm mắt thịt không thể phân biệt được ai là Thần Tiên chơn chánh, ai là Tà Quái Quỉ Vương, do đó sanh ra một trường tranh luận náo nhiệt, người nói vầy, kẻ nói khác, khiến cho đức tin của nhơn sanh bị dao động dữ dội. Do đó, Ðức Chí Tôn dạy Ngưng Cơ bút Phổ Ðộ: Vào ngày 1-6-1927, Ðức Chí Tôn giáng dạy như sau: "Còn cuối kỳ tháng 6 đây thì Thầy phải ngưng hết Cơ bút truyền Ðạo. Các con sẽ lấy hết chí thành đã un đúc bấy lâu mà lần hồi lập cho hoàn toàn mối Ðạo. Nầy là lời đinh ninh sau rốt, khá lưu tâm. Ai vạy tà nấy có phần riêng, cứ giữ nẻo thẳng đường ngay bước đến thang thiêng liêng, chờ ngày hội hiệp cùng Thầy. Ấy là điều quí báu đó." (TNHT) Ngày nay, Cơ bút trong Ðạo Cao Ðài được giới hạn trong phạm vi HTÐ, đúng theo PCT đã định rõ. Những Ðàn cơ quan trọng phải được tổ chức tại Cung Ðạo Tòa Thánh theo lịnh của Ðức Hộ Pháp, chưởng quản HTÐ, theo yêu cầu của Ðức Giáo Tông, chưởng quản CTÐ. Hai vị Phò loan phải là hai vị Thời Quân HTÐ, Hầu bút là vị Chức sắc CTÐ, Ðiển ký là Chức sắc Bộ Pháp Chánh. Không đọc bài Kinh Cầu cơ và bài Mừng thay như thuở trước, Chức sắc chứng đàn chỉ cầu nguyện hay dâng sớ cầu nguyện mà thôi. (Xem thêm nơi chữ: Cơ bút) TL: Thiêng liêng. HTÐ: Hiệp Thiên Ðài. CTÐ: Cửu Trùng Ðài. ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cầu danh求名
A: To pursue honours. P: Chercher les honneurs. Cầu: Tìm, xin, mong. Danh: tiếng tăm. Cầu danh là cầu xin quan tước để có tiếng tăm với đời. Cầu danh chác lợi: Cầu xin chức tước để có cơ hội thâu lấy lợi lộc cho riêng mình. (Chác là chuốc, mang lấy). TNHT: Thầy thương đến tâm thành chánh trực, đạo đức khiêm cung, cũng như Thầy xóa kẻ xảo trá gian tà, cầu danh chác lợi. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cầu đảo求禱
A: To implore. P: Implorer. Cầu: Tìm, xin, mong. Ðảo: cúng tế để cầu xin. Cầu đảo là cúng tế để cầu xin Ðức Chí Tôn hay các Ðấng thiêng liêng ban cho một điều gì. KCHKHH: Ðừng hãi kinh cầu đảo Chí Tôn. KCHKHH: Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối.
Cầu Ðạo - Sớ Cầu Ðạo求道 - 疏求道
A: To demand to embrace Caodaism. - Certicate of Conversion in Caodaism. P: Demander à embrasser Caodaisme-Certificat de Conversion au Caodaisme Cầu: Tìm, xin, mong. Ðạo: tôn giáo, chỉ Ðạo Cao Ðài. Sớ: tờ giấy tâu bày lên Ðức Chí Tôn và các Ðấng thiêng liêng. ■ Cầu Ðạo là xin theo Ðạo để tu hành. TNHT: Con khá khuyên chư nhu đến Thánh Thất cầu Ðạo nghe. ■ Sớ Cầu Ðạo là tờ giấy chứng nhận một người là tín đồ của Ðạo Cao Ðài. Khi mới nhập môn vào Ðạo Cao Ðài, tín đồ được cấp một Sớ Cầu Ðạo Tạm. Sau thời gian 6 tháng, dưới sự hướng dẫn của Bàn Trị Sự, người tín đồ biết cách thờ phượng, cúng lạy, học thuộc Kinh Cúng Tứ Thời, và học Giáo lý, ăn chay mỗi tháng 10 ngày thì được công nhận là tín đồ thiệt thọ của Ðạo, được đổi Sớ Cầu Ðạo Tạm để lấy Sớ Cầu Ðạo Thiệt Thọ. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cầu hồn求魂
A: To pray for soul of death. P: Prier pour l'âme du défunt. Cầu: Tìm, xin, mong. Hồn: linh hồn. Cầu hồn là nói tắt của Cầu hồn khi hấp hối, là tụng kinh cầu nguyện Ðức Chí Tôn cho linh hồn vị Ðạo hữu đang hấp hối được nhẹ nhàng xuất ra khỏi thể xác và được cứu giúp siêu thăng về cõi TLHS. Theo Tài liệu Hạnh Ðường huấn luyện Chức Việc Bàn Trị Sự Nam Nữ khóa Canh Tuất (1970): Phương pháp hành lễ Cầu Hồn Khi Hấp Hối cho vị tín đồ đang hấp hối như sau: Bàn Trị Sự lo nghi tiết cúng Thầy trước dù chưa đến giờ cúng thời. A. Nếu ngoài thời cúng thì dâng đủ Tam bửu. B. Nếu đúng thời cúng, tùy thời nào dâng bửu nấy, mặc dầu dâng một bửu nhưng phải có đủ Tam bửu trên Thiên bàn. C. Sau khi cúng Thầy xong, vị Chánh Trị Sự chứng đàn và hai vị Chức Việc Phó Trị Sự hay Thông Sự vào lạy Thầy cầu nguyện Ðức Chí Tôn rằng: "Chúng con là Bàn Trị Sự đương quyền hành chánh sở tại, được lời thỉnh cầu của vị . . . . . . . . . . . đến đây Cầu hồn cho vị Ðạo hữu . . . . . . . . . . . . . . đang hấp hối, mong nhờ Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu, các Ðấng thiêng liêng ban ân cho người được nhẹ nhàng linh hồn." Nguyện xong lạy Thầy rồi đứng dậy. Vị Chứng đàn bước lấy 2 cây đèn sáp để trên dĩa, đốt cháy, xá Ðức Chí Tôn và đưa cho 2 vị Chức Việc hầu, vị Chứng đàn ngó ngay Thiên Nhãn tịnh thần, bắt Ấn Tý vào ngực, cùng 2 vị cầm đèn đến trước đầu bịnh nhơn, ngó ngay mỏ ác người hấp hối, kêu tên, nói rằng: "Tôi vâng lịnh Ðức Chí Tôn đến tụng kinh cho vong hồn Ðạo hữu nhẹ nhàng siêu thăng. Vậy Ðạo hữu phải tịnh tâm mà nghe và phải cầu nguyện với Ðức Chí Tôn ban ân lành cho." Nói xong, đồng nhi khởi tụng bài Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối (Rấp nhập cảnh TLHS). Tụng 3 lần, khi dứt niệm Câu Chú của Thầy. Ðoạn vị Chứng đàn cùng 2 Chức Việc cầm đèn trở lại Thiên bàn, xá Ðức Chí Tôn 3 xá rồi mới tắt đèn và vị Chứng đàn mới được xả Ấn Tý. Ðiều lưu ý là nếu trong khi tụng Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối mà bịnh nhơn tắt hơi (chết) thì tiếp tụng luôn bài Kinh Khi Ðã Chết Rồi (Ba mươi sáu cõi Thiên tào). Lời dặn: Hai cây đèn sáp hành lễ Cầu Hồn khi hấp hối phải để liên tục trong cuộc hành lễ liên tiếp đến khi hết lễ mới thôi, không nên dùng vào việc khác. TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
Cầu ngọcA: The bridge of jade. P: Le pont de jade. Cầu: cây cầu nối liền hai bên bờ sông. Ngọc: loại đá quí, rất đẹp. Cầu ngọc là cây cầu có màu sắc giống như làm bằng ngọc nơi cõi thiêng liêng. TNHT: Biển mê cầu ngọc liên phàm tục. Cầu ngọc đây là một đạo hào quang bắc qua biển mê, nối liền hai bờ: Bờ bên nây là Bến mê (Mê tân) thuộc cõi phàm tục, bờ bên kia (bỉ ngạn) là Bờ Giác (Giác ngạn) thuộc cõi TLHS, cõi của người đắc đạo. Những chơn linh có đầy đủ công đức thì bước lên cầu ngọc đi qua Biển mê dễ dàng, đến được Bờ Giác. Những chơn linh không đủ phước đức, khi lên cầu ngọc, đi được nửa chừng thì bị rơi xuống Biển mê, phải chịu luân hồi. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
Cầu nguyện求願
A: To pray. P: Prier. Cầu: Tìm, xin, mong. Nguyện: mong mỏi điều hằng ước muốn. Cầu nguyện là cầu xin Ðức Chí Tôn hay các Ðấng thiêng liêng ban cho mình điều mà mình hằng mong ước. Cầu nguyện thì phải thành tâm, và nội dung cầu nguyện phải trong sạch, tốt đẹp, không vị kỷ. Chớ nên cầu nguyện lợi riêng cho mình hay gia đình mình, như được thăng quan, được trúng số độc đắc.... Sự cầu nguyện có lợi ích là tránh được sự tuyệt vọng. Cầu nguyện là để gởi gấm tâm sự mình cho Ðức Chí Tôn, Ðức Phật Mẫu, hay một Ðấng thiêng liêng, để xin hộ trì, giúp đỡ cho có đủ nghị lực tinh thần giải quyết công việc đang hồi bế tắc hay vượt qua khó khăn. Với những tâm hồn yếu đuối, sự cầu nguyện như liều thuốc bổ làm tinh thần yên ổn và hy vọng. Cầu nguyện chỉ là một nguyện vọng của tâm hồn. TNHT: Những lời cầu nguyện của con sẽ được chuẩn nhận. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cầu phá luật lệ求破律例
A: To ask for to break the law. P: Demander à casser la loi. Cầu: Tìm, xin, mong. Phá: bỏ đi. Luật: khuôn phép định ra cho mọi người phải tuân theo. Lệ: Lề lối đặt ra để làm mẫu mực. Cầu phá luật lệ là cầu xin hủy bỏ những luật lệ nào không còn hợp thời và không đem lại lợi ích cho nhơn sanh. PCT: Ba vị Chánh Phối Sư đặng phép thế quyền cho Ðầu Sư, song không đặng quyền cầu phá luật lệ. PCT: Pháp Chánh Truyền.
Cầu phong - Cầu thăng求封 - 求升
A: To demand to vest with a dignity - To demand to advance in grade. P: Demander à conférer une dignité - Demander à avancer en grade. Cầu: Tìm, xin, mong. Phong: Ðức Chí Tôn hay Ðức Giáo Tông ban phẩm tước Chức sắc cho các tín đồ. Thăng: cho lên chức. Cầu phong là hàng Chức Việc Bàn Trị Sự cầu xin quyền Vạn Linh ban cho phẩm Lễ Sanh vì đã đủ công nghiệp. Cầu thăng là hàng Chức sắc có đủ công nghiệp cầu xin Ðức Chí Tôn hay Ðức Giáo Tông thăng thưởng cho lên chức. Theo Ðạo Luật Mậu Dần (1938), việc cầu phong của Chức Việc BTS và cầu thăng của Chức sắc qui định như sau: 1. CẦU PHONG: Chức Việc Bàn Trị Sự đã đầy đủ công quả, hoặc các tín đồ có đại công với Ðạo được phép khai công nghiệp để xin cầu phong vào phẩm Lễ Sanh. Ðạo Luật: Phương pháp thực hành: - Chiếu theo Thánh giáo của Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, thì Chánh Trị Sự phải có 5 năm công nghiệp đầy đủ với chức trách của mình, sau nữa phải có Tờ Kiết Chứng Công nghiệp, Tờ Tánh Hạnh, trường chay, đạo đức, đủ tư cách, và phải độ đặng 300 người nhập môn thì mới đặng đem vào Sổ Cầu phong. - Ngoài ra, nếu vị nào có công nghiệp vĩ đại mà có đủ bằng cớ và chiếm đặng lòng tín nhiệm của chúng sanh đồng dâng lên, hoặc công chúng hoan nghênh, thì cũng đặng dự vào Sổ Cầu phong, nhưng buộc phải là người có chơn trong Ðạo. - Khi đã đắc phong rồi, phải về Hạnh Ðường học đạo, hoặc đi tập sự một thời gian, chừng có đủ tài đức cầm quyền hành chánh rồi mới đặng thuyên bổ. 2. CẦU THĂNG: LUẬT: Chức sắc Thiên phong Nam Nữ toàn đạo phải chịu dưới quyền công nhận của Vạn linh mới đặng thăng chức hay là Vạn linh buộc tội mà bị sa thải. - Mỗi vị Chức sắc đủ 5 năm công nghiệp và xứng đáng với chức trách của mình, mới đặng đệ ra Quyền Vạn linh công nhận. - Nếu những Chức sắc nào dưới 5 năm công nghiệp mà có lập đặng đại công, toàn công chúng đều hoan nghinh và Tòa Ðạo minh tra đủ lẽ thì sẽ đặng đệ lên Quyền Chí Tôn cầu xin thăng thưởng. Việc Cầu phong và Cầu thăng như vừa nói ở trên được áp dụng trong giai đoạn đầu của nền Ðạo, để Hội Thánh có đủ Chức sắc cần thiết cho việc xây dựng nền Ðạo được mau chóng, truyền bá một cách mau lẹ và rộng rãi, phổ độ nhơn sanh từ trong nước ra đến ngoại quốc. Qua giai đoạn nầy thì việc Cầu phong và Cầu thăng của Chức Việc và Chức sắc phải chiếu y theo Tân Luật và PCT mà áp dụng. Lúc ấy thì hoàn toàn do công cử. Ðó là trường hợp các Chức sắc CTÐ Nam phái và Nữ phái. Riêng Chức sắc HTÐ và của CQPT thì không theo Luật Công cử trong Tân Luật mà có chế độ riêng: - Việc thăng thưởng các Chức sắc HTÐ do Ðức Phạm Hộ Pháp trọn quyền quyết định. - Việc thăng thưởng Chức sắc của CQPT thì có Ðại Hội Phước Thiện quyết định và Ðức Phạm Hộ Pháp chuẩn y. BTS: Bàn Trị Sự. CTÐ: Cửu Trùng Ðài. PCT: Pháp Chánh Truyền. HTÐ: Hiệp Thiên Ðài. CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.
Cầu rỗiA: To ask the salvation. P: Implorer la salvation. Cầu: Tìm, xin, mong. Rỗi: (nôm) cứu vớt khỏi ràng buộc tội lỗi. Cầu rỗi là cầu xin Ðức Chí Tôn và các Ðấng thiêng liêng cứu vớt linh hồn thoát khỏi mọi ràng buộc tội lỗi. TNHT: Các con liệu mình mà cầu rỗi nơi Người. (Người: Ðức Chí Tôn chỉ Ðức Lý Giáo Tông). TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cầu siêu求超
A: To ask the salvation of soul. P: Demander à la salvation de l'âme. Cầu: Tìm, xin, mong. Siêu: vượt lên cao. Cầu siêu là cầu nguyện với Ðức Chí Tôn và các Ðấng thiêng liêng cứu vớt các vong hồn cho được siêu thăng lên cõi TLHS, thoát khỏi luân hồi sanh tử. Kinh Cầu Siêu: là bài Kinh do Ðức Chuẩn Ðề Bồ Tát giáng cơ ban cho Minh Lý Ðạo (Tam Tông Miếu), Ðức Chí Tôn dạy Hội Thánh thỉnh bài Kinh nầy về làm Kinh của Ðạo Cao Ðài. Nội dung Kinh Cầu Siêu là cầu xin các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật ân xá tội tình cho vong hồn được siêu thăng. TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
Cầu siêu hội求超會
A: The requiem mass. P: La messe de requiem. Cầu: Tìm, xin, mong. Siêu: vượt lên cao. Hội: tụ họp lại. Lễ Cầu Siêu Hội là buổi lễ được Hội Thánh tổ chức để cúng tế và cầu siêu cho tất cả vong linh, có Ðạo hay không Ðạo, ở bất cứ ngành nghề nào, chết trong bất cứ trường hợp nào, ở bất cứ nơi đâu, được thọ hưởng hồng ân của Ðức Chí Tôn trong thời kỳ Ðại Ân Xá, tất cả đều được siêu thăng. Lễ Cầu Siêu Hội được tổ chức mỗi năm 3 lần, vào ngày 16 âm lịch sau ngày Rằm của ba Nguơn, tức là vào các ngày: · Ngày 16 tháng Giêng âl, sau Rằm Thượng nguơn.
· Ngày 16 tháng 7 âl, sau Rằm Trung nguơn.
· Ngày 16 tháng 10 âl, sau Rằm Hạ nguơn.
Lễ Cầu Siêu Hội được Hội Thánh tổ chức tại Khách Ðình trong Nội Ô Tòa Thánh. Tấm phan trong lễ Cầu Siêu Hội được viết như sau đây: THIÊN VẬN THƯỢNG NGUƠN ÐẠI KHAI ÂN XÁ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ Thiên vận Quí Dậu niên, Chánh ngoạt, thập lục nhựt, Ngọ thời, Thiên ân xá tội. Hội Thánh thiết lễ Tế Ðiện Cầu Siêu Hội. Cẩn thỉnh: · Ðẳng đẳng chư vong linh Nam Nữ quá vãng, sanh bất phùng thời,
· Chư chiến sĩ trận vong,
· Hoặc Sĩ, Nông, Công, Thương, vô can tử nạn,
· Cập Thập loại cô hồn yểu tử,
Cấp cấp đáo lai Khách Ðình đàn nội, Thọ hưởng hồng ân, đồng đăng bỉ ngạn. _____________________________
Thích nghĩa Bài chữ Hán viết trên tấm phan: VẬN TRỜI KỲ RẰM THƯỢNG NGUƠN Vận Trời năm Quí Dậu, tháng Giêng, ngày 16, thời Ngọ, Ơn Trời xá tội. Hội Thánh thiết lễ Tế Ðiện Cầu Siêu Hội. Kính mời: · Các cấp chư vong linh Nam Nữ đã chết, sanh không gặp thời,
· Chư chiến sĩ tử trận,
· Hoặc là các vị trong Sĩ, Nông, Công, Thương, vô can mà chết vì tai nạn,
· Cùng với mười loại cô hồn chết non,
Mau mau đi đến Khách Ðình, vào trong đàn tế, Thọ hưởng Ơn Trời, cùng qua bờ giác.
COCo duỗiA: To contract and stretch. P: Se contracter et se détendre. Co: thu rút lại. Duỗi: dãn dài ra. Co duỗi là hai trạng thái: Co rút lại hay duỗi dài ra. Ý nói: Lúc thì thu hẹp các hoạt động khi gặp thời thế khó khăn, lúc thì bung rộng các hoạt động khi gặp thời cơ thuận tiện. Ðó là trường hợp làm thương mãi, kinh doanh. Ðối với kẻ sĩ cũng vậy, khi người quân tử không gặp thời thì đội nón rách đi chân không, ẩn mình tu thân; khi gặp thời thì đem tài năng ra an bang tế thế, lên xe xuống ngựa. Ðó là xuất xử hai đường tùy theo thời thế. Co và duỗi cũng tượng trưng hai lẽ suy và thịnh trong cuộc tuần hoàn của Trời Ðất. Co rồi tất phải duỗi ra, Lẽ thường Trời Ðất hẳn là chẳng sai. TNHT: Ðường co duỗi vẫn đã lấp kín chút bợn trần mà màn thế tục cũng chưa trông khỏa vén. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CÕICÕICÕI: Miền, vùng.
Cõi âm - Cõi dươngA: The world of deaths - The world of livings. P: Le monde des morts - Le monde des vivants. Cõi: Miền, vùng. Âm: tối tăm lạnh lẽo. Dương: sáng tỏ ấm áp. Cõi âm là cõi của người chết, cõi mà linh hồn của người chết đến trú ngụ. Cõi dương là cõi của người sống, cõi đời, cõi thế gian.
Cõi Âm quang( Xem chữ: Âm quang, vần  )
Cõi đọa - Cõi thăngA: Hell - Paradise. P: Enfer - Paradis. Cõi: Miền, vùng. Ðọa: đày xuống chỗ thấp kém khổ sở. Thăng: bay lên, siêu thăng. Cõi đọa là cõi thấp kém, tối tăm, sầu khổ, để trừng phạt những linh hồn có tội. Các bậc Thánh, Tiên ở nơi cõi TLHS, có lầm lỗi thì bị đọa xuống cõi trần để lập công chuộc tội. Còn người ở cõi trần mà lầm lỗi, làm nhiều việc thiếu đạo đức thì khi chết, linh hồn bị đọa vào cõi Âm quang để học Ðạo cho biết rõ hai lẽ thiện ác mà cải ác tùng lương, rồi cho tái kiếp nơi cõi trần mà trả quả hay là lập công chuộc tội. Cõi thăng là cõi trong sáng, hạnh phúc, để ban thưởng những linh hồn mà trong kiếp sanh nơi cõi trần lập được nhiều công đức, giúp người giúp đời. Ðó là cõi của người đắc đạo, Thiên Chúa giáo gọi là Thiên đường, Phật giáo gọi là cõi CLTG, Ðạo Cao Ðài gọi là cõi TLHS. KKÐCR: Quê xưa trở, cõi đọa từ. KCHKHH: Xét câu Minh Thệ gởi mình cõi thăng. TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống. CLTG: Cực Lạc Thế giới. KKÐCR: Kinh Khi Ðã Chết Rồi. KCHKHH: Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối.
Cõi Hư linhA: The ethereal world. P: Le monde éthéré. Cõi: Miền, vùng. Hư: trống không, hư vô. Linh: thiêng liêng. Cõi Hư linh là cõi Hư vô mầu nhiệm. Ðối với mắt phàm thì cõi nầy thấy trống không như không có gì cả, nhưng chính cái KHÔNG đó là gốc của cái CÓ, chính cái KHÔNG vô hình đó sản xuất ra cái CÓ hữu hình. Cõi Hư linh là cõi của chư Tiên Phật, là cõi của Trời, là cõi Thiêng liêng Hằng sống. KTCMÐQL: Cõi Hư linh bao phủ ân hồng. KTCMÐQL: Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Qui Liễu.
Cõi NamA: Southern region: Việt Nam. P: Région méridionale: Việt Nam. Cõi: Miền, vùng. Nam: phương Nam. Cõi Nam là vùng đất phương Nam, ý nói nước Việt Nam. TNHT: Thầy đã lập Ðạo nơi cõi Nam nầy là cốt để ban thưởng một nước từ thuở đến giờ.... TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cõi Thiêng liêng Hằng sốngA: The supernatural and immortal world. P: Le monde surnaturel et immortel. Cõi: Miền, vùng. Thiêng liêng: mầu nhiệm, vượt trên sự hiểu biết của lý trí con người. Hằng sống: sống vĩnh viễn. Cõi Thiêng liêng Hằng sống là cõi của các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật, cõi của những người đắc đạo, nơi đó không có sự chết, cõi Cực Lạc hoàn toàn an vui hạnh phúc. Con đường đi lên cõi TLHS được gọi là Con đường TLHS, là con đường mà các chơn linh trở về cùng Ðức Chí Tôn. "Con đường về với Ðức Chí Tôn không phải dễ, mà cũng không phải về là tới liền. Muốn về với Ðức Chí Tôn, ta phải qua nhiều Cung nhiều Ðiện, mỗi Cung ta gặp một sự lạ, mỗi Ðiện chúng ta gặp một huyền vi khác nhau. Phải đi từ Cung nầy đến Ðiện nọ, nên gọi là dục tấn trên con đường Thiêng liêng Hằng sống. Về được với Ðức Chí Tôn thì không còn hạnh phúc nào bằng." TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
Cõi thọA: The fairyland. P: Le séjour des immortels. Cõi: Miền, vùng. Thọ: sống lâu. Cõi thọ là cõi sống lâu, là cõi trường sanh. Ðó là cõi Tiên, tức là cõi TLHS.
TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống. KTCMÐQL: Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Qui Liễu.
Cõi trần - Cõi tục - Cõi thế - Cõi tạmA: The world of mankind. P: Le monde de l'humanité. Cõi: Miền, vùng. Trần: bụi bặm. Tục: thấp kém. Thế: đời. Tạm: không bền, đời sống chỉ tạm bợ trong vòng trăm năm. Các từ ngữ: Cõi trần, Cõi tục, Cõi thế, Cõi tạm, đều đồng nghĩa, chỉ cõi của nhơn loại đang sống, bởi vì cõi nầy có nhiều bụi bặm ô trược, là cõi thấp kém có đời sống tạm bợ. Cõi chơn thật vĩnh viễn của con người là cõi TLHS.
TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống. KGO: Kinh Giải Oan. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CÔCÔCÔ: 孤 Có hai nghĩa sau đây: 1. CÔ: Lẻ lo một mình. 2. CÔ: Con mồ côi cha hay mẹ,
hay cả cha mẹ.
Cô hồn - Ngạ quỉ孤魂 - 餓鬼
A: Abandoned spirits - Starving demon. P: Âmes abandonnées - Démon affamé. Cô: Lẻ lo một mình. Hồn: linh hồn. Ngạ: đói quá. Quỉ: ma quỉ. ■ Cô hồn là hồn người chết hiu quạnh, không có thân nhân lo nhang khói, cúng tế, nên hồn lạnh lẽo, chịu đói khát, phải vất vưởng không nơi nương tựa. ■ Ngạ quỉ là quỉ đói. Theo Phật giáo, những người lúc sống có tánh quá bỏn xẻn, thấy người đói khát không giúp đỡ, đến khi chết, linh hồn bị đọa xuống Ðịa ngục làm Ngạ quỉ, có thân hình gầy ốm đầy lông lá, móng tay móng chân ló dài ra, cái bụng thì rất to, nhưng cái miệng thì nhỏ bằng lỗ kim, ăn uống không được, luôn luôn bị đói khát hành hạ rất khổ sở. Nhân ngày Lễ Rằm Trung nguơn, 15-7-Canh Dần (1950) Ðức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo nói về Cô hồn như sau: Các phẩm chơn hồn đạt nhơn phẩm không có cô độc bao giờ. Nơi cảnh Hư linh hằng sống kia, người ta còn có gia đình, thân tộc, bạn tác, anh em của người ta, không có một chơn hồn nào đã đạt nhơn phẩm mà gọi là Cô hồn đặng. Có hay chăng là thiên hạ tưởng vậy thôi, tưởng người chết không con nối hậu, không ai phụng tự, xiêu mồ lạc mả, người ta cho là Cô hồn. Sự thật không phải vậy. Bần đạo lập lại một lần nữa, không có Cô hồn, chỉ có đám Ngạ quỉ súc sanh mà thôi. Như các đẳng chơn hồn mà chúng ta cầu nguyện trong ngày Trung nguơn đây, là cốt yếu để cho họ giải quả thoát kiếp. Có lẽ trước kia người ta biết một điều bí mật là các Ngạ quỉ súc sanh hay ăn uống, thường phá khuấy thiên hạ đặng kiếm ăn. Còn chúng ta, ngày Trung nguơn hay Thượng nguơn, chúng ta cúng kiếng là cúng ông bà Tổ phụ, ông bà và bạn tác đồng sống với chúng ta mới qui liễu.... Nếu vị nào đạt được nhơn phẩm ở thế gian nầy, dầu cho cô quạnh thế nào, nhưng nơi cảnh TLHS kia, họ cũng có anh em bạn tác, gia đình của họ. Chúng ta không có người nào cô độc hết, chỉ sợ có một điều là bạn tác, anh em, chị em đồng sống với chúng ta mà họ không tu, khi về cõi TLHS thì không thế gì gặp nhau được. Cái đó mới vô phước và đáng sợ hơn hết. Giờ phút nầy đừng cầu nguyện cho Cô hồn nữa, mà chúng ta cầu nguyện cho con cái Ðức Chí Tôn đủ năng lực để minh tâm kiến tánh, bảo trọng sanh mạng của họ mà thôi. TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
Cô hạc xuất quần孤鶴出群
Cô: Lẻ lo một mình. Hạc: chim hạc. Xuất: đi ra. Quần: nhiều. Cô hạc xuất quần là con chim hạc trội hơn cả bầy, ý nói người nổi bật nhứt trong đám.
Cô loan độc phượng孤鸞獨鳳 Cô: Lẻ lo một mình. Loan: con chim loan, chỉ người vợ. Ðộc: một mình. Phượng: con chim phụng, chỉ người chồng. Cô loan là chỉ người đàn bà chết chồng, sống lẻ loi. Ðộc phượng là chỉ người đàn ông chết vợ, sống cô độc.
Cô Nhi viện孤兒院
A: Orphanage. P: Orphelinat. Cô: Con mồ côi cha hay mẹ, hay cả cha mẹ. Nhi: trẻ con. Viện: sở lớn, nhà lớn. Cô Nhi viện là nhà nuôi trẻ mồ côi. Việc lập các Cô Nhi viện là trách nhiệm của CQPT. Cô Nhi Viện tại Tòa Thánh Tây Ninh được thành lập vào ngày 5-3-1959 tại dãy nhà mà trước kia Hội Thánh dùng làm Nhàn Du Khách Sạn, đường Ca Bảo Ðạo, nay dời về Cửa Số 3 trong Nội Ô Tòa Thánh, đường Thượng Trung Nhựt. Cô Nhi viện gồm có 4 phòng: · 1 phòng dành cho trẻ sơ sanh.
· 1 phòng dành cho trẻ từ 2 tuổi đến 5 tuổi.
· 1 phòng dành cho con trai từ 6 tuổi đến 17 tuổi.
· 1 phòng dành cho con gài từ 6 tuổi đến 17 tuổi.
Các con trai, ngoài giờ đi học, làm các công việc trong Viện như: Vệ sinh các nơi, sắp xếp bàn ghế,... Các con gái, ngoài giờ đi học, thì chăm sóc và gìn giữ các em cô nhi còn bé. CQPT: Cơ Quan Phước Thiện.
Cô nhi quả phụ - Cô quả孤兒寡婦
A: Orphan and widow. P: Orphelin et veuve. Cô: Con mồ côi cha hay mẹ, hay cả cha mẹ. Nhi: trẻ con. Quả: góa chồng. Phụ: đàn bà. Cô quả là nói tắt của thành ngữ: Cô nhi quả phụ. Cô nhi là trẻ mồ côi. Quả phụ là đàn bà góa, chết chồng. (Người đàn ông chết vợ thì gọi là Quan phu 鰥夫) Cô nhi quả phụ là trẻ mồ côi và đàn bà góa. Ðây là hai đối tượng cần được sự giúp đỡ của CQPT. ÐLMD: Một cuốn sổ để cấp tế những người cô quả,... CQPT: Cơ Quan Phước Thiện. ÐLMD: Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938).
Cô phần孤墳
A: Isolated tomb. P: Tombeau isolé. Cô: Lẻ lo một mình. Phần: cái mả, mộ phần. Cô phần là cái mả lẻ loi trơ trọi, cái mồ hoang. Ðức Phật Thích Ca nói rằng:
TNHT: Cô phần ngảnh lại đà bao tuổi? TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CỐCố chấp kỷ kiến固執己見
A: To be obstinate. P: S'obstiner; être obstiné. Cố: giữ vững, bền chắc. Chấp: cầm giữ. Kỷ: mình. Kiến: thấy, sự hiểu biết. Cố chấp kỷ kiến là giữ mãi ý kiến của mình, không chịu thay đổi dầu biết ý kiến của mình hẹp hòi.
Cố đất cầm vườnA: To pawn the earth and garden. P: Engager de terre et jardin. Cố: cầm thế để vay tiền. Ðất: ruộng đất. Vườn: vườn tượt trồng cây ăn trái. Cố đất cầm vườn là nói hoàn cảnh của người nghèo gặp lúc thắt ngặt, không tiền để giải quyết công việc, phải đem vườn đất thế cho người giàu để xin vay tiền. Nếu quá kỳ hạn ghi trong giấy tờ mà không trả cả vốn lẫn lời thì vườn đất bị mất luôn vào tay người giàu. KSH: Ép kẻ nghèo cố đất cầm vườn. KSH: Kinh Sám Hối.
Cố hữu故友
A: Old friend; late friend. P: Vieil ami; le feu ami. Cố: cũ, xưa; cũng có nghĩa là vừa mới chết. Hữu: bạn. Cố hữu là người bạn cũ, người bạn xưa. Cố hữu cũng có nghĩa là người bạn mới vừa chết. Trong Kinh Thế Ðạo có bài: Kinh Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu đã qui liễu, để tế lễ bạn cũ mới chết.
CỔCỔ1. CỔ: 古
Xưa, cũ. 2. CỔ: (Nôm) Cái cổ.
Cổ kim hy hữu古今希有
A: Rare from antiquity up to now. P: Rare depuis l'antiquité jusqu'à ce jour. Cổ: Xưa, cũ. Kim: nay, ngày nay. Hy: ít có. Hữu: có. Cổ kim hy hữu là xưa nay ít có. CG PCT: CTÐ vẫn là chánh trị, mà Chưởng Pháp lại thuộc về luật lệ. Vậy thì Chưởng Pháp là người thay mặt HTÐ nơi CTÐ. Ấy là cơ Ðạo cổ kim hy hữu. CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền. HTÐ: Hiệp Thiên Ðài. CTÐ: Cửu Trùng Ðài.
Cổ lai hy古來希
A: Rare since antiquity. P: Rare depuis l'antiquité. Cổ: Xưa, cũ. Lai: tới. Hy: ít có. Cổ lai hy là ít có từ xưa. Người xưa thường nói: Nhân sinh thất thập cổ lai hy: Người sống 70 tuổi xưa nay ít có. Do đó, thành ngữ "Cổ lai hy" dùng để chỉ tuổi thọ 70.
Cổ lễ古禮
A: Ancient rites. P: Rites antiques. Cổ: Xưa, cũ. Lễ: lễ nghi, tức là cách bày tỏ bề ngoài sự kính trọng trong lòng. Cổ lễ là lễ nghi thời xưa. TNHT: Còn cổ lễ thì: Rượu là Khí, Bông là Tinh, Trà là Thần. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cổ luật古律
A: Ancient laws. P: Lois antiques. Cổ: Xưa, cũ. Luật: pháp luật. Cổ luật là luật pháp thời xưa, tức là luật pháp có trước thời ÐÐTKPÐ. Cổ luật đồng nghĩa với Cựu luật, là luật pháp xưa cũ, tức là luật pháp thời Nhứt Kỳ Phổ Ðộ và thời Nhị Kỳ Phổ Ðộ. CG PCT: Bởi cớ ấy nên Ðức Chí Tôn đã cấm Ngũ Chi Phái Ngọc dùng Cổ luật mà mê hoặc nhơn sanh. ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.
Cổ mang hành hìnhCổ: Cái cổ. Mang: đeo vào. Hành: làm. Hình: hình phạt. Cổ mang hành hình là bắt đeo gông vào cổ để thi hành hình phạt.
KSH: Kinh Sám Hối.
Cổ nhạc古樂
A: Ancient music. P: Musique ancienne. Cổ: Xưa, cũ. Nhạc: âm nhạc. Cổ nhạc là âm nhạc cổ truyền của dân tộc VN. Cổ nhạc Việt Nam rất hay, nhưng vì người đời nay ưa chuộng cái mới nên bỏ bê Cổ nhạc, đi học nhạc Tây phương (Tân nhạc) để tỏ ra mình tiến bộ, nhưng không ngờ đó là mất gốc. Ðáng lý những nhà âm nhạc VN phải đem cái hay, cái ưu điểm của nhạc Tây phương mà chỉnh đốn Cổ nhạc, làm cho Cổ nhạc tiến lên ngang bằng hay hơn hẳn nhạc Tây phương, thì đó mới là người trí vậy. Các loại nhạc khí cổ truyền VN có nhiều thứ, được chia làm hai loại: Văn nhạc và Võ nhạc. Văn nhạc gồm các nhạc khí phát ra âm thanh réo rắt thanh tao. Văn nhạc có nhiều cây đờn, nhưng 4 cây đờn chánh là: Kìm, Tranh, Cò, Ðộc huyền. 1. Ðàn Kìm: được gọi là Nhựt cầm. (Trước đây, người ta gọi đàn kìm là Nguyệt cầm, nhưng theo nhạc sĩ Nguyễn Văn Ngưu trong quyển Cổ Nhạc Tổ truyền Nguyên lý, đổi lại là Nhựt
cầm thì đúng hơn). Thùng đờn hình tròn tượng trưng mặt nhựt, bề tròn thùng đờn là 3 thước 6 tấc 5 phân (thước ta) án theo số ngày trong năm, hai dây là Lưỡng nghi, 4 trục tượng trưng Tứ Tượng, 8 phiếm tượng trưng Bát quái, hoặc tượng trưng Bát hồn.
2. Ðàn Tranh: gọi là Bán Nguyệt cầm, vì thùng đờn có hình cong như mặt trăng khuyết, bề dài 3 thước 6 tấc 5 phân, đầu lớn bề ngang 8 tấc tượng trưng Bát quái, đầu nhỏ bề
ngang 4 tấc, tượng trưng 4 mùa, có 16 dây, nên còn gọi là Thập lục huyền cầm.
3. Ðàn Cò: gọi là Tinh cầm, còn có tên là Hạc cầm vì cái mỏ cần đờn có hình mỏ chim hạc, cũng gọi là Hồ cầm vì đờn nầy có xuất xứ từ Ðộng Ðình Hồ.
4. Ðàn Ðộc huyền: còn được gọi là đàn Bầu, chỉ có một dây đàn, trống đàn là một khúc gỗ đục rổng, thường có kích thước: dài 1m20, ngang 0m12, cao 0m16.
· Ngoài ra còn nhiều loại đàn khác thuộc Văn nhạc như: Ðàn Tỳ bà, đàn Tam (3 dây), đàn Tứ hay đàn Ðản (4 dây), các thứ ống sáo, tiêu, địch, sinh, v.v...
Võ nhạc: gồm các nhạc khí phát ra âm thanh mạnh mẽ, hùng hồn, kể ra sau đây: 1. Cách là tiếng trống.
2. Biều là tiếng kèn.
3. Thổ là tiếng bồng.
4. Mộc là tiếng mỏ, tiếng phách.
5. Thạch là tiếng đẩu, khánh.
6. Kim là tiếng bạc, đồng la.
Cổ nhạc VN có tất cả 20 bản tổ, chia ra 4 loại: 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Ðông) và 4 hướng (Ðông, Tây, Nam, Bắc), kể ra: 1. Bảy bài Ðông (hướng Ðông): Ở vào mùa Hạ, nên thường gọi là 7 bài Hạ, giọng nhạc bực tức, hùng hồn. Nhạc sĩ đờn 7 bài nầy day mặt về hướng Ðông. Bảy bài Hạ, gồm: Xàng Xê, Ngũ Ðối Thượng, Ngũ Ðối Hạ, Long Ðăng, Long Ngâm, Vạn Giá, Tiểu Khúc. Ý nghĩa như sau: · Xàng Xê: Thời kỳ Hỗn độn sơ khai, các khí lộn lạo.
· Ngũ Ðối Thượng: Ngũ Khí nhẹ nổi lên làm Trời.
· Ngũ Ðối Hạ: Ngũ Khí nặng hạ xuống làm đất. Ðó là Ngũ Hành: Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ.
· Long Ðăng: Rồng lên, tượng trưng Dương khí.
· Long Ngâm: Rồng xuống, tượng trưng Âm khí.
· Vạn Giá: Vạn vật sinh thành đều có giá trị,
· Tiểu khúc: Nhỏ ngắn đều có định luật.
2. Ba bài Nam: Ở vào mùa Thu, giọng nhạc trầm buồn ai oán. Nhạc sĩ đờn 3 bài nầy thì day mặt về hướng Nam. Ba bài Nam gồm: Nam Xuân, Nam Ai, Ðảo Ngũ Cung. · Nam Xuân: gặp mời, mừng. (Thượng nguơn)
· Nam Ai: trông mong, ngưỡng mộ. (Trung nguơn)
· Ðảo Ngũ Cung: bày tỏ, tái ngộ. (Hạ nguơn)
Ba bài Nam nầy có 4 giọng đờn khác nhau tùy theo 4 mùa (Tứ quí: Xuân, Hạ, Thu, Ðông) kể ra: · Giọng Xuân (mùa Xuân) biểu thị mát mẻ, tỏ rạng, vui tươi,
· Giọng Ai (mùa Hạ) biểu thị nóng nực, tâm hồn buồn thảm.
· Giọng Ðảo (mùa Thu) biểu thị mưa dầm, xây vần, đảo lộn.
· Giọng Xong cước (mùa Ðông) biểu thị thâm trầm, mùi mẫn.
3. Sáu bài Bắc: Ở vào mùa Xuân, giọng nhạc vui tươi. Nhạc sĩ đờn 6 bài nầy thì day mặt về hướng Bắc. Sáu bài Bắc gồm: Lưu Thủy Trường, Xuân Tình, Phú Lục, Bình Bán Chấn, Tây Thi, Cổ Bản. 4. Bốn bài Tây: thường gọi là 4 bài Oán, ở vào mùa Ðông, giọng nhạc hiền hòa, non nước thanh bình. Nhạc sĩ đờn 4 bài nầy thì day mặt về hướng Tây. Bốn bài Oán gồm: Tứ Ðại Oán, Giang Nam, Phụng Cầu, Phụng Hoàng.
Cổ pháp古法
A: The archaic attributes. P: Les attributs archaïques. Cổ: Xưa, cũ. Pháp: có rất nhiều nghĩa, ở đây có nghĩa là cái dấu hiệu tượng trưng của một tôn giáo. Cổ pháp là cái dấu hiệu tượng trưng một tôn giáo xưa. · Bình Bát vu tượng trưng Phật giáo.
· Cây Phất chủ tượng trưng Tiên giáo.
· Quyển Kinh Xuân Thu tượng trưng Nho giáo.
Ðức Chí Tôn dùng cổ pháp Tam giáo hiệp với Long Tu Phiến và Thư Hùng kiếm làm thành các Tổ hợp Cổ pháp, gọi tắt là các Cổ pháp của Ðạo Cao Ðài. Ðạo Cao Ðài có tất cả bốn Cổ pháp: 1. Cổ pháp Hộ Pháp. 2. Cổ pháp Thượng Phẩm. 3. Cổ pháp Thượng Sanh. 4. Cổ pháp Giáo Tông. 5. Cổ pháp Chưởng Pháp 1. Cổ pháp Hộ Pháp: gồm Bình Bát vu, Cây Phất chủ và Kinh Xuân Thu. Cổ pháp nầy có ý nghĩa là Ðức Hộ Pháp nắm trọn bí pháp Tam giáo, để thực hiện tôn chỉ: Qui nguyên Tam giáo trong thời ÐÐTKPÐ. 2. Cổ pháp Thượng Phẩm: gồm Phất chủ và Long Tu phiến đặt chồng lên nhau. Cổ pháp nầy có ý nghĩa là Ðức Thượng Phẩm dùng pháp bửu đưa các chơn hồn đắc đạo đi lên, vào CLTG hay vào Tam thập Lục Thiên. 3. Cổ pháp Thượng Sanh: gồm Phất chủ và Thư Hùng kiếm, gác tréo lên nhau. Cổ pháp nầy có ý nghĩa là Ðức Thượng Sanh dùng pháp bửu để trị thế, dọn đường cho nhơn sanh đi vào cửa Ðạo. 4. Cổ pháp Giáo Tông: gồm Cổ pháp của Thượng Phẩm và Thượng Sanh ghép chung lại. Cổ pháp Giáo Tông có 3 pháp bửu: Phất chủ, Long Tu phiến, Thư Hùng kiếm, có ý nghĩa là Ðức Giáo Tông nắm Cơ chuyển thế, giáo hóa nhơn sanh, hướng Ðời vào Ðạo, làm cho Ðời tận thiện tận mỹ. 5. Cổ pháp Chưởng Pháp: mỗi Chưởng Pháp có Cổ pháp riêng. · Thái Chưởng Pháp có Cổ pháp là bình Bát vu.
· Thượng Chưởng Pháp có Cổ pháp là Phất chủ.
· Ngọc Chưởng Pháp có Cổ pháp là Kinh Xuân Thu.
Nhập 3 Cổ pháp của 3 Chưởng pháp thành Cổ pháp Hộ Pháp.
Ý nghĩa của mỗi Pháp bửu như sau: a. Bình Bát vu: Ðây là cái bình của các tăng ni Phật giáo ôm đi khất thực. Việc khất thực có tác dụng diệt được hai điều thái quá: Sung sướng thái quá và khổ hạnh thái quá. (Xem
chi tiết nơi chữ: Bát vu, vần B)
b. Cây Phất chủ: cũng gọi Phất trần, là cây chổi Tiên để quét bụi bặm dơ dáy bám vào chơn thần. (Xem: Phất chủ).
c. Kinh Xuân Thu: là quyển sách do Ðức Khổng Tử biên soạn để nêu lên cái Ðạo của Ngài. (Xem chữ: Xuân Thu)
d. Long Tu phiến: là cây quạt làm bằng râu rồng. (Xem chi tiết nơi chữ: Long Tu phiến, vần L)
e. Thư Hùng kiếm: là đôi gươm trống mái, có đủ Âm Dương nên rất huyền diệu. (Xem chi tiết: Thư Hùng kiếm, vần Th)
ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. CLTG: Cực Lạc Thế giới.
Cổ Phật古佛
A: Ancient Buddha. P: Bouddha ancien. Cổ: Xưa, cũ. Phật: Ðức Phật. Cổ Phật là vị Phật xưa, vị Phật của thời kỳ xa xưa. Ðức Phật xưa nhứt là Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật, vì Ngài là vị Tôn Sư được sanh ra từ thời Hỗn Ðộn, làm chủ tể CKVT. TNHT: Luật điều Cổ Phật không chừa tội. CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cổ quái古怪
A: Bizarre. P: Bizarre. Cổ quái là lạ lùng, kỳ dị, khác thường. CG PCT: Kẻ hung bạo thì hình dung cổ quái. CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.
Cổ trịtA: The flattened collar. P: Le col aplati d'habit. Cổ: Cái cổ. Trịt: không bâu. Cổ trịt là áo cổ bằng, không bâu, kiểu cổ áo tràng của các Ðạo gia. Phẩm Chánh Trị Sự mặc Ðạo phục là áo đạo màu trắng, cổ trịt, viền chỉ kim tuyến vàng.
CỘCộ bông - Cộ đènA: The flowery float - The defile of children with lanterns. P: Le char décoré - Le défilé des enfants avec lanternes. Cộ: xe. Bông: hoa. Cộ bông là chiếc xe được trang trí đèn, hoa, và hình tượng của những nhân vật trong các tích xưa để nói lên một giáo lý của Ðạo, có tính cách làm gương cho đời. Cộ bông nầy được chạy diễn hành trong các ngày Lễ lớn của Ðạo như: Lễ Vía Ðức Chí Tôn, Lễ Vía Ðức Phật Mẫu. Hội Thánh có đặt nhiều giải thưởng cho những cộ bông đẹp và có ý nghĩa nhứt. Cộ đèn: Trong đêm Trung Thu, Lễ Vía Ðức Phật Mẫu, các học sinh, mỗi em cầm một lồng đèn, đi biểu diễn từ Tòa Thánh đến Báo Ân Từ, và sau đó đi trên các con đường chánh trong Nội Ô Tòa Thánh, gọi đó là đi dâng Cộ Ðèn. Hàng ngàn lồng đèn lắc lư từ tay các thiếu nhi tỏa ánh sáng chập chờn trong đêm tối, tạo thành một khung cảnh vô cùng xinh đẹp và huyền ảo. Sau đó, Hội Thánh phát thưởng cho những em nào có lồng đèn đẹp nhứt và có ý nghĩa nhứt.
CỘICỘICỘI: Gốc cây, nguồn gốc.
Cội ái - Nguồn nhânA: The source of love. P: La source de l'amour. Cội: Gốc cây, nguồn gốc. Ái: thương yêu. Nhân: lòng thương người mến vật, thương khắp chúng sanh. Cội ái đồng nghĩa Nguồn nhân, là cái nguồn gốc của sự thương yêu.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cội bá - Cội tùngA: The pagoda. P: La pagode. Cội: Gốc cây, nguồn gốc. Bá: cây bá, cây trắc. Tùng: cây tùng, cây thông. Nơi sân chùa người ta thường trồng các loại cây sống lâu năm và luôn luôn xanh tươi như cây bá, cây tùng. Do đó, cội bá hay cội tùng là chỉ cảnh chùa, nơi tu hành.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cội nhànhA: Base and branche: Entirely. P: Base et branche: Entièrement. Cội: Gốc cây, nguồn gốc. Nhành: nhánh cây. Cội nhành là gốc cây và nhánh cây, ý nói đầu đuôi gốc ngọn của sự việc. TTCÐDTKM: Xưa con không thấu cội nhành, TTCÐDTKM: Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.
CÔN
Côn lôn
崑崙
Côn lôn: tên một ngọn núi cao nơi cõi thiêng liêng. Theo truyện Phong Thần, Ðức Lão Tử và Ðức Nguơn Thủy Thiên Tôn, Giáo chủ Xiển giáo ở trên núi Côn lôn. Còn Ðức Thông Thiên, Giáo chủ Triệt giáo ở tại Ðộng Bích Du. Xiển giáo là Chánh đạo; Triệt giáo lần lần trở thành Bàng môn Tả đạo. Núi Côn lôn là chỉ Xiển giáo; Ðộng Bích du là chỉ Triệt giáo. Thơ của Ðức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung: Tài ba Ðộng Bích bao nhiêu sức, Quyền phép Côn lôn sẵn mấy bầu.
CÔNGCÔNG1. CÔNG: 公
có 4 nghĩa sau đây:
· CÔNG: Ngay thẳng, không thiên vị. · CÔNG: Chung. · CÔNG: Tước quan lớn nơi triều đình. · CÔNG: Cha chồng. 2. CÔNG: 功
Nỗi vất vả làm nên công việc. 3. CÔNG: 工 Kỹ nghệ sản xuất. 4. CÔNG: 攻 Chỉ
trích, đánh phá.
Công bình公平
A: The justice. P: La justice. Công: Ngay thẳng, không thiên vị. Bình: ngang bằng. Công bình là ngay thẳng, không có ý riêng để tư vị. ■ Công bình phàm: là cái công bình của người phàm nơi cõi trần. Ðó chỉ là cái công bình tương đối, vì có thể còn sự khuất lấp mà mắt phàm và trí phàm không khám phá được. ■ Công bình thiêng liêng: là sự công bình của Ðức Chí Tôn và của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, nên có tính cách tuyệt đối, vì không có gì có thể khuất lấp trước Thiên Nhãn hay Huệ Nhãn của các Ðấng thiêng liêng. Sự Công bình thiêng liêng được tượng trưng bằng cây Cân Công bình thiêng liêng. Ðức Chí Tôn cầm cây Cân Công bình thiêng liêng để giữ đúng việc thi hành Luật Nhân Quả, và thúc đẩy sự tiến hóa trong CKVT. Trong Con đường TLHS, Ðức Hộ Pháp thuyết đạo mô tả Ðức Chí Tôn cầm cây Cân Công bình thiêng liêng như sau: "Khi Bần đạo vô trong muốn biết Từ Phụ, là ai? Ông nầy có phải là Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế, mà ổng có phải là một người không? Làm sao cho Bần đạo được biết ổng với. Bần đạo vừa tưởng, thì ở xa lắm, thấy cái gì bao phủ như tấm màn che vậy, biết ổng ở trỏng, có tấm màn che, ý muốn cái màn nầy vạch ra đặng thấy ổng. Vừa muốn thì cái màn hé ra, dường như có từng nấc xa lắm, không thế gì tả đặng, kế thấy ổng bước ra, mặc áo trắng, bịt khăn trắng, cũng có mấy miếng vải lòng thòng sau lưng, râu bạc trắng, coi đẹp lắm, thấy thương làm sao đâu! Trong bụng nói, ổng ngồi tại Linh Tiêu Ðiện, mình thấy ổng mặc bộ đồ khác, không lẽ hai người, chắc không phải ổng. Vừa nói rồi thì thấy ổng bước ra đứng ngay giữa, ngó ngay Bần đạo, dường như thể biểu con coi đây, ngó ngay lên ổng thấy đạo hào quang chiếu diệu phát ra, tay cầm cây gậy coi đẹp lắm. Cây gậy của ổng quảy cái bầu, bên mình ổng mang cái bị, mặc bộ đồ Ngọc Hoàng Thượng Ðế, nắm ngang cây gậy trên tay thành cái đòn cân, ổng kéo cái bầu ra thành hai cái giá cân, ổng kéo cái bị ra thành trái cân. Ba món báu ấy hiệp lại thành cây Cân thiêng liêng mà chính mình đã thấy ổng nơi Linh Tiêu Ðiện. Không còn ai xa lạ nữa, cũng là Ðại Từ Phụ nhưng thiên biến vạn hóa của ổng mà tạo ra CKVT vậy." TNHT: Lão để mắt coi cái công bình phàm của chư Hiền hữu giữa Tòa Tam giáo là dường nào. Lão lại còn lấy Công bình thiêng liêng mà để phương cho mỗi vị tội nhơn cải lỗi lấy mình, ấy là thể lòng từ bi của Ðức Chí Tôn. CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ. TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Công cán功幹
A: Merit. P: Mérite. Công: Nỗi vất vả làm nên công việc. Cán: gánh vác. Công cán là công sức đứng ra gánh vác công việc. TNHT: Ðặng đến nơi khởi hành mà phục hồi công cán. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Công chánh公正
A: Just and right. P: Juste et droit. Công: Ngay thẳng, không thiên vị. Chánh: ngay thẳng, không tà vạy. Công chánh là công bình và chánh trực. "Cây cờ cứu khổ của Ðạo Cao Ðài là Thương yêu và Công chánh. Phải thực hiện được hai điều ấy thì hòa bình và hạnh phúc mới đến với chúng ta được. Ấy vậy, hiện giờ nhơn loại đang kiếm gì? - Kiếm cân Công chánh, kiếm luật thương yêu. - Kiếm ở đâu? Luật thương yêu ấy, Chí Tôn đã ban bố mà nhơn loại chưa tìm được. Nhơn loại đang khao khát mà chớ! Quyền công chánh thì do nơi luật thương yêu mà có. Quyền công chánh nơi mặt thế gian nầy không có, dầu trong tay đế quyền hay dân quyền cũng không có. Ðức Chí Tôn Ngài đến, do tay Ngài ký một Hòa Ước với một sắc dân nô lệ, sắc dân hèn mọn, đặng Ngài năn nỉ xin cho đặng hai điều trọng yếu làm cho nhơn loại đặng sống tồn tại là: Luật Thương yêu và Quyền Công chánh. Ngài đã ký, đã hứa với Thánh thể của Ngài, tức nhiên là cả quốc dân nầy, đặng tạo ra hình ảnh Luật Thương yêu. Nếu cả quốc dân VN lấy Quyền Công chánh làm thành tướng ra, rồi Ngài sẽ lấy tướng diện của nó làm món thuốc cứu sanh mạng của nhơn loại đó vậy." (TÐ ÐPHP) TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.
Công chúng公眾
A: The public P: Le public. Công: Chung. Chúng: nhiều người. Công chúng là tất cả mọi người trong một vùng, trong một nước. TNHT: Vì cái gương Ðạo mà đem chiếu ra giữa công chúng, nếu gương trong thì tỏ rạng, còn gương lờ thì sao? TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Công cô公姑
A: Father-in-law and Mother-in-law. P: Beau père et Belle mère. Công: Cha chồng. Cô: mẹ chồng hay mẹ vợ. Công cô là cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ. KSH: Không kiêng chồng, khi dể công cô. KSH: Kinh Sám Hối.
Công cử公舉
A: Public election. P: Élection publique. Công: Chung. Cử: tuyển chọn bầu lên. Công cử là nhiều người họp lại, lựa chọn người có tài đức bầu lên để giữ một nhiệm vụ cao trọng hơn. Theo Pháp Chánh Truyền của Ðạo Cao Ðài, Luật Công cử Chức sắc CTÐ Nam phái và Nữ phái như sau: 1. Ðầu Sư muốn lên Chưởng Pháp thì nhờ ba vị công cử nhau.
2. Phối Sư muốn lên Ðầu Sư thì 36 vị công cử.
3. Giáo Sư muốn lên Phối Sư thì 72 vị kia xúm nhau công cử.
4. Giáo Hữu muốn lên Giáo Sư thì nhờ 3000 vị kia xúm nhau công cử.
5. Lễ Sanh muốn lên Giáo Hữu thì nhờ cả Lễ Sanh xúm nhau công cử.
6. Môn đệ muốn lên Lễ Sanh thì nhờ cả môn đệ xúm nhau công cử. Kỳ dư Thầy giáng cơ cho người nào mới khỏi luật ấy mà thôi.
· CG PCT: Chức Chánh Trị Sự thì nhờ cả Phó Trị Sự và Thông Sự xúm nhau công cử. 7. Còn Giáo Tông thì hai phẩm Chưởng Pháp và Ðầu Sư tranh đặng, song phải chịu cho toàn môn đệ công cử mới đặng. Kỳ dư Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật ấy.
CTÐ: Cửu Trùng Ðài. CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.
Công đồng公同
A: In common. P: En commun. Công: Chung. Ðồng: cùng. Công đồng là cùng chung nhau. Công đồng chư Chức sắc: Cùng chung với các Chức sắc. Hội Công Ðồng: Theo Tân Luật, CTÐ có lập ra Hội Công Ðồng để xét xử các Chức sắc CTÐ phạm pháp. Hội Công Ðồng được xem là Ban Kỷ Luật hay Tòa Án Nội bộ của CTÐ. Ðiều thứ 27 của Tân Luật: Như phạm trọng tội hay là tái phạm thì phải đệ lên Hội Công Ðồng phán đoán. Hội ấy, một vị Ðầu Sư hay là Phối Sư phái mình làm đầu và có hai vị Chức sắc hai phái kia nghị án. Hội nầy được quyền trục xuất. (Xem chi tiết: Hội Công Ðồng, vần H) CTÐ: Cửu Trùng Ðài.
Công đức功德
A: Merit and virtue. P: Mérite et vertu. Công: Nỗi vất vả làm nên công việc. Ðức: những việc làm hợp lòng người, thuận đạo Trời. Công đức là chỉ tất cả những việc làm có tính cách giúp đời, giúp người, không cầu danh lợi, dù việc nhỏ hay việc lớn. Công đức cũng được định nghĩa là Công phu và đức hạnh. Tự mình ra sức làm điều lành là Công, nết na chứa trong mình, lòng dạ mình mộ điều lành là Ðức. Việc tụng kinh, bố thí đều có Công đức. Ðó là định nghĩa một cách tổng quát và thông thường. Nhưng, theo Phật giáo Thiền Tông, trong Pháp Bảo Ðàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng có giảng giải về hai chữ Công đức một cách đặc biệt thuộc về Thượng thừa, tu đốn ngộ kiến tánh thành Phật, giải thoát khỏi luân hồi. Xin chép ra sau đây: "Khi Ðức Ðạt Ma Tổ Sư được rước vào Kim Lăng, vua Lương Võ Ðế hỏi rằng: - Từ khi lên ngôi, trẫm cất chùa, chép kinh, độ tăng không xiết kể, thế có Công đức chăng? Tổ Sư nói: - Các việc làm ấy thiệt không có Công đức. Vua Lương Võ Ðế hỏi: - Bởi sao không có Công đức? - Ấy chỉ là cái Tiểu quả của cõi Trời và cõi người mà thôi. Chính là cái nhân hữu lậu cũng như bóng theo hình, tuy có mà chẳng phải thật. Vua Võ Ðế hỏi: - Thế nào mới thiệt là Công đức? - Cái trí thiệt sạch toàn sáng, huyền vi; cái tánh thể tự nhiên, trống không vắng lặng. Ấy là Công đức. Công đức ở nơi bổn tánh mình chớ chẳng phải cầu nơi công nghiệp thế gian. Tổ Sư lại nói: - Thấy tánh là Công, giữ lòng bình đẳng là Ðức. Niệm niệm tâm không ngưng trệ, thường thấy bổn tánh, động tịnh tự nhiên, diệu dụng chơn thật, ấy gọi là Công đức. Bên trong giữ lòng khiêm hạ là Công, bên ngoài hành động theo lễ là Ðức. Tánh mình lập ra muôn pháp (sự lý, muôn vật) là Công, tâm thể lìa niệm là Ðức. Chẳng lìa tánh mình là Công, ứng dụng không nhiễm trần là Ðức. Muốn tìm cái Công đức pháp thân thì phải y theo đây mà tu hành. Thế mới thiệt có Công đức. Người tu Công đức thì lòng chẳng nên khinh dể người, mà phải thường cung kính khắp cả nhơn vật. Nếu lòng thường khinh dể người thì bổn ngã của ta chẳng dứt, tức là mình không có Công. Tánh mình giả dối không chơn thật tức là mình không có Ðức. Bởi bổn ngã của ta tự đại, nên thường khinh dể cả thảy nhơn vật. Chư Thiện tri thức, niệm niệm thấy tánh không rời là Công, lòng giữ công bình chánh trực là Ðức. Tự giồi tánh mình là Công, tự trau thân mình là Ðức. Chư Thiện tri thức, Công đức phải thấy trong tánh mình, chớ chẳng phải tìm ở chỗ cúng dường và bố thí (làm phước). Bởi vậy, Phước đức với Công đức khác nhau. Vua Võ Ðế không biết chơn lý, chớ chẳng phải Tổ Sư của ta lầm." "GIẢI: Pháp thân: Tiếng Phạn là Dharma-Kaya, là cái pháp tánh thanh tịnh, gồm cả thảy các Công đức tự tại. Ấy là tánh đức căn bản của bực Phật đã chứng quả Niết Bàn. Lòng bình đẳng: tức là tâm như như. Ðối với cả thảy các Pháp, cả thảy chúng sanh đều xem đồng một thể, không thấy có tướng cao thấp và khác nhau. Tánh mình lập ra muôn pháp: nghĩa là tánh mình có đủ ba đức lớn là: Giải, Tín, và Hành. Ba đức ấy vẫn tự tại mà biến hiện ra muôn vàn công đức, dựng nên tất cả sự vật, tạo ra tất cả lý thuyết. Cái nguyên lý tạo hóa gốc ở tại bổn tánh của mình. Bổn tánh con người có cái quyền lực thiêng liêng vi diệu vô cùng: Khi tịnh thì thâu thập sức thiêng liêng của vũ trụ, lúc động lại ứng hóa khắp cả càn khôn. Thế thì bổn tánh mình năng tịnh năng động, tự tại vô ngại, muốn tịnh cũng đặng, muốn động cũng đặng. Tịnh tức là Thanh tịnh pháp thân, động tức là thiên bá ức Hóa thân."
Công hầu vương bá公侯王伯
A: High mandarin. P: Haut mandarin. Công: Tước quan lớn nơi triều đình. Hầu: tước Hầu. Vương: tước Vương. Bá: tước Bá của triều đình quân chủ thời xưa. Thuở xưa, vua đặt ra 5 tước: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam để phong tước cho những người có công lớn với triều đình. Còn tước Vương thì đứng trên 5 tước nầy. Công Hầu Vương Bá là chỉ những tước quan đại thần lớn nhứt trong triều đình, có quyền hành lớn, sự nghiệp lớn. TNHT: Tây Ninh tu luyện động Linh sơn, Chẳng quản mùi trần thiệt với hơn. Trăm đắng ngàn cay đành một kiếp, Công Hầu Vương Bá dám đâu hơn. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Công khanh公卿
A: Great mandarin. P: Grand mandarin. Công: Tước quan lớn nơi triều đình. Khanh: chức quan lớn trong triều đình thời xưa như: Chánh Khanh, Thiếu Khanh. Công Khanh là chỉ chức quan đại thần trong triều đình. TNHT: Chẳng kể công khanh bỏ ấn quan. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Công kích攻擊
A: To attack. P: Attaquer. Công: Chỉ trích, đánh phá. Kích: đánh, bài bác. Công kích là tấn công bằng sự bài bác chê bai.
Công linhA: Merit. P: Mérite. Công: Nỗi vất vả làm nên công việc. Công linh đồng nghĩa Công lênh, Công lao. Công linh là nỗi vất vả làm nên việc. TNHT: Có biết thạnh suy mà chưa chịu biết để công linh đào tạo thời thế, đặng dìu dắt chúng sanh cho kịp buổi. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Công nghệ工藝
A: Industry. P: Industrie. Công: Kỹ nghệ sản xuất. Nghệ: nghề nghiệp, kỹ năng làm việc đòi hỏi sự khéo léo và thông thạo. Công nghệ là tất cả ngành sản xuất vật dụng, hàng hóa bằng thủ công hay máy móc. TNHT: Làm vua, làm thầy, làm công nghệ, làm đạo sĩ, cũng cần phải có cái chí lớn mới mong thành tựu được. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Công nghiệpCó hai trường hợp: * Trường hợp 1 Công nghiệp 功業
A: Work and merit. P: Oeuvre et mérite. Công: Nỗi vất vả làm nên công việc. Nghiệp: sự nghiệp. Công nghiệp là công lao và sự nghiệp. TNHT: - Công nghiệp dồi dào, âm chất đủ. - Ðộ chúng cứu đời công nghiệp để. * Trường hợp 2 Công nghiệp 工業
A: Industry. P: Industrie. Công: Kỹ nghệ sản xuất. Nghiệp: nghề nghiệp. Công nghiệp là các nghề nghiệp chế tạo đồ dùng hay hàng hóa bằng tay hay bằng máy móc. Trường hợp nầy, Công nghiệp đồng nghĩa Công nghệ. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Công phu - Công quả - Công trình功夫 - 功果 -
功程
Công: Nỗi vất vả làm nên công việc. Phu: làm việc vất vả. Quả: kết quả của việc làm có ảnh hưởng đến phẩm vị nơi cõi thiêng liêng. Trình: cách thức làm việc. Công phu, Công quả, Công trình, nhập lại gọi chung là Tam Công. Tam Công nằm trong phần Lập Công của Tam Lập. Tam Lập gồm: Lập Ðức, Lập Công và Lập Ngôn. 1. Công phu: Phần Công phu gồm hai việc: · Học tập kinh sách để thông hiểu Giáo lý và Luật pháp của Ðạo.
· Cúng Ðức Chí Tôn vào Tứ thời: Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu.
a. Học tập kinh sách Ðạo: · Kinh thì có Kinh Thiên Ðạo và Thế Ðạo (Tân Kinh).
· Luật thì có Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Bát Ðạo Nghị Ðịnh, Ðạo Luật năm Mậu Dần, Luật Hội Thánh.
· Giáo lý thì có các sách: TNHT, Thánh Ngôn Sưu tập, Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp, Giáo lý của Tiếp Pháp Trương Văn Tràng, Thiên Ðạo của Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, Chánh Trị Ðạo của Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, vv . . .
.
Việc học tập kinh sách có mục đích mở mang thể Trí của tín đồ. b. Cúng Ðức Chí Tôn vào tứ thời: Chúng ta cố gắng cúng Ðức Chí Tôn nơi Thiên bàn tại nhà chúng ta vào Tứ thời: thời Tý lúc 12 giờ khuya, thời Mẹo lúc 6 giờ sáng, thời Ngọ lúc 12 giờ trưa, thời Dậu lúc 6 giờ tối. Việc Tứ thời Công phu nầy rất quan trọng, vì lúc đó chơn thần chúng ta hấp thụ thanh điển của Trời. Ðức Quan Âm Bồ Tát giáng cơ nói rằng: "Các em phải lo cúng kiếng thường: - Một là tập cho chơn thần gần gũi các Ðấng thiêng liêng cho đặng sáng lạn. - Hai là cầu khẩn với Ðức Ðại Từ Bi tha thứ tội tình cho các em và cả chúng sanh. - Ba là có tế lễ thì tâm phải có cảm, cảm rồi mới ứng là lẽ tự nhiên. - Bốn là tâm có cảm thì lòng bác ái mới mở rộng, mà nhứt là khiếu lương tri lương năng của các em nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ. Các em nhớ à!" (TNHT) Thất Nương DTC cũng có viết: "Lễ bái thường hành tâm Ðạo khởi." Như vậy, việc công phu hằng ngày giúp cho người tín đồ mở được Trí huệ, tức là cái trí càng ngày càng thêm sáng suốt. 2. Công quả: Tất cả những việc làm giúp người giúp đời, phụng sự Ðạo, phụng sự nhơn sanh, dù phạm vi nhỏ hay lớn, đều gọi là công quả, vì những công việc nầy tạo ra một kết quả tốt đẹp nơi cõi thiêng liêng. Công quả muốn được chánh danh và đúng ý nghĩa của nó thì phải là công quả phát xuất từ lòng tự nguyện tự giác, thiết tha với nó, xem nó là mục đích của đời mình. Muốn lập Công quả được mỹ mãn thì tự bản thân của người tín đồ phải rèn luyện hai điều sau đây: - Thứ nhứt là phải lo học hỏi đạo lý cho thông suốt để có đủ khả năng dẫn dắt người chưa hiểu Ðạo vào đường đạo đức như mình. Ðó là tự giác nhi giác tha, tức là mình tự giác ngộ trước rồi sau mới giác ngộ người. - Thứ nhì là phải giữ gìn sức khỏe cho cường tráng để làm điều thiện, phụng sự nhơn sanh. Nếu sức khỏe mình không tốt, đau ốm liên miên thì mong chi phụng sự người khác, mà trái lại người khác phụng sự lại mình, mình mất hết công quả mà lại còn mang nợ nữa là đàng khác. Mỗi người tùy theo khả năng chuyên môn mà làm công quả. Trong Ðạo, biết bao nhiêu công việc, đủ mọi ngành nghề, từ việc làm bằng sức lao động đến việc làm bằng trí não. Ðức Chí Tôn hằng dạy rằng: "Vậy Thầy khuyên các con, đứa nào có trí lực bao nhiêu, khá đem ra mà thi thố, chớ đừng sụt sè theo thói nữ nhi, vậy cũng uổng cái điểm linh quang của Thầy ban cho các con lắm." (TNHT) Ðức Chí Tôn cũng đã hứa: "Bao nhiêu công quả bấy nhiêu phần. Ðức Chí Tôn đại khai ân xá, mở Ðạo kỳ ba nầy là lập một trường thi công quả cho nhơn sanh đắc đạo. Thầy nói cho các con biết, nếu công quả chưa đủ, nhân sự chưa xong, thì không thể nào các con luyện thành đặng đâu mà mong, Vậy muốn đắc quả thì chỉ có một điều phổ độ chúng sanh mà thôi. Như không làm đặng thế nầy thì tìm cách khác mà làm âm chất, thì cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng có thể đạt địa vị tối cao." (TNHT) Làm công quả phụng sự nhơn sanh là thể hiện đức tánh Từ Bi Bác Ái. Càng làm công quả thì thể Bi trong mỗi người chúng ta càng phát triển, và phải tiếp tục làm cho nó phát triển mãi, để cuối cùng hòa nhập được vào khối thương yêu vô tận của Ðức Chí Tôn. 3. Công trình: Công trình là việc lập hạnh tu hành, bao gồm việc gìn giữ giới luật như: Ngũ Giới Cấm, Tứ Ðại Ðiều Qui, Thế Luật, việc ăn chay kỳ hay ăn chay trường. Việc lập hạnh đòi hỏi người tu phải có ý chí mạnh mẽ, hùng dũng mới thắng nỗi những sự yếu hèn và ham muốn của thể xác, do lục dục và thất tình xúi giục gây ra. Thể xác lúc nào cũng muốn tự tung tự tác, sung sướng thoải mái, chớ đâu chịu bó mình trong Giới luật. Do đó, việc lập hạnh tu hành là thể hiện cái Dũng của con người. Cần phải dũng cảm chiến thắng sự đòi hỏi buông lung của thể xác. Không có chiến thắng nào vẻ vang hơn chiến thắng được dục vọng của mình. Tóm lại: · Công quả là thể hiện đức BI,
· Công phu là thể hiện đức TRÍ,
· Công trình là thể hiện đức DŨNG.
Tam Công: Công phu, Công quả, Công trình, liên hệ mật thiết nhau, quan trọng như nhau, giống như Bi, Trí, Dũng, không thể tách rời, không thể bỏ sót phần nào được, mà phải phát triển song song nhau thì sự tiến hóa tâm linh mới nhanh chóng và mau đắc quả. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Công tham Thái cực功參太極
Công: Nỗi vất vả làm nên công việc. Tham: góp mặt, tham dự vào. Thái cực: ngôi của Ðức Chí Tôn. Công tham Thái cực là một câu kinh trong bài Kinh Phật giáo, nói về quyền pháp của Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật, nghĩa là: Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật góp công cùng Ðức Chí Tôn. Ðức Chí Tôn nắm cơ Tạo hóa, Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật nắm cơ giáo hóa, góp công cùng Ðức Chí Tôn trong việc giáo hóa nhơn sanh.
Công toại thân thoái功遂身退
A: To retire after meritorious service. P: Se retirer après le service méritoire. Công: Nỗi vất vả làm nên công việc. Toại: thỏa lòng. Thân: thân mình. Thoái: rút lui. Công toại thân thoái là nói về việc dựng nước hay bảo vệ đất nước đã thành công mỹ mãn rồi thì tấm thân phải rút lui khỏi vòng danh lợi để bảo toàn tánh mạng. Phàm khi công việc đã thành tựu, danh đã toại, hưởng được vinh hiển tột bực rồi thì chắc chắn sẽ có người đố kỵ, ganh ghét; còn bản thân người đó thì cậy công cậy tài, sanh ra kiêu căng, rồi lại thích hưởng thụ vật chất, tạo ra những việc sai trái, mất đạo đức, làm cho thân danh càng lúc càng suy đồi, và có thể bị bắt tội và bị giết chết. Cho nên trong sách Ðạo Ðức Kinh, Ðức Lão Tử có viết rằng: "Công toại thân thoái, Thiên chi Ðạo." Nghĩa là: Khi công việc đã hoàn toàn thỏa mãn thì nên lui thân, đó là đạo Trời. Thói thường của con người thì: Ðặng chim bẻ ná, đặng cá quên nơm, qua sông phụ sóng, thỏ hết thì làm thịt chó săn. Xem lại các điển tích cũ, biết bao anh hùng hào kiệt, công toại rồi mà thân không chịu thoái như: Ngũ Tử Tư, Văn Chủng, Hàn Tín, . . . hưởng đặng phú quí chẳng đặng bao lâu thì bị vua giết chết một cách không chánh đáng. Chỉ có hai nhân vật duy nhất thực hành câu "Công toại thân thoái" là Phạm Lãi và Trương Lương. ■ Phạm Lãi là một danh tướng của Việt Vương Câu Tiễn thời Xuân Thu. Phạm Lãi cùng với Văn Chủng phò Việt Vương phục hưng nước Việt, đánh bại được Ngô Vương Phù Sai, rửa được cái nhục mất nước thuở trước. Phạm Lãi biết Việt Vương là người hẹp hòi, không thể hưởng chung phú quí, nên sau khi thành công, tiêu diệt được Ngô Vương Phù Sai, Phạm Lãi rút lui, lặng lẽ bỏ đi vào Ngũ Hồ, chu du sơn thủy, trong sự luyến tiếc của mọi người. Phạm Lãi có viết thư cho Văn Chủng, khuyên Văn Chủng nên rút lui, đừng luyến tiếc công danh, nhưng Văn Chủng không nghe, cuối cùng bị Việt Vương giết chết. ■ Trương Lương là người nước Hàn, làm Quân Sư cho Lưu Bang, đánh thắng nước Tần, tiêu diệt Hạng Võ, tóm thâu giang sơn vào tay nhà Hán. Khi công việc đã thành công, Lưu Bang lên ngôi Hán Cao Tổ Hoàng Ðế, mở ra nhà Hán, thì Trương Lương cáo bịnh, xin từ quan, trả ấn phong Hầu, lên non tìm Xích Tòng Tử tu Tiên. Còn Hàn Tín, vì mến chuộng công danh, muốn hưởng phú quí, không noi gương Trương Lương, cuối cùng bị tước hết binh quyền, bị vu làm phản, rồi bị Lữ Hậu giết chết.
Công truyền - Tâm truyền公傳 - 心傳
A: Exoterism - Esoterism. P: Exotérisme - Ésotérisme. Công: Chung. Truyền: trao lại cho người khác. Tâm: cái tâm của con người. ■ Công truyền là truyền bá một cách công khai, rộng rãi cho mọi người đều biết và theo về. ■ Tâm truyền là truyền vào tâm, thầy trực tiếp truyền thẳng Bí pháp luyện đạo vào tâm của đệ tử, không cho một người thứ ba biết được. Do đó, Tâm truyền còn được gọi là Bí pháp Tâm truyền, chỉ có thầy và trò biết được mà thôi. Công truyền là về phần Thể pháp của Ðạo. Tâm truyền là về phần Bí pháp của Ðạo. Bất cứ một nền tôn giáo nào cũng đều phải có hai phần: Công truyền và Tâm truyền, tức là Thể pháp và Bí pháp. - Phần Công truyền là phần phổ thông giáo lý, độ người bước đầu vào Ðạo, nên phải dùng âm thanh sắc tướng, có áo rộng mão cao, tước phẩm Chức sắc làm cho vẻ vang trật tự, để truyền bá độ đời một cách mau lẹ, hướng dẫn nhơn sanh tu phần Nhơn đạo cho có căn bản, và thực hành Tam Lập: Lập đức, Lập công và Lập ngôn. - Phần Tâm truyền thì lựa chọn những đệ tử đã có đủ Tam Lập, đạo tâm kiên cố, quyết tu giải thoát, để truyền cho Bí pháp Luyện đạo. Ðó là phần tu luyện, phần cuối của con đường tu, để đắc thành Tiên, Phật, giải thoát khỏi luân hồi. Pháp môn nầy trực tiếp đi vào tâm, bỏ hết các hình thức hữu vi sắc tướng, tu tập Thiền định, hồi quang phản chiếu, luyện Tam bửu: Tinh, Khí, Thần hiệp nhứt, đắc đạo tại thế. Pháp môn luyện đạo nầy rất khó luyện tập, đòi hỏi người thầy lúc nào cũng phải chăm nom dẫn dắt đệ tử từ bước một, vì nếu luyện sai thì rất nguy hiểm cho tánh mạng. Phần Bí pháp tâm truyền hành công tu luyện được thực hành trong Tịnh Thất.
Công viên quả mãn功圓果滿
Công: Nỗi vất vả làm nên công việc. Viên: tròn. Quả: kết quả. Mãn: đầy đủ. Công viên quả mãn tức là Công quả viên mãn, nghĩa là công quả trong kiếp sanh đã đầy đủ. Công quả nầy sẽ giúp cho linh hồn tạo được ngôi vị cao trọng nơi cõi thiêng liêng. Khi nắp quan tài đậy lại thì mới chấm dứt một kiếp sanh nơi cõi trần, lúc đó tổng kết phần công quả có được viên mãn hay không. Ngày thoát xác, linh hồn chỉ đem về trình nơi Ngọc Hư Cung những cái công quả thực hiện được và những tội lỗi vấp phải. Cây Cân Công bình thiêng liêng của Ðức Chí Tôn sẽ so sánh Công và Tội mà định vị cho linh hồn.
CỐNGCống cao ngã mạn貢高我慢
A: To be proud and to despise. P: S'énorgueillir et mépriser. Cống: dâng lên. Cao: trên cao. Ngã: ta. Mạn: tiếng Phạn là Manô nghĩa là kiêu ngạo, khoe mình. Cống cao là tự cao tự đại. Ngã mạn là kiêu ngạo, tự cho mình tài giỏi hơn kẻ khác mà tỏ ra khinh người. Người học Ðạo mà có lòng cống cao ngã mạn thì không học được với các bạn Ðạo, lại mê chấp thành ra phải chịu mê dốt, đôi khi còn phá giới nữa, mong chi tiến hóa được.
CỘNGCỘNGCỘNG: 共 Hiệp lại.
Cộng đồng quyền lợi共同權利
A: Community of interests. P: Communauté des intérêts. Cộng: Hiệp lại. Ðồng: cùng chung. Quyền lợi: quyền được hưởng những lợi ích về vật chất và tinh thần. Cộng đồng quyền lợi là cùng chung làm việc với nhau và cùng phân chia quyền lợi đồng đều như nhau. Cộng đồng quyền lợi chỉ được thực hiện đúng nghĩa trong một xã hội đại đồng. TNHT: Giáo lý của Thầy có mục đích dạy dỗ các con hòa hợp nhau trong sự sống chung cộng đồng quyền lợi và sanh hoạt. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cộng hòa共和
A: Union and peace. P: Union et paix. Cộng: Hiệp lại. Hòa: hòa bình, êm thuận với nhau. Cộng hòa là chung hiệp và êm thuận với nhau. TÐ ÐPHP: Thầy dùng: Phép là lương tâm, quyền là tình ái, mà làm cho cả nhơn loại thấy rõ mặt Thầy, hầu nhìn lẫn nhau trong Thánh đức của Thầy mà cộng yêu hòa ái. Cộng hòa! Cộng hoà! Ấy là hai lời châu ngọc của Thầy để vào lòng mỗi người. Mình biết cộng hòa mới làm cho xã hội quốc dân cộng hòa, rồi làm gương rực rỡ quang minh mà truyền bá cả tư tưởng cao thượng ấy ra khắp hoàn cầu, cho cả nhơn loại đặng cộng hòa, đại đồng thế giới. TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.
CƠCƠ1. CƠ: 機
Cái máy, sự xây chuyển như cái máy. 2. CƠ: 饑
Ðói, mất mùa lúa. 3. CƠ: 基 Nền tảng.
Cơ bút
I. Ðịnh nghĩa cơ bút:機筆
A: The apparatus in a spiritual seance: The "Corbeille à bec". P: L'appareil dans une séance spirituelle: La Corbeille à bec. Cơ: Cái máy, sự xây chuyển như cái máy. Bút: cây viết. ■ Cơ bút là dụng cụ dùng để thông công với các Ðấng thiêng liêng. Cây cơ gồm một cái giỏ đan bằng tre hay mây, có phủ một lớp giấy và bên ngoài bọc vải vàng, một cái cán dài bằng gỗ xuyên qua miệng giỏ, đầu cán có chạm hình đầu chim loan, dưới cổ chim loan gắn một cọng mây dùng làm bút viết chữ trên mặt bàn. Cơ để cầu chư Thần, Thánh, Tiên, Phật thì gọi là Ngọc cơ, hay Tiểu Ngọc cơ. Cơ để cầu Ðức Chí Tôn hay Ðức Phật Mẫu thì phải làm cở lớn hơn và gọi là Ðại Ngọc cơ. ■ Danh từ Cơ Bút còn có nghĩa là: Phò cơ và Chấp bút. Phò cơ là cầu một Ðấng thiêng liêng giáng điển xuống làm Ngọc cơ chuyển động viết ra chữ, tạo thành một bài văn hay bài thi dạy Ðạo. Hai vị phò cơ được gọi là đồng tử, ngồi hai bên giỏ cơ, mỗi người dùng hai bàn tay cầm miệng giỏ cơ, nâng lên. Khi Ðấng thiêng liêng giáng điển xuống làm tay đồng tử đẩy Ngọc cơ quay tròn, cây bút bằng mây ở đầu cán cơ chạm mặt bàn, viết ra chữ bóng. Ðộc giả nhìn theo nét chữ bóng mà đọc cho vị điển ký chép vào giấy. Còn chấp bút thì chỉ có một đồng tử ngồi trước bàn viết, tay cầm sẵn cây bút chì. Khi Ðấng thiêng liêng giáng thì cánh tay cầm bút của đồng tử chuyển động và viết ra chữ trên mảnh giấy trắng. TNHT: Kẻ phò cơ chấp bút cũng như tướng soái của Thầy để truyền Ðạo cho thiên hạ. Các con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm thường. Trong Cơ bút, đồng tử được gọi là Phò cơ hay Phò loan (vì đầu Ngọc cơ có hình chim loan), đồng tử đóng vai trò rất quan trọng. Ðồng tử phải là người có đặc khiếu xuất chơn thần ra khỏi thể xác, để lên hầu các Ðấng Tiên, Phật nghe dạy bảo bằng sự chuyển di tư tưởng từ các Ðấng qua đồng tử, rồi nhờ linh điển của các Ðấng giáng vào đồng tử, hiệp với nhơn điển của đồng tử, làm cánh tay đồng tử chuyển động, đẩy Ngọc cơ quay tròn rồi viết ra chữ bóng trên mặt bàn. Có hai trường hợp về đồng tử: Ðồng mê và Ðồng tỉnh. ■ Ðồng mê (đồng tử mê) thì chơn thần của đồng tử xuất trọn vẹn khỏi thể xác, tiếp được rõ ràng tư tưởng của các Ðấng, và các Ðấng xuống điển giúp chơn thần đồng tử điều khiển hai cánh tay viết ra chữ, tạo thành bài văn hay bài thi tuyệt diệu, ý nghĩa cao siêu, nhưng sau khi mãn đàn cầu cơ, chơn thần của đồng tử rất mệt mỏi. Trường hợp nầy bài văn hoàn toàn do các Ðấng điều động viết ra. ■ Ðồng tỉnh thì chơn thần xuất ra khỏi xác, tiếp luồng tư tưởng của các Ðấng, rồi chơn thần đồng tử tự điều khiển cánh tay viết ra tư tưởng ấy. Trường hợp nầy, tư tưởng là của các Ðấng, nhưng chơn thần của đồng tử tạo thành câu văn diễn đạt tư tưởng ấy và viết ra, nên bài văn không trọn vẹn trăm phần trăm là của các Ðấng, nhưng sau khi xong đàn cơ thì chơn thần của đồng tử không mệt, và nhờ vậy đồng tử có thể phò cơ liên tiếp nhiều đàn cơ trong một đêm. Trường hợp đồng tỉnh, Ðức Chí Tôn hay các Ðấng thiêng liêng lựa chọn đồng tử rất cẩn thận vì chơn thần của đồng tử viết thành văn tư tưởng của các Ðấng. Chỉ người nào có chơn thần trong sáng, đạo tâm vững vàng, tư tưởng trong sạch thì mới được chọn làm đồng tỉnh, mới viết ra đúng tư tưởng của các Ðấng thiêng liêng. Ðể sự chuyển di tư tưởng được hoàn hảo,các Ðấng dùng lối Giáng tâm hay Giáng thủ tùy theo đặc khiếu của đồng tử. ■ Giáng tâm là chuyển di tư tưởng của các Ðấng thẳng vào tâm của đồng tử, nên đồng tử tuy chưa viết ra mà thần trí biết trước những lời sắp viết ra. ■ Giáng thủ là các Ðấng giáng điển vào tay của đồng tử và điều khiển cánh tay viết ra, đồng tử không biết chi hết. Lập Ðạo Cao Ðài, Ðức Chí Tôn dùng đồng tỉnh mới tiện cơ Phổ Ðộ. "Hồi trước còn ngu xuẩn, kẻ phò cơ không đủ tinh thần như mấy con, vậy nên mỗi khi cầu cơ lấy làm khó nhọc lắm mới được một vài lời của người khuất mặt: như đồng thật mê thì ra thi hay, song rồi đàn thì thần của nó phải si. Nếu dùng đồng mê thì Ðạo biết bao giờ phổ thông đặng." (TNHT) II. Nguồn gốc của cơ bút:Thuở đầu tiên, quí Ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang chưa biết cơ bút, chỉ biết xây bàn theo các sách Thần Linh Học từ nước Pháp truyền sang VN. Nhờ Xây bàn, quí Ngài tiếp xúc được với Thất Nương DTC, sau đó Thất Nương mới hướng dẫn quí Ngài dùng cơ bút để cầu các Ðấng thiêng liêng thì mới được tiện lợi và nhanh chóng hơn việc Xây bàn. (Xem chi tiết nơi chữ: Xây bàn, vần X) Qua thượng tuần tháng 8 năm Ất Sửu (1925), quí Ngài tiếp đặng mấy lời tiết lộ của Thất Nương về DTC: Trên hết có Cửu Thiên Nương Nương chưởng quản, dưới có chín vị Tiên cô mà Thất Nương đứng thứ bảy, cô Hớn Liên Bạch là Bát Nương. Ngài Cao Quỳnh Cư nhờ Thất Nương dạy cho cách cầu Ðấng Cửu Thiên Nương Nương. Thất Nương bảo quí Ngài phải ăn chay trước 3 ngày và phải có Ngọc cơ thì cầu Cửu Thiên Nương Nương mới được. Quí Ngài không hiểu Ngọc cơ là chi, nhờ Cô chỉ dạy. Thất Nương tả hình của Ngọc cơ, rồi dẫn giải rõ căn cội, lấy hình chùm sao Bắc đẩu tạo thành, lại dạy cách phò Ngọc cơ, rồi biểu quí Ngài mỗi người làm sẵn một bài thi mừng Ðấng Cửu Thiên Nương Nương, và sẽ cầu Nương Nương vào đêm Trung Thu. Dịp may lúc bấy giờ có Ông Phán Phan văn Tý, làm việc ở Sở Trường Tiền, vốn là bạn học cũ của Ngài Cư và ở gần nhà Ngài Cư tại đường Bourdais Sài Gòn. Ông Phán Tý qua lại chơi nhà Ngài Cư, thấy quí Ngài Cư, Tắc, Sang xây bàn cầu Tiên, được một bài văn thì lâu quá, nhưng ông chưa dám nói, mãi đến khi Ngài Cư qua nhà nói muốn cầu bằng Ngọc cơ nhưng chưa có, ông Phán Tý liền cho biết ông đang có một cây Ngọc cơ, để ông lấy cho mượn. Ông Phán Tý liền đi đến ông Âu Kích ở chùa Minh Lý đường Douamont đòi lại Ngọc cơ mà ông đã cho ông Âu Kích mượn từ lâu để thỉnh kinh. Ông Âu Kích nói: - Hiện giờ tôi chấp bút được rồi, ít khi dùng đến Ngọc cơ, xin gởi Ngọc cơ trả lại ông. Ông Phán Tý liền đem Ngọc Cơ về cho Ngài Cư mượn. Nguyên cây Ngọc cơ nầy, ông Phán Tý thỉnh ở chùa Hội Khánh ở Thủ Dầu Một. Ông Trần Hiển Vinh tu ở chùa Hội Khánh thuộc Chi Minh Thiện trong Ngũ Chi Minh đạo, có tạo ra 12 cây Ngọc cơ. Ông thân sinh của Trần Hiển Vinh là một pháp sư rất sành việc cầu cơ thỉnh Tiên. Ông Phán Tý vốn tánh hiếu kỳ, mới xin thỉnh một cây Ngọc cơ về nhà, để ngày nay có cho Ngài Cư mượn dùng. Ðúng đêm 14 tháng 8 âl năm Ất Sửu (1925), tại nhà Ngài Cư, Ngài dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa tinh khiết, đặt một cái bàn dài giữa nhà, rải hoa xung quanh, đặt 9 cái ghế mây quanh bàn, ở đầu bàn đặt một cái ghế to hơn, trước mỗi cái ghế đặt một tách trà, một ly rượu, một cái chén và đũa, trên bàn chưng trái cây và bình hoa tươi tốt, có đốt trầm để xông hương khử trược trong nhà. Ðúng giờ Tý, Ngài Cư đốt nhang đèn lên, cả thảy ba Ngài Cư, Tắc, Sang đều quì lạy khấn vái, rồi đem Ngọc cơ ra cầu. Ðây là lần cầu bằng Ngọc cơ đầu tiên. Quả có Ðấng Cửu Thiên Nương Nương giáng cơ, và sau đó lần lượt 9 vị Tiên Cô đều có giáng chào mừng quí Ngài. Khi ấy Thất Nương yêu cầu ba Ngài đờn và ngâm bài thi của mình đặng hiến lễ Nương Nương, còn Lịnh Bà và Cửu Tiên an vị ngồi nghe. Chừng nhập tiệc, Thất Nương mời ba Ngài ngồi chung vào bàn cho vui. Ba Ngài sợ thất lễ, không dám ngồi nhưng Thất Nương ép buộc nên vâng theo, đặt thêm ba cái ghế phía sau 9 cái ghế của Chín Cô, xá một xá rồi ngồi xuống. Bà Hương Hiếu, hiền nội của Ngài Cư, gắp đồ ăn chay đặt vào chén, rót rượu và nước trà đãi Lịnh Bà và Chín Cô, đãi người vô hình mà làm y như là đãi người sống vậy. Nửa giờ sau, chừng như xong tiệc, hai Ngài Cư và Tắc phò Ngọc cơ trở lại. Lịnh Nương Nương và Chín Cô giáng cơ viết lời cảm tạ, mỗi vị cho một bài thi để kỷ niệm và hứa rằng, từ đây có Ngọc cơ rồi thì rất tiện cho DTC đến dạy việc. Ðó là buổi phò Ngọc cơ đầu tiên và làm lễ gọi là Lễ Hội Yến DTC tại nhà Ngài Cao Quỳnh Cư, 134 Bourdais Sg. Từ đó về sau, quí Ngài dùng Ngọc cơ để cầu Ðức Chí Tôn và các Ðấng thiêng liêng giảng dạy Ðạo lý và chính nơi đây là nguồn gốc của cơ bút của Ðạo Cao Ðài. Như vậy, Cơ Bút của Ðạo Cao Ðài bắt nguồn từ cây Ngọc cơ của chi Minh Thiện, mà cây Ngọc cơ nầy chế tạo theo cách thức của Ðạo Minh Sư từ bên Tàu truyền sang nước ta. Ðạo Minh Sư bên Tàu đã biết cách phò cơ thỉnh Tiên, nhưng việc cầu cơ thuở đó còn rất khó khăn. Việc cầu cơ phải được thực hiện trên núi hoặc trong các ngôi chùa rất thanh tịnh và vắng vẻ. Ngọc cơ được treo lên thế nào để đầu cơ chạm nhẹ trên mặt cát khỏa bằng chứa trong thau. Khi có Tiên giáng thì cơ chuyển động và đầu cơ viết lên mặt cát một hoặc là hai ba chữ Hán. Phải cầu nhiều đêm như vậy mới được trọn một bài kinh hay một bài văn. Như vậy, việc Phò cơ trong Ðạo Cao Ðài có nguồn gốc sâu xa từ cách cầu cơ thỉnh Tiên của Ðạo Minh Sư bên Tàu truyền sang nước ta. Nhưng đến khi Ðạo Cao Ðài sử dụng cơ bút thì có chút ít biến cải tiến bộ hơn, là thay vì đầu cơ viết chữ trên mâm cát thì đầu cơ viết ra chữ bóng trên mặt bàn, và viết chữ quốc ngữ nên dễ nhìn và dễ đọc hơn. Việc viết chữ bóng không để lại dấu vết trên mặt bàn nên cơ viết rất nhanh, tạo thành một bài văn cũng rất nhanh. Còn việc Xây bàn lúc đầu có nguồn gốc từ Thần Linh Học của nước Pháp truyền sang nước ta. Thần Linh Học Pháp gọi Xây Bàn là: La Table tournante hay La Table frappante. III. Tiên cơ - Tà cơ - Nhơn cơ:Cơ bút rất huyền diệu, nhưng không phải lúc nào cũng do Tiên Phật giáng, mà đôi khi cũng có Quỉ Ma giáng, hoặc do nhơn điển của đồng tử tạo ra. Do đó, cần phải phân biệt ba trường hợp: · Tiên cơ là cơ bút do Tiên Phật giáng dạy.
· Tà cơ là cơ bút do Quỉ Ma mạo danh Tiên Phật giáng.
· Nhơn cơ là cơ bút do Nhơn điển của đồng tử tạo ra.
Thánh giáo của Ðức Chí Tôn dạy: "Giờ nầy, Thầy biện phân về cơ quan đồng tử cho công việc hản tàng tự sự. Cơ là gì? Cơ nghĩa là cái máy. Quan là gì? Quan là một trong các bộ phận của cái máy 'Thiên cơ", là mỗi phần cốt yếu của luật tuần hoàn xây chuyển đó. Vậy hai chữ Cơ Quan ứng hiện chia ra làm ba cách: · Thứ nhứt: Tiên cơ dùng huyền vi chơn lý.
· Thứ hai: Tà cơ dùng mê tín dị đoan.
· Thứ ba: Nhơn cơ dùng hữu hình thể cách.
Thầy sẽ luận giải rõ ràng, kẻo các con còn nghi ngại. Tiên cơ: dùng luật huyền vi chơn lý, là lấy sự chánh đáng để dìu dắt các con bước lần theo đường sáng suốt tấn hóa mãi lên. Tà cơ: dùng mê tín dị đoan, là lấy sự chẳng đặng chơn thật, kiếm thế cho các con quá mê theo những sự dị đoan mà phải sai lầm. Nhơn cơ: dùng hữu hình thể cách, là sự cho có hình dạng. Ðây là do các con làm ra. Các con khá nhớ, trong ba cách đều phải thọ điển cả, chớ chẳng phải không đâu. Các con nghe Thầy giải lý: Tiên cơ: Luật tiếp điển như vầy: Hễ đồng tử định chơn thần rồi thì tâm tịnh, mà hễ tâm tịnh thì minh khiếu sẽ phát lộ ra, kế tiếp chơn thần xuất hiện lên trên, rồi nối với Tiên Thiên điển, mới rọi ra thành Thánh giáo. Nên khi lập đàn, các con cần nhứt trước hết phải cho thanh tịnh, đừng khua động. Nếu động thì tâm của đồng tử, cái minh khiếu liên tiếp với Tiên Thiên điển bỗng rời ra thành thử phải dứt điển đó. Tà cơ: là vầy: Cũng phải tiếp điển nữa, nhưng vì điển Hậu Thiên quá nhiều, có một tí điển Tiên Thiên thôi. Tiên Thiên điển là Dương điển, còn Hậu Thiên điển là Âm điển. Tà thuộc Âm, nên hễ Âm điển nhiều thành ra Tà cơ đó. Nhơn cơ: cũng có điển, lúc mới tạo nên vật kiện là vầy: Khi các con muốn làm ra một món chi, thì ý muốn ấy tự trong tâm các con phát hiện ra, óc của các con nó khiến các con cử động tứ chi mà tạo thành vật ấy. Ðó cũng gọi là điển, song thật là Nhơn điển, phàm điển. Vậy Thầy đã minh giải tận tường, các con lấy đó mà suy nghiệm, chớ đừng để lòng nghi ngại như từ bấy lâu nay." IV. Phán đoán Giả Thiệt của cơ bút:Như phần trên, Thánh giáo của Ðức Chí Tôn có dạy về ba cách ứng hiện của cơ bút. Nay muốn phán đoán để phân biệt sự giả hay thiệt của cơ bút, chúng ta lấy bài Thánh giáo sau đây của Ðức Chí Tôn dạy làm tiêu chuẩn cho chơn lý. "Ðồng tử có nhiều hạng, song trong nhiều hạng đó, nên phân biệt trước hết là cái Giả và cái Thiệt. Lấy về phương diện vô hình thì các con không thể rõ đâu là Ma hay là Phật, nhưng theo phương diện hữu hình thì các con có thể rõ đặng, vì nhờ cái lý tự nhiên ở trong sự giao thiệp Thần Tiên nầy. Ðạo phải hồi rời rã là vì người học Ðạo chưa biết dụng đồng tử, cứ tưởng huyền diệu là Tiên Phật, còn không huyền diệu là Ma Quỉ. Ðiều đó rất mê tín, các con nên tránh xa. Cái huyền diệu nơi cõi vô hình là: Trả lời theo sớ, đáp đúng lời nguyện thầm. Việc ấy, chẳng những Tiên Phật có mà thôi, Quỉ Ma còn huyền diệu hơn nữa. Nhiều huyền diệu để mà chi? Ðể mà hoặc chúng mê nhơn, lợi dụng. Phần nhiều các con lại tưởng lầm rằng: Cơ huyền diệu là Tiên là Phật, nên chi các đứa ấy hễ nghe cơ bút nào huyền diệu như đã nói trên thì nó cứ tin mà lầm lũi thực hành, đó là điều mê tín. Thầy bảo các con chẳng nên bắt chước. Các con hãy tìm cái chơn lý ở trong mỗi sự hành động của Thần linh thì các con mới biết chắc Thiệt hay Giả. Trong sự tập cơ, luyện bút, thì Tiên Phật không hơn Ma Quỉ cái huyền diệu mà chỉ hơn chúng nó cái chơn lý tự nhiên mà thôi. Bởi vậy cho nên Thầy thường nhắc các con nhớ rằng: Sau khi học hỏi nơi đàn Tiên, các con cần trình diện với Lương tâm và Trí phán xét cho kỹ. Chẳng phải nghe nói lời Tiên Phật mà sợ, không phán xét, vì càng có danh hiệu cao chừng nào thì cái Giả danh càng cao chừng nấy. Mọi việc đều có Chánh có Tà. Các con là Thầy mà Thầy là các con, nhưng chỉ khác với chúng con là ngôi chánh trị của Thầy ở nơi cõi Hư Vô mà thôi. Vả chăng, người tu là miếng mồi ngon mà lũ Quỉ là đám người chực sẵn vậy. Người chực sẵn bao giờ thấy mồi ngon mà bỏ đâu, nhưng con mồi nào khỏi đặng cũng nhờ cái hay riêng của nó. Ví dụ con thỏ, cái hay của nó là sức chạy, nếu nó cụt mất một cẳng thì sẽ không còn hay nữa. Các con cũng vậy, cái hay của các con là trí khôn, để phân biệt sự chơn giả cho khỏi lầm lạc, nếu các con để mất trí khôn thì mất cái hay đó không sai. Hễ mất cái hay thì có ngày sa vào bẫy rập của lũ Quỉ Vương. Mắt phàm, nếu các con có thấy huyền diệu là thấy Giả mà thôi, cũng như vật án trước mắt, vật ấy dời đổi tùy cơ thể, tùy theo ngày giờ, nên tu phải gỡ vật ấy rồi mới được đắc huệ tâm, huệ nhãn. Cái đó mới là thiệt." V. Phân biệt Tà Chánh trong cơ bút.Một chơn linh giáng xưng Ðại Tiên. Chúng ta nên tin chăng? Tai phàm mắt tục dễ gì phân biệt giả chơn, nhưng biết chắc chánh danh không mấy cần yếu, là vì chúng ta chỉ căn cứ ở bài giáng cơ mà định giá trị chơn linh ấy. Nếu chơn linh chỉ dạy những việc tầm thường hoặc trái chơn lý, tất nhiên chúng ta đâu tin là bực Ðại Tiên. Trái lại, nếu giáng cho Ðạo lý cao siêu, có tính cách Tiên gia, tuy không bằng chứng cụ thể, song chúng ta có thể thừa nhận chơn linh ấy không phải giả danh. Giả danh chăng là các chơn linh hạ đẳng (Tà Thần Tinh Quái) giáng cơ, mượn danh lớn lao đặng dễ gạt kẻ hầu đàn nhẹ tánh. Sự nầy thường xảy ra, đến đỗi cơ bút dạy những việc hoang đường nhảm nhí mà vẫn có người tin, mặc dầu Ðức Chí Tôn có để lời ngừa trước: "Buổi Bạch Ngọc Kinh và Lôi Âm Tự lập pháp Tam Kỳ Phổ Ðộ, Quỉ vương đã phá khuấy chơn đạo, đến danh Ta nó còn mượn, duy ngai Ta nó chẳng dám ngồi. Nó lại biết Ta đến với cơ mầu nhiệm nầy, nên mượn Tam thập lục Ðộng giả làm Tam thập lục Thiên. Các tên Thần, Thánh, Tiên, Phật đều bị mạo nhận mà lập nên Tả đạo." Những nguyên tắc sau đây, ai thành thật do theo thì có thể khỏi sai lầm, hay ít ra cũng đỡ: 1. Cần phải đủ trí thông minh phán đoán và không nên có thành kiến mới có thể nhận rõ chơn giá trị của bài giáng cơ. 2. Thần Tiên bao giờ cũng dạy những việc chánh lý, đạo đức, từ bi, tuyệt nhiên không dạy việc mờ hồ, huyễn hoặc. 3. Thần Tiên chẳng khi nào khoe khoang và miệt thị ai. Lời giảng dạy bao giờ cũng thấm đầm bác ái và khí vị thanh cao. Trái lại, bài cơ bút nào có vẻ sân si, khoát nạt, có giọng bông lơn cao ngạo, bài ấy dầu phủ một lớp văn chương tuyệt diệu đi nữa, quyết không phải của Thần Tiên. 4. Chẳng nên chú trọng ở văn chương mà nên chú trọng ở lý và ý. Về văn chương, một bài của Thần Tiên giáng cơ có khi khuyết điểm là tại chỗ sơ sót của chơn thần đồng tử, vì Thần Tiên chỉ truyền tư tưởng cho chơn thần đồng tử diễn ra văn chương, chớ không dùng ngôn nhữ như người phàm. 5. Thần Tiên không thích khen ai, tặng ai. Nếu cần khuyến lệ người có công hành đạo, Thần Tiên vẫn dè dặt từng chút, thế nào cho người được khuyến lệ khỏi áy náy nếu có tính khiêm cung, hoặc không tăng vẻ tự đắc nếu có tính kiêu căng. 6. Thần Tiên dạy bảo chúng ta điều chi không bao giờ tỏ vẻ hăm he sai khiến, chỉ để chúng ta tự do suy liệu, nghe không tùy ý. Nếu thấy chúng ta chẳng biết phục thiện và chẳng nghe lời khuyên bảo thì Thần Tiên không giáng nữa.Chừng đó, tha hồ cho Tà Quái xen vào, mạo danh giả vị, dối gạt đủ điều. 7. Thần Tiên chỉ dìu dẫn chúng ta trên đường đạo đức chớ không giúp về tư danh tư lợi. 8. Khi Thần Tiên cho biết trước việc chi, thì việc ấy sớm muộn gì cũng phải xảy ra, vì Thần Tiên không bao giờ hý ngôn. 9. Thần Tiên không phải giáng để thỏa mãn tánh háo kỳ của người phàm tục, hoặc yêu cầu ai tin. Cầu hỏi những điều vô vị, hoặc muốn Thần Tiên làm việc chi linh nghiệm cho mình thấy chắc mới chịu tin, đó là không biết mảy may gì về diệu tánh bút cơ. VI. Sự lợi hại của cơ bút:Cơ bút rất quan trọng, vì cơ bút là khí cụ chủ yếu để các Ðấng thiêng liêng dạy Ðạo, xây dựng đức tin cho nhơn sanh, mà nó cũng có thể bị Quỉ Ma lợi dụng để phá Ðạo, làm cho nhơn sanh mất tín ngưỡng. Cho nên, Cơ bút lợi thì cũng rất lợi, mà hại thì cũng hại không lường được, tùy theo cách thức phán đoán Chánh Tà của người học Ðạo. Thánh giáo của Ðức Chí Tôn dạy về sự lợi hại của Cơ bút như sau: "Các con đừng thầm tính rằng nên cầu Thầy cùng chư Phật, Thánh, Tiên mà nghe Thánh giáo dạy bảo cho rõ Thiên cơ. Ấy là ở trong đó có một cái lẽ đại hại ẩn vi, nó dìu dắt các con đi sai đường lạc ngõ. Có phải vậy không các con? Vì cơ bút là cơ quan rất tối cao tối trọng, vả lại cơ bút là cơ vận chuyển theo thời thế mà tấn hóa, dìu dắt các con chung hòa như một sợi dây để buộc đàng liên ái, đúng với luật thiên nhiên đó thôi. Nền Ðạo sáng khai, Thầy tạm dùng cơ bút làm khuôn mẫu. Các con phải lãnh ảnh hưởng bên HTÐ mà hành đạo. Những sự lợi hại của Cơ bút có hai đàng là: 1. Chánh đại quang minh giáo đạo, ấy là: Thầy là các con, Tiên cơ đó. 2. Là chỗ mê muội hữu vi hữu tướng, để cho ác quỉ hung thần truyền thinh giáo đạo cho những đứa không đủ đạo đức, tức là Tà cơ và Nhơn cơ vậy." (Các bài Thánh giáo của Ðức Chí Tôn trích ở trên rút ra từ quyển sách Thiên Ðạo của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu và ông Phan Trường Mạnh) VII. Ngưng Cơ bút Phổ độ:Bài Thánh Ngôn của Ðức Chí Tôn giáng cơ ngày 1-6-1927 (Ðinh Mão) có đăng trong TNHT, theo đó thì Ðức Chí Tôn ra lịnh ngưng Cơ bút truyền Ðạo (Cơ bút Phổ độ) kể từ cuối tháng sáu năm 1927 nầy, vì Ðức Chí Tôn nhận thấy đã dạy đầy đủ giáo lý của ÐÐTKPÐ, cứ noi theo đó mà thực hành để lập cho hoàn toàn nền Ðạo, nếu kéo dài thêm nữa, e Tà quái có cơ hội xâm nhập vào Cơ bút mà khuấy phá làm rối loạn nền Ðạo. Bài Thánh Ngôn dạy ngưng Cơ bút Phổ độ, chép ra: "Còn cuối kỳ tháng 6 đây thì Thầy ngưng hết Cơ bút truyền Ðạo. Các con sẽ lấy hết Chí thành đã un đúc bấy lâu mà lần hồi lập cho hoàn toàn mối Ðạo. Nầy là mấy lời đinh ninh sau rốt, khá lưu tâm. Ai vạy tà nấy có phần riêng, cứ giữ nẻo thẳng đường ngay bước đến thang thiêng liêng chờ ngày hội hiệp cùng Thầy. Ấy là điều quí báu đó. Thầy ban ơn cho các con." Như thế, theo lịnh của Ðức Chí Tôn, Cơ bút Phổ độ phải ngưng từ cuối tháng 6 năm 1927. Như vậy, chỉ còn Cơ bút của Hội Thánh tại Tòa Thánh mà thôi. (Xem thêm: Phò cơ, vần P). VIII. Huyền diệu của cơ bút:Ðức Hộ Pháp thuyết đạo tại Ðền Thánh đêm 30-4-Tân Mão (1951) về Huyền diệu Cơ bút: [trích TÐ.ÐPHP Q.4 bài 7] Ðêm nay, Bần đạo thuyết về huyền diệu cơ bút. Cả Thánh Thể Ðức Chí Tôn, cả con cái Nam Nữ của người cũng vậy, đã biết về huyền diệu cơ bút. Nó là vấn đề mà chúng ta không thế gì lấy trí khôn tưởng tượng của chúng ta định cái chơn giả của nó đặng. Tại sao? Trong cái huyền diệu thiêng liêng ấy nó gồm cả bí mật huyền vi của cơ thể tạo đoan hữu hình và vô vi của CKVT... Ấy vậy, Bần đạo chỉ lấy cái đại cương của nó, nói cho Thánh Thể Ðức Chí Tôn và toàn cả con cái Nam Nữ của Ngài thấu đáo mảy may chút ít, đặng khỏi bị cơ bút làm cho đức tin tàn phá tiêu diệt mà chớ. Bần đạo buộc mới đây lập Thánh Lịnh định khuôn luật của cơ bút, vì có nhiều lẽ, trước đây Bần đạo khoan dung để cho cơ bút tự do. Khoan dung ấy làm cho phiền lòng Ðức Lý, cho nên Ðức Lý trách Bần đạo cầm quyền Hộ Pháp trong tay mà không định luật để cho rối loạn cơ bút. Bần đạo nói thực tại giảng đài nầy, Bần đạo thấu đáo được Thánh ý của Ðức Chí Tôn. Ổng lấy cái giả đặng lập cái thiệt, chỉ có tay Ông Trời mới làm được mà thôi, chớ không có ai làm đặng hết... Chính Bần đạo có thí nghiệm, Bần đạo có người bạn thiết ở ngoài đời, thi giỏi văn hay. Người ấy nghĩ rằng cả cơ bút trong cửa Ðạo xuất hiện ra do đầu óc của Cao Thượng Phẩm và Bần đạo. Người ấy cho rằng, văn Cao Thượng Phẩm cũng hay, chính mình Bần đạo cũng giỏi, người ấy cho rằng cả Thánh giáo ấy do Cao Thượng Phẩm và Bần đạo mà xuất hiện. Bần đạo thấy cái nghi ấy của bạn, bây giờ muốn độ bạn thì phải làm thế nào? Muốn thử giả thiệt đặng biết Ông Trời là ai, bạn làm ơn cầm cây viết đây, bạn là nhà văn, bạn muốn viết chi thì viết, còn Bần đạo sẽ dâng sớ cho Ðức Chí Tôn. Bần đạo viết một bài thi tứ tuyệt cầu xin Ðức Chí Tôn cho biết sự chơn giả các quyền năng của Ngài để độ bạn. Người bạn ấy cầm cây viết, viết ra 4 câu thi, chừng viết rồi, Bần đạo đưa 4 câu thi của Bần đạo đã viết để trong bao thơ, chừng xé ra coi họa đúng với 4 câu thi của bạn. Bần đạo chỉ cho bạn ngó thấy cái đầu óc và trí khôn của ta là khí cụ của Ðấng Chí Linh. Ðấng Chí Linh đã lấy cái giả của bạn làm cái thiệt đó vậy. Người bạn ấy tỉnh giấc lại, tự mình theo đạo, sự thật vậy. Ôi huyền diệu cơ bút! Chúng ta không thế gì tả cho được! Trong CKVT có hai ông chủ: - Ông chủ vô hình của CKVT, trên cõi TLHS, ấy là Ðấng Tạo đoan, là Ðấng Chí Linh, là Ðấng Ðại Từ Phụ. - Ông chủ thứ nhì là người, tối linh trong vạn vật, cốt yếu của Ðức Chí Tôn sanh ra loài người đặng cầm quyền vạn linh hữu hình. Bởi vậy, Tiên Nho chúng ta nhìn nhận Thiên thượng Thiên hạ. Thiên thượng là Ðức Chí Tôn, Thiên hạ là loài người. Muốn đặng thấu đáo CKVT, tinh thông vạn vật, Ðức Chí Tôn dùng cơ bút. Ngài nói rằng: Một phần của con, và một phần của Thầy hiệp nhứt mới thấu đáo CKVT, tinh thông vạn vật. Hai người chủ quyền ấy, một người về hữu hình, một vô hình hiệp lại mới làm chủ cơ thể CKVT có lạ chi? Lạ chăng là cây cơ của chúng ta đưa lên hợp lực hai quyền năng ấy, trong đó cây cơ đưa lên là lấy hai cái sống của hai Ông Chủ làm cái sống duy nhứt đặng phục vụ quyền hành thiêng liêng của Ðức Chí Tôn sử dụng mà thôi, thì nó là cây viết thiêng liêng của Ðức Chí Tôn đó vậy. Khéo, chúng ta phải khéo. Cảnh Vô vi Vô Tử Thiên, lại cũng có cảnh Hữu Tử Thiên. Chừng nào đứng địa vị Vô Tử Thiên, tánh chất của họ cao siêu, không còn phàm chất. Các Ðấng thiêng liêng còn ở trong Hữu Tử Thiên thì họ cũng như ta vậy, cũng có quân tử, tiểu nhân, cũng cá nhân cá tánh như ta vậy. Các Ðấng ấy thế nào thì ta thế đó, có nhiều hàng phẩm mà ta không luận cho cùng, cũng có kẻ thân với ta, mà cũng có kẻ thù nghịch đáo để với ta, không thế gì chúng ta hòa giải với họ đặng. Chúng ta đã ngó thấy Ðạo pháp, nếu có Phật thì có Ma, có Trời thì có Quỉ; chúng ta chịu hai cửa, một là cửa thua, hai là cửa ăn. Các chơn linh từ bậc Hữu Tử Thiên trở xuống biết bao nhiêu mà nói, họ không đáng gì là thầy ta mà họ mơ vọng dạy ta, biểu ta làm học trò họ. Ðám chơn linh đó nhứt là ở trong Ðại Hải Chúng, đệ nhứt nguy hiểm hơn hết là Kim Quang Sứ tự là Quỉ Vương. Nếu chúng ta tu, rủi như lầm nghe nó thì làm đầy tớ cho nó, làm môn sanh của nó... TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. DTC: Diêu Trì Cung. HTÐ: Hiệp Thiên Ðài. ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. TÐ.ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp. CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ. TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống.
Cơ cẩn chi tai饑饉之災
A: The misfortune of starvation. P: Le malheur de disette. Cơ: Ðói, mất mùa lúa. Cẩn: hay Cận: mất mùa rẫy. Chi: hư tự. Tai: điều thiệt hại lớn. Cơ cẩn chi tai là tai họa do mất mùa lúa và mùa rẫy, khiến dân lâm vào cảnh đói khổ. Kệ U Minh chung: Ngũ phong thập võ miễn tạo cơ cẩn chi tai. (Năm gió mười mưa miễn gây tai họa mất mùa đói khổ)
Cơ chuyển thế機轉世
A: The Body of renovation of world. P: Le corps de rénovation du monde. Cơ: Cái máy, sự xây chuyển như cái máy. Chuyển: đổi qua hình thức khác. Thế: đời. Cơ chuyển thế tức là Cơ quan chuyển thế, là cơ quan chuyển đổi cuộc đời từ xấu ra tốt, từ đồi phong bại tục ra thuần phong mỹ tục. Ðức Chí Tôn mở Ðạo Cao Ðài là lập ra một Cơ quan chuyển thế, với chủ trương Nho tông Chuyển thế, nghĩa là dùng tinh hoa giáo lý Nho giáo để dạy dỗ nhơn sanh, làm cho cuộc đời hung bạo đồi bại lần lần trở nên thuần lương đạo đức. Ðức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo về Cơ quan Chuyển thế: "Bần đạo nhớ buổi Ðức Chí Tôn mới đến tỏ danh hiệu của Ngài, Ngài hứa với các môn đệ của Ngài buổi đầu về Cơ quan Chuyển thế, làm phân vân biết bao nhà trí thức, tìm hiểu hai chữ Chuyển thế là gì? Theo Triết lý học, định nghĩa chữ Chuyển thế là xoay đổi thời đại hiển nhiên ra thời đại khác, hoặc không phù hạp, hoặc quá khuôn khổ nề nếp, nên quyết đoán thay đổi lập trường thiêng liêng vì thời đại nầy đã định. Chuyển nghĩa là sửa đổi cũ ra mới. Lấy nghĩa lý định hẳn ra, tức nhiên chúng ta nhận thấy các khuôn luật đạo đức từ trước để lại đến giờ đều bị biếm trách cả, bởi vì đời quá hung tàn bạo ngược, vô nhơn luân, tinh thần đạo đức không qui định tâm lý loài người không tương quan nhau, mất cả luật đồng sanh làm căn bản loài người, luật đồng sanh gần như bị hủy bỏ... ... ..." KNH: Cơ Chuyển thế khó khăn lắm nỗi, KNH: Kinh Nhập Hội.
Cơ Ðạo機道
A: Organization of religion. P: Organisation de la religion. Cơ: Cái máy, sự xây chuyển như cái máy. Ðạo: Tôn giáo. Cơ Ðạo là bộ máy của Ðạo, tức sự tổ chức Giáo hội của tôn giáo để hoạt động về Ðạo sự cho có hiệu quả. CG PCT: Ấy là Cơ Ðạo cổ kim hy hữu. CG PCT: Chú Giải Pháp Chánh Truyền.
Cơ ÐờiCó hai trường hợp: * Trường hợp 1: Cơ Ðời A: Organization of humain life. P: Organisation de la vie humaine. Cơ: Cái máy, sự xây chuyển như cái máy. Ðời: Cuộc đời. Cơ đời là bộ máy của đời, tức là tất cả hoạt động trong cuộc sống của con người nơi cõi trần. KNH: Mượn Thánh ân xây đổi cơ đời. * Trường hợp 2: Cơ đời A: The hunger of men. P: La faim de l'homme. Cơ: Ðói, mất mùa lúa. Ðời: cuộc đời. Cơ đời là cái đói khổ của con người nơi cõi đời. TNHT: Những là khổ cực chịu cơ đời. KNH: Kinh Nhập Hội. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cơ hàn饑寒
A: Hunger and cold. P: Faim et froid. Cơ: Ðói, mất mùa lúa. Hàn: lạnh. Cơ hàn là đói lạnh, tức là nghèo khổ không đủ ăn và rách rưới không đủ ấm. KSH: Hóa ra ngạ quỉ cơ hàn khổ thân. KSH: Kinh Sám Hối.
Cơ khảo thí機考試
A: Organ of the elminative examination. P: Organe de l'examen éliminatoire. Cơ: Cái máy, sự xây chuyển như cái máy. Khảo: tra xét. Thí: thi cử. Cơ khảo thí là cơ quan thử thách để tuyển chọn người có đầy đủ hạnh đức và công quả xứng đáng. "Có Trường thi công quả tất có Cơ Khảo thí theo phép công bình Thiên đạo. Phàm muốn đoạt thủ địa vị nơi trường thi ấy, người hành đạo phải có công lao xứng đáng và phẩm hạnh hoàn toàn. Chịu thử thách mà không sa ngã mới đáng đăng tên vào Tiên tịch. Vì lẽ công bình, Ðức Chí Tôn buộc phải để cho Quỉ Vương cám dỗ. Kẻ nào đạo hạnh kém phải sa vào cạm bẫy. Thường thường chánh tà tương khắc. Hễ Ðạo khai thì Tà khởi. Ðạo không Ma khảo, Ðạo khó thành. Ma không Ðạo khai, Ma không được dịp mở cơ thịnh vượng. Ma khảo có nhiều cách, đại khái như: 1. Mạo danh Tiên Phật, dối ban huyền diệu cốt mê hoặc người phải xa Chánh giáo.
2. Giục người thấy sắc đẹp mê sa, thấy tài vật ham muốn.
3. Hóa việc lạ lùng quái gở cho người sợ bỏ dở công phu.
4. Chiều theo sở dục của mỗi người mà cám dỗ, tức là đánh ngay chỗ yếu của con người.
5. Bày bố những khó khăn gay cấn cho người tu thối chí ngã lòng."
Ðức Chí Tôn đã cho biết trước rằng: "Chung quanh các con, dầu xa dầu gần, Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn cùng các con. Thầy hằng xúi chúng nó thừa dịp mà cắn xé các con, song trước Thầy đã cho các con một bộ thiết giáp mà chúng nó chẳng hề thấy đặng là đạo đức của các con. Ấy vậy, ráng gìn giữ bộ thiết giáp đó hoài cho đến ngày các con hội hiệp cùng Thầy." Ðường đã trải qua, chúng ta thấy rõ tu hành gặp không biết bao nhiêu trở lực. Nào là người hữu ý hay vô tình kích bác, cho đến bà con cật ruột cùng bạn thân yêu buổi trước, mà ngày nay thấy chúng ta tu hành, họ cũng đem lòng nhạo báng. Nào là kẻ gây điều khó dễ, mong phá hoại việc tu. Trong khi lập công bồi đức, chúng ta gặp nhiều nghịch cảnh: Tiền tài thiếu thốn, tật bịnh triền miên, hoặc những nỗi bất bình những điều thống khổ để khiến chúng ta ngã lòng thối bước, nếu không nhẫn nại và vững đức tin. Những chướng ngại trên đây, là sự trạng của Cơ Nghịch khảo. Lại cũng có khi chúng ta sa ngã vì sắc đẹp, vì danh vọng, vì lợi quyền; đó là những cạm bẫy dễ quyến rủ con người vào đường tội lỗi mà thất Ðạo. Ðó là Cơ Thuận Khảo. Tóm lại, Cơ Ðạo có Nghịch khảo và Thuận khảo là hai phương pháp trui rèn lòng người tu hành cho ra cao thượng. Vàng không trui lửa, ai biết vàng cao? Ngọc chẳng giồi mài, ai hay ngọc quí? Chúng ta tin chắc rằng mỗi lần bị khảo mà không ngã là mỗi lần chúng ta được lên một nấc thang tấn hóa đó. Vậy, người tu hành phải chịu luật Khảo thí và phải kiên tâm trì chí lướt qua mọi thử thách. Tự tín và bền chí là bí quyết thành công." (Trích bài Giáo lý 21, Hạnh đường Huấn luyện Giáo Hữu)
Cơ nghiệp基業
A: Inheritance. P: Héritage. Cơ: Nền tảng. Nghiệp: tài sản, của cải làm ra. Cơ nghiệp là sản nghiệp tạo lập được. KTKVQL: Cơ nghiệp còn lưu mộng tang du. KTKVQL: Kinh Tụng Khi Vợ Qui Liễu.
Cơ quan Phát thanh Phổ thông Giáo lý Ðại Ðạo(Xem chữ Phát thanh, vần P)
Cơ quan Phổ Tế(Xem chữ Phổ Tế, vần P)
Cơ quan Phước Thiện( Xem: Phước Thiện, vần P )
Cơ tạo機造
A: The mecanism of God. P: Le mécanisme de Dieu. Cơ: Cái máy, sự xây chuyển như cái máy. Tạo: làm ra, chỉ Ðấng Tạo hóa. Cơ tạo là bộ máy của Ðấng Tạo hóa, tức là Thiên cơ. TNHT: Cơ tạo huyền vi chớ hững hờ. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CỜCờ Ðạo (Xem chữ Ðạo kỳ, vần Ð)
Cờ tang(Xem chữ Phướn Tử Tôn, vần P)
CỠICỡi hạc thừa longA: To ride on the crane or the dragon. P: Monter à la grue ou au dragon. Cỡi: ngồi lên lưng. Hạc: con chim hạc. Thừa: cỡi. Long: rồng. Thừa long là cỡi rồng. Cỡi hạc thừa long là chỉ các vị Tiên, người thì cỡi lên chim hạc, người thì cỡi rồng đi đó đi đây. Ý nói: Cõi Tiên thật nhàn hạ, ung dung thơ thới. KCBCTBCHÐQL: Cõi đào nguyên cỡi hạc thừa long. KCBCTBCHÐQL: Kinh Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu Ðã Qui Liễu.
CÙCù lao劬勞
A: Painful work of parents for to nourish the children. P: Peine des parents pour élever leurs enfants. Cù: nhọc nhằn. Lao: khó nhọc. Cù lao là công lao khó nhọc của cha mẹ nuôi dưỡng con cái cho khôn lớn. KTCMÐQL: Ơn cúc dục cù lao mang nặng. Kinh Thi có câu: Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã, ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo Thiên võng cực. Nghĩa là: Cha thì sanh ta, mẹ thì nuôi ta, thương thay cha mẹ sinh ta nuôi dưỡng khó nhọc, muốn báo ơn sâu, ơn đức của cha mẹ mênh mông như bầu Trời. Cửu tự cù lao: Chín chữ cù lao, tức là chín điều khó nhọc của cha mẹ sanh dưỡng con cái. Chín chữ cù lao gồm: 1. Sinh: Sanh đẻ.
2. Cúc: Nâng đỡ .
3. Dục: Dạy dỗ.
4. Phủ: Vuốt ve triều mến.
5. Xúc: Cho bú sữa.
6. Trưởng: Nuôi cho khôn lớn.
7. Cố: Trông nom.
8. Phục: Ôm ấp.
9. Phúc: Bảo vệ.
KTCMÐQL: Kinh Tụng Cha Mẹ Ðã Qui Liễu.
CỦACỦACỦA: Của cải gồm tiền bạc, tài sản.
Của thập phươngA: The wealth of every body. P: Le bien de tout le monde. Của: Của cải gồm tiền bạc, tài sản. Thập phương: mười phương, ý nói khắp nơi. Của thập phương là của cải do nhiều người ở khắp nơi đem đến đóng góp để dùng vào việc chung như cất chùa, đúc tượng Phật, ấn tống kinh sách. Của thập phương đồng nghĩa Của bá tánh. KSH: Thêm những sãi giả nương cửa Phật, Của thập phương châu cấp thê nhi. KSH: Kinh Sám Hối.
Của vô viA: The invislble wealth. P: Le bien invisible. Của: Của cải gồm tiền bạc, tài sản. Vô: không. Vi: làm. Vô vi, nghĩa đen là không làm, nghĩa bóng là vô hình vô ảnh, thuộc về thiêng liêng. Của vô vi là của cải vô hình, tức là thứ của cải nơi cõi thiêng liêng, ý nói ngôi vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. TNHT: Tuy luật lệ siêu phàm nhập Thánh thì vậy mặc dầu, chớ cũng do cơ thưởng phạt của Thiên đình mới đạt phẩm vị ấy đặng. Của vô vi chưa chắc ai muốn lấy thì lấy. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CÚCCúc cung bái鞠躬拜
A: To prostrate oneself. P: Se prosterner. Cúc: cúi xuống. Cung: thân mình. Bái: lạy. Cúc cung bái là cúi mình lạy xuống. Ðây là câu xướng của lễ sĩ trong nghi tiết Ðại đàn và Tiểu đàn. Khi lễ sĩ xướng: "Cúc cung bái", người hầu chuông liền gõ một tiếng chuông làm hiệu, mọi người trong đàn cúng đều lạy xuống. Khi lễ sĩ xướng "Hưng", mọi người cất mình lên.
Cúc xủ sương tanA: The autumn is passed. P: L'automne est passée Cúc: hoa cúc. Xủ: rũ xuống. Cúc xủ: Hoa cúc nở rộ vào mùa thu. Cúc xủ là hoa cúc rũ xuống, ý nói mùa thu sắp qua, hoa cúc héo tàn. Sương tan: Cuối mùa Thu có tiết Sương giáng. Sương tan là chỉ mùa Thu đã qua, bắt đầu mùa Ðông. Cúc xủ sương tan là ý nói mùa Thu đã qua. TNHT: Lần lựa cúc xủ sương tan, mai gầy sen nở, ngày tháng qua chẳng là bao.... TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CUNGCUNG1. CUNG: 宮
Một âm trong ngũ âm, chỉ âm nhạc. 2. CUNG: 宮
Tòa nhà lớn, chánh điện. 3. CUNG: 恭
Kính. 4. CUNG: 供 Dâng nộp.
Cung âm宮音
A: The music. P: La musique. Cung: Một âm trong ngũ âm, chỉ âm nhạc. Âm: âm thanh. Ngũ âm là: Cung, Thương, Giốc, Chũy, Vũ. Cung âm là chỉ chung về âm nhạc, đờn ca xướng hát. KGO: Phong trần quen thú cung âm. KGO: Kinh Giải Oan.
Cung Ðạo宮道
A: Spiritual place in the Tây Ninh Holy See. P: Place spirituelle dans le Saint Siège de Tây Ninh. Cung: Tòa nhà lớn, chánh điện. Ðạo: tôn giáo. Cung Ðạo là khoảng trống nơi chánh điện giữa BQÐ và CTÐ trong Tòa Thánh. Cung Ðạo ở trước nội nghi và phía sau ngai Giáo Tông. Ðây là nơi rất thiêng liêng, nên những đàn cơ chánh thức của Hội Thánh phải được tổ chức tại Cung Ðạo. BQÐ: Bát Quái Ðài. CTÐ: Cửu Trùng Ðài.
Cung đẩu宮斗
Cung: Tòa nhà lớn, chánh điện. Ðẩu: Ðẩu Suất. Cung đẩu là Cung Ðẩu Suất của Ðức Thái Thượng Ðạo Quân nơi cõi thiêng liêng. TNHT: Cung đẩu vít xa gươm xích quỉ. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cung hiến Tiên hoa恭獻仙花
A: To offer the fairy flowers. P: Offrir les fleurs féeriques. Cung: Kính. Hiến: dâng lên. Tiên hoa: hoa quí. Cung hiến là kính cẩn dâng lên. Cung hiến Tiên hoa là kính cẩn dâng hoa quí lên Ðức Chí Tôn và các Ðấng thiêng liêng. Trong nghi thức cúng Ðại đàn hay Tiểu đàn tại Thánh Thất hay tại Ðiện Thờ Phật Mẫu, có phần Cung hiến Tiên Hoa, Cung hiến Tiên Tửu, Cung hiến Tiên Trà. ■ Khi dâng hoa thì bình hoa phải có đủ 5 sắc hoa tươi. Cặp lễ sĩ cầm đài, một bên dâng hoa, một bên dâng quả. Hoa tượng trưng TINH, tức là thể xác. Khi dâng hoa, chúng ta chấp tay lên trán cầu nguyện: Con xin dâng mảnh hình hài của con cho Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu dùng phương nào thì dùng. ■ Khi dâng rượu thì dùng rượu trắng trong suốt và thơm. Cặp lễ sĩ cầm đài, một bên dâng một ly rượu, một bên dâng một nhạo rượu. Rượu tượng trưng KHÍ, tức là chơn thần. Khi dâng rượu, chúng ta chấp tay đưa lên trán cầu nguyện: Con xin dâng chơn thần của con cho Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu dùng phương nào thì dùng. ■ Khi dâng trà thì dùng loại trà thơm ngon. Cặp lễ sĩ cầm đài, một bên dâng tách trà, một bên dâng bình trà. Trà tượng trưng THẦN, tức là linh hồn. Khi dâng trà, chúng ta chấp tay đưa lên trán cầu nguyện: Con xin dâng linh hồn của con cho Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu dùng phương nào thì dùng. Chúng ta có thể cầu nguyện chung khi dâng bửu thứ ba: Con xin dâng hình hài của con, chơn thần và linh hồn của con cho Ðức Chí Tôn và Ðức Phật Mẫu tùy phương sử dụng.
Cung loan宮鸞
A: The room of the woman. P: La chambre de femme. Cung: Tòa nhà lớn, chánh điện. Loan: con chim loan, chỉ người vợ. Cặp vợ chồng được ví với đôi chim loan phụng, phụng chỉ chồng, loan chỉ vợ. Cung loan là phòng của người vợ, chỗ ở của người vợ.
TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cung ngọc宮玉
A: Palace of the Immortals. P: Palais des Immortels. Cung: Tòa nhà lớn, chánh điện. Ngọc: đá quí màu sắc rất đẹp. Cung ngọc là cung điện làm bằng ngọc, chỉ cung Tiên, cõi Tiên. KCBCTBCHÐQL: Nơi cung ngọc học thông đạo cả. KTKCQV: Chàng dầu cung ngọc an ngôi. KCBCTBCHÐQL: Kinh Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu Ðã Qui Liễu. KTKCQV: Kinh Cầu Tổ Phụ Ðã Qui Liễu.
Cung phần sớ văn恭焚疏文
A: To burn respectfully the petition to God. P: Brûler respectivement le placet au Dieu. Cung: Kính. Phần: đốt cháy. Sớ văn: bài văn viết tâu lên Ðức Chí Tôn. Cung phần sớ văn là kính cẩn đốt sớ văn. Ðây là câu xướng của lễ sĩ sau khi đọc xong sớ văn. Vị chứng đàn cầm bao sớ trong đó có lá sớ, đưa vào hai ngọn đèn dụm lại của hai lễ sĩ đang quì, để đốt sớ. Khi sớ cháy được phân nửa thì bỏ vào một cái thố sành, bưng đặt lên bệ thờ, lá sớ tiếp tục cháy đến hết.
Cung phụng供奉
A: To offer adequatly. P: Offrir suffisamment. Cung: Dâng nộp. Phụng: hầu hạ, chăm sóc. Cung phụng là chăm sóc và cung cấp đầy đủ các thứ cần dùng cho người bề trên như: Ông bà, cha mẹ. KTHÐMP: Gởi Tổ phụ anh hiền cung phụng. KTHÐMP: Kinh Tụng Huynh Ðệ Mãn Phần.
Cung thành thứ tự Chức sắc nhập đàn恭誠次序職色入壇
Cung: Kính. Thành: thơn thật. Thứ tự: theo từng bậc trên dưới có trật tự. Nhập: đi vào. Ðàn: nơi hành lễ cúng tế. Ðây là câu xướng của lễ sĩ, có nghĩa là: Thành thật kính mời quí Chức sắc đi trật tự vào đàn cúng.
Cung thiềm宮蟾
A: Palace in the moon, the moon. P: Palais dans la lune, la lune. Cung: Tòa nhà lớn, chánh điện. Thiềm: con thiềm thừ, tục gọi là con cóc. Cung thiềm là cung điện trong đó có con thiềm thừ to lớn, đó là cung trăng, cung Quảng Hàn của Hằng Nga. Sách Ấu Học Tầm Nguyên có viết: Ở trên mặt trăng có một con thiềm thừ to lớn, tốt đẹp, đã sống 8000 tuổi, dưới họng có chữ son; và có một con thỏ trắng như ngọc. Do đó, cung thiềm là chỉ mặt trăng. KÐ1C: Cung thiềm gắng bước cho mau. KÐ1C: Kinh Ðệ Nhứt cửu.
CƯCư bất cầu an, thực bất cầu bão居不求安食不求飽
Cư: ở. Bất: không. Cầu: mong. An: yên. Thực: ăn. Bão: no. Bất cầu: không mong. Cư bất cầu an: Ở không mong được yên, ý nói không cần phải có những tiện nghi vật chất cho đời sống. Thực bất cầu bão: Ăn không mong được no, ý nói ăn vào miễn nuôi sống được thân thể thì thôi, không mong món ngon vật lạ, và ăn cho thật no nê. Sách Luận ngữ có viết rằng: Quân tử thực vô cầu bão, cư vô cầu an, mẫn ư sự nhi thận ư ngôn, tựu hữu đạo nhi chánh yên, khả vị hiếu học giả dĩ. Nghĩa là: Người quân tử ăn không cầu no, ở không cầu yên, làm việc thì cần mẫn, nói điều gì thì cẩn thận, tìm người có Ðạo mà theo học, để làm cho chánh đáng ngôn ngữ và hành vi của mình. Ðược như thế mới có thể gọi là người hiếu học. TNHT: Nhưng chưa nghèo phải học nghèo, chưa khổ phải học khổ, kế chí quân tử: Cư bất cầu an, thực bất cầu bão, chỉ cặm cụi quanh năm lo cho xã hội được no ấm thôi. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cư tang居喪
A: To be in mourning. P: Être en deuil. Cư: ở. Tang: lễ tế người chết. Cư tang là đang để tang.
CỬACỬACỬA: Chỗ mở trống để thông ra bên ngoài.
Cửa khôngA: The pagoda. P: La pagode. Cửa: Chỗ mở trống để thông ra bên ngoài. Không: trống rổng, không có gì cả. Giáo lý của Phật giáo cho rằng tất cả đều "Không": Ngã không, Tâm không, Pháp không, Hữu vi không,... Kinh Bát Nhã: Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc. Do đó, từ ngữ Không dùng để chỉ về Phật giáo. Cửa "Không", chữ Hán là Không môn, nghĩa là cửa Phật, cửa chùa, nơi tu hành. TNHT: Trước cửa không rồi mối Ðạo thông. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cửa PhạmA: The temple of Saints. P: Le temple des Saints. Cửa: Chỗ mở trống để thông ra bên ngoài. Phạm: Phật. Cửa Phạm là dịch chữ: Phạm môn, nghĩa là cửa Phật, nơi tu hành. Cửa Phạm đồng nghĩa với Cửa không. Ðối với Ðạo Cao Ðài thì cửa Phạm là Thánh Thất, nơi thờ Ðức Chí Tôn và chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. TNHT: Trước muốn đưa chân vào cửa Phạm. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cửa quyềnA: The public office; Bureaucratic. P: Le bureau administratif; Bureaucratique. Cửa: Chỗ mở trống để thông ra bên ngoài. Quyền: có nhiều quyền hành, nhiều thế lực. Cửa quyền là văn phòng làm việc của quan. Cửa quyền còn có nghĩa là thái độ hống hách khinh người của kẻ có quyền thế. Td: Thái độ cửa quyền. KTKTQV: Dầu cửa quyền trọng tiếng chăn dân. KTKTQV: Kinh Tụng Khi Thầy Qui Vị.
Cửa thiềnCửa: Chỗ mở trống để thông ra bên ngoài. Thiền: pháp môn tu của Phật giáo. Cửa Thiền, chữ Hán là Thiền môn (chỉ Phật giáo), là cửa chùa, nơi tu hành. Cửa thiền đồng nghĩa với: Cửa Phạm, Cửa Không.
CỰCCỰCCỰC: 極 Rất mực, vô cùng.
Cực Ðông極東
A: The Far-East. P: L'Extrême-Orient. Cực: Rất mực, vô cùng. Ðông: hướng Ðông. Cực Ðông là ở tận cùng phương Ðông. Người Pháp và người Âu Châu thường gọi nước VN là Cực Ðông hay Viễn Ðông. TÐ ÐPHP: Xúm xít nhau, bảo thủ tùy phương, bảo thủ cây cờ Ðạo của Thầy là Tòa Thánh, lại gắng tạo thành sựng sựng tại miền Cực Ðông nơi VN nầy một cái Cao Ðài, đặng làm ngọn đèn soi sáng đến cảnh cộng hòa của toàn thế giới. TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.
Cực Lạc Niết bàn - Cực Lạc Thế giới - Cực Lạc quốc極樂涅槃 - 極樂世界
- 極樂國
A: Nirvana - Paradise - Kingdom of happiness. P: Nirvana - Paradis - Royaume de bonheur. Cực: Rất mực, vô cùng. Lạc: vui. Niết bàn: phiên âm từ tiếng Phạn: Nirvana, có nghĩa là ra khỏi rừng mê tối và phiền não, có được trí huệ, đắc đạo. Thế giới: cõi, miền. Quốc: nước. Cực lạc là hoàn toàn vui vẻ, hạnh phúc. Ba từ ngữ: Cực Lạc Niết Bàn, Cực Lạc Thế giới, Cực Lạc quốc, đều đồng nghĩa, chỉ cõi hoàn toàn an vui, hạnh phúc, không còn mê lầm hay phiền não. Ðó là cõi của chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, của những người đắc đạo. Theo Phật giáo, ở cõi CLTG, nhà cửa, đền đài, cung điện, ao hồ đều rất đẹp được làm bằng bảy món quí báu gọi là Thất bảo, có hoa Tiên rơi xuống như mưa, có chim linh hót thanh tao. Người ở cõi nầy muốn gì có nấy, chỉ cần tưởng là có liền. Mục đích của người tu Phật giáo là được đắc quả lên ở cõi CLTG hay Cực Lạc Niết Bàn, giải thoát khỏi luân hồi. Cõi CLTG ở từng Trời thứ 10, đó là từng Trời Hư Vô Thiên, do Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật chưởng quản. TNHT: Nhuộm áo nâu sồng về Cực Lạc. DLCK: Chứng quả nhập Cực Lạc quốc, hiệp chúng.... Ðức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo giảng về CLTG như sau: "Từ thử đến giờ, CLTG trong Phât giáo đã truyền bá, tả tình trạng đã nhiều, cả thảy đều định, nếu mình tu theo Phật giáo, hễ đoạt vị đặng thì về CLTG. Bần đạo nói CLTG là cảnh của chúng ta tạm giải thoát, tức là cảnh của chúng ta định nghiệp của chúng ta, chớ chưa phải là cảnh tối cao tối thượng của các chơn linh. CLTG hay Niết Bàn không có chi lạ cả, chỉ là nơi cho các chơn linh đoạt đạo đến đấy đặng nhập vào đại nghiệp của họ, nên Phật giáo coi là trọng hệ, bởi vì không đoạt đặng tức là đại nghiệp của mình chưa tạo thành. Niết Bàn cảnh cũng như là kinh đô CLTG vậy. Chúng ta sẽ ngó thấy Ðức Phật Thích Ca nơi Kim Sa Ðại Ðiện, tức là Kim Tự Tháp, giống như bên Ai Cập, mà không thiệt giống. Có một điều, chúng ta nên để ý hơn hết là Kim Tự Tháp ấy có một cây dương lớn lắm, chúng ta không thế gì tả được, hình tướng cái lá của nó giống như sợi chỉ, chúng ta thấy nó bao trùm Kim Tự Tháp ấy. Trong cái bí pháp của Niết bàn là cây dương ấy, mỗi lá dương đều có một giọt nước Cam lồ, mỗi giọt nước là một mạng căn trong CKVT. Kim Tự Tháp có từng, có nấc, hằng hà sa số chư Phật, chúng ta không thể đếm được, ngồi trên liên đài của mình trên mỗi từng. Bên Cửu Thiên Khai Hóa cầm quyền chánh trị CKVT. Bên CLTG tức là Niết Bàn, duy có giáo hóa mà thôi. Giờ phút nầy, dưới cội cây dương ấy, chúng ta vẫn thấy một liên đài rực rỡ quí báu vô giá, chiếu diệu cả muôn vạn linh quang bao phủ CKVT. Trên liên đài ấy, giờ phút nầy, vị Chưởng giáo ở Niết Bàn là Ðức Di-Lạc Vương Phật đó vậy. Buổi trước, ngai đó thuộc quyền của Ðức A-Di-Ðà. Ngày giờ mở ÐÐTKPÐ, tức là mở Ðạo Cao Ðài, Ðức Chí Tôn đã giao quyền lại cho Ðức Di-Lạc. Ngày giờ nầy, giờ phút thiêng liêng nầy, Ðức Chí Tôn ban cho nhơn loại nguyên tử lực cũng do nơi liên đài đó vậy. Bởi Ðức A-Di-Ðà đã giao quyền lại cho Ðức Di-Lạc, giao quyền chưởng quản CKVT, Ðức Di-Lạc ngồi ngự nơi Kim Tự Tháp, còn Ðức A-Di-Ðà trở vào ngự nơi Lôi Âm Tự." CLTG: Cực Lạc Thế giới. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. DLCK: Di Lạc Chơn Kinh. CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ. ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Cực Lạc Thái Bình極樂太平
A: The religious cemetery Thái Bình. P: La cimetière religieuse de Thái Bình. Cực Lạc Thái Bình là một khu đất rộng 50 mẫu thuộc vùng Thánh địa Tòa Thánh Tây Ninh, được Hội Thánh dùng làm nghĩa địa của Ðạo, để chôn cất thi hài của các Chức sắc và các tín đồ Cao Ðài qui liễu. Người Ðạo gọi đất nầy là Cực Lạc là vì có ý mong mỏi linh hồn của người chết hưởng hồng ân của Ðức Chí Tôn được siêu thăng lên cõi CLTG. "Ðức Phạm Hộ Pháp căn dặn một điều là nên để ý làm sao ngày qui liễu gởi Thánh cốt tại đất Thánh địa, vì trái Ðịa cầu 68 nầy không còn có chỗ đất nào quí hóa hơn đất Thánh địa. Nếu để được cốt hài nơi đây rồi thì rất hạnh phúc cho tương lai con cháu, dù nơi Cực Lạc cũ hay đất mới là Nghĩa địa (Thái Bình) 50 mẫu ở Long Thành cũng vậy. Bần đạo đã biết bên nước Tàu, hễ cha mẹ họ có qui, họ quàn lại để chọn ngày hoặc chọn chỗ đất tốt có hàm rồng, dầu phải chờ năm hay ba năm, họ cũng đợi kiếm được mới làm lễ an táng, vì bên nước Tàu có nhiều nhà biết Thiên văn hay khoa coi bói họ giỏi. Phần nhiều các nhà giàu có hay chọn lựa. Ngày nay, dân tộc Việt Nam có phước, Ðức Chí Tôn đã tiền định cho dòng giống Lạc Hồng hưởng điều phúc hậu tương lai, ai có duyên mà về đây gởi hài cốt là có phước lắm vậy. Ðất Thánh là nơi tạm gởi Thánh cốt của con cái Ðức Chí Tôn cho đến mãn một đời Giáo Tông là thiêu cốt lấy tro làm nên một khối lớn đem để nơi hầm Bát Quái Ðài, tro đầu tiên hạ đơn tay chơn là đem vô khối ấy, còn dư bao nhiêu thì làm lễ long trọng đem xuống sông Cẩm Giang đổ. Cẩm Giang là Thánh giang như sông Gange vậy. Cái quí trọng của đất Thánh địa là có Lục long phò ấn, nên Ðền Thánh nằm ngay trung tim của 6 con rồng đoanh lại." (Trích trong quyển Lời Phê của Ðức Phạm Hộ Pháp) (Sông Gange dịch là sông Hằng hay Hằng hà, là con sông lớn ở Ấn Ðộ, là con sông mà Thái Tử Sĩ Ðạt Ta tẩy trần đoạt đạo, nên con sông đó linh hiển, Phật giáo gọi là Thánh giang.) CLTG: Cực Lạc Thế giới.
CƯƠNGCương tỏa韁鎖
A: Bridle and bit: To oblige. P: Bride et mors: Obliger. Cương: cái dây xỏ qua lỗ mũi ngựa để điều khiển con ngựa. Tỏa: cái khóa hàm ngựa. Cương tỏa là sự trói buộc, không cho tự do hành động theo ý muốn. Người tu hành ví công danh, lợi lộc là những thứ như là cương tỏa ràng buộc con người vào vòng phiền não, lao tâm mệt trí, khiến con người gây thêm oan nghiệt tội tình, mãi mãi chìm đắm trong bể khổ luân hồi đời đời kiếp kiếp. TNHT: Cương tỏa đương thời đã giải vây. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CƯỜNGCƯỜNGCƯỜNG: 強 Mạnh, mạnh mẽ.
Cường khai強開
A: To open powerfully. P: Ouvrir puissamment. Cường: Mạnh, mạnh mẽ. Khai: mở ra. Cường khai là mở ra một cách mạnh mẽ. PMCK: Diệt hình tà pháp, cường khai đại đồng. PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.
Cường ngạnh強梗
A: Stubborn. P: Obstiné. Cường: Mạnh, mạnh mẽ. Ngạnh: ngang ngược, bướng. Cường ngạnh là ngang ngược, không tùng lịnh cấp trên, không nghe lời dạy bảo của người bề trên. Ðệ lục hình: Cường ngạnh. Những vị nào phạm vào luật nầy thì bị khép vào tội thứ 6 trong Thập hình của Ðức Lý Giáo Tông, nghĩa là phạt vào Tịnh Thất từ 1 tháng tới 1 năm mà còn hành chánh như thường.
CƯỠNGCưỡng bức強逼
A: To oblige. P: Obliger. Cưỡng: dùng sức mạnh bắt ép phải theo. Bức: ép buộc. Cưỡng bức là dùng sức mạnh ép buộc người khác phải làm theo ý mình. TÐ ÐPHP: Chúng ta chỉ lấy đạo đức nhơn nghĩa làm quyền, còn ngoài kia họ lấy quyền lực cưỡng bức, hai cái so nhau khác hẳn. TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.
CƯỢNGCƯỢNGCƯỢNG: Cố gắng chống lại.
Cượng cầuA: To desire to resist. P: Désirer à résister. Cượng: Cố gắng chống lại. Cầu: mong muốn. Cượng cầu là mong muốn tìm cách chống lại. TNHT: Chớ cượng cầu mà nghịch Thánh ý Thầy. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cượng lýA: To resist the right. P: Résister à la raison. Cượng: Cố gắng chống lại. Lý: lý lẽ, lẽ phải. Cượng lý là cố gắng chống lại lẽ phải. TÐ ÐPHP: Tu không được, nguyên do tại bạn đã làm bạn phải chịu, không còn cượng lý gì nữa. TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp.
CƯUCƯUCƯU: Mang lấy, cưu mang.
Cưu cưu鳩鳩
A: The great black cuckoo. P: Le grand coucou noir. Cưu cưu là con chim tu hú. Con chim tu hú có lông màu đen, tánh chất rất vụng về, không biết làm tổ để đẻ trứng. Nó rình con chim cưỡng làm tổ đẻ trứng, khi chim cưỡng bay đi kiếm ăn thì nó liền đáp vào, mổ ăn trứng cưỡng, xong đẻ vào đó một trứng tu hú thế vào. Con cưỡng không biết, tưởng là trứng của mình, vẫn ấp trứng tu hú. Khi nở ra toàn là tu hú con. Cưỡng mẹ vẫn tìm mồi đút nuôi tu hú con. Khi lớn lên, nó là tu hú, nó bay đi, không kể gì đến con cưỡng mẹ đã nuôi nó bấy lâu. Do đó, người ta cho giống chim tu hú (cưu cưu) là giống bạc tình, bạc nghĩa, ăn ở bạc ác. TNHT: Giận nỗi cưu cưu ở bạc tình. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cưu hờnA: To bear a resentment. P: Nourrir la haine. Cưu: Mang lấy, cưu mang. Hờn: giận. Cưu hờn là mang lấy sự hờn giận. TNHT: Các con khá thương hại cho lũ vô tâm ấy mà chẳng nên cưu hờn. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cưu tâmA: To bear the sentiments. P: Nourrir les sentiments. Cưu: Mang lấy, cưu mang. Tâm: lòng dạ. Cưu tâm là mang lấy lòng dạ.... TNHT: Kẻ nào cưu tâm chia phe phân phái là đứa thù nghịch của Thầy. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CỨUCỨU1. CỨU: 救
Giúp cho thoát nạn. 2. CỨU: 究 Cuối cùng, tra
xét.
Cứu cánh究竟
A: The final aim. P: Le but final. Cứu: Cuối cùng, tra xét. Cánh: chỗ cuối cùng. Cứu cánh là mục đích cuối cùng, chỗ cuối cùng sẽ đạt đến. Thuyết cứu cánh cho rằng mọi vật sở dĩ tồn tại là vì nó có một cứu cánh nhứt định. Trái lại là Thuyết ngẫu nhiên.
Cứu chuộcA: To aid for to redeem a fault. P: Aider pour racheter une faute. Cứu: Giúp cho thoát nạn. Chuộc: chuộc tội, làm điều phước đức để trừ bớt tội lỗi đã gây ra. Cứu chuộc là giúp đỡ những người tội lỗi biết ăn năn sám hối để chuộc lại lỗi lầm đã gây ra. TNHT: Rộng mở cửa răn năng cứu chuộc. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cứu độ救渡
A: To save. P: Sauver. Cứu: Giúp cho thoát nạn. Ðộ: đưa qua sông. Cứu độ là cứu giúp đưa qua khỏi sông mê bể khổ. Cứu nhơn độ thế: Cứu người giúp đời. TNHT: Phước gặp Tam Kỳ Trời cứu độ. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cứu hộ救護
A: To save and to protect. P: Sauver et protéger. Cứu: Giúp cho thoát nạn. Hộ: che chở giữ gìn. Cứu hộ là giúp đỡ, che chở giữ gìn. KCK: Ngũ bá A-La-Hớn cứu hộ đệ tử.... KCK: Kinh Cứu Khổ.
Cứu rỗiA: To save one's soul. P: Sauver son âme. Cứu: Giúp cho thoát nạn. Rỗi: cứu giúp bằng cách binh vực cho giảm bớt hình phạt, khỏi bị đọa đày. Cứu rỗi là giúp đỡ và binh vực để thoát khỏi chốn đọa đày khổ sở. TNHT: Chúng nó đã gieo ác cảm lừng đến Tam Giáo Ðài, thế thì bước đường sau nầy Thầy khó cứu rỗi được. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cứu tế救濟
A: To assist. P: Assister. Cứu: Giúp cho thoát nạn. Tế: đưa qua sông. Cứu tế là cứu giúp người nghèo khổ hay người đang cơn hoạn nạn cho qua cơn khốn khổ. Cơ Quan Phước Thiện có nhiệm vụ lo cứu tế những người hoạn nạn đói khổ hoặc bị Thiên tai.
Cứu thế救世
A: To save the world. P: Sauver le monde. Cứu: Giúp cho thoát nạn. Thế: đời, người đời. Cứu thế là cứu đời, cứu giúp người đời. TNHT: Cứu thế quyết ngưng quyền Ðịa phủ. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cứu ương救殃
A: To save from misfortune. P: Sauver du malheur. Cứu: Giúp cho thoát nạn. Ương: tai vạ, tai ương. Cứu ương là cứu giúp cho qua cơn hoạn nạn. TTCÐDTKM: Cúi xin Kim Mẫu muôn loài cứu ương. TTCÐDTKM: Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.
Cứu vãn救挽
A: To retrieve the situation. P: Sauver la situation. Cứu: Giúp cho thoát nạn. Vãn: kéo lại, vớt lại. Cứu vãn là giúp đỡ cho khỏi thất bại và đem trở về tình trạng như trước. TNHT: Con vì tâm tình cao thượng mà cứu vãn sự sụp đổ của một dân tộc. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
CỬUCỬU1. CỬU: 九
Chín, thứ chín. 2. CỬU: 久 Lâu.
Cửu cửu: Chung cửu九九: 終九
A: Ninth Neuvaine: The final Neuvaine. P: Neuvième Neuvaine: La Neuvaine finale. Cửu: Chín, thứ chín. Cửu: tuần cửu, tuần 9 ngày. Cửu cửu là Tuần cửu thứ 9, cũng là Tuần cửu sau chót, nên được gọi là Chung cửu, Hiệp cửu. (Chung là hết). Trong Ðạo Cao Ðài, khi một tín đồ qui liễu, thân nhơn trong gia đình phải làm Tuần cửu cho vị tín đồ đó theo nghi thức của Ðạo, tại Thánh Thất sở tại, để đưa linh hồn người chết lần lượt đi lên 9 từng Trời (Cửu Trùng Thiên). Ðầu tiên là làm Tuần nhứt cửu: Kể từ ngày chết đếm 1, đếm tới ngày thứ 9 thì đến Thánh Thất sở tại làm Tuần Nhứt cửu, tụng bài Kinh Ðệ Nhứt Cửu. Tiếp tục đếm 9 ngày nữa (tức là sau khi chết được 18 ngày) thì làm Tuần nhị cửu, tụng bài Kinh Ðệ nhị cửu. v.v. Ðếm đến ngày thứ 81 sau ngày chết thì đến Thánh Thất làm Tuần Cửu cửu và tụng bài Kinh Ðệ Cửu cửu. Tới đây là dứt Tuần cửu (Chung cửu). Sau ngày Chung cửu 200 ngày thì làm Tiểu Tường. Sau Tiểu Tường 300 ngày thì làm Ðại Tường, mãn tang. GHI CHÚ: Phật giáo thì làm Tuần thất (Tuần 7 ngày). Sau khi chết được 7 ngày thì làm Tuần thất thứ nhứt, 14 ngày thì làm Tuần thất thứ nhì,..., 49 ngày thì làm Tuần thất thứ 7, đây là Tuần thất sau cùng, nên gọi là Chung thất.
Cửu Hoàng Tỹ Tổ九皇鼻祖
A: The originator of nine first emperors. P: Le premier ancêtre de neuf premiers empéreurs. Cửu: Chín, thứ chín. Hoàng: vua. Cửu Hoàng: chín vị vua. Tỹ Tổ: Ông Tổ đầu tiên sanh ra một dòng họ. Cửu Hoàng là chín vị vua đầu tiên vào thời thái cổ, lập ra nước Tàu, nối nhau làm vua khai hóa dân Tàu và cũng là khai hóa nhơn loại. Theo sách Tam Hoàng Thiên Kinh: - Khởi đầu là Tam Hoàng: Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng, Nhơn Hoàng. - Kế tiếp là Tam Vương: Ngũ Long, Hữu Sào, Toại Nhân. - Tiếp theo Tam Vương là Tam Ðế: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Ðế. (Xem chi tiết nơi chữ: Tam Hoàng - Ngũ Ðế, vần T) Công đức của Chín vị vua đầu tiên nầy đối với nhơn loại thật vô cùng to lớn, đưa con người thoát khỏi tình trạng ăn lông ở lỗ, lần lần văn minh. Con người biết làm quần áo để mặc, làm nhà để ở, biết tạo ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cày cấy, biết lễ nghi, biết dùng cây thuốc để trị bịnh, biết viết chữ,... Thiên Hoàng, chính là Bàn Cổ, một hóa thân của Ðức Thái Thượng Ðạo Quân, xuống trần để mở mang cõi trần, là Thủy Tổ của nhơn loại và làm vua đầu tiên. Các vị vua kế tiếp là dòng dõi của Bàn Cổ. Cửu Hoàng Tỹ Tổ là một câu trong Kinh Tiên giáo nói về căn nguyên và công đức của Ðức Thái Thượng Ðạo Quân. Ngài hóa thân xuống trần là Ông Bàn Cổ, là vị vua khởi thủy nên gọi là Thiên Hoàng, là Tỹ Tổ của các vị vua sau nầy và cũng là Tỹ Tổ của nhơn loại.
Cửu hạn久旱
A: The dryness for a long time; the great dryness. P: La séchresse de longs jours; la grande sécheresse. Cửu: Lâu. Hạn: tình trạng nắng lâu ngày, không mưa. Cửu hạn là hạn hán kéo dài nhiều tháng. Cửu hạn phùng cam võ: Nắng hạn lâu ngày mà gặp được mưa lành, ý nói mừng rỡ vô cùng. Người xưa thường nói: Bốn điều vui mừng (Tứ Khoái):
Cửu huyền - Cửu tộc九玄 - 九族
A: The nine degrees of relationships - The nine families. P: Les neuf degrés de parentés - Les neuf familles. Cửu: Chín, thứ chín. Huyền: cháu 4 đời gọi là Huyền tôn, nên chữ Huyền ở đây có nghĩa là đời. Tộc: họ. Cửu huyền là bà con chín đời. Cửu tộc là chín họ. "Xưng hô Cửu huyền là kể từ Cao Tổ nhỏ giọt xuống đến cháu Huyền tôn là 9 đời, nên gọi Cửu huyền. Xưng hô Cửu tộc là kể từ Cao Tổ đến thích thuộc Huyền tôn gọi rằng dòng dõi 9 đời. Giải rõ ý nghĩa chữ Cửu huyền là xưng hô cháu 9 đời, còn chữ Cửu tộc là xưng hô dòng họ 9 đời. Hai cái danh từ ấy vẫn liên quan mật thiết, chung chịu một hệ thống từ Cao Tổ dẫn đến cháu, chắt, chít, 9 đời vậy. Hễ xưng hô Cửu huyền thì liên hệ đến Cửu tộc, còn xưng hô Cửu tộc thì liên hệ đến Cửu huyền. Vậy thì cái danh từ Cửu huyền với Cửu tộc, tuy đặc biệt chớ kỳ trung vẫn có một nguyên lý mà thôi." Do đó nói rằng: "Bổn thị Cửu tộc, Hệ thống Cửu huyền." Tổ chức Tộc đã có từ thời Thượng cổ, nhưng thời đó chưa có sự kết hợp vợ chồng, con không biết cha, nên lấy Mẫu hệ làm căn bản. Mãi đến thời vua Nghiêu, vua Thuấn, mới tổ chức vợ chồng nên bỏ Mẫu hệ và chuyển qua Phụ hệ. Lúc đó, con theo họ cha. Người cùng họ càng ngày càng đông, dòng máu càng ngày càng sơ, lại ở xa cách nhau nên mới đặt ra chế độ Tông pháp, để đoàn kết tập hợp lại những người cùng trong họ. Tông pháp đặt ra Cửu Tộc, căn cứ ở dòng huyết tộc, lấy xa gần làm bà con thân sơ. ■ Theo Tộc chế đời nhà Châu, Cửu Tộc là 9 hạng người có liên hệ thân thuộc với bản thân mình, kể ra như sau: 1. Những người trong Ngũ phục thuộc họ cha.
2. Cô và con cô.
3. Chị em gái và con của chị em gái.
4. Con gái và con của con gái. 5. Cha của mẹ: Ông ngoại.
6. Mẹ của mẹ: Bà ngoại.
7. Chị em gái của mẹ: Dì. 8. Cha vợ.
9. Mẹ vợ. ■ Ðến thời nhà Tần, nhà Hán, Cửu Tộc đổi lại, lấy y theo thời vua Nghiêu vua Thuấn, tức là lấy người trong họ của cha, bà con trực hệ làm căn bản, từ bản thân suy lên 4 đời, và từ bản thân lấy xuống 4 đời, tổng cộng là 9 đời, kể ra sau đây:
■ Theo Hán Việt Từ Ðiển của Ðào Duy Anh, trang 149, Cửu Tộc được giải thích làm hai phần: Trực hệ và Bàng hệ, chép ra như sau: Cửu tộc: Chín họ. - Lấy người trong họ Cha làm hạn thì gồm bà con Trực hệ do Bản thân suy lên đến Cao Tổ 4 đời, dưới suy đến Huyền tôn 4 đời. - Bà con Bàng hệ thì từ Bản thân suy ngang ra đến Anh em ba từng, kiêm cả nội ngoại thì gồm: - Ông ngoại. - Bà ngoại. - Con dì. - Cha vợ. - Mẹ vợ. - Con cô. - Con chị em gái. - Cháu ngoại. - Cùng Bản thân mình.
Theo câu kinh nầy, chúng ta phải hiểu Cửu huyền ở đây là bà con chín họ, nhưng những người bà con nầy còn sống, nên mới khóc than cho cái chết của người thân yêu. Cửu huyền là chỉ những người bà con trong chín họ, nói chung như vậy, để chỉ những người bà con thân thiết của người chết, không nhất thiết phải là Trực hệ hay là Bàng hệ. Phối hợp Trực hệ và Bàng hệ, những người bà con thân thiết trong 9 họ có thể kể ra như sau: 1. Cha ruột.
2. Mẹ ruột.
3. Cha vợ (hay Cha chồng)
4. Mẹ vợ (hay Mẹ chồng)
5. Vợ (hoặc Chồng) của Bản thân.
6. Anh chị ruột.
7. Em ruột trai hay gái.
8. Con .
9. Cháu.
Xét như trên, vấn đề Cửu huyền và Cửu tộc không phải chỉ có một cách giải thích, mà sự giải thích của chúng ta tùy theo thế nào cho thích đáng với mỗi trường hợp. KKCÐTTT: Kinh Khai Cửu Ðại Tường Tiểu Tường.
Cửu Huyền Thất Tổ九玄七祖
A: The ancestors of nine degrees in direct line. P: Les ancêtres de neuf degrés en ligne directe. Cửu: Chín, thứ chín. Huyền: ý nói đời, thế hệ. Thất: bảy. Thất Tổ là bảy ông Tổ của dòng họ nhà mình. Thờ Cửu Huyền thì mình là cháu chín đời thờ Tổ Tiên chín đời trước của dòng họ nhà mình. Tại sao chỉ thờ tới Thất Tổ? mà không thờ tới Bát Tổ? Tại sao không nói thờ Cửu Tổ mà nói thờ Cửu Huyền? Nho giáo thời xưa qui định cách thờ Tổ Tiên có thứ bực từ dân cho đến vua như sau: · Sĩ và thứ dân chỉ được thờ tới Nhứt Tổ (Ông Nội).
· Các quan Ðại Phu được thờ tới Tam Tổ.
· Các vua chư Hầu được thờ tới Ngũ Tổ.
· Hoàng Ðế (Thiên tử) thì thờ tới Thất Tổ.
Theo qui định nầy, chúng ta không được thờ tới Thất Tổ (vì thờ Thất Tổ chỉ dành cho vua), nhưng muốn thờ Tổ Tiên những bực cao hơn nữa thì chúng ta nói là thờ Cửu Huyền, tránh dùng chữ Thất Tổ mà bị tội phạm thượng. Ðó là nói theo thời có vua chúa thuở xưa. Thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ là tỏ lòng kính trọng các bực tiền nhân Tổ tiên chúng ta trong buổi sanh tiền đã dày công giáo hóa, chỉ bảo công việc làm ăn, dạy bảo cử chỉ hành động sao cho được tốt đẹp, hợp đạo lý, để phát huy sự nghiệp của Tổ tiên và làm rạng rỡ Tổ tiên. I. Giải thích Cửu Huyền Thất Tổ chung trong một hệ thống:Sau đây là Bảng Hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ: Hệ Thống CỬU HUYỀN:
Theo Hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ nầy thì: - Phụ thân (Cha) chưa được liệt vào hàng Thất Tổ, mà Ông Nội (Nội Tổ) mới được liệt vào hàng Thất Tổ. - Từ Bản thân lên tới Ông Thỉ Tổ (Ông Sơ của Ông Sơ) là chín đời, cho nên mới gọi là thờ Cửu Huyền. Bảng Hệ thống Cửu Huyền Thất Tổ nầy rất đơn giản và giải thích dễ hiểu hơn tất cả. II. Giải thích Cửu Huyền Thất Tổ theo hai Hệ thống riêng:A. Giải thích Thất Tổ theo bản đồ Thất Tổ miếu: Theo Bản đồ Thất Tổ Miếu, sự giải thích về Thất Tổ có hơi khác: Cha (Phụ thân) được liệt vào hàng Thất Tổ. Do đó, Bản đồ Thất Tổ miếu thờ bảy vị Tổ sau đây:
(Trên Bản đồ Thất Tổ Miếu, hai chữ: Tỷ Khảo là Ông Bà đã chết) B. Giải thích Cửu Huyền theo Cửu tộc: Thờ Cửu Huyền là con cháu đời thứ chín thờ những vị Tổ thuộc chín đời trước mình, tính theo trực hệ. Cách gọi tên trong Cửu Huyền lấy theo cách gọi tên trong Cửu Tộc thời nhà Hán bên Tàu: Lấy Bản thân làm gốc, lên trên bốn đời, xuống dưới bốn đời.
Như vậy, thờ Cửu Huyền, cúng lạy Cửu Huyền là cúng lạy cả con cháu của mình nữa hay sao? Ðiều nầy có thể được giải thích bởi nhiều lẽ như sau: 1. Vấn đề đặt tên, danh từ: có Bản thân, có ông cha 4 đời trước, có con cháu 4 đời sau, là để gợi lên cho dễ hiểu, dễ phân định, trong đó gồm có người sống (Dương) và người chết (Âm). Gọi như thế để tượng trưng đủ cả Âm Dương.
2. Gọi như thế để chỉ 3 đời (Tam thế) nối tiếp nhau: - Ðời quá khứ là các Tổ Tiên, - Ðời hiện tại là mình, - Ðời tương lai là các con cháu của mình.
3. Gọi như thế để chỉ rằng có sự luân hồi chuyển kiếp trong dòng họ. Có thể có những vị Tổ của các đời lâu xa trước, nay đầu thai trở lại trong dòng họ mình, làm con cháu mình để thực thi nhân quả; và chính mình đây cũng có thể là một vị Tổ đầu kiếp trở lại.
4. Gọi như thế để thể hiện sự vay trả. Bản thân mình đứng giữa, vay lớp trên 4 đời, trả cho lớp dưới 4 đời. Cho nên, công đức hay tội lỗi của mình tạo ra trong kiếp sanh nầy có ảnh hưởng đến Tổ Tiên 4 đời trước mình, và cũng ảnh hưởng đến con cháu 4 đời sau mình.
Phước đức của mình tạo ra, cả Cửu Huyền đều thọ hưởng, tức là 4 đời Tổ có hưởng và con cháu 4 đời sau có hưởng. Tội lỗi mình gây ra thì Tổ Tiên 4 đời trước mình phải chịu khổ tâm nơi cõi thiêng liêng và nếu trong kiếp sanh nầy mình trả chưa hết, thì con cháu 4 đời sau mình phải gánh trả. Ðức Chí Tôn có giáng cơ dạy về Cửu Huyền Thất Tổ trong bài Thánh Ngôn sau đây: (Theo Chí Thiện Phan Trung Chẩm, bài nầy do Chí Thiện Nguyễn văn Ninh cầu Ðức Chí Tôn tại Minh Thiện Ðàn, Phú Mỹ, Mỹ Tho) "Thầy, các con, Con chưa rõ Cửu Huyền Thất Tổ, Thầy vui lòng chỉ chỗ chưa rành. Kể từ phụ mẫu sơ sanh, Cũng nhờ Tổ đức lập thành chánh chơn. Người chưa rõ nguồn cơn trong đó, Nên dể duôi đành bỏ rã rời. Từ con lên đó năm đời, Từ con xuống đó bốn đời chia ra. Trong số ngũ (5) sớt ra làm chín (9), Chiết mình con là định trung hòa. Trước con là gọi mẹ cha, Sau con kế đó nó là cháu con. Tới bực cháu Huyền tôn là chín (9), Cháu Huyền tôn là chính Cửu Huyền. Hợp thành số cửu (9) quá nguyên. Cũng trong Cửu Tộc lưu truyền chẳng sai. Ðếm tới chín, bớt hai còn bảy (7), Là bảy ông thảy thảy kêu chuyền. Hiệp thành số cửu chi nguyên, Nên kêu Thất Tổ Hậu Thiên không lìa. Con đứng giữa đặng chia vay trả, Vay ơn dày thì trả nghĩa sâu. Tại vầy nên mới lo tu, Lo tu đặng độ đền bù nghĩa nhơn. Người có đó nên người hơn thú, Thú được vầy thú cũng bằng người. Khuyên con chớ tưởng trò chơi, Ráng công tu luyện nên người dễ chi!" ■ Thuở chưa khai Ðạo, trong một đàn cơ ngày 7-1-1926, Ðức Chí Tôn giáng dạy Bà Cư (tức là Bà Hương Hiếu) phải lo đi phổ độ nhơn sanh vào Ðạo. "Bà Cư bạch với Thầy rằng: - Má con mắc ở xa, làm sao con đi độ được. Thầy: - Hiếu! Con biết một lòng tu niệm đạo đức của con đủ cứu Cửu Huyền Thất Tổ, huống là mẹ con, để Thầy định đoạt, con đừng lo buồn...." (ÐS. I. 36) ■ Trong một đàn cơ có Bát Nương giáng, Ngài Ðầu Sư Thượng Trung Nhựt hỏi Bát Nương: - Thân phụ và Thân mẫu của qua có được siêu không? Giờ đây ở đâu? Bát Nương đáp: - Em chỉ nói bằng thơ, nếu anh giảng trúng thì nói nữa, trật thì lui. Ngài Thượng Trung Nhựt năn nỉ: - Nếu qua nói trật thì em thương tình mà chỉ dẫn để qua học hỏi thêm với. Bát Nương nói: - Bạch Y Quan nay sanh Cực Lạc, Bá phụ cùng bá mẫu đặng an. - Như vậy là thân phụ và thân mẫu trước ở cõi Bạch Y Quan, nay đã sang ở nơi Cực Lạc. - Ðúng đó, ấy là nhờ công tu luyện của anh nên bá phụ và bá mẫu mới được siêu thăng nơi Cực Lạc. ■ Ðức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo ngày 15-10-Canh Dần (1950): "Bần đạo nói thật, thời buổi nầy, chúng ta không tìm phương giải thoát cho Cửu Huyền Thất Tổ thì không có thời buổi nào có năng lực độ rỗi Cửu Huyền Thất Tổ của mình đặng. Bởi thế nên toàn thể con cái Ðức Chí Tôn, Nam Nữ cũng vậy, có tấm lòng yêu ái nồng nàn hoài vọng giọt máu, mảnh thân hình, giờ phút nầy là giờ phút nên để trọn tâm cho thanh tịnh đặng cầu nguyện siêu thoát cho Cửu Huyền Thất Tổ. Bần đạo dám nói: Giờ phút nầy, mấy người có thể nhỏng nhẻo với Ðức Chí Tôn được. Ngài sẵn sàng để hai chữ ân xá thì mấy người xin cái gì thì ổng cũng cho cái nấy." KCTPÐQL: Nguyện cùng Thất Tổ xin thương, Cho bền gan tấc noi đường thảo ngay. Âm Dương đôi nẻo như nhau, Cửu Huyền Thất Tổ giữ câu thọ trì. KCTPÐQL: Kinh Cầu Tổ Phụ Ðã Qui Liễu.
Cửu nguyên九原
A: The world of deaths. P: Le monde des morts. Cửu nguyên là một địa danh của nước Tấn thời Xuân Thu, nay ở về phía Bắc tỉnh Sơn Tây nước Tàu, dùng làm nghĩa địa chôn cất thi hài các quan khanh đại phu nước Tấn. Về sau người ta dùng chữ "Cửu nguyên" để chỉ cõi của người chết hay cõi của những linh hồn người chết đến trú ngụ. Sách Lễ Ký có câu: Dĩ tùng tiên đại phu ư Cửu nguyên, nghĩa là: Ðã theo các quan đại phu đã chết ra đất Cửu nguyên. Ý nói đã chết và đặt mộ nơi đất Cửu nguyên. Theo cách đồng âm trong ngôn ngữ, người ta cho tên đất Cửu nguyên 九原 thành Cửu nguyên 九源 là Chín suối (chữ Nguyên có bộ thủy là suối, là nguồn nước), để từ đó dịch ra là Cửu tuyền, cũng để chỉ cõi Âm phủ. (Xem Cửu tuyền)
Cửu nhị ức nguyên nhân九二億元人
Cửu: Chín, thứ chín. Nhị: hai. Ức: một trăm ngàn. Cửu nhị là 92, Cửu nhị ức là 92 cái trăm ngàn, tức là 9 triệu 2 trăm ngàn người (9 200 000). Nguyên nhân là những người mà chơn linh được sanh ra từ lúc khai Thiên, vâng lịnh đầu thai xuống trần để khai hóa nhơn loại thuở sơ khai. Cửu nhị ức nguyên nhân là 9 200 000 nguyên nhân. Hiện nay, trên quả địa cầu 68 nầy, nhơn loại có hơn 5 tỷ người đang sống, thì trong đó có 92 ức nguyên nhân đang còn bị đọa trần chưa trở về cựu vị, họ ở trong đủ các sắc dân khắp nơi trên địa cầu nầy. (Xem chi tiết nơi chữ: Nguyên nhân, vần Ng) ÐÐTKPÐ tức Ðạo Cao Ðài có nhiệm vụ cứu độ tất cả số nguyên nhân nầy trở về cựu vị nơi cõi thiêng liêng. ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Cửu Nương九娘
A: Ninth Muse. P: Neuvième Muse. Cửu: Chín, thứ chín. Nương: người phụ nữ quí phái, ở đây chỉ vị Nữ Tiên thuộc DTC nơi cõi thiêng liêng. Cửu Nương là vị Nữ Tiên thứ 9 trong Cửu vị Tiên Nương DTC, dưới quyền của Ðức Phật Mẫu. (Xem: Cửu vị Tiên Nương) Trong một kiếp giáng sanh xuống trần gần đây nhứt, ở tại nước Việt Nam, Cửu Nương có tên là Cao Thị Kiết (tên thường gọi là KHIẾT), sanh ngày 16 tháng Giêng năm Bính Thân (1895) tại Thị xã Bạc Liêu, con của Ông Ðốc Phủ Sứ Cao Minh Thạnh, và Bà Tào Thị Xúc. Cửu Nương có người anh ruột là Cao Triều Phát, đứng đầu chi phái Minh Chơn Ðạo ở Bạc Liêu. Cô Cao Thị Kiết được gia đình hứa hôn gả cho Ông Nguyễn Bá Tính, con thứ của Ông Ðốc Phủ Sứ Nguyễn Bá Phước thời đó, đám hỏi xong nhưng chưa đám cưới thì Cô bị bệnh và mất. Ngày mất là ngày 27 tháng 6 năm Canh Thân (1920), hưởng dương được 25 tuổi. Mộ của Cô được làm toàn bằng đá xanh kiên cố và hùng vĩ, tọa lạc giữa đồng ruộng, cách Châu thành Bạc Liêu khoảng hai cây số, về hưởng Vĩnh Châu. Nơi cổng vào mộ có liễn chữ nho, bia trước và sau mộ đều viết bằng chữ nho. Trên mộ có 9 hàng chữ Pháp khắc sâu vào đá, chép ra như sau: "Ici repose - Madame - CAO THỊ KIẾT - née le 16 1er mois - Année Bính Thân - 1895 - décédée le 27 6è mois - Année Canh Thân - (1920)" DTC: Diêu Trì Cung.
Cửu phẩm Thần Tiên九品神仙
A: The nine grades of Genii and Immortals. P: Les neuf grades de Génies et Immortels. Cửu: Chín, thứ chín. Phẩm: thứ bực cao thấp. Thần Tiên: chỉ chung các Ðấng thiêng liêng từ phẩm Thần đến phẩm Tiên. Cửu phẩm Thần Tiên là 9 bực từ bực Thần đến bực Tiên. Cửu phẩm Thần Tiên gồm: 3 bực Thần, 3 bực Thánh và 3 bực Tiên, kể ra từ thấp lên cao như sau:
(Theo bản dịch Pháp Chánh Truyền Chú giải ra Pháp văn của Ngài Phối Sư Trần Quang Vinh và ra Anh văn của Cô Lucy Davey) Cửu phẩm Thần Tiên nơi Bát Quái Ðài, theo lịnh của Ðức Chí Tôn, có nhiệm vụ cai quản và điều hành sự vận chuyển và sự tiến hóa trong khắp CKVT và vạn vật. Nơi Cửu Trùng Ðài, Ðức Chí Tôn cũng lập ra 9 phẩm Chức sắc từ bực Ðạo hữu đến bực Giáo Tông để đối phẩm với Cửu phẩm Thần Tiên nơi BQÐ. (Xem: Cửu Trùng Ðài) CTÐ: Cửu Trùng Ðài. BQÐ: Bát Quái Ðài.
Cửu thập ngũ hồi九十五迴
A: Ninety five successive reincarnations. P: Quatre-vingt quinze réincarnations successives. Cửu: Chín, thứ chín. Thập: mười. Ngũ: năm. Hồi: luân hồi. Cửu thập ngũ hồi là 95 lần luân hồi. Ðây là một câu trong bài Kinh Nho giáo nói về Ðức Khổng Tử. Trước khi giáng trần là Khổng Tử, chơn linh Ngài đã đầu kiếp xuống trần và trở về cõi thiêng liêng được 95 lần. Ðức Khổng Tử phải chuyển kiếp đầu thai xuống cõi trần 95 lần để học hỏi và tiến hóa thì mới đoạt được địa vị Giáo chủ Nho giáo, đứng ngang hàng Ðức Lão Tử và Ðức Phật Thích Ca.
Cửu thập nhị tào九十二曹
A: The group of ninety two. P: Le groupe de quatre-vingt douze. Cửu: Chín, thứ chín. Thập: mười. Nhị: hai. Tào: nhóm người. Cửu thập nhị tào là nhóm người 92, ý nói nhóm 92 ức nguyên nhân đang còn trầm luân nơi cõi trần. Trong Kinh Phật giáo nói về Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật có câu: "Cửu thập nhị tào chi mê muội," nghĩa là: nhóm 92 ức nguyên nhân đang mê muội. (Xem chữ: Nguyên nhân, vần Ng)
Cửu Thiên Cảm Ứng Lôi Thinh Phổ Hóa Thiên Tôn九天感應雷聲普化天尊 Ðây là phẩm tước của vị Chánh Thần cầm đầu Lôi Bộ (Bộ Lôi Công) trông coi việc làm sấm sét và làm mưa. Theo truyện Phong Thần, Ðức Giáo chủ Nguơn Thỉ Thiên Tôn phong cho chơn linh của Thái Sư Văn Trọng (làm quan Thái Sư cho vua Trụ) vào chức Cửu Thiên Cảm Ứng Lôi Thinh Phổ Hoá Thiên Tôn để cầm đầu Bộ Lôi Công, gồm tất cả 24 vị Thiên quân, chia ra như sau: · 4 vị coi về việc kéo mây, sấm chớp, làm gió làm mưa.
· 20 vị coi về sấm sét.
Bốn vị Chánh Thần coi việc sấm chớp, làm gió làm mưa, có tên kể ra sau đây: · Kim Quang Thánh Mẫu: Thiên Ðiển Thần, coi sấm chớp.
· Thể Vân Tiên Cô: Hưng Vân Thần, coi việc kéo mây.
· Hạm Chi Tiên Cô: Trợ Phong Thần, coi việc làm gió.
· Kim Tô: Bố Võ Thần, coi việc làm mưa.
Thái Sư Văn Trọng có pháp bửu (bửu bối) là cặp Kim tiên. Ngài giao cho Ðức Hộ Pháp một cây Kim tiên và Ðức Hộ Pháp dùng cây Kim tiên nầy và quạt Long Tu Phiến để trấn pháp nơi Trí Huệ Cung Thiên Hỷ Ðộng. (Xem: Kim tiên, vần K)
Cửu Thiên Huyền Nữ - Cửu Thiên Nương Nương九天玄女 - 九天娘娘
A: Buddha-Mother. P: Buddha-Mère Cửu: Chín, thứ chín. Thiên: từng Trời. Huyền: sâu kín, huyền diệu, mầu nhiệm. Nữ: người phụ nữ. Nương Nương: tiếng gọi bà Hoàng Hậu ở thế gian; còn nơi cõi thiêng liêng, Nương Nương là tiếng gọi người phụ nữ cao trọng nhứt, đó là Ðức Thiên Hậu, Ðức Mẫu Hậu mà Ðạo Cao Ðài thường gọi là Ðức Phật Mẫu. Cửu Thiên là từng Trời thứ 9, từng Trời cao nhất trong Cửu Trùng Thiên, có tên là Tạo Hóa Thiên. ■ Cửu Thiên Huyền Nữ, nghĩa đen là người phụ nữ huyền diệu nơi từng Trời thứ 9. Ðây là một danh hiệu của Ðức Phật Mẫu. ■ Cửu Thiên Nương Nương, nghĩa đen là Ðấng Thiên Hậu ở từng Trời thứ 9. Ðây cũng là một danh hiệu của Ðức Phật Mẫu. Nhơn loại được biết Ðức Phật Mẫu qua danh hiệu Cửu Thiên Huyền Nữ vào thời thượng cổ, đời vua Hiên Viên Huỳnh Ðế bên Tàu. Sử ký chép như sau: Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc đều tự tách ra hùng cứ mỗi nơi. Có một bộ lạc hùng mạnh mà vị thủ lãnh là Xuy Vưu muốn thôn tính các bộ lạc khác để lên làm bá chủ, nhưng Xuy Vưu lại quá độc ác, ai không thuận theo thì bị giết chết rất tàn nhẫn. Các bộ lạc liền liên kết nhau, tôn vị thủ lãnh Hữu Hùng Thị (nay ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam) lên chỉ huy chống lại Xuy Vưu. Trận đánh dữ dội quyết định sự thắng bại với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc. Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt. Trong lúc nguy cấp như thế, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết. Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế hay Huỳnh Ðế. Nguyên Hữu Hùng Thị được sanh ra tại gò Hiên Viên, nên về sau gọi là Hiên Viên Huỳnh Ðế. Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp vua Huỳnh Ðế và những người hiền tài trong nước, như giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng, giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc. Ngoài ra Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64 quẻ Dịch mà đoán kiết hung. Trong buổi Lễ Hội Yến DTC lần đầu tiên tổ chức tại nhà Ngài Cao Quỳnh Cư ở số 134 đường Bourdais SàiGòn vào Trung Thu năm Ất Sửu (1925), Ðức Phật Mẫu cùng Cửu Vị Tiên Nương giáng cơ, mỗi vị cho một bài thi, mà bài thi của Ðức Phật Mẫu khoán thủ bốn chữ: Cửu Thiên Huyền Nữ, chép ra như sau: CỬU kiếp Hiên Viên thọ sắc Thiên, THIÊN Thiên cửu phẩm đắc cao huyền. HUYỀN hư tác thế Thần Tiên Nữ, NỮ hảo thiện căn đoạt cửu Thiên. Viết ra Hán văn: 九劫軒轅受敕天 天天九品得高玄 玄虛作世神仙女 女好善根奪九天. Nghĩa là: Ðức Phật Mẫu thọ sắc lịnh của Ðức Chí Tôn giáng trần kiếp thứ 9 vào thời vua Hiên Viên Huỳnh Ðế bên Tàu, Nơi cõi Trời, Cửu phẩm Thần Tiên đều cao siêu và huyền diệu. Ðức Phật Mẫu huyền diệu nơi cõi Hư Vô tạo ra các cõi trần và các Ðấng Thần Tiên Nữ phái, Người phụ nữ nào có lòng tốt và có căn lành thì đoạt đặng phẩm vị trong 9 từng Trời. DTC: Diêu Trì Cung.
Cửu Thiên Khai Hóa九天開化
Cửu: Chín, thứ chín. Thiên: từng Trời. Khai: mở. Hóa: giáo hóa. Cửu Thiên là 9 từng Trời. Khai hóa là mở ra giáo hóa nhơn sanh. Cửu Thiên Khai Hóa là chỉ các Ðấng thiêng liêng trong Cửu phẩm Thần Tiên có nhiệm vụ mở ra Cửu Trùng Thiên và giáo hóa nhơn sanh. Ðức Chí Tôn lập CTÐ có 9 phẩm Chức sắc theo trật tự đối phẩm với 9 phẩm của Cửu Thiên Khai Hóa. Như vậy, CTÐ được xem là hình ảnh của Cửu Thiên Khai Hóa nơi cõi trần. Sự đối phẩm của Chức sắc CTÐ với các Ðấng trong Cửu Thiên Khai Hóa như sau:
Ðạo Cao Ðài mở ra ba con đường tu cho nhơn sanh đắc đạo để lập vị mình nơi cõi TLHS. Ba con đường ấy là: · Lập công nơi CTÐ, tiến hoá theo các phẩm Chức sắc CTÐ tức là lập vị theo phẩm trật trong Cửu Thiên Khai Hóa.
· Lập công nơi CQPT, tiến hóa theo các phẩm Chức sắc CQPT tức là lập vị theo Thập nhị Ðẳng cấp thiêng liêng.
· Tu chơn, luyện đạo trong Tịnh Thất, đắc thành Tiên Phật tại thế.
TÐ ÐPHP: "Các chơn hồn mượn xác phàm phải đi theo phẩm trật Cửu Thiên Khai Hóa, tức là theo Hội Thánh CTÐ, dùng tài sức mình lập công để đoạt đạo, nghĩa là phải đi từ bậc Ðạo hữu lên Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư,... ... ..., phải lập công từ Tiểu thừa, Trung thừa đến Thượng thừa, phải ăn chay từ 6 ngày mỗi tháng đến 10 ngày, rồi ăn chay trường luôn. Các chơn hồn đi theo phẩm trật Cửu Thiên Khai Hóa còn phải có tự tín, rồi tha tín, tức là tự giác nhi giác tha đó vậy. Có tự tín rồi tha tín, tức là có tự độ mình rồi độ chúng sanh. Ðạo Cao Ðài khác các nền tôn giáo khác ở chỗ đó. Trước hết phải độ mình, độ gia đình mình, rồi độ ngoài thân tộc, tức là độ cả nhơn loại vậy. Mình phải học để hiểu Ðạo, hiểu Ðạo rồi nói sao cho thân tộc mình hiểu Ðạo. Chẳng những nói Ðạo cho thân tộc mình biết mà thôi, mà phải nói Ðạo cho toàn nhơn loại nữa. Mình học để biết Ðạo là Lập Ðức, nói Ðạo cho thân tộc mình biết là Lập Công, độ toàn nhơn loại là Lập Ngôn. Có làm đủ ba điểm đó mới về được với Ðức Chí Tôn bằng con đường Cửu Thiên Khai Hóa. Cả thảy đều biết qua CTÐ nầy là Cửu Thiên Khai Hóa. Chúng ta khi vào đại điện của Ðức Chí Tôn tức là Cửu Trùng Thiên đó, đứng trong hàng phẩm Cửu Thiên Khai Hóa, có trật tự, phẩm vị, quyền hành, hạng thứ, nên phải mặc Thiên phục vào chầu. CTÐ là chơn tướng của Cửu Thiên Khai Hóa, tức là cơ hữu vi của CKVT, do Cửu Thiên Khai Hóa tạo thành." CTÐ: Cửu Trùng Ðài. TLHS: Thiêng Liêng Hằng Sống. CQPT: Cơ Quan Phước Thiện. TÐ ÐPHP: Thuyết Ðạo của Ðức Phạm Hộ Pháp. CKVT: Càn Khôn Vũ Trụ.
Cửu Tiên九仙
A: Nine Fairies, nine Muses. P: Neuf Fées, neuf Muses. Cửu: Chín, thứ chín. Tiên: vị Tiên. Cửu Tiên là nói tắt Cửu vị Tiên Nương, là chín vị Nữ Tiên nơi Diêu Trì Cung. (Xem: Cửu vị Tiên Nương). PMCK: Cửu Tiên hồi phục Kim Bàn chưởng Âm. PMCK: Phật Mẫu Chơn Kinh.
Cửu tiêu九霄
Cửu: Chín, thứ chín. Tiêu: từng mây. Cửu tiêu là chín từng mây, ý nói chín từng Trời. Cửu tiêu là từ ngữ của đạo Tiên. Những từng Trời trong Cửu tiêu có tên gọi khác với các từng trong Cửu Trùng Thiên. Cửu tiêu gồm: Thần tiêu, Thanh tiêu, Bích tiêu, Linh tiêu, Ðan tiêu, Cảnh tiêu, Ngân tiêu, Tử tiêu, Vân tiêu.
Cửu Trùng Ðài九重臺
A: Palace of nine divine planes. Palace of nine degrees of the evolution. Palace of nine degrees of the Episcopal Hierachy. P: Palais de neuf plans divins. Palais de neuf degrés de l'évolution. Palais de neuf degrés de la Hiérachie Épiscopale. Cửu: Chín, thứ chín. Trùng: từng, lớp. Ðài: tòa nhà cao lớn. Cửu Trùng Ðài, theo từ ngữ, có nghĩa là toà nhà cao lớn có chín bực, nhưng về phương diện Ðạo thì Cửu Trùng Ðài có ý nghĩa rất rộng. Chúng ta lần lượt xem xét sau đây:
I. TỔNG QUÁT:Ðức Chí Tôn Thượng Ðế dùng huyền diệu cơ bút mở ÐÐTKPÐ từ năm Bính Dần (1926) với hình thể gồm ba đài: · Cửu Trùng Ðài là phần Hữu hình, thuộc về Ðời, là xác thể của Ðạo.
· Hiệp Thiên Ðài là phần Bán Hữu hình, thuộc về nửa Ðời nửa Ðạo, là chơn thần của Ðạo.
· Bát Quái Ðài là phần Vô hình, thuộc về Ðạo, là linh hồn của Ðạo.
Thể xác nhờ chơn thần mà liên lạc với linh hồn thì CTÐ cũng phải nhờ HTÐ mà thông công với BQÐ. Linh hồn nhờ chơn thần mà ra lịnh cho thể xác thì BQÐ cũng phải nhờ HTÐ (phò cơ) mà ra lịnh cho CTÐ thi hành. Ba Ðài nầy phải có đủ thì nền Ðạo mới hoàn toàn. CTÐ là tòa ngự của chư Chức sắc Thiên phong, thay mặt Chí Tôn, phổ độ nhơn sanh đem vào cửa Ðạo, giáo hóa cho trở nên lành, dẫn dắt từ từ tiến lên đường tu, để cuối cùng đạt được phẩm vị cao trọng, trở về hiệp nhứt cùng Ðức Chí Tôn. Cho nên phận sự quan trọng nhứt của CTÐ là phổ độ và giáo hóa nhơn sanh. Do đó, phẩm tước Chức sắc CTÐ thường có chữ GIÁO hay chữ SƯ, thí dụ như: Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư, Ðầu Sư, Giáo Tông. CTÐ là hình ảnh của Cửu Trùng Thiên tại thế, nên Chức sắc CTÐ là hình ảnh của các Ðấng Cửu Thiên Khai Hóa, tức là hình ảnh của Cửu phẩm Thần Tiên nơi cõi thiêng liêng. Cửu phẩm Thần Tiên cầm quyền cai trị thế giới thì Chức sắc CTÐ cầm quyền Chánh Trị Ðạo nơi tay, cứu độ và dìu dắt nhơn sanh trở về cùng Ðức Chí Tôn. Các chơn linh nơi địa cầu 68 nầy trong thời ÐÐTKPÐ đều phải đi vào cửa CTÐ lập công để đạt được phẩm vị giả trạng hữu hình (là phẩm vị Chức sắc) thì mới mong lập được phẩm vị thiệt thọ vĩnh cửu nơi cõi thiêng liêng. Cho nên, Ðức Phạm Hộ Pháp có nói rằng: "Chẳng vào cửa Ðạo hiệp cùng Cửu Trùng Ðài thì chẳng đi đường nào khác mà vào Cửu Trùng Thiên cho đặng." Kinh Giải Oan: "Nhập Thánh Thể dò đường cựu vị." Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Ðài Nam phái được Ðức Chí Tôn lập ngay sau đại lễ Khai Ðạo tại Chùa Gò Kén đêm 15 rạng 16-10-Bính Dần (dl 19/20-11-1926). Ngày 9-Giêng-Ðinh Mão (dl 10-2-1927), Ðức Chí Tôn giao cho Ðức Lý Thái Bạch, Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông ÐÐTKPÐ, lập Pháp Chánh Truyền CTÐ Nữ phái. II. HỆ THỐNG CHỨC SẮC CTÐ:Ðiểm đặc biệt của các tổ chức trong Ðạo Cao Ðài là phân ra riêng biệt hai phái: phái Nam và phái Nữ, nhiệm vụ và quyền hạn của hai phái giống nhau, nhưng phái nào thì điều hành riêng phái nấy mà thôi. A. Cửu Trùng Ðài Nam phái: Ðức Chí Tôn lập CTÐ có chín bực làm hình ảnh cho Cửu Trùng Thiên, nên Chức sắc CTÐ có 9 phẩm cấp tương ứng với Cửu phẩm Thần Tiên: Sự đối phẩm như sau:
Ðức Chí Tôn mở ÐÐTKPÐ kỳ nầy chọn đến: · Nhứt Phật là 1 Giáo Tông.
· Tam Tiên là 3 Ðầu Sư.
· Tam thập lục Thánh là 36 Phối Sư.
· Thất thập nhị Hiền là 72 Giáo Sư.
· Tam thiên Ðồ đệ là 3 000 Giáo Hữu.
Ðó là những con số mà Ðức Chí Tôn qui định, không được thay đổi, thêm hay bớt. Phẩm Giáo Tông chưởng quản CTÐ chỉ có 1 vị, còn các phẩm Chức sắc khác từ Chưởng Pháp xuống Lễ Sanh đều được chia ra ba phái: Thái, Thượng, Ngọc, noi theo Tam giáo. · Phái Thái là phái Phật giáo, mặc Ðạo phục màu vàng.
· Phái Thượng là phái Lão giáo hay Tiên giáo, mặc Ðạo phục màu xanh.
· Phái Ngọc là phái Nho giáo, mặc Ðạo phục màu đỏ. · Ðức Giáo Tông thì mặc Ðạo phục toàn trắng, vì màu trắng là gốc của các màu, từ màu trắng mới phân ra các màu: Vàng, xanh, đỏ, v.v...
· Phẩm Chưởng Pháp có ba vị chia ra ba phái: Thái, Thượng, Ngọc. Ðặc biệt Thượng Chưởng Pháp mặc Ðạo phục màu trắng giống như Ðức Giáo Tông, vì Ngài thay thế Ðức Giáo Tông khi Giáo Tông vắng mặt. Còn hai vị Chưởng Pháp
hai phái Thái và Ngọc thì mặc Ðạo phục theo màu của phái mình.
· Phẩm Ðầu Sư có ba vị, mỗi phái 1 vị.
· Phẩm Phối Sư có 36 vị, chia ra mỗi phái 12 vị. Trong 12 vị của mỗi phái, Ðức Giáo Tông chọn một vị đứng đầu gọi là Chánh Phối Sư, còn lại 11 vị kia là Phối Sư.
· Phẩm Giáo Sư có 72 vị, chia ra mỗi phái 24 vị.
· Phẩm Giáo Hữu có 3000 vị, chia ra mỗi phái 1000 vị.
· Phẩm Lễ Sanh thì không hạn định số lượng, nhiều bao nhiêu cũng được tùy theo sự mở rộng nền Ðạo.
· Ba phẩm Chức Việc Bàn Trị Sự: Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự cũng không hạn định số lượng. (Xem Biểu đồ Hệ Thống Chức sắc CTÐ).
B. Cửu Trùng Ðài Nữ phái: Bên CTÐ Nữ phái, chỉ có 7 phẩm Chức sắc từ phẩm cao nhứt là Nữ Ðầu Sư xuống đến hàng Nữ Ðạo hữu. Chức sắc Nữ phái không phân chia ra 3 nhóm: Thái, Thượng, Ngọc như bên Nam phái, và Ðạo phục của Nữ phái thì toàn dùng màu trắng từ trên xuống dưới. Chức sắc CTÐ Nữ phái chỉ có 1 vị Nữ Ðầu Sư và 1 vị Nữ Chánh Phối Sư, còn các phẩm Chức sắc cấp dưới khác thì không hạn định số lượng như bên Nam phái. Như vậy, Chức sắc Nữ phái CTÐ, chỉ hạn định số lượng nơi hai phẩm: Nữ Ðầu Sư 1 vị và Nữ Chánh Phối Sư 1 vị. Tại sao Nữ phái CTÐ bị truất hai phẩm: Chưởng Pháp và Giáo Tông? Ðức Phạm Hộ Pháp giải thích trong Pháp Chánh Truyền Chú giải như sau: "C.G: Hội Thánh Nữ phái phải tùng quyền Ðầu Sư Nữ phái, song cả thảy đều phải tùng quyền Giáo Tông và Chưởng Pháp. Xem rõ lại thì Pháp Chánh Truyền truất quyền Nữ phái không cho lên địa vị Chưởng Pháp và Giáo Tông. Hộ Pháp để lời phân phiền cùng Thầy như vầy: - Thưa Thầy, Thầy đã nói con cũng đồng con, nam nữ vốn như nhau mà Thầy truất quyền của Nữ phái không cho lên địa vị Chưởng Pháp và Giáo Tông thì con e mất lẽ công bình chăng? Thầy dạy: - Thiên Ðịa hữu Âm Dương, Dương thạnh tắc sanh, Âm thạnh tắc tử, cả Càn khôn Thế giới nhờ Dương thạnh mới bền vững, cả chúng sanh sống bởi Dương quang; ngày nào mà Dương quang tuyệt, Âm khí lẫy lừng, ấy là ngày Càn khôn Thế giới phải chịu trong hắc ám mà bị tiêu diệt. Nam ấy Dương, Nữ ấy Âm, nếu Thầy cho Nữ phái cầm quyền Giáo Tông làm chủ nền Ðạo thì là Thầy cho Âm thắng Dương, nền Ðạo ắt bị tiêu tàn ám muội. Hộ Pháp lại kêu nài nữa rằng: - Thầy truất quyền Giáo Tông của Nữ phái đã đành, song quyền Chưởng Pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại. Thầy dạy: - Chưởng Pháp cũng là Giáo Tông, mà còn trọng hệ hơn là vì người thay mặt cho Hộ Pháp nơi CTÐ. Thầy đã chẳng cho ngồi địa vị Giáo Tông thì lẽ nào cho ngồi địa vị Hộ Pháp con. Bởi chịu phận rủi sanh nên cam phận thiệt thòi, lẽ Thiên cơ định, Thầy chỉ trông cậy con để dạ thương yêu binh vực thay Thầy, kẻo tội nghiệp." Ðàn cơ tại Cung Ðạo Tòa Thánh đêm 15-11-Tân Hợi (dl 01-01-1973), Phò loan: Hiến Pháp - Khai Ðạo, Ðức Lý Thái Bạch giáng cơ. Ngài Hiến Ðạo bạch: - Cầu xin Ðức Ngài từ bi chỉ giáo số Chức sắc Nữ phái CTÐ từ phẩm Phối Sư đổ xuống Giáo Hữu, mỗi phẩm có bao nhiêu vị? Ðức Lý đáp: - Vô định. Như vậy, Nữ phái CTÐ tuy không được lên hai phẩm Giáo Tông và Chưởng Pháp, nhưng lại được đặc ân là số lượng Chức sắc Nữ phái từ Phối Sư xuống Lễ Sanh không bị giới hạn, nghĩa là nhiều bao nhiêu cũng được. Do đó việc thăng phẩm Chức sắc CTÐ Nữ phái không bị bó buộc vì số lượng, nghĩa là khi có đủ công nghiệp thì được thăng phẩm; không như bên Nam phái CTÐ, thí dụ như nếu số lượng Giáo Hữu đã đủ 3000 vị rồi thì số Lễ Sanh dù có đủ công nghiệp cũng chưa thể lên Giáo Hữu được, phải chờ đợi khi nào có một vị Giáo Hữu nghỉ hưu hay qui vị, chỗ đó khuyết thì mới được cử một vị Lễ Sanh lên Giáo Hữu đặng thay thế. III. TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH ÐẠO CTÐ:Sự tổ chức bắt đầu từ dưới lên trên. Nền móng của Hành Chánh Ðạo CTÐ là Hương Ðạo. Nhiều Hương Ðạo họp thành Tộc Ðạo (hay Họ Ðạo), nhiều Tộc Ðạo họp thành Châu Ðạo, nhiều Châu Ðạo họp thành Trấn Ðạo. Các Trấn Ðạo liên lạc trực tiếp với Cửu Viện. Từ Trấn Ðạo trở xuống thuộc về Hành Chánh Ðạo địa phương, còn từ Cửu Viện trở lên là Hành Chánh Ðạo Trung ương đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh, cầm quyền nền Ðạo. Hành Chánh Ðạo CTÐ chia hai riêng biệt: Nam phái và Nữ phái. Mỗi phái chỉ điều khiển riêng phái mình mà thôi. A. Hành Chánh Ðạo CTÐ Nam phái: Ðơn vị Hành Chánh Ðạo nhỏ nhứt là Hương Ðạo. Hiện nay số tín đồ của Ðạo Cao Ðài còn ít nên lấy số tín đồ ở trong một xã làm Hương Ðạo. Khi số tín đồ đông hơn thì sẽ lấy số tín đồ trong một Ấp làm Hương Ðạo. Ðứng đầu Hương Ðạo là vị Ðầu Hương Ðạo, phẩm Chánh Trị Sự. Mỗi Hương Ðạo được chia ra làm nhiều Ấp Ðạo. Ðứng đầu mỗi Ấp Ðạo là 2 vị: 1 Phó Trị Sự và 1 Thông Sự. Phó Trị Sự coi về hành chánh và Thông Sự coi về luật pháp. Nếu Hương Ðạo ấy có 4 Ấp Ðạo thì số Chức Việc Bàn Trị Sự của Hương Ðạo ấy có 9 vị, kể ra: 1 Chánh Trị Sự (正治事) 4 Phó Trị Sự (副治事) 4 Thông Sự. (通事) Ðứng đầu một Tộc Ðạo (Họ Ðạo) là một vị Ðầu Tộc Ðạo, phẩm Lễ Sanh, do Hội Thánh bổ nhiệm. Ðứng đầu một Châu Ðạo là một vị Khâm Châu Ðạo, phẩm Giáo Hữu, do Hội Thánh bổ nhiệm. Ðứng đầu một Trấn Ðạo là một vị Khâm Trấn Ðạo, phẩm Giáo Sư, cũng do Hội Thánh bổ nhiệm. Các Khâm Trấn Ðạo nhận lệnh trực tiếp từ Cửu Viện Trung Ương Tòa Thánh, do 3 vị Chánh Phối Sư cầm quyền. Cửu Viện là 9 Viện gồm: Hòa Viện, Lại Viện, Lễ Viện, Học Viện, Y Viện, Nông Viện, Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện. Mỗi Viện có nhiệm vụ chuyên môn đặc biệt. (Xem chi tiết nơi chữ: Cửu Viện). Ðứng đầu mỗi Viện là một vị Thượng Thống, phẩm Phối Sư, có một hay hai vị Phụ Thống giúp việc. CTÐ Nam phái có 3 Chánh Phối Sư nên mỗi vị điều khiển 3 Viện: · Ngọc Chánh Phối Sư điều khiển 3 Viện: Hòa, Lại, Lễ.
· Thượng Chánh PhốiSư điều khiển 3 Viện: Học, Y, Nông.
· Thái Chánh PhốiSư điều khiển 3Viện: Hộ, Lương, Công.
Ba vị Chánh Phối Sư tùng quyền Ba vị Ðầu Sư. Ba vị Ðầu Sư tùng quyền 3 vị Chưởng Pháp và Ðức Giáo Tông. Ðức Giáo Tông chưởng quản CTÐ cả Nam và Nữ phái. (Xem Biểu đồ Tổ chức Hành Chánh Ðạo CTÐ) B. Hành Chánh Ðạo CTÐ Nữ phái: Tổ chức Hành Chánh Ðạo CTÐ Nữ phái giống hệt và song song với Hành Chánh Ðạo Nam phái, từ cấp địa phương cho đến cấp trung ương, nhưng chỉ hoạt động về bên Nữ phái mà thôi. Cấp cao nhất của Hành Chánh Ðạo Nữ phái chỉ có 1 Nữ Ðầu Sư và 1 Nữ Chánh Phối Sư cai quản Cửu Viện Nữ phái. Nữ Chánh Phối Sư tùng quyền Nữ Ðầu Sư và Nữ Ðầu Sư thì tùng quyền ba vị Chưởng Pháp và Ðức Giáo Tông. Sự tổ chức các cơ quan Hành Chánh Ðạo riêng biệt cho Nam phái và Nữ phái thể hiện sự phân quyền rõ rệt và sự bình đẳng giữa Nam phái và Nữ phái. Ðây là một nét đặc biệt của Ðạo Cao Ðài mà các tôn giáo khác không có. C. Cơ quan Phổ Tế: Hành Chánh Ðạo CTÐ có tổ chức một cơ quan đặc biệt có nhiệm vụ truyền Ðạo ở trong nước, gọi là Cơ quan Phổ Tế. Cơ quan Phổ Tế được thành lập theo Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938), được Hội Thánh ban hành vào ngày 16-Giêng-Mậu Dần (dl 16-2-1938). (Xem chi tiết nơi chữ: Phổ Tế) D. Cơ quan Truyền giáo Hải Ngoại: Cơ quan Truyền giáo Hải Ngoại được Ðức Chí Tôn giao cho Ðức Hộ Pháp thành lập tại Nam Vang vào tháng 4 năm Ðinh Mão (1927) khi Ðức Hộ Pháp lên làm việc ở Nam Vang. Cơ quan Truyền giáo Hải Ngoại (Mission étrangère) đầu tiên được gọi là Hội Thánh Ngoại giáo, Giáo Sư Thượng Bảy Thanh (Lê Văn Bảy) được bổ nhiệm làm Chủ Trưởng Hội Thánh Ngoại giáo, chịu dưới quyền chỉ huy thiêng liêng của Ðức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, mà Ðức Chí Tôn đã phong cho Ngài làm Chưởng Ðạo cầm quyền Hội Thánh Ngoại giáo. (Xem chi tiết nơi chữ: Hội Thánh Ngoại giáo, vần H). ■ Quyền hành của mỗi phẩm cấp Chức sắc CTÐ, - Ðạo phục của Chức sắc, - Luật công cử: (xin độc giả xem trong quyển Pháp Chánh Truyền, có Ðức Phạm Hộ Pháp chú giải rất rõ ràng, ở đây khỏi phải lập lại). ■ Luật Cầu phong và Cầu thăng: (xem trong Ðạo Luật năm Mậu Dần 1938). IV. CÁC CHỨC SẮC ÐẠI THIÊN PHONG ÐẦU TIÊN CỦA CTÐ:1. Giáo Tông: Phẩm Giáo Tông, Ðức Chí Tôn dành sẵn cho Ngài Ngô Văn Chiêu, vị môn đệ đầu tiên của Ðức Chí Tôn, đã được Ðức Chí Tôn dạy Ðạo từ năm Tân Dậu (1921) tại Hà Tiên. Ðức Chí Tôn kêu Bà Hương Hiếu (hiền nội của Ngài Cao Quỳnh Cư) may một bộ Thiên phục Giáo Tông dành cho Ngài Ngô Văn Chiêu mặc trong ngày tấn phong Giáo Tông là ngày Khai Ðạo Cao Ðài tại Thánh Thất tạm đặt tại Chùa Gò Kén, 15-10-Bính Dần (1926). Nhưng đến ngày Khai Ðạo, Ngài Ngô Văn Chiêu không đến dự, nên mất ngôi. Sau đó, Ðức Chí Tôn giao chức vụ Giáo Tông cho Ðức Lý Thái Bạch, Nhứt Trấn Oai Nghiêm, kiêm nhiệm nên gọi Ngài là: Lý Ðại Tiên Trưởng kiêm Giáo Tông ÐÐTKPÐ. Ngày 3-10-Canh Ngọ (dl 22-11-1930), Ðức Lý Giáo Tông ban cho Ngài Ðầu Sư Thượng Trung Nhựt (Lê văn Trung) cầm quyền Giáo Tông tại thế để điều hành nền Ðạo cho được mau chóng, còn quyền Giáo Tông thiêng liêng vẫn do Ðức Lý nắm giữ, nên gọi Ngài Thượng Trung Nhựt là Ðức Quyền Giáo Tông Lê văn Trung. (Xem tiểu sử và công nghiệp của Ðức Lý Giáo Tông nơi chữ: Lý Thái Bạch [vần L]; của Ngài Lê văn Trung nơi chữ: Quyền Giáo Tông [vần Q]; và của Ngài Ngô Văn Chiêu nơi chữ: Ngô Văn Chiêu [vần Ng] ) 2. Chưởng Pháp: ■ Thái Chưởng Pháp: Hòa Thượng Như Nhãn, Thiên phong ngày 29-7-Bính Dần. (Xem tiểu sử nơi chữ Chưởng Pháp) ■ Thượng Chưởng Pháp: Ngài Nguyễn Văn Tương, Lão Sư của phái Minh Sư, thọ Thiên phong ngày 24-7-Bính Dần. (Xem tiểu sử nơi chữ Chưởng Pháp, vần Ch) ■ Ngọc Chưởng Pháp: Ngài Thái Lão Sư Trần Văn Thụ, phái Minh Ðường chùa Vĩnh Nguyên Tự, thọ Thiên phong ngày 10-9-Bính Dần. Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ đăng Tiên ngày 14-5-Ðinh Mão (dl 13-6-1927).Sau đó, Ðức Chí Tôn phong Ngài Thái Lão Sư Trần Ðạo Quang vào chức Ngọc Chưởng Pháp. (Xem tiểu sử nơi chữ Chưởng Pháp, vần Ch) 3. Ðầu Sư: Ba vị Ðầu Sư đầu tiên được Ðức Chí Tôn phong là: ■ Thượng Ðầu Sư: Thượng Trung Nhựt (LêVănTrung) ■ Ngọc Ðầu Sư: Ngọc Lịch Nguyệt (Lê Văn Lịch). ■ Thái Ðầu Sư: Thái Minh Tinh (Hòa Thượng Thiện Minh, học trò của Hòa Thượng Như Nhãn). Ngài Thái Minh Tinh không hành Ðạo, bị Ðức Lý Thái Bạch cách chức ngày 12-12-Bính Dần, và Ðức Chí Tôn phong Ngài Dương Văn Nương thế vào chức vụ ấy, gọi Ngài là Thái Ðầu Sư Thái Nương Tinh. Chỉ có 3 vị Ðầu Sư đầu tiên mới có Thánh danh mang 3 chữ: Nhựt, Nguyệt, Tinh. Các vị Ðầu Sư tiếp sau đều mang Thánh danh theo Tịch Ðạo. Ngày 17-2- Quí Dậu (1933), 3 vị Chánh Phối Sư ba phái được Ðức Chí Tôn thăng lên phẩm Ðầu Sư, kể ra: · Thái Ðầu Sư Thái Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ).
· Thượng Ðầu Sư ThượngTươngThanh (Ng.Ngọc Tương)
· Ngọc Ðầu Sư Ngọc Trang Thanh (Lê Bá Trang).
(Xem tiểu sử quí Ngài Ðầu Sư kể trên nơi chữ: Ðầu Sư, vần Ð) 4. Nữ Ðầu Sư: Từ ngày Khai Ðạo năm 1926 đến năm 1975, Ðạo Cao Ðài có 3 vị Nữ Ðầu Sư: - Nữ Ðầu Sư Hương Thanh (Lâm Ngọc Thanh). Bà là vị Nữ Chánh Phối Sư đầu tiên của Ðạo Cao Ðài, sau khi qui vị được truy thăng lên phẩm Nữ Ðầu Sư, được Hội Thánh đúc tượng nơi mặt tiền Tòa Thánh, phía bên Nữ phái. - Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu (Nguyễn Thị Hiếu). Bà được Thiên phong Chánh vị Nữ Ðầu Sư ngày 24-10-Mậu Thân (dl 13-12-1968). - Nữ Ðầu Sư Hàm Phong Hương Lự (Hồ Thị Lự). Bà đắc phong Nữ Ðầu Sư Hàm phẩm trong một đàn cơ tại Cung Ðạo cùng một lượt với Bà Hương Hiếu (Thiên phong Nữ Ðầu Sư chánh vị). (Xem tiểu sử của ba vị Nữ Ðầu Sư nơi chữ Nữ Ðầu Sư, vần N) ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. BQÐ: Bát Quái Ðài. HTÐ: Hiệp Thiên Ðài. CTÐ: Cửu Trùng Ðài.
Cửu Trùng Thiên九重天
A: Nine celestial planes; Nine heavens. P: Neuf plans célestes; Neuf cieux. Cửu: Chín, thứ chín. Trùng: Từng, lớp. Thiên: Trời. Chúng ta có 2 trường hợp: · Cửu Trùng Thiên là 9 từng Trời nơi cõi thiêng liêng, · Cửu Trùng Thiên là cái đài hình 8 cạnh có 9 từng đặt tại sân Ðại Ðồng Xã trước Tòa Thánh Tây Ninh. 1. Cửu Trùng Thiên nơi cõi thiêng liêng: Cửu Trùng Thiên là chín từng Trời nơi cõi thiêng liêng. KHH: Ngó Cực Lạc theo huờn Xá lợi, Cửu Trùng Thiên mở lối qui nguyên. Tên của mỗi từng Trời trong Cửu Trùng Thiên được định rõ trong 9 bài Kinh Tuần Cửu, từ Nhứt Cửu đến Cửu Cửu, kể ra sau đây từ thấp dần lên cao: · Từng Trời thứ 1: trên từng Trời nầy có Vườn Ngạn Uyển do Nhứt Nương DTC cai quản.
· Từng Trời thứ 2: trên từng Trời nầy có Vườn Ðào Tiên của Ðức Phật Mẫu do Nhị Nương cai quản.
· Từng Trời thứ 3: tên gọi là Thanh Thiên.
· Từng Trời thứ 4: Huỳnh Thiên.
· Từng Trời thứ 5: Xích Thiên.
· Từng Trời thứ 6: Kim Thiên.
· Từng Trời thứ 7: Hạo Nhiên Thiên, do Ðức Chuẩn Ðề Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát cai quản.
· Từng Trời thứ 8: Phi Tưởng Thiên, do Ðức Từ Hàng Bồ Tát cai quản.
· Từng Trời thứ 9: Tạo Hóa Thiên, do Ðức Phật Mẫu cai quản và Ðức Phật Mẫu chưởng quản tất cả 9 từng Trời của Cửu Trùng Thiên.
Việc giải thích Cửu Trùng Thiên căn cứ trên 9 bài Kinh Tuần cửu hoàn toàn phù hợp với 4 điều kể ra sau đây: 1. Phù hợp với Thuyết đạo của Ðức Phạm Hộ Pháp: Ðức Phạm Hộ Pháp thuyết đạo nhiều lần xác định Tạo Hóa Thiên là từng Trời thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên. Trong quyển I Thuyết đạo Ðức Hộ Pháp, trang 64, Ngài giải thích bài Phật Mẫu Chơn Kinh tại Cửu Long Ðài trước Báo Ân Từ lúc 4 giờ chiều ngày 15-8-Ðinh Hợi (1947) xin chép ra: "Từng Trời thứ chín gọi là Tạo Hóa Thiên có vị cầm quyền năng tạo đoan gọi là Thiên Hậu, nắm cả Kim Bàn, tức là nắm đẳng cấp thiêng liêng điều khiển chơn linh gọi là Phật Mẫu Diêu Trì."... ... ... 2. Phù hợp với 2 danh hiệu của Ðức Phật Mẫu: Ðức Phật Mẫu có hai danh hiệu: Cửu Thiên Huyền Nữ và Cửu Thiên Nương Nương. Chữ Cửu Thiên có nghĩa là từng Trời thứ 9. Cửu Thiên Huyền Nữ, theo từ ngữ, có nghĩa là: Người phụ nữ huyền diệu nơi từng Trời thứ 9. Cửu Thiên Nương Nương là Bà Thiên Hậu ở từng Trời thứ 9, đó là từng Trời Tạo Hóa Thiên. 3. Trong Tang lễ của Chức sắc hàng Tiên Vị, liên đài được đặt trên Cửu Trùng Thiên nơi Ðại Ðồng Xã: Các Chức sắc Ðại Thiên phong bên CTÐ từ phẩm Ðầu Sư đổ lên, hay bên HTÐ từ phẩm Thập nhị Thời Quân đổ lên, khi đăng Tiên, thể xác được liệm vào liên đài. "Liên đài được quàn tại biệt điện của mỗi vị một đêm, Báo Ân Từ một đêm, Ðền Thánh một đêm, và Cửu Trùng Thiên một đêm. Hội Thánh sẽ cử hành Lễ Tiểu Tường, Ðại Tường, kỷ niệm hằng năm và xây tháp. Không có làm Tuần Cửu và hành pháp Ðộ Thăng." (Trích trong Quan Hôn Tang Lễ 1976) Chúng ta để ý, trong nghi thức tế lễ nầy, liên đài được đặt trên Cửu Trùng Thiên ở Ðại Ðồng Xã, không làm Tuần Cửu, chỉ làm Tiểu Tường và Ðại Tường, không hành pháp Ðộ Thăng. Ðiều nầy cho chúng ta biết rằng: Chức sắc hàng Tiên vị thì đã có đủ công đức để chơn thần vượt lên khỏi Cửu Trùng Thiên (mới được ngồi trên Cửu Trùng Thiên) nên không cần phải làm Tuần Cửu và Phép Ðộ thăng. Hội Thánh làm Lễ Tiểu Tường, tức là đưa linh hồn lên từng Trời Hư Vô Thiên. Vậy Hư Vô Thiên phải ở phía trên Cửu Trùng Thiên, chớ không thể ở trong Cửu Trùng Thiên được, và chính đó là từng Trời thứ 10. Vậy, Hư Vô Thiên là từng Trời thứ 10, nằm bên trên Cửu Trùng Thiên. Theo Di Lạc Chơn Kinh, từng Trời Tạo Hóa Thiên ở ngay bên dưới Hư Vô Thiên, nên Tạo Hóa Thiên là từng Trời thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên. 4. Thập nhị Thiên: 12 từng Trời. Theo bài ghi thuật lại cuộc lễ đặt khuôn tượng Tam Thánh và Ðức Phạm Hộ Pháp trấn Thần tượng Tam Thánh nơi Tòa Thánh Tây Ninh, Ðức Hộ Pháp có nói: "Bây giờ chúng ta chỉ thông công với các Ðấng trong Cửu Thiên Khai Hóa, rồi đây, cũng có ngày Bần đạo kêu lên Ðức Di-Lạc ở từng thứ 11 chưa biết chừng, khi ấy sẽ phải dùng đến 11 cây nhang, chớ không phải 9 cây nữa." Vậy thì Ðức Di Lạc Vương Phật ở từng Trời thứ 11. Theo Di Lạc Chơn Kinh, hai từng Trời: Hỗn Nguơn Thiên và Hội Nguơn Thiên do Ðức Di Lạc Vương Phật chưởng quản, nên từng Trời thứ 11 chính là Hội Nguơn Thiên và Hỗn Nguơn Thiên là từng Trời thứ 12. Tóm lại: · Bên dưới là Cửu Trùng Thiên (9 từng Trời)
· Kế trên là từng Trời thứ 10: Hư Vô Thiên, do Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật chưởng quản.
· Kế tiếp là từng Trời thứ 11: Hội Nguơn Thiên.
· Trên hết là từng Trời thứ 12: Hỗn Nguơn Thiên.
Hai từng Trời 11 và 12 do Ðức Di-Lạc chưởng quản. 12 từng Trời ấy được gọi chung là Thập nhị Thiên. Trong Thập nhị Thiên có Cửu Trùng Thiên. Các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật khai hóa Cửu Trùng Thiên được gọi là Cửu Thiên Khai Hóa. Các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật khai mở Thập nhị Thiên được gọi chung là Thập nhị Khai Thiên. 2. Cửu Trùng Thiên tại Ðại Ðồng Xã: Trước Tòa Thánh Tây Ninh có một sân rất rộng, gọi là Ðại Ðồng Xã. Giữa Ðại Ðồng Xã, Hội Thánh có xây dựng một cái đài 9 nấc như cầu thang đi lên, hình 8 cạnh Bát quái đều nhau, sơn ba màu đạo: 3 nấc thấp nhất sơn màu đỏ, 3 nấc giữa sơn màu xanh và 3 nấc trên sơn màu vàng. Ðài nầy tượng trưng Cửu Trùng Thiên nên được gọi là Ðài Cửu Trùng Thiên. Khi có tế lễ Chức sắc Ðại Thiên phong hàng Tiên vị qui liễu, Hội Thánh cho dựng bên trên Ðài Cửu Trùng Thiên một cái nhà rộng có 8 cột cao khoảng 12 mét đứng theo hình Bát Quái, nóc nhà có 8 mái tạo thành 8 cung Bát Quái. Tại mỗi cung có vẽ một bức tranh lớn nói lên ý nghĩa của mỗi cung theo Bát Quái đồ: · Cung Càn: vẽ cảnh Rồng bay trên mây.
· Cung Khảm: vẽ cảnh biển cả mênh mông.
· Cung Cấn: vẽ cảnh núi non.
· Cung Chấn: vẽ cảnh sấm chớp.
· Cung Tốn: vẽ cảnh bão tố.
· Cung Ly: vẽ cảnh núi phun lửa.
· Cung Khôn: vẽ cảnh con trâu cày đất.
· Cung Ðoài: vẽ cảnh đầm nước, ao hồ.
Tám cột được Ban Mỹ Thuật trang trí rất khéo léo, dùng các thứ trái cây và bông hoa kết thành hình rồng vấn khúc. Nối liền với nhà Bát Quái là một rạp lễ rộng chừng 10 mét, cao khoảng 8 mét và dài khoảng 24 mét. Liên đài của Chức sắc Ðại Thiên phong được đặt lên đài Cửu Trùng Thiên để tế lễ. Ấy là cách lấy hình thức tại thế gian (Thể pháp) để tượng trưng sự mầu nhiệm thiêng liêng (Bí pháp) là Chức sắc hàng Tiên vị đã dày công với Ðạo, có nhiều công đức, nên không đi từ từ qua Cửu Trùng Thiên nhờ các bài Kinh Tuần Cửu, mà vượt thẳng lên Cửu Trùng Thiên vào chầu Ðức Phật Mẫu nơi Tạo Hóa Thiên. Ðó là tiêu biểu cho sự giải thoát khỏi kiếp luân hồi nhờ công đức tu hành, và lập được Thiên vị nơi cõi thiêng liêng. Ðài Cửu Trùng Thiên nơi Ðại Ðồng Xã còn được Hội Thánh dùng làm nơi thiêu hài cốt của chư vị Chức sắc Ðại Thiên phong, lấy tro xá lợi đem bỏ vào hủ, đặt nơi bàn thờ trong Hầm Bát Quái của Tòa Thánh. (Xem: Cực Lạc Thái Bình) ■ Ngày 15-1-Ất Mùi (dl 7-2-1955), Ðức Hộ Pháp đứng chủ lễ hỏa thiêu tại đài Cửu Trùng Thiên hài cốt của 4 vị: · Ðức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung.
· Nữ Ðầu Sư Hương Thanh.
· Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư.
· Ngọc Ðầu Sư Ngọc Trang Thanh.
■ Ngày 17-8-Bính Thìn (dl 10-9-1976), Ngài Bảo Ðạo Hồ Tấn Khoa tổ chức lễ hỏa thiêu hài cốt của 4 vị: · Bảo Ðạo Ca Minh Chương.
· Tiếp Ðạo Cao Ðức Trọng.
· Ðầu Sư Thái Thơ Thanh.
· Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu.
Xin chép ra sau đây Chương trình hành Lễ Hỏa thiêu và việc thỉnh xá lợi để thờ nơi Hầm Bát Quái và phần tro còn lại đem đổ xuống sông Cẩm Giang ở Bến Kéo. CHƯƠNG TRÌNH Ngày 17 tháng 8 Bính Thìn (10-9-1976)
Ngày 18 tháng 8 Bính Thìn (11-9-1976)
KHH: Kinh Hạ Huyệt. DTC: Diêu Trì Cung. HTÐ: Hiệp Thiên Ðài. CTÐ: Cửu Trùng Ðài.
Cửu tuyền九泉
A: The nine springs in the earth: The world of deaths. P: Les neuf sources souterraines: Le monde des morts. Cửu: Chín, thứ chín. Tuyền: Dòng suối. Cửu tuyền là chín suối, chỉ Âm phủ, cõi của người chết. Chữ Cửu tuyền có nguồn gốc từ chữ Cửu nguyên, tên của một bãi tha ma của nước Tấn bên Tàu. (Xem: Cửu nguyên). Theo Thế Thuyết, sau khi Ân Trọng Kham chết, Hoàn Huyền hỏi Ân Trọng Văn: Cha ngươi là Ân Trọng Kham là người thế nào? Ân Trọng Văn đáp: Tuy không thể làm sáng tỏ một đời nhưng cũng để soi rọi khắp Cửu tuyền.
Cửu tuyền còn có ý chỉ cõi Ðịa ngục, nơi giam giữ và trừng phạt các tội hồn. Khi Ðức Chí Tôn mở ÐÐTKPÐ tức Ðạo Cao Ðài, Ðức Chí Tôn cũng mở Ðại Ân Xá Kỳ ba, nên ra lịnh đóng cửa Ðịa Ngục, đồng thời mở rộng cửa Trời để rước người đắc đạo. Các linh hồn nơi Ðịa Ngục được phóng thích cho đi đầu thai, để trả quả và để tu hành lập công chuộc tội, hầu được siêu thăng. KÐT: Khai cơ tận độ, cửu tuyền diệt vong. TNHT: Ném thử Giáng Ma đóng cửu tuyền. KTKCQV: Kinh Tụng Khi Chồng Qui Vị. ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ. KÐT: Kinh Ðại Tường. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cửu vị Tiên Nương - Cửu vị Nữ Phật九位仙娘 - 九位女佛
Cửu: Chín, thứ chín. Vị: Ngôi, lời tôn kính để gọi một người. Tiên Nương: Cô Tiên. Nữ Phật: Vị Phật phái Nữ. Cửu vị Tiên Nương là chín vị Nữ Tiên nơi DTC hầu cận Ðức Phật Mẫu. "Dưới quyền của Phật Mẫu có Cửu Tiên Nương trông nom về Cơ giáo hóa cho vạn linh, còn ngoài ra có hằng hà sa số Phật trông nom về Cơ phổ độ mà Quan Âm Bồ Tát là Ðấng cầm đầu. Quan Thế Âm Bồ Tát ngự tại cung Nam hải, ở An Nhàn động. Còn Diêu Trì Cung thì ở Tạo Hóa Thiên." (Trích Luật Tam Thể) Cửu vị Tiên Nương đứng hàng Tiên vị, nhưng theo 5 nấc thang tiến hóa của nhơn hồn (Nhơn, Thần, Thánh, Tiên, Phật) thì Tiên vị còn phải tiến hóa lên Phật vị. Cửu vị Tiên Nương đã lập được nhiều công quả trong thời kỳ khai Ðạo, dẫn dắt các nguyên căn đi vào đường đạo đức để làm tướng soái cho Ðức Chí Tôn khai Ðạo, lại dày công giáo hóa Nữ phái nên Cửu vị Tiên Nương được thăng lên hàng Phật vị, và được gọi là: Cửu vị Nữ Phật. Nhiệm vụ của mỗi Tiên Nương nơi cõi TL như sau: 1. Nhứt Nương: Nhứt Nương cầm bửu pháp là đờn Tỳ bà, cai quản vườn Ngạn Uyển nơi từng Trời thứ nhứt trong Cửu Trùng Thiên, đón tiếp các chơn hồn qui Thiên đi lên Cửu Trùng Thiên, xem xét các nguyên nhân đang còn sống nơi cõi trần hay đã qui liễu. Mỗi đoá hoa trong vườn Ngạn Uyển là một chơn linh. Khi chơn linh tái kiếp xuống trần thì hoa nở, khi qui liễu thì hoa héo tàn, khi chơn linh làm điều đạo đức thì sắc hoa tươi thắm, còn làm điều gian ác thì sắc hoa ủ dột xấu xí. Trong một kiếp giáng trần ở VN, Nhứt Nương có tên là HOA. Do đó, khi Nhứt Nương giáng cơ cho thi thì có chữ HOA đứng đầu bài thi. HOA ngào ngạt mùi hương tỏa kín, Cảm lòng thành điện Thánh nương về. Khuyên đời mau tỉnh giấc mê, Lo tu sau khỏi não nề kiếp duyên. 2. Nhị Nương: Nhị Nương cầm bửu pháp Lư hương, cai quản vườn Ðào Tiên của Ðức Phật Mẫu ở từng Trời thứ nhì trong Cửu Trùng Thiên, đón tiếp và hướng dẫn các chơn hồn đi lên từng Trời thứ nhì, vào vườn Ðào Tiên, mở tiệc rót rượu trường sanh đãi các chơn hồn, rồi đưa chơn hồn lên Ngân Kiều, có lằn Kim quang đỡ chơn hồn đi lên từng Trời thứ ba. Trong một kiếp giáng trần ở Việt Nam, Nhị Nương có tên là CẨM, nên khi giáng cơ cho thi, thường có chữ CẨM đứng đầu bài thi: CẨM tịch Diêu Cung Tiên vị đắc, Hạnh phùng vũ lộ sắc Thiên ban. Ðầy vơi vui hưởng kiếp nhàn, Ngảnh trần có khác chi tràng mộng xuân. 3. Tam Nương: Tam Nương cầm bửu pháp là quạt Long Tu Phiến, đón tiếp các chơn hồn lên từng Trời thứ ba là Thanh Thiên, dùng thuyền Bát Nhã đưa các chơn hồn đi qua biển khổ sang bờ giác ngộ, qui hồi cựu vị. Trong một kiếp giáng trần ở Việt Nam, Tam Nương có tên là TUYẾN, nên khi giáng cơ cho thi, thường có chữ TUYẾN đứng đầu bài thi: TUYẾN nghiệp phàm vô vị, Ðạo khai dĩ định kỳ. Hồng ân chan rưới mấy khi, Bến mê há để lỡ thì độ sanh. 4. Tứ Nương: Tứ Nương cầm bửu pháp Kim Bảng, đón tiếp các chơn hồn lên từng Trời thứ tư là Huỳnh Thiên, làm giám khảo tuyển chọn các văn tài trong mỗi khoa thi, ai hiền đức và tài giỏi thì Tứ Nương hộ trì cho thi đậu, để đem tài năng ra giúp đời. Trong một kiếp giáng trần ở Việt Nam, Tứ Nương có tên là GẤM, nên khi giáng cơ cho thi, thường có chữ GẤM đứng đầu bài thi: GẤM thêu hoa càng nhìn càng đẹp, Ðức thêm tài chẳng hẹp đường tu. Mặc người lên võng xuống dù, Lợi danh xạo xự thiên thu lỡ làng. 5. Ngũ Nương: Ngũ Nương cầm bửu pháp là cây Như Ý, tiếp dẫn các chơn hồn lên từng Trời thứ 5 là Xích Thiên trong Cửu Trùng Thiên. Nơi đây, chơn hồn được hướng dẫn đến Minh Cảnh Ðài để xem rõ ràng các việc làm tội phước trong kiếp sanh nơi cõi trần, rồi đến cung Ngọc Diệt Hình để mở quyển Kinh Vô Tự, xem quả duyên của mình. Trong một kiếp giáng trần ở Việt Nam, Ngũ Nương có tên là LIỄU, nên khi giáng cơ cho thi, thường có chữ LIỄU đứng đầu bài thi: LIỄU chiều gió xung xăng màn hạnh, Như để lời cửa Thánh nhắn tin. Ðạo tâm xin gắng vẹn gìn, Ðọa thăng hai lẽ nơi mình liệu toan. 6. Lục Nương: Lục Nương cầm bửu pháp là Phướn Tiêu diêu hay Phướn Truy hồn, tiếp đón các chơn hồn lên từng Trời thứ sáu là Kim Thiên, hướng dẫn đến cung Vạn Pháp cho chơn hồn xem rõ cựu nghiệp của mình, rồi chơn hồn lãnh Kim sa, được chim Khổng Tước đưa lên Ðài Huệ Hương xông thơm chơn thần, có nhạc Thiên thiều trổi đưa chơn hồn đi lên. Trong một kiếp giáng trần ở nước Pháp. Lục Nương là Thánh Nữ Jeanne d'Arc (1412-1431), đã đánh đuổi quân xâm lăng Anh quốc để cứu nước Pháp. Sau đó, Lục Nương giáng trần ở Việt Nam, tên là HUỆ, nên khi giáng cơ cho thi, thường có chữ HUỆ đứng đầu bài thi: HUỆ ân chan khắp toàn nhơn loại, Vào đường tu phỉ toại kiếp sanh. Lánh nơi tranh đấu giựt giành, Nghiệt oan khỏi vướng thân danh vẹn phần. 7. Thất Nương: Thất Nương cầm bửu pháp là Hoa sen, tiếp đón các chơn hồn đến từng Trời Hạo Nhiên Thiên bái kiến Ðức Chuẩn Ðề Bồ Tát và Ðức Phổ Hiền Bồ Tát. Thất Nương lại để lòng từ bi, tình nguyện lãnh lịnh Ngọc Hư Cung xuống cõi Âm Quang giáo hóa các Nữ tội hồn cho họ sớm thức tỉnh, để được tái kiếp trả xong căn quả và tu hành. Trong một kiếp giáng trần ở Việt Nam, Thất Nương có tên là VƯƠNG THỊ LỄ, sanh năm 1900 tại Chợ Lớn, là con gái của ông Vương Quan Trân và Bà Ðỗ thị Sang (con của Tổng Ðốc Ðỗ Hữu Phương). Cô Lễ bị bạo bệnh mất năm Cô 18 tuổi. (Xem chi tiết nơi chữ Thất Nương, vần Th). Thất Nương thường giáng cơ dạy Ðạo và cho thi. Khi giáng cơ cho thi, Cô thường đặt chữ LỄ đứng đầu bài thi: LỄ văn đủ định phân khách trí, Hạnh đức toàn xứng vị Thánh nhân. Cõi trần là chốn mê tân, Dìu nhau lánh giả tầm chân tiếc gì. 8. Bát Nương: Bát Nương cầm bửu pháp là Giỏ Hoa Lam, tiếp đón các chơn hồn đến từng Trời Phi Tưởng Thiên, từng thứ tám trong Cửu Trùng Thiên, hướng dẫn chơn hồn đến bái kiến Ðức Từ Hàng Bồ Tát. Bát Nương rất thường giáng cơ dạy Ðạo và cho thi. Bài Phật Mẫu Chơn Kinh mà chúng ta thường tụng khi cúng Ðức Phật Mẫu do Bát Nương giáng cơ ban cho tại Báo Ân Ðường Kim Biên, khi Ðức Phạm Hộ Pháp phò cơ tại đó. Bát Nương giáng trần nơi nước Trung Hoa, vào thời nhà Tây Hán, tên là Bạch Liên (Hoa sen trắng). Bát Nương cũng có giáng trần ở VN vào nhà họ Hồ. SEN TRẮNG vóc tinh vi đảnh Hớn, Nêu tiết trong soi sáng tài hoa. Ðể lời nhủ bạn quần thoa, Kiên trinh liệt nữ phẩm nhà chớ quên. 9. Cửu Nương: Cửu Nương cầm bửu pháp Ống tiêu, tiếp đón các chơn hồn lên từng Trời Tạo Hóa Thiên để đưa vào bái kiến Ðức Phật Mẫu, được Phật Mẫu ban cho đào hạnh và rượu Tiên. Trong một kiếp giáng trần ở Việt Nam, tỉnh Bạc Liêu, Cửu Nương tên là Cao Thị Khiết (tên giấy tờ là Kiết), con của ông Ðốc Phủ Cao Minh Thạnh và Bà Tào Thị Xúc. Cô là con gái út thứ 9. (Xem chi tiết nơi chữ: Cửu Nương). Khi giáng cơ cho thi, Cô thường đặt chữ Khiết đứng đầu bài thi: KHIẾT kỷ tu chơn duyên quả định, Xả thân vị Ðạo đắc Thiên ân. Lâng lâng giũ sạch bụi trần, Cứu nhân độ thế phước phần hậu lai. Tóm lại, Cửu vị Tiên Nương trông nom về Cơ giáo hóa vạn linh. Tất cả nghề hay nghiệp khéo, về Nữ công hoặc Cầm, Kỳ, Thi, Họa hay Văn chương Triết học đều thuộc phần nhiệm của Cửu vị Tiên Nương giáo hóa và un đúc cho thành tài. Ngày nay thời ÐÐTKPÐ, Cửu vị Tiên Nương đã đắc thành Nữ Phật, nhưng khi cúng Ðức Phật Mẫu tại Báo Ân Từ hay tại Ðiện Thờ Phật Mẫu, chúng ta vẫn niệm: "Nam mô Cửu vị Tiên Nương" là để ghi nhớ công đức của Chín Cô trong thời kỳ khai Ðạo Cao Ðài. TẢ CHÍN VỊ TIÊN NỮ Một mày liễu trong ngần đóa ngọc, Hai má đào phải trọng tiết trinh. Mảnh thân trọn hiếu thâm tình, Phải hình thục nữ, phải gìn căn duyên. Ba yểu điệu thuyền quyên vóc hạc, Bốn mỹ miều đài các trâm anh. Khi vui bóng nguyệt rọi mành, Khi dòng bích thủy, khi cành hoa xuân. Năm phận gái hồng quần đáng mặt, Sáu vẹn toàn quốc sắc Thiên hương. Vào ra phụng trướng loan đường, Vào ra ngọc các cẩm tường xem hoa. Bảy trau chuốt thân ngà mặt ngọc, Tám, Chín phần rèn tập nữ nhi. Chung lo mối Ðạo Tam Kỳ, Giúp nhà Nam Việt kịp thì Long Hoa. BÁT NƯƠNG (Ðêm 25-4-Canh Dần, 1950) (Trích trong Luật Tam Thể) Ngoài 9 bài thi dùng làm bài thài hiến lễ Cửu vị Tiên Nương trong lễ Hội Yến DTC, Cửu vị Tiên Nương còn giáng cơ cho rất nhiều thi văn dạy đạo. Sau đây, xin trích ra một số bài có đủ 9 vị Tiên Nương giáng cơ. THI VĂN của CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG Ngày mùng 8 tháng 8 năm Ất Hợi (dl 5-9-1935) CỬU VỊ TIÊN NƯƠNG HOA tiên đỗ đẹp xinh Văn miếu, Gót Tiên đưa yểu điệu nữ dung. Cung Diêu ghé mắt thư hùng, Reo tơ may gặp hội cùng tương tri. NHỨT NƯƠNG CẨM chức dệt câu thi biệt khách, Bút Tiên nay vẽ nét tri hoan. Xe mây lướt dặm trần hoàn, Dòm theo nỗi khổ đôi hàng lệ sa. NHỊ NƯƠNG TUYẾN kim đưa khách chưa hòa, Mượn gương bạch thố rọi nhà tri âm. Ngân kiều cách bức bao năm, Ướm buông lời ngọc hỏi trần vui chưa? TAM NƯƠNG GẤM Tô Huệ ngày xưa đề thảm, Nét Tiên hoa sầu đạm vân phong. Kìa thương những khách má hồng, Ðẹp xinh tô đậm bụi nồng thế gian. TỨ NƯƠNG LIỄU yếu ớt những lo gió dội, Có mảnh thân e nỗi khổ thân. Riêng lo tài sắc hồng quần, Không nhơ bợn tục, nợ trần lánh chơn. NGŨ NƯƠNG HUỆ trí định Tiên phàm đôi lẽ, Cửa không môn mới nhẹ tiền duyên. Phất phơ đưa phướn diệu huyền, Trông vơi thấy khách cửu tuyền rậm chơn. LỤC NƯƠNG LỄ kỉnh để mấy chương tiết nghĩa, Vô tự đề cửa tía chứa chan. Trăm cay là phép tạo nhàn, Có phong ba mới dựa hàng trượng phu. THẤT NƯƠNG SEN thì ở nơi hồ quán trược, Công thì hay định phước vinh ba. Non Thần nhắn bạn đường xa, Ðường tu khổ hạnh mới là cao siêu. BÁT NƯƠNG KHIẾT tính nết thanh liêm là trọng, Phép tu thân nhớ lóng là hơn. Chuông mai dập thức mê hồn, Cung Tiên mới đặng rửa hờn kiếp sanh. CỬU NƯƠNG Ngày 15-8-Nhâm Ngọ (dl 2-9-1942): NHỨT khí tạo đoan cả địa cầu, NƯƠNG theo Mẹ Cả giảng vài câu. KÍNH dâng tam bửu hằng năm vẹn, TẶNG lễ mừng thầm đắc chẳng lâu. NHỊ Châu Chơn Võ nhớ cùng không, NƯƠNG cõi Thiên cung gởi bóng hồng. KÍNH tặng vài câu mừng bạn cũ, TẶNG người hiếu hạnh chịu phòng không. TAM kỳ khai mở Ðạo lần ba, NƯƠNG náu ít lâu rõ báu hòa. KÍNH lượng bề trên ban đức tánh, TẶNG người tài trí hứng Ðài Cao. TỨ đức vẹn toàn mới xứng danh, NƯƠNG hơi nhang khói chỉ điều lành. KÍNH mừng quí vị ân cần tịnh, TẶNG khách nâu sồng diệt quới khanh. NGŨ hành vận chuyển đoạt Huyền Thiên, NƯƠNG níu đôi năm khỏe tự nhiên. KÍNH có công tu nay gặp hội, TẶNG người hữu hạnh phục qui nguyên. LỤC lạc khua ran cả Ngũ châu, NƯƠNG chi vật chất phải u sầu. KÍNH xin tỉnh giấc lo tu sớm, TẶNG quyết cầu ân cổi ách sầu. THẤT thế náo nương chớ tưởng lâu, NƯƠNG cùng quí vị chỉ đường cầu. KÍNH đem đến tận bờ dương liễu, TẶNG nghĩa đài sơn kẻ chực chầu. BÁT vu hành khất bữa mơi chiều, NƯƠNG nưởng mình to giống kẻ thiêu. KÍNH đến Tây phương tầm Xá lợi, TẶNG tình đồng Ðạo phải đồng yêu. CỬU Thiên mở cửa rước người hiền, NƯƠNG chí dắt dìu khách hữu duyên. KÍNH lập công to qui cựu vị, TẶNG tiền phát khởi lập căn nguyên. Ngày 15-8-Bính Tuất (dl 9-9-1946): Nhẫng ngồi giữ huỳnh hoa Ngạn Uyển, Mà quên nghe đặng tiếng vĩnh sanh. Dọn đường lều cỏ chòi tranh, Tay nương con gậy một mình trông vơi. NHỨT NƯƠNG Trông động cũ màu trời biến sắc, Trông cung nga thiếu mặt từ quân. Trông xa đảnh Thánh non Thần, Trông Ðền Ngọc Khuyết vắng phần Thiên lương. NHỊ NƯƠNG Nay đầm ấm con đường hạnh phúc, Cõi phong trần gội chút hồng ân. Tiêu diêu phai lợt mùi trần, Tỉnh say với giọt nước ngần tẩy mê. TAM NƯƠNG Tưởng tròn phận tô xuê đảnh Việt, Nương thuyền từ cứu tuyệt trần ai. Ðường quê nào thấy Thiên Thai, Công trình lập đặng Vân đài chí công. TỨ NƯƠNG Mở rộng cửa đại đồng vạn chủng, Khai nẻo sanh cứu sống nhơn gian. Trị tâm mở mắt song quang, Khai đường Cực Lạc, mở đàng Lôi Âm. NGŨ NƯƠNG Ðưa gương rạng Quan Âm dẫn thế, Diệt mê hồn tồi tệ kiếp căn. Cam lồ rửa sạch phong trần, Gương xưa để bước đi lần cảnh thăng. LỤC NƯƠNG Nào dè phép quỉ toan cải chánh, Mượn quyền yêu so sánh Chí Linh. Ðem thân lữ thứ làm binh, Cầm gươm huệ chặt tan tành cung thương. THẤT NƯƠNG Hỡi nào kẻ lo lường nghiệp Ðạo, Hỡi những trang nóng máu anh phong. Ngôi Thiên để tựa bóng hồng, Phục hưng gầy nghiệp con Rồng cháu Tiên. BÁT NƯƠNG Gầy sự nghiệp tổ tiên ngày trước, Dựng miếu đường hưởng phước tự do. Mảng trông bến cũ đưa đò, Chơn quân lương tể gây trò vinh phong. CỬU NƯƠNG. Xin nhượng bút cho Bát Nương. Ðào nguyên lại trổ trái hai lần, Ai ngỡ Việt Thường đã thấy lân. Cung Ðẩu vít xa gươm xích quỉ, Thiềm cung mở rộng cửa Hà ngân. Xuân Thu định vững ngôi lương tể, Phất Chủ quét tan lũ nịnh thần. Thổi khí vĩnh sanh lau xã tắc, Mở đường quốc thể định phong vân. BÁT NƯƠNG DTC: Diêu Trì Cung. TL: Thiêng liêng. ÐÐTKPÐ: Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Cửu viện九院
A: Nine religious institutes. P: Neuf instituts religieux. Cửu: Chín, thứ chín. Viện: cơ quan lớn. Cửu Viện là 9 cơ quan lớn của Ðạo có phần hành chuyên môn ở Trung Ương, điều hành tất cả công việc của Ðạo. Cửu Viện gồm: Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện, Học Viện, Y Viện, Nông Viện, Hòa Viện, Lại Viện, Lễ Viện. Cửu Viện của CTÐ Nam phái đặt dưới quyền của 3 vị Chánh Phối Sư ba phái: ■ Thái Chánh PhốiSư chưởng quản 3 Viện: Hộ, Lương, Công. ■ Thượng Chánh PhốiSư chưởng quản 3 Viện: Học, Y, Nông. ■ Ngọc Chánh Phối Sư chưởng quản 3 Viện: Hòa, Lại, Lễ. Việc phân chia trách nhiệm nầy là do Thánh giáo của Ðức Lý Giáo Tông qua bài thi chép ra sau đây: Thái, Hộ Lương Công, nội chủ trương, Thượng, Nông Y Học, chấp phương cương. Ngọc, Hoà Lại Lễ, quyền cai quản, Cửu Viện phân qua khả khán tường. Nghĩa là: Phái Thái, 3 viện: Hộ, Lương, Công, chủ trương bên trong, Phái Thượng, 3 Viện: Học, Y, Nông, nắm giữ giềng mối. Phái Ngọc, 3 Viện: Hòa, Lại, Lễ, nắm quyền cai quản, Chín Viện giải qua khá thấy rõ ràng. Ðứng đầu mỗi Viện là một vị Thượng Thống, có một hoặc hai vị Phụ Thống giúp việc, dưới có một vị Quản Văn phòng, các Thư ký và các vị phụ trách. Các vị Thượng Thống tùng lịnh trực tiếp Chánh Phối Sư. Nhiệm vụ của mỗi Viện như sau: 1. HỘ VIỆN: Quản lý sản nghiệp và tài chánh của Ðạo, chấp chưởng thâu xuất tiền bạc do các nơi cúng hiến, phỏng định số thâu xuất mỗi năm đặng trình Hội Thánh. 2. LƯƠNG VIỆN: Chăm lo về lương thực, tiếp thu, phân phối, nấu nướng (Phòng trù), lo nuôi nấng Chức sắc và tín đồ hiến thân làm công quả nơi các cơ quan trung ương. 3. CÔNG VIỆN: Tạo tác, tu bổ Thánh Thất, dinh thự, đường sá, hệ thống điện nước, và phát triển các ngành công nghiệp đem lợi tức về Hội Thánh. 4. HỌC VIỆN: Phụ trách việc giáo dục và đào tạo: Giáo dục thanh thiếu niên trong Ðạo, huấn luyện Bàn Trị Sự và Chức sắc để có đủ khả năng về đạo đức và trí thức để đi hành đạo. 5. Y VIỆN: Phụ trách việc trị bệnh và phòng bệnh, cung cấp thuốc men Ðông y và Tây y dược, chăm sóc các nhà Dưỡng Lão, Cô Nhi viện, mở các cuộc cứu tế đồng bào ở vùng bị Thiên tai. 6. NÔNG VIỆN: Phụ trách trồng tỉa, khai phá làm ruộng rẫy, trồng các thứ cây lương thực, lập đồn điền trồng cây công nghiệp, lập các nhà máy chế biến thực phẩm. 7. HÒA VIỆN: Hòa Viện xem xét gìn giữ sự công bình giữa Chức sắc, Chức việc và Ðạo hữu, chỉ có quyền hòa giải sự tranh tụng cá nhân, cảnh cáo hay răn phạt các tội nhẹ. Trường hợp tội nặng, Hòa Viện phải chuyển lên Hội Công Ðồng hay Tòa Tam giáo. 8. LẠI VIỆN: Lại Viện lập hồ sơ cá nhân mỗi Chức sắc, lo việc cầu phong và thăng thưởng, nghiên cứu và đề nghị việc bổ nhiệm hay thuyên chuyển Chức sắc đi hành đạo ở các địa phương. Lại Viện có nhiệm vụ lưu trữ, tiếp chuyển hay ban hành các văn thư, Huấn lịnh của Hội Thánh, tiếp nhận giấy tờ từ các địa phương gởi về. 9. LỄ VIỆN: Lễ Viện sắp đặt việc thờ phượng, các nghi thức cúng kiếng, tế lễ trong Ðạo, lo việc Tang, Hôn. Lễ Viện đứng ra tổ chức các cuộc lễ lớn trong Ðạo, lo việc sắp đặt kho sách, in ấn kinh sách của Ðạo. Nhiệm vụ của các Viện đã được qui định như trên, nhưng có thể được Hội Thánh thêm hay bớt tùy theo nhu cầu phát triển của nền Ðạo. ■ Cửu Trùng Ðài phân ra hai phái Nam và Nữ nên có: · Cửu Viện của CTÐ Nam phái, · Cửu Viện của CTÐ Nữ phái. ■ CQ Phước Thiện cũng phân ra Nam và Nữ nên có: · Cửu Viện PT Nam phái, · Cửu Viện PT Nữ phái. I. Cửu Viện CTÐ Nam phái: Theo Châu Tri số 9 ngày 16-3-1931, Ngài Ngọc Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh ký có ghi như sau: (Trích mục số 3) "■ Thượng Chánh Phối Sư đặng quyền xem xét các nơi, chăm nom Ðạohữu, giáo dục nhơn sanh, thay mặt toàn Ðạo giao thông cùng Chánh phủ và cả tín đồ, Chủ tọa Hội Nhơn sanh, cai quản: 1. Nội giao, Ngoại giao Viện. 2. Học Viện. 3. Y Viện. ■ Thái Chánh Phối Sư đặng quyền điều hành sự phổ độ, cầu xin và điều độ Chức sắc hành đạo tha phương, làm Chủ tọa Hội Thánh và chủ tài liệu của Ðạo, lo về tài chánh và định lương hướng cho Chức sắc Thiên phong, cai quản: 1. Hộ Viện. 2. Công Nông Viện. 3. Lương Viện. ■ Ngọc Chánh Phối Sư đặng quyền sửa trị cả Chức sắc và tín đồ về phần Ðạo và phần Ðời, coi Chơntruyền HộiThánh, buộc Chức sắc làm y phận sự và cầm quyền tạp tụng, cai quản: 1. Lại Viện. 2. Lễ Viện. 3. Hòa Viện." (Chúng ta nhận thấy, theo Châu Tri số 9 nầy thì Cửu Viện có sự thay đổi cho thích hợp với giai đoạn đó là một Viện mới được thành lập là Nội giao, Ngoại giao Viện, do Thượng Chánh Phối Sư cai quản, còn Nông Viện thì nhập chung vào Công Viện, gọi chung là Công Nông Viện, do Thái Chánh Phối Sư cai quản.) @ Ngày 15-12-Kỷ Sửu (dl 31-1-1950), Ðức Hộ Pháp có ra Thánh Lịnh số 137 phân định phận sự chi tiết cho Cửu Viện, xin chép nguyên văn Thánh Lịnh nầy ra sau đây để chúng ta cùng tham khảo:
THÁNH LỊNH Hộ Pháp chưởng quản Nhị Hữu Hình Ðài - Chiếu y Tân Luật và Pháp Chánh Truyền, - Chiếu y Ðạo luật ngày 16 tháng Giêng năm Mậu Dần (1938) giao quyền Thống nhứt Chánh Trị Ðạo cho Ðức Hộ Pháp nắm giữ cho tới ngày có Ðầu Sư chánh vị, - Chiếu y Vi bằng hội nhóm ngày 29 tháng10 năm Kỷ Sửu (18-12-1949) phân định phận sự cho Cửu Viện Nội Chánh dưới quyền của ba Chánh Phối Sư được thi hành có ích lợi chung cho nền Ðạo đương hồi biến chuyển, nên: THÁNH LỊNH: Ðiều thứ nhứt: Ba Chánh Phối Sư và Cửu Viện Nội Chánh phải thi hành các khoản quyết định sau đây: Khoản A: Phần Thái Chánh Phối Sư: 1. Hộ Viện: Những số tiền công quả tạo tác truất ra 5% để bổ dụng cho các Viện, nhứt là phần lương thực của Chức sắc, Chức việc và Ðạo hữu làm công quả tại Tòa Thánh. Hiện thời xuất cho Chức sắc và Thư ký hành sự nơi Nội Chánh mỗi vị ba cắc (0$30) tiền chợ mỗi ngày. Số tiền hai ngàn tám trăm đồng (2 800$) Cơ Thánh Vệ định cho lính Biệt thự và liên tiếp mãi từ đây để gởi cho caisse Học Viện phân phát cho chư Giáo viên chi dụng, còn lính Biệt thự chỉ hưởng số tiền năm chục ngàn đồng (50 000$) của Chánh phủ ban cho. 2. Lương Viện: Cần phải lo cho Chức sắc và Ðạo hữu sự ăn uống được tăng thêm đồ thực phẩm. Cần nhứt nơi phòng trù Trai đường phải năng giữ vệ sinh cho lắm. 3. Công Viện: Từ đây phải lập sổ sách cho rành về sự chi phí hằng ngày, sổ làm được món gì, đáng giá bao nhiêu, sổ ghi công, v.v... Phải lo công thợ tạo dinh thự của Hành Chánh, còn những công thợ thuộc về Phước Thiện thì trở về tạo dinh thự cho Hội Thánh Phước Thiện. Cần lập Thông qui những công quả đã làm từ lâu đặng ghi vào công nghiệp của họ. Nhơn công khi xin phép nghỉ, phải có Tá Lý và Tổng Giám chứng trước rồi mới đệ lên Hội Thánh phân định. Sở sạn, từ đây Hội Thánh phải xuất tiền mua, lợi hơn là cho công quả đi đào. Khoản B: Phần Thượng Chánh Phối Sư: 1. Học Viện: Phải lo cho có ngân quĩ phụ cấp chư Giáo viên hằng tháng cho họ có đủ sức khỏe để tâm giáo hóa đoàn thơ sinh thông minh đạo đức hầu hữu dụng cho Ðạo và Ðời buổi tương lai. Trường học cần mở rộng thêm nơi Châu Thành Thánh Ðịa có đủ lớp cho học sinh học tập. Sau nầy, từ cấp bằng Sơ học mới được nhận vào trường Nội Ô Tòa Thánh. 2. Y Viện: Phải sưu tầm các diệu dược đặng bảo vệ Chức sắc và Ðạo hữu Nam Nữ công quả mới đủ sức khỏe mà làm việc, chớ hiện thời phần nhiều Chức sắc bị bịnh lao tổn. Cần phải lập Dưỡng đường cho có vệ sinh, sau nầy sẽ cậy Docteur mua giúp thêm mới có đủ thuốc chuyên trị bịnh cho Chức sắc và Ðạo hữu. 3. Nông Viện: Gắng để tâm lo tạo thêm 30 cái sở nữa, trồng tỉa cho có hoa quả tiêu thụ hằng ngày nơi LươngViện cho đỡ tốn tiền chợ, lại có đồ thực phẩm gia tăng cho chư Ðạo dùng mới đủ sức mạnh mà làm công quả. Rồi đây, Ông Bảo Sanh Quân Lê văn Hoạch mướn sở đất của ông Grassier ở tại Sa-no-tông-đông (Cần Thơ) trên một ngàn mẫu, mỗi công giá mướn 2 giạ lúa, nhưng khai mở làm đặng bao nhiêu là tính giá mướn bấy nhiêu, và còn một số lúa nếu cần dùng được thì mua với giá rẻ, số bạc được trả kỳ lần cho đến tất số. Theo ý kiến của ông Bảo Sanh Quân thì tiến dẫn vị Giáo Hữu Thượng Tửng Thanh đứng coi qui dân cho mướn cả sở đất trọn quyền của Ðạo kiểm soát. Ðịnh cho Giáo Hữu Thái Chính Thanh hiệp cùng Giáo Hữu Tửng thừa hành phận sự. Quyền Ngọc Chánh Phối Sư ban lịnh cho thi hành vụ ruộng nầy. Khoản C: Phần Ngọc Chánh Phối Sư: 1. Hòa Viện: Cần phải áp dụng phương cách nào để khuyên răn mỗi Ðạo hữu ở Châu Thành Thánh địa biết giữ lễ nghĩa khiêm cung, tùng theo luật pháp đặng sau nầy khách ngoại quốc đến tìm Ðạo, họ thấy đầy vẻ đạo hạnh, họ mới để tâm kính phục. Phần Bảo Thể, chọn 25 người gác Ðền Thánh và các dinh thự là đủ. Tuyển chọn 40 người Tuần quân, phần phiên gác các poste nơi cửa ra vào để trọn quyền cho Cảnh vệ. Vị Tuần quân gác chỉ ghi những việc xảy ra giữa Cảnh vệ và Ðạo hữu, hoặc các việc thưa kiện, thì phải ghi vào sổ tức cấp cho Hòa Viện hay biết liền. Phải lập sổ nhựt ký cho rành rẽ đặng mỗi vị Tuần quân đến có sổ nhận ký. 2. Lại Viện: Làm việc như thường, không có điều chi sửa đổi, nhưng từ đây, Hội Thánh CTÐ lập riêng ra một cuốn sổ "Lạc quyên" để dự định trợ cấp những Chức sắc bị bịnh hoạn, tai nạn, và những vị hữu công được dưỡng lão hồi hưu. Ấy là phương hay để giúp cho người lâm cơn thống khổ. 3. Lễ Viện: Hằng ngày phải chăm nom nơi Thiên bàn cho được tinh khiết, những đồ thờ sắp đặt cho có thứ tự trang hoàng. Ðền Thánh trong ngoài cho sạch sẽ uy nghi hầu tượng trưng tinh thần tín ngưỡng đặc sắc của toàn đạo. Ðiều thứ nhì: Khi tiếp đặng lịnh nầy, Hội Thánh CTÐ phải thi hành liền cho hợp với trào lưu hiện tại. Ðiều thứ ba: Chư vị Bảo Thế, Chưởng quản Bộ Pháp chánh, Thái Chánh Phối Sư, Q. Thượng Chánh Phối Sư, Q. Ngọc Chánh Phối Sư, các tư kỳ phận, lãnh thi hành Thánh lịnh nầy. Lập tại Tòa Thánh ngày 15-12-Kỷ Sửu. HỘ PHÁP (ấn ký)
II. Cửu Viện CTÐ Nữ phái: CTÐ Nữ phái chỉ có một Nữ Chánh Phối Sư, nên vị Nữ Chánh Phối Sư nầy cai quản tất cả Cửu Viện CTÐ Nữ phái. Chức năng của mỗi Viện bên Nữ phái giống hệt như bên Nam phái, nhưng chỉ điều hành bên Nữ phái mà thôi. III. Cửu Viện Phước Thiện Nam phái: Ðứng đầu CQPT Nam phái là một vị Chơn Nhơn, Chưởng quản PT Nam phái. Dưới vị chưởng quản nầy là Hai vị Phó Chưởng quản: Ðệ I Phó Chưởng quản và Ðệ II Phó Chưởng quản. Bên dưới kế đó là Cửu Viện PT Nam phái, có chức năng giống hệt Cửu Viện CTÐ nhưng chỉ hành quyền bên CQPT Nam phái mà thôi. (Xem biểu đồ tổ chức CQPT) IV. Cửu Viện Phước Thiện Nữ phái: Tổ chức CQPT Nữ phái giống hệt như bên PT Nam phái để điều hành toàn bộ PT Nữ phái. CTÐ: Cửu Trùng Ðài. CQPT: Cơ Quan Phước Thiện. PT: Phước Thiện.
Cửu U九幽
A: Nine doors of Hell. P: Neuf portes de l'Enfer. Cửu: Chín, thứ chín. U: tối tăm, chỉ cõi U Minh hay cõi Ðịa ngục. Cửu U là chín cửa Ðịa ngục nơi cõi Ðịa ngục. Nơi cõi Ðịa ngục có Thập Ðiện Diêm Vương cai quản 10 cửa Ðịa ngục, nhưng thật ra chỉ có 9 Ðịa ngục từ 1 đến 9, còn Ðịa ngục thứ 10 do Chuyển Luân Vương cai quản, xem xét các tội hồn cho đi đầu thai. Kệ U Minh Chung: Cửu U thập loại chi trung tất ly khổ hải. (10 loại chơn hồn ở trong 9 cửa Ðịa ngục ắt hẳn lìa khỏi biển khổ).
CỰUCỰUCỰU: 舊 Xưa, cũ.
Cựu lệ舊例
A: Old custum. P: Vieilles coutumes. Cựu: Xưa, cũ. Lệ: lề lối đặt ra để người ta theo, lâu dần thành thói quen. Cựu lệ là lề lối đã được đặt ra từ xưa lưu truyền đến nay. TNHT: Ai có lòng thì tế lễ chi chi ta cũng chẳng trách đặng, vì cựu lệ bày đến ngày nay. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cựu luật舊律
A: Ancient laws. P: Anciennes lois. Cựu: Xưa, cũ. Luật: pháp luật. Cựu luật là luật pháp của thời xưa truyền lại. Ðó là các luật tu hành của thời Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ độ. Ngày nay là thời Tam Kỳ Phổ độ, nên có luật tu hành mới thích hợp với trình độ tiến hóa của nhơn sanh hiện nay, và gọi đó là Tân luật. Tân luật đặt căn bản trên Cựu luật, chỉ bỏ đi những điều luật nào trong Cựu luật không còn phù hợp với đà tiến hóa của nhơn sanh. Tân luật vẫn giữ những điều căn bản trong Cựu luật như: Ngũ giới cấm, Luật ăn chay, cách cúng kiếng và thờ tự. TNHT: Chẳng phải Thầy còn buộc theo Cựu luật, song luật ấy rất nên quí báu, không giữ chẳng hề thành Tiên, Phật đặng. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cựu nghiệp舊業
A: Ancient work. P: Ancienne oeuvre. Cựu: Xưa, cũ. Nghiệp: sự nghiệp, công nghiệp. Cựu nghiệp là sự nghiệp xưa, tức là sự nghiệp mà mình đã đào tạo được trong các kiếp sống trước, vẫn được gìn giữ nơi cõi thiêng liêng. KÐ6C: Cho tường cựu nghiệp mấy tòa thiên nhiên. KÐ6C: Kinh Ðệ Lục cửu.
Cựu phẩm舊品
A: The old dignity. P: La vieille dignité. Cựu: Xưa, cũ. Phẩm: cái giá trị, phẩm tước. Cựu phẩm là phẩm tước cũ nơi cõi thiêng liêng. TNHT: Thiên phong là để cho bậc Thánh, Tiên, Phật lìa trần phải lắm dày công cùng sanh chúng mới trông mong hồi cựu phẩm đặng. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.
Cựu Ước(Xem: Tân Ước - Cựu Ước, vần T)
Cựu vị舊位
A: The old position. P: L'ancienne position. Cựu: Xưa, cũ. Vị: ngôi vị, phẩm vị. Cựu vị là ngôi vị cũ nơi cõi thiêng liêng. Ðó là ngôi vị mà mình đã đoạt được nơi cõi thiêng liêng khi mình còn ở nơi đó, chưa đầu kiếp xuống trần. Mỗi người chúng ta đều có ngôi vị cũ nơi cõi thiêng liêng. Nay chúng ta đã đầu kiếp xuống trần, sống nơi cõi trần, chúng ta muốn sau khi chết, chơn thần được trở về ngôi vị cũ của mình thì chúng ta phải lo tu hành, lo lập đức bồi công, lo trả cho hết các nghiệp ác, thì nhứt định Ðức Chí Tôn sẽ cho chúng ta trở về ngôi vị cũ. Trong TNHT, Ðức Chí Tôn có nói rằng: "Thầy nói cho các con biết, dầu một vị Ðại La Thiên Ðế xuống phàm mà không tu cũng khó trở lại địa vị đặng." KGO: Nhập Thánh thể dò đường cựu vị. TNHT: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. KGO: Kinh Giải Oan.
Cập nhật ngày: 28-02-2018 |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||